Một số các hỏi ôn tập về Chủ nghĩa xã hội

MỤC LỤC

Câu 1 Cơ sở lý luận thực tiễn ở Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. 1

Câu 2 Tại sao các nhà Mác xít lại khẳng định: “Thời đại ngày nay là sự quá độ lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới.” 3

Câu 3 Tính chất và những mâu thuẫn của thời đại ngày nay 4

Câu 4 Đặc điểm và xu thế vận động chủ đạo của thời đại ngày nay 10

Câu 1: CNXH không tưởng và CNXH khoa học 1

Câu 2: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 4

Câu 3: Cách mạng xã hội chủ nghĩa 10

Câu 4; Dân chủ 12

Câu 5: Dân tộc 16

 

 

 

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7269 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số các hỏi ôn tập về Chủ nghĩa xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1 Cơ sở lý luận thực tiễn ở Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Trả lời Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là quá trình rút ngắn thời giai đoạn của quá trình đó dựa trên những cơ sở sau đây: - Cơ sở lý luận + Dựa trên học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội: đó là sự thay thế của các hình thái kinh tế, xã hội. Đây là một quá trình lịch sử tự nhiên của xã hội do điều kiện hoàn cảnh lịch sử, tính chất và quy mô của thời đại quy định. Các hình thái kinh tế xã hội thay thế nhau trên cơ sở hình thái kinh tế bao giờ cũng tiến bộ hơn hình thỏi kinh tế xã hội trước. + Khả năng quá độ được rút ngắn từ các nước tiểu nông đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua tư bản chủ nghĩa. Các nước tiểu nông khác trong đó có Việt Nam lấy đó làm tấm gương đi theo và được các nước xã hội chủ nghĩa giúp đỡ: Liên Xô, Trung Quốc, Cu ba,… Lê nin đó chỉ ra ba điều kiện để rút ngắn quá trỡnh đi lên chủ nghĩa xó hội. + Xây dựng thành công CNXH ở các nước phát triển giúp các nước tiểu nông noi theo. + Các nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội phải đo những bước trung gian mềm dẻo, phải thông minh, dũng cảm có tinh thần trách nhiệm sáng tạo, phải biết sử dụng thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa như một cây cầu nối liền nền sản xuất nhỏ với nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. + Phải có Đảng cộng sản lãnh đạo. + Ngoài ra Việt Nam đi lên CNXH cũn dựa trờn những cơ sở về mặt kinh tế. Nền kinh tế cũn chưa phát triển. Nhưng có một số ngành, một số cơ sở kinh tế kỹ thuật từ dưới chế độ thực dân – tư bản chủ nghĩa của Pháp, Mỹ để lại và một phần do nội lực xây dựng. + Thời đại hiện nay không một nước nào một mỡnh cú thể phỏt triển kinh tế. Do đó đây là một tiền đề và điều kiện khách quan vừa là thuận lợi, vừa là thách thức các nước đi sau có thể hợp tác, giao lưu, liên kết kinh tế - kỹ thuật để “đón đầu”, “đuổi kịp” các nước tiên tiến về khoa học, công nghệ và kinh tế. + Tiềm năng kinh tế đất nước và con người lao động Việt Nam là dồi dào, khá toàn diện và có khả năng khởi dậy nhiều mặt. Về chính trị, lực lượng chính trị là Đảng cộng sản Việt Nam lónh đạo thành công giai đoạn cách mạng trước nay tiếp tục vai trũ lónh đạo giai đoạn xây dựng CNXH là một tất yếu lịch sử. Vậy thực chất Việt nam bỏ qua là bỏ qua địa vị thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN mà thụi cũn tiếp thu những thành tựu mà nhõn loại tạo ra trong TBCN vẫn cú thể xõy dựng nhanh và bền vững CNXH. Cơ sở thực tiễn + Việt Nam có Đảng lãnh đạo với đường lối đúng đắn, sáng tạo, có kết quả được nhân dân tin