Những lý luận chung về tiền lương và các thanh với cán bộ công nhân viên

PHẦN I 1

Lí LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 1

I. NHỮNG Lí LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC THANH VỚI CÁN BỘ CễNG NHÂN VIấN. 1

1. KHÁI NIỆM VỀ TIỀN LƯƠNG. 1

2. VAI TRề CỦA TIấN LƯƠNG. 2

3. PHÂN LOẠI TIỀN LƯƠNG. 3

II. CÁC HèNH THỨC TRẢ TIỀN LƯƠNG. 4

1. TRẢ TIỀN LƯƠNG THEO THỜI GIAN 4

2. TRẢ TIỀN LƯƠNG THEO SẢN PHẨM. 5

3. TRẢ TIỀN LƯƠNG KHOÁN. 5

4. TRẢ TIỀN LƯƠNG TÍNH THEO SẢN PHẨM GIÁN TIẾP. 6

5. TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TẬP THỂ. 6

6. MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU. 7

7. CÁC CHÍNH SÁCH VỀ TIỀN LƯƠNG. 7

8. NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG. 10

III. NGUYÊN TẮC CHUNG ĐỂ HẠCH TOÁN LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG. 11

IV. NỘI DUNG CỦA KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG. 12

1. NỘI DUNG CỦA TIỀN LƯƠNG. 12

2. NỘI DUNG CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG. 13

V. QUỸ TIỀN LƯƠNG, QUỸ BHXH, KPCĐ VÀ BHYT. 14

1. QUỸ TIỀN LƯƠNG. 14

2. QUỸ BHXH, BHYT, KPCĐ 17

2.1 QUỸ BHXH. 17

2.2 QUỸ BHYT. 18

 

