Luận văn Xây dựng hệ thống thông tin Quản lý Nhân sự và Tiền lương trong hệ thống ERP

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪTIẾNG ANH VÀ VIẾT TẮT . 4

DANH MỤC CÁC BẢNG . 4

DANHMỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ. 6

MỞ ĐẦU . 7

Mục tiêu, phạm vi của đềtài . 7

CHƯƠNG I: HỆTHỐNG HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP - ERP

VÀ CÁC VẤN ĐỀĐẶT RA. 10

I. Khái niệm vềERP. . 10

II. Hiện trạng ERP ởViệt Nam và những bất cập. 12

III. Lựa chọn phương pháp tiếp cận phát triển hệthống ERP . 13

1. Cách tiếp cận hướng chức năng. 13

2. Cách tiếp cận hướng đối tượng . 18

3. So sánh sựgiống và khác nhau của hai cách tiếp cận trong quá trình phát triển phần mềm: . 20

4. Ưu điểm chính của phương pháp hướng đối tượng . 21

5. Lựa chọn phương pháp tiếp cận đểphát triển Hệthống thông tin quản trịnhân

sự&Lương trong bài toán ERP. . 22

CHƯƠNG II: QUY TRÌNH PHÂN TÍCH, THIẾT KẾHƯỚNG ĐỐI TƯỢNG . 23

I. Xây dụng mô hình nghiệp vụ. 23

1. Mở đầu . 23

2. Tìm hiểu nắm vững nghiệp vụ. 23

II. Xác định yêu cầu . 25

1. Mở đầu . 25

2. Luồng công việc xác định yêu cầu . 25

3. Tìm các tác nhân và các ca sửdụng . 26

4. Thứtự ưu tiên các ca sửdụng . 28

5. Mô tảchi tiết một ca sửdụng . 29

6. Tạo bản mẫu Giao diện người dùng . 30

7. Cấu trúc mô hình ca sửdụng . 31

III. Phân tích . 32

1. Mở đầu . 32

2. Luồng công việc phân tích . 33

3. Phân tích kiến trúc. 33

4. Phân tích một ca sửdụng. 36

5. Phân tích một lớp . 39

6. Phân tích một gói . 40

IV. Thiết kế. 41

1. Mởđầu . 41

2. Luồng công việc thiết kế. 42

3. Thiết kếkiến trúc . 42

4. Thiết kếmột ca sửdụng . 46

5. Thiết kếmột lớp . 49

6. Thiết kếmột hệthống con . 52

CHƯƠNG III: HỆTHỐNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ- TIỀN LƯƠNG . 54

