Thực trạng công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Phần mở đầu 1

A. Rào cản phi thuế quan đối với đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu vào EU 3

I. Rào cản phi thuế quan và các loại rào cản phi thuế quan 3

1. Định nghĩa 3

2. Các loại rào cản phi thuế quan 3

II. Rào cản phi thuế quan của EU đối với đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu 9

1. Các tiêu chuẩn về chất lượng 9

2. Các yêu cầu về môi trường, xã hội, xức khỏe và an toàn: 13

3. Đóng gói và nhãn mác 17

1. Tiêu chuẩn đóng gói Châu Âu: 17

2. Ký hiệu và nhãn mác: 18

B. Giải pháp vượt rào cản phi thuế quan đối với đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu vào EU 20

I. Các giải pháp vĩ mô 20

1. Mở rộng hợp tác với các nước trong và ngoài khu vực, tham gia các liên minh, liên kết kinh tế 20

2. Chính phủ nên thiết lập 1 chương trình vững chắc để phát triển các tiêu chuẩn địa phương về gỗ, hệ thống chứng nhận và các cơ sở vật chất cùng, phương tiện thí nghiệm 21

3. Các cơ quan nhà nước cần có biện pháp khuyến khích, hỗ trợ trồng rừng để đảm bảo nguồn nguyên liệu gỗ cho xuất khẩu 22

4. Việt Nam nhanh chóng gia nhập Kế hoạch hành động của EC về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại gỗ (FLEGT) 23

II. Biện pháp vượt rào cản phi thuế quan của các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ 25

1. Nghiên cứu kĩ thị trường nước nhập khẩu 25

2. Đổi mới công nghệ sản xuất, bảo quản,đóng gói, bao bì 25

3. Chọn lựa nguyên liệu đầu vào 26

4. Nâng cao trình độ quản lý, áp dụng các tiêu chuẩn ISO 9000 26

5. Các doanh nghiệp nhỏ nên xác nhập lại với nhau 29

Kết luận 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

 

 

 

