Tài liệu Phần cứng máy vi tính

CÁC BƯỚC ĐỂ LẮP RÁP MỘT MÁY VI TÍNH

 Chuẩn bị linh kiện:

 CPU: 386 trở xuống CPU gắn liền với MainBoard => Chỉ cần chọn lựa MainBoard. Từ 486 trở lên mua một CPU rời. Trên CPU thường có đề hãng sản xuất và tốc độ CPU => Lựa chọn MainBoard tương thích với CPU đó.

 RAM: Kiểm tra xem MainBoard có thể lắp những loại RAM nào và có mấy khe cắm RAM để ta lựa chon số lượng cũng như dung lượng các thanh RAM mà ta mua.

 Ổ cứng: 386 nhận được ổ cứng lớn nhất là 640MB. 486 nhận được ổ cứng lớn hơn .

 Card màn hình: Đảm bảo tương thích với Main, Main có thể cắm loại gì thid mua loại ấy.

 Case: Vỏ thùng máy. Nên chon loại Case có chất lượng bộ nguồn tốt đảm bảo.

 

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2060 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Phần cứng máy vi tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụ: Pentium Intel có điện áp làm việc 2,8V Tần số hoạt động của CPU. Tần số càng nhanh tốc độ càng cao. Thường tần số của CPU chỉ là hoạt động của cấp số nhân trên cơ sở BUS. Ví dụ: 486DX4 100Mhz => Phép nhân tần số qua CPU=4x100. Giới thiệu một số loại CPU: 286: Là máy tính xử dụng bộ vi xử lý 80286 (Intel). Đây là bộ vi xử lý 16Bit tốc độ tần số hoạt động thấp 10 -> 12Mhz Chú thích: Bộ vi xử lý 16Bit là bộ vi xử lý có 16 tín hiệu đường vào và 16 tín hiệu đường ra (Xử lý đồng thời 16Bit dữ liệu cùng lúc). 386: Là bộ vi xử lý xử dụng chíp 80386 (có thêm các hãng tham gia sản xuất như AMD, CYRIX v.v... cạnh tranh). Đây là bộ vi xử lý 32Bit tần số hoạt động có thể lên đến 40Mhz. Trên loại máy tính này có sử dụng Cache nên tốc độ của hệ thống tăng lên đáng kể. 386DX là bộ vi xử lý hoàn hảo có 32 đường vào, 386SX là cải tiến thụt lùi của 386DX có 16 đường vào nhưng bên trong là 32 đường (cải tiến do MainBoard 32Bit chưa sản xuất kịp) và có tốc độ chậm hơn 386DX khi ở cùng tần số và chỉ nhỉnh hơn 286 chút ít. Chú thích: Ta thấy lúc này tốc độ CPU cải tiến và tăng đáng kể nhưng song song với nó tốc độ các thành phần khác giữ nguyên => sử dụng một vùng có bộ nhớ truy xuất nhanh (Cache) làm bộ đệm vùng SRAM => tăng hiệu quả hệ thống lên rất nhiều. 486: Là bộ vi xử lý xử dụng chip 80486 (INTEL, AMD, CYRIX v.v...). Đây vẫn là bộ vi xử lý 32Bit nhưng có một số cải tiến khác 386 là tần số của nó có thể lên đến 133Mhz. Chú thích: 486 cải tiến ở chỗ: Đối với các CPU trước đó thường đi với nó có một bộ đồng xử lý toán học (80387) để giúp CPU xử lý các phép toán với dấu phẩy động. Sang đến 486 bộ đồng xử lý toán học (80387) được làm luôn bên trong chip 80486, ngoài ra nó còn cho phép đưa một vùng nhớ Cache vào ngay trong CPU (Intenal Cache) {Cache ở 386 là Extenal Cache} => 486DX = 386 + 387 + Cache và 486SX = 386 + Cache Pentium: Là bộ vi xử lý xử dụng chip 80586 (INTEL, AMD, CYRIX v.v...). Đây là bộ vi xử lý 64Bit hoạt động ở tần số cao, có thể lên tới 250Mhz và có lượng Cachelớn hơn 486 (L Cache). Pentium Pro: Là bộ vi xử lý xử dụng chip 80586 (INTEL, AMD, CYRIX v.v...). Nó vẫn là bộ xử lý 64Bit nhưng xử dụng công nghệ Risc, là bộ vi xử lý nhưng với tập lệnh rút gọn hơn => hoạt động ở tần số cao hơn. Pentium MMX: Là bộ vi xử lý xử dụng chip 80586 (INTEL, AMD, CYRIX v.v...). Nó vẫn là bộ xử lý 