Tài liệu ôn thi sinh 12 cơ bản (lý thuyết và bài tập)

BÀI 28. LOÀI

 

Câu 1: Loài sinh học là gì?

A. Loài sinh học là một hay một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác.

B. Loài sinh học là một hay một nhóm quần thể gồm các cá thể có những tính trạng chung, có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác.

C. Loài sinh học là một hay một nhóm quần thể gồm các cá thể có kiểu gen riêng biệt, có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác.

D. Loài sinh học là một hay một nhóm quần thể gồm các cá thể sống trong một không gian nhất định, có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác.

Câu 2: Điều khẳng định nào dưới đây là đúng đối với các loài sinh sản hữu tính?

A. Loài nào có số lượng gen càng lớn thì sẽ có nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên càng phong phú.

B. Loài nào có số lượng NST đơn bội càng lớn thì sẽ có nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên càng phong phú.

C. Loài nào có số lượng ADN càng lớn thì sẽ có nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên càng phong phú.

D. Loài nào có kích thước NST càng lớn thì sẽ có nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên càng phong phú.

Câu 3: Tiêu chuẩn hay nhóm tiêu chuẩn nào được dùng thông dụng để phân biệt hai loài?

A. Tiêu chuẩn hình thái. B. Tiêu chuẩn hình thái và hoá sinh.

C. Tiêu chuẩn hoá sinh. D. Tiêu chuẩn cách li sinh sản.

Câu 4: Tiêu chuẩn hay nhóm tiêu chuẩn nào được dùng thông dụng để phân biệt hai loài vi khuẩn có quan hệ thân thuộc?

A. tiêu chuẩn hoá sinh. B. tiêu chuẩn hình thái.

C. tiêu chuẩn hình thái và hoá sinh. D. tiêu chuẩn cách li sinh sản.

 