doc43 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1664 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu năm 2007 có sự chuyển mình sang giai một giai đoạn phát triển ổn định và bền vững hơn. Diễn biến thị trường 6 tháng đầu năm 2007 có thể chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn tăng giá lien tục của thị trường đầu năm với những dấu hiệu đã được báo trước từ cuối năm 2006 cho đến giữa tháng 3 năm 2007 và một giai đoạn điều chỉnh tiếp sau đó để có một thị truờng ổn định hơn. Tính tới cuối tháng 12/2006 TTCK VN tăng 139, mức tăng cao nhất trong các nước tiếp đó là TTCK Thượng Hải, Thâm Quyến của TQ tăng 111,95%. Từ tháng 1/2007 đến đầu tháng 3/2007: Giai đoạn bùng nổ : VN index của 2 sàn Hà Nội và TpHCM, giá cổ phiếu OTC tăng khá mạnh: Đỉnh điểm HASTC–index ngày 19/3/2007 là 459,36 điểm tăng 90% so với 29/12/2006 giá trị giao dịch đạt 510,3 tỷ đồng (31,9 triệu $) Tại sàn giao dịch TpHCM có 107 công ty niêm yiết và đăng ký gao dịch 2 chứng chỉ quỹ. Tại sàn giao dịch Hà Nội có: 86 công ty niêm yiết và đăng ký giao dịch. Tổng giá trị vốn hóa thị trường của CP niêm yết: 300000 tỷ đồng (20 tỷ $) Tăng 30% so với 2006. Tổng giá trị mua trung bình của nhà đầu tư nước ngoài tại HosTC : 15,44 ngàn tỷ đồng (965 triệu $) chiếm 30% tổng giá trị giao dịch của HOSTC Mức giao dịch bình quân 1 ngày: 359 tỷ đồng (22,4 tr $) Giai đoạn này các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp niêm yiết có quy mô lớn ,có thương hiệu kết quả kinh doanh tốt như: VNM(12,7 triệu CP), PPC(11,5triệu CP), VSH(9,6 triệu CP). Nguyên nhân: Sự tăng trưởng này chủ yếu do sự tăng giá của các loại CP chứ ko phải tăng khối lượng CP do có thêm công ty niêm yiết trên sàn như vào thời điểm cuối năm 2006. Trong giai đoạn này có 1 số yếu tố khách quan cho sự tăng trưởng trên như: Số lượng cổ phiếu còn được phép mua của các cổ phiếu Blue –chips trên thị trường dành cho nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài mua vào. Việc VN ra nhập WTO cũng như hành lang pháp lý về chứng khoán và TTCK tạo tiền đề tốt cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào thị trường. Giai đoạn quý I/2007 là thời điểm các công ty niêm yiết công bố kết quả tài chính của năm 2006(lợi nhuận của các công ty trên sàn TPHCM tăng trưởng trung bình khoảng 49% so với năm 2005). Hầu hết các công ty đặc biệt là các công ty blue-chíp có tốc độ tăng trưởng tốt về doanh thu và lợi nhuận. Sự tăng trưởng nóng trên thị trường niêm yết dần tác động đến thị trường OTC và các đợt IPO làm cho giá cổ phiếu của các công ty cùng ngành với các công ty trên sàn tăng theo (giá đấu bình quân IPO ở giai đoạn này khá cao, ở mức 15-16 lần so với giá trị khởi điểm.) Việc nhiều nhà đầu tư thu được khoản lợi nhuận lớn từ TTCK cũng tạo tiếng vang lớn thu hút thêm các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường làm số lượng tài khoản tăng lên từ 106.000 vào cuối năm 2006 đến 200000 vào đầu năm 2007. Giai đoạn điều chỉnh giữa tháng 3 năm 2007: Chỉ số giá chứng khoán của 2 sàn HN, TP.HCM và giá cả trên thị trường OTC đều giảm mạnh cuối tháng 3, 4 sau đó dao động xung quanh mức 1000 điểm với VN-INĐEX, 300 điểm với HASTC - INDEX Số lượng công ty niêm yết và đăng ký giao dịch: HOSTC: 107 công ty, 2 chứng chỉ quỹ và HASTC là 87 công ty. Tổng giá trị vốn hóa trên thị trường cổ phiếu niêm yết tại sàn TPHCM t6/2007: 207,4 nghìn tỷ đồng (13tỷ $) giảm 23,3 % so với 12/3/2007. Tổng giá trị mua trung bình của nhà đầu tư nước ngoài tại HoSTC giảm đáng kể: 12,8 nghìn tỷ đồng (801 triệu $) chiếm khoảng 17% tổng giao dịch HOSTC Giá trị giao dịch bình quân 1 ngày khoảng 170,8 tỷ (10,7triệu $) giảm 52% so với giai đoạn 1. Đợt IPO diễn ra khá