64Bit nhưng xử dụng thêm công nghệ hỗ chợ cho việc xử lý đa phương tiện, có tốc độ xử lý dữ liệu, âm thanh nhanh hơn so với chip không sử dụng công nghệ MMX. Pentium II: Là bộ vi xử lý mới nhất (INTEL). Nó vẫn là bộ vi xử lý 64Bit nhưng nó là sự tổng hợp của nhiều công nghệ MMX, Risc v.v... Pentium II có tốc độ xử lý rất cao có thể lên đến 350Mhz => Do công nghệ sản xuất MainBoard phát triển chậm hơn => đưa ra mô hình khe cắm Slot1 dành cho Pentium II và Pentium Celeon. Pentim Celeon: Là bộ vi xử lý mới nhất (INTEL). Nó vẫn là bộ vi xử lý 64Bit nhưng nó là sự tổng hợp của nhiều công nghệ MMX, Risc v.v... Pentium Celeon là sự phát triển thụt lùi của Pentium II do giá thành Pentium II cao => đưa ra mô hình Pentium Celeon. Pentium Celeon không có lượng Cache L2 có ở Pentium II => tốc độ chậm hơn Pentium II, mặt khác do Pentium Celeon được sản xuất trên dây chuyền sản xuất Pentim Xenon => Lỗi không xử lý được các chương trình đồ hoạ yêu cầu đến Cache. Pentium Xeron: Là bộ vi xử lý mới nhất (INTEL). Nó vẫn là bộ vi xử lý 64Bit nhưng nó là sự tổng hợp của nhiều công nghệ MMX, Risc v.v... Pentium Xeron được sản xuất trên dây chuyền công nghệ mới nhất của Intel, Pentium Xeron chuyên dùng cho máy tính mạng và máy chủ yêu cầu tốc độ xử lý thông tin cao. Tốc độ Pentium Xeron có thể lên tới 450Mhz. ĐĨA CỨNG - HDD (HARD DISK DRIVE) Là tập các đĩa chồng lên nhau (không thể tháo ra được, được lắp bên trong máy tính, tốc độ truy cập nhanh dung lượng lớn. Tuổi thọ của đĩa cứng thường là 8000 tới 20.000 giờ ( Khoảng 3 - 7 năm nếu ngày làm việc 8 tiếng ). Khi máy đang vận hành, nếu vô ý đập mạnh vào đầu máy thì đầu từ sẽ đập mạnh vào đĩa cứng làm tróc lớp từ phủ ngoài hay chính đầu từ bị vỡ Khi di chuyển máy, cần chạy chương trình "Park" để di chuyển đầu từ ra mé ngoài của đĩa cứng vì chỗ này không có dữ liệu. Thường xuyên kiểm tra tình trạng của đĩa cứng bằng lệnh Chkdsk. Ổ MỀM & ĐĨA MỀM FDD - FLOPPY DISK DRIVE Ổ mềm: Là ổ dùng để đọc các đĩa mềm. ổ đĩa mèm có các loại tương ứng với mỗi loại đĩa mà chúng sử dụng được: 1,2MB - 51/4Inch, 1,44MB - 31/2Inch. Đĩa mềm: Để bảo quản dữ liệu trên đĩa, khi dùng đĩa ta phải cầm phần vỏ giấy của đĩa, không chạm tay vào lõi nhựa bên trong. Không để bụi rơi vào phần lõi nhựa, không để đĩa cạnh nam châm, từ trường, tránh xa các tia X quang, không viết đè lên đĩa, không kẹp đĩa trong quyển sách và làm cong đĩa, nên để đĩa dựng đứng. Tránh để đĩa nơi ẩm ướt nơi nhiệt độ cao. Khi dùng lệnh Dir của dos nếu thấy không đọc được ổ A: " General failure reading drive A " thì phải lau đầu từ bằng đĩa lau đầu từ có bán sẵn. VỎ MÁY - CASE Ổ CD ROM & CARD SOUND CASE: Là thùng máy nơi bảo vệ các thiết bị có bên trong máy. CASE bao gồm bộ nguồn (là biến đổi điện áp từ xoay chiều ra điện áp một chiều ở các mức 5V, 12V... để nuôi MainBoard, ổ đĩa cũng như các Card thiết bị khác. Ổ CD ROM: Là ổ đĩa dùng để đọc các đĩa Compac, chỉ cho phép đọc dữ liệu chứ không được ghi. Hiện nay tốc độ ổ CD ROM đã được cải thiện đáng kể từ 2x, đến nay đã 32x MÁY IN LADE - LAZER PRINTER Máy in là thiết bị ngoại vi đưa thông tin từ máy tính ra giấy. Bộ phận chính của máy in là động cơ in. Đây là bộ phận dùng để in bột mực đen lên trang giấy. Để có được chất lượng