Luận văn Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại công ty Samyang Việt Nam

Mục lục

Mở đầu

Chương 1: Cơsởlý luận vềkếtoán quản trị

1.1. Khái quát vềkếtoán quản trị. 1

1.1. 1. Nhu cầu thông tin của nhà quản lý. 1

1.1. 2. Mục tiêu của kếtoán quản trị. . 1

1.1. 3. Vai trò của kếtoán quản trị. . 2

1.1. 4. Yêu cầu tổchức hệthống kếtoán quản trị. 3

1.1. 5. Các phương pháp sửdụng trong kếtoán quản trị. . 3

1.1. 6. So sánh kếtoán quản trịvà kếtoán tài chính. . 4

1.2. Nội dung cơbản của kếtoán quản trị. . 5

1.2.1. Phân loại chi phí. . 5

1.2.1.1. Phân loại chi phí theo chức năng. 6

1.2.1.2. Phân loại chi phí theo cách ứng xửcủa chi phí. . 6

1.2.1.3. Chi phí chênh lệch, chi phí cơhội, chi phí chìm. . 6

1.2.2. Kếtoán giá thành sản phẩm. . 6

1.2.2.1. Hệthống tính giá thành theo công việc (đơn đặt hàng). 7

1.2.2.2. Hệthống tính giá thành sản phẩm theo quá trình sản xuất. 7

1.2.3. Phân tích mối quan hệchi phí - khối lượng - lợi nhuận. 8

1.2.4. Lập dựtoán ngân sách. 10

1.2.5. Kếtoán đánh giá trách nhiệm quản lý. 11

1.2.6. Định giá sản phẩm. 12

1.2.6.1. Định giá theo phương pháp toàn bộ. 12

1.2.6.2. Định giá theo phương pháp trực tiếp . 12

1.2.6.3. Định giá trong các trường hợp đặc biệt . 13

1.2.7. Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định. 13

1.3. Kếtoán quản trịvà vấn đềquản lý chất lượng sản phẩm. . 14

1.3.1. Giới thiệu sợlược vềhệthống quản lý chất lượng 6 sigma. 14

1.3.2. Tiếp cận hệthống quản lý chất lượng 6 sigma ởgóc độkếtoán quản

trị. 16

1.3.2.1. Điểm giống nhau và khác nhau giữa hệthống quản lý chất

lượng 6 sigma và hệthống kếtoàn quản trị. 16

1.3.2.2. Mối quan hệgiữa hệthống quản lý chất lượng 6 sigma và hệ

thống kếtoán quản trị. . 17

1.3.2.3. Tiếp cận hệthống quản lý chất lượng 6 sigma ởgóc độkếtoán

quản trị. . 17

Kết luận chương 1. 19

Chương 2: Thực trạng hệthống kếtoán quản trịtại công ty Samyang

Việt Nam. 20

2.1. Giới thiệu vềcông ty Samyang Việt Nam . 20

2.1.1. Lịch sửhình thành và phát triển của công ty Samyang Việt Nam. 20

2.1.2. Những thách thức công ty đang đối đầu hiện nay. 20

2.2. Đặc điểm quá trình sản xuất tại công ty Samyang Việt Nam . 21

2.3. Tổchức kếtoán quản trịtại Samyang Việt Nam. 22

2.3.1. Tổchức bộmáy kếtoán. . 23

2.3.2. Tổchức hệthống chứng từ. 24

2.3.3. Tổchức hệthống tài khoản. . 24

2.3.4. Tổchức hệthống sổsách kếtoán. 24

2.3.5. Tổchức hệthống báo cáo kếtoán. 24

2.3.6. Thực hiện nội dung kếtoán quản trịtại công ty Samyang Việt Nam. 25

2.3.6.1 Phân loại chi phí. . 25

2.3.6.2. Kếtoán giá thành sản phẩm và xác định giá vốn hàng bán. 27

2.3.6.3. Lập kếhoạch. 37

2.3.6.4. Hệthống kiểm soát. . 38

2.4. Đánh giá hệthống kếtoán quản trịtại Samyang Việt Nam. 40

2.4.1. Những thuận lợi. 40

2.4.2. Những vấn đềtồn tại liên quan đến việc tổchức kếtoán quản trịtại

công ty . 40

Kết luận chương 2 . 42

Chương 3: Xây dựng hệthống kếtoán quản trịtại công ty Samyang

Việt Nam. 43

3.1. Sựcần thiết phải xây dựng hệthống kếtoán quản trịtại công ty

Samyang Việt Nam . 43

3.2. Mục tiêu xây dựng hệthống kếtoán quản trịtại công ty Samyang Việt

Nam. . 43

3.3. Tổchức công tác kếtoán quản trịtại công ty Samyang Việt Nam . 44

3.3.1. Tổchức bộmáy kếtoán tại công ty Samyang Việt Nam (có áp dụng

kếtoán quản trị). 44

3.3.2. Xây dựng hệthống chứng từ. . 46

3.3.3. Xây dựng hệthống tài khoản kếtoán quản trị. . 50

3.3.3.1. Hoàn thiện hệthống tài khoản hiện tại. 50

3.3.3.2. Xây dựng hệthống tài khoản kếtoán quản trị. 50

3.3.4. Hệthống sổsách, báo cáo. . 51

3.3.4.1. Hệthống sổsách. 51

3.3.4.2. Hệthống báo cáo kếtoán quản trị. . 51

3.4. Vận dụng nội dung kếtoán quản trịvào thực tiễn công tác kếtoán tại

công ty Samyang Việt Nam . 52

3.4.1 Phân loại chi phí tại công ty. . 52