I. Chức năng nhiệm vụ. 54

II. Mô tảhoạt động nghiệp vụquy trình quản lý nhân sự, tiền lương . 55

1.Đặc tảyêu cầu . 55

2.Quy trình quản lý nhân sựtiền lương . 57

2.1 Biểu đồhoạt động nghiệp vụquản lý thông tin tuyển dụng nhân viên . 57

2.2 Biểu đồhoạt động nghiệp vụquản lý Hợp đồng lao động . 59

2.3 Biểu đồhoạt động nghiệp vụquản lý Quá trình công tác . 62

2.4 Biểu đồhoạt động nghiệp vụquản lý quá trình khen thưởng, kỷluật . 63

2.5 Biểu đồhoạt động nghiệp vụquản lý Quá trình đào tạo . 66

2.6 Biểu đồhoạt động nghiệp vụquản lý Lương . 68

Tổng hợp các chức năng của quy trình quản lý Nhân sự- Tiền lương . 69

III. Phát triển mô hình ca sửdụng . 71

1. Xác định tác nhân . 71

2. Xác định ca sửdụng. 71

3. Mô hình ca sửdụng mức gộp . 73

3.1 Mô hình ca sửdụng mức gộp quản lý thông tin tuyển dụng nhân viên . 73

3.2 Mô hình ca sửdụng mức gộp quản lý Hợp đồng lao dộng . 74

3.3 Mô hình ca sửdụng mức gộp quản lý Khen thưởng – Kỷluật. 75

3.4 Mô hình ca sửdụng mức gộp quản lý Quá trình đào tạo . 75

3.5 Mô hình ca sửdụng mức gộp quản lý Lương . 76

IV. Mô tảchi tiết các ca sửdụng điển hình. 76

1.Ca sửdụng cập nhật danh mục công việc . 76

2.Ca sửdụng cập nhật Hợp đồng lao động . 79

2.1 Ca sửdụng thêm mới hợp đồng lao động . 80

2.2 Ca sửdụng sửa thông tin hợp đồng lao động . 81

2.3 Ca sửdụng xóa hợp đồng lao động . 82

2.4 Ca sửdụng tìm kiếm hợp đồng lao động . 82

V. Phân tích hệthống . 83

1. Ca sửdụng cập nhật danh mục công việc . 83

2. Ca sửdụng cập nhật Hợp đồng lao động . 84

2.1 Mô hình khái niệm . 84

2.2 Biểu đồtuần tự. 86

VI. Biểu đồlớp . 87

1. Biểu đồlớp quản lý thông tin Tuyển dụng nhân viên . 87

2. Biểu đồlớp quản lý Hợp đồng lao động . 88

3. Biểu đồlớp quản lý Quá trình công tác . 89

4. Biểu đồlớp quản lý Quá trình khen thưởng – kỷluật . 90

5. Biểu đồlớp quản lý Quá trình đào tạo . 91

6. Biểu đồlớp quản lý Lương . 92

VII. Thiết kếbảng thực thểdữliệu . 93

VIII. Chương trình thửnghiệm . 116

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN . 118

TÀI LIỆU THAM KHẢO .

