Một số biện pháp xây dựng kế hoạch năm học ở trường tiểu học số 2 Hoàn Lão - Bố Trạch - Quảng Bình

LỜI CẢM ƠN 1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 2

1. Lý do chọn đề tài 2

2. Mục đích nghiên cứu 4

3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4

4. Phạm vi nghiên cứu 4

5. Đối tượng nghiên cứu 4

6. Phương pháp nghiên cứu 4

7. Kế hoạch thời gian 5

8. Cấu trúc nội dung 5

PHẦN 2: NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6

1. Khái niệm, vị trí, vai trò, tầm quan trọng của kế hoạch và kế hoạch hoá 6

2. Các nguyên tắc của kế hoạch 8

3. Các giai đoạn xây dựng kế hoạch 9

4. Kế hoạch năm học 11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NĂM HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 HOÀN LÃO - BỐ TRẠCH - QUẢNG BÌNH 12

1. Đặc điểm tình hình chunG 12

2. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch năm học ở trường tiểu học số 2 Hoàn Lão và một số trường tiểu học lân cận 17

3. Nhận xét thực trạng công tác xây dựng kế hoạch năm học của các trường tiểu học 18

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NĂM HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 26

1. Thời gian xây dựng kế hoạch năm học 26

2. Xác định các căn cứ cho kế hoạch 27

3. Quy trình xây dựng kế hoạch năm học 29

4. Trình tự lập kế hoạch năm học 32

5. Cấu trúc nội dung bản kế hoạch năm học của trường tiểu học 33

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38

 

 

