Sổ tay Địa lý - Địa lí Việt Nam trong thơ ca, ca dao, tục ngữ

Thế mạnh phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản .

*Khả năng phát triển:

- Đất: feralít trên đá phiến, đá vôi; đất phù sa cổ ở trung du

- Khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa, có mùa đông lạnh (Đông Bắc do ảnh hưởng gió mùa đông bắc nên có mùa đông lạnh nhất nước ta, Tây Bắc lạnh do nền địa hình cao).

 thuận lợi phát triển cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

- Dân cư – lao động có kinh nghiệm trồng và chăm sóc các loại cây.

*Hiện trạng phát triển:

- Chè: là vùng chuyên canh lớn nhất nước ta, chiếm 60% diện tích & sản lượng cả nước, nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Giang, Yên Bái.

- Cây dược liệu: quế, tam thất, hồi, đỗ trọng & cây ăn quả: mận, đào, lê trồng ở Cao Bằng, Lạng Sơn, dãy Hoàng Liên Sơn.

- Ở Sapa trồng rau vụ đông & sản xuất hạt giống quanh năm.

“ Sa Pa hè mát hơn thu

Chỉ làn không khí cũng ru dịu người

Ở đâu nắng hạn rang trời

Thì đây không giọt mồ hôi thấm mình

 