ảm đảm thậm chí có những cổ phiếu giá trúng nhỉnh hơn giá khởi điểm không đáng kể. Giai đoạn từ 7/2007 đến gần cuối năm 2007: Tính đến giai đoạn nay đã có 202 công ty chứng khoán niêm yết tại sở GDCK và trung tâm GDCK. Tổng giá trị vốn hóa trên thị trường đối với cổ phiếu niêm yết là 310 nghìn tỷ đồng (19,5 triệu $) chiếm 36% GDP 2006. Quy mô thị trường trong thời gian qua tăng nhanh do số lượng giao dịch cổ phiếu tăng (khoảng 8 lần). Việc điều chỉnh giá trong thời gian qua là phù hợp, là kết quả của một loạt các giải pháp của chính phủ bộ ngành và cơ quan quản lý. Các đợt phát hành IPO và phát hành thêm giai đoạn 6 tháng đầu năm 2007: Cung về CK tăng lên rõ rệt . Hầu hết các công ty đều có kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu đặc biệt là các ngân hang thương mại cổ phần. Trong 6 tháng đầu năm mới chỉ có hơn 40 doanh nghiệp được tổ chức đấu giá cổ phần hóa nhưng cung cấp cho thị trường một lượng lớn hàng hóa . Việc cung tăng lên nhanh chóng trong khi mức cầu lại bị hạn chế do chủ trương thắt chặt tín dụng của NHNN tạo nên sự điều chỉnh của thị trường. Đầu năm 2008: Khác hẳn với sức nóng ngùn ngụt đầu năm ngoái, thị trường chứng khoán Việt Nam năm nay lại lạnh một cách tê tái, chỉ số chứng khoán liên tục giảm, khối lượng giao dịch ít, nhà đầu tư chán nản. Mặt khác, gần Tết, lượng tiền được đầu tư ở nhiều lĩnh vực khác có khả năng sinh lời cao như mua bán hàng Tết, đầu tư bất động sản... Vì vậy, lượng tiền đổ vào chứng khoán ít đi, thị trường chứng khoán lạnh là điều dễ hiểu. Lợi nhuận mang lại của các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản vào năm 2007 cao... Chính việc này làm cho một số vốn đầu tư chuyển sang vàng và bất động sản. Điều này dẫn đến vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán đã ít (so với cung cổ phiếu) lại càng ít hơn. Thêm nữa, do tâm lý chuẩn bị Tết sắp đến gần, các nhà đầu tư cần tiền mặt để mua sắm, áp lực tiền mặt này đã làm các nhà đầu tư viết vào tờ phiếu bán CP của mình. Việc chấp nhận cắt lỗ của các nhà đầu tư cũng là điều dễ hiểu khi trong tình hình hiện nay có khá nhiều nhà đầu tư đang sẵn sàng rời bỏ hẳn thị trường. Thêm nữa, khi mà lượng cầu thấp vì nhiều yếu tố chi phối, nhất là việc trở lại của thị trường bất động sản cộng thêm giá vàng lên cao trong nhiều ngày qua đã khiến cho nhiều người ở vào trạng thái thăm dò. Thị trường chứng khoán tự do (OTC) hình thành tự phát và đi vào “vận hành” trước cả thị trường chính thức 2 - 3 năm. Tuy nhiên, đến tận thời điểm này, Bộ Tài chính mới bắt tay vào xây dựng một văn bản pháp lý dưới dạng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ để tăng cường quản lý thị trường OTC ? “Bộ Tài chính đang triển khai xây dựng Đề án Quản lý giao dịch trên thị trường OTC theo hướng tất cả các loại cổ phiếu muốn mua bán phải qua Trung tâm Lưu ký”. Một trong những giải pháp cơ bản nhất để quản lý thị trường OTC là mở rộng thị trường tập trung; trong đó, trọng tâm là phải khẩn trương quản lý công ty đại chúng và việc chào bán chứng khoán ra công chúng, yêu cầu các công ty cổ phần đáp ứng tiêu chuẩn công ty đại chúng đăng ký ngay hồ sơ công ty đại chúng, làm cơ sở để quản lý các doanh nghiệp này theo quy định pháp luật về chứng khoán Quản lý có tính chuyên nghiệp về các phương tiện thông tin đại chúng trong việc công bố thông tin. Thực trạng công bố thông tin trên TTCK Thành quả. Từ khi ra đời cho đến nay, TTCK VN đã trải qua nhiều cột mốc quan trọng. Đánh dấu cho những mốc quan trọng đó, chính là việc ban hành nghị định 144/2003/NĐ-CP làm cơ sở cho những quy định, nguyên tắc trong công tác thực hiện giao dịch trên TTCK. Sau đó là sự ra đời của Luật Chứng khoán 2006 và các nghị định, thông