Phân tích chi phí sản xuất và biện pháp hạ giá thành sản phẩm điện của nhà máy nhiệt điện uông bí

Phân tích chi phí sản xuất và biện pháp hạ giá thành sản phẩm điện của nhà máy nhiệt điện uông bí (95 trang)

 

Lời nói đầu 1

Chương I 3

TÌNH HÌNH CHUNG VÀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT CHỦ YẾU 3

CỦA NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ. 3

I- Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà máy Nhiệt Điện Uông Bí 3

II- Chức năng, nhiệm vụ điều kiện địa chất tự nhiên. 5

1- Chức năng nhiệm vụ của nhà máy. 5

2- Điều kiện địa chất tự nhiên. 5

III- Dây chuyền công nghệ sản xuất điện và cơ cấu sản xuất của Nhà máy nhiệt điện Uông Bí 6

1- Dây chuyền công nghệ sản xuất. 6

2- Kết cấu sản xuất của Nhà máy. 9

IV- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy. 9

V- Thực trạng sản xuất kinh doanh của Nhà máy trong những năm gần đây. 16

MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ – XÃ HỘI 16

VI- Tình hình vật tư và thiết bị (TSCĐ) của Nhà máy. 17

1- Một số vật tư, thiết bị của Nhà máy 17

2- Tình hình sử dụng nguyên vật liệu. 21

VII- Tình hình lao động tiền lương. 22

1- Tình hình lao động 22

2- Tình hình tiền lương 23

VIII- Tình hình tài chính của Nhà máy. 23

IX- Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển doanh nghiệp. 23

1- Những thuận lợi của Nhà máy. 23

2- Những khó khăn. 24

3- Phương hướng giải quyết. 24

Chương II 25

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT 25

KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 25

I- Những vấn đề chung về chi phí sản xuất kinh doanh. 25

1.Khái niệm về chi phí sản xuất kinh doanh. 25

2- Phân loại chi phí sản xuất. 26

II- Giá thành sản phẩm. 31

1- Khái niệm: 31

2- Ý nghĩa của giá thành sản phẩm. 31

3- Phân loại giá thành. 33

4- Sự khác nhau giũa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 35

III- Các phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm . 36

1- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất . 36

2-Tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 36

3- Tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp. 37

4-Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung. 37

IV- Nhiệm vụ phân tích chi phí và tính giá thành 38

V- Các phương pháp tính giá thành sản phẩm. 39

1- Phương pháp tính giá thành giản đơn ( phương pháp tính giá thành trực tiếp ) 39

2- Phương pháp tính giá thành phân bước. 40

3- Phương pháp tính giá thành theo hệ số. 42

4- Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo tỷ lệ. 43

VI- Phương pháp phân tích giá thành sản phẩm 44

1- Mục tiêu phân tích: 44

2- Nội dung phân tích giá thành sản phẩm 44

2.1- Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm. 44

2.2- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành của những sản phẩm có thể so sánh. 45

2.3- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí trên 1.000đ giá trị sản lượng hàng hoá. 48

3- Các phương pháp phân tích. 50

VII- Phương hướng và biện pháp hạ giá thành sản phẩm. 51

1- Phương hướng: 51

2- Các biện pháp hạ giá thành sản phẩm. 51

Chương 3 55

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 55

CỦA NHÀ MÁY NĂM 2001. 55

I- Phân tích tình hình lập kế hoạch giá thành ở Nhà máy nhiệt điện uông bí 55

1- Căn cứ để lập giá thành sản phẩm. 55

2- Các mức kinh tế- kỹ thuật 56

II- Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm năm 2001. 56

III- Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm 60

IV- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm theo yếu tố chi phí. 63

1- Phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp . 67

2- Chi phí nhân công trực tiếp: 71

3- Phân tích chi phí sản xuất chung. 72

4- Chi phí quản lý doanh nghiệp: 76

5- Kết luận chung: 78

Chương 4: 79

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 79

CỦA NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ 79

I- Đánh giá chung về vấn đề hạ giá thành ở nhà máy Nhiệt điện Uông Bí. 80

II- Nội dung các biện pháp. 81

1- Biện pháp thứ nhất: Giảm chi phí nhiên liệu (Than, dầu) 81

2- Biện pháp : Giảm chi phí sản xuất chung. 86

3- Tăng cường công tác quản lý doanh nghiệp 88

III- Đánh giá hiệu quả biện pháp giảm giá thành ở các khoản mục. 89

Kết luận chung 90

 

doc95 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1431 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích chi phí sản xuất và biện pháp hạ giá thành sản phẩm điện của nhà máy nhiệt điện uông bí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp với đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất, đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm và đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí sản xuất của doanh nghiệp để giúp cho tổ chức được tốt công việc tập hợp chi phí sản xuất. Từ khâu ghi chép ban đầu, tập hợp số liệu, tổ chức tài khoản vào sổ chi tiết, đều phải theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định. 2-Tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về vật liệu chính,bán thành phẩm mua ngoài sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất và tạo thành sản phẩm...... Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường được xây dựng định mức chi phí và tổ chức quản lý theo đúng định mức. Thông thường chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liên quan trực tiếp đến từng đối tượngtập hợp chi phí sản xuất, nên có thể tổ chức tập hợp trực tiếp , các chứng từ có liên quan đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đều phải ghi đúng đối tượng chịu chi phí, trên cơ sở đó kế toán lập bảng thống kê tập hợp chi phí trực tiếp cho các đối tượngcó liên quan để ghi trực tiếp các tài khoản và chi tiết theo đúng đối tượng. Trong trường hợp sử dụng nguyên vật liệu có liên quan đến nhiều đối tượng thì không thể ghi trực tiếp cho từng loại đối tượng, mà phải lựa chọn tiêu chuẩn hợp lý để phân bổ cho các đối tượng có liên quan ( trọng lượng , định mức , tiêu hao. 3- Tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp là những chi phí tiền lương , các khoản phụ cấp có tính chất lương và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ của tất cả công nhân viên trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh Chi phí nhân công trực tiếp phải được tập hợp trong toàn doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp có nhiều công trường, phân xưởng, tổ đội sản xuất phải mở sổ chi tiết để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp cho từng công trường, phân xưởng . Thông thường ở doanh nghiệp thì chi phí nhân công được tập hợp gồm có Lương và các khoản thưởng Các khoản phụ cấp : Phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm được tính bằng % Các loại bảo hiểm : BHXH, BHYT, KPCĐ trích nộp 25% . Trong đó trừ vào lương của công nhân là 6% và 19% tính vào các chi phí hoạt động của doanh nghiệp để trích nộp cho người lao động lên cơ quan nhà nước gồm: + 15% trích nộp BHXH + 2% trích BHYT + 2% trích nộp KPCĐ 4-Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chunglà chi phí quản lý phục vụ sản xuất và những chi phí khác , ngoài 2 khoản mục trên phát sinh ở phân xưởng chi phí vật liệu, công cụ dùng cho phân xưởng , chi phí khấu hao ............ Chi phí sản xuất chung phải được tập hợp theo từng thời điểm phát sinh chi phí. Cuối tháng chi phí chung đã tập hợp được chuyển để tính giá thành. Trong trường hợp 1 phân xưởng sản xuất nhiều loại sản phẩm , nhiều công việc thì phải phân bổ chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm công việc có liên quan. Tiêu chuẩn sử dụng để phân bổ chi phí chung là: Phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp Phân bổ theo chi phí vật liệu trực tiếp Phân bổ theo định mức chi phí sản xuất chung Phân bổ theo tổng chi phí trực tiếp IV- Nhiệm vụ phân tích chi phí và tính giá thành Trong công tác quản lý của doanh nghiệp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu quan trọng mà các nhà quản lý doanh nghiệp luôn phải quan tâm, nó phản ánh chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua các thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm do những người kế toán tập hợp được và cung cấp cho những nhà quản lý. Trên cơ sở đó nhà quản lý nắm bắt được mọi tình hình của doanh nghiệp mình , để có những quyết định quản lý hợp lý . Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí và phương pháp tính giá thành cho phù hợp. Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán giá thành và giá thành đơn vị của các đối tượng giá thành là các loại sản phẩm công việc lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra, cần phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị. Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết, đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm . - Yêu cầu trình độ quản lý và hạch toán của doanh nghiệp. Cung cấp báo cáo về chi phí sản xuất cho lãnh đạo doanh nghiệp và phân tích tình hình thực hiện ké hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, phát hiện kịp thời khả năng để đề xuất biện pháp thích hợp, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Dựa vào những căn cứ trên đối tượng tính giá thành là căn cứ để tính giá thành sản phẩm. 3- Nguyên tắc chung của việc tính giá thành. Việc tính giá thành sản phẩm là việc sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ, để tính toán giá thành và hạ giá thành đơn vị theo từng khoản mục chi phí quy định cho các đối tượng tính giá thành. Doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm sản phẩm yêu cầu của quản lý sản xuất và tính giá thành. V- Các phương pháp tính giá thành sản phẩm. Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã được tập hợp trong kỳ, để tính toán giá thành và hạ giá thành đơn vị theo từng khoản mục chi phí quy định cho các đối tượng tính giá thành. Doanh nghiệp cần dựa vào mối quan hệ giữa đối tượng tính toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp đối với từng đối tượng tính giá thành. 1- Phương pháp tính giá thành giản đơn ( phương pháp tính giá thành trực tiếp ) Phương pháp này được áp dụng với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ sản xuất kép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn, xen kẽ liên tục. Đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính giá thành hàng tháng, hàng quý phù hợp với kỳ báo cáo. Trong trường hợp không có sản phẩm dở dang cuôi kỳ thì tổng chi phí sản xuất đã tổng hợp được hàng tháng cho mỗi đối tượng cũng là tổng giá thành sản phẩm tương ứng. Tổng giá thành và giá thành đơn vị được tính theo công thức: Z = C Trong đó: Z : Tổng giá thành từng đối tượng tính giá thành. C : Là chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ. + Giá thành đơn vị: C G = Q Trong đó : G : Là giá thành đơn vị từng đối tượng tính giá thành. Q : Tổng sản lượng sản phẩm. Trong trường hợp cuối kỳ báo cáo còn nhiều sản phẩm dở dang và không ổn định, cần phải tổ chức đánh giá sản phẩm dở dangcuối kỳ theo phương pháp thích hợp. Khi đó tổng giá thành và giá thành đơn vịđược tính theo công thức: Z = C + Dđk - Dck Z C + Dđk – Dck G = = Q Q Trong đó : Dđk: Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ. Dck: Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ. Phương pháp tính giá thành trực tiếp, tính toán cung cấp kịp thời đánh giá trong mỗi kỳ báo cáo, mức độ chính xác của giá thành phụ thuộc vào chất lượng công tác tập hợp chi phí sản xuất. 2- Phương pháp tính giá thành phân bước. Phương pháp này áp dụng thích hợp đối với những sản phẩm có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp , kiểu liên tục, quá trình sản xuất sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn, tổ chức sản xuất nhiều, ổn định chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục.mỗi giai đoạn công nghệ. Do đó có 2 phương pháp tính giá thành phân bước. 2.1-Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm. Phương pháp này giá thành phải căn cứ vào chi phí sản xuất đã được tập trung theo từng giai đoạn sản xuất, lần lượt tính tổng giá thành đơn vị nửa thành phẩm của giai đoạn sản xuất trước và kết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự để tính tiếp, cứ thế tiếp tục cho đến khi tính được giá thành và giá thành đơn vị ở giai đoạn công nghệ cuối cùng. Trình tự tập hợp chi phí và tính giá thành theo phương pháp này có thể phản ánh qua sơ đồ: Kết chuyển chi phí tuần tự. ( Để tính giá thành) Chi phí nguyên vật liệu chính Chi phí sản xuất ở giai đoạn 1 Chi phí sản phẩm dở dang giai đoạn 1 Giá thành nửa thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn 1 Chi phí sản xuất ở giai đoạn 2. Chi phí sản phẩm dở dang ở giai đoạn 2. Giá thành nửa thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn 2. Chi phí sản xuất ở giai đoạn 3. Chi phí sản phẩm dở dang ở giai đoạn 3 Giá thành nửa thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn ( n-1) Chi phí sản xuất ở giai đoạn n Chi phí sản phẩm dở dang ở giai đoạn n Tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm + + = + - = + - = .... = + - = 2.2- Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp xác định đối tượng giá thành chỉ là thành phẩm sản xuất hoàn thành ở giai đoạn công nghệ sản xuất cuối cùng. Việc tính giá thành của thành phẩm được thực hiện theo trình tự các bước. Căn cứ vào số liệu , chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng giai đoạn công nghệ sản xuất. Tính toán phần chi phí sản xuất của từng giai đoạn đó nằm trong giá thành của thành phẩm, theo từng khoản mục nhất định. Sau đó kết chuyển sang từng khoản mục để tổng hợp tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm. Phương pháp này còn gọi là phương pháp kết chuyển song song và được thể hiện theo sơ đồ sau: Sơ đồ kết chuyển chi phí song song ( Để tính giá thành thành phẩm) Chi phí nguyên vật liệu chính trong thành phẩm Chi phí sản xuất của giai đoạn 1 trong thành phẩm Chi phí sản xuất của giai đoạn 2 trong thành phẩm Chi phí sản xuất của giai đoạn n trong thành phẩm Giá thành sản xuất của thành phẩm + + + ... + + = Phương pháp tính giá thành phân bước, tính ra giá thành sản phẩm tương đối chính xác, xác định được giá thành ở từng giai đoạn chính xác. Song nhược điểm của phương pháp này là cách tính dài, đối với doanh nghiệp có nhiều giai đoạn chế biến thì yêu cầu phải có hệ thống tính giá thành lớn. Phương pháp này áp dụng thích hợp để tính toán giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp. 3- Phương pháp tính giá thành theo hệ số. Phương pháp này được áp dụng thích hợp trong trường hợp có cùng một quy trình công nghệ sản xuất, cùng sử dụng một loại nguyên vật liệu , kết quả sản xuất thu được đồng thời nhiều loại sản phẩm khác nhau. Trong trường hợp này đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, còn đối tượng tính giá thành là những loại sản phẩm trong quy trình đó. Để tính được giá thành cho từng loại sản phẩm phải căn cứ vào chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của sản phẩm để quy định , mỗi loại sản phẩm một hệ số tính giá thành. Trong đó chọn một loại sản phẩm có đặc trưng tiêu biểu nhất làm căn cứ để tính giá thành cho từng loại sản phẩm. Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành sản phẩm, các loại đã tập hợp được để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm. Giá thành Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm đơn vị sản = phẩm gốc Tổng số sản phẩm gốc quy đổi Hệ số quy đổi sản phẩm từng loại Giá thành đơn vị sản phẩm gốc Giá thành đơn vị sản phẩm từng loại = x Trong đó: N Số lượng sản phẩm = ồ Số lượng sản phẩm x Hệ số quy đổi quy đổi i=1 loại i sản phẩm loại i Tổng giá thành Giá trị sản Tổng chi phí Giá trị sản sản xuất của các = phẩm dở dang + sản xuất phát - phẩm dở dang loại sản phẩm đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ 4- Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo tỷ lệ. Dùng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất kết quả sản xuất là một nhóm sản phẩm cùng loại, với những chủng loại, phẩm cấp, quy cách khác nhau. Do đó để cho chi phí sản xuất được tập hợp theo nhóm sản phẩm cùng loại và giá thành của từng loại sản phẩm. Muốn tính được giá thành của từng quy cách sản phẩm trong nhóm cần phải dựa vào một tiêu chuẩn hợp lý nào đó để tính một tỷ lệ phân bổ các giá thành định mức, giá thành kế hoạch. Căn cứ vào chi phí đã tập hợp trong kỳ cho cả nhóm sản phẩm và chi phí sản phẩm đầu kỳ, cuối kỳ để tính ra tổng giá thành thực tế của cả nhóm sản phẩm. -Tính giá thành theo tỷ lệ từng khoản mục: Công thức: Giá thành thực tế của cả nhóm sản phẩm Tỷ lệ giá thành = Tiêu chuẩn phân bổ - Tính giá thành thực tế từng quy cách sản phẩm theo từng khoản mục . Công thức: Tổng giá thành thực tế từng quy cách = Tiêu chuẩn phân bổ có trong từng quy cách x Tỷ lệ tính giá thành VI- Phương pháp phân tích giá thành sản phẩm 1- Mục tiêu phân tích: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền, mọi hao phí lao động sống và lao động quá khứ kết tinh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh và đo lường hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời chỉ tiêu giá thành còn giữ chức năng thông tin và kiểm kê về chi phí giúp cho người quản lý có cơ sở ra quyết định sản xuất kinh doanh đúng đắn kịp thời. Mục tiêu của việc phân tích giá thành sản phẩm là tìm được sự biến động của các chi phí khi quá trình sản xuất thay đổi, tìm ra các nguyên nhân tăng giá thành từ đó tìm biện pháp giảm bớt các chi phí không cần thiết, thúc đẩy việc hạ giá thành sản phẩm. 2- Nội dung phân tích giá thành sản phẩm 2.1- Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm. Khi đánh giá chung, nhà phân tích tính ra và xem xét chỉ tiêu "tỷ lệ % thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm hàng hoá" và được tính như sau: N ồ ( Qli ´ Zli ) i=1 R% = x 100 N ồ (Qli ´ Zoi ) i=1 Trong đó: R : Tỷ lệ % thực hiện KH giá thành của toàn bộ sản phẩm hàng hoá. QLi : Số lượng sản phẩm i sản xuất kỳ thực tế. Zoi, Zli : Giá thành công xưởng đơn vị sản phẩm i kỳ KH và kỳ thực hiện. Căn cứ vào kết quả tính toán, nếu R < 100% thì chứng tỏ doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Khi đó, chênh lệch giá thành theo số tuyệt đối sẽ mang dấu (-) nghĩa là: N ồ (Qli ´ Zli - Qli ´ Zoi ) < O i=1 Số chênh lệch này chính là số chi phí tiết kiệm được do hạ giá thành tính trên lượng sản phẩm sản xuất thực tế . Ngược lại R > 100% , chứng tỏ giá thành thực tế cao hơn so với kế hoạch và hiệu số: N ồ ( Qli ´ Zli - Qli ´ Zoi ) > O i=1 Sẽ mang dấu (+) phản ánh số chi phí vượt chi phí tính trên