pdf121 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3075 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng hệ thống thông tin Quản lý Nhân sự và Tiền lương trong hệ thống ERP, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bằng một thông báo từ một tác nhân chuyển tới một đối tượng biên § Mỗi lớp phân tích được xác định trong bước trước phải có ít nhất một đối tượng phân tích tham gia trong một biểu đồ cộng tác § Các thông báo không được phép gán cho các tác vụ vì chúng ta không đặc tả các tác vụ cho các lớp phân tích. Các kết nối trong biểu đồ là các thể hiện của các liên kết giữa các lớp phân tích § Không tập trung chính vào sự tuần tự trong biểu đồ mà nên tập trung vào các quan hệ(liên kết) giữa các đối tượng và các yêu cầu(như nắm bắt trên các thông báo) về các đối tượng cụ thể § Biểu đồ cộng tác phải quản lý được mọi mối quan hệ của ca sử dụng được thực thi Trong một số trường hợp, có thể bổ sung các mô tả bằng văn bản cho các biểu đồ cộng tác, đặc biệt nếu có nhiều biểu đồ thực thi cùng một ca sử dụng hoặc nếu có các biểu đồ trình bày các luồng phức tạp 4.3. Nắm bắt các yêu cầu đặc biệt Luận văn thạc sĩ - 39 - Nguyễn Chí Thành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ta cần nắm bắt các yêu cầu(phi chức năng) cần cho việc thực thi một ca sử dụng mà đã được xác định trong phân tích nhưng phải được xử lý trong thiết kế và thực thi 5. Phân tích một lớp Mục đích của việc phân tích một lớp là: · Xác định và duy trì các trách nhiệm của một lớp phân tích dựa trên vai trò của nó trong các thực thi ca sử dụng · Xác định và duy trì các thuộc tính và các mối quan hệ của lớp phân tích · Nắm bắt các yêu cầu đặc biệt về việc thực thi của lớp phân tích 5.1. Xác định các trách nhiệm Các trách nhiệm của một lớp có thể được xác định bằng cách tổ hợp mọi vai trò mà lớp đó đảm nhận trong các thực thi ca sử dụng khác nhau. Ta có thể tìm thấy mọi thực thi ca sử dụng mà lớp đó có tham gia, rút ra các trách nhiệm từ một vai trò mỗi lần nó đóng, thêm các trách nhiệm bổ sung hoặc thay đổi các trách nhiệm đang có dựa trên mỗi lần thực thi một ca sử dụng 5.2. Xác định các thuộc tính Một thuộc tính đặc tả một tính chất của một lớp phân tích và nó thường được gợi ý và đòi hỏi bởi các trách nhiệm của lớp của nó. Các hướng dẫn khi xác định các thuộc tính § Tên của thuộc tính phải là một danh từ § Các kiểu của thuộc tính chỉ mang tính khai niệm trong phân tích, chúng không bị hạn chế bởi môi trường thực thi. Khi chọn một kiểu thuộc tính, nên dùng một kiểu đã có sẵn § Nếu một thể hiện thuộc tính đơn độc không thể chia sẻ cho nhiều đối tượng phân tích thì bắt buộc xác định thuộc tính đó là một lớp riêng § Nếu một lớp phân tích trở nên quá phức tạp vì các thuộc tính của nó thì có thể tách ra thành các lớp riêng § Các thuộc tính của các lớp thực thể thường là tương đối rõ ràng § Các thuộc tính của các lớp biên tương tác với các tác nhân bên ngoài đại diện các hạng mục thông tin mà các tác nhân thao tác Luận văn thạc sĩ - 40 - Nguyễn Chí Thành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên § Các thuộc tính của các lớp biên tương tác với các tác nhân hệ thống ngoài của hệ thống thường đại diện các tính chất của một giao diện truyền thông § Các lớp điều khiển có ít thuộc tính vì tuổi thọ của chúng ngắn. Tuy nhiên, các lớp điều khiển có thể có các thuộc tính đại diện các giá trị được tích lũy hoặc được dẫn xuất trong quá trình thực thi một ca sử dụng 5.3. Xác định các liên kết và các kết hợp Số lượng các mối quan hệ giữa các lớp phải được tối thiểu hóa. Trước hết chúng không phải là các mối quan hệ ở thế giới thực mà là các mối quan hệ cần phải tồn tại để đáp ứng lại các đòi hỏi từ các thực thi ca sử dụng khác nhau Các kết hợp phải được dùng khi các đối tượng đại diện cho: § Các khái niệm mà về mặt vật lý là chứa đựng lẫn nhau, chẳng hạn oto chưa người lái và khách hàng trong đó § Các khái niệm được tổng hợp từ nhau, chẳng hạn một ô tô gồm có động cơ và các bánh xe § Các khái niệm mà chúng hình thành sau một sưu tập có tính khái niệm về các đối tượng, như nhân sự bao gồm giám đốc, các trưởng bộ phận, nhân