cậy. Đó là nhân tố chủ quan hàng đầu để bỏ qua chế độ TBCN. + Nhà nước ta là nhà nước XHCN của dân, do dân, vì dân. Là nhân tố quản lý xã hội quan trọng nhất để nhân dân thực hiện quyền lực và lợi ích của mình trong sản xuất, kinh tế và hoạt động xã hội về mọi mặt. + Hệ thống chớnh trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc biết phát huy những thành tựu, sửa chữa những sai sót để đổi mới có kết quả ngày càng cao. + Nguồn lực con người và nội lực các mặt được phát huy là chủ yếu, gắn với những ngoại lực một cách đúng đắn sẽ tạo sức mạnh tổng hợp để xây dựng CNXH. + Thường xuyên cảnh giác, đấu tranh có hiệu quả với những biểu hiện tiêu cực và sự phá hoại của mọi kẻ thù. Câu 2 Tại sao các nhà Mác xít lại khẳng định: “Thời đại ngày nay là sự quá độ lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới.” Trả lời Thời đại là khái niệm khoa học dùng để phân kỳ lịch sử xã hội, phân biệt những nấc thang phát triển xã hội loài người. Do đó việc phân chia thời đại phải dựa trên những cơ sở nhất định. Các nhà Mác xít khẳng định: “Thời đại ngày nay là quá độ lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới.”. Bởi họ dựa trên một số cơ sở sau đây: Thứ nhất: dựa trên cơ sở hình thái kinh tế xã hội khi xuất hiện một hình thái kinh tế xã hội mới tiên tiến là mở đầu thời đại mới. Hình thái kinh tế xã hội mới ở đây chính là việc xuất hiện nhà nước Nga Xô Viết, mở đầu bằng cuộc cách mạng tháng Mười, là thời đại của cuộc đấu tranh cho hoà bình và độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là thời đại của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ nhằm chuẩn bị tiền đề vật chất chín muồi cho sự xuất hiện của CNXH. Sau cách mạng tháng Mười Nga, CNXH từ lý luận thành thực tiễn, đó xuất hiện hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa ở Nga sau này là Liên Xô. Như vậy việc xuất hiện hình thái kinh tế xã hội mới là cộng sản chủ nghĩa mang tính chất tiến bộ hơn hình thái kinh tế xã hội TBCN được đánh dấu là cột mốc mở đầu thời đại mới. Dựa vào sự xuất hiện cả hình thái kinh tế xã hội cộng sản đặc trưng cho quan hệ sản xuất XHCN làm cho CNTB trở thành đối tượng bị phủ định trực tiếp bằng cách mạng. Dù vẫn còn tồn tại và những khả năng phát triển nhưng về nguyên tắc thời đại của CNTB đó trở lên lỗi thời về mặt lịch sử. Thời đại đấu tranh cho sự ra đời, phát triển và thắng lợi của CNXH bắt đầu, thay thế cho thời đại tư sản một cách tất yếu. Thứ 2: Đó là sự thay thế giai cấp đứng ở vị trí trung tâm. Khi nghiên cứu phương thức sản xuất TBCN đặc biệt là cơ cấ kinh tế xã hội của CNTB ở thế kỷ XIX, Các Mac và Ăngghen đã phát hiện ra vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản. Các ông đã chỉ rừ cuộc đấu tranh giai cấp giữa vô sản và tư bản tất yếu sẽ dẫn tới cách mạng vô sản, dẫn tới sự diệt vong của CNTB, thắng lợi của CNXH và CNCS. Từ đó hai ông khẳng định: “Một thời đại mới sẽ xuất hiện thay thế thời đại TBCN. Đó chính là thời đại của sự quá đọ từ CNTB tới CNXH.” Sở dĩ khẳng định được điều ấy vỡ hai ụng đó nghiên cứu quan hệ sản xuất TBCN dựa trên chế độ chiếm hữu về tư liệu sản xuất mà giai cấp tư sản là kẻ chiếm hữu đã ngày càng trở thành vật kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội hóa rộng lớn. Giai cấp vô sản đại công nghiệp được đào luyện trong nền sản xuất lớn đó dần trưởng thành và đứng ở vị trí trung tâm của lực lượng sản xuất tiên tiến. Theo lý luận hình thái kinh tế xã hội thì trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào là giai cấp đứng ở vị trí trung tâm của thời đại thì là động lực chủ yếu chi phối sự vận động của thời đại đó. Như vậy dựa vào 2 cơ sở trên mà các nhà Mác xít đó khẳng định: “Thời đại ngày nay là sự quá độ lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới.”