doc112 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4757 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu ôn thi sinh 12 cơ bản (lý thuyết và bài tập), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tirôzin thành phêninalanin. Câu 9: Người mang bệnh phêninkêtô niệu biểu hiện A. mất trí. B. tiểu đường. C. máu khó đông. D. mù màu. Câu 10: Bệnh nào dưới đậy không phải là bệnh di truyền phân tử ở người? A. Các bệnh về hêmôglôbin (Hb). B. Các bệnh về prôtêin huyết thanh. C. Các bệnh về các yếu tố đông máu. D. Ung thư máu. Câu 11: Cơ chế gây bệnh di truyền phân tử là A. alen đột biến có thể hoàn toàn không tổng hợp được prôtêin, tăng hoặc giảm số lượng prôtêin hoặc tổng hợp ra prôtêin bị thay đổi chức năng dẫn đến làm rối loạn cơ chế chuyển hoá của tế bào và cơ thể. B. đột biến đảo đoạn NST phát sinh làm ảnh hưởng tới prôtêin mà nó mang gen mã hoá như prôtêin không được tạo thành nữa, mất chức năng prôtêin hay làm cho prôtêin có chức năng khác thường và dẫn đến bệnh. C. đột biến mất đoạn nhỏ NST phát sinh làm ảnh hưởng tới prôtêin mà nó mang gen mã hoá như prôtêin không được tạo thành nữa, mất chức năng prôtêin hay làm cho prôtêin có chức năng khác thường và dẫn đến bệnh. D. đột biến lặp đoạn NST phát sinh làm ảnh hưởng tới prôtêin mà nó mang gen mã hoá như prôtêin không được tạo thành nữa, mất chức năng prôtêin hay làm cho prôtêin có chức năng khác thường và dẫn đến bệnh. Câu 12: Người ta nói bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là bệnh của nam giới vì A. bệnh do đột biến gen lặn trên NST Y. B. bệnh do đột biến gen trội trên NST X. C. bệnh do đột biến gen lặn trên NST X. D. bệnh do đột biến gen trội trên NST Y. Câu 13: Bệnh mù màu ở người do đột biến gen lặn trên NST X quy định. Một phụ nữ không bị bệnh mù màu có bố mẹ bình thường nhưng có người em trai bị bệnh lấy người chồng bình thường, họ sinh được một con trai đầu lồng. Xác suất để đứa con trai này bị bệnh là A. 25%. B. 37,5%. C. 50%. D. 62,5%. Câu 14: Một cặp vợ chồng bình thường nhưng sinh đứa con đầu lồng bị bạch tạng. Từ hiện tượng này có thể rút ra kết luận A. Nếu sinh con tiếp, đứa trẻ sẽ lại bị bạch tạng. B. Muốn đứa con tiếp không bị bệnh phải có chế độ ăn kiêng thích hợp. C. Muốn đứa con thứ hai không bị bệnh, phải nghiên cứu di truyền tế bào của thai nhi. D. Cả bố và mẹ đều mang gen bệnh. Câu 15: Yếu tố nào dưới đây được di truyền nguyên vẹn từ bố hoặc mẹ sang con? A. Alen. B. kiểu hình. C. Kiểu gen. D. Tính trạng. Câu 16: Bệnh nhiễm sắc thể nào phổ biến nhất ở người? A. Hội chứng Patau. B. Hội chứng Etuôt. C. Hội chứng Đao. D. Hội chứng Claiphentơ. Câu 17: Hội chứng Patau ở người do 3 NST số 13 gây ra, có đặc điểm A. ung thư máu. B. đầu nhỏ, sức môi, tai thấp. C. thừa ngón, chết yểu. D. trán bé, cẳng tay gập vào cánh tay. Câu 18: Hội chứng Etuôt ở người do 3 NST số 18 gây ra, có đặc điểm A. ung thư máu. B. đầu nhỏ, sức môi, tai thấp. C. thừa ngón chết yểu. D. trán bé, khe mắt hẹp, cẳng tay gập vào cánh tay. Câu 19: Người mắc hội chứng Đao thường A. thấp bé, má phệ, cổ rụt, khe mắt xếch, lưỡi dày và hay thè ra, dị tật tim và ống tiêu hoá. B. thấp bé, má phệ, cổ dài, khe mắt xếch, lưỡi dày và hay thè ra, dị tật tim và ống tiêu hoá. C. thấp bé, má phệ, cổ rụt, khe mắt xếch, lưỡi mỏng và hay thè ra, dị tật tim và ống tiêu hoá. D. thấp bé, má lõm, cổ rụt, khe mắt xếch, lưỡi dày và hay thè ra, dị tật tim và ống tiêu hoá. Câu 20: Người mắc hội chứng Đao trong tế bào có A. 3 NST số 21. B. 3 NST số 13. C. 3 NST số 18. D. 3 NST số 15. Câu 21: Hội chứng Đao xuất hiện do A. rối loạn phân li cặp NST 22 ở bố hoặc mẹ. B. rối loạn phân li cặp