MỤC LỤC
Bài tập: Qua các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á. Anh chị hãy lựa chọn một phong trào giải phóng dân tộc tiêu biểu. Giải thích lý do vì sao lựa chọn phong trào đó?
MỞ BÀI
I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ 1
1. Thế giới 1
2. Trong nước 2
II. ĐẶC ĐIỂM XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX Ở TRUNG QUỐC 5
1. Xu hướng đấu tranh mang ý thức hệ phong kiến thể hiện tính dân tộc sâu sắc 5
2. Phong trào đấu tranh chống đế quốc thực dân và phong kiến theo khuynh hướng tư sản, tiến bộ nhưng không thành công 8
3. Phong trào độc lập dân tộc dân chủ của giai cấp tư sản – cách mạng Tân Hợi (1911), một cuộc cách mạng tư sản không triệt để 10
4. Phong trào Ngũ Tứ - bước phát triển mới của cách mạng Trung Quốc, đánh dấu cách mạng chuyển từ giai đoạn dân chủ cũ sang giai đoạn dân chủ mới 12
5. Đánh giá con đường cứu nước ở Trung Quốc từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1919 13
III. CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC ĐÚNG ĐẮN DẪN ĐẾN THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC (1919 – 1949) – CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VÔ SẢN 14
1. Nhân tố quyết định đến việc lựa chọn con đường cách mạng vô sản 14
2. Quá trình đấu tranh giành quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản Trung Quốc trước sự đối trọng với Quốc dân Đảng 15
3. Ý nghĩa việc thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Sự toàn thắng của Đảng Cộng sản Trung Quốc 19
4. Con đường cứu nước ở Trung Quốc mang đặc điểm tiêu biểu trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á 20
KẾT LUẬN
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6540 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đặc điểm xu hướng phát triển của các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một xã hội lý tưởng, nhưng trong điều kiện lịch sử xã hội bấy giờ chỉ là không tưởng.
Nguyên nhân thất bại của phong trào:
Nguyên nhân khách quan: sự đàn áp của thế lực phản động phong kiến trong nước cấu kết với bọn đế quốc bên ngoài. Yếu tố thời đại không phù hợp khi chế độ phong kiến suy tàn thì chiến tranh nông dân không đủ sức giải quyết nhiệm vụ cách mạng đặt ra trong thời kỳ này; lật đổ phong kiến, đánh đuổi đế quốc (lúc này Trung Quốc là nước chịu sự xâu xé của nhiều liên minh đế quốc).
Nguyên nhân chủ quan: lực lượng lãnh đạo là trí thức nông dân còn mang nhiều yếu tố phong kiến: hẹp hòi, tự ti, bảo thủ,…Không có một giai cấp tiên tiến lãnh đạo phong trào, giai cấp nông dân có khả năng lật đổ phong kiến nhưng khi đẩy cách mạng đến đỉnh cao thì quay lại con đường cũ, quay về chế độ phong kiến, các lãnh tụ phong trào sống xa hoa, trụy lạc, bè cánh, chia rẽ,. Phong trào thiếu tính tổ chức (chiếm lĩnh đất đai mà không biết cai trị), nội bộ lủng củng, mâu thuẫn với nhau (do tranh giành quyền lực đã chia bè phái sâu sắc), làm mất lòng quần chúng nhân dân (tư lợi riêng) do muốn tiêu hủy hết truyền thống dân tộc.
Tính chất của phong trào Thái Bình Thiên Quốc, đây không phải là cuộc chiến tranh mang tính chất tôn giáo, vì nó chỉ thông qua hình thức tôn giáo để tổ chức. Đây cũng không phải là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, vì lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân không đại diện cho một phương thức sản xuất mới. Về thực chất, Thái Bình Thiên Quốc là phong trào khởi nghĩa nông dân với quy mô rộng lớn, mang một màu sắc của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ sau này.
Phong trào Thái Bình Thiên Quốc thất bại nhưng đã để lại một bài học sâu sắc, đã chứng tỏ rằng nông dân không những là lực lượng quan trọng chống phong kiến mà còn là lực lượng nồng cốt chống ngoại xâm, có ảnh hưởng sâu sắc đến tiến trình cách mạng dân chủ Trung Quốc.