tư bổ sung hoàn thiện thêm khung pháp lý cho TTCK nói chung và nghị định 144 nói riêng. Đầu tiên, nói về cơ sở pháp lý của công tác công bố thông tin trên TTCK, sự ra đời của 2 thông tư hướng dẫn: Thông tư số : 57/2004/TT-BTC (hướng dẫn thi hành việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán cho nghị định 144-2003) và Thông tư số: 38/2007/TT-BTC(hướng dẫn thi hành việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán cho luật CK- 2006) đã cho thấy vai trò của vấn đề công bố thông tin trên TTCK là thế nào. Thông tư 38 đã quy định rõ các yêu cầu đối với từng đối tượng, chủ thể trên thị trường. Điều này chứng tỏ một sự quan tâm lớn của Chính phủ với chính sách phát triển TTCK. Thứ hai, đó là việc thực hiện được bản cáo bạch chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. Điều này có được là do khi VN gia nhập WTO, theo tiêu chuẩn quốc tế, bản cáo bạch, yếu tố quan trọng cung cấp thông tin cho nhà đầu tư cũng được thay đổi và thực hiện theo yêu cầu quốc tế nhằm đem lại cái nhìn toàn diện về tình hình kinh doanh của một DN. Với quy định về việc phân tích, tổng hợp, báo cáo và cung cấp thông tin trên TTCK đã được quy định rõ trong văn bản quy định 47- 2000/QĐ- UBCK1 của Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước, các đối tượng, chủ thể gồm: khối DN chung (công ty niêm yết), các định chế tham gia thị trường chứng khoán (công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ), và cơ quan quản lý (Sở giao dịch, trung tâm giao dịch) đã thực hiện theo đúng yêu cầu của bản quy định về công bố thông tin: thông tin định kì, thông tin bất thường và thông tin theo yêu cầu đúng thời hạn và yêu cầu của các cơ quan quản lý cấp cao. Thứ ba, việc TTCK ngày càng trở thành đề tài sâu rộng trong đời sống, các thông tin về giao dịch cũng được niêm yết chính thức trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng giúp các nhà đầu tư nắm được tình hình giá cả CK trên thị trường vào từng thời điểm. Chúng ta có thể thấy thông tin về chứng khoán xuất hiện tràn ngập trên các phương tiện truyền thông: báo đài, ti vi, internet.. Việc phổ biến rộng rãi này một mặt đem lại thông tin mới nhất cho nhà đầu tư một cách nhanh chóng nhưng cũng đôi khi trở thành mặt hạn chế sẽ được trình bày rõ hơn ở phần dưới. Thêm nữa, khi thị trường chứng khoán đã trở thành một kênh huy động vốn quan trọng, để trở thành hàn thử biểu của nền kinh tế thì những kiến thức về chứng khoán ngày càng phải được phổ biến rộng rãi, riêng về điều này thì công tác công bố thông tin có khá nhiều ưu điểm: các kênh thông tin kiến thức về chứng khoán ngày càng được mở rộng, các chuyên đề, chuyên mục về chứng khoán không còn xa lạ với người dân. Việc tiếp cận thông tin trở nên dễ dàng, các nhà đầu tư có thể search thông tin về một công ty mà họ có nhu cầu đầu tư đơn giản chưa từng thấy, chỉ với một thao tác gõ phím “ thị trường chứng khoán” và “tên doanh nghiệp”. Thứ tư, khi thị trường rơi vào khủng hoảng, những thông tin tốt được đưa ra kịp thời trấn an nhà đầu tư. Được biết, hệ thống thông tin của TTCK Mỹ được Uỷ ban Chứng khoán (UBCK) Mỹ quản lý, giám sát dựa trên một bộ khung pháp luật công bằng, nghiêm minh và minh bạch. Yếu tố quản lý chuyên nghiệp và kiểm soát thông tin chặt chẽ đã giúp TTCK Mỹ (tuy ra đời sau một số TTCK ở châu Âu) vươn lên ở vị trí dẫn đầu. Một điều rất đáng quan tâm ở thị trường này đó là sự xuất hiện của các công ty bảo vệ người đầu tư. Những công ty này có khả năng giúp nhà đầu tư có sức mạnh chống lại các hành vi công bố thông tin sai trái, thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư. Ngay cạnh chúng ta, TTCK Trung Quốc cũng đi theo mô hình của TTCK Mỹ với việc thành lập UBCK Nhà nước Trung Quốc (năm 1992) nhằm thẩm tra tính chính xác và minh bạch đối với những thông tin được công bố chính thức trên TTCK. Hiện nay TTCK Trung Quốc cũng đã trở thành một thị trường có uy tín và sức mạnh ở quy mô toàn cầu. Vậy chúng ta thì sao? Các nhà quản lý của chúng ta đang từng bước hoàn thiện dần khung pháp lý, các giải pháp hoàn thiện khuôn khổ, pháp lý, thực hiện các cam kết WTO, tổ chức và điều hành TTCK theo chuẩn mực quốc tế, đảm bảo tính minh bạch, công khai của thị trường. Sự ra đời của Nghị định số 36/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 quy định mức tiền phạt đối với hành vi cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật sẽ chịu mức phạt từ 20-50 triệu đồng. Mặc dù trong thời gian qua TTCK nước ta đã trải qua không ít vụ việc mà thông tin vẫn còn chưa minh bạch theo đúng với nguyện vọng nhà đầu tư và quy định của pháp luật nhưng những chính sách mới này đã thể hiện phần nào sự hoàn chỉnh của hệ thống luật pháp nói chung và của công bố thông tin nói riêng. Đối với từng sàn giao dịch và trung tâm giao dịch, các trung tâm sẽ từng bước cải thiện việc công bố thông tin bằng việc hoàn thiện các website niêm yết của các công ty đại chúng và cơ sở dữ liệu của mình. Hạn chế Phải nói rằng Thị trường chứng khoán (TTCK) ngày nay đã đi vào đời sống của người dân Việt Nam. Họ có thể ngồi nói chuyện hằng ngày hàng giờ về thị trường chứng khoán. Nhưng nhìn nhận chung thì TTCK còn nhiều mặt yếu , mà trong phạm vi bài nghiên cứu chúng tôi chỉ muốn đề cập đến vấn đề trong công bố thông tin. So với các nước trên thế giới, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam ra đời muộn, nhưng đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Số doanh nghiệp (DN) tham gia niêm yết ngày một tăng theo tốc độ gia tăng của TTCK. Tính đến nay, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã thu hút 150 DN niêm yết. Số DN niêm yết tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HASTC) cũng lên tới 130 đơn vị. Chứng khoán phát triển đã nhanh chóng thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN huy động vốn qua thị trường. Tuy nhiên, có một thực trạng đang được nhiều người quan tâm hiện nay là thông tin đưa ra từ các DN còn hạn chế và thiếu tính chuyên nghiệp. Trong khi đây lại là yếu tố quan trọng rất cần thiết đối với nhà đầu tư để giúp họ nắm được tình hình hoạt động, cũng như chiến lược phát triển của DN - nơi nhà đầu tư muốn gửi vốn. Mỗi ngày chúng ta “thu lượm” được không biết bao nhiêu thông tin về TTCK. Như đã phân tích, các nguồn thông tin mà nhà đầu tư thu thập được có thể chính thống, không chính thống nhưng về cơ bản đều liên quan đến đối tượng Doanh nghiệp mà họ quan tâm. Chưa xét đến độ đúng sai của thông tin nhưng chính sự bàn tán đó làm cho “thương hiệu” của Doanh nghiệp đi lên. Truyền thông của DN phần nào đã tác động tích cực đến thị trường tạo nên thương hiệu của mình. Nhưng đáng tiếc, sau khi có những cảm nhận đơn sơ đó, những nhà đầu tư cá thể (chiếm phần lớn 90% nhà đầu tư trên thị trường) lại gặp phải nhiều rào cản trên con đường tìm kiếm thông tin đó. Quá ít và một chiều, mô tả mà nhiều giải thích, nhiều thông tin thường xuyên “đá” nhau. Đó là những đặc điểm dễ nhận dạng của thông tin mà hàng ngày chúng ta “tiêu hóa”. Một nhà đầu tư phát biểu “ Nếu chỉ đọc những thông tin về công bố kết quả kinh doanh, tôi nghĩ có thể tưởng tượng ngay đến một nền kinh tế, nơi mà DN nào cũng có mức lợi nhuận cực kì dễ dàng và cao”. Nhưng thực tế liệu có đúng như vậy? Nghĩ đi nghĩ lại, thì có lẽ từ trước đến giờ chúng ta quen xem những báo cáo thị trường, những bản cáo bạch, những đoạn quảng cáo về DN mà quên di mất DN đang kinh doanh