NST 20 ở bố hoặc mẹ. C. rối loạn phân li cặp NST 21 ở bố hoặc mẹ. D. rối loạn phân li cặp NST 23 ở bố hoặc mẹ. Câu 22: Một người bị hội chứng Đao nhưng bộ NST 2n = 46. Khi quan sát tiêu bản bộ NST người này thấy NST thứ 21 có 2 chiếc, NST thứ 14 có chiều dài bất thường. Điều giải thích nào sau đây là hợp lí? A. Hội chứng Đao phát sinh do đột biến cấu trúc của NST 14. B. Hội chứng Đao phát sinh do cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc trong số đó bị tiêu biến. C. Dạng đột biến do hiện tượng lặp đoạn. D. Đột biến lệch bội ở cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc NST 21 gắn vào NST 14 do chuyển đoạn không tương hỗ. Câu 23: Hội chứng Đao có thể dễ dàng được phát hiện bằng phương pháp A. phả hệ. B. di truyền tế bào. C. di truyền phân tử. D. nghiên cứu trẻ đồng sinh. Câu 24: Tuổi của người mẹ có ảnh hưởng đến tần số sinh con bị A. hội chứng suy giảm miễn dịch. B. bệnh phêninkêtô niệu. C. bệnh hồng cầu hình liềm. D. hội chứng Đao. Câu 25: Cơ chế hình thành thể đột biến NST XXX (hội chứng 3X) ở người diễn ra như thế nào? A. Cặp NST XX không phân li trong giảm phân. B. Có hiện tượng không phân li của cặp NST XY trong nguyên phân. C. Cặp NST XY không phân li trong giảm phân D. NST XX không phân li trong nguyên phân. Câu 26: Khi làm tiêu bản NST của một người đã đếm được 44 NST thường nhưng chỉ có 1 NST giới tính X. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là do A. hợp tử hình thành do sự kết hợp giữa một giao tử bình thường từ mẹ với một giao tử không mang NST X từ bố. B. hợp tử hình thành do sự kết hợp giữa một giao tử bình thường từ bố với một giao tử không mang NST Y từ mẹ. C. hợp tử hình thành do sự kết hợp giữa một giao tử bình thường từ mẹ với một giao tử không mang NST giới tính nào từ bố. D. hợp tử hình thành do sự kết hợp giữa một giao tử bình thường từ bố với một giao tử thiếu 1 NST từ mẹ. Câu 27: Vì sao gen đột biến trên NST X ở người dễ được phát hiện hơn so với gen đột biến trên NST thường? A. Tần số đột biến gen trên NST X cao hơn trên NST thường. B. Gen đột biến trên NST X thường là gen trội. C. Chỉ có 1 NST X của nữ hoạt động di truyền. D. Gen đột biến trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y. Câu 28: Trong kĩ thuật chọc dò dịch ối để chuẩn đoán trước khi sinh ở người, đối tượng được kiểm tra là A. tính chất của nước ối. B. các tế bào thai bong ra trong nước ối. C. các tế bào tử cung của mẹ. D. Tế bào bạch cầu. Câu 29: Ung thư là một loại bệnh được hiểu đầy đủ là A. sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u. B. sự tăng sinh có giới hạn của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể. C. sự tăng sinh có giới hạn của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u. D. sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể. Câu 29: Đột biến gen tiền ung thư và gen ức chế khối u là những dạng đột biến gen nào? A. Đột biến gen tiền ung thư thường là đột biến trội, còn đột biến gen ức chế khối u thường là đột biến lặn. B. Đột biến gen tiền ung thư thường là đột biến trội, còn đột biến gen ức chế khối u cũng thường là đột biến trội. C. Đột biến gen tiền ung thư thường là đột biến lặn, còn đột biến gen ức chế khối u thường là đột biến trội. D. Đột biến gen tiền ung thư thường là đột biến lặn, còn đột biến gen ức chế khối u cũng thường là đột biến lặn. Câu 30: Điều nào không liên quan tới cơ chế gây ung thư? A. Các gen ức chế khối u bị đột biến không kiểm soát được sự phân bào. B. Các gen tiền ung thư khởi động quá trình phân bào bị đột biến tạo cho sự phát triển bất thường của tế bào. C. Hai loại gen tiền ung thư và ức chế khối u