doc34 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 644 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sổ tay Địa lý - Địa lí Việt Nam trong thơ ca, ca dao, tục ngữ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ và Nam Bộ mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thiên nhiên trù phú. + Dải đồng bằng ven biển Trung bộ hẹp ngang, bị chia cắt, bờ biển khúc khuỷu, các cồn cát, đầm, phá phổ biến thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ, nhưng giàu tiềm năng du lịch và kinh tế biển. - Vùng đồi núi: thiên nhiên rất phức tạp (do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi): + Thể hiện sự phân hoá thiên nhiên từ Đông-Tây Bắc Bộ và Đông Trường Sơn và Tây Nguyên. + Đông Bắc tạo nên mùa đông lạnh đến sớm (hướng núi vòng cung). + Tây Bắc: ít ảnh hưởng gió mùa đông bắc, vùng núi thấp phía nam cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa (ảnh hưởng dãy Hoàng Liên Sơn). + Đông Trường Sơn (Duyên hải miền Trung): mùa hạ hiệu ứng phơn, khô nóng; mùa đông lạnh yếu, mưa vào mùa thu đông, ảnh hưởng bão, lũ; + Tây Trường Sơn (Tây nguyên): mưa vào mùa hạ, có 6 tháng khô (ảnh hưởng của dãy Trường Sơn Nam). “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây Bên nắng đốt, bên mưa quay” (Sợi nhớ sợi thương – Phan Huỳnh Điểu) Hoặc “Trường Sơn Tây anh đi Thương em bên ấy mưa nhiều Con đường gánh gạo Muỗi bay rừng già cho dài tay áo Hết rau rồi, em có lấy măng không. Còn Em thương bên Tây anh mùa đông Nước khe cạn bướm bay lèn đá”. (Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây – Phạm Tiến Duật) ( Vào mùa thu đông, Tín phong Bắc bán cầu thổi qua biển theo hướng đông bắc (chiếm ưu thế so với gió mùa Đông Bắc đã suy yếu) mang theo nhiều hơi ẩm, bị dãy Trường Sơn chắn lại, trút hơi ẩm và gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ; đây cũng là nguyên nhân chính tạo ra mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Vào mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho sườn Tây Trường Sơn. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biển giới Lào - Việt, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ, khối khí này trở nên khô nóng, gây ra hiệu ứng phơn). 6.3. Thiên nhiên phân hóa theo độ cao. a. Nguyên nhân: do sự thay đổi của khí hậu theo độ cao (cứ 100m giảm 0,6oC) đã làm cho khí hậu thay đổi theo độ cao của các thành phần tự nhiên và cảnh quan tự nhiên của nước ta có 3 đai. b. Biểu hiện. * Đai nhiệt đới gió mùa: - Độ cao: + Miền Bắc: dưới 600-700m. + Miền Nam: 900-1000m - Đặc điểm khí hậu: nhiệt đới, nền nhiệt cao, mùa hạ nóng, độ ẩm từ khô hạn đến ẩm ướt. - Các loại đất chính: Hai hệ chính: phù sa - 24%, feralit - 60%. - Các hệ sinh thái chính: + Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, nhiều tầng, động vật phong phú. + Rừng nhiệt đới gió mùa trên đá vôi, rừng tràm, rừng ngập mặn, xa van. * Đai cận nhiệt gió mùa trên núi: - Độ cao: + Miền Bắc: 600-2600m. + Miền Nam: 900-2600m - Đặc điểm khí hậu: Mát mẻ, không tháng nào nhiệt độ > 25 oC, mưa nhiều độ ẩm tăng. - Các loại đất chính: + Từ 600-1600m đất feralit có mùn, chua, tầng mỏng do phong hóa yêu. + Trên 1600m đất mùn. - Các hệ sinh thái chính: + Rừng cận nhiệt đới lá rộng rộng và lá kim. + Rừng sinh trưởng kém. Ví dụ: “ Sa Pa hè mát hơn thu  Chỉ làn không khí cũng ru dịu người  Ở đâu nắng hạn rang trời  Thì đây không giọt mồ hôi thấm mình Trời đất nhẹ, núi non xanh Cây Sa Mu đứng, nữa hình con thoi” (Xuân Diệu) (Sa Pa, thuộc tỉnh Lào Cai, nằm trên một mặt bằng ở độ cao 1500 – 1650m) * Đai ôn đới gió mùa trên núi: - Độ cao: > 2600m - Đặc điểm khí hậu: quanh năm nhiệt độ < 15oc, mùa đông < 5oC. - Các loại đất chính: đất mùn thô (do phân giải yếu). - Các hệ sinh thái chính: thực vật ôn đới: đỗ quyên, lãnh sam, B. ĐỊA LÝ DÂN CƯ. 1. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư. 1.1. Việt Nam là nước đông dân, có nhiều thành phần dân tộc. * Đông dân: - Biểu hiện: năm 2006 dân số nước ta là 84,156 nghìn người, thứ 3 Đông Nam Á, 13 thế giới/ 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. - Ảnh hưởng: + Tích cực: nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. + Hạn chế: do nước ta còn nghèo, chậm phát triển gây trở ngại trong giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống. Ví dụ trong đoạn thơ sau nói đến hậu quả của sự gia tăng dân số “Lẳng lặng mà nghe chúng chúc nhau  Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn  Phố phường chật hẹp người đông đúc  Bồng bế nhau lên núi ở non.”  (Chúc Tết - Tú Xương )  * Có nhiều thành phần dân tộc: - Biểu hiện: có 54 dân tộc, đông nhất là người Kinh (86.2%), dân tộc khác chiếm 13,8% dân số. - Ảnh hưởng: + Tích cực: đoàn kết tạo nên sức mạnh dân tộc, đa dạng truyền thống văn hoá, phong tục tập quán, phong phú trong kinh nghiệm sản xuất. + Hạn chế: nhưng vẫn còn chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, nhất là đối với các dân tộc ít người, mức sống còn thấp. 1.2. Dân số tăng nhanh, dân số trẻ. * Dân số tăng nhanh: - Biểu hiện: + Dân số nước ta tăng nhanh đặc biệt là nửa cuối thế kỷ XX: 1965-75: 3%, 1979-89: 2.1%. + Thời kỳ 2000-2005 còn 1,32% đã giảm đáng kể nhưng vẫn còn cao, mỗi năm tăng hơn 1 triệu người. - Nguyên nhân: + Dân số đông và trẻ: số người trong độ tuổi kết hôn lớn. + Trình độ phát triển KT - XH còn thấp trước đây chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu. + Nhiều quan niệm lạc hậu + Trong chiến tranh chưa chú trọng kế hoạch hóa gia đình. + Sau thống nhất mức gia tăng giảm dần do thực hiện kế hoạch hóa gia đình. - Ảnh hưởng: + Thuận lợi: lực lượng lao động bổ sung lớn, trẻ năng động, tiếp thu khoa học kĩ thuật nhanh. + Khó khăn: kinh tế kém phát triển, dân số đông lại tăng nhanh à gây sức ép mọi mặt với việc phát triển kinh tế - xã hội, với môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống. * Dân số trẻ: - Biểu hiện: độ tuổi lao động khoảng 64,0% dân số, trẻ em chiếm 27%, tuổi già chỉ 9,0% (2005). - Ảnh hưởng: + Lực lượng lao động dồi dào, trẻ nên năng động, sáng tạo. + Gây sức ép trong giải quyết việc làm. 1.3. Dân cư phân bố chưa hợp lý - Giữa thành thị và nông thôn: dân cư sống chủ yếu ở nông thôn. Năm 2005 : + Tỉ lệ dân sống ở nông thôn: 73,1%, có xu hướng giảm. + Tỉ lệ dân sống ở thành thị: 26,9%, có xu hướng tăng - Giữa đồng bằng và miền núi: dân cư chủ yếu ở đồng bằng, tập trung ¾ dân sô - Mật độ dân số trung bình cả nước: 254 người/km2 (2006). + Đồng bằng: 1/4 diện tích – chiếm 3/4 dân số. Trong đó đồng bằng sông Hồng cao nhất, 1.225 người/km2 , gấp 5 lần cả nước. + Miền núi: 3/4 diện tích - chiếm 1/4 dân số. Trong đó Tây Nguyên 89 người/km2, Tây Bắc 69 người/km2 2. Đặc điểm nguồn lao động nước ta. 2.1. Thế mạnh: - Nguồn lao động nước ta dồi dào 42,53 triệu người (51,2% tổng số dân). Mỗi năm tăng thêm 1 triệu lao động ( 2005). - Lao động cần cù, sáng tạo có tinh thần ham học hỏi, kinh nghiệm tích lũy qua nhiều thế hệ, nhất là trong nông – lâm – ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, - Chất lượng lao động ngày càng nâng cao nhờ những thành tựu phát triển trong văn hóa, giáo dục và y tế: lực lượng lao động qua đào tạo tăng từ 12,3% năm 1996 lên 25,0% năm 2005. 2.2. Hạn chế: - Thiếu tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động chưa cao. - Lao động trình độ cao còn ít, đội ngũ quản lý, công nhân lành nghề còn thiếu nên chưa đáp ứng được yêu cầu CNH – HĐH tăng nhanh hiện nay ở nước ta; chưa qua đào tạo năm 2005 chiếm 75,0% . - Phân bố không đồng đều theo lãnh thổ. Đại bộ phận lao động tập trung ở đồng bằng và hoạt động trong nông nghiệp, vùng núi và cao nguyên lại thiếu lao động, nhất là lao động có kỹ thuật. 