doc43 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 14053 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biện pháp xây dựng kế hoạch năm học ở trường tiểu học số 2 Hoàn Lão - Bố Trạch - Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,8% 28,8% 41,1% 21,0% 15,6% 16,2% 26,0% 18,0% 7,4% 8,7% 13,7% 25,0% Toàn trường 39,68% 27,67% 18,95% 13,70% Chất lượng khảo sát cuối kỳ 1 đạt kết quả như sau: Môn Tiếng Việt Khối lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu 1 2 3 4 5 62,2% 49,4% 53,9% 45,9% 50,0% 27,5% 29,5% 33,7% 37,9% 40,3% 5,0% 17,9% 11,2% 16,2% 8,3% 5,0% 3,2% 1,2% 0% 1,4% Toàn trường 52,25% 33,50% 12,00% 2,25% Môn Toán Khối lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu 1 2 3 4 5 65,1% 64,2% 80,0% 50,0% 41,7% 25,0% 26,3% 13,5% 33,8% 29,2% 7,5% 9,5% 2,5% 14,8% 26,4% 2,4% 0% 3,7% 1,4% 2,7% Toàn trường 60,75% 25,50% 11,75% 2,0% Qua số liệu trên, ta thấy chất lượng khảo sát học sinh ở cuối kỳ 1 so với chất lượng khảo sát đầu năm có sự tăng lên rõ rệt ở tất cả các khối lớp. Cùng với đội ngũ giáo viên có trình độ, năng lực công tác, có tinh thần đoàn kết, ủng hộ tập thể, đội ngũ học sinh chăm ngoan, có nhiều cố gắng trong học tập, nhà trường còn có một hệ thống cơ sở vật chất khá quy mô so với tuổi đời của trường. Hiện nay nhà trường đã có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ được xây dựng xong từ cuối năm học 1998-1999 và đang xây thêm nhà ăn bán trú để năm học tới tổ chức bán trú cho học sinh. Bên cạnh những mặt mạnh và những thành tích đã đạt được, nhà trường vẫn còn những khó khăn và hạn chế nhất định. Cơ sở vật chất tuy đã khác khang trang hơn những trường khá trong huyện song vẫn chưa đầy đủ lắm. Các phòng chức năng như phòng nha học đường, phòng thể dục thể thao, phòng nhạc chưa có. Khu nội trú của giáo viên chưa có nên những người ở xa đến phải ở trọ tại nhà dân. Đội ngũ giáo viên tuy giỏi nhưng dạy chưa đều các môn ở các khối lớp. Gần cuối năm học này có một giáo viên chuyên chuyển đi theo yêu cầu công tác nên nhà trường sẽ khó khăn trong việc bố trí giáo viên chuyên. Mặc dù vậy, với điều kiện hiện có và tinh thần cố gắng phấn đấu của tập thể sư phạm, chắc chắn năm học 1999-2000 này nhà trường sẽ gặt hái được những thành tích cao hơn nhiều so với năm học 1999-2000. 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NĂM HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 HOÀN LÃO VÀ MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC LÂN CẬN Qua điều tra, nắm tình hình, tôi được biết ở các trường tiểu học, việc tiến hành xây dựng kế hoạch năm học được tiến hành như sau: 2.1. Ở trường tiểu học số 2 Hoàn Lão: * Về thời gian: Quy trình xây dựng kế hoạch năm học của Hiệu trưởng được bắt đầu từ tháng 6 đến cuối tháng 9 là kết thúc. Quy trình được chia làm 2 giai đoạn: + Giai đoạn xây dựng kế hoạch sơ bộ bắt đầu từ 25/6 đến 5/7 là kết thúc. Giai đoạn này Hiệu trưởng làm trong 10 ngày. + Giai đoạn xây dựng kế hoạch chính thức từ 20/9 đến 27/9. Giai đoạn này Hiệu trưởng thực hiện trong 7 ngày. * Thành phần tham gia xây dựng kế hoạch gồm có: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, bí thư chi Bộ, bí thư chi Đoàn, tổng phụ trách Đội. * Các bước tiến hành xây dựng kế hoạch: + Xác định căn cứ: chủ yếu là căn cứ vào kết quả năm học trước, đặc điểm tình hình nhà trường đầu năm học mới, các văn bản, chỉ thị, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp, một số nét cơ bản về tình hình địa phương. + Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của năm học: Hiệu trưởng dựa vào các căn cứ đã xác định để đề ra mục tiêu tổng quát của nhà trường, sau đó triển khai thành nhiệm vụ cụ thể. + Giải pháp thực hiện: căn cứ vào từng nhiệm vụ đề ra, Hiệu trưởng đưa