Một số đề luyện tập và gợi ý làm bài - Môn văn 12

1. Người lái đò Sông Đà là một tuỳ bút đặc sắc của Nguyễn Tuân, in trong tập Sông Đà (1960). Trong tác phẩm này, Nguyễn Tuân không chỉ ca ngợi con người Tây Bắc mà còn thể hiện được vẻ đẹp độc đáo của sông Đà - vừa hung dữ, hiểm trở lại vừa thơ mộng trữ tình.

2. Tính chất độc đáo của con sông Đà được Nguyễn Tuân thể hiện ngay ở câu thơ mở đầu của tác phẩm: "Chúng thuỷ giai đông tẩu - Đà giang độc bắc lưu" nghĩa là: mọi dòng sông đều chảy về hướng đông chỉ có sông Đà chảy theo hướng bắc (thơ Nguyễn Quang Bích). Con sông Đà có hai nét tính cách trái ngược nhau: vừa hung dữ, hiểm trở, vừa thơ mộng, trữ tình.

3. Tính chất hung dữ của con sông Đà

- Ở phía thượng nguồn, con sông Đà có nhiều ghềnh thác hiểm trở, nhiều hút nước, xoáy nước giữa lòng sông. Những tảng đá như tạo thành những trận đồ bát quái để thử thách những người lài đò xuôi ngược trên sông.

- Để làm rõ tính chất "hung bạo" của con sông Đà, Nguyễn Tuân đã miêu tả cuộc chiến đấu sinh tử giữa người lái đò với con sông Đà. Con sông lúc thì giống như một con ngựa bất kham, lúc lại như "một loài thuỷ quái khổng lồ" hung ác, nham hiểm và độc địa. Con sông Đà càng hung dữ bao nhiêu thì chân dung của người lái đò lại càng cao đẹp và hùng vĩ bấy nhiêu.

4. Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của con sông Đà

- Xuôi về phía hạ lưu, nước sông chảy hiền hoà thơ mộng. Cảnh sắc hai bên bờ thật đẹp, thật gợi cảm "Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa".

- Vẻ đẹp trữ tình của con sông Đà được Nguyễn Tuân gợi lên qua những hình ảnh nên thơ "cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lý, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi". Thêm vào hình ảnh con hươu vểnh tai ngơ ngác, đàn cá đầm xanh quẫy vụt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi

5. Những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm

- Nguyễn Tuân có một vốn tri thức phong phú, nhiều mặt: về lịch sử, địa lí, địa chất, hội hoạ, điện ảnh.

- Qua việc miêu tả con sông Đà, ông đã cung cấp cho ngời đọc những hiểu biết về những tên gọi khác của con sông Đà qua từng thời kỳ lịch sử, về địa lý, địa chất của nó đưa lại cho người đọc những trang viết hấp dẫn, lí thú.

- Nguyễn Tuân đã biết vận dụng mặt mạnh của nhiều ngành nghề nghệ thuật khác để làm tăng khả năng biểu hiện của văn chương. Miêu tả con sông Đà, có lúc ông giống như một nhà quay phim lão luyện, hết lùi lại để bao quát toàn cảnh sông Đà, có lúc lại quay cận cảnh để đặc tả một con thác hung dữ. Khi miêu tả cảnh sắc hai bên bờ sông và dòng nước sông Đà, Nguyễn Tuân lại sử dụng các gam màu rất bạo, rất tài hoa của một hoạ sĩ tài năng: nước sông Đà lúc thì có màu "xanh ngọc bích", lúc lại "lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa" Cách miêu tả con sông Đà từ phương diện văn hoá, mĩ thuật của Nguyễn Tuân đã tạo nên những trang viết tài hoa, độc đáo.

- Khi miêu tả con sông Đà, Nguyễn Tuân đã sử dụng vốn từ ngữ phong phú, đa dạng. Miêu tả cuộc quyết đấu của người lái đò với con sông Đà, Nguyễn Tuân đã sử dụng nhiều từ ngữ của quân sự, võ thuật với một lối tạo câu văn ngắn; khi miêu tả vẻ đẹp trữ tình của con sông Đà, câu văn của ông lại được kéo dài ra mang đậm chất trầm tư, mơ mộng. Nguyễn Tuân đã xứng đáng là "một người nghệ sĩ của ngôn từ".

