Một số vấn đề địa chất y học với sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam

Fluor có ý nghĩa sinh học to lớn, đặc biệt đối với động vật và con người.

Những bệnh địa phương liên quan đến F trong môi trường khá phổ biến trên

thế giới cũng như ở nước ta. Bệnh này phát sinh do sự dư thừa hay thiếu hụt

trong môi trường nước tự nhiên -nguồn cung cấp F chủ yếu cho nhu cầu

sinh học của con người và động vật. Được biết giới hạn sinh địa hóa nhu cầu

sinh học của F đối với con người rất hẹp, chỉ từ 0,5 (0,7) đến 1,5 mg/l; khi

nước uống dư thừa hoặc thiếu F đều gây ra những tác động xấu đối với sức

khỏe con người.

Chu trình của F trong cơ thể con người còn chưa được nghiên cứu đầy đủ,

có thể tác động sinh học của nó còn liên quan với một số nguyên tố hóa học

khác như Ca, Mg, P, Fe, Zn và Al. Ngoài vai trò quan trọng đối với sự hình

thành các mô xương, F còn tham gia vào một số quá trình sinh học khác mà

đến nay còn chưa rõ. F có thể còn ức chế hoạt hóa chức năng một số enzym,

làm tăng khả năng hoạt động của andenylcyclas và nhiễm hocmon khác. F

kích thích tổng hợp collagen ở giai đoạn đầu khôi phục vị trí gãy xương

pdf10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2995 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề địa chất y học với sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oài, hoặc thậm chí cả một quần thể sinh vật. Như ta đã biết, trong mỗi cấu trúc địa chất, tồn tại đồng thời những nhóm thạch học khác nhau, mỗi nhóm lại có những đặc điểm hóa lý khác nhau, một số trong chúng tạo thành các mỏ và khoáng hóa và đó chính là nguồn gốc mà trong mỗi cấu trúc địa chất đều ẩn chứa các yếu tố thuận lợi và không thuận lợi về mặt địa chất y học. Có thể nói, nhiều yếu tố của môi trường địa chất có thể tác động đến sức khỏe con người, nhưng trong đó, yếu tố địa hóa và địa vật lý có ý nghĩa lớn hơn cả. Con người gắn bó với môi trường sống trong chuỗi dinh dưỡng sinh địa hóa (Hình 1). Khi môi trường sống thiếu hụt hoặc dư thừa các nguyên tố hóa học hay có các nguyên tố cản, thì ở đó xuất hiện những bệnh địa phương trong cộng đồng dân cư. Hình 1. Chuỗi dinh dưỡng sinh địa hóa các nguyên tố hóa học [theo V.V. Kovalskij, 1973]. Các bệnh địa phương do sự dư thừa hay thiếu hụt các nguyên tố dinh dưỡng trong môi trường được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu trước đây [A.P. Vinogradov, 1962; V.V. Kovalskii, 1970, 1973] và được đặc biệt chú ý trong những năm gần đây. Nhận thức được ý nghĩa to lớn của lĩnh vực khoa học này trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, một số điều tra nghiên cứu về địa chất môi trường đã được triển khai ở nước ta. Đầu những năm 90, ngành Địa chất đã tiến hành điều tra hiện trạng nước dưới đất một số vùng tại đồng bằng Bắc Bộ và phụ cận. Hướng nghiên cứu này cũng được triển khai ở một số vùng thuộc đồng bằng Nam Bộ và một vài nơi khác. Cũng trong thời gian này, các công trình nghiên cứu địa hóa một số nguyên tố trong các thành tạo địa chất, trong quặng và mạch khoáng hóa ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng đã được triển khai, như đề tài nghiên cứu về sự liên quan giữa sự thiếu hụt iod với bệnh bướu cổ và đần độn, sự ô nhiễm arsen vùng thượng lưu Sông Mã; sự dư thừa fluor với các bệnh về răng, xương ở một số địa phương thuộc Nam Trung Bộ. Tiếp sau là những điều tra về địa chất môi trường một số vùng khai thác mỏ, khu công nghiệp và đô thị, v.v. cũng được chú ý nghiên cứu. Một số nhà khoa học còn tìm hiểu khả năng sử dụng nguyên liệu khoáng trong chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe. Những nghiên cứu này chưa sâu rộng, nhưng đã nhắc nhở và khẳng định ý nghĩa to lớn của mối quan hệ giữa môi trường địa chất với con người. II. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ ĐỊA CHẤT Y HỌC Ở VIỆT NAM Một trong các nghiên cứu cơ bản của nghiên cứu địa chất y học là đánh giá đặc điểm môi trường địa chất trong mối tương tác với sức khỏe cộng đồng. Những tài liệu về môi trường địa chất, y tế cộng đồng, nông nghiệp và vệ sinh môi trường cho thấy, khó tìm thấy nơi nào trên Trái đất có đầy đủ các điều kiện sống lý tưởng cho mọi sinh vật, kể cả con người. Môi trường địa chất nhiều khu vực, từ núi cao đến trung du, đồng bằng châu thổ và hải đảo, đây đó đều tiềm ẩn những yếu tố địa chất bất lợi cho sức khỏe con người. Trong các cấu trúc địa chất tồn tại hàng trăm mỏ và quặng hóa, trong đó có một số mỏ đang khai thác. Tất cả chúng đã tạo ra hàng trăm dị thường địa hóa các nguyên tố tạo quặng khác nhau. Cùng với đó là hàng trăm khu công nghiệp, khu đô thị và dân cư, những vùng nông nghiệp sản xuất tập trung, vùng tồn lưu chất độc dioxin, v.v.. Tất cả chúng tạo nên một bức tranh đa dạng về môi trường sống và có mối tương tác qua lại lẫn nhau giữa môi trường địa chất và sức khỏe cộng đồng. Kết quả các điều tra dịch tễ học và vệ sinh môi trường cho thấy, một số khu vực có bệnh địa phương tồn tại và phát triển trong cộng đồng dân cư. 1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường bởi các nguyên tố độc hại Trong công tác điều tra lập bản đồ địa chất và tìm kiếm, thăm dò khoáng sản ở các khu vực đã xác lập được hàng trăm, hàng ngàn các dị thường địa hóa, địa vật lý nguồn gốc nguyên sinh và thứ sinh các nguyên tố quặng và đi kèm như Cr, Ni, Cu, Pb, Zn, Mn, As, Sb, Cd, Hg, U, Th, TR v.v. trong đá, đất, nước và thực vật ở nhiều vùng trong cả nước, trong đó rất nhiều các dị thường nằm trong mức giới hạn sinh địa hóa có khả năng gây độc hại cho con người cũng như cây trồng và vật nuôi. Chẳng hạn như ở vùng Chợ Đồn, Bắc Cạn, nơi tập trung nhiều mỏ khoáng và các khoáng hóa Pb-Zn và một số nguyên tố khác, có một số nơi đã triển khai các hoạt động khai thác và chế biến quặng Pb-Zn. Kết quả điều tra địa hóa một số nơi cho thấy, ở Lũng Váng, Lương Bằng, Keo Lếch, Nà Quan có nhiều diện tích có mức hàm lượng Pb trong đất tới 100 ppm, hàm lượng Zn khoảng 300 ppm; hàm lượng Pb-Zn như vậy vượt mức tiêu chuẩn cho phép rất nhiều. Cùng với Pb và Zn, một số nguyên tố đi kèm khác như Cu, Sb, Mn, As, Cd, Sn, Hg, v.v. cũng có mức khá cao, vượt ngưỡng chỉ tiêu cho phép nhiều lần, gây hậu quả cho môi trường sống khu vực. Kết quả điều tra ở một số vùng cho thấy, cùng với các dị thường của mỏ quặng, việc khai thác và chế biến khoáng sản đã làm tăng mức độ ô nhiễm đất, hệ thống nước trên mặt và nước dưới đất. Công tác khảo sát dịch tễ học trong cộng đồng dân cư vùng Bản Thi cho thấy, một số bệnh phổ biến trong cộng đồng dân cư ở đây là hiện tượng chóng mặt, buồn nôn, khó thở, tức ngực, các bệnh về huyết áp, khớp và ngoài da, v.v. là hậu quả của sự