doc68 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những lý luận chung về tiền lương và các thanh với cán bộ công nhân viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là bảng cam kết giũa người khoán và người nhận khoán về khối lượng công việc, thời gian làm việc trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên khi thực hiện công việc đó đồng thời là cơ sở để thanh toán tiền công lao động cho người nhận khoán. - Phiếu làm thêm giờ: Là chứng từ xác nhận số giờ công đơn giá và số tiền làm thêm được hưởng của từng công việc và là cơ sở để trả lương cho người lao động. 2. TÀI KHOẢN SỬ DỤNG TRONG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN THANH VỚI CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN. - TKSD: 334 ( phải trả cán bộ công nhân viên). TK này có kết cấu như sau: Bên Nợ: - Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH, và các khoản khác đã ứng cho công nhân viên. - Các khoản khấu trừ vào lương, tiền công của cán bộ công nhân viên. - Các khoản tiền công đã ứng trước hoặc đã trả với người lao động thuê ngoài. Bên Có: - Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH, và các khoản khác phải trả cho công nhân viên. - Các khoản tiền công phải trả cho lao động thuê ngoài. Số Dư Bên Nợ: Phản ánh số trả thừa cho cán bộ công nhân viên. Số Dư Bên Có: Phản ánh tiền lương, tiền công, các khoản khác phải trả cho cán bộ công nhân viên. - TK: 338 (phải trả, phải nộp khác) TK này có kết cấu như sau: Bên Nợ: - Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào tài sản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý: - BHXH phải trả cho cán bộ công nhân viên. - Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị. - Kết chuyển doanh thu chưa thực hiện sang TK 515. - Trả lại tiền chio khách hàng( trong trường hợp chưa kết chi phí hoạt động tài chính sang doanh thu bán hàng). Bên Có: - Giá trị tài sản thừa chờ giả quyết chưa xác định rõ nguyên nhân. - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, chi phí sản xuất kinh doanh. - Các khoản thanh toán với cán bộ công nhân viên. - BHXH, BHYT, trừ vào lương của công nhân viên. Số Dư Bên Có: - Số tiền còn phải trả, còn phải nộp. - BHXH, BHYT, KPCĐ đã nộp đủ cho cơ quan quản lý. Tài khoản này có thể có số dư Bên Nợ phản ảnh số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc số BHXH, BHYT, KPCĐ vượt chi chưa bù đắp. - TK 335: Chi phí trả trước. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí trả trước về tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, sửa chữa lớn tài sản cố định vàc các khoản trích trước khác. Bên Nợ: - Các khoản chi phí thực tế phát sinh thuộc nội dung chi phí phải trả và điều chỉnh vào cuối liên độ. Bên Có: - Khoản trích trước tính vào chi phí của các đối tượng có liên quan và khoản điều chỉnh vào cuối liên độ. Dư Có: - Khoản để trích trước để tính cào chi phí hiện có. Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác: - Tài khoản 111 “ tiền mặt” - Tài khoản 112 “ tiền gửi ngân hàng” - Tài khoản 138” phải thu khác” - Tài khoản 141” Tạm ứng” 3. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN VỚI CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN. 3.1. KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG, TIỀN THƯỞNG: Kế toán tổng hợp tiền lương, tiền công tiền thưởng được thể hiện qua sơ đồ sau: 338(333.8) (6) tính thuế thu nhập công nhân viên phải nộp cho nhà nước 431(1) 338(3) (1) tiền lương, tiền công, phụ cấp ăn giữa ca.. tính cho các đối tượng chi phí SXKD (5) ứng trước và thanh toán các khoản cho công nhân viên lương phép trích trước lương nghỉ phép thực tế (4) Các khoản khấu trừ lương 335 622,627,641,642,241 141,138,338 334 111 (2)BHXH