hoạt động không hài hoà với nhau do đột biến xảy ra trong những gen này có thể phá huỷ sự cân bằng, kiểm soát thích hợp đó và dẫn đến ung thư. D. Hai loại gen tiền ung thư và ức chế khối u hoạt động hài hoà nhau trong việc kiểm soát chu kì tế bào. Câu 31: U ác tính khác với u lành như thế nào? A. Tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào. B. Các tế bào của khối u có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác tạo nên nhiều khối u khác nhau. C. Tăng sinh có giới hạn của một số loại tế bào. D. Các tế bào của khối u không có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác tạo nên nhiều khối u khác nhau. Câu 32: Điều nào dưới đây không phải là nguyên nhân gây ung thư? A. Do biến đổi di truyền ngẫu nhiên (đột biến gen, đột biến NST). B. Do các virut gây ung thư. C. do tiếp xúc với tác nhân gây đột biến (vật lí, hoá học). D. Do các vi khuẩn ung thư. BÀI 22. BẢO VỆ VỐN GEN CỦA LOÀI NGƯỜI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA DI TRUYỀN HỌC Câu 1: Biện pháp nào dưới đây không phải là biện pháp bảo vệ vốn gen con người? A. Tư vấn di truyền y học. B. Sinh đẻ có kế hoạch và bảo vệ sức khoẻ vị thành niên. C. Tạo môi trường sạch nhằm tránh các đột biến phát sinh. D. Tránh và hạn chế tác hại của các tác nhân gây đột biến. Câu 2: Để tư vấn di truyền có kết quả cần sử dụng phương pháp nào? A. Phương pháp phả hệ. B. Phương pháp tế bào. C. Phương pháp phân tử. D. Phương pháp nghiên cứu quần thể. Câu 3: Liệu pháp gen là A. một phương pháp điều trị các bệnh di truyền ở mức phân tử và tế bào bằng cách thay thế gen bệnh (gen đột biến) bằng gen lành (gen bình thường). B. một phương pháp điều trị các bệnh di truyền ở mức phân tử bằng cách loại bỏ gen bệnh (gen đột biến). C. một phương pháp điều trị các bệnh di truyền ở mức phân tử bằng cách thay thế gen bệnh (gen đột biến) bằng gen lành (gen bình thường). D. một phương pháp điều trị các bệnh di truyền ở mức phân tử và tế bào bằng cách sửa chữa gen bệnh (gen đột biến) thành gen lành (gen bình thường). Câu 4: Quy trình kĩ thuật của liệu pháp gen không có bước nào sau đây? A. Dùng virut sống trong cơ thể người làm thể truyền sau khi đã loại bỏ đi những gen gây bệnh của virut. B. Dùng enzim cắt bỏ gen đột biến. C. Thể truyền được gắn gen lành cho xâm nhập vào tế bào của bệnh nhân. D. Tế bào mang ADN tái tổ hợp của bệnh nhân được đưa vào cơ thể bệnh nhân để sản sinh ra những tế bào bình thường thay thế tế bào bệnh. Câu 5: Việc đánh giá sự di truyền khả năng trí tuệ dựa vào cơ sở nào? A. Không dựa vào chỉ số IQ, cần tới những chỉ số hình thái giải phẫu của cơ thể. B. Cần kết hợp chỉ số IQ với các yếu tố khác. C. Chỉ cần dựa vào chỉ số IQ. D. Dựa vào chỉ số IQ là thứ yếu. Câu 6: Chỉ số IQ được xác định bằng A. tổng trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi sinh học chia cho tuổi khôn và nhân với 100. B. số trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi sinh học chia cho tuổi khôn và nhân với 100. C. tổng trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi khôn chia cho tuổi sinh học và nhân với 100. D. tổng trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi khôn chia cho tuổi sinh học. Câu 7: Vì sao virut HIV làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể? A. Vì nó tiêu diệt tế bào tiểu cầu. B. Vì nó tiêu diệt tế bào hồng cầu. C. Vì nó tiêu diệt tất cả các loại tế bào bạch cầu. D. Vì nó tiêu diệt tế bào bạch cầu Th, làm rối loạn chức năng của đại thực bào, bạch cầu đơn nhân. Câu 8: Chu kì nhân lên của virut HIV diễn ra theo trật tự nào? A. Virut xâm nhập tổng hợp mạch đơn ARN hình thành ADN ARN mạch kép ADN kép