như thế nào? Đang làm gì với những số liệu đó? Chúng ta ngày ngày quay trong biết bao chỉ số , bao nhiêu thước đo từ các bảng giá mà thực sự không ai có điều kiện tiếp xúc thực tế để biết DN đó làm ăn ra sao. Những hiện tượng “làm giá”, “giao dịch nội gián” cũng xuất phát từ đó. Có một công thức như mặc định trên TTCK: Chỉ cần một thương hiệu vừa đủ đến tai nhà đầu tư+ Một bản cáo bạch đẹp+ Những hoạt động truyền thông bình thường như trên = Giá cổ phiếu sẽ lên, Doanh nghiệp sẽ có lợi. Thực tế này đem đến một cảm nhận hơi có phần tiêu cực: “các DN chỉ có trách nhiệm công bố thông tin theo luật đinh, các thông tin mà nhà đầu tư thích chứ không có ý định công bố các tin tức liên quan đến quá trình hoạt động của Doanh nghiệp. Ngay cả bản thân các thông tin công bố của DN cũng không hoàn toàn tuân thủ đúng luật định, có rất nhiều bản cáo bạch sai nguyên tắc. Nếu so sánh với nước ngoài, có thể lấy ví dụ những tập đoàn rất trẻ như Google hay lâu năm như Ford, khi nhắc đến họ người ta đều biết đến từng giai đoạn phát triển, lớn mạnh và trưởng thành cũng như chiến lược trong từng giai đoạn của mỗi tập đoàn. Chính sự công khai này làm cho nhà đầu tư có thể yên tâm hơn về những quyết định đầu tư của mình và những kế hoạch truyền thông lúc đó của DN mới thực sự có hiệu quả. Đấy là về phần các DN, còn các nhà đầu tư thì sao? Những vấn đề về công bố thông tin trên thị trường đang thật sự trở thành nỗi lo chung của các nhà đầu tư khi họ không biết đâu mới là thông tin thất sự, đâu chỉ là tin đồn? Động cơ của việc tung tin đồn cũng rất đa dạng, từ việc cạnh tranh không lành mạnh đến đầu cơ, trục lợi. Tin đồn cũng có nhiều dạng, có thể kể ra đây một số loại tin đồn như: Tin đồn liên quan đến pháp luật: Đó là việc tung ra tin đồn về sự bỏ trốn của những người có trách nhiệm trong công ty. Có thể lấy ví dụ về sự vụ ầm ĩ của ngân hàng Á Châu (ACB) trong năm 2003 vừa qua làm ví dụ. Hay một loại tin đồn khác liên quan đến pháp luật là doanh nghiệp nằm trong tầm ngắm của các cơ quan hành pháp. Tin đồn theo kiểu “tát nước theo mưa” : lợi dụng một số sự kiện được nhà đầu tư quan tâm để mưu lợi như công bố đối tác chiến lược hay tung tin đồn ngược với tin thật Ví dụ như trường hợp sau khi công bố đối tác chiến lược , mua cổ phần của nhau giữa Kinh đô và Eximbank thì xuất hiện tin đồn Kinh đô bán cổ phần cho Eximbank. Với một số nhà đàu tư có kinh nghiệm, loại tin đồn này không có tác dụng nhưng đối với các nhà đầu tư không chuyên thì nên cẩn thận. Một loại hình tin đồn khác không kém phần trên TTCK: tin đồn “bán khống”, không phải thuật ngữ bán khống short selling mà đây là tin đồn rao bán những cái chưa có. Khi thị trường khan hiếm hàng thì những thông tin rao bán cổ phiếu của những DN chưa phát hành thường gây xáo động trong các nhà đầu tư. Tuy vậy , đây cũng có thể là một thủ thuật kích cỡ giá cổ phiếu nhằm tạo cơn sốt săn lùng trên thị trường. Đấy là một số loại tin đồn trên TTCK xuất hiện một cách không chính thống trên thị trường VN. Đây có thể là do mục tiêu không tốt của một số cá nhân trên thị trường nhưng khi những thông tin đó lại do những giới truyền thông của chúng ta “ lên tiếng” liệu có đáng tin? Một nguồn thông tin khá đáng tin cậy, đang tồn tại hàng ngày hàng giờ trên thị trường của chúng ta là báo giới. Có thể thấy những tờ Đầu tư chứng khoán, hay những chuyên mục chứng khoán ngày càng được bán chạy trên các sạp báo. Không dám nói đến những tờ báo uy tín và chất lượng thì những nguồn thông tin do báo chí đưa ra với những tiêu đề kiểu như : thị trường khủng hoảng, nhà đầu tư bỏ chạy hay ồ ạt bán tháo.. trở thành tin giật gân trên thị trường. Nó tác động mạnh mẽ đến nhà đầu tư, gây hoang mang, dẫn đến