phải trả thay lương (3) Tiền thưởng phải trả từ quỹ khen thưởng 3.2 TRÌNH TỰ KẾ TOÁN TỔNG HỢP BHXH, BHYT, KPCĐ. Trình tự kế toán tổng hợp BHXH, BHYT, KPCĐ thể hiện dưới sơ đồ sau: (1) trích BHXH,BHYT,KPCĐ tính vào chi phí SXKD (3) BHXH phải trả thay lương cho công nhân viên 622,627,641,642,241 334 111,112 334 111,112 338 (5) nhận khoản hoàn trả của cơ quan BHXH về khoản DN đã chi (2) khấu trừ lương tiền nộp hộ BHXH, BHYT cho công nhân viên (4) Nộp(chi) BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định 3.3. HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN THU NHẬP KHÁC. Trong thu nhập của người lao động, ngoài tiền lương các khoản bảo hiểm thì họ còn được hưởng các khoản như phụ cấp ca ba, độc hại nguy hiểm.... Trong phần hạch toán các khoản thu nhập này ta chỉ đề cập chủ yếu đến trình tự hạch toán tìên thưởng thường xuyên, thưởng định kỳ tại doanh nghiệp. - Đối với các khoản tiền thưởng thường xuyên: áp dụng cho công nhân sản xuất trực tiếp và gián tiếp hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất sau mỗi kỳ sản xuất giảm tỷ lệ hỏng, nâng cao chất lượng sản phẩm hay tiết kiệm nguyên vật liệu thì được phân bổ vào chi phí sản xuất chung của đơn vị, kế toán ghi: Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung. Có TK 334: Phải trả công nhân viên. - Đối với các khoản định kỳ. Những cán bộ công nhân viên được bình bầu là lao động giỏi do hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao có phát minh sáng chế trong quá trình làm việc được khen thưởng. Phần tiền thưởng nằm trong kế hoạch khen thưởng của xí nghiệp cho nên khoản tiền này được trích từ quỹ khen thưởng và được kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 431: Quỹ khen thưởng. Có TK 334: Phải trả công nhân viên. 4. SỔ SÁCH KẾ TOÁN. Mỗi đơn vị kế toán có một hệ thống sổ chính thức theo chế độ quy định. Sổ kế toán được mở khi bắt đầu niên đọ kế toán và khoá sổ kế toán khi kết thúc liên độ. Sổ kế toán dùng để ghi chép các nghiệp vụb kinh tế phát sinh dựa vào đó để cung cấp thông tin cho người quản lý. Do đó việc sử dụng loại sổ nào, số lượng, kết cấu, quan hệ ghi chép giữa các sổ ra sao còn tuỳ thuộc vào hình thức tổ chưc sổ mà kế toán tiền lương và thanh toán với cán bộ công nhân viên sử dụng loại sổ sau: Đối với đơn vị áp dụng hình thức nhật ký chứng từ sử dụng 3 loại hình thức ghi sổ đó là: Sổ chi tiết, sổ cái, và nhật ký chứng từ số 7. Căn cứ vào bảng tiền lương và bảng phân bổ BHXH, kế toán ghi nhật ký chứng từ số 7, nhật ký chứng từ được mở theo dõi bên Có của nhiều tài khoản và được kết cấu theo biểu cờ. Cột hàng dọc ghi Nợ các TK. Cột hàng ngang ghi Có các TK. Đối với vị áp dụng hình thức Nhật sổ cái, sử dụng 2 sổ kế toán Nhật ký sổ cái và các sổ thẻ chi tiết. Căn cứ vào các chứng từ gốc hay bảng tổng hợp các chứng từ gốc các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất đó là sổ Nhật ký sổ cái. Ngoài ra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh còn hạch toán vào một số sổ chi tiết. Nếu đơn vị áp dụng hình thức chung tức là kế toán mở sổ nhật ký chung để ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian. Đối với các nghiệp vụ kinh tế tài chính có cùng một nội dung kinh tế phát sinh nhiều thường xuyên thì có thể mở các nhật ký chuyên dùng để ghi chép. Hàng ngày hoặc định kỳ tổng hợp số liệu ở nhật ký chuyên dùng để ghi chép vào nhật ký sổ cái.Ngoài ra trong trường hợp cần thiết kế sổ theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý. PHẦN HAI: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG SÀI SƠN I. Đặc điểm chung của công ty 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty xi măng Sài Sơn là doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập, thuộc