tích hợp vào ADN tế bào chủ tổng hợp ARN virut tổng hợp prôtêin virut HIV được tạo thành và phóng thích ra ngoài. B. Virut xâm nhập tổng hợp mạch đơn ADN hình thành ARN kép ARN kép tích hợp vào ADN tế bào chủ tổng hợp ARN virut tổng hợp prôtêin virut HIV được tạo thành và phóng thích ra ngoài. C. Virut xâm nhập tổng hợp mạch đơn ADN hình thành ADN mạch kép ADN kép tích hợp vào ADN tế bào chủ tổng hợp ARN virut tổng hợp prôtêin virut HIV được tạo thành và phóng thích ra ngoài. D. Virut xâm nhập tổng hợp mạch đơn ARN hình thành ADN mạch kép ADN kép tích hợp vào ADN tế bào chủ tổng hợp ARN virut tổng hợp prôtêin virut HIV được tạo thành và phóng thích ra ngoài. 1/ Trong chẫn đoán trước sinh,kĩ thuật chọc dò dịch ối nhằm khảo sát: A. Tính chất của nước ối B. Tế bào tử cung của người mẹ C. Tế bào thai bong ra trong nước ối D. Tính chất nước ối và tế bào tử cung của người mẹ 5/ Yếu tố cơ bản quy định khả năng trí tuệ của người : A. Điểu kiện sống B. Chế độ dinh dưỡng C. Di truyền D. Mức độ phát triển của nhân loại PHẦN SÁU: TIẾN HOÁ CHƯƠNG I. BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ KIẾN THỨC CẦN NHỚ: 1. Bằng chứng tiến hoá a. Bằng chứng giải phẫu so sánh - Cơ quan tương đồng là các cơ quan ở các loài khác nhau nhưng chúng đều bắt nguồn từ một cơ quan ở cùng loài tổ tiên, mặc dù hiện tại chúng có thể thực hiện những chức năng khác nhau. - Cơ quan thoái hoá là những cơ quan mà trước đây ở các loài tổ tiên có một chức năng quan trọng nào đó, nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm bị tiêu giảm chỉ còn lại dấu vết. - Cơ quan tương tự là những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không bắt nguồn từ một nguồn gốc. b. Bằng chứng phôi sinh học Nghiên cứu quá trình phát triển phôi của nhiều loài động vật có vú cho thấy mặc dù chúng có những đặc điểm rất khác nhau ở giai đoạn trưởng thành nhưng có thể có các giai đoạn phát triển phôi rất giống nhau. Các loài càng gần nhau về họ hàng thì sự phát triển phôi càng giống nhau. c. Bằng chứng địa lí sinh vật học Những kết quả nghiên cứu về sự phân bố của các loài đã diệt vong cũng như các loài đang tồn tại đã cung cấp bằng chứng cho thấy các loài sinh vật đều bắt nguồn từ một tổ tiên chung. c. Bằng chứng sinh học phân tử Phân tích trình tự axit amin của cùng một loại prôtêin hay trình tự các nuclêôtit của cùng một gen ở các loài khác xa nhau biết mối quan hệ họ hàng giữa các loài. 2. Cơ chế tiến hoá a. Thuyết tiến hoá Lamac - Môi trường sống thay đổi chậm chạp là nguyên nhân dẫn tới hình thành các đặc điểm thích nghi. - Các sinh vật chủ động thay đổi tập quán hoạt động hình thành các đặc điểm thích nghi với môi trường không có loài nào bị tiêu diệt trong quá trình tiến hoá. - Đặc điểm thích nghi được hình thành theo cách: những cơ quan hoạt động nhiều thì phát triển, những cơ quan ít sử dụng thì dẫn dần bị tiêu giảm. - Các đặc điểm thích nghi được hình thành do thay đổi tập quán hoạt động trong đời sống đều di truyền được cho thế hệ sau. b. Thuyết tiến hoá Đacuyn - Trong quá trình tiến hoá, chọn lọc tự nhiên là nhân tố chính phân hoá một loài thành nhiều loài với các đặc điểm thích nghi khác nhau. - Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hoá khả nămg sống sót của các cá thể trong quần thể. - Để chọn lọc tự nhiên có thể xảy ra thì quần thể phải có các biến dị, di truyền. Các biến dị, di truyền phải liên quan trực tiếp đến khả năng sống sót và khả năng sinh sản của cá thể. - Môi trường đóng vai trò sàng lọc các biến dị: các cá thể có biến dị thích nghi sẽ được giữ lại, những cá thể không có biến dị thích nghi sẽ bị đào thải. c. Thuyết