ô nhiễm nặng nề môi trường sống vùng mỏ ở đây. 2. Ô nhiễm arsen Arsen (As) ở nước ta ít tập trung thành mỏ lớn, nhưng nó lại đi kèm với các loại quặng hóa. Các dị thường As thường gặp nhiều nơi trong các kiểu quặng nhiệt dịch. As là một nguyên tố có đặc tính phân tán rộng trong môi trường. Về mặt sinh học, nó cũng rất đặc biệt: là nguyên tố cần thiết cho sinh vật với hàm lượng rất nhỏ, nhưng ở mức hàm lượng cao, nó lại là chất độc cực mạnh đối với con người và sinh vật. Hàm lượng arsen trong một số thành tạo địa chất tương đối cao như: trong các đá magma không bị biến đổi nhiệt dịch có mức hàm lượng <13,1 ppm [Nguyễn Kinh Quốc, 1985, 2002]; trong quặng vàng kiểu thạch anh - vàng sulfur trong các đá phun trào bazan thuộc hệ tầng Viên Nam (P3 vn) ở vùng Đồi Bù, Hòa Bình dao động khoảng 50-204 ppm [Đặng Mai, 2000]; trong đất vùng mỏ chì-kẽm Chợ Đồn (Bắc Cạn) đạt 97,8 ppm, còn trong quặng Pb-Zn tới 8206-61.824 ppm [Đỗ Văn Ái và nnk, 2000]. Một số công trình nghiên cứu về tác động của As tới sức khỏe cộng đồng được tiến hành ở vùng mỏ nhiệt dịch có hàm lượng As cao ở Bản Phúng thuộc thượng lưu sông Mã cho thấy, hàm lượng As trong các đá mafic, siêu mafic, granit, đá phiến và quarzit thuộc các thành tạo biến đổi nhiệt dịch listvenit có mức 34-176 ppm, có mẫu đạt tới 700 ppm; còn trong đất và vỏ phong hóa của các thành tạo As chỉ dao động trong khoảng 51-76 ppm, tối đa là 300 ppm. Các kết quả nghiên cứu môi trường địa hóa kết hợp với điều tra lâm sàng và dịch tễ học tại 2 bản Hin Hu và Bang Mon cho thấy, hàm lượng As trong nước dưới đất ở đây phổ biến là <0,05 mg/l [Đặng Văn Can, 1995]. Hàm lượng As trong nước tiểu của người dân ở Bản Phúng và Nà Hin không bị nhiễm As khoảng 37,09-42,17 mg/l, còn ở Bang Mon và Hin Hụ là những vùng nhiễm độc As thì hàm lượng lên tới 89,26-102,24 mg/l, vượt mức giới hạn cho phép. Hàm lượng trung bình của As trong tóc và móng tay, móng chân của những người dân sống ở các bản Hin Hụ và Bang Mon cũng có mức cao hơn so với dân ở Bản Phúng và Na Hin. Những người bị nhiễm độc As thường có triệu chứng như: khó chịu trong người, viêm răng, đau các khớp, cảm giác lạnh, đau như kim châm v.v. [2]. Ngoài những khu mỏ và khoáng hóa kể trên, ở nhiều nơi như trung tâm công nghiệp, đô thị, các khu sản suất nông nghiệp tập trung, v.v. cũng có biểu hiện nhiễm độc As. Trước hết phải nói đến Hà Nội, thành phố có hàng triệu người và hơn một ngàn nhà máy, xí nghiệp hàng ngày đã thải ra môi trường một lượng lớn các chất độc hại, trong đó có As. Trong nông nghiệp, ở các vùng nội thành cũng là nguồn ô nhiễm As nghiêm trọng do việc sử dụng lượng lớn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật chứa As. Những chất thải đó từ các nguồn nước thải loại này đi vào không khí, còn lại phần lớn theo nguồn nước tập trung ở những địa hình thấp, xâm nhập vào tầng đất và trầm tích mà trước tiên là tầng Holocen. Hiện nay có tới hàng chục ngàn giếng khoan gia đình đang khai thác tầng chứa nước Holocen (QII) một cách thiếu khoa học, làm gia tăng hàm lượng As trong nước dưới đất. Các kết quả điều tra cho thấy, hàm lượng As trong nước tầng Holocen ở Hà Nội dao động trong khoảng 0,0001-0,132 mg/l, trung bình 0,034 mg/l, một số giếng ở phía nam Hà Nội có mức hàm lượng As lên tới 0,6 mg/l. As trong tầng chứa nước Pleistocen (QI2-3) mức