Sở xây dựng Hà Tây. Tiền thân là xí nghiệp xi măng Sài Sơn, được thành lập từ ngày 28/11/1958 dưới sự quản lý của Tổng cục hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam. Năm 1962, Xí nghiệp xi măng Sài Sơn được chuyển giao từ quân đội sang sự quản lý của Ty công nghiệp Sơn Tây. Ngày 07/01/1977 Xí nghiệp xi măng Sài Sơn hợp nhất với Xí nghiệp Vôi Sài Sơn thành Xí nghiệp Xi măng - Vôi Sài Sơn. Năm 1989, Xí nghiệp Xi măng - Vôi Sài Sơn ngừng sản xuất vôi và trở lại tên gọi “ Xí nghiệp Xi măng Sài Sơn”. Đây cũng chính là thời điểm chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường.Xí nghiệp Xi măng Sài Sơn lúc này gặp vô vàn khó khăn do bỡ ngỡ cơ chế thị trường mới ,chi phí nguyên nhiên vật liệu cho tấn sản phẩm lớn ,giá thành sản phẩm cao ,chất lượng sản phẩm kém ,không được thị trường chấp nhận. Sản lượng cả năm 1989 chỉ đạt 4700 tấn nhưng bán không hết tồn đọng là chủ yếu. Đứng trước nguy cơ của sự phá sản ,tập thể CBCNV Xí nghiệp Xi măng Sài Sơn đã mạnh dạn tổ chức lại sản xuất ,thay thế các thiết bị cũ ,lạc hậu bằng các thiết bị mới ,đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất(cải tạo lò nung, tăng đương kính và chiều cao, lắp thêm ống khói, nối tiếp hai quạt để tăng năng suất). Xây dưng lại qui trình kĩ thuật đảm bảo ổn định sản xuất ở từng công đoạn. Đặc biệt xí nghiệp đã cùng các cơ quan nghiên cứu như trường đại học Bách Khoa, Viện Vật liệu, Bộ xây dựng và đưa vào ứng dụng đề tài khoa học mang mã số 26A – 04 – 02 dùng phụ gia khoáng hoá, cải tạo phối liệu trong quá trình nung liêu clinker. Đây là đề tài được áp dụng sớm nhất ở xi măng Sài Sơn cùng với Công ty xi măng Thanh Ba – Phú Thọ. Tất cả những cố gắng trên đã đem lại một cách khả quan : năng suất lò nung tăng từ 5 tấn/ca lên 8 tấn/ca ;chất lượng nâng từ PC 20 lên PC 30 và ổn định ngay. Năm 1996 sản phẩm của công ty đã được công nhận phù hợp với TCVN 2682-1992 và được giải bạc chất lượng Việt Nam 1996. Không thoả mãn với nhưng kết quả đã đạt được, lanh đạo xi măng Sài Sơn đã hoạch định chiến lược phát triển cho những năm tiếp theo, đó là “đầu tư chiều sâu và nâng cao công suất chất lượng sản phẩm, cải thiện môi trường làm việc” trên cơ sở nhà máy cũ, đưa công suất từ 3,5 vạn tấn/năm lên 6 vạn tấn/năm. Đây là đề án mang tính khoa học và thực tiễn cao đã được UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt tại Quyết định số 302/QĐ-UB ngày 25/5/1996. Tháng 12/1996 Xí nghiệp Xi măng Sài Sơn được đổi thành Công ty Xi măng Sài Sơn. Với đặc điểm của công ty mình, công ty xi măng Sài Sơn đã chọn hướng đi là đầu tư từng phần để vừa đảm bảo đời sống, việc làm cho hơn 500 CBCNV,vừa không ảnh hưởng đến quá trình hiện đại hoá nhà máy. do có chủ trương đầu tư từng bước vững chắc,đón đầu các thiết bị hiện đại nên đã phát huy được hiệu quả vốn vay, lãi suất của sản xuất hoàn toàn có thể bù đắp lãi suất vay của ngân hàng, việc làm, đời sống của CBCNV đều được ổn định và đảm bảo. Cũng chính vì có hướng đi đúng mà sản lượng liên tục đang được tăng trưởng, nghĩa vụ với nhà nước cũng tăng trưởng một cách đáng kể. Ngày 28/11/1998, toàn bộ dây chuyền sản xuất được xây dựng hoàn chỉnh và được đưa vào sản xuất. Ngay từ mẻ clinker đầu tiên ra lò đã đạt chất lượng tốt , toàn bộ dây chuyền đều hoạt động đảm bảo đạt và vượt công suất thiết kế,điều kiện làm việc của công nhân viên được cải thiện rất đáng kể,môi trường của công ty đảm bảo các yêu cầu của TCVN. Từ hướng đi đúng năm 1999, công ty dã sản xuất và tiêu thụ vượt công suất thiết kế ,sản phẩm được Hội đồng Quốc gia tặng giải vàng chất lượng. Năm 2000, Công ty đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế iso 9002. Năm 2001, Công ty đã đầu tư dự