Ôn thi học kì I môn Sinh học 7

16. Tác hại của giun đũa với sức khỏe con người

- Giun đũa gây hại cho súc khỏe của người: lấy, tranh thức ăn, gây tắc ruột, tắc ống mật, tiết chất độc gây hại cho cơ thể người.

- Một người mắc bệnh giun đũa sẽ trở thành một “ổ” để phát tán bệnh này cho cộng đồng.

17. Biện pháp hạn chế tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người

- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Dùng lồng bàn để đậy thức ăn.

- Phải ăn uống hợp vệ sinh.

- Không ăn rau sống, uống nước lã.

- Tiêu diệt ruồi nhặng.

- Vệ sinh xã hội ở công cộng (giữ vệ sinh môi trường chung).

- Tẩy giun từ 1-2 lần/ năm.

18. Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống trong đất

- Cơ thể hình giun, thành cơ phát trển.

- Phân đốt, mỗi đốt có vòng tơ (chi bên) để chui rúc trong đất.

- Cơ thể có chất nhày giúp da trơn.

- Cách di dưỡng cũng góp phần vào sự di chuyển trong đất.

 

doc7 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn thi học kì I môn Sinh học 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN THI HỌC KÌ I – 16 – 17 MÔN SINH HỌC 7 Chương I: Ngành động vật nguyên sinh. 1. Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh. - Cơ thể có kích thước hiển vi chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống. - Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng - Di chuyển bằng chân giả, roi, lông bơi, tiêu giảm - Sinh sản: vô tính, phân đôi hoặc phân nhiều. 2. Một số đại diện của ngành động vật nguyên sinh: trùng roi, trùng giày, trùng biến hình, trùng kiết lị, trùng sốt rét. 3. Vòng đời của trùng sốt rét. Khi người bị muỗi Anôphen đốt, trùng sốt rét trong tuyến nước bọt của muỗi Anôphen truyền vào máu người, chui vào hồng cầu sống và sinh sản phá hủy hồng cầu. 4. Cấu tạo cơ thể trùng biến hình - Cấu tạo: 1 tế bào có nhân, chất nguyên sinh, chân giả, không bào co bóp, không bào tiêu hóa. - Cách di chuyển: nhờ dòng chất nguyên sinh dồn về một phía tạo thành chân giả. - Dinh dưỡng: chân giả bắt mồi, không bào tiêu hóa tạo thành bao lấy mồi, tiêu hóa mồi nhờ dịch tiêu hóa gọi là tiêu hóa nội bào. - Sinh sản: vô tính bằng cách phân đôi theo chiều bất kì. Chương II: Ngành ruột khoang. 5. Hình dạng ngoài và di chuyển của thủy tức - Hình dạng ngoài: hình trụ dài, phần trên là lỗ miệng, phần dưới là đế, xung quanh miệng có tua miệng. - Cơ thể có đối xứng tỏa tròn - Di chuyển: kiểu sâu đo, lộn đầu, di chuyển theo hướng từ phải sang trái. 6. Đặc điểm chung của ngành ruột khoang (cấu tạo ruột khoang sống bám và ruột khoang bơi lội tự do có đặc điểm chung) - Cơ thể có đối xứng tỏa tròn. - Dinh dưỡng: dị dưỡng. - Ruột dạng túi. - Thành cơ thể có hai lớp tế bào. - Tự vệ, tấn công bằng tế bào gai. 7. Vai trò của ngành ruột khoang * Lợi ích: - Tạo vẻ đẹp thiên nhiên. - Có ý nghĩa sinh thái đối với biển. - Làm đồ trang trí, trang sức (san hô đỏ, san hô đen). - Nguyên liệu xây dựng: san hô đá, - Làm thực phẩm có giá trị: sứa sen, sứa rô, - Nghiên cứu địa chất: hóa thạch san hô, * Tác hại: gây ngứa, gây độc cho người, tạo đá ngầm ảnh hưởng đến giao thông (sứa, đảo ngầm san hô). Chương III: Các ngành giun. 8. Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh - Hình lá, dẹp, dài 2 - 5 cm, có đối xứng hai bên. - Mắt, lông bơi: tiêu giảm. - Có 2 giác bám phát triển. - Cơ vòng, cơ dọc, cơ lưng bụng phát triển. 9. Vòng đời sán lá gan - Sơ đồ vòng đời sán lá gan. Sán lá gan trưởng thành trứng sán ấu trùng lông (trâu, bò) (sống trong nước) Kén sán ấu trùng có đuôi ấu trùng trong ốc (bám vào rau, bèo, ) (sống trong nước) (sống trong ốc) - Vòng đời phát triển của sán lá gan: + Sán lá gan đẻ nhiều trứng. + Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi. + Ấu trùng chui vào kí sinh trong ốc ruộng, sinh sản cho nhiều ấu trùng có đuôi. + Ấu trùng có đuôi rời khỏi ốc bám vào cây cỏ, bèo và cây thủy sinh, rụng đuôi, trở thành kén sán. + Khi trâu, bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan. 10. Đặc điểm vòng đời của sán lá gan: thay đổi nhiều vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng khác nhau. 11. Cấu tạo ngoài của giun đũa - Đầu nhọn, dài 25cm. - Cơ thể hình ống dài bằng chiếc đũa. - Thân có màu hồng nhạt, không phân đốt. - Bên ngoài cơ thể có lớp vỏ cuticun bao bọc. 12. Cấu tạo trong và di chuyển của giun đũa a) Cấu tạo trong - Thành cơ thể có lớp biểu bì, lớp cơ dọc phát triển. - Miệng có 3 môi bé. - Có khoang cơ thể chưa chính thức. - Ống tiêu hóa có ruột non và hậu môn. - Tuyến sinh dục dài và cuộn khúc. b) Di chuyển Di chuyển bằng cách cong và duỗi cơ thể trong môi trường kí sinh. 13. Lớp vỏ cuticun bao bọc cơ thể giun đũa có ý nghĩa như là chiếc áo giáp giúp giun đũa không bị tiêu hóa bởi dịch tiêu hóa trong ruột non của người. Nếu không có lớp vỏ cuticun bao bọc thì giun đũa sẽ bị tiêu hóa như các thức ăn khác. 14. Nhờ đặc điểm đầu nhọn, nhiều giun con, kích thước nhỏ nên giun đũa chui được vào ống mật. Khi đó, người bị giun đũa chui vào ống mật sẽ đau bụng dữ dội và rối loạn tiêu hóa do ống mật bị tắc. 15. Vòng đời giun đũa * Sơ đồ vòng đời giun đũa Giun đũa trứng giun ấu trùng trong trứng (ruột non người) (môi trường) ấu trùng ấu trùng (vào máu, gan, tim và phổi) (ruột non người) * Vòng đời phát triển của giun đũa - Giun trưởng thành đẻ trứng, trứng theo phân ra môi trường ngoài. - Trứng gặp điều kiện thuận lợi phát triển thành ấu trùng trong trứng. - Ấu trùng trong trứng bám vào rau, quả tươi, nước người ăn, uống phải. - Ấu trùng đến ruột non chui ra vào máu đi qua gan tim, phổi và trở về ruột nôn lần 2 và sống kí sinh ở đây. 16. Tác hại của giun đũa với sức khỏe con người - Giun đũa gây hại cho súc khỏe của người: lấy, tranh thức ăn, gây tắc ruột, tắc ống mật, tiết chất độc gây hại cho cơ thể người. - Một người mắc bệnh giun đũa sẽ trở thành một “ổ” để phát tán bệnh này cho cộng đồng. 17. Biện pháp hạn chế tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người - Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. - Dùng lồng bàn để đậy thức ăn. - Phải ăn uống hợp vệ sinh. - Không ăn rau sống, uống nước lã. - Tiêu diệt ruồi nhặng. - Vệ sinh xã hội ở công cộng (giữ vệ sinh môi trường chung). - Tẩy giun từ 1-2 lần/ năm. 18. Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống trong đất - Cơ thể hình giun, thành cơ phát trển. - Phân đốt, mỗi đốt có vòng tơ (chi bên) để chui rúc trong đất. - Cơ thể có chất nhày giúp da trơn. - Cách di dưỡng cũng góp phần vào sự di chuyển trong đất. 19. Cơ thể giun đất có màu hồng nhạt vì có nhiều mao mạch vận chuyển máu tới da để thực hiện quá trình trao đổi khí qua da. 20. Lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt - Tiết chất nhầy làm mềm đất, ẩm ướt đất, làm màu mở đất trồng. - Đào xới đất làm đất tơi xốp, thoáng khí 21. Khi mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất Vì giun đất hô hấp bằng da nên khi nước ngập cơ thể làm chúng bị ngạt phải ngoi lên mặt đất để thở. 22. Cuốc phải giun đất thấy có chất lỏng màu đỏ chảy ra. Đó là máu của giun đất, giun đất có hệ tuần hoàn kín, máu mang sắc tố chứa sắc nên có màu đỏ. Chương IV: Ngành thân mềm. 23. Cấu tạo của vỏ trai (cấu tạo của vỏ trai thích nghi với lối sống vùi lấp) - Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng. - Điều chỉnh động tác đóng, mở vỏ nhờ dây chằng và 2 cơ khép vỏ. - Vỏ gồm 3 lớp: lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ. 24. Để mở vỏ trai quan sát bên trong cơ thể, phải luồn lưỡi dao vào khe vở cắt cơ khép vỏ trước và cơ khép vỏ sau ở trai. Cơ khép vỏ bị cắt, lập tức vỏ trai sẽ mở ra. Điều đó chứng tỏ sự mở ra là do tính tự động của trai. Chính vì thế khi trai chết, vỏ trai mở ra. 25. Mài mặt ngoài vỏ trai ngửi có mùi khét vì mặt ngoài là lớp sừng. 26. Đặc điểm chung của ngành thân mềm. - Thân mềm, co thể không phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo, hệ tiêu hóa phân hóa, cơ quan di chuyển đơn giản. Riêng mực và bạch tuộc có vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển. 27. Vai trò của ngành thân mềm. a) Lợi ích: - Làm thức ăn cho người: mực, ốc, ngao, sò, - Làm thức ăn cho động vật khác: ốc, hến, sò, - Làm đồ trang sức: ngọc trai - Làm vật trang trí: vỏ ốc, vỏ trai, vỏ sò, - Làm sạch môi trường nước: trai, sò, vẹm, - Có giá trị xuất khẩu: mực, sò huyết, bào ngư, - Có giá trị về mặt địa chất: hóa thạch của một vỏ ốc, vỏ sò, ... b) Tác hại - Gây hại cây trồng: ốc sên, ốc bưu vàng. - Vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán: ốc gạo, ốc mút, Chương V: Ngành chân khớp. 28. Nhện a) Đặc điểm cấu tạo và chức năng. - Cấu tạo: + Phần đầu – ngực: đôi kìm, đôi chân xúc giá, 4 đôi chân bò. + Phần bụng: phía trước là đôi khe thở, ở giữa là 1 lỗ sinh dục, phía sau là các núm tuyến tơ. - Chức năng: + Phần đầu - ngực: là trung tâm của vận động và định hướng. + Phần bụng: là trung tâm của nội quan và tuyến tơ. b) Tập tính: chăng lưới, bắt mồi, ôm trứng (nhện cái), hoạt động chủ yếu về ban đêm. 29. Sự đa dạng của lớp hình nhện a) Một số đại diện: bọ cạp, cái ghẻ, con ve bò, b) Ý nghĩa thực tiễn - Lợi ích: săn bắt sâu bọ có hại (nhện) làm thực phẩm (bọ cạp), - Tác hại: gây bệnh ghẻ ở người (cái ghẻ), hút máu động vật (ve bò), 30. Trong số ba lớp của chân khớp (giáp xác, hình nhện, sâu bọ) thì lớp nào có giá trị thực phẩm lớn nhất. Cho ví dụ? - Lớp giáp xác có ý nghĩa thực tiễn lớn nhất, có giá trị thực phẩm và xuất khẩu. - Ví dụ: hầu hết tôm, cua sống ở biển và ở