những quyết định bất lợi cho nhà đầu tư và thị trường. Thậm chí có tờ báo không theo sát diễn biến của thị trường nhưng vẫn điềm nhiên đưa tin, thêm nữa yếu tố không khách quan cũng làm giảm độ tin cậy nơi báo giới. Nói về truyền thông của VN thời kì TTCK không thể không nói đến một kênh khác không kém phần quan trọng: đó là từ cơ quan quản lý Ủy Ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN). Có thể kể ra một vài sự cố về công bố thông tin của UBCKNN như: việc năm 2007 vừa rồi, công bố thông tin trái ngươc hoàn toàn với công bố của Ngân hàng thế giới (WB) về số vốn đầu tư gián tiếp mà các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào VN, UBCKNN công bố 1 tỷ trong khi WB công bố là 4 tỷ. Nguồn thông tin gần như trái ngược với thông tin của WB đưa ra đã tác động khá mạnh đến tâm lý của những nhà đầu tư trong nước, phiên 24/4, họ tiếp tục bán ra số lượng lớn cổ phiếu và mua vào rất ít, bảng điện tử đỏ rực ngay từ phiên khớp lệnh đầu tiên. Hay như sự vụ của công ty ATIP vào khoảng tháng 9/2007 vừa qua, theo thông tin từ UBCKNN, ATIP là DN nước ngoài được thành lập và hoạt động tại bang Nevada (Mỹ). Ngày 4/7/2001, ATIP được Bộ KH - ĐT cấp Giấy phép số 2153/GPĐC1 hợp tác liên doanh theo hình thức Hợp đồng chia sản phẩm với TCty Dầu khí VN để tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng, phát triển và sản xuất dầu khí tại lô 102 và 106 thuộc thềm lục địa VN. Sau đó, Cty ATIP đã ký hợp đồng bán một phần vốn liên doanh cho Petronas (Malaysia), hiện Cty ATIP chỉ còn nắm giữ 10%. Ngày 26/1/2007, Chủ tịch Hội đồng Quản trị ATIP đã ký quyết định số 1/QĐ phát hành nội bộ (phát hành riêng lẻ) cho 93 cán bộ công nhân viên. Sau khi mua cổ phiếu ATIP, những cán bộ, công nhân viên của Cty đã bán lại cho các nhà đầu tư bên ngoài, giao dịch trên thị trường tự do. Theo báo cáo kết quả kiểm tra của UBCKNN, đến ngày 12/3/2007 thì số lượng các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu ATIP là 251 người. Đáng nói là ATIP đã gửi thông tin đến các phương tiện thông tin đại chúng về việc cổ phiếu ATIP đã niêm yết chính thức tại sàn chứng khoán NYSE-Euronext; thưởng 10.000 cổ phiếu ATIP cho đội tuyển bóng đá VN... Trong bản thông cáo đó, chỉ có các thông tin rất chung chung về cổ phiếu ATIP như sức mua lớn, tiềm năng... khiến khá nhiều NĐT tỏ ra phấn khởi về thông tin này và kỳ vọng về ATIP. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, Euronext có nhiều sàn dành cho các DN có quy mô khác nhau, cổ phiếu ATIP niêm yết là sàn hạng ba dành cho những DN quy mô nhỏ, vốn điều lệ khoảng 225.000 EUR (khoảng hơn 4 tỷ đồng), điều kiện niêm yết tại đây cực kỳ đơn giản, cụ thể chỉ cần một DN đã niêm yết khác giới thiệu, những quy định về công bố thông tin ở sàn này cũng đơn giản và thậm chí báo cáo tài chính của DN không cần kiểm toán. Như vậy có thể thấy khoảng cách khá xa giữa những gì ATIP công bố và qua đó tạo ra kỳ vọng quá lớn cho nhà đầu tư với thực tế giao dịch cũng như thông tin về cổ phiếu này trên sàn Euronext. Việc công bố thông tin cho cổ đông VN của ATIP không hề bị một quy định hay chế tài nào ở VN ràng buộc. Thực tế, trong Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn chưa đề cập đến đối tượng DN 100% vốn nước ngoài thành lập và hoạt động ở nước ngoài chào bán cổ phiếu ở VN. Để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư VN, ngăn ngừa những thiệt hại có thể phát sinh, đồng thời tăng cường tính minh bạch trên TTCK, UBCK NN đã có công văn yêu cầu ATIP công bố công khai các thông tin về vốn, tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, điều lệ Cty ATIP, tình hình niêm yết và các giao dịch trên sàn chứng khoán Nyse, Euronext. Tuy nhiên, cho