hàm lượng khoảng 0,0001-0,0937 mg/l [Đỗ Trọng Sự, 1992], một số mẫu nước ở phía Bắc Hà Nội gặp một số dị thường As trong tầng Pleistocen thuộc vùng giữa sông Hồng và sông Đuống có hàm lượng As vượt giới hạn cho phép là 0,05 mg/l [Phạm Hùng Việt, 2000]. Một số công trình điều tra địa chất môi trường biển gần đây cho thấy trầm tích ven biển ở một số vùng như phía đông Hòn Trấu (Phú Yên), An Hòa (Quảng Ngãi) v.v. có hàm lượng As (dạng ion hòa tan) tới 190-200 ppm [Mai Trọng Nhuận, 1999]. Sự ô nhiễm môi trường bởi As đã ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi và sản phẩm nông nghiệp, các kết quả phân tích mẫu sản phẩm thịt gia súc, gia cầm cho thấy hàm lượng As trong thịt gà, thịt lợn ở Hà Nội, Thái Nguyên khá cao: trong thịt gà là 0,23- 1,88 mg/kg (tươi), 0,89-7,70 mg/kg (khô), trong thịt lợn là 0,28-0,43 mg/kg (tươi) và 1,19-1,57 mg/kg (khô), trong khi đó, ngưỡng hàm lượng cho phép ở thịt gà 0,1 mg/kg [Nguyễn Tài Lương, 2000]. Như vậy, hiện trạng ô nhiễm môi trường bởi As nguồn gốc nội sinh, ngoại sinh cũng như các hoạt động nhân sinh đã tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng từ miền núi đến đồng bằng, từ miền quê đến thành thị là rất lớn khiến chúng ta phải có sự quan tâm đúng mức. 3. Fluor với sức khỏe cộng đồng Fluor có ý nghĩa sinh học to lớn, đặc biệt đối với động vật và con người. Những bệnh địa phương liên quan đến F trong môi trường khá phổ biến trên thế giới cũng như ở nước ta. Bệnh này phát sinh do sự dư thừa hay thiếu hụt trong môi trường nước tự nhiên - nguồn cung cấp F chủ yếu cho nhu cầu sinh học của con người và động vật. Được biết giới hạn sinh địa hóa nhu cầu sinh học của F đối với con người rất hẹp, chỉ từ 0,5 (0,7) đến 1,5 mg/l; khi nước uống dư thừa hoặc thiếu F đều gây ra những tác động xấu đối với sức khỏe con người. Chu trình của F trong cơ thể con người còn chưa được nghiên cứu đầy đủ, có thể tác động sinh học của nó còn liên quan với một số nguyên tố hóa học khác như Ca, Mg, P, Fe, Zn và Al. Ngoài vai trò quan trọng đối với sự hình thành các mô xương, F còn tham gia vào một số quá trình sinh học khác mà đến nay còn chưa rõ. F có thể còn ức chế hoạt hóa chức năng một số enzym, làm tăng khả năng hoạt động của andenylcyclas và nhiễm hocmon khác. F kích thích tổng hợp collagen ở giai đoạn đầu khôi phục vị trí gãy xương. Với vai trò chất chống sâu răng, F tác động ức chế hoạt động của vi khuẩn trên răng, ngăn chặn quá trình phân hủy hợp chất vô cơ men răng. Người ta cũng đã xác định được rằng fluorur natri kích thích trực tiếp các tế bào xương, dẫn đến sự tăng khả năng hình thành xương, tránh bệnh loãng xương. Về mặt sinh học, sự dư thừa cũng như thiếu hụt F đều có ảnh hưởng tương tự nhau đối với cùng một bộ phận cơ thể. Như trường hợp bệnh loãng xương ở người cao tuổi, ở đây fluorur natri làm tăng đáng kể mật độ xương, nhưng ở liều lượng nào đó thì nó lại có tác động ngược lại. Xương tạo ra do tác động của F có cấu trúc và khoáng hóa khác với xương bình thường và được hình thành nhiều hơn làm hạn chế hầu như hoàn toàn sự lùn đi của người và động vật có xương sống. Người ta còn biết sự dư thừa fluorur natri trong cơ thể dẫn đến hiện tượng cao huyết áp. Trong mấy thập kỷ qua, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu sự phân bố F và ảnh hưởng của các nguồn