án nâng công suất nhà máy lên 80 000 tấn/năm. Cuối quí I/2001 đã hoàn thành dự án và là công trình chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần IX Đảng Cộng Sản Việt Nam. Để tiếp tục giữ vững thị trường, hiện nay đang có đầu tư dự án “đầu tư chiều sâu nâng công suất nhà máy lên 120 000 tấn/năm “ dự kiến quí I/2003 sẽ hoàn thành. Trong những năm qua lãnh đạo công ty luôn luôn quan tâm tới việc đầu tư máy móc, dây chuyền công nghệ hiện đại, tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng ,nghiên cứu thị trường để đưa vào sản xuất những sản phẩm mới… Nhờ vậy công ty đã có được những sản phẩm ngày càng có chất lượng cao, tạo được uy tín trên thị trường trong nước. Mặt hàng chủ yếu của công ty là xi măng. Chính nhờ có sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty mà sản lượng của công ty đã đạt được khá cao, góp phần không nhỏ vào sản lượng xi măng Việt Nam. Công ty thường xuyên đảm bảo cung ứng cho khách hàng một cách đầy đủ,kịp thời với chất lượng cao nên đã tạo được sự tín nhiệm của khách hàng. Khách hàng là thế lực đầu tiên và quan trọng tác động đến sự tồn tại của công ty, chính vì vậy công ty luôn quan tâm đến các vấn đề như chất lượng hàng hoá, giá cả, dịch vụ sau bán hang, điều kiện giao hàng và đặc biệt là thời gian giao hàng. cho tới nay có thể nói Công ty xi măng Sài Sơn Đã và đang khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Là một doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động có hiệu quả, công ty đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, tìm tòi những hướng đi mới trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm,không ngừng cải tiến mẫu mã sản phẩm,nâng cao thu nhập của người lao động. Bảng tổng kết một số năm trở lại đây cho thấy rõ hướng đi lên vững chắc của công ty. Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu của công ty XMSS : Chỉ tiêu ĐVT Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 10 tháng năm 2002 Doanh thu Tr đồng 31878,17 36628,99 39968,78 50194,57 56318,12 Nộp NSNN Tr đồng 3392,64 2863 3287,34 6881,36 5000 Lợi nhuận Tr đồng 442,81 1150 2065,4 2564,69 3900 TNBQ Đồng 647409 981158 1156687 1794134 2466114 Lao động bình quân Người 412 391 379 386 377 Hiện nay công ty vẫn đang tiếp tục đầu tư về chiều sâu, đổi mới công nghệ đưa vào hoạt động những máy móc thiết bị hiện đại có công nghệ tiên tiến và mở rộng diện tích sử dụng. Đồng thời công ty vẫn liên tục mở các lớp đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề của công nhân tuyển dụng thêm nhân công để mở rộng quy mô sản xuất. Từ những kết quả trên cho thấy sự phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên, nhưng lãnh đạo công ty vẫn không thoả mãn những gì đã đạt được mà tiếp tục thực hiện một số đề tài để cải tiến nâng cao năng suất thiết bị, cải thiện môi trường để luôn xứng đáng là Đơn vị anh hùng lao đông trong thời kỳ đổi mới. Trước mắt ngay trong quá trình đổi đầu tư chiều sâu nâng cao công suất nhà máy công ty đã tiến hành mở rộng kích thước lò nung clinker để nâng cao công suất lò nung; sử dụng vật liệu chịu lửa cách nhiệt để cách nhiệt cho lò giảm tiêu hao than, giảm giá thành sản phẩm. Mục tiêu của công ty là có cơ sở , có khả năng đạt được. Trong điều kiện hiện nay,tiềm năng của công ty sẽ có điều kiện phát huy và một điều chắc chắn là công ty đã có một chỗ đứng trong thị trường cạnh tranh. Thành tích của công ty đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp đổi mới của Doanh nghiệp Nhà nước nói chung và của ngành vật liệu xây dựng nói riêng. Chính vì vậy, Năm 2000 Công ty đã được chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới 1989 – 1999. 