đến nay Atip vẫn chưa công bố các thông tin này. Thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ nên rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương với những nguồn thông tin trên thị trường, nhất là thông tin do những chuyên gia, tổ chức có tên tuổi đưa ra. Nói đến đây hẳn chúng ta cũng nhìn ra được phần nào những hạn chế của vấn đề thông tin trền TTCK hiện nay, trước tiên đó là lượng thông tin mà nhà đầu tư có để mà xử lý. Cán cân đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập “ cân bằng thông tin”. Hiện tượng “ bất đối xứng thông tin” xuất hiện ngày càng nhiều gây ra những hiện tượng như “làm giá” hay “nội gián”.. Điều thứ hai đáng nói đó là trình độ xử lý thông tin. Xử lý thông tin là kĩ thuật, vừa là nghệ thuật. Với cùng một thông tin, so sánh, kiểm tra chéo giữa các nguồn thông tin khác nhau nhiều khi không quá khó hay đòi hỏi nhiều nguồn nhân lực (thời gian và tiền bạc) song mang lại hiệu quả rất rõ ràng. Xem xét các số liệu, chỉ tiêu kinh doanh, chỉ tiêu tài chính có thể thực hiện một cách đơn giản và nhanh chóng bằng nhiều công cụ xử lý thông tin. Ta có thể đưa ra một ví dụ điển hình trong trình bày số liệu thống kê. Đồ thị 1 và 2 đều miêu tả một chỉ số quen thuộc , VNIndex. Dựa trên hình dạng của đồ thị , ta có thể nhanh chóng kết luận rằng chỉ số VNIndex trong tình huống ở đồ thị 2 biến động lớn hơn rất nhiều so với tình huống ở đồ thị 1: Đồ thị 1 Đồ thị 2 Thực ra không phải vậy. Cả hai đồ thị đều mô tả cùng một giai đoạn vận động của VNIndex. Điểm khác biệt là tỷ lệ ở trục tung của hai đồ thị đã được điều chỉnh có chủ đích. Nhưng khi tâm lý bày đàn áp đảo trên thị trường thì năng lực xử lý phân tích có lẽ không mấy hữu dụng. Tâm lý số đông nhiều khi đã che mắt các nhà đầu tư. Nhưng liệu có chắc số đông là đúng? Nhưng đây lại là một hiện tượng tâm lý rất phổ biến trên sàn giao dịch của chúng ta. Sau cùng, hạn chế nữa là công bằng thông tin thấp, một điều cực kì đáng trăn trở ở Việt Nam mà để có được điều này phải có sự công bằng văn minh kinh doanh thực hiện theo. Rõ ràng thông tin là một giá trị, và quyền sở hữu , quyền ngăn chặn người khác tiếp cận thông tin chính xác đã trở thành một thứ quyền lực ghê gớm và trở thảnh một mảng tối trên thị trường. Một hạn chế nữa không thể không nói đến trong công tác công bố thông tin của thị trường chứng khoán Việt Nam, đó là hạn chế về công nghệ. Chính sự yếu kém này đã gây ra không ít tổn thất về vật chất cũng như niềm tin trên thị trường nơi các nhà đầu tư. Ở các DN, mặt hạn chế này được thể hiện ở sự thiếu quan tâm với các nguồn thông tin được công bố ra của mình. Hơn một nửa số DN niêm yết trên sàn giao dịch không có website chính thức hay không hoạt động được. Với cấp cao hơn, đó là UBCKNN, thì đó là sự buông lỏng hay hạn chế trong việc quản lý các phần mềm công nghệ ví dụ như việc kết quả bảng điện tử bị hacker sửa chữa Chính việc này nêu lên thực trạng đáng quan tâm ở thị trường của chúng ta hiện nay. Một thực trạng cần phải nói thêm khi bàn về thị trường chứng khoán VN trong thời gian vừa qua, đó là sự lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ của các văn bản luật, các thông tư quy định hướng dẫn đối với việc ban hành, thực hiện công bố thông tin. Thực trạng mà chúng ta thấy trên thị trường đó là nhiều công ty đại chúng không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công bố thông tin của mình, trong khi các quy định của các thông tư văn bản xử phạt thì còn có phần nhẹ nhàng so với những thiệt hại thực sự mà những sự vi phạm này gây ra. Thêm nữa, thị trường OTC gần như đóng băng do thiếu sự quản lý thiếu đồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5981.doc
Tài liệu liên quan