Tiết 16 - Bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính

1. Mục đích hoạt động

- Giúp HS nhớ lại kiến thức đã học về bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron của các nguyên tố hóa học. Từ đó, GV hướng HS đến tìm hiểu về sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố trong một nhóm A, trong một chu kì và các kiến thức liên quan.

2. Nội dung hoạt động

- HS lên bảng trả lời các câu hỏi:

+ Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

+ Viết được cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử của các nguyên tố Li, Na, K, Mg, Al ( viết theo thứ tự trong chu kì, trong nhóm). Nhận xét được đặc điểm của các nguyên tố đó.

 

docx8 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 16 - Bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 16: Bài 9: SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC. ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN. ( Tiết 1) Nội dung tiết học: Tính kim loại, tính phi kim: sự biến đổi tính chất trong một chu kì và trong một nhóm A, độ âm điện (tiết 1). MỤC TIÊU Kiến thức, kỹ năng, thái độ HS có khả năng: Kiến thức: + Nắm được định nghĩa về tính kim loại, tính phi kim. + Hiểu được quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một chu kì, trong một nhóm A (dựa vào bán kính nguyên tử). + Biết và nhận xét được sự biến đổi độ âm điện của một số nguyên tố trong một chu kì, trong một nhóm A. Kỹ năng: + Dựa vào quy luật chung, suy đoán được sự biến thiên tính chất cơ bản trong chu kì (nhóm A), cụ thể: bán kính nguyên tử; tính kim loại, tính phi kim; độ âm điện. + Rèn luyện khả năng quan sát, thuyết trình, hoạt động nhóm. + Vận dụng kiến thức để làm một số bài tập liên quan. Thái độ: + Có sự hứng thú, say mê trong việc tìm hiểu các quy luật của bảng tuần hoàn. + Có sự thích thú trong việc tìm hiểu kiến thức khoa học. Năng lực, phẩm chất hướng tới Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. Viết và biểu diễn đúng cấu hình electron, sự phân bố electron thuộc các phân lớp của nguyên tử. Năng lực giải thích sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong một chu kì, trong một nhóm A. Năng lực ghi nhớ, vận dụng kiến thức. Chuẩn bị của GV, HS a, Chuẩn bị của GV: SGK hóa học lớp 10, giáo án bài giảng. Xây dựng các tình huống dạy học, dự kiến các tình huống, phương án trả lời của học sinh, dự đoán các khó khăn của học sinh. Thiết kế công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh. Phương tiện giảng dạy: máy chiếu, phiếu học tập. b, Chuẩn bị của HS Học bài cũ. Đọc trước bài mới, tài liệu liên quan (SGK nâng cao,). Phương tiện học tập: SGK, vở ghi. Cơ sở tích hợp HS nắm được kiến thức nội dung của bài, mở rộng để giải thích một số hiện tượng thực tế. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Hoạt động khởi động Mục đích hoạt động Giúp HS nhớ lại kiến thức đã học về bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron của các nguyên tố hóa học. Từ đó, GV hướng HS đến tìm hiểu về sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố trong một nhóm A, trong một chu kì và các kiến thức liên quan. Nội dung hoạt động HS lên bảng trả lời các câu hỏi: + Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. + Viết được cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử của các nguyên tố Li, Na, K, Mg, Al ( viết theo thứ tự trong chu kì, trong nhóm). Nhận xét được đặc điểm của các nguyên tố đó. GV kiểm tra lại câu trả lời của HS, dẫn dắt vào bài mới: “ Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố. Vậy để tìm hiểu về sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay. Tiết 16: Bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn ( Tiết 1)”. Kỹ thuật tổ chức dạy học Theo hình thức kiểm tra bài cũ. Hoạt động hình thành kiến thức Mục đích hoạt động HS hiểu được tính kim loại, tính phi kim là gì. Hiểu và nêu được tính kim loại và tính phi kim biến đổi như thế nào theo chiều tăng điện tích hạt nhân nguyên tử. HS và trình bày được định nghĩa độ âm điện, sự biến đổi độ âm điện trong một chu kì và trong một nhóm A. Nội dung hoạt động Chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, với các nhiệm vụ riêng cho mỗi nhóm: + Nhóm 1: Nhớ lại kiến thức lớp 9 cùng tìm hiểu SGK, hãy cho biết tính kim loại, tính phi kim là gì và đặc điểm của nó. + Nhóm 2: Cho biết nguyên tắc sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong một chu kì? Xét VD với chu kì 3 với các tiêu chí: điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử, khả năng nhường electron. + Nhóm 3: Cho biết nguyên tắc sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong một nhóm A? Xét VD với nhóm IA, VIIA với các tiêu chí: điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử, khả năng nhường/ nhận electron. + Nhóm 4: Trình bày khái niệm độ âm điện và sự biến đổi giá trị độ âm điện trong một nhóm A và trong một chu kì. GV hướng dẫn các nhóm đặt ra các câu hỏi nghiên cứu của bài học. Từ đó GV giao nhiệm vụ nghiên cứu cho các nhóm: + Nhóm 1: Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo để tìm hiểu về tính kim loại, tính phi kim