ra các giải pháp thực hiện thích hợp. * Trình tự lập kế hoạch: Vào cuối tháng 6, khi đã kết thúc năm học cũ, Hiệu trưởng xem xét, thống kê và nắm một số tình hình của nhà trường khi vừa kết thúc năm học như cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, số lượng và chất lượng học sinh, kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học vừa qua. Từ những thống kê đó Hiệu trưởng lập kế hoạch sơ bộ cho năm học mới. Hiệu trưởng thông qua bí thư chi bộ bản kế hoạch đó, sau đó đưa trình duyệt cấp trên vào nửa đầu tháng 7. Đến đầu tháng 9, khi đã bước vào năm học mới cấp trên (phòng Giáo dục) mới trả lại kế hoạch sơ bộ cho trường. Giữa tháng 9 (15/9) trường nhận được các văn bản chỉ thị, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học mới. Khi đã có đầy đủ các căn cứ cần thiết Hiệu trưởng lập một ban xây dựng kế hoạch năm học gồm các cán bộ chủ chốt trong nhà trường, bàn bạc để lấy thêm ý kiến về các mảng thuộc quyền họ phụ trách. Các cá nhân tự đăng ký chỉ tiêu thi đua dựa trên chỉ tiêu của nhà trường đưa ra. Dựa trên những cơ sở đó Hiệu trưởng viết thành bản kế hoạch chính thức vào ngày 27/9 và được thông qua Hội nghị cán bộ công chức vào ngày 29/9 để thảo luận thêm và triển khai thực hiện. 2.2. Một số trường tiểu học lân cận khác: Nhìn chung các bước tiến hành xây dựng kế hoạch năm học giống như ở trường tiểu học số 2 Hoàn Lão. Song cũng có một vài điểm khác như: - Thời gian xây dựng kế hoạch: khi xây dựng kế hoạch sơ bộ Hiệu trưởng có bàn bạc với xã kỹ hơn về việc xây dựng thêm cơ sở vật chất, thời gian xây dựng kế hoạch chính thức ngắn hơn (chỉ 4 đến 5 ngày). - Trình tự lập kế hoạch đơn giản hơn. Khi sắp sửa đại hội cán bộ công chức nhà trường đầu năm học, Hiệu trưởng lấy đăng ký thi đua ở các tổ rồi lập kế hoạch và thông qua bộ tứ (Ban giám hiệu, Bí thư chi Bộ, Bí thư chi Đoàn và Chủ tịch công Đoàn), sau đó vài ngày là tổ chức đại hội để thông qua bản kế hoạch năm học. 3. NHẬN XÉT THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NĂM HỌC CỦA CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC 3.1. Về nhận thức của Hiệu trưởng: Hầu hết các Hiệu trưởng đều nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch năm học trong nhà trường. Họ thống nhất với ý kiến cho rằng, bản kế hoạch năm học là quyết định đầu tiên, cơ bản nhất của nhà trường. Bản kế hoạch là cái cơ sở, căn cứ để tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Nếu không có kế hoạch hoặc lên kế hoạch sơ sài thì sẽ rất khó tổ chức các hoạt động trong nhà trường, việc kiểm tra đánh giá thiếu chính xác. Hơn nữa làm tốt công tác này cũng là một tiêu chuẩn để đánh giá năng lực quản lý của người Hiệu trưởng. Tuy nhận thức như vậy, song qua điều tra thực tế cách làm của họ thì hầu hết họ xây dựng kế hoạch chưa đúng quy trình, chưa đảm bảo thời gian và nguyên tắc của kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu là họ chưa nắm lý luận, đội ngũ giáo viên chưa có nhận thức đúng đắn trong việc xây dựng kế hoạch. 3.2. Về cách tổ chức xây dựng kế hoạch: - Về thời gian: Nhìn chung trường tiểu học số 2 Hoàn Lão cũng như một số trường tiểu học lân cận tiến hành xây dựng kế hoạch năm học thời gian tương đối đảm bảo. Việc bắt đầu xây dựng kế hoạch vào tháng 6 là hợp lý, vì năm học cũ khép lại là năm học mới chuẩn bị mở ra. Việc lên kế hoạch ngay từ đầu sẽ giúp Hiệu trưởng định hướng trước được toàn bộ các công việc của năm học mới ngay từ đầu, tránh được sự bất cập khi đã bước vào năm học. Đặc biệt một số trường cơ sở vật chất còn nghèo, việc lên kế hoạch trước nhằm để xây dựng dần các cơ sở vật chất là rất đúng đắn, nếu không sẽ rất khó khăn cho việc thực hiện tiến trình dạy học. Hơn nữa kế hoạch được duyệt từ tháng 7 để cấp trên có kế