lượng sản phẩm sản xuất thực tế. 2.2- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành của những sản phẩm có thể so sánh. Sản phẩm có thể so sánh là những sản phẩm mà doanh nghiệp đã tiến hành sản xuất ở các kỳ trước, đã có tài liệu hạch toán giá thành. Những sản phẩm này, doanh nghiệp thường lập kế hoạch hạ thấp giá thành nhằm xác định mục tiêu phấn đấu. Đồng thời, xác định quy mô chi phí tiết kiệm để tăng lợi nhuận. Trong kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh thường đặt ra chỉ tiêu: - Mức hạ giá thành : Phản ánh quy mô chi phí tiết kiệm. - Tỷ lệ hạ giá thành : Phản ánh tốc độ hạ giá thành. Nội dung và các phương pháp phân tích thực hiện hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh như sau: a- Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch. Ta ký hiệu: Qli, Qoi : Lần lượt là số lượng sản phẩm i sản xuất kỳ kế hoạch, kỳ thực hiện - Zti, Zoi, Zli : Lần lượt là giá thành công xưởng đơn vị sản phẩm i thực tế kỳ trước, kỳ kế hoạch này và kỳ thực tế này. - Nhiệm vụ kế hoạch: + Mức hạ (Mo): N Mo = ồ Qoi ( Zoi - ZTi ) i=1 + Tỷ lệ hạ(T0) M0 T0 = x 100 N ồ Q0i ´ ZTi i=1 Kết quả thực hiện kế hoạch + Mức hạ( M1) N M1 = ồQli ( Zli - Zti ) i=1 +Tỷ lệ hạ (T1) M1 T1 = x 100 N ồQli ´ Zti i=1 - Chênh lệch trên các chỉ tiêu (D ) + Mức hạ : DM = M1- M0 +Tỷ lệ hạ : DT = T1- T0 Cùng với việc so sánh cả 2 chỉ tiêu mức và tỷ lệ hạ trên từng loại sản phẩm để sơ bộ biết được nguyên nhân ảnh hưởng tới mức biến động chung. b- Xác định nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến mức chênh lệch của chỉ tiêu mức hạ và tỷ lệ hạ. Căn cứ vào công thức tính mức hạ và tỷ lệ hạ ta thấy có 3 nhân tố ảnh hưởng đến mức và tỷ lệ hạ là sản lượng sản xuất, cơ cấu sản lượng và giá thành đơn vị ảnh hưởng của các nhân tố sẽ được xác định bằng phương pháp loại trừ. * Nhân tố sản lượng sản xuất: DQ. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nhân tố sản lượng sản xuất có quan hệ tỷ lệ thuận với mức hạ, ảnh hưởng của DQ được xác định trong điều kiện giả định sản lượng thực tế, cơ cấu sản lượng kế hoạch và giá thành kế hoạch. Để có cơ cấu kế hoạch, sản lượng thực tế, đòi hỏi các sản phẩm i đều phải được thực hiện theo cùng một tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sản xuất (qs). Qli x Zti qS = x 100 Qoi x Zti ảnh hưởng của sản lượng đến mức hạ (DQM) DQM = (qs - 1) x Mo Như vậy, ảnh hưởng của sản lượng đến mức hạ phụ thuộc vào % vượt hoặc hụt kế hoạch sản xuất. * Nhân tố giá thành đơn vị (DZM) Đây là nhân tố có tính quyết định, phản ánh phân tích của doanh nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận. - ảnh hưởng của giá thành tới mức hạ (DZM). N DZM = ồ Qli ´ (Zli - Zoi) i=1 - ảnh hưởng của giá thành tới tỷ lệ hạ (DZT ) DZM DZT = x 100 N ồQli Zti i=1 2.3- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí trên 1.000đ giá trị sản lượng hàng hoá. - Việc phân tích giúp cho người quản lý biết được: để có 1.000đ giá trị sản lượng hàng hoá thì doanh nghiệp cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Chỉ tiêu này càng giảm thì hiệu quả kinh doanh càng lớn. * Nội dung và trình tự phân tích. a. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoặch chi phí trên 1000đ giá trị sản lượng hàng hoá. Để đánh giá chung, cần tính ra và so sánh chỉ tiêu "chi phí trên 1000đ giá trị sản lượng hàng hoá" (F) giữa kỳ phân tích với kỳ gốc, tức là tính chênh lệch. DF = F1 - F0 Trong đó: N ồ Qli Zli i=1 F1 = x 1000 N ồQli Gli i=1 N ồ Qoi Zoi i=1 F0= x 1000 N ồQoiGoi i=1 - Q0i , Qci: Lần lượt là sản lượng hàng hoá kỳ kế hoạch và thực hiện. - G0i, Gci: Lần lượt là giá bán đơn vị sản phẩm i kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện. - Z0i, Zli: Lần lượt là giá thành đầy đủ của đơn vị sản phẩm i kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện. F0,F1: Là chi phí trên 1000đ giá trị sản lượng hàng hoá. Nếu DF = F1- F0 < 1 chứng tỏ đơn vị đã hoàn thành kế hoạch chi phí trên 1000đ giá trị sản lượng hàng hoá. Mức chênh lệch dưới 0 càng lớn thì chi phí sản xuất và tiêu thụ mà doanh nghiệp bỏ ra trên 1000đ giá trị sản lượng hàng hoá càng giảm, lợi nhuận kinh doanh trong kỳ càng cao. b- Xác định nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu " Chi phí trên 1000đ giá trị sản lượng hàng hoá.". Nhân tố cơ cấu sản lượng (DFk): ảnh hưởng của nhân tố này được xác định trong điều kiện giả định , sản lượng thực tế, cơ cấu thực tế , giá thành và giá bán kế hoạch N N ồQli Zoi ồQoi Zoi i=1 i=1 DFK = x 1000 - x 1000 N N ồQli Goi ồ Qoi Goi i=1 i=1 Nhân tố cơ cấu sản lượng có thể thay đổi theo 2 hướng: làm tăng hoặc giảm chi phí trên 1000đ giá trị sản lượng hàng hoá. Nhân tố giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm (DZF) ảnh hưởng của nhân tố này được xác định trong điều kiện giả định: Sản lượng thực tế , cơ cấu sản lượng thực tế, giá thành thực tế, giá bán kế hoạch. N N ồ Qli Zli ồ Qli Zoi i=1 i=1 DZK = x 1000 - x 1000 N N ồ Qli Goi ồQoi Goi i=1 i=1 Nhân tố giá thành đơn vị sản phẩm (DGF) ảnh hưởng của nhân tố này được xác định. N ồ Qli Zli i=1 DGF = F1 - x 1000 N ồ Qli Goi i=1 3- Các phương pháp phân tích. a- Phương pháp so sánh: Được sử dụng phân tích để xác định phương hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích như: Xác định số gốc, điều kiện, mục tiêu để so sánh. - Xác định số gốc để so sánh phụ thuộc vào mục đích cụ thể để phân tích. Khi có sự biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu. Ta có số gốc để so sánh với kỳ trước (năm nay so với năm trước). Các trị số chỉ tiêu ở kỳ trước, kế hoạch hoặc cùng kỳ năm trước gọi chung là trị số của kỳ trước. Thời kỳ hạn để phân tích gọi tắt là kỳ phân tích . Khi so sánh theo thời gian cần chú ý : + Đảm bảo tính thống nhất về nội dung kinh tế của các chỉ tiêu và các phương pháp tính các chỉ tiêu , đơn vị tính các chỉ tiêu về số lượng, thời gian và giá trị . - Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định mức biến động tuỵêt đối và tương đối có cùng xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích( tăng năng xuất, giá thành giảm...). + Mức biến động tuyệt đối: Được xác định trên cơ sở so sánh chỉ tiêu giữa 2 kỳ, kỳ phân tích và kỳ gốc . Như vậy mức biến động tuyệt đối chỉ phản ánh tình hình biến động giữa 2 kỳ tăng hay giảm mà không phản ánh đến mức tiết kiệm hay tăng chi phí. + Mức biến động tương đối: Được xác định trên cơ sở so sánh chỉ tiêu giữa 2 kỳ nhưng chỉ ở mức độ giá trị tương đối so sánh chỉ tiêu này có thể phản ánh được mức độ chi phí tiết kiệm , hợp lí hay lãng phí. b-Phương pháp loại trừ : (phương phap thay thế liên hoàn ) Phương pháp này nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả sản xuất kinh doanh bằng cách khi xác định được ảnh hưởng của nhân tố này thì loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác. VII- Phương hướng và biện pháp hạ giá thành sản phẩm. 1- Phương hướng: Để đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh thì bất kỳ doanh nghiệp nào, đều phải tìm cho mình một giải pháp thích hợp nhất mà mục tiêu cuối cùng là làm tăng lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp mình. Nghĩa là trong doanh nghiệp cần sản xuất 1 loại sản phẩm gì? tiêu thụ thế nào ? giá thành ra sao? có phù hợp với người tiêu dùng không? cho nên việc tìm ra được nguyên nhân để hạ giá thành sản phẩm là một trong những vấn đề không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. 