viên … 5.4. Xác định các tổng quát hóa Các tổng quát hóa được dùng trong quá trình phân tích để biểu diễn hành vi chia sẻ và hành vi chung của các lớp phân tích khác nhau. Các tổng quát hóa phải được giữ ở một mức cao và có tính khái niệm, chúng làm cho mô hình phân tích dễ hiểu hơn 5.5. Nắm bắt các yêu cầu đặc biệt Khi nắm bắt các yêu cầu này, hãy tham khảo bất kỳ các yêu cầu đặc biệt chung nào đã được nhà kiến trúc xác định, nếu có thể 6. Phân tích một gói Mục đích của việc phân tích một gói nhằm: Luận văn thạc sĩ - 41 - Nguyễn Chí Thành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên · Đảm bảo rằng gói phân tích càng độc lập đối với các gói khác càng tốt · Đảm bảo rằng gói phân tích hoàn thành mục đích của nó là thực thi những lớp miền hoặc các ca sử dụng nào đó · Mô tả các mối quan hệ phụ thuộc sao cho hiệu ứng của các thay đổi sau này có thể ước tính được Một số nguyên tắc chung đối với hoạt động này: · Xác định và duy trì các mối quan hệ phụ thuộc của gói này với các gói khác mà các lớp được chưa trong các gói khác đó là được liên kết với gói này · Gói chứa các lớp đung. Hãy cố gắng làm cho gói trở thành kết dính bằng cách chỉ đưa các đối tượng có liên quan về mặt chức năng vào trong gói · Hạn chế các mối quan hệ phụ thuộc tới các gói khác. Bố trí lại các lớp chứa trong một gói sang gói khác nếu nó quá phụ thuộc vào các gói khác IV. Thiết kế 1. Mở đầu Trong thiết kế, chúng ta định hình hệ thống và tìm hình thức biểu diễn nó để thực hiện được mọi yêu cầu – kể cả các yêu cầu phi chức năng và các ràng buộc khác – được đặt ra cho hệ thống đó. Một đầu vào cho thiết kế là mô hình phân tích. Khi thiết kế sẽ cố gắng bảo tồn được càng nhiều càng tốt cấu trúc của hệ thống được định hình từ mô hình phân tích. Kết quả của thiết kế là mô hình thiết kế. Nó là một bản vẽ thiết kế của việc thực thi mô hình phân tích Mô hình thiết kế Mô hình thiết kế là một mô hình đối tượng mô tả sự thực thi các ca sử dụng bằng cách tập trung vào việc xác định các yêu cầu chức năng và phi chức năng, cũng như các rằng buộc khác liên quan đến môi trường triển khai và ảnh hưởng của chúng lên hệ thống § Mô hình thiết kế bao gồm các yếu tố sau đây: § Các lớp thiết kế, bao gồm các lớp hoạt động, các tác vụ, các thuộc tính, các mối quan hệ và các yêu cầu thực thi của chúng § Các thực thi ca sử dụng thiết kế. Chúng mô tả cách thức mà các ca sử dụng được thiết kế dưới dạng những sự cộng tác bên trong mô hình thiết kế Luận văn thạc sĩ - 42 - Nguyễn Chí Thành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên § Khung nhìn kiến trúc của mô hình thiết kế, bao gồm các yếu tố quan trọng về mặt kiến trúc 2. Luồng công việc thiết kế Để nhận được mô hình thiết kế ta cần thực hiện các công việc sau: · Thiết kế kiến trúc · Thiết kế một ca sử dụng · Thiết kế một lớp · Thiết kế một hệ thống con 3. Thiết kế kiến trúc Mục đích của thiết kế kiến trúc là phác họa các mô hình thiết kế và sự bố trí của chúng bằng cách xác định: · Các nút và các cấu hình mạng của hệ thống · Các hệ thống con và các giao diện của chúng · Các lớp thiết kế quan trọng về mặt kiến trúc · Các cơ chế thiết kế chung để xử lý các yêu cầu chung Các hệ thống con, các giao diện, hoặc các yếu tố thiết kế khác nhận được sẽ được tích hợp vào trong mô hình thiết kế. Sau đó ta cần bảo trì, thẩm định lại và cập nhật mô tả kiến trúc của các mô hình thiết kế và mô hình bố trí Mô hình bố trí Mô hình bố trí là một mô hình đối tượng mô tả sự phân bố về mặt vật lỹ của hệ thống dưới dạng phân tán các chức năng trên các nút như thế nào. Mô hình bố trí bao gồm: § Các nút, các đặc trưng, và các kết nối của chúng § Một sự sắp xếp ban đầu các lớp hoạt động trên các nút Mỗi nút thể hiện cho một nguồn tài nguyên tính toán. Các nút có các mối quan hệ với nhau thể hiện các phương tiện truyền thống giữa chúng Mô hình bố trí có thể mô tả rất nhiều cấu hình mạng khác nhau. Chức năng của một nút được xác định bởi các thành phần được triển khai trên các nút đó Mô hình bố trí thể hiện một ánh xạ giữa kiến trúc phần mềm và kiến trúc hệ thống Luận văn thạc sĩ - 43 - Nguyễn Chí Thành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Xác