. Câu 3 Tính chất và những mâu thuẫn của thời đại ngày nay Trả lời “Thời đại” là khái niệm khoa học dùng để phân kỳ lịch sử xó hội, phõn biệt những nấc thang phỏt triển của xó hội loài người. “Thời đại ngày nay” là thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH và CNCS, mờ đầu bằng cuộc cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, là thời đại đấu tranh cho hoà bỡnh, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xó hội, là thời đại của cuộc cách mạng khoa học công nghệ nhằm chuẩn bị tiền đề vật chất chín muồi cho sự xuất hiện của CNXH. Vậy tính chất và những mâu thuẫn cơ bản của thời đại ngày nay là gì? - Tính chất của thời đại ngày nay Thời đại ngày nay là thời đại đang tiếp tục diễn ra cuộc đáu tranh giữa CNXH và CNTB. Đó là cuộc đấu tranh lâu dài và phức tạp giữa hai kiểu chế độ xó hội khác nhau về bản chất, đang cùng tồn tại, cùng tác động và cùng ảnh hưởng đến đời sống quốc tế nhưng đối lập nhau, tạo thành tiến trình tiến hóa của lịch sử. Thời đại ngày nay diễn ra cuộc đấu tranh gay go quyết liệt giữa CNXH đang lên nhưng còn hạn chế về nhiều mặt so với CNTB đó lạc hậu về lịch sử nhưng còn nhiều tiềm năng. Biểu hiện của cuộc đấu tranh là: Trong lĩnh vực kinh tế Về lý luận, CNTB đang tìm cách biện minh cho những tồn tại vĩnh viễn của CNTB. Về thực tế, CNTB đang hạn chế, gây khó khăn cho các nước XHCN bằng bao vây cấm vận, bằng cách hỗ trợ cho các thành phần kinh tế tư nhân ở các nước XNCN. Trong lĩnh vực chớnh trị Về lý luận, CNTB đang tỡm cách tuyên truyền phổ biến tự do, dân chủ tư sản, chứng minh sự tổn tại vĩnh viễn của chế độ xã hội này. Về thực tế, những lực lượng phản động tìm mọi cách phá hoại sự nghiệp xây dựng CNXH ở các nước, bằng chia rẽ Đảng cộng sản với nhân dân, chia rẽ dân tộc, gây xung đột tôn giáo,… Trong lĩnh vực văn hoá – tư tưởng Về tư tưởng: CNTB đang tìm cách phủ nhận học thuyết Mac – Lenin, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, tuyên truyền cho quan điểm phi giai cấp, phi ý thức hệ quan điểm đa nguyên, đa đảng. Về văn hoá: CNTB đang tìm cách phổ biến tuyên tuyền, áp đặt lối sống phương Tây, làm mai một văn hoá của các nước. Về phía CNXH: cuộc cách mạng tháng Mười tạo nên bước ngoặt của cuộc đấu tranh đó với thắng lợi mở đầu của CNXH và cũng là mở đầu của thời đại mới. Và qua đây nội dung cơ bản và tính chất của nó đó được xác định: quá độ từ CNTB lên CNXH. Tính chất ấy của thời đại cho đến nay vẫn không thay đổi. Và CNTB đó trở thành đối tượng bị phủ định trực tiếp bằng cách mạng và dù vẫn còn tồn tại và khả năng phát triển nhưng về nguyên tắc thời đại của CNTB đó trở lên lỗi thời về mặt lịch sử, thời đại đấu tranh cho sự ra đời, phát triển và thắng lợi của CNXH bắt đẩn, thau thế của thời tư bản một cách tất yếu. CNTB không phải và không chỉ là sự lựa chọn cho tương lai của lịch sử. Và quá độ lên CNXH vẫn là tính chất căn bản của thời đại ngày nay, vẫn là xu hướng phát triển không thể đảo ngược của lịch sử. Điều này được dựa trên phương pháp luận Mác xít mà Lênin đó chỉ dẫn cụ thể: Những yếu kém và khuyết tật trong mô hình xây dựng CNXH đó dẫn tới sự trì trệ và khủng hoảng của