 

doc45 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7200 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số đề luyện tập và gợi ý làm bài - Môn văn 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh hùng vừa như một nghệ sĩ trong cuộc vượt thác lao ghềnh, chiến đấu với thiên nhiên. 2. Phân tích nhân vật a) Cần điểm qua một vài nét về cảnh tượng con sông Đà hùng vĩ, uy nghiêm, dữ dội mà cũng tuyệt vời thơ mộng - đó là cái nền để người lái đò xuất hiện. b) Người lái đò - anh hùng sông nước: trong cuộc chiến đấu với con sông dữ, ông lái là người chỉ huy tài ba, trí dũng, can trường, vượt qua hết các vực xoáy, luồng chết, cửa tử… đưa con đò đến nơi sóng yên nước lặng (tập trung phân tích tư thế, phong thái, hành động… của người lái đò trong cuộc chiến đấu với dòng sông). c) Người lái đò - nghệ sĩ tài hoa: trong nghề chèo đò vượt thác ông lái đò là một nghệ sĩ tài hoa, nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá, thuộc lòng cửa sinh, cửa tử, thuần thục điêu luyện trong nghề nghiệp. Nói như Nguyễn Tuân "tay lái ra hoa". d) Nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân: cách khắc hoạ ngoại hình, hình ảnh mạnh mẽ, độc đáo, ngôn từ phong phú, mới mẻ. Cần lưu ý việc Nguyễn Tuân lược bỏ hầu hết các chi tiết về đời tư của người lái đò. 3. So sánh với nhân vật Huấn Cao a) Nét chung (tính thống nhất) - Vẫn tiếp cận con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. - Vẫn là ngòi bút tài hoa uyên bác, vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hoá, nghệ thuật khác nhau trong miêu tả và biểu hiện. - Vẫn sử dụng vốn ngôn từ hết sức phong phú, lạ lẫm. b) Nét riêng (sự vận động trong phong cách Nguyễn Tuân) - Trước cách mạng, con người Nguyễn Tuân hướng tới là những "con người đặc tuyển, những tính cách phi thường". Sau cách mạng, nhân vật tài hoa nghệ sĩ của Nguyễn Tuân có thể tìm thấy ngay trong cuộc sống chiến đấu, lao động hàng ngày, trong nhân dân đại chúng. - Trước cách mạng, nhà văn thường khám phá vẻ đẹp thiên lương, thú chơi cao sang, đài các của con người. Sau cách mạng, ông đi sâu phản ánh vẻ đẹp về thể chất và tinh thần, "chất vàng mười" của những người lao động âm thầm, bình dị. - Trước cách mạng, Nguyễn Tuân thường đối lập hiện tại với quá khứ, có lúc sa vào chủ nghĩa hình thức cầu kì, ngôn ngữ khinh bạc. Sau cách mạng, ông đã tìm thấy sự thống nhất quá khứ, hiện tại, tương lai, tìm thấy chố đứng trong đời sống nhân dân, tự nguyện đem ngòi bút phục vụ cuộc sống chiến đấu, lao động của nhân dân. 4. Đánh giá - Qua Người lái đò sông Đà và nhân vật người lái đò, ta thấy một Nguyễn Tuân tài hoa uyên bác, độc đáo, có tấm lòng sâu nặng với thiên nhiên, con người nơi miền Tây Tổ quốc. - Ca ngợi sự dũng cảm tài trí, vẻ đẹp của con người Việt Nam trong lao động xây dựng đất nước, Người lái đò sông Đà thật sự là một bài ca về lao động, về con người trong lao động. TIẾNG HÁT CON TÀU (Chế Lan Viên) - CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO Đề: Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con tàu và địa danh Tây Bắc. Bình giảng bốn câu thơ sau: “Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ ... Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa” A. Ý nghĩa biểu tượng: - Hình ảnh con tàu: biểu tượng cho khát vọng lên đường, khát vọng đi xa, hướng tới đời sống lớn của đất nước, nhân dân, đi tới chân trời của những ước mơ lớn, đi tới ngọn nguồn cảm hứng của những sáng tạo nghệ thuật. - Tây Bắc: vừa là một địa danh cụ thể mang nhiều ý nghĩa lịch sử nơi miền tây Tổ quốc, vừa là biểu tượng của đất nước bao la, nhân dân vĩ đại. B. Bình giảng 4 dòng thơ. Các ý chính cần có. 1. Giới thiệu khái quát Chế Lan Viên (1920 - 1989) là một tài năng bộc lộ từ rất sớm. Nếu Điêu tàn (1937), tập thơ khẳng định vị trí của Chế Lan Viên trong phong trào Thơ mới thì Ánh sáng và phù sa (1960) lại là cái mốc ghi nhận sự trưởng thành của ngòi bút Chế Lan Viên trên hành trình thơ cách mạng. Tiếng hát con tàu (in trong Ánh sáng và phù sa) ra đời nhân một sự kiện kinh tế - xã hội lúc bấy giờ. Nhưng đó chỉ là cái cớ để nhà thơ bộc lộ tình cảm, giãi bày khát vọng được trở về với nhân dân. Đoạn thơ trích nằm ở phần thứ hai trong bố cục bài Tiếng hát con tàu, đã tập trung thể hiện niềm khao khát và hạnh phúc được trở về với nhân dân của nhà thơ. 2. Bình giảng a) Cả đoạn thơ xuất hiện hàng loạt hình ảnh, hình ảnh trùng điệp, liên tiếp: "như nai về suối cũ", (như) "cỏ đón giêng hai", (như) "chim én gặp mùa", "như đứa trẻ thơ ". Nhà thơ như nói cho hết, cho thoả khát vọng và niềm hạnh phúc được trở về với nhân dân. b) Rất nhiều ví von so sánh. Nhà thơ (chủ thể) được ví như: nai, cỏ, chim én, trẻ thơ, nôi. Nhân dân - cuộc sống lớn (khách thể) được ví như: suối, mùa xuân, sữa, cánh tay đưa. Nhà thơ thấy mình nhỏ bé, non dại, mềm yếu; Còn nhân dân như suối nguồn bồi đắp, vỗ về. c) Trở về với nhân dân là việc hết sức tự nhiên (nai về suối cũ/cỏ đón giêng hai), là việc hợp quy luật (chim én gặp mùa) và rất kịp thời (đói lòng gặp sữa). Bởi nhân dân là nguồn nuôi dưỡng sự sống, làm hồi sinh những hồn thơ bế tắc, cằn cỗi; Nhân dân là ngọn nguồn của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. d) Giọng điệu thơ tha thiết, chân thành, cách xưng hô khi nói đến nhân dân có sự thay đổi: đang từ "anh", "ta" chuyển sang "con", tạo độ sâu lắng trong cảm xúc, diễn đạt tình cảm thân thiết ruột thịt của nhà thơ. e) Những hình ảnh gần gũi mà vẫn mới lạ, so sánh bất ngờ, độc đáo, chi tiết bất chợt, khiến đoạn thơ giàu suy nghĩ triết lí mà không khô khan, mà lung linh biến hoá. f) So sánh với Điêu tàn - một hồn thơ từng trốn đời, trốn người cho thật xa để hiểu hết mấy chữ "con gặp lại nhân dân", để thấy hết ước vọng tha thiết chân thành của nhà thơ. 3. Đánh giá chung Đây là đoạn thơ hay, thâu tóm được cảm hứng chính của Tiếng hát con tàu: khát vọng được hoà nhập vào đời sống lớn của nhân dân. Đoạn thơ cũng kết tinh được những nét đặc sắc của hồn thơ Chế Lan Viên: phong phú và sáng tạo về hình ảnh, giàu triết lí suy tư, nhạy cảm trước những nhiệm vụ chính trị của đất nước. PHẦN 5: VĂN XUÔI THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ RỪNG XÀ NU (Nguyễn Trung Thành) Đề 1: Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Đề 2: Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Câu 1. Phân tích hình tượng cây xà nu. Các ý chính cần có 1. Giới thiệu khái quát a) Nguyễn Trung Thành (1932) thuộc thế hệ các nhà văn cầm súng, trưởng thành cùng hai cuộc kháng chiến. Ông là người gắn bó nhiều năm với chiến trường Tây Nguyên, được coi là nhà văn mở cánh cửa đi vào vùng đất Tây Nguyên. b) Rừng xà nu - truyện ngắn được viết năm 1965, phản ánh một chân lí của thời đại: phải dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng. Xây dựng được một tập thể nhân vật anh hùng, tác giả đã viết nên bản hùng ca chiến trận của đồng bào Tây Nguyên. Nhắc tới thành công của Rừng xà nu không thể không nói tới hình tượng cây xà nu mang nhiều ý nghĩa. 