nước chứa F tới sức khỏe con người và vật nuôi nhưng ở Việt Nam vấn đề này mới được chú ý đến trong vài năm gần đây. Một số khảo sát F trong các nguồn nước ở một số vùng đồng bằng Nam Bộ cho thấy, hàm lượng F ở đây rất thấp: trong nước sông Sài Gòn khoảng 0,025-0,13 mg/l; ở thị xã Bến Tre, Long An, Sóc Trang, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, v.v. có mức hàm lượng chỉ từ 0,01 đến 0,35 mg/l, trong đó nhiều địa phương có mức hàm lượng F < 0,01 mg/l [17]. Gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa nhiều tin liên quan đến bệnh “chết răng” (fluorosis) ở một số địa phương thuộc Nam Trung Bộ và gọi đây là “vùng đất không có nụ cười”, theo tài liệu khảo sát của Đặng Trung Thuận [2000], nước giếng ở một số vùng thuộc tỉnh Khánh Hòa có hàm lượng F trên 8 mg/l, có nơi tới 13 mg/l như ở các xã Ninh Tùng, Buôn M'Dung, Ninh Xuân, Ninh Thượng, Ninh Quang, Ninh Trung, Ninh Thân, Ninh Đông, Ninh Hải, Ninh Hà thuộc huyện Ninh Hòa (nguồn nước khoáng M’Dung ở Ninh Hòa chứa hàm lượng F tới 8,0-9,3 mg/l). Kết quả điều tra dịch tễ học của ngành y tế Khánh Hòa cho thấy, trên 70 % cư dân ở những khu vực này mắc bệnh nhiễm độc fluor như: đốm răng, sứt mẻ răng, giòn xương, to khớp dẫn đến liệt chi [18]. Trong khi đó phần lớn các nguồn nước mặt có mức hàm lượng F không cao, như nước sông Cái, sông Lốt, hồ Đà Bản hàm lượng F chỉ khoảng 0,11-0,26 mg/l; hàm lượng F trong đất ở đây cũng không cao, chỉ khoảng 0,3-0,9 ppm, rất ít mẫu tới 2,2 ppm. Như vậy, theo các nhà đia chất, nguồn ô nhiễm F ở đây là nước dưới đất tàng trữ trong các thành tạo đất đá giàu khoáng vật fluorit. Đã phát hiện được đá mạch nhiệt dịch của các phức hệ magma granit có tuổi khác nhau ở một số nơi trong vùng chứa nhiều mạch khoáng hóa fluorit, có nơi tập trung thành mỏ fluorit có giá trị công nghiệp như mỏ Phú Mỡ, mỏ Xuân Lãnh (Đồng Xuân, Phú Yên). Ở những nơi này dân ăn uống nước bị nhiễm F nên thường mắc bệnh mủn răng (răng chết) [Nguyễn Đình Hòe, 2000]. Trong công tác lập bản đồ địa chất và tìm kiếm thăm dò khoáng sản ở nhiều vùng khác trên toàn quốc đã phát hiện được một số đới địa chất khá giàu F, như đới Phan Si Pan. Đã khoanh định được những vành phân tán F quanh các mạch fluorit; ở đây có mỏ apatit có hàm lượng F lớn nhất nước. Trong đới Sông Mã và một số nơi khác cũng đã phát hiện được nhiều vành đai phân tán của phosphorit. Tuy nhiên, cho đến nay những nơi này cũng chưa có sự điều tra đánh giá về mặt sinh địa hóa cũng như dịch tễ học các bệnh địa phương trong cộng đồng dân cư do môi trường dư thừa F. 4. Iod và các bệnh rối loạn do thiếu hụt iod Như ta đã biết, iod là một nguyên tố phân tán, rất ít tập trung thành mỏ trong vỏ Trái đất. Tuy vậy, ý nghĩa sinh học của nguyên tố này rất lớn, đặc biệt đối với động vật và con người. Khi dinh dưỡng thiếu hụt iod (dưới ngưỡng sinh địa hóa) có thể gây ra các phản ứng sinh học khác nhau cho cơ thể mà biểu hiện dễ nhận biết là bệnh bướu cổ, một bệnh phổ biến trên phạm vi toàn cầu với hàng triệu người mắc phải. Theo WHO (1987) thì trên thế giới có khoảng 800 triệu người có nguy cơ mắc các bệnh rối loạn do thiếu hụt iod, số người đã mắc bệnh bướu cổ lên đến 190 triệu (chiếm tỷ lệ 29% dân số) và 3,15% đồng thời mắc bệnh đần độn. Ở nước ta, các kết quả điều tra dịch tễ học các bệnh thiếu hụt iod của ngành