tiến hoá tổng hợp - Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, do vậy quần thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hoá. - Tiến hoá lớn là quá trình biến đổi lâu dài dẫn đến hình thành các đơn vị phân loại trên loài. Nghiên cứu hệ thống phân loại sinh vật chính là nghiên cứu về quá trình tiến hoá lớn nhằm xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật. d. Các nhân tố tiến hoá, quá trình hình thành quần thể thích nghi - Nhân tố tiến hoá là nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. - Chọn lọc tự nhiên, di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên và đột biến là những nhân tố làm thay đổi tần số alen và qua đó làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. - Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hoá chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể. - Chọn lọc tự nhiên là nhân tố trực tiếp góp phần hình thành nên các quần thể có các đặc điểm thích nghi. e. Quá trình hình thành loài - Hai cá thể được xếp vào cùng một loài nếu chúng có thể giao phối với nhau và tạo ra đời con hữu thụ. Hai cá thể gọi là khác loài nếu chúng có cách li sinh sản. - Hai quần thể của cùng một loài chỉ tiến hoá thành hai loài khi sự thay đổi về tần số alen được gây nên bởi các nhân tố tiến hoá làm cách li sinh sản. - Các cơ chế cách li trước hợp tử và sau hợp tử là cần thiết nhằm duy trì sự phân hoá về tần số alen và thành phần kiểu gen do các nhân tố tiến hoá tạo nên và do vậy có thể tạo nên loài mới. - Loài mới có thể hình thành nhờ sự cách li địa lí giữa các quần thể. Sự cách li địa lí góp phần ngăn cản sự di nhập gen giữa các quần thể, tạo nên sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể do các nhân tố tiến hoá tạo nên, sự khác biệt về vốn gen có thể được tích luỹ dần dần và đưa đến hình thành loài mới. - Loài mới có thể được hình thành trên cùng một khu vực địa lí thông qua đột biến đa bội, lai xa kèm theo đa bội hoá hoặc thông qua các cơ chế cách li tập tính, cách li sinh thái... BÀI 24. CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ Câu 1: Cơ quan tương đồng (cơ quan cùng nguồn) là A. những cơ quan nằm ở vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. B. những cơ quan được bắt nguồn từ một cơ quan ở cùng loài tổ tiên mặc dầu hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện chức năng rất khác nhau. C. những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có nguồn gốc khác nhau trong quá trình phát triển phôi cho nên có kiểu cấu tạo giống nhau. D. những cơ quan nằm ở những vị trí khác nhau trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi. Câu 2: Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do A. sự tiến hoá trong quá trình phát triển của loài. B. chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo những hướng khác nhau. C. chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong điều kiện như nhau. D. thực hiện các chức phận giống nhau. Câu 3: Cơ quan tương tự là những cơ quan A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự. B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau. D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. Câu 4: Trong tiến hoá các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh A. sự tiến hoá phân li. B. sự tiến hoá đồng quy. C. sự tiến hoá song hành. D. nguồn gốc chung. Câu 5: Cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương đồng? A. Cánh sâu bọ và cánh dơi. B. Tuyết nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của các động vật khác. C. Mang cá và mang tôm. D. Chân chuột chũi và chân dế dũi. Câu 6: Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương tự? A. Cánh dơi và tay người. B. Cánh chim và cánh côn trùng. C. Tua cuốn của dây bầu, bí và gai xương rồng. D. Lá đậu Hà Lan và gai xương rồng. Câu 7: Các cơ quan tương đồng là kết quả của quá trình tiến hoá theo hướng A. vận động. B. hội tụ. C. đồng quy. D. phân nhánh. Câu 8: Các cơ quan thoái hoá là cơ quan A. phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. B. thay đổi cấu tạo phù hợp với chức năng mới (ví dụ, tay người chuyển sang cầm nắm, không còn làm nhiệm vụ vận chuyển cơ thể). C. thay đổi cấu tạo (như bàn chân chỉ còn một ngón ở loài ngựa). D. biến mất hoàn toàn (như vượn người hiện nay không có đuôi). Câu 9: Ruột thừa ở người A. tương tự manh tràng ở động vật ăn cỏ. B. là cơ quan tương đồng với manh tràng ở động vật ăn cỏ. C. là cơ quan thoái hoá ở động vật ăn cỏ. D. có nguồn gốc từ manh tràng ở động vật ăn cỏ. Câu 10: Bằng chứng tiến hoá nào có phác hoạ lược sử tiến hoá của loài? A. Bằng chứng tế bào học. B. Bằng chứng giải phẫu học so sánh. C. Bằng chứng sinh học phân tử. D. Bằng chứng phôi sinh học so sánh. Câu 11: Đặc điểm nào trong quá trình phát triển phôi chứng tỏ các loài sống trên cạn hiện nay đều có chung nguồn gốc từ các loài sống ở môi trường nước? A. Tim có 2 ngăn sau đó phát triển thành 4 ngăn. B. Phôi cá, kì giông, gà, động vật có vú đều trải qua giai đoạn có khe mang. C. Bộ não hình thành 5 phần giống như não cá. D. Cả A, B và C. Câu 12: Các đảo lục địa cách đất liền một eo biển, các đảo đại dương mới được nâng lên và chưa bao giờ có sự liên hệ với đất liền. Nhận xét nào sau đây về đa dạng sinh vật trên các đảo là không đúng? A. Đảo đại lục có hệ sinh vật đa dạng hơn đảo đại dương. B. Đảo đại dương có nhiều loài ếch nhái, bò sát và thú lớn, ít các loài chim và côn trùng. C. Đảo đại dương hình thành những loài đặc hữu. D. Đảo lục địa có nhiều loài tương tự với đại lục gần đó, ví dụ như quần đả Anh có nhiều loài tương tự ở lục địa châu Âu. Câu 13: Đặc điểm nổi bậc của động, thực vật ở đảo đại dương là gì? A. Có toàn các loài du nhập từ nơi khác đến. B. Giống với hệ động, thực vật ở vùng lục địa gần nhất. C. Có toàn những loài đặc hữu. D. Có hệ động vật nghèo nàn hơn ở đảo lục địa. Câu 14: Đặc điểm nổi bậc của động, thực vật ở đảo lục địa là gì? A. Có sự du nhập các loài từ các nơi khác đến và có toàn những loài địa phương. B. Giống với hệ động, thực vật ở vùng lục địa lân cận và có những loài đặc hữu. C. Khác với hệ động, thực vật ở vùng lục địa lân cận và có những loài đặc hữu. D. Có hệ động vật nghèo nàn hơn ở đảo đại dương. Câu 15: Hai loài sinh vật sống ở các khu vực địa lí khác xa nhau (hai châu lục khác nhau) có nhiều đặc điểm khác nhau. Cách giải thích nào dưới đây về sự giống nhau giữa hai loài là hợp lí hơn cả? A. Hai châu lục này trong quá khứ đã có lúc gắn liền với nhau. B. Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên phát sinh đột biến giống nhau. C. Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên CLTN chọn lọc các đặc điểm thích nghi giống nhau. D. Điều kiện môi trường ở hai khu vực khác nhau nên CLTN chọn lọc các đặc điểm thích nghi khác nhau. Câu 16: Vì sao hệ động vật và thực vật ở chấu Âu, châu Á và Bắc Mĩ có một số loài cơ bản giống nhau nhưng cũng có một số loài đặc trưng? A. Đầu tiên, tất cả các loài đều giống nhau do có nguồn gốc chung, sau đó trở nên khác nhau do chọn lọc tự nhiên theo nhiều hướng khác nhau. B. Đại lục Á, Âu và Bắc Mĩ mới tách nhau (từ kỉ Đệ tứ) nên những loài giống nhau xuất hiện trước đó và những loài khác nhau xuất hiện sau. C. Do có cùng vĩ độ nên khí hậu tương tự nhau dẫn đến sự hình thành hệ động, thực vật