định các nút và các cấu hình mạng Các cấu hình mạng chung thường dùng một dạng mẫu hai/ba tầng trong đó các ứng dụng khách hàng được phân vào một tâng, chức năng cơ sở dữ liệu vào một tầng, và logic nghiệp vụ/ứng dụng vào một tầng. Dạng đơn giản của kiến trúc máy khách/dịch vụ là một trường hợp đặc biệt của dạng mẫu ba tâng, trong đó logic nghiệp vụ/ứng dụng được bố trí vào cùng trong một tầng Những mặt khác nhau của các cấu hình mạng cần lưu ý bao gồm: § Những nút nào liên quan với nhau, các khả nang về công suất xử lý và kích cỡ bộ nhớ của chúng là bao nhiêu? § Kết nối giữa các nút thuộc loại nào, các giao thức truyền thông giữa chúng là gì? § Các đặc trưng của các kết nối và các giao thức truyền § Nhu cầu về khả năng xử lý dư thừa, về chế độ hỏng hóc, về sự di trú tiến trình, về việc duy trì các bản sao dữ liệu dự phòng? Xác định các hệ thống con và các giao diện của chúng Các hệ thống con thiết kế cung cấp một cách thức để tổ chức mô hình thiết kế thành các cụm có thể quản lý được. Chúng có thể được xác minh ngay từ đầu như là một cách để phân chia công việc thiết kế hoặc được xác định khi mô hình thiết kế tiến hóa và một cấu trúc lớn cần được phân rã ra Việc đưa các hệ thống con như thế vào trong mô hình thiết kế cho phép có thể lập luận và đánh giá các cơ hội tái sử dụng của chúng Hệ thống con thiết kế Một hệ thống con có thể bao gồm các lớp thiết kế, các thực thi ca sử dụng, các giao diện và các hệ thống con. Ngoài ra, một hệ thống con có thể còn cung cấp các giao diện thể hiện cho các chức năng xuất ra dưới dạng các tác vụ Xác định các hệ thống con ứng dụng Trước hết xác định các hệ thống con trong các tầng ứng dụng cụ thể và tầng ứng dụng tổng quát Luận văn thạc sĩ - 44 - Nguyễn Chí Thành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Các gói phân tích đã được tìm thấy trong quá trình phân tích có thể được sử dụng càng nhiều càng tốt để xác định các hệ thống con tương ứng bên trong mô hình thiết kế. Điều này là đặc biệt quan trọng khi xảy ra đối với các gói dịch vụ, giúp chúng ta xác định các hệ thống con dịch vụ tương ứng mà không phá vỡ cấu trúc của hệ thống tùy theo dịch vụ mà hệ thống cung cấp. Tuy nhiên, việc xác định ban đầu các hệ thống con này sẽ được tinh chế lại trong quá trình thiết kế. Việc thẩm định sự phân rã hệ thống con ban đầu này có thể là cần thiết trong một số trường hợp Xác định các hệ thống con phần giữa và phần mềm hệ thống Phần giữa và phần mềm hệ thống là nền móng của một hệ thống, vì mọi tính chức năng đều ở đỉnh của phần mềm như là các hệ điều hành, các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, phần mềm truyền thống, các công nghệ phân tán đối tượng, các bộ dụng cụ thiết kế GUI, và các công nghệ quản lý giao dịch Xác định các mối quan hệ phụ thuộc giữa các hệ thống con Các mối quan hệ phụ thuộc giữa các hệ thống con phải được xác định nếu nội dung của chúng có các quan hệ lẫn nhau. Hướng của mối quan hệ phụ thuộc phải là cùng hướng với hướng của mối quan hệ. Hãy xét các mối quan hệ phụ thuộc giữa các gói phân tích tương ứng với các hệ thống con thiết kế Xác định các giao diện của hệ thống con Các giao diện được một hệ thống con cung cấp xác định các thao tác mà từ “bên ngoài” hệ thống con đó có thể được truy nhập đến nó. Các giao diện này do các lớp hoặc các hệ thống con khác bên trong hệ thống con đó cung cấp Giao diện Các giao diện được sử dụng để đặc tả các tác vụ mà các lớp thiết kế và các hệ thống con cung cấp. Phần lớn các giao diện giữa các hệ thống con đều mang ý nghĩa về mặt kiến trúc, xác định phạm vi và cách thức mà các hệ thống con được phép tương tác với nhau Một lớp thiết kế cung cấp một giao diện thì cũng phải cung cấp các phương thức thực thi các tác vụ của giao diện đó. Một hệ thống con cung cấp một giao diện Luận văn thạc sĩ - 45 - Nguyễn Chí Thành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên thì phải chứa đựng các lớp thiết kế hoặc các hệ thống con khác cung cấp phương thức thực thi giao diện đó Xác định các lớp thiết kế quan trọng về mặt kiến trúc Trong thực tế, ta sớm xác định các lớp thiết kế quan