CNXH không thuộc về bản chất XHCN. Nó gây ra những biến dạng bản chất XHCN, làm cho tính ưu việt của CNXH không được biểu hiện ra ngoài một cách đầy đủ. Nhưng tích cực đổi mới CNXh càng có nhiều kết quả và thành tựu hơn, có sức hấp dẫn và lôi cuốn hơn với các dân tộc trong sự lựa chọn con đường phát triển không phải là từ bỏ CNXH. Và qua sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu không có nghĩa là sự sụp đổ của CNXH với tư cách là một xu hướng phát triển tất yếu của xã hội, một học thuyết cách mạng và khoa học vạch đường cho sự giải phóng hoàn toàn giai cấp công nhân, nhân dân lao động các dân tộc bị áp bức và giải phóng con người. Đặc biệt là học thuyết CNXH vẫn còn mói giá trị của nó, bởi nó phản ảnh đóng xu thế và quy luật phát triển của lịch sử và đáp ứng khát vọng sâu xa của cả loài người. Sự sụp đổ ấy cũng không phải là sự sụp đổ của phong trào XHCN thế giới. CNXH vẫn tồn tại và đứng vững. Và những cuộc đấu tranh cho những giá trị và lý tưởng của CNXH vẫn không ngừng phát triển ở mọi nơi, ngay cả ở Liên Xô và Đông Âu. Sự sụp đổ chế độ XHCN ở một số nước cũng không phải là một tất yếu, do việc xác định tính chất thời đại không đúng. Sự sụp đổ do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân là sự lãnh đạo của Đảng về đường lối chính trị. Do vậy phải tăng cường sức chiến đấu cho Đảng cộng sản. Ngày nay có nhiều quốc gia tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh vì hoà bình, dân chủ, bảo vệ môi trường, chống bất bình đẳng,…nó càng làm tăng thêm ảnh hưởng tích cực của CNTB xã hội. Những nước tư bản phát triển đang tích tụ ngày càng nhiều với mức độ ngày càng gay gắt những mâu thuẫn về bản chất của nó, đầy nó tới khủng hoảng và suy thoái. Phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động cũng thường xuyên phát triển. Những bất công những tệ nạn xã hội, những tội ác, suy đồi về đạo đức, lối sống do CNTB gây ra. Và cuộc đấu tranh: Về hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội, nó gắn liền với cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại tạo ra những tiền đề vật chất - kỹ thuật ngày càng đầy đủ hơn để chuyển lên CNXH. Vậy mặc dù CNXH đang ở thế thoái trào, song những cơ sở vật chất và xã hội của thời đại mới ngày càng chín muồi. Do vậy tính chất và nội dung của thời đại cũng đó xác định là không hề thay đổi. Và nó cho thấy thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH không phải là một thời gian ngắn và dễ dàng, nó có những khúc khửu, quanh co nhưng nhất định loài người cuối cùng cũng đi tới CNXH và CNCS. Đó là một xu thế không thể đảo ngược của lịch sử. Vậy thời đại hiện nay là thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới, mở đầu bằng cuộc cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại – là thời đại đấu tranh cho thắng lợi của hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội và CNXH, gắn liền với cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, tạo ra những tiền đề vật chất, kỹ thuật ngày càng đầy đủ cho việc chuyển lên CNXH. - Những mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa xã hội. Thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH là thời đại đan xen giữa CNTB và CNXH. Tính chất và đặc điểm của thời đại được biểu hiện qua mâu thuẫn cơ bản của nó. Có 4 mẫu thuẫn cơ bản sau đây: + Mâu thuẫn giữa CNXH với CNTB Đây là mâu thuẫn cơ bản, xuyờn suốt mang tính toàn cầu vì sự vận động của mâu thuẫn này quy định sự vận