3.4.2. Hoàn thiện hệthống tính giá thành sản phẩm. . 54

3.4.2.1. Tập hợp chi phí. 54

3.4.2.2. Hoàn thiện việc phân bổchi phí . 55

3.4.2.3. Tính giá thành sản phẩm. 56

3.4.3. Xây dựng hệthống dựtoán tại công ty Samyang Việt Nam. 57

3.4.3.1. Vai trò của hệthống dựtoán đối với công ty . 57

3.4.3.2. Trình tựlập dựtoán . 58

3.4.3.3. Lập dựtoán tại công ty . 58

3.4.3.3.1. Sơ đồhệthống dựtoán tại công ty. 58

3.4.3.3.2. Nội dung lập dựtoán tại công ty. 59

3.4.4. Kiểm soát chi phí. 66

3.4.4.1. Kiểm soát chi phí. 66

3.4.4.2. Kiểm soát chi phí chất lượng . 67

3.4.5. Thông tin kếtoán quản trịphục vụviệc ra quyết định. 69

3.4.5.1. Quyết định vềcơcấu sản phẩm sản xuất . 70

3.4.5.2. Ra quyết định dựa trên việc lựa chọn thông tin thích hợp. 70

3.4.6. Đánh giá trách nhiệm quản lý. 72

3.4.6.1. Xây dựng hệthống trung tâm trách nhiệm . 72

3.4.6.2. Công cụ đánh giá trách nhiệm quản lý . 73

3.4.7. Định giá sản phẩm tại công ty . 74

3.5. Các giải pháp hỗtrợ. 75

3.5.1. Chuẩn bịnguồn nhân lực cho bộphận kếtoán quản trị. 75

3.5.2. Thông tin và truyền thông giữa bộphận kếtoán quản trịvà các

phòng ban khác. 76

3.5.3. Ứng dụng công nghệthông tin trong công tác kếtoán . 77

Kết luận chương 3 . 78

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Phụlục

pdf88 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2444 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại công ty Samyang Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một năm kỳ tính giá thành của công ty không thống nhất với nhau. Kỳ tính giá thành đầu tiên là 3 tháng, kỳ tính giá thành thứ 2 là 6 tháng, kỳ tính giá thành thứ 3 là 9 tháng và kỳ tính giá thành thứ 4 là 12 tháng. Với kỳ tính giá thành không đều nhau như vậy, thông tin về giá thành sẽ không hữu dụng cho các nhà quản trị trong việc kiểm soát giá thành giữa các quí trong năm. Xác định giá thành đơn vị Công ty chỉ tính giá thành đơn vị theo từng loại sản phẩm cho các loại sản phẩm tồn kho cuối kỳ và chỉ tính cho khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Bảng 3: ví dụ minh họa phiếu tính giá thành sản phẩm AIR WAVE có mã số 310218-661 tại công ty vào ngày 31/12/2004 như sau: 40 AIR WAVE DECEMBER '04 310218-661 Component Name Material Name Standard Price Yields Loss Usage Amount 1 QUARTER BOTTOM IN VIGOR MESH 44"MT 2.561 0.0306 0.07 0.0327 0.0838 1 0.45MM NONWOVEN(Q2080)(BLK 44"MT 0.539 0.0306 0.07 0.0327 0.0176 1 QUARTER BOTTOM OUT VIGOR MESH 44"MT 2.561 0.0305 0.07 0.0326 0.0835 1 0.45MM NONWOVEN(Q2080)(BLK 44"MT 0.539 0.0305 0.07 0.0326 0.0176 1 VAMP BOTTOM IN VIGOR MESH 44"MT 2.561 0.0114 0.07 0.0122 0.0313 1 0.45MM NONWOVEN(Q2080)(BLK 44"MT 0.539 0.0114 0.07 0.0122 0.0066 1 VAMP BOTTOM OUT VIGOR MESH 44"MT 2.561 0.0119 0.07 0.0128 0.0327 1 0.45MM NONWOVEN(Q2080)(BLK 44"MT 0.539 0.0119 0.07 0.0128 0.0069 1 TONGUE VIGOR MESH 44"MT 2.561 0.0236 0.07 0.0253 0.0647 1 4MM PU FOAM(PU001) 44"MT 0.325 0.0236 0.07 0.0253 0.0082 1 MERABON(BLK) 44"MT 0.510 0.0236 0.07 0.0253 0.0129 1 TIP 1.2MM SEMI-BUCK 54"MT 7.772 0.0326 0.07 0.0349 0.2711 1 TIP O'LAY 1.2MM SEMI-BUCK 54"MT 7.772 0.0086 0.07 0.0092 0.0716 1 HY3050 NON WOVEN 54"MT 0.918 0.0086 0.07 0.0092 0.0085 1 BACKTAB 1.2MM SEMI-BUCK 54"MT 7.772 0.0081 0.07 0.0087 0.0676 1 TONGUE O'LAY 1.2MM SEMI-BUCK 54"MT 7.772 0.0040 0.07 0.0043 0.0331 1 FOXING IN 1.2MM SEMI-BUCK 54"MT 7.772 0.0129 0.07 0.0138 0.1073 1 FOXING OUT 1.2MM SEMI-BUCK 54"MT 7.772 0.0132 0.07 0.0141 0.1100 1 VAMP TOP MICRO MONO MESH 44"MT 4.019 0.0291 0.07 0.0311 0.1251 1 QUARTER TOP MICRO MONO MESH 44"MT 4.019 0.0678 0.07 0.0725 0.2914 1 REAR STRAP TOP 1.1MM HULEX GED UMT 55"MT 9.034 0.0114 0.07 0.0122 0.1099 1 REAR STRAP BOTTOM 1.1MM HULEX GED UMT 55"MT 9.034 0.0142 0.07 0.0152 