trọng về mặt kiến trúc trong vòng đời của phần mềm để khởi đầu công việc thiết kế. Tuy nhiên, đa số các lớp thiết kế sẽ được xác định khi thiết kế các lớp và được tinh chế lại dựa trên các kết quả có được từ hoạt động thiết kế ca sử dụng Mô tả kiến trúc thiết kế Mô tả kiến trúc cho một mô hình thiết kế thường gồm: Các hệ thống con, các giao diện và các phụ thuộc giữa chúng Các lớp thiết kế cốt lõi, chẳng hạn như các lớp thiết kế mà lần vết tới các lớp phân tích mang ý nghĩa kiến trúc, các lớp động, và các lớp thiết kế có tính chất tổng quát và trung tâm, thể hiện cho các cơ chế thiết kế chung và có nhiều mối quan hệ với các lớp thiết kế khác Các thực thi ca sử dụng thiết kế để thực thi những chức năng cốt lõi và quan trọng nhất cần được phát triển trong vòng đời phát triển, liên quan rất nhiều các lớp thiết kế và có mức độ bao trùm lớm, qua nhiều hệ thống con khác nhau, hoặc liên quan đến những lớp thiết kế cốt lõi + Xác định các lớp thiết kế từ các lớp phân tích Lúc bắt đầu một số lớp thiết kế có thể được phác thảo từ các lớp phân tích quan trọng về mặt kiến trúc đã xác định trong quá trình phân tích. Tương tự, các mối quan hệ giữa các lớp phân tích này có thể được dùng để xác định các mối quan hệ giữa các lớp thiết kế tương ứng + Xác định các lớp hoạt động Ta cũng có thể xác định các lớp hoạt động do hệ thống yêu cầu bằng cách xem xét các yêu cầu đồng thời đối với hệ thống, chẳng hạn như: § Các yêu cầu về hiệu năng, lưu lượng, và tính sẵn sàng mà các tác nhân cần có khi chúng tương tác với hệ thống. Chẳng hạn, nếu một tác nhân nào đó có các yêu cầu cao về thời gian phúc đáp, thì yêu cầu đó có thể được quản Luận văn thạc sĩ - 46 - Nguyễn Chí Thành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên lý bằng một đối tượng hoạt động dành riêng để nhận đầu vào từ tác nhân và cung cấp đầu ra cho tác nhân đó – một đối tượng mà không bị dừng lại chỉ vì các đối tượng hoạt động khác chịu tải nặng rồi § Sự phân bố hệ thống trên các nút. Các đối tượng hoạt động cần hỗ trợ bằng sự phân bố trên nhiều nút khác nhau § Các yêu cầu khác như là các yêu cầu về sự khởi động và kết thúc hệ thống Để phác thảo các lớp hoạt động ban đầu có thể sử dụng các kết quả của sự phân tích mô hình bố trí làm đầu vào rồi sau đó bố trí các thiết kế tương ứng của các lớp phân tích cho các nút thông qua các lớp hoạt động Một khả năng khác để phác thảo các lớp hoạt động là sử dụng các hệ thống con được xác định trước đó và phân toàn bộ một hệ thống con cho một nút riêng bằng cách xác định một lớp hoạt động bên trong hệ thống con Xác định các cơ chế thiết kế chung Ta cần đưa ra một bộ các cơ chế thiết kế chung. Các cơ chế này có thể biểu thị là các lớp thiết kế, các cộng tác, hoặc ngay cả các hệ thống con Các yêu cầu cần phải xử lý thường có liên quan tới các vấn đề nhau sau: § Tính lâu bền § Phân bố đối tượng trong suốt § Các đặc trưng an toàn § Phát hiện lỗi và phục hồi § Quản lý giao dịch Trong một số trường hợp, không thể tìm tháy cơ chế ngay nhưng thay vào đó lại tìm được khi các thực thi ca sử dụng và các lớp thiết kế được khảo sát Người phát triển cũng phải xác định các cộng tác chung mà chúng có thể làm việc như là các dạng mẫu(pattern) và được sử dụng bởi nhiều thực thi ca sử dụng bên trong mô hình thiết kế 4. Thiết kế một ca sử dụng Mục tiêu của việc thiết kế một ca sử dụng là: Luận văn thạc sĩ - 47 - Nguyễn Chí Thành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên · Xác định các lớp thiết kế và/hoặc các hệ thống con mà các thể hiện của chúng là cần thiết để thực hiện luồng các sự kiện của ca sử dụng đó · Phân phối hành vi của ca sử dụng cho các đối tượng thiết kế tương tác và/hoặc cho các hệ thống con tham gia · Xác định các yêu cầu về các tác vụ của các lớp thiết kế và/hoặc các hệ thống con và các giao diện của chúng · Nắm bắt các yêu cầu triển khai cho ca sử dụng đó Xác định các lớp thiết kế tham gia Chúng ta xác định các lớp thiết kế cần thiết để thực thi ca sử dụng thiết kế như sau: § Nghiên cứu các lớp phân tích tham gia vào việc thực thi ca sử dụng phân tích. Xác định các lớp thiết kế bằng cách lần vết tới các lớp phân