2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý ở công ty xi măng Sài Sơn 2.1. Qui trình công nghệ sản xuất tại công ty Trong các doanh nghiệp sản xuất, công nghệ sản xuất là nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng. Vì vậy, trước khi nghiên cứu tình hình tổ chức và quản lý sản xuất của công ty chúng ta đề cập đến qui trình công nghệ sản xuất của công ty. Xi măng Sài Sơn là một công ty sản xuất vật liệu xây dựng đó là sản phẩm xi măng, đối tượng sản xuất là các vật liệu như than, đất,cát và các công đoạn sản xuất và các điểm kiểm tra sẽ cho ra sản phẩm xi măng. Đặc điểm của công ty xi măng Sài Sơn là sản xuất phức tạp theo kiểu sản xuất liên tục,sản phẩm của công ty là xi măng do vậy nó chỉ có một chủng loại nhất định vì thế mọi sản phẩm đều phải trải qua nhiều giai đoạn nhất định vì thế mọi sản phẩm đều phải trải qua nhiều giai đoạn sản xuất kế tiếp nhau theo qui trình công nghệ sản xuất sau đây : SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG Kiểm tra 4 Kiểm tra 1+2+3 CBĐL 5 Si lô 5 Đập Đá Phụ gia khoáng CBĐL 1+2+3 Si lô 1+2+3 Sấy Than đất, cát Phân ly Nghiền Si lô 4 CBĐL 4 A A Tổ trưởng Sấy, đá NVQLCN NV KCS CNCN sấy đá CN vi tính Không đạt CNVH nghiền liệu Không đạt Hạt khô Kiểm tra 5 Kiểm tra 6 Kiểm tra 7 Kiểm tra 8 Si lô 6+7+8 Si lô 9 CBĐL 9 CBĐL 10 Si lô 13 Si lô 14 Trộn ẩm Vê viên Nung Si lô 10+11+12 CBĐL 6+7+8 Đảo trộn Thạch cao Phụ gia Nước A B A QLCN CN vận hành nghiền liệu NVQLCN+KCS CN vi tính XM Tổ trưởng sản xuất NV QLCN CN thao tác lò nung Không đạt Không đạt CN thao tác lò nung NV QLCN Không đạt Không đạt Không đạt Si lô 10+11+12 CBĐL 11 CBĐL 12 Bunke Nghiền Phân ly Kiểm tra 9 Hạt mịn Nhập kho Kiểm tra 11 Đảo trộn Kiểm tra 10 Si lô 15 Si lô 16 Đóng bao A Thủ kho CN vận hành nghiền XM CN đóng bao, xếp CNVH nghiền Hạt khô Chú thích : Điều chỉnh máy Tái chế CBĐL : cân bằng đinh lượng QLCN : quản lý công nghệ NV QLCN+KCS NV KCS NV QLCN+KCS Không đạt Không đạt Không đạt 2.2. Công tác tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất ở công ty xi măng Sài Sơn Công ty xi măng Sài Sơn là công ty hạch toán kinh doanh độc lập, trực thuộc Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam, được tổ chức theo mô hình trực tuyến tham mưu : Trên công ty có ban giám đốc, dưới là các phòng ban chức năng. a. Ban giám đốc gồm : 1 giám đốc, 2 pho giám đốc và 1 trưởng phòng kế toán. - Giám đốc công ty có chức năng, nhiệm vụ : + Phê duyệt chính sách chất lượng + Phê duyệt hệ thống quản lý chất lượng + Cung cấp nguồn lực để hệ thống quản lý chất lượng hoạt động có hiệu quả + Phê duyệt danh sách các nhà cung ứng + Chỉ định đại diện của lãnh đạo và chất lượng + Chủ trì các cuộc họp xem xét của lãnh đạo về hệ thống chất lượng + Phê duyệt kế hoạch kế hoạch sản xuất năm và mục tiêu chất lượng + Phân công và giao cho các ông phó giám đốc ,trưởng các bộ phận những nhiệm vụ,quyền hạn cụ thể cần thiết để họ chủ động, sáng tạo trong quản lý điều hành, giám sát kiểm tra các công việc thuộc lĩnh vực quản lý theo chức danh - Phó giám đốc kinh doanh có chức năng nhiệm vụ : + Phê duyệt kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hàng tháng + Trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của phòng kế hoạch thị trường Kịp thời nắm bắt nhu cầu thị trường để điều tiết việc bán sản phẩm cho hợp lý Phê duyệt hợp đồng bán sản phẩm Tổ chức nghiên cứu mở rộng thị trương + Trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của phòng tổ chức hành chính + Phụ trách tổ vỏ bao + Thực hiện các công việc khác khi giám đốc giao - Phó giám đốc kĩ thuật có chức năng và nhiệm vụ + Chỉ đạo việc xây dựng, rà soát các định mức vật tư , định mức lao động + Trực tiếp chỉ đạo công tác kĩ thuật trong công ty + Thẩm xét các nhà