Phong trào khởi nghĩa thu hút nhiều và đông đảo quần chúng nhân dân tham gia và thực hiện nhiều chính sách tiến bộ. Phong trào đã tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến cũng như đập tan ý tưởng thống trị trực tiếp của các nước tư bản Âu, Mỹ ở Trung Quốc.
Mặc dù đây là cuộc khởi nghĩa nông dân thuần túy nhưng chưa có đường lối tiến bộ để giải quyết các nhiệm vụ thòi đại đặt ra. Cuộc cách mạng này đã chỉ rõ; con đường cứu nước chống phong kiến, đế quốc không thể là con đường đấu tranh đơn độc của nông dân, mang tính chất bình quân chủ nghĩa. Đồng thời, cũng chứng minh tỏ, giai cấp nông dân cũng không đủ sức lãnh đạo cách mạng, càng không thể tự giải phóng được đất nước Trung Quốc ra khỏi ách nô dịch của đế quốc và phong kiến trong thời đại khi mà chủ nghĩa đế quốc thực dân đang lên mạnh mẽ.
b. Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn
Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn hay còn gọi là khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn; có nghĩa nôm na là phong trào xã hội công bằng và hòa hợp.
Cuộc đấu tranh Nghĩa Hòa Đoàn bắt nguồn từ vùng Sơn Đông, đồng thời đây cũng là cuộc khởi nghĩa nông dân nhằm chống lại những thế lực nước ngoài trong các lĩnh vực giao thương, chính trị, văn hóa và công nghệ. Cuộc khởi nghĩa kéo dài trong 3 năm (1898 – 1901).
Phong trào đã lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia và tấn công vào sự thống trị của các nước đế quốc. Phong trào lan rộng đến cả Thiên Tân và Bắc Kinh, khống chế cả triều đình Mãn Thanh. Buộc nhà Thanh hợp tác với nghĩa quân để chống lại bọn đế quốc. Tuy nhiên, bọn triều đình đứng đầu là Từ Hi thái hậu bất lực và mặt khác lại hợp tác với bọn đế quốc bên ngoài. Liên quân 8 nước đế quốc (Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nga, Nhật, Ý và Áo-Hung) tập trung trên 20.000 quân, hợp lực chống lại phong trào Nghĩa Hòa Đoàn. Sự kiện đó đã dẫn đến việc triều đình Mãn Thanh kí kết hiệp ước đầu hàng Tân Sửu (1901), đã thực sự làm cho Trung Quốc mất chủ quyền và trở thành nước nửa phong kiến nửa thuộc địa.
Phong trào nông dân Nghĩa Hòa Đoàn là phong trào nông dân lớn nhất vào những năm cuối cùng của thế kỷ XIX ở Trung Quốc. Mặc dù phong trào đã thất bại nhưng nó đã thể hiện được sức mạnh của nhân dân. Khẳng định được vai trò to lớn của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, đồng thời phong trào còn thể hiện tính dân tộc sâu sắc. Cuộc khởi nghĩa cũng góp phần ngăn cản sự xâm lược của các nước phương Tây vào Trung Quốc.
Tóm lại, từ khi đế quốc xâm nhập vào Trung Quốc cho đến cuối thế kỷ XIX, tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm của quần chúng nhân dân với mức độ ngày càng mạnh mẽ và sôi sục ý chí tinh thần chống phong kiến và ngoại xâm, đồng thời họ cũng thấy được hai nhiệm vụ cần kíp của cách mạng (đả phá phong kiến, đánh đuổi đế quốc). Tuy nhiên, do thời đại lịch sử và hạn chế giai cấp nên không đủ sức lãnh đạo, thực hiện mục tiêu cách mạng nên dẫn đến thất bại. Như vậy, cuộc đấu tranh mang ý thức hệ phong kiến trong thời kỳ này thật sự đã không còn phù hợp, không còn vai trò lãnh đạo trong sự nghiệp cứu vãn nền độc lập cho đất nước. Do đó đòi hỏi một ý thức tiến bộ hơn để lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh của nhân dân.