0.1375 1 QUARTER SWOOSH 1.2MM SEMI SAMSA ENAMEL 54"MT 9.351 0.0027 0.07 0.0029 0.0274 1 4MM HD FOAM(PU003) 44"MT 0.931 0.0033 0.07 0.0035 0.0033 1 TRICOT(BLK) 44"MT 0.320 0.0033 0.07 0.0035 0.0011 1 BACKTAB LOGO 0.7MM EXCELLON A95 TPU 36"MT 5.605 0.0031 0.07 0.0034 0.0189 1 TONGUE O'LAY LOGO 1.0MM WIN 2002 TPU 36"MT 8.602 0.0007 0.07 0.0007 0.0062 1 EYESTAY BINDING SHINY MULTI SPAN 44"MT 1.203 0.0090 0.07 0.0097 0.0116 1 COLLAR LINING HEXAGON TEX 44"MT 1.603 0.0466 0.07 0.0499 0.0799 1 4MM PU FOAM(PU001) 44"MT 0.325 0.0466 0.07 0.0499 0.0162 1 MERABON(BLK) 44"MT 0.510 0.0466 0.07 0.0499 0.0254 1 TONGUE LINING HEXAGON TEX 44"MT 1.603 0.0222 0.07 0.0238 0.0381 1 4MM PU FOAM(PU001) 44"MT 0.325 0.0222 0.07 0.0238 0.0077 1 MERABON(BLK) 44"MT 0.510 0.0222 0.07 0.0238 0.0121 1 VAMP LINING MERABON(BLK) 44"MT 0.510 0.0569 0.07 0.0609 0.0311 1 2MM PU FOAM(PU001) 44"MT 0.163 0.0569 0.07 0.0609 0.0099 1 TRICOT(BLK) 44"MT 0.320 0.0569 0.07 0.0609 0.0195 1 QUARTER LINING MERABON(BLK) 44"MT 0.510 0.0171 0.07 0.0183 0.0093 1 2MM PU FOAM(PU001) 44"MT 0.163 0.0171 0.07 0.0183 0.0030 1 TRICOT(BLK) 44"MT 0.320 0.0171 0.07 0.0183 0.0059 1 BACKTAB LINING 0.6MM SOFTLIN 47"MT 7.746 0.0042 0.07 0.0045 0.0351 1 EYESTAY FACING 0.6MM SOFTLIN 47"MT 7.746 0.0125 0.07 0.0133 0.1034 1 COLLAR FOAM 10MM X-TRAINING MD FOAM(025 44"MT 1.064 0.0074 0.07 0.0079 0.0084 1 TOP EYESTAY REINF IDEAL TAPE 44"MT 1.204 0.0024 0.07 0.0025 0.0030 1 EYESTAY REINF IDEAL TAPE 44"MT 1.204 0.0044 0.07 0.0048 0.0057 1 VAMP REINF 0.45MM NONWOVEN(Q2080)(BLK 44"MT 0.539 0.0238 0.07 0.0255 0.0137 1 HEEL REINF 0.45MM NONWOVEN(Q2080)(BLK 44"MT 0.539 0.0285 0.07 0.0304 0.0164 1 BACKTAB LOGO FOAM 4MM EVA 1080 x 1800 2.079 0.0005 0.07 0.0005 0.0011 1 TOE BOX TV3 1000 x 1400 4.279 0.0045 0.07 0.0048 0.0204 1 COUNTER VHC60R(CO/350) 40" x 61" 8.269 0.0108 0.07 0.0116 0.0959 1 STROBEL SOCK NEW GENERIC STROBEL 45"MT 1.903 0.0315 0.07 0.0337 0.0641 1 2MM EVA 45"MT 1.663 0.0315 0.07 0.0337 0.0560 1 SOCKLINER ELILON 40"MT 1.409 0.0535 0.07 0.0573 0.0807 1 4MM ORTHOLITE 1MT x 2MT 1.408 0.0268 0.07 0.0286 0.0403 1 TONGUE BINDING 15MM NYLON TAPE MT 0.094 0.8034 0.07 0.8596 0.0808 1 LACE LOOPS 8MM NYLON TAPE MT 0.059 0.5768 0.07 0.6172 0.0364 1 TONGUE LACE LOOP 8MM NYLON TAPE MT 0.059 0.0536 0.07 0.0573 0.0034 2 LACE 6MM POLY OVAL LACE PAIR 0.092 0.9785 0.07 1.0470 0.0963 2 BONIS TAPE 2MM NYLON TAPE MT 0.075 0.5150 0.07 0.5511 0.0413 2 THREAD BONDED THREAD CONE 3.441 0.0690 0.07 0.0739 0.2541 2 X-TRN RX4U TONGUE LALABEL PAIR 0.046 1.0000 0.07 1.0700 0.0492 2 C/O LABEL 1CLR SCREEN PAIR 0.051 1.0000 0.07 1.0700 0.0546 3 BOND & CHEMI KG 3.441 0.0950 0.07 0.1017 0.3498 3 OUTSOLE GREEN, SOLID & CLEAR RUBBE PAIR 0.326 1.0000 0.07 1.0700 0.3488 3 MIDSOLE IP(Y.C), A_K1251, PU, SHANK PAIR 2.911 1.0000 0.07 1.0700 3.1148 4 PACKING OUTER CARTON PCS 0.740 0.0833 0.07 0.0891 0.0660 3 INNER BOX BOX 0.350 1.0000 0.07 1.0700 0.3745 3 FOOT FORM PAIR 0.045 1.0000 0.07 1.0700 0.0482 3 RX4U UPC LABEL/LID STICKER PAIR 0.046 1.0000 0.07 1.0700 0.0492 1 CUTTING 2.6903 2 STICHING 3.1858 3 LASTING 7.4711 4 FINISHED GOODS 7.5371 THE COST OF PRODUCT đế ngoàiđế giữa 41 Để lập được phiếu tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nằm trong thành phẩm, kế toán còn phải tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tạo nên đế ngoài và đế giữa. (xin tham khảo phụ lục 09, 10: minh họa cách tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tạo nên đế ngoài và đế giữa của loại giày Air Wave có mã số 310218-661). Mục đích của việc xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng loại sản phẩm tồn kho cuối kỳ, nhằm xác định được tổng chi phí nguyên vật liệu nằm trong thành phẩm tồn kho cuối kỳ, để phục vụ cho việc xác