in cao, máy in phảI điều khiển năm hoạt động khác nhau cùng một lúc: CÁC BƯỚC ĐỂ LẮP RÁP MỘT MÁY VI TÍNH Chuẩn bị linh kiện: CPU: 386 trở xuống CPU gắn liền với MainBoard => Chỉ cần chọn lựa MainBoard. Từ 486 trở lên mua một CPU rời. Trên CPU thường có đề hãng sản xuất và tốc độ CPU => Lựa chọn MainBoard tương thích với CPU đó. RAM: Kiểm tra xem MainBoard có thể lắp những loại RAM nào và có mấy khe cắm RAM để ta lựa chon số lượng cũng như dung lượng các thanh RAM mà ta mua. Ổ cứng: 386 nhận được ổ cứng lớn nhất là 640MB. 486 nhận được ổ cứng lớn hơn ... Card màn hình: Đảm bảo tương thích với Main, Main có thể cắm loại gì thid mua loại ấy. Case: Vỏ thùng máy. Nên chon loại Case có chất lượng bộ nguồn tốt đảm bảo. Ổ mềm: Nên chọn loại ổ mềm có tốc độ truy xuất dữ liệu cao, chạy êm. Màn hình: Nên chọn màn hình SVGA có độ phân giải cao => tránh hại mắt khi màn hình làm việc. Bàn phím: Nên chọn loại bàn phím có bộ đệm bằng cao su nhựa, tránh chọn loại bàn phím đệm bằng các lá đồng. Trình tự lắp ráp: Lắp CPU vào MainBoard: Mở khoá chốt của MainBoard (đế cắm). Cắm CPU vào đế cắm sao cho chân số 1 của CPU vào chân số 1 của đế cắm. => để xác định chân số 1 của CPU: Trên CPU một đầu có một góc vát đó chính là chân số 1, còn chân số 1 của đế cắm thì thường trên đế cắm đánh dấu chân số 1 hoặc trên đế cắm cũng có một đầu vát. Khoá chốt của đế cắm lại. Lắp quạt cho CPU (Sử dụng điện áp nuôi ổ cứng 12V) Xét Jump (Chỉ có ở các máy 486 trở lên). Trên các MainBoard loại này thường cho phép cắm nhiều loại CPU khác nhau. Khi mua bao giờ cũng có tài liệu đi kèm và thường ghi rất rõ nó được dùng cho các loại CPU nào. => Trên MainBoard phải có các Jump để sao cho với mỗi loại CPU cắm vào ta đều có một cách xét Jumpcho CPU đó để cho CPU đó có thể chạy bình thường với thông số mặc định của nó. Jump cho phép lựa chọn điện áp phù hợp với tần số của CPU Có 5 loại Jump: Jump chọn Type CPU Jump điện áp Jump tần số Jump xác định số lượng Cache Jump xác định pin nuôi Khi muốn cắm Jump phù hợp với CPU => xác định được 3 thông số CPU (thường các thông số này được ghi ngay trên bề mặt CPU hoặc bở hãng cung cấp). Dựa trên các thông số đã xác định được của CPU ta phải sửdụng tài liệu đi kèm với MainBoard để cắm các Jump tương ứng phù hợp với CPU Lắp RAM: Nên tham khảo cách lắp RAM ở tài liệu đi kèm theo MainBoard. RAM có 1 đầu vát và 1 đầu thường. Lắp đầu vát vào gờ (lồi lên) trên khe lắp RAM (có 2, 4, 6 khe lắp RAM tuỳ từng loại Main). Lắp MainBoard: vào vỏ máy (Case). Trên mỗi vỏ máy bao giờ cũng có vị trí để lắp MainBoard vào, tuỳ từng loại mà lắp khác nhau. Trước khi lắp vào Case phải gắn đầy đủ các đệm vào Main. Gá lắp các ổ đĩa vào giá Cắm nguồn nuôi: Cho các ổ đĩa: Chú ý chiều vát trên nguồn nuôi, phải cắm đúng (thường dây đỏ trên nguồn nuôi được lắp về phía trong). Cho MainBoard: Khi cắm cho MainBoard cắm làm sao cho mỗi dây đen ở mỗi đầu cắm liền nhau. Cắm các đường cáp dữ liệu cho ổ cứng, mềm: Ổ mềm: Một đầu cắm vào Card I/O (hoặc MainBoard), một đầu cắm vào ổ mềm. Trên dây cáp dữ liệu đầu to dành cho ổ 1,2 đầu bé dành cho ổ 1,44. Dây cáp dữ liệu ổ mềm có một chỗ bắt chéo, những ổ lắp sau nó là ổ A. Tối đa trên cùng một cáp chỉ lắp được 2 ổ mềm và hai ổ được cắm trên