để trả lời câu hỏi. + Nhóm 2: Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo để tìm hiểu sự biến đổi tính chất trong một chu kì. + Nhóm 3: Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo để tìm hiểu sự biến đổi tính chất trong một nhóm A. + Nhóm 4: Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo để tìm hiểu độ âm điện, sự biến đổi độ âm điện trong một nhóm A, trong một chu kì. Tên nhóm Nhiệm vụ Yêu câu sản phẩm Nhóm 1 Tìm hiểu về tính kim loại, tính phi kim và đặc điểm của nó. - Khái niệm tính kim loại, đặc điểm của tính kim loại. - Khái niệm tính phi kim, đặc điểm của tính phi kim. Nhóm 2 Tìm hiểu sự biến đổi tính chất trong một chu kì. - Nêu được sự biến đổi tính chất trong một chu kì. - Nhận xét được sự biến đổi trong chu kì 3. Nhóm 3 Tìm hiểu sự biến đổi tính chất trong một nhóm A. - Nêu được sự biến đổi tính chất trong một nhóm A. - Nhận xét được sự biến đổi trong nhóm IA, VIIA. Nhóm 4 Tìm hiểu về độ âm điện, sự biến đổi độ âm điện trong một nhóm A, trong một chu kì. - Nếu được định nghĩa độ âm điện. - Trình bày được sự bbieens đổi độ âm điện trong một chu kì, trong một nhóm A. Kỹ thuật tổ chức hoạt động Giáo viên tổ chức dạy học theo kỹ thuật mảnh ghép. + Các nhóm báo cáo, các nhóm thảo luận và đóng góp ý kiến. + Giáo viên theo dõi, hỗ trợ và kết luận. Sản phẩm học tập Học sinh khắc sâu thêm kiến thức của mình về: tính kim loại, tính phi kim, sự biến đổi tính chất các nguyên tố và sự biến đổi độ âm điện trong bảng tuần hoàn. Hoạt động luyện tập 1. Mục đích hoạt động - Củng cố kiến thức tính kim loại, tính phi kim, độ âm điện và sự biến đổi tính chất, độ âm điện trong một nhóm A, trong một chu kì. 2. Nội dung hoạt động - GV tổng kết lại nội dung đã học trong tiết học. - Giải quyết tình huống đã đưa ra ở phần hoạt động khởi động. 3. Sản phẩm học tập - HS tổng quát được các nội dung chính đã học trong tiết học. - HS biết cách giải quyết tình huống ở phần khởi động thông qua các nội dung đã học trong tiết học. Hoạt động vận dụng, mở rộng Mục đích hoạt động - Tổng hợp lại kiến thức đã học. - Rèn luyện kỹ năng ghi nhớ lý thuyết, vận dụng làm các bài tập tự luận. 2. Nội dung hoạt động - Học sinh giải quyết các câu hỏi và bài tập trong phiếu học tập sau: PHIẾU HỌC TẬP Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học trong tiết học Bài 1: Trong một chu kì, bán kính nguyên tử các nguyên tố: A. Tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. B. Giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. C. Giảm theo chiều tăng của tính phi kim. D. B và C đều đúng. Bài 2: Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử của các nguyên tố: A. tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. B. giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. C. giảm theo chiều giảm của tính kim loại. D. A và C đều đúng. Bài 3: Các nguyên tố halogen được sắp xếp theo chiều bán kính nguyên tử giảm dần (từ trái sang phải) như sau: A. I, Br, Cl, F.                              B. I, Br, F, Cl. C. F, Cl, Br, I.                               D. Br, I, Cl, F. Bài 4: Các nguyên tố của chu kì 2 được sắp xếp theo chiều giá trị độ âm điện giảm dần (từ trái sang phải) như sau: A. F, O, N, C, B, Be, Li. B. Li, B, Be, N, C, F, O. C. Be, Li, C, B, O, N, F. D. N, O, F, Li, Be, B, C. Bài 5: Theo quy luật biến đổi tính chất đơn chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì: A. phi kim mạnh nhất là iot. B. kim loại mạnh nhất là liti. C. phi kim mạnh nhất là flo. D. kim loại yếu nhất là xesi. Bài 6 (SGK/48): Viết cấu hình electron của nguyên tử magie (Z = 12). Để đạt được cấu hình electron của nguyên tử khí hiểm gần nhất trong bảng tuần hoàn, nguyên tử magie nhận hay nhường bao nhiêu electron? Magie thể hiện tính chất kim loại hay phi kim? Bài 7 (SGK/48): Viết cấu hình electron của nguyên tử lưu huỳnh S (Z = 16). Để đạt được cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn, nguyên tử lưu huỳnh nhận hay nhường bao nhiêu electron? Lưu huỳnh thể hiện tính chất kim loại hay phi kim? Bài 8 (SGK/48):  Độ âm điện của một nguyên tử là gì? Giá trị độ âm điện của các nguyên tử trong các nhóm A biến đổi như thế nào theo chiều điện tích hạt nhân tăng? Bài 9 (SGK/48): Nguyên tử nào trong bảng tuần hoàn có giá trị độ âm điện lớn nhất? Tại sao? 3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động - Giáo viên cho học sinh hoạt động cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho học sinh hoạt động cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi và bài tập trong phiếu học tập. - Hoạt động chung của cả lớp: Giáo viên mời một số học sinh lên trình bài kết quả, lời giải, các học sinh khác góp ý, bổ sung. Giáo viên giúp học sinh nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức, phương pháp giải bài tập. 4. Sản phẩm học tập Kết quả giải quyết các câu hỏi và bài tập trong phiếu học tập của cá nhân hoặc các nhóm học sinh và kết quả góp ý, bổ sung của các học sinh khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 8 Su bien doi tuan hoan cau hinh electron nguyen tu cua cac nguyen to hoa hoc_12488834.docx
Tài liệu liên quan