định giá vốn hàng bán trong kỳ. b. Xác định giá vốn hàng bán Để tính được giá vốn hàng bán, trước tiên kế toán phải tính được giá trị thành phẩm tồn kho cuối kỳ. Giá trị thành phẩm tồn kho cuối kỳ được xác định theo ba khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. - Đối với tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong thành phẩm tồn kho cuối quí được xác định bằng: số lượng thành phẩm tồn kho cuối quí theo từng loại, nhân với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất ra thành phẩm đó (lấy trên phiếu tính giá thành). Ví dụ theo phiếu tính giá thành trên, chi phí nguyên vật liệu sản xuất ra thành phẩm Air Wave có mã số 310218-661 là USD 7.7371. - Đối với tổng chi phí nhân công trực tiếp trong thành phẩm tồn kho cuối quí được xác định như sau: Chi phí nhân công trực tiếp trong thành phẩm tồn kho cuối quí Chi phí nhân công trực tiếp trong giá trị thành phẩm tồn kho đầu năm + chi phí nhân công trong giá thành thành phẩm sản xuất từ đầu năm đến cuối quí báo cáo số lượng thành phẩm tồn kho cuối quí số lượng thành phẩm đầu năm + số lượng thành phẩm sản xuất từ đầu năm đế cuối quí báo cáo = x - Đối với tổng chi phí sản xuất chung trong thành phẩm tồn kho cuối quí được xác định như sau: Chi phí sản xuất chung trong thành phẩm tồn kho cuối quí Chi phí sản xuất chung trong giá trị thành phẩm tồn kho đầu năm + chi phí sản xuất chung trong thành phẩm sản xuất từ đầu năm đến cuối quí báo cáo số lượng thành phẩm tồn kho cuối quí số lượng thành phẩm đầu năm + số lượng thành phẩm sản xuất từ đầu năm đến cuối quí báo cáo = x 42 Sau khi xác định giá trị thành phẩm tồn kho cuối quí, kế toán sẽ xác định giá vốn hàng bán trong kỳ. Do không tính giá thành theo từng loại sản phẩm cho tất cả các loại sản phẩm, vì thế công ty không thể xác định giá vốn hàng bán theo từng loại sản phẩm, mà giá vốn hàng bán được xác định chung cho tất cả các sản phẩm bán ra trong kỳ. Giá vốn hàng bán được xác định lũy kế từ đầu năm đến cuối quí báo cáo. Giá vốn hàng bán cũng được xác định riêng cho ba khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. ƒ Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xác định như sau: Chi phí nguyên vật liệu trong thành phẩm bán ra từ đầu năm đến cuối quí báo cáo Chi phí nguyên vật liệu trong giá trị thành phẩm đầu năm Chi phí nguyên vật liệu trong giá trị thành phẩm tồn kho cuối quí - Chi phí nguyên vật liệu trong giá thành thành phẩm sản xuất từ đầu năm đến cuối quí báo cáo = + ƒ Đối với chi phí nhân công trực tiếp được xác định như sau: Chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành phẩm bán ra từ đầu năm đến cuối quí báo cáo Chi phí nhân công trực tiếp trong giá trị thành phẩm tồn kho đầu năm + chi phí nhân công trong giá thành thành phẩm sản xuất từ đầu năm đến cuối quí báo cáo số lượng thành phẩm xuất bán từ đầu năm đến cuối quí báo cáo số lượng thành phẩm đầu năm + số lượng thành phẩm sản xuất từ đầu năm đế cuối quí báo cáo = x ƒ Đối với chi phí sản xuất chung được xác định như sau: Chi phí sản xuất chung trong thành phẩm xuất bán từ đầu năm đến cuối quí báo cáo Chi phí sản xuất chung trong giá trị thành phẩm tồn kho đầu năm + chi phí sản xuất chung trong thành phẩm sản xuất từ đầu năm đến cuối quí báo cáo số lượng thành phẩm xuất bán từ đầu năm đến cuối quí báo cáo số lượng thành phẩm đầu năm + số lượng thành phẩm sản xuất từ đầu năm đến cuối quí báo cáo = x Sau đó kế toán cộng ba khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung để có được giá vốn hàng bán lũy kế từ đầu năm đến cuối quí báo cáo. Bảng 4: ví dụ minh họa cách tính từng khoản mục chi phí trong giá vốn hàng bán và trong giá trị sản phẩm tồn kho trong năm 2004 43 UNIT: USD Begining Overhead Cost 142,166.99 Begining