2- Các biện pháp hạ giá thành sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường, muốn hạ giá thành phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp theo cách phân loại có liên quan đến việc tăng giảm từng loại chi phí và ảnh hưởng của nó đến giá thành sản phẩm. Sau đây là một số biện pháp lý thuyết mang tính tổng quát khi áp dụng các nhà quản lý doanh nghiệp căn cứ vào kết quả phân tích và các nguyên nhân đang tồn tại để từ đó áp dụng cho doanh nghiệp mình một cách hợp lý. a- Biện pháp tiết kiệm nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng. Trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp chi phí về nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm. Vì vậy biện pháp giảm chi phí vật tư, nhiên liệu thì giá thành cũng giảm được đáng kể. Việc giảm bớt các chi phí vật liệu nhưng vẫn đảm bảo chất lượng theo thiết bị kỹ thuật. Cần cải tạo quy trình công nghệ sử dụng vật liệu thay thế, giảm tỷ lệ phế phẩm, giảm chi phí mua sắm, vận chuyển bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu. Để tính toán ảnh hưởng của các biện pháp này ta cần phải xác định tỷ lệ giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm và giá thành kế hoạch của từng loại nguyên vật liệu. Ta có thể dùng phương pháp chỉ số để tính toán ảnh hưởng của những biện pháp tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng để tỷ lệ hoá giá thành sản phẩm trong kỳ kế hoạch theo công thức sau: Chỉ số hạ giá Chỉ số định mức Chỉ số giá cả Chỉ số chi phí nguyên thành do giảm chi = tiêu hao nguyên x kỳ kế hoạch của x vật liệu trong giá phí nguyên vật liệu vật liệu nguyên vật liệu thành kỳ báo cáo Theo công thức này thì chỉ số hạ giá thành sản phẩm cho 3 yếu tố tác động đó là: - Chỉ số định mức tiêu dùng nguyên vật liệu trong kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo. - Chỉ số giá cả nguyên vật liệu. - Chi số chi phí nguyên vật liệu trong giá thành. Giảm chi phí lưu thông và thu mua bằng cách sử dụng phương tiện vận chuyển hợp lý. Tính lượng đặt hàng tối ưu để tránh hao phí trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Lượng đặt hàng tối ưu được xác định. Nhu cầu vật liệu hàng hoá x chi phí cố định dự trữ trong kỳ cho một lần đặt hàng Số lần đặt hàng = Chi phí bảo quản cho một đơn vị hàng hoá vật liệu b- Biện pháp tăng năng suất lao động để giảm chi phí tiền lương trên 1 đơn vị sản phẩm. Để giảm chi phí này trong giá thành sản phẩm, cần tăng nhanh năng suất lao động, đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương và tiền công bình quân. Như vậy cần phải cải tiến tổ chức sản xuất, nâng cao trình độ cơ giới hoá hoàn thiện định mức, lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường kỷ luật lao động, áp dụng các hình thức tiền lương, tiền thưởng, khuyến khích vật chất để kích thích lao động, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ thuật của công nhân, bố trí dây chuyền công nghệ sản xuất khép kín tránh để thời gian gián đoạn do phải chờ việc nhằm rút ngắn chu kỳ sản xuất. Tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân sẽ cho phép giảm chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm. Do đó khoản mục tiền lương sẽ giảm theo tỷ lệ với tỷ trọng tiền lương trong giá thành và ảnh hưởng của việc giảm chi phí tiền lương được tính theo công thức: Chỉ số hạ giá Chỉ số tiền lương bình quân Chỉ số chi phí tiền thành tăng năng = x lương trong giá suất lao động Chỉ số năng suất lao động thành sản phẩm Công thức này cho ta thấy chỉ số hạ giá thành sản phẩm do 3 yếu tố tác động là: Năng suất lao động, tiền lương bình quân và tỷ trọng chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm. c- Biện pháp tăng sản lượng làm giảm chi phí cố định trên 1 đơn vị sản phẩm. Muốn giảm chi phí cố định

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDA2037.doc
Tài liệu liên quan