hai đấu khác (1 trước chéo, 1 sau chéo). Ổ cứng: Cắm một đầu vào Card I/O (hoặc MainBoard). Trên cùng một cáp ổ cứng có thể lắp được tối đa 2 ổ cứng. Nếu lắp đầy đủ 2 ổ cứng trên cùng một cáp thì ta phải lắp theo kiểu chủ - tớ. Một ổ là chủ còn ổ kia là tớ. Cách cắm Jump để cho ổ đó thành ổ chủ hay ổ tớ: Nếu lắp 1 ổ cứng trên một cáp thì ổ đó bắt buộc phải là ổ chủ. Đối với ổ tớ cần phải xác định sơ đồ cắm Jump trên ổ để xét chủ, tớ (Đối với ổ cứng Quantium thì chỉ cần dút Jump ra là thành ổ tớ). Chú ý: Ta phải cắm sao cho chân số 1 của cáp hợp với chân số 1 của ổ đĩa (chân số 1 trên cáp được đánh dấu mầu đỏ, trên ổ cứng thông thường chân số 1 nằm quay vào trong nhìn về phía nguồn). Trên ổ mềm có một số ổ cắm khác => thường có đánh số trên các chân. Lắp các Card: Mở rộng vào MainBoard (Card màn hình, Card Sound v.v...) Lắp dây cắm đèn báo công tắc vỏ máy (đèn Turbo, đèn HDD, ...) Khai báo cấu hình máytính: Các thiết bị khi lắp đặt máy tính muốn hoạt động tốt phải được khai báo với BIOS (Basic Input Output System). Cách thức khai báo Khi khởi động máy xuất hiện “Press Del to enter Setup” => ấn Delete => xuất hiện giao diện STANDARD CMOS SETUP. Trong dòng này khi lựa chọn cho phép ta khai báo các thông tin về ngày, giờ, các ổ đĩa,bàn phím và card màn hình. (Các phím chung hay sử dụng là phím mũi tên di chuyển mục chọn còn các phím PageUp, PageDown dùng để đổi giá trị cần chọn). => Thay đổi ngày giờ, các ổ đĩa. Những máy tính dùng Card I/O chỉ được phép lắp tối đa 2 ổ cứng còn máy có Card I/O trên Main có thể lắp tối đa 4 ổ cứng. Ta có ổ cứng nào (ổ được lắp trên cáp nào và là ổ chủ (Master) hay ổ tớ (Slaver)) thì di chuyển và khai báo ổ đó. Cách khai báo (có 3 cách) Trong BIOS có sẵn một số mẫu đĩa và ổ thuộc mẫu nào thì ta chọn mẫu đó. Lưu ý: Các mẫu thường là các mẫu cổ, dung lượng bé và ta phải biết ổ cứng của ta thuộc mẫu nào (cách này ít sử dụng). Ta chọn Type User rồi lần lượt vào các thông số của ổ đĩa mà ta có (số Cyls, Head ..). Lưu ý: Ta phải biết rõ các thông số về ổ đĩa của ta và thường chỉ sử dụng cách này khi mà trên BIOS không có tiện ích “AUTO DETECT” Đối với máy 486 trở lên thì có một cách lựa chọn khác là chọn Tpye AUTO thì mỗi lần máy tính khởi động nó sẽ tự động dò tìm các thông số của ổ đĩa. Đặc điểm: Khởi động lâu. Sử dụng “AUTO DETECT”: Trình tiện ích có trong BIOS dùng để tự động dò tìm các thông số của ổ cứng mới. Khai báo ổ mềm: Thường chỉ được phép lắp tối đa 2 ổ mềm và ta có ổ nào thì khai báo ổ đó. Trong STANDARD CMOS SETUP còn có mục khai báo Card màn hình: Thường mặc định chọn là EGA/VGA. Lưu ý: Với các máy 486 trở lên còn có dòng Halt on: All Errors, No Errors hoặc All But => Ý nghĩa: Máy tính sẽ ngừng hoạt động khi phát hiện thấy bất kỳ lỗi nào. No Errors là khi phát hiện thấy lỗi thì vẫn cứ chạy. All But Khi phát hiện thấy lỗi thì dừng trừ các lỗi về ổ đĩa và bàn phím. Đối với ổ đĩa CD ROM thì không cần khai báo. Trong BIOS FEATURES SETUP (Đối với máy 486 trở lên) và BIOS ADVANCED CMOS (Đối với máy 386): Cho phép khai báo một số thông số như chế độ cảnh báo Virus, thứ tự khởi động ổ đĩa. Trong đó có rất nhiều lựa chọn nhưng ta chỉ bận tâm đến: BOOT SCPUENCE (486) và SYSTEM (386). => Ý nghĩa: Lựa chọn thứ tự ổ đĩa