2. Hình tượng cây xà nu a) Trước hết mang ý nghĩa tả thực: đó là loài cây tiêu biểu của núi rừng Tây Nguyên như tác giả nói: "Loài cây hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạch… tưởng như đã sống từ ngàn đời, còn sống đến ngàn đời sau, từng cây, hàng vạn, hàng triệu cây vô tận…", rất gắn bó với con người (lửa xà nu trong bếp, đuốc xà nu soi rõ đường đi, khói xà nu nhuộm đen bảng gỗ để anh Quyết dạy chữ, ánh lửa xà nu soi cho mọi người mài vũ khí…) b) Tượng trưng cho khát vọng tự do của con người Tây Nguyên: cây xà nu là loài cây ham ánh sáng mặt trời. Các cây con hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời để tiếp lấy ánh nắng. c) Tượng trưng cho con người Tây Nguyên khoẻ mạnh, cường tráng mà cũng chịu nhiều đau thương mất mát dưới bàn tay tội ác của kẻ thù: cây xà nu được ví như một thân thể cường tráng, rừng xà nu như tấm ngực lớn che chở cho làng, "cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương", có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, nhựa ứa ra đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn. d) Cây xà nu là biểu tượng cho các thế hệ đồng bào Tây Nguyên, người trước ngã, người sau tiếp bước trong cuộc kháng chiến: "Cạnh một cây xà nu mới gục ngã đã có bốn năm cây con mọc lên" cũng giống như Tnú thay thế cho anh Quyết hi sinh, Dít thay thế cho Mai vừa ngã xuống. e) Tượng trưng cho sức mạnh kiên cường bất khuất, cho sức sống bất diệt của đồng bào Tây Nguyên dưới sự lãnh đạo của Đảng: đạn đại bác không giết được chúng, cây xà nu vẫn sinh sôi nảy nở làm thành tấm ngực lớn che chở cho làng. f) Nghệ thuật miêu tả: cây xà nu luôn được nói đến trong sự so sánh, đối chiếu, chuyển hoá với con người (nhựa xà nu như một cục máu lớn, máu Tnú ứa ra như nhựa xà nu, cây xà nu như một cơ thể cường tráng, ngực cụ Mết căng như cây xà nu lớn…) và cách kết cấu đầu cuối tương ứng (mở đầu và kết thúc đều bằng hình ảnh cây xà nu) làm rõ ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh. 3. Đánh giá chung a) Hình tượng cây xà nu có mặt từ dòng mở đầu, xuyên suốt tác phẩm cho đến kết thúc, đã tạo được không khí Tây Nguyên cho truyện ngắn và làm nổi bật chủ đề của nó. b) Hình tượng cây xà nu góp phần quan trọng tạo nên chất giọng sử thi, tạo nên âm hưởng trường ca Đam San cho Rừng xà nu. Đề 2. 1. Giới thiệu khái quát - Nguyễn Trung Thành (1932) thuộc thế hệ các nhà văn cầm súng, trưởng thành cùng hai cuộc kháng chiến. Ông là người hiểu biết sâu sắc và gắn bó mật thiết với cảnh vật và con người ở vùng đất Tây Nguyên, được coi là nhà văn mở cánh cửa đi vào vùng đất Tây Nguyên. - Nguyễn Trung Thành là người suốt đời đi tìm cái anh hùng, cao cả. Rừng xà nu là tác phẩm thể hiện rõ nét cảm hứng sáng tác ấy của ông. Có thể nói, Nguyễn Trung Thành có nhiều thành công trong việc xây dựng những nhân vật là con đẻ của núi rừng hùng vĩ và hoang dã. Nhân vật Tnú là điểm hội tụ, kết tinh tài năng và tâm huyết của nhà văn. 2.Hình tượng nhân vật Tnú: *Cuộc đời và con đường cách mạng của Tnú: -Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, lớn lên nhờ sự nuôi dưỡng, đùm bọc của dân làng Xô Man. Vì vậy anh mang những phẩm chất tốt đẹp của dân làng. Cụ Mết đã từng nhận xét: “Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch hơn nước suối làng ta”. -Tnú đến với cách mạng từ nhỏ, anh làm nhiệm vụ giao liên và nuôi giấu cán bộ Quyết. Từ bé anh đã được học chữ, đã có ý thức lớn lên sẽ thay anh Quyết làm cán bộ, lãnh đạo phong trào cách mạng của quê hương. *Là người có nhiều phẩm chất tốt đẹp: -Gan góc, táo bạo, xứng đáng là người con của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ (Qua việc Tnú và Mai học chữ, lúc làm liên lạc, khi bị giặc đốt mười ngón tay…) -Giàu tình cảm: +Thương yêu bản làng, quê hương tha thiết: sau ba năm “đi lực lượng” trở về thăm làng, anh vẫn nhớ từng gốc cây, con đường; nhớ những kỉ niệm với Mai; nhớ đến tất cả những người trong làng… +Yêu thương vợ con tha thiết: chứng kiến cảnh vợ con bị giặc hành hạ dã man, Tnú đã nhảy xổ vào giữa lũ giặc để bảo vệ mẹ con Mai. -Căm thù giặc sâu sắc: +Kẻ thù đã gây ra bao tang tóc cho dân làng. Vì thế anh mang mối thù sâu đậm của