tích đó § Nghiên cứu các yêu cầu đặc biệt của việc thực thi ca sử dụng phân tích tương ứng. Xác định các lớp thiết kế cần để thực thi các yêu cầu đặc biệt đó § Nếu vẫn còn thiều một lớp thiết kế nào đó để thiết kế một ca sử dụng cụ thể thì lớp được yêu cầu đó phải được xác định Ta tập hợp các lớp thiết kế tham gia thực thi ca sử dụng vào một biểu đồ lớp. Sử dụng biểu đồ này để chỉ ra các mối quan hệ đã được dùng trong việc thực thi ca sử dụng này Thực thi ca sử dụng thiết kế Một thực thi ca sử dụng thiết kế là một sự cộng tác trong mô hình thiết kế miêu tả làm thế nào một ca sử dụng cụ thể được thực thi và được thể hiện dưới dạng các lớp thiết kế và các đối tượng của chúng. Một thực thi ca sử dụng thiết kế cung cấp một “lần vết” tới một thực thi ca sử dụng phân tích trong mô hình phân tích, tức là lần vết tới một ca sử dụng trong mô hình ca sử dụng Một thực thi ca sử dụng thiết kế có thể mô tả bằng văn bản luồng các sự kiện, các biểu đồ lớp với các lớp thiết kế tham gia, và các biểu đồ tương tác mô tả sự thực thi của một luồng hoặc một kịch bản cụ thể của ca sử dụng dưới dạng tương tác giữa các đối tượng thiết kế Luận văn thạc sĩ - 48 - Nguyễn Chí Thành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Một thực thi ca sử dụng thiết kế cung cấp một sự thực thi về mặt vật lý đối với một thực thi ca sử dụng phân tích và nó cũng đồng thời quản lý phần lớn các yêu cầu phi chức năng đã được nắm bát trong thực thi ca sử dụng phân tích Mô tả các tương tác giữa các đối tượng thiết kế Khi chúng ta đã có một phác thảo về các lớp thiết kế cần thiết để thực thi ca sử dụng, ta cần phải mô tả cách thức mà các đối tượng thiết kế tương ứng tương tác với nhau. Điều này được tiến hành bằng cách sử dụng các biểu đồ tuần tự chức các thể hiện của tác nhân tham gia, các đối tượng thiết kế và sự truyền thông báo giữa chúng. Nếu các ca sử dụng có các luồng hoặc luồng con khác nhau và tách biệt thì thường phải tạo ra biểu đồ tuần tự cho mỗi luồng tách biệt đó Trước hết, hãy nghiên cứ việc thực thi ca sử dụng phân tích tương ứng để đưa ra một phác thảo về chuỗi các thông báo cần thiết giữa các đối tượng thiết kế. Trong một số trường hợp, có thể chuyển trực tiếp một biểu đồ cộng tác thực thi ca sử dụng phân tích thành một phác thảo ban đầu của một biểu đồ thiết kế tuần tự tương ứng Khi chi tiết hóa các biểu đồ tương tác, phần lớn các trường hợp sẽ tìm ra các con đường – phương án mới mà ca sử dụng đó có thể chọn. Những con đường như thế có thể được mô tả bằng các nhãn của các biểu đồ hoặc trong chính các biểu đồ tương tác của chúng. Khi đưa thêm thông tin mới vào, người phát triển thường phát hiện ra các ngoại lệ mới mà đã bị bỏ qua trong quá trình nắm bắt hoặc phân tích các yêu cầu. Xác định các hệ thống con và các giao diện tham gia Chúng ta đã thiết kế một ca sử dụng dướ dạng một sự cộng tác của các lớp và các đối tượng của chúng. Tuy nhiên, đôi khi ta nên thiết kế một ca sử dụng dưới dạng các hệ thống con tham gia và/hoặc các giao diện của chúng. Chẳng hạn, trong quá trình phát triển từ trên xuống, cần phải nắm bắt các yêu cầu về các hệ thống con và các giao diện của chúng trước khi thiết kế phần bên trong. Trong những trường hợp như thế, một thực thi ca sử dụng thiết kế có thể được mô tả ở nhiều mức trong hệ thống phân cấp các hệ thống con Việc tìm ra các hệ thống con cần có để thực thi ca sử dụng có thể thực hiện bằng cách lần vết tới các lớp phân tích tham gia và thực thi ca sử dụng phân tích tương Luận văn thạc sĩ - 49 - Nguyễn Chí Thành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ứng. Xác định các gói phân tích mà chúng chứa các lớp phân tích đó, nếu có. Sau đó, xác định các hệ thống con thiết kế mà chúng lần vết tới các gói phân tích đó. Các hệ thống con có tham gia vào việc thực thi ca sử dụng được đưa vào một biểu đồ lớp. Ta sẽ dùng biểu đồ lớp này để đưa ra các mối quan hệ phụ thuộc giữa các hệ thống con đó và các giao diện bất kỳ mà đã được dùng trong việc thực thi ca sử dụng Mô tả các tương tác giữa các hệ thống con Khi chúng ta có một phác thảo về các hệ thống con cần thiết để thực thi ca sử dụng, chúng ta