mà hệ thống sẽ khởi động. VIRUS WARNING (486) và BOOT VIRUS PROTECTION (386). => Ý nghĩa: Cho phép (Disable) hoặc không cho phép (Enable) cảnh báo Virus. Lưu ý: Khi cài đặt Windows 95 phải đặt ở chế độ Disable. SERCURITY OPTION: Setup/System (486) và PASSWORD CHECKING OPTION (386). => Ý nghĩa: Mật khẩu của BIOS có tác dụng. Setup: Có tác dụng là chỉ khi nào ấn Setup mật khẩu mới có tác dụng. System: Luôn có tác dụng. Ta thấy trong mỗi mục lựa chọn thường có rất nhiều mục để khai báo. Với những giá trị mà ta không biết, đặt như thế nào cho đúng thì tốt nhất là ta không nên động vào. LOAD SETUP DEFAULT (486 trở lên) & AUTO CONFIGURATION WITH ... (386). => Ý nghĩa: Khi chọn thì nó sẽ đưa ra các lựa chọn mặc định của hãng sản xuất => Y/N: CHANGE PASSWORD (386) & PASSWORD SETTING (486 trở lên). => Ý nghĩa: Cho phép mình đặt mật khẩu cho hệ thống. => Cách sử dụng: Khi chọn 386: Nếu trước đó có mật khẩu => Enter Curren Password => Ta phải đánh mật khẩu cũ của nó vào. Sau khi đánh mật khẩu cũ => Enter New Password: Thì ta sẽ đánh mật khẩu mới vào. (Trường hợp gỡ bỏ mật khẩu ta chỉ việc gõ Enter. Sau khi đánh mật khẩu mới máy tính sẽ yêu cầu xác định lại một lần nữa. 486: Cũng như vậy nhưng không có mục xác nhận mật khẩu cũ. IDE HDD AUTODETECTION (486 trở lên) & AUTODETECTION HARD DISK DRIVE (386). => Ý nghĩa: Tự động dò tìm các thông số của các ổ đĩa được lắp đúng ở trong máy tính. Sau khi dò tìm được một ổ đĩa nó đưa ra xác nhận có lưu các giá trị không (Đây là cách hay dùng nhất khi lắp đặt ổ đĩa cứng). SAVE AND EXIT (486 trở lên) và WRITE TO CMOS AND EXIT (386). => Ý nghĩa: Lưu lại tất cả các giá trị mà ta đã thay đổi rồi thoát. EXIT WITHOUT SAVING (486 trở lên) và DO NOT WRITE TO CMOS AND EXIT (386). => Ý nghĩa: Thoát khỏi mà không lưu các giá trị thay đổi. Cách xoá PASSWORD: Chập PIN CMOS một lúc (đối với PIN hàn chết trên Main). Tháo PIN ra (đối với PIN rời). Chú ý: Một tiếng bíp đơn cùng với dấu nhắc DOS xuất hiện trên màn hình chỉ ra rằng tất cả các bộ phận đều đã qua cuộc kiểm tra của POST (Power On Self Tect - Tự kiểm tra khi bật máy). Nhưng nếu có bất cứ âm thanh nào khác kết hợp giữa các tiếng bíp ngắn và dài thì nghĩa là máy đã có vấn đề. Hoặc thậm chí không có tiếng kêu nào cả cũng có nghĩa là máy vẫn có trục trặc. Sau đây là bẳng đối chiếu các tiếng bíp: (.) một tiếng bíp ngắn (-) một tiếng bíp dài Tiếng bíp bíp Màn hình Phạm vi cần kiểm tra Không Không Nguồn điện Không Chỉ có con trỏ Nguồn điện Không Dấu nhắc DOS Loa . Dấu nhắc DOS Bình thường . Màn hình BASIC Đĩa .- Không Màn hình .. Không Màn hình . Mã lỗi Phần khác, thường là bộ nhớ Một vài . Mã lỗi 305 Bàn phím Một vài . Bất cứ dấu hiệu gì khác Nguồn điện Tiếng bíp liên tục Bất cứ dấu hiệu gì khác Nguồn điện -. Bất cứ dấu hiệu gì khác Board mạch hệ thống -.. Bất cứ dấu hiệu gì khác Màn hình -... Bất cứ dấu hiệu gì khác Màn hình CẤU TRÚC ĐĨA TỪ VÀ CÁCH PHÂN CHIA Ổ CỨNG Đĩa từ: Là một phương tiện lưu trữ thông tin ngày càng phổ biến. Đặc điểm: Dễ truy xuất có thể đọc, ghi được và mất điện thông tin vẫn được giữ nguyên. Cấu tạo: Cấu tạo: Đĩa từ gồm đĩa mềm và đĩa cứng thường là một đĩa (đĩa mềm) hoặc một trồng đĩa (đĩa cứng). Đĩa cứng được làm bằng kim loại bên trên bề mặt phủ một lớp