3. Chuyển biến về cơ cấu sử dụng lao động của nước ta hiện nay. 3.1. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế. - Cơ cấu: lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất 57,3%, thấp nhất là công nghiệp xây dựng 18,2% (2005). - Xu hướng: giảm tỷ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp (còn 57,3% - 2005); tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, xây dựng (lên 18,2%) và tỷ trọng dịch vụ cũng tăng  nhưng còn chậm (24,5%). - Nguyên nhân: do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 3.2. Theo thành phần kinh tế. - Cơ cấu: Khu vực ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất 90,1%, thấp nhất là vốn đầu tư nước ngoài. - Xu hướng: lao động trong khu vực kinh tế trong nước (nhà nước và ngoài nhà nước) chiếm tỉ trọng cao nhưng có xu hướng giảm: nhà nước 9,9 (2003) giảm xuống 9,5 (2005), ngoài nhà nước 90,1% ( 2000) xuống còn 88,9% (2005). Lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoại ngày càng tăng từ 0,6% năm 2000 lên 1,6% năm 2005. - Nguyên nhân: do thực hiện nền kinh tế mở, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 3.3. Theo thành thị nông thôn. - Cơ cấu: cơ cấu lao động chủ yếu tập trung ở nông thôn 79%, thành thị 20,1% ( 1996). - Xu hướng: tỉ trọng lao động ở nông thôn giảm từ 79,9% năm 1999 xuống còn 75,0% năm 2005. lao động ở khu vự thành thị ngày càng tăng: 20,1% năm 1996 lên 25,0% 2005. - Nguyên nhân: + Do trình độ thấp và yêu cầu của công việc cần nhiều lao động ở nông thôn. + Thay đổi cơ cấu do nước ta đẩy mạnh quá trình đô thị hóa. 4. Hiện trạng và phương hướng giải quyết việc làm. 4.1. Hiện trạng: Việc làm là một vấn đề kinh tế xã hội lớn, cấp thiết ở nước ta hiện nay: - Năm 2005 cả nước có: 2,1 % tỉ lệ thất nghiệp, 8,1% tỉ lệ thiếu việc làm. - Nông thôn: 1,1% thất nghiệp, 9,3 % thiếu việc làm. - Thành thị 5,3% thất nghiệp, 4,5 % thiếu việc làm. 4.2. Phương hướng giải quyết việc làm: - Phân bố lại dân cư và nguồn lao động. - Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản. - Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất, chú ý đến hoạt động các ngành dịch vụ. - Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu. - Đa dạng hóa các loại hình đào tạo. - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. 5. Đặc điểm đô thị hóa ở nước ta. - Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp. biểu hiện: + Từ thế kỷ III trước Công nguyên và trong suốt thời kỳ phong kiến, ở nước ta mới hình thành một số đô thị quy mô nhìn chung còn nhỏ như: Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến + Thời Pháp thuộc, công nghiệp hóa chưa phát triển. Đến những năm 30 của thế kỷ XX mới có một số đô thị lớn được hình thành như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định + Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1954, quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, các đô thị không có sự thay đổi nhiều. + Từ 1954 đến 1975, đô thị phát triển theo hai xu hướng khác nhau: ở miền Nam, chính quyền Sài Gòn đã dùng “ đô thị hóa” như một biện pháp để dồn dân phục vụ chiến tranh, từ năm 1965 đến năm 1972, các đô thị bị chiến tranh phá hoại, quá trình đô thị hóa chững lại. + Từ năm 1975 đến nay, quá trình đô thị hóa có chuyển biến khá mạnh, đô thị được mở rộng và phát triển nhanh hơn, đặc biệt là các đô thị lớn. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của các đô thị (hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình phúc lợi xã hội) vẫn còn ở mức độ thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. - Tỷ lệ dân thành thị tăng: + Năm 1990 dân số thành thị ở nước ta mới chỉ đạt 19,5% thì đến năm 2005 con số này đã tăng lên 26,9 % năm 2009. + Tuy nhiên, tỷ lệ dân thành thị còn thấp so với các nước trong khu vực . - Phân bố đô thị không đồng đều giữa các vùng: + Trung du miền núi Bắc Bộ nước ta có số lượng đô thị lớn nhất nước ta, tuy nhiên ở đây chủ yếu là các đô thị vừa và nhỏ, số đô thị lớn thứ 2 và thứ 3 cả nước là các vùng đồng bằng (đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long). + Đông Nam Bộ là vùng có quy mô đô thị lớn nhất nước ta. ĐỊA LÝ CÁC VÙNG KINH TẾ 1. TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ. 1.1. Vị trí địa lí của vùng. - Gồm 15 tỉnh àTây Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình; Đông Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh. - Diện tích: 101.000 km2, chiếm 30,5% diện tích cả nước. Dân số >12 triệu (2006), chiếm 14,2% dân số cả nước. - Giáp Trung Quốc, Lào, liền kề đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và giáp vịnh Bắc Bộ. à Vùng có vị trí địa lý đặc biệt và giao thông vận tải đang được đầu tư tạo điều kiện thuận lợi giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở. Thế mạnh trong phát triển kinh tế của Trung du miện nui Bắc Bộ 1.2. Thế mạnh của Trung du miền núi Bắc Bộ trong việc khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện. a. Khoáng sản: giàu khoáng sản bậc nhất nước ta, rất phong phú, gồm nhiều loại: - Than: + Tập trung vùng Quảng Ninh, Na Dương, Thái Nguyên. + Trong đó vùng than Quảng Ninh có trữ lượng lớn nhất và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á + Than dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy luyện kim, nhiệt điện như Uông Bí (150 MW), Uông Bí mở rộng (300MW), Na Dương (110MW), Cẩm Phả (600MW) - Sắt ở Yên Bái, kẽm-chì ở Bắc Kạn, đồng-vàng ở Lào Cai, bô-xit ở Cao Bằng. - Thiếc Tĩnh Túc, sx 1000 tấn/nămà tiêu dùng trong nước & xuất khẩu. - Apatid Lào Cai, khai thác 600.000 tấn/năm dùng để sản xuất phân bón. - Đồng-niken ở Sơn La. “Than Phấn Mễ - thiếc Cao Bằng  Phố phường như nấm như mang giữa trời” (Tố Hữu) Nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng tạo điều kiện thuận lợi phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành. * Khó khăn: các vỉa quặng nằm sâu trong lòng đất đòi hỏi phương tiện khai thác hiện đại và chi phí cao, cơ sở hạ tầng kém phát triển, thiếu lao động lành nghề b. Thuỷ điện: trữ năng lớn nhất nước ta. - Trữ năng trên sông Hồng chiếm 1/3 trữ năng cả nước (11.000MW), trên sông Đà 6.000MW. “Sông Đà ơi Sông Đà Trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh.’’ (Nguyễn Tuân) “Đi ta khai phá rừng hoang Hỏi núi cao đâu sắt, đâu vàng Hỏi biển khơi đâu nguồn cá chạy Sông Đà, sông Lô, sông Hồng, sông Chảy Hỏi đâu thác nhảy cho điện xoay chiều” (Tố Hữu) - Đã xây dựng: thuỷ điện Sơn La, Hòa Bình trên sông Đà, Thác Bà trên sông Chảy, Tuyên Quang trên sông Gâm. Đây là động lực phát triển cho vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản, tuy nhiên cần chú ý sự thay đổi môi trường. * Hạn chế: thủy chế sông ngòi trong vùng phân hóa theo mùa. Điều đó gây ra những khó khăn nhất định cho việc khai thác thủy điện. Hồ thủy điện Hòa Bình Khai thác than ở Quảng Ninh 1.3. Thế mạnh phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản . *Khả năng phát triển: - Đất: feralít trên đá phiến, đá vôi; đất phù sa cổ ở trung du - Khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa, có mùa đông lạnh (Đông Bắc do ảnh hưởng gió mùa đông bắc nên có mùa đông lạnh nhất nước ta, Tây Bắc lạnh do nền địa hình cao). à thuận lợi phát triển cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. - Dân cư – lao động có kinh nghiệm trồng và chăm sóc các loại cây. *Hiện trạng phát triển: Đồi chè ở Trung du miền núi Bắc Bộ - Chè: là vùng chuyên canh lớn nhất nước ta, chiếm 60% diện tích & sản lượng cả nước, nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Giang, Yên Bái. - Cây dược liệu: quế, tam thất, hồi, đỗ trọng& cây ăn quả: mận, đào, lêtrồng ở Cao Bằng, Lạng Sơn, dãy Hoàng Liên Sơn. - Ở Sapa trồng rau vụ đông & sản xuất hạt giống quanh năm. “ Sa Pa hè mát hơn thu  Chỉ làn không khí cũng ru dịu người  Ở đâu nắng hạn rang trời  Thì đây không giọt mồ hôi thấm mình Trời đất nhẹ, núi non xanh Cây Sa Mu đứng, nữa hình con thoi” (Xuân Diệu) * Khó khăn: thời tiết thất thường, thiếu nước vào mùa đông ở Tây Bắc, cơ sở chế biến chưa cân xứng thế mạnh của vùng, khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất còn rất lớn. Tuy nhiên, việc phát triển cây công nghiệp, cây đặc sản cho phép phát triển nền nông nghiệp hàng hoá đem lại hiệu quả cao, hạn chế nạn du canh, du cư. 1.4. Thế mạnh phát triển chăn nuôi gia súc. * Khả năng phát triển: - Vùng có nhiều đồng cỏ trên các cao nguyên cao 600-700m. Các đồng cỏ thường không lớn, thuận lợi chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò sữa, bò thịt). - Sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, nhu cầu tiêu thụ trong vùng và các vùng lân cận. * Hiện trạng phát triển: - Bò sữa nuôi nhiều ở Mộc Châu, Sơn La. Tổng đàn bò 900.000 con, chiếm 16% đàn bò cả nước. - Bò sữa được nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu. - Trâu được nuôi rộng rải trong vùng, nhất là ở Đông Bắc. Trâu 1,7 triệu con, chiếm 1/2 đàn trâu cả nước. - Đàn lợn của vùng hơn 5,8 triệu con chiếm 21% đàn lợn của cả nước. * Khó khăn: giao thông vận tải chưa phát triển gây khó khăn cho vận chuyển sản phẩm tới nơi tiêu thụ, các đồng cỏ cần cải tạo nâng cao năng suất (nhiều cỏ tạp, khó cải tạo), thị trường còn nhỏ hẹp. 2. ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG. 2.1. Những nguồn lực ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng. a. Vị trí địa lý: - Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc tạo động lực phát triển vùng và các vùng khác - Dễ dàng giao lưu kinh tế với các vùng khác và với nước ngoài. - Gần các vùng giàu tài nguyên. b. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng: - Đất nông nghiệp khoảng 760.000 ha, trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ, có giá trị lớn về sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích vùng. - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh làm cho cơ cấu cây trồng đa dạng. - Sông ngòi: phong phú, có giá trị lớn về kinh tế là hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Ngoài ra còn có nước ngầm, nước nóng, nước khoáng. - Biển: bờ biển dài 400 km, vùng biển có tiềm năng lớn để phát triển nhiều ngành kinh tế (đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, giao thông, du lịch) - Khoáng sản không nhiều, có giá trị là đá vôi, sét, cao lanh, than nâu, khí tự nhiên. c. Điều kiện kinh tế - xã hội: - Dân cư đông nên có lợi thế: + Có nguồn lao động dồi dào, nguồn lao động này có nhiều kinh nghiệm và truyền thống trong sản xuất, chất lượng lao động cao. + Tạo ra thị trường có sức mua lớn. - Chính sách: có sự đầu tư của Nhà nước và nước ngoài. - Kết cấu hạ tầng phát triển mạnh (giao thông, điện, nước) - Cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành ngày càng hoàn thiện: hệ thống thuỷ lợi, các trạm, trại bảo vệ cây trồng, vật nuôi, nhà máy chế biến - Có lịch sử khai phá lâu đời, là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, làng nghề truyền thốngvới 2 trung tâm kinh tế - xã hội là Hà Nội và Hải Phòng. * Hạn chế: - Dân cư đông, mật độ dân số cao gây khó khăn cho phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ tài nguyên, môi trường. - Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai. - Sự suy thoái tài nguyên, môi trường. 2.