quê hương. +Kẻ thù đã giết hại vợ con anh. Anh mang trên vai mối thù lớn của gia đình. +Kẻ thù cũng đã khiến anh trở thành người tàn tật. Bản thân anh cũng mang mối thù không đội trời chung với chúng. -Dũng cảm, trung thành với cách mạng: +Trong những năm ác liệt nhất, đen tối nhất khi giặc khủng bố điên cuồng, Tnú và Mai là những người hăng hái nhất vào rừng nuôi giấu cán bộ. +Lòng trung thành của anh được bộc lộ qua nhiều thử thách: khi làm giao liên bị giặc bắt; khi chứng kiến cảnh vợ con bị giặc tra tấn dã man… Vì tất cả những yếu tố trên nên khi dân làng đứng lên chiến đấu, Tnú gia nhập lực lượng giải phóng quân như một tất yếu. Lòng yêu thương, căm thù đã biến thành hành động chiến đấu, đã dẫn đến nhận thức đúng đắn của nhân vật. * Nhân vật tạo được nhiều ấn tượng bởi nhà văn đã dụng công khắc sâu những chi tiết giàu ý nghĩa, đặc biệt là đôi bàn tay của Tnú. Đó không chỉ là cuộc đời mà còn là tính cách của nhân vật. (Lí giải: đôi bàn tay khi còn lành lặn; đôi bàn tay bị giặc đốt như mười ngọn đuốc; đôi bàn tay tật nguyền). 3. Đánh giá chung: -Nhân vật Tnú là linh hồn của tác phẩm Rừng xà nu. Hình tượng nhân vật được khắc hoạ đậm nét bởi nhiều chi tiết giàu ý nghĩa. Đặc biệt là được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn, giàu chất lí tưởng. -Qua nhân vật này, Nguyễn Trung Thành muốn thể hiện số phận và con đường tất yếu của nhân dân Tây Nguyên, nhân dân miền Nam trong quá trình đấu tranh giải phóng: phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, muốn có độc lập tự do, họ phải đứng lên cầm vũ khí để tiêu diệt kẻ thù. NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH (Nguyễn Thi) Đề : Phân tích nhân vật Việt và nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi. Gợi ý 1.Nguyễn Thi là nhà văn tiêu biểu của Nam Bộ. Cuộc đời sáng tác của Nguyễn Thi không dài nhưng ông đã để lại nhiều tác phẩm thực sự có giá trị. Qua toàn bộ sáng tác của mình, Nguyễn Thi đã tái hiện một bức tranh sinh động về cuộc sống và con người Nam Bộ đánh Mĩ và thắng Mĩ. Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình là tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Thi. Cốt truyện giản dị, không có gì gay cấn nhưng sức hút của tác phẩm toát ra từ nội tâm nhân vật, từ nghệ thuật kể chuyện đặc sắc, mới mẻ. Tác phẩm thể hiện thành công hình ảnh con người miền Nam đánh giặc, đặc biệt là thế hệ thanh niên, tiêu biểu là nhân vật Việt. 2. Phân tích nhân vật Việt: Trong tác phẩm của nguyễn Thi, các nhân vật hiện ra sinh động nhưng thống nhất với nhau những nét chung: giàu lòng yêu nước, gan góc dũng cảm, căm thù giặc và khao khát được đánh giặc. Đây là những con người giàu tình nghĩa, thuỷ chung với truyền thống của cách mạng, của đất nước, quan hệ chan hoà với mọi người. Trong thế giới nhân vật đó, Việt là nhân vật gây ấn tượng đậm nét. a.Việt là cậu con trai hồn nhiên, hiếu động: -Lúc chưa đi bộ đội, suốt ngày lội sình, lội mương đi bắn chim, bắt ếch, câu cá. Giống như bao nhân vật của Nguyễn Thi, Việt gắn bó với đồng ruộng, quê hương, chòm xóm. Là em của Chiến, Việt vô tâm, trẻ con, luôn tranh phần hơn với chị, từ việc bắt ếch,...đến việc ghi tên tòng quân. Tình thương yêu của Việt đối với chị cũng đượm nét trẻ con, “Việt giấu chị như giấu của riêng” vì sợ mất chị. Việt gây ấn tượng cho người đọc trước hết là ở cái vẻ vô tư, ngộc nghệch của một cậu thanh niên mới lớn. Đi bộ đội nhưng vẫn còn đem theo cái súng cao su ở trong túi. -Sự vô tư, hồn nhiên ấy được thể hiện rõ nét ở các chi tiết: mọi việc trong gia đình, Việt đều phó thác cho chị. Đêm trước ngày lên đường, Chiến lo toan, thu xếp mọi việc trong gia đình một cách chu toàn, từ việc của út em, nhà cửa, ruộng nương đến việc gửi