2. Phong trào đấu tranh chống đế quốc thực dân và phong kiến theo khuynh hướng tư sản, tiến bộ nhưng không thành công
Sau sự thất bại của con đường cứu nước phong kiến, tình hình Trung Quốc ngày càng phức tạp hơn. Mâu thuẫn giữa nhân dân với bọn đế quốc ngày càng trở nên căng thẳng. Cũng từ đó, xã hội Trung Quốc bắt đầu xuất hiện một trào lưu tư tưởng mới đòi hỏi phải canh tân đất nước nhằm xây dựng Trung Quốc thành một quốc gia độc lập và giàu mạnh. Chính tư tưởng đó đã nổi lên một khuynh hướng cứu nước mới, đó là khuynh hướng tư sản. ra đời dựa trên nền tảng của hệ tư tưởng tư sản và sự xuất hiện của giai cấp tư sản dân tộc mà tinh hoa nhất là tầng lớp tiểu tư sản. Đại diện cho tầng lớp này là Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu,...Những người lãnh đạo chủ yếu là các sĩ phu phong kiến. Họ là những trí thức phong kiến, tiếp thu hệ tư tưởng tư sản phương Tây.
Hình thức đấu tranh của Duy tân Mậu Tuất chủ yếu là vận động để tiến hành cải cách một số lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục.
Các lãnh tụ phong trào cũng đã chủ trì xuất bản được một số tờ báo như: Thời Vụ, Quốc Văn. Các tờ báo đều có nội dung tích cực tuyên truyền học thuyết chính trị xã hội của giai cấp tư sản phương Tây, lên án ách thống trị của giai cấp phong kiến, đề xướng nhân quyền và chủ trương thi hành nền quân chủ lập hiến theo mô hình Nhật Bản, thúc đẩy phong trào Duy Tân phát triển.
Nhưng cuối cùng những tư tưởng tiến bộ, những chính sách cải cách không thể tiếp tục được, bởi nhiều nguyên nhân tác động.
Thứ nhất, sự mâu thuẫn giữa phái Duy Tân và phái thủ cựu ngày càng gay gắt. Phong trào biến pháp từ khi mới ra đời đã vấp phải sự tẩy chay, phản đối và cản trở của lực lượng bảo thủ, đứng đầu là Từ Hi Thái Hậu.
Thứ hai, do tính thỏa hiệp và yếu đuối của của tầng lớp tiểu tư sản tự do. Họ không dựa vào sức mạnh quần chúng nhân dân mà thực hiện cải cách lại dựa vào triều đình Mãn Thanh, trong khi đó phe đối nghịch lại nắm mọi quyền bính và công cụ bạo lực trong tay.
Thứ ba, phái Duy Tân ảo tưởng vào sự giúp đỡ của đế quốc bên ngoài, trong khi đó bấy giờ là thời đại chủ nghĩa đế quốc, một nước phong kiến nửa thuộc địa như Trung Hoa không thể nào tiến theo con đường cải lương được.
Thứ tư, phong trào chưa lôi kéo đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia, chưa tin tưởng vào quần chúng.
Quá trình đấu tranh theo khuynh hướng tư sản của Duy Tân Mậu Tuất cũng đã tấn công vào chế độ phong kiến ở phương diện ý thế hệ, đưa ra vấn đề dân chủ, thể hiện tư tưởng hòa nhập vào thế giới. Đây là xu hướng tiến bộ tích cực trong thời đại có nhiều biến động.
Nhưng với sự thất bại phong trào đã trở nên không tưởng, vẫn chưa thể là con đường cứu nước phù hợp với yêu cầu đất nước Trung Quốc đặt ra lúc bấy giờ. Khuynh hướng tư sản cũng chưa thể hiện tính ưu việt cho cách mạng giải phóng dân tộc Trung Hoa. Nhân dân cũng chưa được hưởng quyền lợi thỏa đáng trong cải cách nên không hấp dẫn với xu hướng này.