cung ứng vật tư đầu vào trước khi trinh giám đốc phê duyệt + Tổ chức và chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch sản xuất tháng, quí, năm + Trực tiếp chỉ đạo các hoạt động của phòng quản lý sản xuất các phân xưởng, tổ cơ điện, ban KCS Thực hiên các công việc khác do giám đốc uỷ quyền b. Các phòng ban chức năng của công ty bao gồm : Phòng kế toán – tài chính : có nhiệm vụ đôn đốc kiểm việc tra các chi phí đã phát sinh trong quá trình sản xuất, tính đúng, tính đủ để phục vụ cho việc hạch toán kế toán được đảm bảo chính xác, đôn đốc nhắc nhở việc ghi chếp các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, quản lý sản xuất ở các phân xưởng và trong toàn công ty. Xác định kết quả các hoạt động sản xuất kinh doanh. - Phòng tổ chức hành chính chịu trách nhiệm : + Tuyên truyền, phổ biến hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn iso 9001:2000 tới toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty + Tổ chức soạn thảo các văn bản của hệ thống chất lượng trình giám đốc và đại diện lãnh đạo về chất lượng phê duyệt + Lập phương án tổ chức thực hiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đã được phê duyệt + Kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng đã được phê duyệt + Đề xuất biện pháp cải tiến nâng cao hệ thống quản lý chất lượng + Thực hiện các báo cáo về chất lượng + Tổ chức thực hiện các công tác văn thư lưu trữ + Lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực + Lưu giữ hồ sơ nhân sự của công ty + Thực hiện nhiệm vụ đào tạo của công ty + Phụ trách nhà ăn và nhà trẻ - Phòng kế hoạch thị trường chịu trách nhiệm : + Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ tháng, năm trình giám đốc và phó giám dốc phê duyệt + Xem xét và thiết lập các hợp đồng cung cấp sản phẩm cho khách hàng + Điều hành các hoạt động bán hàng, theo dõi sản phẩm trong kho, các văn phòng đại diện của công ty + Chủ trì giải quyết các khiếu nại của khách hàng về chất lượng và dịch vụ + Nghiên cứu việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ - Phòng quản lý sản xuất chịu trách nhiệm : + Xây dựng, quản lý quy trình kỹ thuật, quy trình vận hành, bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị thiết bị điện tử, thiết bị đo lường. + Quản lý hồ sơ sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, các hồ sơ kỹ thuật về máy móc thiết bị. + Biên soạn tài liệu giáo án bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật cho các ngành nghề các tài liệu hướng dẫn công nghệ, thiết bị mới. + Giải quyết các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm. + Tổ chức thực hiện việc thu mua vật tư, bảo quản, cấp phát vật tư. - Phòng KCS : chịu trách nhiệm + Căn cứ vào các hợp đồng,bản vẽ kỹ thuật và các văn bản theo quy định kiểm tra số lượng, chất lượng các vật tư, nguyên nhiên kiệu bán sản phẩm , sản phẩm trong quá trình sản xuất và kinh doanh. + Thường xuyên hoặc định kỳ làm báo cáo theo quy định gửi giám đốc công ty và các bộ phận liên quan. + Phân tích đánh giá và đề xuất các phương án giải quyết khi vật tư bán sản phẩm và sản phẩm không đảm bảo số lượng và chất lượng + Chịu trách nhiệm trước pháp luật và giám đốc công ty nếu để vật tư nguyên vật liệu phục vụ sản xuất hao hụt, mất mát (đối với kho ngoại) + Thực hiện các nhiệm vụ khác theo nội quy, quy chế của công ty - Quản đốc các phân xưởng chịu trách nhiệm : + Kiểm soát việc thực hiện các quá trình sản xuất + Tổ chức bố trí nhân lực hợp lý khai thác khả năng các thiết bị hiện có để vận hành dây chuyền sản xuất + Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, các hướng dẫn thao tác vận hành đảm bảo an toàn trong sản xuất. Mỗi phòng ban của công ty tuy có nhiệm vụ, chức năng khác nhau xong có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng phục vụ cho việc quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của công ty nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất và kinh doanh. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ Ở CÔNG TY XI MĂNG SÀI SƠN Phó giám đốc Kỹ thuật GIÁM ĐỐC QMR Phó giám đốc Kinh doanh Ban KCS Phòng TCHC Phòng KTTC Phòng KH TT Tổ vỏ bao Tổ Bảo vệ Tổ Cơ điện PX liệu PX lò PX XM Phòng QLSX PX H.Sơn 2.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty xi măng Sài Sơn Bộ máy kế toán là một mắt xích quan trọng của hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh với nhiệm vụ : Tổ chứa thực hiên kiểm tra toàn bộ hệ thống các thông tin kinh tế của công ty, chế độ hoạch toán và chế độ quản lý kinh tế tài chính của công ty . Về nguyên tắc : Cơ cấu kế toán được tổ chức theo phần hành kế toán, mỗi nhân viên phụ trách một phần hành , nhưng do đặc điểm thực tế của công ty, bộ máy kế toán được tổ chức theo phương pháp ghép việc nghĩa là nhân viên kế toán phải kiêm nhiều phần hành kế toán . Phòng kế toán của công ty bao gồm 5 người : -Kế toán trưởng : chỉ đạo chung tất cả các bộ phận kế toán về mặt nghiệp vụ từ việc ghi chép chứng từ ban đầu đến việc sử dụng sổ sách kế toán do Bộ, nhà nước ban hành, qui định mối quan hệ phân công hợp tác trong bộ máy kế toán; kiểm tra tình hình biến động các loại vật tư, tài sản theo dõi các khoản thu nhập và hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước . -Kế toán tiền mặt, lương : Theo dõi tình hình tiền lương, phân bố tiền lương, thưởng ,BHXH...cho toàn bộ công nhân viên trong công ty; đồng thời ghi chép việc thu chi tiền mặt . -Kế toán thuế đầu ra đầu vào và TSCĐ : Có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động của TSCĐ hàng tháng trích khấu hao TSCĐ, ghi chép, thống kê các chỉ tiêu liên quan tới thuế đầu vào . -Thủ quỹ : được giao nhiệm vụ giữ tiền mặt cho công ty căn cứ vào các nghiệp vụ phát sinh trong ngày. Cuối ngày đối chiếu và kiểm tra sổ sách với lượng tiền thực tế để kịp thời phát hiện ra sai sót . Tại kho( nguyên vật liệu, kho thực phẩm ): Căn cứ vào phiếu nhập và xuất để ghi vào thr kho, sổ chi tiết nguyên vất liệu, thành phẩm, cuối tháng lên báo cáo và hàng tháng chuyển chứng từ cho phòng kế toán công ty . SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN Ở CÔNG TY XI MĂNG SÀI SƠN Thủ quỹ Kế toán vật tư và thuế đầu vào Kế toán thuế đầu ra và TSCĐ KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán tiền mặt, lương *Hình thức kế toán công ty áp dụng - Hình thức kế toán hiện nay được áp dụng ở công ty là hình thức sổ kế toán nhật ký chung. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung ở phòng kế toán tài chính các phân xưởng sản xuất không tổ chức bộ máy kế toán riêng . - Trong hình thức nhật ký chung tại công ty sổ kế toán liên quan đến kế toán tiền lương gồm có : +Sổ nhật ký chung. +Sổ cái tài khoản 334,338. +Sổ chi tiết tài khoản 334. Hình thức nhật ký chung dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian . Bên cạnh đó thực hiện việc phản ánh thực quan hệ đối ứng tài khoản để phục vụ việc ghi sổ cái. SƠ ĐỒ HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG CÔNG TY MĂNG SÀI SƠN ÁP DỤNG Bảng cân đối kế toán và các báo cáo kế toán khác Sổ (thẻ) kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh Bảng cân đối tài khoản Nhật ký chung CHỨNG TỪ GỐC Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại Nhật ký đặc biệt 4 3 1 2 3 2 Báo cáo quỹ hàng ngày 2 SỔ CÁI 3 5 6 6’ 7 Ghi chú: Ghi hàng ngày ghi cuối tháng ghi cuối năm Kiểm tra, đối chiếu -Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0071.doc
Tài liệu liên quan