Material Cost 575,862.71 Product Overhead Cost of this term 9,966,622.32 Product Manufacturing Cost 43,272,084.02 Overhead Cost Total 10,108,789.31 Material Cost Total 43,847,946.73 Product Q ' ty of this term 6,354,328 Ending Stock Q ' ty 197,836 TOTAL Q'TY 6,450,636 Output of this term : 6,252,800 1. Allocation of Labour Cost (1) Labour cost of the Ending 197,836 6,450,636 (2) Output Labor Cost of this term: 6,252,800 6,450,636 2. Allocation of Overhead Cost (1) Overhead cost of the Ending 197,836 6,450,636 (2) Output Labor Cost of this Term: 6,252,800 6,450,636 3. Allocation of material Cost : (1) Material cost of the Begining : 575,862.71 (2) Product material cost of the term: 43,272,084.02 (3) Material cost of the Ending : 1,612,772.89 (4) Input material cost of this term: 42,235,173.84 10,108,789.31 X = 9,798,760.59 10,108,789.31 X = 310,028.72 10,460,672.85 X = 10,139,852.13 10,460,672.85 X = 320,820.72 Labour Cost Total 10,460,672.85 Begining Product Q 'ty 96,308 ALLOCATION OF SHOES PRODUCT GOODS (INVENTORY) Begining Labour Cost 126,499.98 Product Labour Cost of this term 10,334,172.87 chi phí nhân công trực tiếp trong thành phẩm tồn kho cuối quí. chi phí nhân công trực tiếp trong giá vốn hàng bán chi phí sản xuất chung trong thành phẩm tồn kho cuối quí chi phí sản xuất chung trong giá vốn hàng bán chi phí nguyên vật liệu trong thành phẩm tồn kho đầu quí chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm sản xuất trong quí chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong thành phẩm tồn kho cuối quí chi phí nguyên vật liệu trong giá vốn hàng bán 44 Như vậy mục đích tính giá thành ở công ty Samyang Việt Nam chủ yếu phục vụ cho kế toán tài chính trong việc xác định giá vốn hàng bán, để xác định kết quả kinh doanh. Việc tính giá thành ở công ty này chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin cho các nhà quản trị trong việc ra các quyết định. 2.3.6.3. Lập kế hoạch Mặc dù khách hàng thực sự của công ty Samyang Việt Nam là công ty Nike In-house coporation, nhưng về mặt thủ tục pháp lý hầu hết mọi hoạt động mua bán đều được thực hiện thông qua công ty mẹ là công ty Samyang Tongsang ở Hàn Quốc. Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm sẽ được ký giữa công ty giữa công ty Samyang Việt Nam với công ty mẹ với giá bán là giá sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến việc nhận đơn đặt hàng và sản xuất giày mẫu. Tất cả nguyên vật liệu nhập từ nước ngoài đều phải thông qua công ty mẹ. Như vậy đầu ra và đầu vào tại công ty Samyang Việt Nam đều bị kiểm soát bởi công ty mẹ. Chính điều này làm ảnh hưởng đến việc lập dự toán ngân sách tại công ty. Hiện tại, các nhà quản trị chủ yếu chỉ lập kế hoạch sản xuất cho từng phân xưởng và kế hoạch nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài mà thôi. - Về kế hoạch sản xuất tại công ty: từ ngày 1 đến ngày 15 hàng quí, công ty mẹ gởi đơn đặt hàng cho quí sau. Căn cứ vào số lượng hàng cần sản xuất theo từng đơn đặt hàng, các nhà quản trị sẽ lập kế hoạch sản xuất cho từng tháng. Kế hoạch sản xuất cho từng ngày của tháng sau sẽ được thông báo đến các phân xưởng vào ngày 25 của tháng trước. Kế hoạch sản xuất được lập riêng cho từng bộ phận và chi tiết cho từng loại giày theo từng đơn đặt hàng. Vì chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, do đó trong kế hoạch sản xuất không có tồn kho thành phẩm cuối kỳ. Sau khi các kế hoạch sản xuất được lập xong, giám đốc sản xuất xem xét lại lần cuối cùng và triển khai xuống các phân xưởng sản xuất. Tại phân xưởng, quản đốc phân xưởng có nhiệm vụ sắp xếp và phân chia số lượng sản phẩm cần sản xuất cho từng chuyền. Đối với phần mũ giày phải trải qua một số công đoạn sản xuất phụ từ các công ty gia