y tế năm 2000 tại 7 vùng sinh thái cho thấy, tỷ lệ bướu cổ trung bình cả nước là 10,1%. Đáng chú ý là ở đồng bằng Nam Bộ tỷ lệ đó khá cao, trung bình 14,1% , cũng theo số liệu điều tra, bệnh bướu cổ không chỉ xuất hiện ở vùng núi cao và trung du mà cả ở đồng bằng, vùng ven biển, thậm chí ở các đảo xa cũng khá phổ biến. Nhiều công trình nghiên cứu căn nguyên của bệnh bướu cổ ở các vùng sinh thái khác nhau trên thế giới cũng như ở nước ta đã khẳng định mối liên quan giữa bệnh này với môi trường địa hóa ở các cảnh quan khác nhau. Theo các nhà khoa học thì ngoài nguyên nhân thiếu hụt iod, sự tồn tại một số nguyên tố vi lượng như Se, Co, Cu, Mn, F, Zn, Ca v.v. có thể cũng ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ sinh học của cơ thể. Chính vì vậy, ngay ở những vùng môi trường có mức hàm lượng iod phong phú, có trường hợp còn được bổ sung iod trong dinh dưỡng, nhưng cộng đồng dân cư vẫn bị mắc bệnh bướu cổ và các bệnh thiếu iod khác [7, 9]. 5. Ảnh hưởng của việc khai thác, chế biến khoáng sản Một trong những nhân tố gây ô nhiễm và biến đổi môi trường sinh thái là việc khai thác và chế biến khoáng sản. Từ xa xưa, người ta cũng đã biết khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản, nhưng nhu cầu rất ít về khối lượng, chủng loại nên có thể nói là không đáng kể. Khi công nghiệp càng phát triển, nhu cầu sử dụng các kim loại, khoáng chất ngày càng nhiều phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, thì việc khai thác và chế biến khoáng sản càng được đẩy mạnh. Nhiều mỏ kim loại, phi kim và dầu khí đã và đang được điều tra đánh giá mở rộng và đưa vào khai thác như Pb, Zn, Cu, Cr, Mn, Fe, Sb, Au, Ti, than, dầu khí và một số các quặng khác, làm thay đổi địa hình và tạo ra những vành phân tán các nguyên tố quặng, đã gây ra ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường sinh thái. Quặng sắt cũng là một khoáng sản được chú ý khai thác. Trong số gần 100 mỏ quặng sắt đã được tìm kiếm thăm dò, mới được tiến hành khai thác 2 mỏ, đó là mỏ quặng magnetit ở Trại Cau và quặng limonit ở Quang Trung (Thái Nguyên). Ngoài ra còn có hàng chục mỏ nhỏ và điểm quặng cũng được khai thác thủ công theo kiểu “tận thu”, chẳng những gây thất thoát tài nguyên mà còn làm cho môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Quặng vàng được phát hiện nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam như các mỏ Pác Lang, Nà Pái, Cao Ràm, Bồ Cu, Cẩm Thủy, Tà Sỏi, Bồng Miêu, Tiên Thuận, Trà Năng v.v. trong đó, nhiều mỏ đã và đang được khai thác cả ở quy mô công nghiệp và thủ công như mỏ Lương Thượng (Na Rì, Bắc Cạn), Na Pái (Bình Gia, Lạng Sơn), Phú Sơn (Quảng Nam), Di Linh, Đức Tung (Lâm Đồng), v.v.. Điều gây bức xúc nhất là hoạt động khai thác thủ công, sử dụng hóa chất độc hại để tuyển đãi vàng (như cyanur) gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường và bệnh địa phương khác nhau trong cộng đồng địa phương. Than là một khoáng sản được khai thác với quy mô lớn nhất hiện nay, đặc biệt là ở Quảng Ninh. Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh thì nồng độ bụi ở các vùng Mông Dương (Cẩm Phả), Hà Trung, Hồng Hà (Tp Hạ Long), Khe Ngát (Uông Bí) đều vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Nước thải tại Công ty Thành Lâm có hàm lượng BOD5 (nhu cầu oxy sinh hóa), COD (nhu cầu oxy hóa học), TDS (hàm lượng cặn lơ lửng) vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3,1 đến 5,7 lần; TDS trong nước thải của công ty than Dương Huy (Cẩm Phả) vượt 16 lần cho phép [báo Lao Động, 14/7/2007]. Hoạt động khai thác than đã tác động rất lớn tới môi trường tự nhiên, làm biến đổi bề mặt địa hình, dòng chảy và chất lượng nước mặt, nước dưới đất, gây ô nhiễm đất và không khí, phá hoại lớp phủ thực vật, v.v.. Tác động đó đặc biệt nghiêm trọng khi nước thải đổ trực tiếp vào nguồn nước sinh hoạt của cư dân, như sông Vàng Danh, sông Mông Dương và hồ Diễn Vọng, v.v.. Hoạt động khai thác than đã gây ô nhiễm các vùng nước biển ven bờ: nồng độ cặn lơ lửng, một số kim loại nặng như Pb, Zn, Cu, Fe trong nước biển vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long đang ở mức báo động. Các nguồn ô nhiễm khác như đất đá thải, tiếng ồn đã gây tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng. Tình trạng bệnh tật của công nhân và sức khỏe của cộng đồng dân cư vùng mỏ đã được nhiều đề tài đề cập đến. Những bệnh thường gặp ở đây liên quan đến ô nhiễm không khí như silicon, viêm phế quản, viêm xoang và tai mũi họng, đau mắt. Các bệnh liên quan với ô nhiễm nguồn nước và tiếng ồn như da liễu, thận, viêm đường tiết niệu, phụ khoa, bệnh dạ dày, tá tràng, tim mạch, thần kinh [10]. 6. Khí độc trong đất Chúng ta biết rằng trong một số thành tạo địa chất, chủ yếu là các trầm tích nguồn gốc đầm lầy chứa nhiều vật chất hữu cơ, thường tích tụ một số khí độc như CO2, SO2, CH4, H2S, N2O, … Đây là sản phẩm của quá trình phân hủy sinh học các cơ thể chết của thực vật và vi sinh vật, một số khí có tỷ trọng lớn, chủ yếu là CO2 thường tích tụ với nồng độ cao ở những chỗ trũng như đáy giếng, hầm lò kín, … Khi con người hay động vật hít thở phải những khí đó sẽ bị nhiễm độc với các biểu hiện như ngạt thở, co thắt phế quản, tê liệt tứ chi, co giật, v.v. có thể tử vong tức thời. Trong số những khí độc trong đất, phải kể tới khí radon, một khí phóng xạ rất có hại cho sức khỏe và có thể gây ung thư. Theo tài liệu khảo sát của Liên đoàn Vật lý địa chất, nhiều nhà ở Hà Nội, Hải Dương, Huế, Đà Lạt đã có biểu hiện ô nhiễm radon với nồng độ cao [11]. Tiếc rằng cho đến nay, vấn đề tác động tới sức khỏe của khí độc trong đất chưa được các cơ quan khoa học quan tâm đúng mức, cho dù đã có không ít lời kêu cứu của người dân ở rất nhiều địa phương trên cả nước. 7. Thảm họa sinh thái do chất độc màu da cam (dioxin) Chiến tranh đã đi qua hơn 30 năm, nhưng hậu quả thảm khốc của nó trong đó di hại chất độc màu da cam (dioxin) vẫn chưa ngừng tàn phá sức khỏe con người và môi trường sinh thái nước ta. Trong nhiều năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu của các cơ quan khoa học trong nước (Ủy ban 10-80, nay là Văn phòng 33; Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội; Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga, ...) cũng như nước ngoài, tuy nhiên chưa đánh giá được hết các tác hại của loại hóa chất này nên vẫn cần phải tiếp tục điều tra nghiên cứu và áp dụng các biện pháp xử lý nhằm giảm bớt đau thương cho những nạn nhân và tẩy độc môi trường. 