bàn thờ má, bàn bạc với em một cách trang nghiêm, còn Việt thì “lăn kềnh ra ván cười khì khì”, vừa nghe vừa “chụp một con đom đóm trong lòng bàn tay” rồi ngủ quên lúc nào không biết. -Việt chiến đấu rất dũng cảm, thế nhưng khi bị thương, bị lạc đồng đội nằm lại ở chiến trường, Việt không sợ giặc mà sợ thằng chết trôi ngoài vòm sông và con ma cụt đầu trên cây xoài mồ côi. Ngôn ngữ, lời nói của Việt cũng hồn nhiên, đó là lời ăn tiếng nói của một cậu con trai mới lớn b.Lòng dũng cảm, gan góc và quyết tâm cao độ. -Sinh ra trong một gia đình có truyền thống đánh giặc, lại mang trên mái đầu thơ dại mối thù sâu nặng. Việt quyết tâm trả thù cho ba má, cho mọi người. - Từ nhỏ đã dám xông vào đá cái thằng đã giết cha mình. - Việt cùng với chị mình đã đã chủ động tìm giặc để đánh và lập nên những chiến công: bắn tàu giặc trên sông. -Quyết tâm ấy thôi thúc Việt ghi tên tòng quân, tranh giành với chị để được ghi tên nhập ngũ. Vào bộ đội rồi, Việt đã vươn lên rất nhanh. Anh đã chiến đấu rất dũng cảm, tiêu diệt xe bọc thép của kẻ thù. Bị trọng thương, lạc đồng đội phải nằm lại ở chiến trường, Việt vẫn tìm mọi cách bò về phía tiếng súng nổ quen thuộc để tìm đồng đội. Nhân vật Việt đã thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp, sống hết mình với người thân, với đồng đội, luôn nghĩ về mối thù với gia đình, luôn tự hào về cuốn sổ truyền thống của gia đình. Cùng với Chiến, Việt mang vẻ đẹp tiêu biểu cho thế hệ thanh niên miền Nam trong cuộc trường chinh chống Mĩ. 3. Những nét đặc sắc về nghệ thuật: -Nghệ thuật trần thuật độc đáo: (Phân tích, chứng minh) -Sử dụng chi tiết, hình ảnh và ngôn ngữ giàu chất tạo hình.(Phân tích, chứng minh) *Kết luận: Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi vừa giàu chất liệu hiện thực, vừa lung linh chất lí tưởng. Đấy là những trang văn đẹp thể hiện sâu sắc những tình cảm lớn lao của những con người bình dị, gắn bó với quê hương, gia đình và luôn hướng về đất nước. PHẦN 6: VĂN HỌC GIAI ĐOẠN SAU NĂM 1975 CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (Nguyễn Minh Châu) Đề 1: Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài. Đề 2: Qua truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu muốn thể hiện những chiêm nghiệm gì về cuộc đời và nghệ thuật ? Đề 3: Cách nhìn nhận cuộc sống và con người của Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”. Đề 4: Phân tích sự biến đổi trong nhận thức của nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Gợi ý Đề 1. 1.Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nhân vật: -Nguyễn Minh Châu là “người mở đường tinh anh và tài năng nhất” của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. “Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong những truyện ngắn đặc sắc của ông trong thời kì này. Thiên truyện đã thể hiện được sự chuyển đổi trong cảm hứng sáng tác của Nguyễn Minh Châu: từ cảm hứng trữ tình lãng mạn chuyển sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh. -Với cái nhìn trĩu nặng về hiện thực, qua việc đặt ra hàng loạt những vấn đề phức tạp trong cuộc sống, Nhà văn đã hấp dẫn người đọc bằng những trang văn đầy day dứt. Điều ám ảnh nhất đối với độc giả trong áng văn này chính là hình ảnh nhân vật người đàn bà hàng chài. 2.Phân tích nhân vật: - Sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng người đàn bà hàng chài lại có ngoại hình xấu xí. Cuộc sống lam lũ, vất vả, lo toan khiến những nét thô kệch càng trở nên đậm nét. Không cần nhiều lời, nhà văn đã phác hoạ trước mắt người đọc chân dung của một con người mà tạo hoá và cuộc sống nhọc nhằn đã chạm khắc những nét không thể nào phai nhoà được trên thân thể chị. Đó là người đàn bà “trạc ngoài bốn mươi” có thân hình “cao