công như: công đoạn ép cao tầng (ép các đường viền, các nhãn hiệu Nike…), công đoạn thêu, công đoạn in lụa để may. Vì thế phần mũ giày thông thường sẽ được sản xuất trước phần đế giày 1 hoặc 2 ngày. - Về kế hoạch nhập nguyên vật liệu: căn cứ vào số lượng sản phẩm của các đơn đặt hàng trong quí, bộ phận vật tư sẽ tính ra lượng nguyên vật liệu cần sử dụng cho một quí theo định mức và gởi sang công ty mẹ để đặt hàng. Lượng nguyên vật liệu tồn kho thực tế vào cuối quí chính là lượng tồn kho dùng để sản xuất các đơn 45 đặt hàng chưa sản xuất xong. Do lượng nguyên vật liệu dùng để sản xuất các đơn đặt hàng quí sau sẽ được nhập về vào cuối quí trước nên trong kế hoạch nhập khẩu nguyên vật liệu không tính lượng nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ. Cuối quí, công ty kiểm kê lượng nguyên liệu tồn kho thực tế cần dùng cho các đơn đặt hàng chưa sản xuất xong trong quí, so sánh với lượng nguyên vật liệu cần dùng theo định mức của những đơn hàng chưa sản xuất xong để mua thêm nguyên vật liệu, nếu lượng tồn kho thực tế nhỏ hơn lượng nguyên liệu yêu cầu theo định mức. Ngược lại nếu lượng nguyên liệu tồn kho thực tế lớn hơn mức yêu cầu theo định mức thì công ty sẽ giảm lượng nguyên liệu đặt hàng lần sau. Thông thường sau khi kiểm kê lượng nguyên vật liệu thực tế luôn nhỏ hơn theo định mức vì thế công ty phải đặt thêm nguyên vật liệu. Lúc này công ty có thể dùng nguyên vật liệu để sản xuất các đơn đặt hàng quí sau, để sản xuất các đơn đặt hàng chưa sản xuất xong trong quí trước và sau đó mới nhập khẩu bổ sung. (xin tham khảo phụ lục 11: kế hoạch sản xuất ở phân xưởng ép đế) 2.3.6.4. Hệ thống kiểm soát Hệ thống kiểm soát chi phí tại công ty chủ yếu là kiểm soát chi phí chất lượng sản phẩm. Hoạt động kiểm soát chi phí hàng hư tại công ty được thực hiện thông qua bộ phận quản lý chất lượng sản phẩm QC (quality control). Còn về các loại kiểm soát khác như: kiểm soát trách nhiệm của các nhà quản lý các bộ phận hay kiểm soát hoạt động của các bộ phận còn rất lỏng lẻo. Cụ thể không có một báo cáo nào phản ánh trách nhiệm của các nhà quản lý, bộ phận vật tư vừa đặt hàng vừa mua hàng, bộ phận kế toán không thực hiện được chức năng quản lý tài sản do kế toán áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để theo dõi hàng tồn kho, không kiểm tra đối chiếu được số lượng vật tư hàng hóa trên sổ sách và thực tế… Điều này tạo ra nhiều sơ hở trong công tác quản lý. Công ty chỉ chú trọng đến công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, mục tiêu của công ty là đào tạo mỗi công nhân tự kiểm tra chính bản thân mình. Một hệ thống tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm ở công ty được thiết lập một cách tỉ mỉ và chi tiết. Mục tiêu của công ty hướng đến là đạt được 6 sigma tức 3 sản phẩm hỏng trên một triệu sản phẩm. Để đạt được mục tiêu, công ty đã tổ chức đào tạo, huấn luyện để trang bị kiến thức về hệ thống quản lý chất lượng 6 sigma cho các nhân viên quản lý và công nhân chủ chốt ở Việt Nam (công ty đã kết hợp với trường Đại Học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh -khoa quản lý công nghiệp mở lớp đào tạo hệ thống quản lý chất lượng 6 sigma). 46 - Triển khai hệ thống quản lý chất lượng 6 sigma tại công ty. Các nhà quản lý Hàn Quốc cũng như nhân viên quản lý Việt Nam và công nhân Việt Nam được nghiên cứu và học tập các triết lý của hệ thống quản lý chất lượng 6 sigma sẽ truyền đạt lại cho tất cả các công nhân của công ty và giữa các công nhân sẽ học hỏi và trao đổi với nhau (bend marking). Ngay từ khi tham gia lớp học các công nhân và nhân viên được yêu cầu phải tham gia tích cực trong việc giải quyết các vấn đề tồn đọng trong quá trình sản xuất và tìm ra nguyên nhân khắc phục các vấn đề đó. Công ty treo