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng . a. Cơ cấu kinh tế đồng bằng sông Hồng đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm. - Giảm tỷ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III. - Trước 1990, khu vực I chiếm tỉ trọng cao nhất (49,5%). Năm 2005, khu vực III chiếm tỉ trọng cao nhất (45%). b. Định hướng: - Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: giảm tỷ trọng khu vực I, tăng tỷ trọng khu vực II và III, đảm bảo tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. - Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế: + Trong khu vực I: Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thuỷ sản. Trong trồng trọt: giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây thực phẩm và cây ăn quả. + Trong khu vực II: chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm dựa vào thế mạnh về tài nguyên và lao động: công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm, dệt may, da giày, cơ khí, điện tử + Trong khu vực III: phát triển du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo, 3. BẮC TRUNG BỘ. 3.1. Khái quát chung. a. Vị trí địa lý và lãnh thổ. - Bao gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. - Diện tích: 51.500 km2, chiếm15,6 % diện tích cả nước. - Dân số: 10,6 triệu người, chiếm 12,7% dân số cả nước. - BTB là vùng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang nhất nước ta. - Tiếp giáp: Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Lào và Biển Đông, dãy núi Bạch Mã là ranh giới giữa Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ b. Thế mạnh và hạn chế: * Thế mạnh: - Đồng bằng nhỏ hẹp, lớn nhất là đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh. Vùng gò đồi có khả năng phát triển vườn rừng, chăn nuôi đại gia súc. - Khí hậu vẫn còn chịu khá mạnh của gió mùa Đông Bắc vào mùa đông. Dãy Trường Sơn Bắc vào mùa hè còn có hiện tượng gió phơn Tây Nam thổi mạnh, thời tiết nóng, khô. - Hệ thống sông Mã, sông Cả có giá trị về thuỷ lợi, tiềm năng thuỷ điện và giao thông (hạ lưu). - Khoáng sản: sắt Thạch Khê, crôm Cổ Định, thiếc Quỳ Hợp, đá vôi Thanh Hóa - Rừng có diện tích tương đối lớn, tập trung chủ yếu ở phía Tây - biên giới Việt - Lào. - Các tỉnh đều giáp biển nên có khả năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. - Vùng có tài nguyên du lịch đáng kể, nổi tiếng như bãi biển Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô di sản thiên nhiên thế giới: Phong Nha – Kẻ Bàng, di sản văn hóa thế giới: Cố đô Huế Phong Nha – Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) Cố đô Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế) - Dân cư giàu truyền thống lịch sử, cần cù, chịu khó. b. Khó khăn: - Thường xuyên chịu thiên tai: bão, gió Lào, lũ lụt, hiện tượng cát bay “Tôi nhớ miền Trung nắng gió Lào Mặt đường hầm hập nóng gắt gao Cây lá héo khô chừng muốn cháy Gió may hơi lửa rít ào ào” Hoặc “Nổi lòng chi rứa Huế ơi!  Mà mưa xối xả, trắng trời Thừa Thiên”  Hoặc “ Thương anh, em cũng muốn vô Sợ Truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang” - Chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. - Mức sống của người dân còn thấp. - Cơ sở năng lượng ít, nhỏ bé. - Mạng lưới công nghiệp còn mỏng. - Giao thông vận tải kém phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài còn hạn chế. 3.2. Phát triển cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ. a. Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp: - Diện tích rừng 2,46 triệu ha (20% cả nước), chỉ đứng sau Tây Nguyên. - Rừng sản xuất chỉ chiếm 34% diện tích, còn lại 50% diện tích là rừng phòng hộ, 16% diện tích là rừng đặc dụng. - Rừng có nhiều loại gỗ quý (lim, sến), nhiều lâm sản chim, thú có giá trị (voi, bò tót). à phát triển công nghiệp khai thác gỗ, chế biến lâm sản. * Bảo vệ và phát triển vốn rừng giúp bảo vệ môi trường sống, giữ gìn nguồn gen các sinh vật quý hiếm, điều hòa nguồn nước, hạn chế tác hại các cơn lũ đột ngột. Ven biển trồng rừng để chắn gió, chắn cát. b. Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đồng bằng và ven biển: - Nhiều đồng cỏ phát triển chăn nuôi đại gia súc. Đàn bò có 1,1 triệu con chiếm 1/5 đàn bò cả nước. Đàn trâu có 750.000 con, chiếm 1/4 đàn trâu cả nước. - Một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm: café, chè ở Tây Nghệ An, Quảng Trị, cao su ở Quảng Bình, Quảng Trị, - Đồng bằng Thanh - Nghệ -Tĩnh là tương đối lớn, còn lại nhỏ hẹp. Phần lớn là đất cát pha thuận lợi trồng cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá), nhưng không thật thuận lợi trồng lúa. c. Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp: - Tỉnh nào cũng giáp biển nên có điều kiện phát triển nghề cá biển. Nghệ An là tỉnh trọng điểm nghề cá của Bắc Trung Bộ. Việc nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, nước mặn phát triển khá mạnh. - Hạn chế: phần lớn tàu có công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ là chính, nên nhiều nơi nguồn lợi thuỷ sản có nguy cơ giảm rõ rệt. DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ. 4. 1. Đặc điểm địa lý của Duyên hải Nam Trung Bộ. - Vị trí địa lý: tiếp giáp: Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, biển Đông. Thuận lợi trong giao lưu kinh tế trong và ngoài khu vực - Lãnh thổ hẹp, giáp Lào, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ. - Địa hình: các đồng bằng nhỏ hẹp, đất cát pha và đất cát là chính; đồng bằng màu mỡ nổi tiếng là đồng bằng Tuy Hòa. Vùng gò đồi thuận lợi chăn nuôi bò, cừu, dê. - Biển: Các nhánh núi ăn ra biển tạo nên hàng loạt các bán đảo, vịnh biển và nhiều bãi biển đẹp tạo cho vùng có nhiều tiềm năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch. - Khí hậu: ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. - Sông ngòi: có thể xây dựng các nhà máy có công suất trung bình và nhỏ. - Rừng hơn 1,7 triệu ha, chiếm 14% diện tích rừng cả nước. Rừng có nhiều loại gỗ, chim và thú quý. - Khoáng sản không nhiều, chủ yếu các loại vật liệu xây dựng, các mỏ cát làm thuỷ tinh ở Khánh Hòa, vàng ở Bồng Miêu (Quảng Nam), dầu khí ở thềm lục địa cực Nam Trung Bộ. - Dân cư giàu truyền thống lịch sử, cần cù, chịu khó. Ở đây có các di sản văn hóa thế giới: Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn. - Cơ sở hạ tầng: có nhiều đô thị và các cụm công nghiệp, khu kinh tế mở để thu hút đầu tư nước ngoài: Dung Quất, Chu Laiđang thu hút đầu tư nước ngoài. * Hạn chế - Mùa mưa lũ lên nhanh, mùa khô thiếu nước, khô hạn kéo dài (Ninh Thuận, Bình Thuận) cần có hệ thống thuỷ lợi để giải quyết vấn đề nước tưới. - Thiên tai thường xảy ra: bão, lũ “Gió nam thổi kiệt bảy ngày  Ruộng đồng nứt nẻ cỏ cây úa tàn” Hoặc “Giáp Tí Khải Định cửu niên Trời làm bão lụt Phú Yên cơ hàn Tuy Hòa cho chí Tuy An Đồng Xuân phủ cũ mấy làng gần sông Đá bia chụm hỡi Cù Mông Dưới biển sóng dậy trên đồng nước dâng” Hoặc: “Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm Rượu hồng đào chưa nhấm đã say”. - Khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề trong chiến tranh. Có nhiều dân tộc ít người trình độ sản xuất thấp. - Cơ sở năng lượng còn nhỏ bé, giao thông vận tải còn kém. Khai thác thế mạnh trong phát triển kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. 4.2. Phát triển tổng hợp kinh tế biển. a. Nghề cá: -Biển lắm tôm, cá tỉnh nào cũng có bãi tôm, bãi cá, lớn nhất ở các tỉnh cực NTB và ngư trường Hoàng Sa - Trường Sa. Bờ biển miền Trung có nhiều vũng, vịnh, đầm, phá thuận lợi nuôi trồng thuỷ sản - Nuôi tôm hùm, tôm sú phát triển nhất là ở Phú Yên, Khánh Hòa. - Sản lượng thuỷ sản toàn vùng năm 2005 đạt trên 600.000 tấn, riêng cá biển trên 400.000 tấn, có nhiều loại cá quý: cá thu, cá ngừ, cá tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docso_tay_dia_ly_dia_li_viet_nam_trong_tho_ca_ca_dao_tuc_ngu.doc