Có thể nói rằng, biến pháp Mậu Tuất chỉ là một phong trào cứu vong, một phong trào giải phóng tư tưởng có ảnh hưởng sâu xa trong lịch sử Trung Hoa. Chính trong sự thất bại đó cũng chứng tỏ rằng, Trung Quốc trong tình trạng nửa phong kiến, nửa thuộc địa muốn đi theo đường lối cải lương giai cấp tư sản thì khó có thể thực hiện được. Xét trong thời đại đế quốc, tư tưởng biến Trung Quốc đi lên tư bản chủ nghĩa để đòi độc lập bằng con đường cải cách từ trên xuống là điều không tưởng. Hơn nữa, quyền lợi to lớn của các nước đế quốc tại Trung Quốc thì không thể để Trung Quốc đi theo con đường của họ, như thế sẽ mất đi một thị trường béo bở. Con đường theo kiểu phương Tây tại thời điểm ấy không những không thoát khỏi sự thống trị của ngoại bang mà còn lệ thuộc hơn nữa vào đế quốc.
3. Phong trào độc lập dân tộc dân chủ của giai cấp tư sản – cách mạng Tân Hợi (1911), một cuộc cách mạng tư sản không triệt để
Trước sự xâm nhập của thực dân phương Tây những yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa đã có điều kiện phát triển ngày càng lan tỏa ở Trung Quốc đã dẫn đến một hệ quả là tạo nên một giai cấp mới trong xã hội – giai cấp tư sản dân tộc. Do bị tư bản phương Tây và chế độ phong kiến chèn ép nên giai cấp tư sản Trung Quốc đã hình thành nên ý thức chống đế quốc và phong kiến để bảo vệ nền độc lập và thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Bên cạnh đó, con đường cứu nước theo khuynh hướng tư sản vừa mới thất bại đã buộc phải có một cuộc cách mạng tiếp theo để giải quyết vấn đề dân tộc dân chủ ở Trung Quốc và hy vọng có thể biến Trung Hoa thành một nước tư bản phát triển mạnh, thoát khỏi ách nô dịch của đế quốc tư bản bên ngoài. Tôn Trung Sơn là người đại diện cho trào lưu cách mạng dân tộc dân chủ của giai cấp tư sản trong thời điểm này.
Tháng 9-1905, Tôn Trung Sơn thành lập Trung Quốc đồng minh hội, chính Đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Trung Quốc và khởi thảo cương lĩnh hoạt động: “Đánh đuổi giặc Thát, khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc, bình quân địa quyền”. Thực chất cương lĩnh là việc thực hiện 3 nội dung: lật đổ chính quyền Mãn Thanh, thành lập nước Trung Hoa dân quốc, chia đều ruộng đất. Với học thuyết chủ nghĩa tam dân “dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”, tổ chức Đồng minh hội đã lội cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.
Năm 1911, cách mạng bùng nổ bằng cuộc khởi nghĩa Vũ Xương và giành được thắng lợi to lớn, thành lập Trung Hoa Dân quốc. Sự ra đời của nước Cộng hòa tư sản đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc có ý nghĩa to lớn, nó đánh dấu một giai đoạn mới, chế độ cộng hòa tư sản hình thành, cách mạng lật đổ ngai vàng ngự trị hàng ngàn năm ở Trung Hoa. Nhưng cách mạng cũng để lại nhiều hạn chế.
Thứ nhất, không thủ tiêu được quyền chiếm hữu ruộng đất và bóc lột nông dân, do đó không động viên được sức mạnh tổng lực của nhân dân.
Thứ hai, cuộc đấu tranh chỉ dừng lại ở việc đánh đổ tập đoàn thống trị Mãn Thanh, chưa nhận ra kẻ thù chủ yếu của cách mạng là chủ nghĩa đế quốc và toàn bộ giai cấp địa chủ phong kiến, không đánh đổ được ách nô dịch của bọn đế quốc đang đè nặng lên số phận dân tộc (do không dám đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược, tức là không dám đấu tranh giành lại quyền lợi của dân tộc).
Cuộc cách mạng Tân Hợi không sinh ra được một nền dân chủ cộng hòa thực sự mà lại đẻ ra một quái thai chính trị, đó là chế độ phong kiến quân phiệt của bọn Viên Thế Khải núp dưới danh nghĩa “Trung Hoa Dân quốc”. Kẻ đại diện cho thế lực địa chủ - tư sản mại bản cấu kết chặt chẽ với đế quốc.