giải thưởng cho những học viên có các sáng kiến cải tiến hay mang lại lợi ích cho công ty. Sau khi phát động thực hiện hệ thống quản lý 6 sigma cho toàn công ty, các công nhân tích cực tham gia đóng góp ý kiến của mình. Chính vì được tham gia đề xuất và đóng góp ý kiến, công nhân rất tích cực để hoàn thành ý kiến do chính họ đề ra nên sản phẩm hỏng giảm rõ rệt. Trước đây khi hàng hư, các công nhân tìm cách giấu và luôn bị các nhà quản lý la mắng thì giờ đây khi sản phẩm hư họ được cùng nhà quản lý tìm ra nguyên nhân đưa ra biện pháp khắc phục. Có những cải tiến của công nhân tưởng chừng rất nhỏ nhưng hiệu quả mang lại rất lớn mà ngay cả các nhà quản lý cũng không nhìn thấy được. Phương châm của công ty là cải tiến không ngừng, hết cải tiến này đến cải tiến khác, mỗi công nhân tự kiểm tra chính mình. Hệ thống QC (quality control) giúp các công nhân hiểu họ phải làm gì, bắt đầu từ đâu và kiểm tra chất lượng sản phẩm ra sao. Vì thế số lượng công nhân ở bộ phân QC, ở công ty giảm đi rõ rệt. Ngoài ra khi công nhân tự kiểm tra chính họ, khi sản phẩm hỏng ở công đoạn nào sẽ được xử lý ngay ở công đoạn đó và được xử lý kịp thời ngay khi phát hiện, ngăn chặn không cho sản phẩm đi tiếp trên dây chuyền sản xuất. Còn bộ phận QC, chủ yếu chỉ kiểm hàng giao cho bên ngoài gia công. Khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng 6 sigma, bộ phận cải tiến trong công ty đã thu thập các số liệu về hàng hư, kém phẩm chất, chi phí sửa chữa hàng kém phẩm chất. Và phân tích báo cáo, đưa ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục cho nhà quản lý. Đây là cơ sở rất thuận lợi giúp cho việc xây dựng bộ phận kế toán quản trị ở công ty tốt hơn. Việc đánh giá các công ty gia công cho công ty Samyang cũng rất nghiêm ngặt. Thông thường việc đánh giá này theo các qui định của Nike bao gồm việc đánh giá qui mô và năng lực sản xuất, trình độ công nhân viên, vệ sinh môi trường, 47 đời sống và thu nhập của công nhân viên từ công ty, các qui định về an toàn lao động,… Tóm lại, bộ phận kế toán quản trị giữ một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chi phí và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Bộ phận kế toán quản trị sẽ tính ra giá trị sản phẩm tại nhà máy, theo dõi chi phí phí sửa chữa hàng hư, thiệt hại do bị cắt đơn đặt hàng, thiệt hại do giao hàng trễ, sự phàn nàn của khách hàng… từ đó cung cấp thông tin giúp các nhà quản lý giám sát, đôn đốc hoạt động sản xuất tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng hàng hoá sản xuất ra. 2.4. Đánh giá hệ thống kế toán quản trị tại công ty Samyang Việt Nam. 2.4.1. Những thuận lợi - Về việc lập kế hoạch và kiểm tra kế hoạch: tuy hệ thống dự toán ngân sách ở công ty không được lập một cách đầy đủ, nhưng công ty có lập kế hoạch sản xuất theo từng tháng, và có kiểm tra tình hình sản xuất thực tế so với kế hoạch. - Về việc phân loại theo dõi chi phí: mặc dù công ty không phân loại chi phí theo yêu cầu của kế toán quản trị, nhưng ở công ty có theo dõi tiết chi phí theo từng khoản mục để phục cho các nhà quản lý trong việc kiểm soát chi phí. - Về hệ thống tính giá thành: như đã trình bày ở trên, việc tính giá thành thực tế tại công ty còn nhiều hạn chế, nhưng công ty có được các định mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm do Nike cung cấp. Từ các định mức tiêu hao nguyên vật liệu này, công ty dễ dàng xây dựng giá thành định mức cho từng loại sản phẩm. - Về hệ thống báo cáo: công ty có thực hiện các báo cáo về giá thành theo từng loại sản phẩm, báo cáo chi phí theo từng khoản mục chi phí. - Bên cạnh các thông tin từ kế toán quản trị, các nhà quản lý còn dựa vào một nguồn thông tin khác để ra quyết định đó là các thông tin từ bộ phận cải tiến (Renovation