hoạch phân bổ ngân sách và bố trí giáo viên cho các trường ngay từ đầu năm học. Song thời gian dành cho việc xây dựng kế hoạch năm học của các trường còn quá ít. Tuy kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 nhưng thực ra Hiệu trưởng chỉ tiến hành trong mấy ngày. Đặc biệt khi xây dựng kế hoạch chính thức cho năm học Hiệu trưởng chỉ dành có mấy ngày (4,5 đến 7 ngày), chính vì thế mà quy trình thực hiện vẫn chưa nghiêm túc, hiệu trưởng vẫn phải cố “chạy đua” với thời gian để cho kịp đại hội cán bộ công nhân viên chức đầu năm học. - Các bước xây dựng kế hoạch: Ở trường tiểu học số 2 Hoàn Lão cũng như một số trường tiểu học lân cận, khi xây dựng kế hoạch năm học, Hiệu trưởng đã thực hiện tương đối đầy đủ các bước. Chuẩn bị xây dựng kế hoạch năm học, hiệu trưởng đã xác định các căn cứ, từ các căn cứ đó, đề ra mục tiêu chung cho nhà trường và từ mục tiêu chung Hiệu trưởng đã đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cùng các giải pháp thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đó. Vì thế mà các bản kế hoạch của các hiệu trưởng đã có phần “ các nhiệm vụ , mục tiêu, biện pháp,...” khá rõ ràng. - Trình tự lập kế hoạch: Như phần thực trạng đã nêu, vào tháng 6 khi toàn bộ cán bộ giáo viên đã nghỉ hè, hiệu trưởng phải tiếp tục cho việc lên kế hoạch năm học mới. Hiệu trưởng phải tự xác định tình hình, thống kê các số liệu cần thiết và lên kế hoạch, kế hoạch đó được thông qua bí thư chi Bộ trước khi được trình duyệt cấp trên. Đến khi xây dựng kế hoạch chính thức chuẩn bị cho đại hội giáo dục đầu năm, Hiệu trưởng mới họp các cán bộ chủ chốt của nhà trường lại để họ góp ý thêm về các mảng công việc của họ, từ đó Hiệu trưởng mới xây dựng kế hoạch chính (có lấy thêm các chỉ tiêu đăng ký thi đua của các tổ, cá nhân). Với cách làm này, hiệu trưởng sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và cách làm đơn giản hơn nhưng chất lượng của nó không cao và thiếu khoa học. Ngay từ khi xây dựng kế hoạch sơ bộ, trước đó, Hiệu trưởng không thành lập ban xây dựng kế hoạch để cùng Hiệu trưởng điều tra, nắm tình hình, thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch mà tự mình làm tất cả. Với một mình Hiệu trưởng thì việc điều tra sẽ không đầy đủ các thông tin bởi công việc cuối năm khá bận rộn. Ý kiến đưa ra cho kế hoạch này mới chỉ riêng của Hiệu trưởng chứ chưa khai thác được trí tuệ của cả tập thể để đề ra mục tiêu, nhiệm vụ sát hơn, biện pháp phong phú và khả thi hơn. Việc thông qua bí thư chi bộ khi đã lập xong kế hoạch, đó chỉ là ý kiến tham khảo chứ bí thư chi bộ chưa cùng nhà trường xác định các phương hướng cho năm học. Khi đã vào năm học mới, việc xây dựng kế hoạch chính thức Hiệu trưởng chỉ làm vỏn vẹn trong mấy ngày (4,5 ngày đến 7 ngày, tùy theo trường). Ở lần này, Hiệu trưởng đã tập hợp các cán bộ chủ chốt trong nhà trường như: bí thư chi Bộ, bí thư chi Đoàn, tổng phụ trách Đội để bàn bạc và lấy đăng ký chỉ tiêu thi đua các cá nhân. Với cách làm xem ra là rất dân chủ nhưng thực ra các cán bộ tham gia lập kế hoạch đó chỉ là xây dựng thêm ý kiến thuộc phần việc họ phụ trách để Hiệu trưởng lên kế hoạch chứ chưa cùng Hiệu trưởng tham gia thảo luận, góp ý toàn bộ các mục tiêu biện pháp thức hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường. Việc đăng ký chỉ tiêu thi đua của các cá nhân và tập thể chỉ là việc ký kết trách nhiệm phải thực hiện các chỉ tiêu đã ấn định. Chỉ tiêu đó là bắt buộc mặc dù nó tương đối cao so với thực tế vốn có. Chẳng hạn chỉ tiêu lên lớp 100% đối với lớp 1,2,3. Với những trường trọng điểm chất lượng cao thì chỉ tiêu đó là đương nhiên và thực hiện khá dễ dàng, còn những trường thuộc vùng khó khăn, nhận thức học tập của dân còn thấp, thực lực của học sinh yếu thì