động của những mâu thuẫn còn lại. Điều này đó được thực tiễn lịch sử chứng minh qua các cuộc đấu tranh của nhân dân Liên Xô, Triều Tiên, Việt Nam,..chống đế quốc xâm lược. Hiện nay, các thế lực đế quốc đang ra sức lợi dụng sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu để đẩy mạnh cuộc phản kích quyết liệt nhằm xoá bỏ các nước XHCN cũn lại. Ngày nay, các nước XHCN và TBCN vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Các nước XHCN mong muốn thông qua hợp tác để thực hiện phát triển kinh tế - xã hội. Các nước phương Tây lại muốn thông qua hợp tác để thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình” nhằm xóa bỏ các nước XNCH còn lại. Nhưng trước âm mưu đó Đảng cầm quyền của các nước XHCN đó có những chiến lược, sách lược để đối phó và kiên định đi theo con đường XHCN mà mình đó chọn. + Mâu thuẫn giữa tư bản và lao động (như chủ nghĩa Mac – Lenin đó từng phân tích một cách khoa học) – Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân. Đây cùng là mâu thuẫn cơ bản trong chế độ TBCN. Mâu thuẫn này đang tồn tại ở nhiều nước. Mẫu thuẫn này phản ánh bản chất bóc lột lao động làm thuê của giai cấp tư sản với giai cấp công nhân. Chừng nào giai cấp tư sản còn tồn tại thì mâu thuẫn này vẫn không thay đổi. Ngày nay, nhờ vận dụng được những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại trong sản xuất làm cho lao động thất nghiệp ngày càng gia tăng, đang gây ra nhiều xung đột trên thế giới. Cùng với việc áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất đó cac nước CNTB đó nhanh chóng điều chỉnh quản lý sản xuất, điều chỉnh quản lý kinh tế và quản lý nhà nước để làm dịu đi những xung đột xã hội, những đối kháng giai cấp giữa giai cấp tư sản và công nhân. Và sự điều chỉnh này có được là do sức ép của Liên Xô và cộng đồng các quốc gia, từ cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nước, cuộc đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động. Tuy nhiên hố sâu ngăn cách giữa người giàu và người nghèo càng rừ nột hơn. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động tại các nước TBCN vẫn thường xuyên bị đe doạ bởi tệ nạn xó hội ngày càng gia tăng và đi liền theo đó là tệ phân biệt chủng tộc, sự suy đồi của đạo đức, lối sống. Cuộc đấu tranh giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động với giai cấp tư sản vẫn cũn diễn ra. - Mâu thuẫn giữa dân tộc thuộc địa, phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc. Vào những năm 1950, 1960 của thế kỷ XX đó có hàng trăm nước thuộc địa và phụ thuộc giành độc lập dân tộc, làm sụp đổ hệ thống chủ nghĩa thực dân có. Tuy nhiên, đó mới chỉ là độc lập về chính trị, chủ nghĩa đế quốc vẫn áp dụng chính sách thực dân mới làm cho các nước mới giành được độc lập rơi vào tình trạng lệ thuộc về kinh tế, dần dần lệ thuộc về chính trị. Sự thể hiện mâu thuẫn nà có khác trước. Nếu trước đây là sự xâm lược của các nước phát triển với các nước lạc hậu, thì nay sự chi phối của nước giàu đối với nước nghèo, nước lớn với nước nhỏ, không có khả năng trả nợ, ngày càng thêm lệ thuộc vào những nước tư bản đế quốc về kinh tế và chính trị. Do vậy mâu thuẫn này được biểu hiện qua khoảng cách giàu nghèo giũa các nước CNTB còn bòn rất chất xám của các nước lạc hậu đẩy các nước đó đến chỗ kiệt quệ, biến các nước đó thành những bói thải của cụng nghiệp, công nghệ lạc hậu làm ô nhiễm môi trường, suy đổi đạo đức, tinh thần đến đời sống và con người. Do vậy các nước này cần phải đứng lên đấu tranh chống lại can thiệp và xâm lựơc, chống sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, của mâu thuẫn, xung đột sắc tộc, dân tộc. Mâu thuẫn này đó chuyển thành mâu thuẫn giữa các nước chậm phát triển với những nước tư bản chủ nghĩa phát triển cao. Đây là mâu thuẫn cơ bản đũi hỏi sự giải quyết của cả thời đại. Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau. Trước đây mau thuẫn này thể hiện trong cuộc đấu tranh phân chia thuộc địa giữa các nước TBCN, mâu thuẫn giữa các tập đoàn tư bản. Mâu thuẫn trên là nguyên nhân nổ ra hai cuộc chiến tranh thế giới. Quan hệ giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau là quan hệ liên minh giữa các thế lực tập đoàn tư bản để cùng tìm kiếm và giành giật thị trường, về lợi ích. Chúng liên minh, cạnh tranh và thông tính lẫn nhau, nhưng lại thống nhất với nhau trong mục đích chống pháo chủ nghĩa xã hội và cách mạng thế giới. Mâu thuẫn này diễn ra thường xuyên liên tục, lúc gay gắt, lức thầm kín. Đặc biệt là Mĩ đang có âm mưu làm bá chủ toàn cầu. cùng với đó là tây Âu, Nhật Bản cũng ra sức trở thành siêu cường quốc, vùa là đồng minh, vừa là đối thủ của Mĩ. Vậy hiện nay mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa là sự đấu tranh phân chia khu vực ảnh hưởng. phân chia thị trường thế giới. Nhu cầu thị trường, nhu câu nguyên liệu, lao động vẫn đang tồn tại ở các nước tư bản chủ nghĩa. Đây chính là nguyên nhân gay ra căng thẳng thế giới hiện nay. Thế giới ngày nay vẫn cũn đang tồn tại nhiều mâu thuẫn nữa trên phạm vi toàn cầu hay từng khu vực như sự bùng nổ dân số, môi trường sinh thái bị huỷ diệt, sự lan tràn các căn bệnh thế kỷ, xung đột dân tộc và tôn giáo tình trạng mất an ninh, nguy cơ chiến tranh … Đó là những hiểm hoạ của cả loài người. Những mâu thuẫn cơ bản của thời đại hiện nay vẫn cũn tồn tại và tiếp tục phát triển sâu sắc, có những điểm của thời đại biểu hiện trực tiếp nội dung của thời đại, phản ánh tính chất phức tạp, quanh co của sự vận động lịch sử trên con đường tiến tới chủ nghĩa xã hội. Câu 4 Đặc điểm và xu thế vận động chủ đạo của thời đại ngày nay Trả lời Đấu tranh giai cấp và dân tộc diễn ra gay gắt trên phạm vi toàn thế giới. Nó diễn ra với mức độ và hình thức khác nhau ở các nước. Đấu tranh ở các nước tư bản được biểu hiện ở các hình thức: + Đấu tranh nhân hội nghị các nước phát triển G7, G8. Biểu tình đòi dân sinh, dân chủ, dân quyền. VD: Đòi xóa nợ cho những nước nghèo ở châu phi, chống xả rác vào những nước nghèo. + Đấu tranh chống cắt giảm thuế của những người giàu. + Đũi tăng chi phí cho giáo dục văn hoá y tế, trợ cấp thất nghiệp. + Đấu tranh chống sa thải người lao động, chống kì thị dân tộc. Đấu tranh giai cấp ở các nước xã hội chủ nghĩa là đấu tranh chống lại các nguy cơ can thiệp lật đổ, xung đột dân tộc sác tộc tôn giáo… Hiện nay nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi nhưng xung đột sắc tộc tôn giáo diễn ra gay go phức tạp, những cuộc chạy đua vũ trang hoạt động khủng bố gây tổn thất về người và của cho nhiều quốc gia trên thế giới. VD: Ở Ấn Độ làm tách thành Ấn Độ, Nê Pan, Băng La Đét; Malaixia: Đôngtimo tách thành lập nước riêng; Xung đột Ixrean va palextin được sự ủng hộ của các nước tư bản phương tây; 1999 Mĩ và Anh tấn công Nam Tư làm Nam Tư thất thoát 55 tỉ USD. Làm Nam tư tách thành 4 nước. Cuộc CMKH CN đang tạo ra những thay đổi trên thế giới. - Cuộc CMKH CN tạo ra những thay đổi: + Làm lực lượng sản suất