phải mô tả cách thức mà các đối tượng của các lớp trong chúng tương tác trên một cấp độ của hệ thống. Việc này được tiến hành bằng cách sử dụng các biểu đồ tuần tự chứa các thể hiện của tác nhân tham gia, các hệ thống con, và những sự truyền thông báo giữa chúng Nắm bắt các yêu cầu triển khai Chúng ta nắm bắt mọi yêu cầu về thực thi một ca sử dụng, chẳng hạn, các yêu cầu phi chức năng đã được xác định trong thiết kế nhưng sẽ phải được xử lý trong triển khai 5. Thiết kế một lớp Mục tiêu của việc thiết kế một lớp là tạo ra một lớp thiết kế sao cho hoàn thành vai trò của nó trong các thực thi ca sử dụng và các yêu cầu phi chức năng được áp dụng cho nó. Công việc này bao gồm việc bảo trì chính bản thân lớp thiết kế, và các mặt sau đây của nó: · Các tác vụ của nó · Các thuộc tính của nó · Các mối quan hệ mà nó tham gia vào đó · Các phương pháp hóa học · Các trạng thái được áp đặt cho nó · Các mối quan hệ phụ thuộc của nó với bất kỳ các cơ chế thiết kế chung nào · Các yêu cầu thích hợp cho việc thực thi của nó · Sự thực thi đúng đắn của bất kỳ giao diện nào mà nó được yêu cầu cung cấp Phác thảo lớp thiết kế Luận văn thạc sĩ - 50 - Nguyễn Chí Thành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trước hết, chúng ta cần phác thảo một hoặc nhiều lớp thiết kế dựa trên đầu vào là các lớp phân tích và/hoặc các giao diện. Khi một giao diện được dùng làm đầu vào thì vấn đề trở nên đơn giản và điều cần làm chỉ là gán một lớp thiết kế để cung cấp giao diện đó Khi sử dụng các lớp phân tích được cho làm đầu vào thì phương pháp được sử dụng phụ thuộc vào khuôn mẫu của lớp phân tích: § Việc thiết kế của lớp biên phụ thuộc vào các công nghệ giao diện cụ thể nào được sử dụng § Việc thiết kế các lớp thực thể biểu diễn các thông tin lâu dài thường kéo theo việc sử dụng một công nghệ cơ sở dữ liệu riêng. Chẳng hạn, tạo ra các lớp thiết kế được ánh xạ tương ứng thành các bản ghi trong một mô hình dữ liệu quan hệ § Thiết kế các lớp điều khiển là việc làm tinh tế, vì chúng bao gói các chuỗi, sự phù hợp của các đối tượng khác, và đôi khi có tính logic nghiệp vụ thuần túy Xác định các thao tác Chúng ta xác định các tác vụ được cung cấp bởi lớp thiết kế và mô tả các tác vụ đó bằng cách sử dụng cú pháp của ngôn ngữ lập trình. Các đầu vào quan trọng của bước này là: § Các trách nhiệm của một lớp phân tích bất kỳ mà lớp thiết kế lần vết tới nó. Một trách nhiệm thường chưa một hoặc nhiều tác vụ. Hơn nữa, nếu đã có mô tả về đầu vào và đầu ra cho các trách nhiệm, ta có thể dùng chúng như là một phác thảo thứ nhất của các tham số hình thức và của các giá trị kết quả của các tác vụ § Các yêu cầu đặc biệt của một lớp phân tích bất kỳ mà lớp thiết kế lần vết tới nó § Các giao diện mà lớp thiết kế cần phải cung cấp. Các tác vụ của giao diện cũng cần được cung cấp bởi lớp thiết kế § Các thực thi ca sử dụng thiết kế mà lớp tham gia vào đó Các thao tác của một lớp thiết kế cần phải hỗ trợ mọi vai trò mà lớp này giữ trong việc thực thi ca sử dụng khác nhau. Đối với một số lớp thì hành vi của các đối Luận văn thạc sĩ - 51 - Nguyễn Chí Thành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tượng của chúng phụ thuộc nhiều vào trạng thái của đối tượng. Tốt nhất đối với các lớp này là được mô tả bằng cách sử dụng các biểu đồ trạng thái. Xác định các thuộc tính Chúng ta xác định các thuộc tính do lớp thiết kế đòi hỏi và mô tả chúng bằng cú pháp của ngôn ngữ lập trình. Một thuộc tính quy định một tính chất của một lớp thiết kế và tường được ngầm định và yêu cầu bởi các tác vụ của lớp đó Các điều sau cần chú ý khi thiết kế thuộc tính: § Xem xét các thuộc tính trên một lớp phân tích bất kỳ mà lớp thiết kế lần vết tới nó § Các loại thuộc tính khả dụng trong phạm vi của ngôn ngữ lập trình § Khi lựa chọn một loại thuộc tính, hãy cố sử dụng lại một loại đã có sẵn § Một thể hiện đơn của thuộc tính không thể để bị chia sẻ bởi nhiều đối tượng thiết kế. Nếu cần phải như vậy thì thuộc tính đó cần phải được xác định là một lớp riêng § Nếu một lớp thiết kế trở thành quá phức tạp do các thuộc tính của n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfThSTN07.pdf