lớn với những đường nét thô kệch”. “Mụ mặt rỗ. Khuôn mặt mệt mỏi sau đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt”, “tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng”. Người đàn bà ấy chính là hiện thân của những nỗi bất hạnh, của cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn, nghèo khổ ở chốn phố huỵện này. - Tâm hồn cao đẹp của người đàn bà hàng chài: có sức chịu đựng, nhân hậu, bao dung, giàu đức hy sinh và lòng vị tha. + Khi bị chồng đánh, chị nhẫn nhục chịu đựng, không kêu rên, không chống trả, nhưng cũng không chạy trốn. Chị coi đó là lẽ đương nhiên vì trong cuộc mưu sinh ở biển cần có người đàn ông biết nghề, khoẻ mạnh. + Chị là người rất tự trọng, không muốn bất cứ ai chứng kiến, thương xót cho mình. + Khi ở toà án huyện, người đàn bà đó đem đến cho Đẩu và Phùng những xúc cảm mới: * Chị chấp nhận đau khổ, sống cho các con chứ không phải cho mình. * Cách ứng xử nhân bản: bị chồng đánh, chỉ xin chồng đánh ở trên bờ, đừng để các con nhìn thấy. Chị cảm nhận và san sẻ nỗi đau với chồng, cảm thông và tha thứ cho chồng. Trong khổ đau, người đàn bà vẫn chắc lọc được niềm hạnh phúc nhỏ nhoi. - Câu chuyện của người đàn bà giúp ta thấu hiểu nhiều điều: +Thì ra, đằng sau khuôn mặt rỗ chằng chịt kia là một tâm hồn đẹp đẽ, cao thượng. Đằng sau thái độ và hành động sợ sệt, lúng túng, đáng thương kia lại là một con người rất sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời. Chị luôn sống với một tâm niệm thiêng liêng nhưng cũng rất đỗi bình thường, giản dị về hạnh phúc. Chính thiên chức làm mẹ, tình mẫu tử đã khiến người đàn bà ấy phải chấp nhận tình trạng bị hành hạ để bảo toàn hạnh phúc gia đình. Người phụ nữ ấy chẳng khác gì một “hạt ngọc” ẩn giấu trong những cái lấm láp, đời thường. +Không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận sự việc, hiện tượng của cuộc sống. 3.Đánh giá chung: -Xây dựng hình ảnh người đàn bà hàng chài, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã đặt ra nhiều vấn đề bức xúc trong cuộc sống: Nguyên nhân của tình trạng bạo lực trong gia đình, trách nhiệm của mỗi con người đối với đồng loại, những giải pháp thiết thực nhằm đưa con người thoát khỏi cảnh đói nghèo, cơ cực. -Đó cũng là nhân vật để ông thể hiện quan niệm về cuộc sống, con người và cảm hứng nhân đạo trong ngòi bút của mình. Hình ảnh người đàn bà ấy thấp thoáng vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Đề 2: I.Mở bài: -Suốt cuộc đời cầm bút, Nguyễn Minh Châu không ngừng trăn trở về số phận nhân dân và trách nhiệm của nhà văn. Chính niềm trăn trở, suy tư ấy đã thôi thúc nhà văn đi tiên phong trong công cuộc đổi mới nền văn học nước nhà sau năm 1975. -Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là tác phẩm tiêu biểu cho sáng tác của Nguyễn Minh Châu ở chặng đường đổi mới. Với cái nhìn trĩu nặng về hiện thực, qua việc đặt ra những vấn đề phức tạp trong cuộc sống, Nguyễn Minh châu muốn chia sẻ cùng bạn đọc những chiêm nghiệm của mình về cuộc đời và nghệ thuật. II.Thân bài: a.Những chiêm nghiệm về cuộc đời (con người và cuộc sống): *Qua hai phát hiện đầy trái ngược của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng: -Phát hiện 1: sau một tuần lễ phục kích, Phùng đã phát hiện được một “cảnh đắt trời cho”. Bởi hiện lên trước mắt Phùng là một cảnh tượng tuyệt đẹp, một “bức hoạ” diệu kì mà thiên nhiên, cuộc sống đã ban tặng cho con người. Đó là cảnh chiếc thuyền đánh cá thu lưới vào lúc bình minh. Toàn bộ khung cảnh từ đường nét, ánh sáng đều hài hoà và đẹp, “một vẻ đẹp đơn giản và toàn bích” khiến Phùng liên tưởng đến “một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ”. Đứng trước vẻ đẹp kì diệu ấy của hoá công, người nghệ sĩ nhiếp ảnh trở