phát triển từ đó nâng cao năng suất lao động tăng cao. từ đó đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người. + Làm thay đổi có cơ cấu xã hội: có nhiều giai cấp tầng lớp mới xuất hiện. + Hàm lượng chất sám trên một sản phẩm tăng cao và từ đó dẫn đến các nước tập trung xây dựng nền kinh tế tư thức. - Cuộc CMKH CN tác động tới tất cả các quốc gia không phân biệt chế độ chính trị. Đây vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển. Đối với Việt Nam có những thời cơ và thách thức: + Thời cơ: Thu hút vốn NTN, lao động; Nâng cao chất lượng lao động. + Thách thức: Về chính trị: Nguy cơ mất độc lập tự chủ. Về kinh tế: Sự cạnh tranh gay gắt dẫn đến phân hoá giàu nghèo giữa các nước. VD: Một số nước phát triển như Nhật Bản, Thuỵ Sĩ có thu nhập bình quân đầu người là 40800 USD còn Etopia chỉ cú 100 USD. Về văn hoá: Mất bản sắc văn hoá dân tộc. Về xã hội: Tệ nạn xã hội tăng. Những vấn đề toàn cầu đòi hỏi sự hợp tác giải quyết của tất cả các quốc gia trên thế giới. Những vấn đề toàn cầ là vấn đề mà hệ quả của nó được mọi nước quan tâm: - Hoà bình thế giới đang bị đe doạ do: Chiến tranh xảy ra thường xuyên; xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; sản xuất vũ khí hạt nhân. - Hạn chế bựng nổ về dân số: Hiện nay dân số thế giới là khoản 7 tỉ người. Nhưng lại phân bố không đồng đều: các nước phát triển chiếm 23% lại là dân số già, các nước đang phát triển chiếm 77% dân số trẻ. - Bảo vệ môi trường: Trái đất nóng lên dẫn tới lũ lụt, báo lớn; mua axit; ô nhiễm nguồn nước; xói mòn đất… là những vấn đề cấp thiết đòi hỏi sự hợp tác giải quyết của tất cả các nước. - Vấn đề phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh tật hiểm nghèo như HIV-AIDS, cúm gia cầm… cũng là vấn đề toàn cầu cần quan tâm. - Ngoài ra việc giải quyết các tệ nạn xã hội như buôn lậu quốc tế, tham nhũng… cũng cần có sự hợp tác của các nước. Khu vực Châu Á Thỏi Bình Dương đang là khu vực phát triển năng động, khả năng phát triển đối với tốc độ cao nhưng lại là khu vực tiềm ẩn nhiều nhân tố gây nguy cơ mất ổn định. - Khu vực này có nhiều tài nguyên chưa được khai thác. - Khu vực có giá lao động rẻ, lao động có tay nghề khéo. - Khu vực có sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới phong phú như cao su, cà phê… - Khu vực này chứa đựng nguy cơ gây mất ổn định - Khu vực này chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hoá:TQ, Ấn Độ, Phương Tây - Có nhiều hệ tư tưởng: Phong kiến, tư sản, vô sản. - Cú tất cả cỏc tụn giỏo trờn thế giới. - Có nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhiều. Những đặc điểm trên đây của khu vực Châu Á Thái Bình Dương đó quy định khả năng phát triển cũng như nguy cơ mát ổn dịnh của khu vực này. Vì vậy đòi hỏi các nước Châu Á Thái Bình Dương, trước hết phải nắng rừ tình hình của các nước mình tâm cách phát huy những tiềm năng của đất nước mình làm cho đất nước giàu đẹp văn minh hơn. Đông thời phải luôn chú trọng giả quyết đúng đắn các mối quan hệ tránh dẫn tới xung đột. Tóm lại, thế giới hiện nay đang tồn tại đan xen và tác động lẫn nhau giữa các nhân tố ổn định và mất ổn định, phát triển và suy thoái, hoà bình và chiến tranh, thống nhất và phân chia, hợp tác và cạnh tranh, Điều này yêu cầu mỗi nước phải nhanh nhạy nhận rừ tình hình thế giới đang liên tục thay đổi từ đó tranh thủ những thuận lợi, khắc phục những khó khăn. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDCNXH1042.doc
  • docDCNXH1043.doc