nước ngọt. 31. Cấu tạo ngoài và di chuyển của châu chấu a) Cấu tạo ngoài: - Phần đầu gồm: 1 đôi râu, mắt kép, cơ quan miệng. - Phần ngực gồm: 3 đôi chân, 2 đôi cánh. - Phần bụng: có nhiều lỗ thở. - Lớp vỏ cuticun bao ngoài cơ thể. b) Di chuyển: - Bò: bằng cả 3 đôi chân - Nhảy: bằng 1 đôi chân sau. - Bay: bằng 2 đôi cánh. 32. Châu chấu có phàm ăn vì cơ quan miệng khỏe và sắc, thức ăn châu chấu là lá, chồi non và ngọn cây. 33. Châu chấu non phải nhiều lần lột xác mới lớn lên thành con trưởng thành vì lớp vỏ cuticun bao ngoài cơ thể. Vỏ cũ bong ra để vỏ mới hình thành, trong thời gian trước khi vỏ mới cứng thì châu chấu non lớn lên một cách nhanh chóng. 34. Sinh sản và phát triển châu chấu - Cơ thể phân tính. - Tuyến sinh dục dạng chùm. Tuyến phụ sinh dục dạng ống. - Châu chấu đẻ trứng dưới đất thành ổ. - Châu chấu non nở ra đã gần giống bố, mẹ nhưng phải qua nhiều lần lột xác mới trở thành con trưởng thành. - Hình thức biến thái không hoàn toàn. 35. Một số đại diện sâu bọ khác - Số lượng gần một triệu loài: mọt hại gỗ, bọ ngựa, chuồn chuồn, ve sầu, bướm cải, ong mật, muỗi, ruồi. - Sâu bọ rất đa dạng về số loài, lối sống, tập tính và môi trường sống. - Chúng phân bố trên các môi trường sống trên trái đất của chúng ta. 36. Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ a) Đặc điểm chung - Có đủ 5 giác quan: xúc giác, khứu giác, vị giác, thính giác và thị giác. - Cơ thể sâu bọ có 3 phần: đầu, ngực, bụng. - Phần đầu có 1đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh. - Hô hấp bằng hệ thống ống khí. b) Vai trò thực tiễn - Có lợi: + Làm thuốc chữa bệnh: ong mật, tằm, + Làm thực phẩm: tằm, ... + Thụ phân cây trồng: ong mật,.. + Thức ăn cho động vật khác: tằm, bọ ngựa, ... + Diệt các sâu hại: ong mắt đỏ, bọ ngựa, - Có hại: + Hại hạt ngủ cốc: mọt, + Truyền bệnh: ruồi, muỗi, 37. Những biện pháp diệt sâu bọ có hại đảm bảo an toàn cho môi trường như: Sử dụng thuốc trừ sâu an toàn: dùng thiên địch (kiến vàng, bọ rùa, ) bẫy đèn, bắt bằng tay, dùng thuốc vi sinh vật, thu hút và bảo vệ sâu bọ có ích ( ruộng lúa bờ hoa,), vệ sinh đồng ruộng, cày xới diệt trứng sâu bọ . 38. Đặc điểm chung của ngành chân khớp - Có vỏ kittin che chở bên ngoài và làm chỗ bám cho cơ. - Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau. - Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác. 39. Vai trò thực tiễn của ngành chân khớp - Có lợi: Có lợi về nhiều mặt như: làm thuốc, làm thực phẩm, thụ phấn cho cây trồng, - Có hại: hại cây trông, hại đồ gỗ trong nhà, truyền lan nhiều bệnh nguy hiểm. 40. Đặc điểm giúp chấn khớp đa dạng về tập tính và môi trường sống (phân bố rộng rãi) - Có hệ thần kinh và giác quan phát triển. - Các phần phụ có cấu tạo thích nghi với từng môi trường sống (chân bơi, chân bò, . . .). - Cơ quan miệng thích nghi cao với cách lấy thức ăn khác nhau (kiểu nghiền, kiểu hút, . . .). 41. Vì sao người ta thường bảo vệ các tổ kiến vàng trong vườn cây ăn quả? - Tiêu diệt các loài thiên địch có hại. - Ít tốn kém chi phí mua thuốc bảo vệ thực vật.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDE CUONG THI HKI SINH 7 -16 - 17.doc
Tài liệu liên quan