giống nhau, các loài đặc trưng là do sự thích nghi với điều kiện địa phương. D. Một số loài di chuyển từ châu Á sang Bắc Mĩ nhờ cầu nối ở eo biển Bering ngày nay. Câu 17: Học thuyết tế bào cho rằng A. tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến động, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào. B. tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. C. tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến động vật, nấm đều được cấu tạo từ tế bào. D. tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến nấm, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào. Câu 18: Bằng chứng tiến hoá nào có sức thuyết phục nhất? A. Bằng chứng giải phẫu học so sánh. B. Bằng chứng sinh học phân tử. C. Bằng chứng tế bào học. D. Bằng chứng phôi sinh học so sánh. Câu 19: Các gen tương ứng ở các loài thân thuộc được phân biệt A. chỉ bởi số lượng nuclêôtit. B. chỉ bởi thành phần nuclêôtit. C. chỉ bởi trình tự nuclêôtit. D. ở số lượng, thành phần và trình tự nuclêôtit. Câu 20: Ý nào không phải là bằng chứng sinh học phân tử? A. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của mọi gen của các loài. B. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của prôtêin của các loài. C. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của ADN của các loài. D. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của mã di truyền của các loài. BÀI 25. HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC THUYẾT ĐACUYN Câu 1: Quan niệm của Lamac về sự biến đổi của sinh vật tương ứng với điều kiện ngoại cảnh phù hợp với khái niệm nào trong qua niệm hiện đại? A. Thường biến. B. Biến dị. C. Đột biến. D. Di truyền. Câu 2: Theo Lamac, ngoại cảnh có vai trò là nhân tố chính A. làm tăng tính đa dạng của loài. B. làm cho các loài sinh vật có khả năng thích nghi với môi trường thay đổi. C. làm phát sinh các biến dị không di truyền. D. làm cho các loài biến đổi dần dần và liên tục. Câu 3: Theo quan niệm của Lamac, tiến hoá là A. sự phát triển có tính kế thừa lịch sử theo hướng ngày càng hoàn thiện từ phức tạp đến đơn giản dưới tác dụng của ngoại cảnh và tập quán hoạt động của động vật. B. sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại nhờ chọn lọc tự nhiên. C. sự phát triển có tính kế thừa lịch sử theo hướng ngày càng hoàn thiện từ đơn giản đến phức tạp dưới tác dụng của ngoại cảnh và tập quán hoạt động của động vật. D. sự phát triển không có tính kế thừa lịch sử diễn ra theo hướng từ phức tạp đến đơn giản dưới tác dụng của ngoại cảnh và tập quán hoạt động của động vật. Câu 4: Theo Lamac, những đặc điểm thích nghi được hình thành do A. sự tương tác của sinh vật với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không sử dụng các cơ quan” luôn được di truyền lại cho các thế hệ sau. B. sự tương tác của sinh vật với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không sử dụng các cơ quan” một cách nhất thời không được di truyền lại cho các thế hệ sau. C. sự thích ứng bị động của sinh vật với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không sử dụng các cơ quan” luôn được di truyền lại cho các thế hệ sau. D. sinh vật vốn có sự thích ứng với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không sử dụng các cơ quan” không được di truyền lại cho các thế hệ sau. Câu 5: Theo Lamac, sự hình thành hươu cao cổ là A. do phát sinh biến dị “cổ cao” một cách ngẫu nhiên. B. do tác động tích luỹ những biến dị cổ cao của chọn lọc. C. do tập quán không ngừng vươn cao cổ ăn lá trên cao được

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTài liệu ôn thi sinh 12 cb theo bài (lý thuyết và bài tập).doc