8. Điều tra các tài nguyên địa chất phục vụ sức khỏe cộng đồng Công tác nghiên cứu địa chất y học không chỉ nhằm phát hiện, đánh giá những tác động tiêu cực của môi trường địa chất đến sức khỏe con người và hệ sinh thái mà còn phải tìm hiểu mặt tích cực của các yếu tố địa chất để khai thác, tận dụng. Về phương diện này, các nhà địa chất đã có những đóng góp đáng kể, trước hết là tìm kiếm những khoáng chất làm nguyên liệu bào chế dược phẩm và điều tra các nguồn nước khoáng - nước nóng, các nguồn bùn khoáng nhằm phục vụ yêu cầu chữa bệnh - điều dưỡng và du lịch sinh thái của người dân. Tuy nhiên còn một nguồn tài nguyên địa chất quý đối với việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng nhưng đến nay vẫn chưa được chú ý nghiên cứu và khai thác, đó là các cảnh quan hang động, các dị thường địa hóa, địa vật lý có thể liên quan với môi trường địa chất, và có thế các dị thường này có mối liên quan với các hiện tượng lạ được báo chí đưa tin như “làng sinh đôi”, “bản trường thọ”, ... Vì vậy trong việc nghiên cứu địa chất y học sắp đến cần quan tâm đến đối tượng này. III. KẾT LUẬN Ở nước ta cho đến nay, địa chất y học chưa hình thành với tư cách một chuyên ngành chính thống của địa chất học hay y học, nhưng trên thực tế trong những năm qua đã có một số công trình riêng lẻ do các cơ quan khác nhau tiến hành nhằm nghiên cứu mối liên quan giữa môi trường địa chất với sức khỏe con người và sự phát triển của cây trồng vật nuôi. Đã phát hiện một số bệnh địa phương do cơ thể thiếu các vi chất thiết yếu hay dư thừa các nguyên tố độc hại tồn tại trong đất đá, nước dưới đất. Cũng đã điều tra đánh giá và đưa vào khai thác sử dụng có hiệu quả nhiều nguồn nước khoáng- nước nóng, bùn khoáng vào mục đích chữa bệnh, điều dưỡng kết hợp du lịch giải trí. Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu và thành tựu đạt được hãy còn hạn chế và rất tản mát, gây khó khăn không nhỏ cho các nhà hoạch định chính sách và định hướng chiến lược vĩ mô. Để cho công tác điều tra nghiên cứu địa chất y học phát triển mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật có nguyên nhân từ môi trường địa chất, đồng thời cung cấp tài liệu cơ bản cho các cơ quan chức năng làm căn cứ chọn vùng di dân di thực, xây dựng các khu định cư mới trên một nền tảng địa chất và môi trường an toàn và bố trí địa bàn canh tác, chăn nuôi phù hợp với đặc điểm môi trường địa chất, thích nghi khí hậu, bảo đảm năng suất và chất lượng sản phẩm cao, trong thời gian tới cần đầu tư thích đáng nhằm mở rộng việc điều tra nghiên cứu trong toàn quốc cũng như các vùng trọng điểm theo một chương trình đồng bộ với sự cộng tác chặt chẽ của các ngành và địa phương hữu quan. Biện pháp hàng đầu đảm bảo thành công là xây dựng một tổ chức trung tâm mạnh tập hợp được nhiều chuyên gia giỏi với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại. Là một lĩnh vực khoa học mới và còn non trẻ đối với nước ta nên việc hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến cũng cần được quan tâm. VĂN LIỆU 1. Đàm Trung Đồn, Đặng Hồng Thúy, 1983. Selen trong sinh học. Nxb Y học. Hà Nội. 2. Đào Ngọc Phong, 1993. Bước đầu đánh giá sự phối hợp tác động giữa môi trường sống tự nhiên bị nhiễm độc As với các yếu tố nguy cơ khác tới sức khỏe cư dân sống lâu ngày ở một số bản thuộc xã Bó Xinh, xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Lưu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_van_de_dia_chat_y_hoc_voi_suc_khoe_cong_dong_o_viet_0822.pdf