nên “bối rối” và cảm thấy “trong trái tim như có cái gì bóp thắt”. Thực sự, trong tâm hồn Phùng lúc này đang tràn ngập hạnh phúc, một niềm hạnh phúc tột đỉnh, đến mức anh “tưởng như chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. -Phát hiện 2: tuy nhiên, ngay sau khi tâm hồn đang bay bổng trong những cảm xúc tuyệt diệu, trong cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn thì người nghệ sĩ nhiếp ảnh đã kinh ngạc khi phát hiện ra một sự thật trần trụi, một cảnh tượng thật tàn nhẫn đến mức anh không tin tưởng được những gì đang diễn ra trước mắt. Bởi từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ ấy bước ra là một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi, một lão đàn ông to lớn, dữ dằn; và trong chốc lát, “lão đàn ông trở nên hùng hổ (...), chẳng nói chẳng rằng, lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc dây thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà (...). Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn”. Càng đớn đau hơn cảnh đứa con vì thương mẹ đã xông ra “vung chiếc khoá sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng” của bố nó. Tất cả diễn ra trước mắt Phùng “ như trong câu chuyện cổ đầy quái đản”, khiến anh như “chết lặng”, trong mấy phút đầu “cứ đứng há hốc mồm ra mà nhìn”. Nếu mới trước đó, Phùng cảm thấy “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”, “là chân lí của sự hoàn thiện”, thì giờ đây, tất cả đã sụp đổ tan tành, chẳng có gì là đạo đức, là sự toàn thiện của cuộc đời. -Ý tưởng: Qua hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, Nguyễn Minh Châu muốn người đọc hiểu được ý đồ nghệ thuật của mình: Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà luôn chứa đựng nhiều nghịch lí. Cuộc sống luôn tồn tại những mâu thuẫn, đối lập... *Qua câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toà án huyện: -Thái độ, lời lẽ của người đàn bà: +Theo lời mời của Đẩu, chánh án toà án huyện, người đàn bà hàng chái đã có mặt ở toà án huyện. Trước lời đề nghị và giúp đỡ của Đẩu và Phùng, người đàn bà dứt khoát từ chối. Chị đau đớn đánh đổi bằng mọi giá để không bỏ lão chồng vũ phu dù “quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được”. +Tại toà án, chị kể về cuộc đời mình và gián tiếp giải thích lí do vì sao chị nhất quyết không thể bỏ lão chồng vũ phu: Thứ nhất, gã chồng ấy là chỗ dựa quan trọng trong cuộc đời những người hàng chài như chị, nhất là khi biển động, phong ba. Thứ hai, chị cần hắn, bởi vì còn phải cùng nhau nuôi những đứa con. Thứ ba, trên thuyền, có những lúc vợ chồng, con cái sống hoà thuận, vui vẻ. +Nếu ban đầu mới đến toà, chị sợ sệt, lúng túng, một lạy quý toà, hai lạy quý toà thì sau khi nghe lời khuyên của Đẩu, chị trở nên mạnh dạn, chủ động. Chị bác bỏ ngay lời đề nghị của vị chánh án và của người nghệ sĩ: “các chú đâu phải người làm ăn (...) cho nên các chú đâu có biết cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc (...)bởi các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông”. Cách xưng hô của chị cũng trở nên gần gũi, thân mật hơn. Chị không còn xưng hô “con – quý toà” mà tự xưng là “chị” và gọi Phùng, Đẩu là “các chú”. Nguyên nhân của sự thay đổi ấy là vì chị đã cảm nhận được thiện ý của hai người và có lẽ còn là sự cảm thông của chị cho sự nông nổi, ngây thơ của họ? -Những thay đổi trong cách nhìn nhận cuộc sống và con người của chánh án Đẩu: +Trước khi nghe câu chuyện của người đàn bà, thái độ của anh rất cương quyết. Anh tin ở lời khuyên đúng đắn và đầy sức thuyết phục của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số đề luyện tập và gợi ý làm bài - môn văn 12.doc
  • docMột số bài văn mẫu hay ôn thi TN và đại học.doc
Tài liệu liên quan