từ tính. Đĩa thường được sử dụng cả hai mặt để lưu trữ thông tin. Cách ghi: Đĩa mềm: Thông tin được ghi trên đĩa từ trên các vòng tròn đồng tâm gọi là các Track và trên mỗi Track lại được chia nhỏ thành các cung nhỏ gọi là Sector. Các Track được đánh địa chỉ từ ngoài vào trong (0 -> n) còn các Sector tương tự (0 -> k). Mỗi Sector có dung lượng 512B đối với MSDOS. Đĩa cứng: Là tập hợp các đĩa đặt trên một trục đồng tâm. Đĩa cứng về cấu tạo chia giống hệt đĩa mềm nhưng do đĩa cứng là một tập hợp các đĩa đặt đồng tâm => có một tập hợp các đầu từ. Mỗi Track của đĩa mềm với đĩa cứng gọi là Cylinder. Do vậy trên ổ cứng để xác định được địa chỉ của một Sector cần lưu trữ thông tin thì ngoài hai thông số địa chỉ của Cylinder => có tham số nữa là số mặt (Head) và Sector. Làm thế nào để sử dụng được đĩa từ. Đĩa từ từ khi sản xuất -> sử dụng phải trải qua 3 quá trình: LOW LEVEL FORMAT (Định dạng cấp thấp). Thường là nhà sản xuất đã làm. Ý nghĩa: Chia đĩa thành các rãnh và các Sector đồng thời đánh địa chỉ đầu các Sector. Tạo bảng phân vùng (Chỉ rành cho ổ cứng). Sử dụng lệnh Fdisk của DOS. Về mặt lý thuyết hệ điều hành cho phép ta phân chia một ổ cứng vật lý thành nhiều ổ logic ngay cả khi ta chỉ phân thành một ổ cũng được, coi đã phân thành một ổ. Bảng phân vùng thực chất là một bảng bên trong chứa đựng địa chỉ bắt đầu và địa chỉ kết thúc của ổ đĩa đó. Tạo bảng phân vùng cho ổ đĩa cứng: Dùng lệnh Fdisk của DOS. Một số yêu cầu: Nên có một đĩa mềm khởi động trên đó có các file: Fdisk.exe, Format.com. Chỉ nên lắp một ổ cứng cần Fdisk vào máy. Cách sử dụng: Fdisk => Xuất hiện Menu chọn gồm 4 mục. Tạo phân khu DOS chính và các ổ đĩa Logic. Cho một phân vùng trở thành hiện dịch (được quyền khởi động). Xoá các bảng phân vùng và các ổ đĩa Logic. Xem thông tin về các bảng phân vùng. Đỗi ổ đĩa cần Fdisk (Chỉ xuất hiện khi dùng ổ cứng này Fdisk ổ cứng kia). Một ổ đĩa có thể được phân chia thành các phàn: DOS chính, DOS mở rộng và phi DOS. Phân làm 1 ổ: Sử dụng tất cả ổ đĩa làm vùng DOS chính. Phân làm nhiều ổ: Tạo ra làm 2 vùng DOS chính và DOS mở rộng. Vùng phi DOS: Sử dụng trong trường hợp sử dụng 2 hệ điều hành trên cùng một đĩa. Vùng DOS chính: Là vùng được tạo đầu tiên và nó sẽ trở thành ổ đĩa thứ nhất được tạo. Vùng này cho phép khởi động hệ điều hành MSDOS và kích thước của nó có thể sử dụng tối đa kích thước ổ đĩa. Vùng DOS mở rộng: Vùng này được tạo sau khi đã tạo được vùng DOS chính và trên vùng DOS mở rộng này sẽ được chia ra làm nhiều ổ đĩa Logic và tối thiểu là phải 1 ổ. Vùng phi DOS: Vùng này được hình thành khi vùng mở rộng không sử dụng hết kích thước còn lại của ổ đĩa và được dùng cho hệ điều hành khác. (Sử dụng khi định dạng ổ đĩa trước khi cài đặt mạng Novel Netware). Các bước tiến hành phân chia ổ cứng: Bước 1: Chon 4 để xem thông tin => 2 khả năng. A) Ổ đĩa trước đó đã được tạo bảng phân vùng rồi nhấn phím ESC rồi nhẩy qua bước 2. B) Ổ đĩa trước đó chưa được tạo bảng phân vùng => Nhấn phím ESC rồi chuyển qua bước 3. Bước 2: Chọn 3 để xóa các thông tin. Sau khi chọn 3 xuất hiện Menu chọn gồm 4 mục: Xoá vùng DOS chính. Xoá vùng DOS mở rộng. Xoá các ổ đĩa Logic trong vùng mở rộng. Xoá vùng phi DOS. Chú ý: Khi xoá ta xoá từ 4 -> 1. Khi chọn mục