Cuối cùng cuộc cách mạng đã thất bại. Đến giai đoạn này, cách mạng Trung Quốc đã lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng về đường lối lãnh đạo cũng như phương thức đấu tranh.
Thất bại của cách mạng cũng do nhiều nguyên nhân, trong đó các nhà lãnh đạo cách mạng thiếu cương quyết với chế độ phong kiến, thậm chí còn thỏa hiệp, còn đối với đế quốc thì ảo tưởng.
Thất bại của cách mạng Tân Hợi còn chứng tỏ rằng; giai cấp tư sản Trung Quốc mặc dù đã hình thành và phát triển nhưng không có khả năng lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ đi đến thắng lợi. Thất bại đó đã báo hiệu cho cách mạng Trung Quốc phải tìm kiếm con đường cứu nước mới, phù hợp hơn. Trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, con đường có thể đấu tranh giành độc lập dân tộc dân chủ đang lên đó chính là con đường cách mạng vô sản mà Liên Xô đã thực hiện thành công và đang trở thành cao trào trên thế giới.
4. Phong trào Ngũ Tứ - bước phát triển mới của cách mạng Trung Quốc, đánh dấu cách mạng chuyển từ giai đoạn dân chủ cũ sang giai đoạn dân chủ mới
Vào lúc này, cách mạng Trung Quốc như chìm trong bóng tối, cách mạng như đi vào ngõ cụt chưa tìm thấy lối ra. Chính trong thời điểm đó, cách mạng tháng Mười Nga – 1917 đã bùng nổ. Nó mở ra cho nhân dân Trung Quốc con đường mới để đi tới giải phóng dân tộc, dẫn dắt nhân dân Trung Quốc đi lên theo con đường đấu tranh cách mạng dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác-Lênin. Từ ngọn lửa cách mạng tháng Mười, tầng lớp trí thức yêu nước đã tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Trung Quốc. Lý Đại Chiêu là người đầu tiên đưa chủ nghĩa Mác-Lênin về nước. Tháng 11-1918, ông khẳng định trên tạp chí Thanh niên rằng; Cách mạng tháng Mười Nga “là sự mở đầu cách mạng cho thế kỷ XX”, “là ánh sáng mới của toàn thể nhân loại”. Lý Đại Chiêu cùng với tầng lớp trí thức tiên tiến khác từng bước tuyên truyền về cách mạng kiểu Nga trong phong trào công nhân.
Đứng trước tình thế đó, ngày 4 - 5 - 1919, hơn 3000 học sinh, sinh viên của 13 trường đại học Bắc Kinh đã tập hợp trước quảng trường Thiên An Môn, xuống đường biểu tình phản đối quyết định bất công của các nước đế quốc trong việc giải quyết hậu quả chiến tranh thế giới thứ nhất đối với Trung Quốc.
Đến ngày 19 - 5 - 1919, học sinh sinh viên bắt đầu tổng bãi khoá. Ngày 3–6-1919, công nhân, thương nhân, học sinh sinh viên cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân Thượng Hải đã tiến hành tổng bãi công, bãi thị, bãi khoá để ủng hộ phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên Bắc Kinh. Quân đội, cảnh sát ra sức đàn áp nhưng cuối cùng cũng bất lực trước làn sóng xuống đường của các tầng lớp nhân dân. Phong trào Ngũ Tứ đã giành được thắng lợi to lớn.
Phong trào yêu nước Ngũ Tứ mang tính chất chống đế quốc, chống phong kiến, mở ra một thời kỳ cách mạng dân chủ mới ở Trung Quốc. Đây được xem là phong trào giải phóng dân tộc chống đế quốc kiên quyết không thỏa hiệp và cũng là phong trào dân chủ chống phong kiến triệt để chưa từng thấy ở Trung Quốc từ sau chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất –1840.
Với các khẩu hiệu như: “ngoại tranh quốc quyền, nội trừng quốc tặc”, “Trung Quốc là của người Trung Quốc”,… mũi nhọn đấu tranh của nhân dân luôn chĩa vào chủ nghĩa đế quốc và phong kiến tay sai. So với các cương lĩnh đấu tranh của các phong trào trước đó, thì đây quả thật là một bước tiến dài, một sử chuyển biến căn bản về chất, lần đầu tiên giai cấp công nhân Trung Quốc xuất hiện trên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập, đánh dấu cách mạng chuyển từ giai đoạn dân chủ cũ sang giai đoạn dân chủ mới.