khó mà thực hiện được. Song để đảm bảo chỉ tiêu đã ký kết, cuối năm giáo viên phải cho học sinh lên lớp nhưng chất lượng của nó không đảm bảo, những em yếu sẽ luôn bị thiếu hụt kiến thức so với bạn bè, ảnh hưởng đến quá trình học tập lâu dài của các em. Qua điều tra cho thấy, hầu như các Hiệu trưởng vì không nắm lý luận (hoặc có thể vì không cần tuân theo lý luận) về công tác xây dựng kế hoạch năm học nên họ chủ yếu là làm theo kinh nghiệm chủ quan của mình, dẫn đến bản kế hoạch còn sai sót và lệch lạc, các mục tiêu và biện pháp đưa ra còn ít mang tính khả thi. Cũng chính vì không tuân theo quy trình xây dựng kế hoạch nên ngay trong các giai đoạn của quy trình vẫn thiếu những bước quan trọng. Việc thu thập các thông tin phục vụ cho công tác này chưa được đầy đủ. Hiệu trưởng chủ yếu là căn cứ vào tình hình nhà trường, các văn bản, chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên, còn việc căn cứ vào tình hình địa phương còn ít và phiến diện. Do đó, kế hoạch năm học của nhà trường chưa trùng khớp với kế hoạch phát triển của địa phương. Vì vậy, một số mục tiêu của kế hoạch nhà trường sẽ rất khó trong việc thực hiện. Ví dụ: mục tiêu xây dựng cơ sở vật chất, mục tiêu xã hội hóa giáo dục. Vấn đề này đụng chạm nhiều đến dân, nếu không có sự đồng tình ủng hộ của dân thì nhà trường sẽ rất khó thực hiện. Nhìn chung khi tổ chức xây dựng kế hoạch các Hiệu trưởng thường bỏ qua (đốt cháy) giai đoạn, Hiệu trưởng không tuân theo quy trình của nó. Bản kế hoạch được xây dựng nên chủ yếu là ý kiến chủ quan của Hiệu trưởng, là sản phẩm của quá trình làm việc của riêng Hiệu trưởng chứ chưa phải là trí tuệ của tập thể. Với cách làm đó, Hiệu trưởng có thể tiết kiệm được nhiều thời gian nhưng Hiệu trưởng rất vất vả, và chưa đảm bảo tính dân chủ trong xây dựng kế hoạch, chất lượng kế hoạch đưa ra chưa cao dẫn đến quá trình tổ chức thực hiện sẽ gặp nhiều bất cập. 3.3. Nhận xét về hình thức, cấu trúc, nội dung bản kế hoạch năm học của trường tiểu học số 2 Hoàn Lão và 1 số trường khác: 3.3.1 Về hình thức: Hầu hết các bản kế hoạch đều được viết tay (do địa phương còn khó khăn về điều kiện in ấn), song mỗi bản kế hoạch đã chú ý trình bày sạch sẽ, gọn đẹp nhất là bản kế hoạch của trường tiểu học số 1 Hoà Trạch. Nhưng nếu như được in ấn thì bản kế hoạch sẽ mang tính nghiêm trang hơn. 3.3.2. Về cấu trúc: Qua xem xét 3 bản kế hoạch năm học của 3 trường: tiểu học số 2 Hoàn Lão, tiểu học số 1 Hòa Trạch, tôi thấy 3 bản kế hoạch có cấu trúc không giống nhau. - Ở bản kế hoạch năm học của trường tiểu học số 2 Hoàn Lão, cấu trúc có 3 phần: A. Khái quát đặc điểm tình hình năm học 1999-2000: 1. Thuận lợi. 2. Khó khăn. B. Phương hướng chung: C. Nội dung - chỉ tiêu - giải pháp thực hiện: 1. Công tác số lượng và phổ cập giáo dục tiểu học. 2. Nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục. 3. Xây dựng các điều kiệu phục vụ dạy học. 4. Công tác quản lý. Trong mỗi phần ở mục “C” đều có các mục nhỏ chính là các nhiệm vụ cần thực hiện trong năm học, trong mỗi nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể có đề ra luôn biện pháp thực hiện. Đây là việc làm hợp lý. * Ở bản kế hoạch năm học của trường tiểu học số 1 Hòa Trạch, không có các phần lớn như ở bản kế hoạch của trường tiểu học số 2 Hoàn Lão mà ngay từ đầu đề ra các nhiệm vụ luôn. Nhiệm vụ 1: Thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học. Nhiệm vụ 2: Thực hiện các mục tiêu giáo dục toàn diện. Nhiệm vụ 3: Xây dựng tốt các điều kiện. Nhiệm vụ 4: Công tác quản lý, chỉ đạo. Trong mỗi nhiệm vụ có đề ra các chỉ tiêu phấn đấu và biện pháp thực hiện các chỉ tiêu dó. Như vậy bản kế hoạch này thiếu hẳn phần khái quát tình hình và phương hướng chung. * Ở bản kế hoạch năm học của trường tiểu học số 2 Hòa Trạch, chưa phân mục rõ ràng nhưng chủ yếu là có 2 phần lớn: Phần 1: Đặc điểm tình hình chung. Phần 2: Các nhiệm vụ cụ thể, phần này gồm có: 1. Thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học - phát triển, duy trì số lượng. 2. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 3. Xây dựng các điều kiện. 4. Công tác quản lý, chỉ đạo. 5. Những hoạt động trọng tâm khác. 6. Công tác thông tin, thi đua. Trong mỗi mục tiêu, nhiệm vụ, Hiệu trưởng đã đề ra các chỉ tiêu phấn đấu và biện pháp thực hiện để đạt được các chỉ tiêu đó. Cả 3 bản kế hoạch của 3 trường đều không có phần chương trình hóa bản kế hoạch. Thiếu phần này bản kế hoạch mất đi một phần quan trọng bởi phần này nhằm cụ thể công việc cần làm trong từng tháng, từng tuần. Xác định trước công việc gì cần làm trong thời gian bao lâu, công việc nào cần đầu tư nhiều thời gian và kinh phí hơn,... nhằm thực hiện nhiệm vụ năm học một cách có hiệu quả. 3.3.3. Nhận xét nội dung bản kế hoạch: * Của trường tiểu học số 2 Hoàn Lão: Phần 1: Khái quát đặc điểm tình hình năm học 1999-2000. Phần này Hiệu trưởng đã khái quát được các đặc điểm tình hình chung, xác định được các điều kiện thuận lợi cũng như những khó khăn hiện có để làm căn cứ cho việc đề ra các nhiệm vụ cụ thể và biện pháp thực hiện. Song nếu như phần này Hiệu trưởng đưa ra thêm các số liệu về kết quả đạt được của học sinh trong năm học trước thì căn cứ sẽ cụ thể hơn. Phần 2: Phương hướng chung: Dựa trên những đặc điểm, tình hình Hiệu trưởng xác định được phương hướng cần đạt được trong năm học. Phần này có thể nên ghép nối với “Phần 1” làm thành một mục chung đầu tiên của bản kế hoạch. Phần 3: Nội dung - Chỉ tiêu - Giải pháp thực hiện: Phần này, Hiệu trưởng làm khá tỉ mỉ. Hiệu trưởng đã xác định đúng đắn các nhiệm vụ cần đạt trong năm. Mỗi nhiệm vụ đề có các chỉ tiêu phấn đấu và giải pháp thực hiện. Ví dụ: Ở phần “Công tác huy động số lượng và phổ cập giáo dục tiểu học”. * Về số lượng: Hiệu trưởng đã thống kê đầy đủ số học sinh toàn trường, số lớp, số học sinh trong từng khối. - Đưa ra chỉ tiêu: Duy trì số lượng đạt 100%. Đặc biệt bảo đảm việc duy trì sĩ số trong từng buổi học đạt mức cao nhất. - Biện pháp thực hiện: + Thực hiện đầy đủ các quy định về theo dõi học sinh trong từng buổi học, tuần học. Khi có học sinh nghỉ học từ 2 buổi trở lên, giáo viên phải báo cáo kịp thời với Ban lãnh đạo của trường. Gắn việc đảm bảo số lượng với xếp loại buổi học vào công tác thi đua. + Nâng cao tính trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy chuyên biệt các môn trong quản lý học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải thực sự thường xuyên chăm lo, quan tâm đến tình hình của lớp mình. Chú ý đến những em ở những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, có thể không đáp ứng kịp thời về yêu cầu thu nộp theo quy định, hoặc thiếu sách vở, đồ dùng học tập. Lấy động viên nhắc nhở làm chính, không bắt nạt, đe nẹt học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải sâu sát nắm bắt một cách cụ thể, đề xuất giải pháp kịp thời với lãnh đạo trường. Phải linh hoạt, mềm dẻo, động viên học sinh. + Giáo viên phải tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực của mình. Phải coi mình là người mẹ thứ hai của học sinh, gần gũi với học sinh. Mỗi giáo viên phải ý thức được rằng, chất lượng giờ dạy trên lớp có tác dụng lôi cuốn học sinh rất cao. Phải tổ chức tốt các hoạt động tập thể thật hấp dẫn, bổ ích để tạo cho các em mỗi ngày đến trường là một niềm vui. + Phối hợp chặt chẽ với hội cha mẹ học sinh để có những giải pháp đúng, kịp thời, động viên học sinh đến lớp chuyên cần. * Về phổ cập giáo dục tiểu học: - Mục tiêu: + Thực hiện tốt các tiêu chuẩn về phổ cập giáo dục tiểu học đối với thị trấn. + Huy động hết trẻ 6 tuổi vào lớp 1. - Biện pháp: + Phối hợp chặt chẽ với trường tiểu học số 1. Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương phát động các lực lượng xã hội cùng phối hợp làm tốt công tác phổ cập giáo dục tiểu học. + Nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý - giáo viên - nhân viên, trong khi thực thi công tác này: kiên nhẫn, thận trọng, nghiêm túc, khoa học và nhất quán trong mọi khâu của quy trình. + Trong khi triển khai, lập các loại hồ sơ phổ cập phải đảm bảo quy trình, vừa phải tự kiểm tra, đối chiếu, bổ sung kịp thời tuyệt đối chống biểu hiện tùy tiện số liệu. Giao trách nhiệm cho đồng chí Phó hiệu trưởng chỉ đạo điều tra - thống kê tập hợp số liệu (khi Hiệu trưởng đã xử lý số liệu). Chỉ đạo lập, lưu trữ và điều chỉnh số liệu ở hồ sơ (nếu có sự biến động) và phải báo cáo chính xác số liệu và tình hình điều chỉnh số liệu với đồng chí Hiệu trưởng. Chịu trách nhiệm trước đồng chí Hiệu trưởng về công tác này. + Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội. Triển khai điều tra độ tuổi, trình độ văn hóa của nhân dân trong địa bàn kịp thời và chính xác. Nhìn chung phần này Hiệu trưởng làm rất chu đáo. Hiệu trưởng đã nêu ra các nhiệm vụ cụ thể cần làm trong năm học, mỗi nhiệm vụ đều có các chỉ tiêu cần đạt và biện pháp thực hiện. * Ở bản kế hoạch năm học của trường tiểu học số 1 và số 2 Hòa Trạch. Hiệu trưởng cũng đã làm tốt phần cơ bản (phần thực hiện các nhiệm vụ: chỉ tiêu - biện pháp). Với bản kế hoạch của trường tiểu học số 2 Hòa Trạch nêu quá chi tiết về các hoạt động khác. Cả hai trường này đề ra chỉ tiêu thi đua khá cao so với thực lực vốn có của trường. Ví dụ: Trường tiểu học số 2 Hòa Trạch chỉ tiêu phấn đấu của học sinh về học lực giỏi và khá là 50%. Trường tiểu học số 1 Hòa Trạch: chiến sĩ thi đua là 03 đồng chí. Làm thế kế hoạch sẽ khó thực hiện tốt. *Nhận xét chung về nội dung Nhìn chung cả ba bản kế hoạch năm học của ba trường đều làm kỹ ở phần các nhiệm vụ - chỉ tiêu và biện pháp thực hiện. Cách xây dựng: đề ra chỉ tiêu cho từng nhiệm vụ, mỗi chỉ tiêu đề ra luôn biện pháp thực hiện. Đó là phần cơ bản nhất của mỗi bản kế hoạch mà các hiệu trưởng đều đã làm tốt. Chứng tỏ các hiệu trưởng đều có nhiều kinh nghiệm trong chỉ đạo. Song cả ba bản kế hoạch đều chưa có phần chương trình hóa bản kế hoạch. Phần này nhằm chiết ra từng việc cụ thể hơn trong từng thời gian, người chịu trách nhiệm phụ trách,... để việc thực hiện nhiệm vụ năm học một cách dễ dàng hơn. Nếu thiếu phần này bản kế hoạch vẫn chưa được cụ thể. * Nhận xét chung về thực trạng xây dựng kế hoạch năm học của trường tiểu học số 2 Hoàn Lão và một số trường tiểu học khác: Hầu hết các đồng chí Hiệu trưởng đều nắm được tầm quan trọng của công tác xây dựng kế hoạch năm học trong nhà trường và tầm quan trọng của bản kế hoạch trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học. Song phần lớn các trường đều chưa tiến hành tổ chức xây dựng kế hoạch năm học đúng với quy trình của nó, chưa sử dụng đủ thời gian hợp lý, chưa áp dụng triệt để các nguyên tắc của kế hoạch hóa. Vì vậy mỗi bản kế hoạch năm học vẫn mang dấu ấn cá nhân Hiệu trưởng, là sản phẩm trí tuệ riêng của Hiệu trưởng. Nội dung các bản kế hoạch đã chú ý làm kỹ ở phần cơ bản tức là phần nội dung các nhiệm vụ - chỉ tiêu - biện pháp. Song một số bản kế hoạch vẫn sơ sài, chưa đủ các phần, đặc biệt hầu như các bản kế hoạch năm học đều chưa có phần chương trình hóa bản kế hoạch. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NĂM HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC Như chúng ta đã biết, kế hoạch năm học là bản kế hoạch lớn của nhà trường. Bản kế hoạch chứa đựng toàn bộ các mục tiêu, chỉ tiêu, bước đi, biện pháp,... chủ yếu của nhà trường trong năm học đó. Vì vậy người hiệu trưởng cần đặc biệt chú ý đến công tác này, phải xem đây là công việc ưu tiên hàng đầu trong mọi công việc. Khi xây dựng kế hoạch năm học, Hiệu trưởng cần chú ý đến các vấn đề sau: 1. THỜI GIAN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NĂM HỌC Đây là yếu tố hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng và tính khả thi của bản kế hoạch. Chính vì vậy mà cần phải đầu tư thời gian một cách hợp lý. Như ở phần thực trạng đã nêu, các trường tiểu học đã làm kế hoạch từ tháng 6 (năm học trước). Đây là ưu điểm. Song Hiệu trưởng nên bắt đầu ngay từ đầu tháng 6. Ngay từ thời gian này phải lập ban chuyên trách về xâyd ựng kế hoạch để ban này giúp hiệu trưởng thu thập và xử lý các nguồn thông tin cần thiết phục vụ cho việc lập kế hoạch năm học. Sau khi đã xác định đầy đủ các căn cứ từ những thông tin đã điều tra ban này cùng hiệu trưởng bàn bạc để thảo kế hoạch sơ bộ. Vào đầu tháng 8 (1/8), trong cuộc họp hội đồng đầu năm, hiệu trưởng cùng ban chuyên trách đưa bản kế hoạch sơ thảo này công bố cho toàn bộ cán bộ giáo viên: các tổ có trách nhiệm thảo luận và xây dựng kế hoạch dự kiến riêng và báo cáo với ban chuyên trách. Hiệu trưởng cùng với ban chuyên trách dựa vào các chỉ thị, văn bản hướng dẫn của các cấp cùng với kế hoạch dự kiến của các tổ, các cá nhân để điều chỉnh hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu và hoàn thành bản kế hoạch vào cuối tháng 8 đến tháng 9 lo giải quyết công việc khác và chuẩn bị đại hội. Ta có thể mô tả các thời điểm của việc lập kế hoạch năm học như sau: - Đầu tháng 6 (cuối năm học trước): thành lập ban xây dựng kế hoạch, thu thập và xử lý thông tin, hình thành bản kế hoạch sơ bộ. - Đầu tháng 8 đưa ra thảo luận, lấy ý kiến xây dựng từ các tổ, cá nhân. - Cuối tháng 8: hoàn thành bản kế hoạch năm học và đưa trình duyệt cấp trên. - Giữa tháng 9 tổ chức đại hội cán bộ công nhân viên chứa đầu năm để triển khai thực hiện. 2. XÁC ĐỊNH CÁC CĂN CỨ CHO KẾ HOẠCH Như chúng ta đã biết, kế hoạch năm học là bản kế hoạch lớn của nhà trường bản kế hoạch chưa đựng toàn bộ các mục tiêu, chỉ tiêu, các biện pháp chủ yếu của nhà trường trong năm học đó. Vì vậy ta phải xác định các căn cứ cụ thể. Việc tìm hiểu và thu thập thông tin về căn cứ, đó là cơ sở để xây dựng kế hoạch. Theo tôi khi xây dựng kế hoạch năm học cần dựa vào các căn cư sau: 2.1. Các yếu tố, đặc điểm tình hình của địa phương nơi trường đóng: Ở đây ta quan tâm tới những yếu tố và đặc điểm của địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch giáo dục của nhà trường, đó là những yếu tố sau: - Sự quan tâm của chính quyền địa phương tới giáo dục, tới nhà trường như: Bộ máy chính quyền xã (phường, thị trấn) có những bộ phận nào chỉ đạo về văn hóa, giáo dục, trường cần tìm hiểu để phối hợp và hỗ trợ khi cần thiết. - Tình hình kinh tế của địa phương: khả năng thu nhập của địa phương theo các ngành nghề kinh tế mà địa phương có. - Dân số của địa phương: tổng số dân, tỷ lệ tăng dân số, số dân theo từng độ tuổi. - Diện tích đất đai: tổng diện tích, bình quân dân số, diện tích đất ở, diện tích đất dành cho nông nghiệp, đất dành cho sản xuất công nghiệp, dịch vụ, buôn bán. - Thu nhập bình quân đầu người. - Trình độ dân trí. - Tình hình chính trị - xã hội của địa phương. - Những định hướng phát triển giáo dục dài hạn của địa phương. Những nội dung trên cần phải được liên hệ với địa phương để tìm hiểu, thống kê cụ thể để làm căn cứ. Nhà trường (cụ thể là ban xây dựng kế hoạch) phải tham mưu với lãnh đạo địa phương để có sự chỉ dẫn của Đảng, chính quyền địa phương để họ tạo điều kiện cho công tác của mình được thuận lợi. 2.2. Cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXHH (64).doc