cần xoá => có 2 khả năng: * Đã được xoá rồi: “No partition to Delete” thì ấn ESC để tiếp tục sau đó chọn 3 rồi tiếp tục xoá những phần còn lại. * Vùng cần xoá có tồn tại: Xuất hiện chũa cảng báo “Warning” Yêu cầu xác nhận vùng cần xoá. Sau khi xoá xong nhấn ESC rồi lại chọn 3 để xoá những phần còn lại. Bước 3: Tạo đĩa => chọn 1 => xuất hiện Menu chọn gồm 3 mục: Tạo vùng DOS chính. Tạo vùng DOS mở rộng. Tạo các ổ đĩa Logic trong vùng DOS mở rộng. Chú ý: Ngược với xoá khi tạo ta phải tạo từ trên xuống. Sau khi chọn 1 => có 2 khả năng. A) Ổ đĩa muốn phân chia chỉ cần tạo 1 ổ: => Hỏi “có muốn sử dụng kích thước tối đa cho vùng DOS chính Y/N ?” thì chọn Y B) Ta muốn chia làm nhiều ổ khác nhau => chọn N. Sau đó ta phải đánh kích thước của ổ đĩa đầu tiên cần tạo (vùng DOS chính) -> ấn ESC để ra ngoài. Tiếp theo ta chọn 2 rồi gõ 1 để cho phép vùng vùa tạo được quyền khởi động. Sau đó ấn ESC để ra ngoài. Chọn 1 và tiếp tục 2 và gõ kích thước của vùng DOS mở rộng, ấn ESC để ra ngoài. => ta lần lượt các kích thước các ổ thu nhỏ cần tạo trong vùng DOS mở rộng đến lúc hết thì thôi. Sau khi xong ấn ESC 2 lần rồi (Khởi động lại máy) Sau đó định dạng cấp cao cho tất cả các ổ đĩa đã được tạo. Khi đó các ổ đĩa co thể sử dụng. Cách định dạng cấp cao: Ta dùng lệnh Format của DOS. Cú pháp: Format /u /s /q /v:Tên /U: Format triệt để dùng cách này không UnFormat được (thường chỉ dùng đối với đĩa mềm khi cần thời gian ít). /S: Sau khi Format xong thì Copy các tệp tin hệ thống lên đĩa làm cho đĩa có thể khởi động được. /Q: Format nhanh. /V:Tên là sau khi Format xong đặt tên cho ổ đĩa là tên. Định dạng cấp cao (Format). Vùng hệ thống: Là nơi để lưu trữ tất cả các thông tin về bản thân đĩa và dữ liệu trên đĩa, vùng hệ thống gồm 4 phần: Bảng phân vùng (bảng Partition - chỉ có ở ổ cứng). Bảng này ghi thông tin về ổ cứng và hệ điều hành dựa vào bảng này để nhận biết ổ đĩa Boot Sector (đĩa cứng, mềm) Đây là một Sector đầu tiên của ổ đĩa (Sector 0). Đây là Sector chứa các thông tin về hệ điều hành và chứa đoạn mã chương trình để khởi động hệ thống => Mất vùng này hoặc vùng này bị sai lạc thì không khởi động được máy tính. Bảng FAT (File Allocation Table - Bảng cấp phát file). Được coi là mục lục của ổ đĩa bởi vì nó sẽ lưu địa chỉ của các file trên vùng dữ liệu. Khi chương trình cần truy cập một File => đọc bảng FAT xem nó nằm trên địa chỉ nào của vùng dữ liệu. Do đó rất quan trọng => có 2 bảng FAT (1 sử dụng, 1 để dự phòng). Vùng dữ liệu: là vùng lưu trữ nội dung của thông tin cần lưu trữ trên đĩa từ. Khi ta Format cấp cao chính là phân chia tạo vùng cho đĩa vùng hệ thống và vùng dữ liệu. CÁCH CÀI ĐẶT MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH THÔNG DỤNG Tất cả các phần mềm sử dụng cho máy tính phải được cài đặt lên máy tính mới có thể sử dụng được. Muốn cài đặt bất kỳ một phần mềm nào ta phải có bộ cài đặt. Bộ cài đặt: Là một bộ phần mềm mà nhà viết phần mềm bán cho ta, bộ cài đặt có thể nằm trên các đĩa mềm (ít dùng), có thể nằm trên đĩa CD dưới dạng các thứ mục hoặc nằm trên ổ cứng. Bộ cài đặt thường chứa các file nén và một chương trình thường có tên Setup hoặc Install -> nó sẽ tự động giải nén các file nén rồi Copy chúng sang thư mục nó sẽ sử dụng trên đĩa của