Department). Nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận này là triển khai và thúc đẩy quá trình thực hiện hệ thống quản lý chất lượng 6 sigma tại công ty. Những thông tin từ bộ phận này rất cần thiết cho kế toán quản trị, tạo điều kiện giúp cho việc đánh giá tình hình thực hiện hệ thống quản lý chất lượng 6 sigma ở công ty được tốt hơn. 48 2.4.2. Những vấn đề tồn tại liên quan đến việc tổ chức kế toán quản trị tại công ty. - Các nhà quản trị chưa quan tâm đến kế toán quản trị tại công ty. Các thông tin họ yêu cầu từ kế toán quản trị không nhiều và đơn giản nên bộ phận kế toán quản trị tại công ty chưa được xây dựng. Các nhà quản lý tại công ty chưa ý thức được tầm quan trọng của thông tin kế toán quản trị phục vụ cho việc ra các quyết định kinh tế. Vì thế các nội dung kế toán quản trị nhìn chung chưa được thực hiện tại công ty. - Về hệ thống kiểm soát nội bộ chưa tốt, kế toán chưa thực hiện được chức năng giám đốc và quản lý tài sản tại công ty. - Do hạn chế của các nhân viên kế toán về kiến thức kế toán quản trị. Ngoài kế toán trưởng và kế toán tổng hợp là tốt nghiệp Đại Học, các nhân viên còn lại chỉ tốt nghiệp trung cấp. - Về chứng từ: các chứng từ đang được sử dụng tại công ty chủ yếu phục vụ cho công tác kế toán tài chính. Thiếu các chứng từ phản ánh biến động tình hình sản xuất, biến động chi phí thực tế so với dự toán… - Về tài khoản: không tổ chức tài khoản phục vụ cho kế toán quản trị. Nhiều khoản mục chi phí không được mở tài khoản chi tiết để theo dõi, ví dụ như khoản mục chi phí bán hàng. - Về sổ sách: ở công ty chỉ mở sổ cho kế toán tài chính. Công ty không mở sổ phục vụ công tác kế toán quản trị. - Về báo cáo: các báo cáo đang sử dụng tại công ty chủ yếu phục vụ cho kế toán tài chính, chỉ có một số lượng nhỏ báo cáo phục vụ cho kế toán quản trị. Không có các báo cáo phản ánh chênh lệch chi phí, báo cáo phân tích tình hình thực hiện doanh thu, chi phí so với kế hoạch, thiếu báo cáo kiểm soát. - Về hệ thống dự toán: chỉ có dự toán sản xuất và dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Về tổ chức bộ máy kế toán: chưa phân chia phạm vi và trách nhiệm rõ ràng giữa các nhân viên kế toán tài chính và nhân viên kế toán quản trị. Chỉ có kế toán giá thành và kế toán tổng hợp thực hiện các công việc liên quan đến kế toán quản trị. Thiếu bộ phận dự toán, phân tích và ra quyết định. - Một hạn chế rất lớn đó là công ty áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ nên việc theo dõi các loại hàng 49 tồn kho không được chặt chẽ, không quản lý được thất thoát, chênh lệch trong quá trình sản xuất. Khó khăn trong việc giúp các nhà quản trị ngăn chặn các gian lận từ các nhân viên quản lý kho và nhân viên sản xuất. Thông tin cung cấp cho các nhà quản lý không kịp thời, độ tin cậy chưa cao. - Ngoài ra do bị ảnh bởi công ty mẹ nên các nhà quản lý tại công ty bị giới hạn trong nhiều quyết định ví dụ như quyết định trong việc đặt mua nguyên vật liệu: thay vì nguyên vật liệu sẽ được đặt mua và giao hàng theo từng tháng thì công ty mẹ lại bán hàng theo từng quí và giao hàng một lần làm cho lượng tồn kho nguyên vật liệu tại công ty rất lớn vào đầu các quí. Tóm lại: việc thực hiện kế toán quản trị tại công ty chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định kinh doanh. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Trong chương này, luận văn đã nêu lên thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung và của kế toán quản trị nói riêng. Luận văn cũng đã trình bày cụ thể các nội dung mà kế toán quản trị thực hiện, nêu lên những thuận lợi và những tồn tại trong việc tổ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXây dựng hệ thống kế toán quản trị tại công ty Samyang Việt Nam.pdf
Tài liệu liên quan