ta. Đối với các chương trình ứng dụng trên DOS ta không nhất thiết phải cài đặt trên ổ đĩa của ta mà ta chỉ cần Copy cả thư mục từ một máy khác đã được cài đặt ra. Đối với Window và các ứng dụng trên Window tốt nhất ta phải được cài đặt trực tiếp trên máy cuả ta. CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH WINDOWS 95 Trước khi cài Window 95 phải khai báo Virus Warning phải được đặt là Disable. Trước khi cài ta phải biết số Seri của nó. CÀI ĐẶT: Vào thư mục đặt bộ cài gõ Setup . Lúc đầu nó tự động kiểm tra ổ đĩa và cấu hình, nếu đáp ứng yêu cầu nó sẽ bắt đầu cài đặt. => chọn Continue Xuất hiện màn hình xác nhận bản quyền => chọn Yes - Next: Tiếp tục bước tiếp theo - Back: Trở về trước. => Giao diện Setup Option Typical: Cài tự động Portable: Cài dùng cho máy sách tay Compact: Cài tối thiểu Custom: Cài tuỳ chọn Muốn cài theo cách nào thì chọn rồi chọn Next => Xuất hiện màn hình đòi số Seri -> gõ Seri rồi chọn Next => Màn hình đòi xác nhận tên công ty => Giao diện đòi phân tích máy tính (nên chọn Next luôn). Sau đó chọn Next tiếp (Nếu có thiết bị ta có thì chọn Next) => Máy tự động dò tìm các thiết bị. Sau khi phân tích xuất hiện màn hình SELECT COMPONE... Yêu cầu xác nhận các mục cần cài trong Window (Bên trong mỗi mục còn có các tuỳ chọn khác). Sau khi lựa chọn ấn OK để ra ngoài. Sau khi chọn xong chọn Next để tiếp tục. Tiếp theo là mục xác nhận khai báo mạng, CD ROM, MUTIMEDIA (Nếu có thì -> Add, nếu không -> Next). Sau đó là phần khai báo phần cứng (Window 95 tự động dò nếu cảm thấy sai -> sủa lại = Change. Sau khi thay đổi xong chọn Next. Xuất hiện màn hình có tạo đĩa mềm cứu hộ cho Win95 không (chọn Yes hoặc No). Chọn Next để tiếp. Cuối cùng nhấn Finish để kết thúc nó sẽ khởi động lại máy tính. Lưu ý: Sau khi khởi động lại, khi xuất hiện mànhình Time Zone ta chọn múi giờ và đặt lại lịch của máy tính. (Múi giờ Hà Nội +7) Sau khi chọn xong nhấn Close để đóng, tiếp theo nếu muốn cài đặt máy in chon Next để tiếp tục và Cancal để bỏ qua. Ta muốn chọn cách nào thì kích chuột vào hộp đó. Khi kích chuột vào hộp 2 => xuất hiện màn hình lựa chọn các mục cần cài.cần chọn cái nào thì đánh dấu vào hộp đấy. Lưu ý: Một số mục lựa chọn bên trong nó lại chúa nhiều mục khác để lựa chọn nếu muốn thay đổi các lựa chọn bên trong => Change => Option =>OK. Sau khi lựa chọn xong chọn Continue để tiếp tục. Thường sau đó sẽ có một số thông báo (thường đó là các thông báo chuẩn => chỉ việc ấn ) Tiếp theo xuất hiện màn hình xác định tên nhóm làm việc ta có thể thay đổi nếu không chọn Continue để tiếp tục. Cuối cùng chọn Continue để khởi động lại Window -> kết thúc. CÁCH GỠ BỎ HOẶC CÀI THÊM TRONG MSOFFICE Ta chọn Setup một lần nữa (tương tự khi cài) chờ cho đến khi xuất hiện 3 mục chọn: Add/Remove Cài thêm hoặc gỡ bỏ 1 hoặc nhiều chương trình trong MS OFFICE. ReInstall Cài lại giống như trước đó. Remove All Gỡ bỏ tát cả. => Chọn Add/Remove .............. ĐỐI VỚI VIỆC CÀI ĐẶT CÁC CHƯƠNG TRÌNH KHÁC NHƯ (ABC, NU, LVTD V.V...) TA NÊN ĐI THEO CÁC BƯỚC CHỈ DẪN CỦA CHƯƠNG TRÌNH CÀI ĐẶT. CÁCH TỐI ƯU PHẦN CỨNG MÁY TÍNH Sử dụng tối ưu File Config.sys và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgia_o_tri_nh_phan_cung_may_vi_tinh_4134.doc
Tài liệu liên quan