Trong hoàn cảnh đó, Ngũ Tứ vận động được xem như một cuộc cách mạng văn hóa sâu sắc, triệt để, tạo nên những tiền đề cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin ở Trung Quốc, thúc đẩy sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân dẫn tới sự xuất hiện của Đảng Cộng sản Trung Quốc đầu thập kỷ XX (tháng 7 năm 1921).
5. Đánh giá con đường cứu nước ở Trung Quốc từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1919
Các con đường cứu nước, giải phóng dân tộc ở Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX không nằm ngoài quy luật phát triển chung của con đường cứu nước ở nhiều nước châu Á, bắt đầu từ phong trào đấu tranh do giai cấp phong kiến tiến hành, mang đậm bản chất ý thức hệ phong kiến. Qua phong trào do các trí thức yêu nước tiến bộ tiểu tư sản dưới ảnh hưởng của hệ tư tưởng dân chủ tư sản vẫn không có sự chuyển biến đáng kể. Do đó, giai cấp tư sản Trung Quốc đã trực tiếp đứng dậy nhưng vẫn không thực hiện được mục tiêu cuối cùng của cách mạng. Đồng thời lúc đó, lực lượng vô sản đã xuất hiện, với sự ra đời của Đảng Cộng sản, bước lên vũ đài chính trị để cùng chạy đua với giai cấp tư sản mà đại diện là Quốc dân Đảng trong suốt tiến trình giành lấy quyền lãnh đạo. Cuối cùng, giai cấp vô sản đã làm nên sự thắng lợi vẻ vang cho dân tộc Trung Hoa, bằng cuộc cách mạng năm 1949.
Sự thất bại lần lược của mỗi phong trào đã chứng tỏ rằng; giai cấp nông dân không đủ sức đơn độc để hoàn thành cách mạng triệt để, giai cấp tư sản không đủ năng lực để lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ đi đến thắng lợi. Và cũng chính lúc này, một chính Đảng của giai cấp công nhân đã ra đời, đảm nhiệm sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Trung Quốc. Sự thật đã đem lại một sự lựa chọn đúng đắn phù hợp với thực tiễn khách quan, không chỉ đánh dấu bước ngoặt của cách mạng Trung Quốc mà còn chấm dứt một giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng về đường lối và sứ mệnh lãnh đạo cách mạng của cách mạng Trung Quốc.
III. CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC ĐÚNG ĐẮN DẪN ĐẾN THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC (1919 - 1949) – CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VÔ SẢN
1. Nhân tố quyết định đến việc lựa chọn con đường cách mạng vô sản
Vấn đề đi đến việc lựa chọn con đường giải phóng cho mỗi dân tộc trong thời đại đế quốc là một vấn đề nan giải, phải trải qua một quá trình đấu tranh đầy thử thách. Do đó, ở mỗi quốc gia có điều kiện hoàn cảnh lịch sử khác nhau sẽ lựa chọn hướng đi khác nhau, miễn sau phù hợp cho mình để đi đến đích cuối cùng là giải phóng dân tộc. Ở Trung Quốc cũng vậy, việc lựa chọn con đường cách mạng vô sản đi từ không tất yếu đến tất yếu, bởi những nhân tố ảnh hưởng:
Thứ nhất, qua những phong trào của các giai cấp tầng lớp đi trước (nông dân, tiểu tư sản, tư sản) đều đi đến những thất bại do không có đường lối và mục tiêu cách mạng cụ thể. Chứng tỏ không phù hợp với yêu cầu cách mạng đặt ra.
Thứ hai, ảnh hưởng bởi thời đại. Trong thời đại chủ nghĩa đế quốc đang lên, tư tưởng biến Trung Quốc từ một nước phong kiến nửa thuộc địa thành một quốc gia tư bản để thoát khỏi sự ràng buộc từ bên ngoài là một điều hoang tưởng, bởi khi đó Trung Quốc như một miếng mồi béo bở to lớn để các nước đế quốc xâu xé.
Thứ ba, với sự xâm nhập của liên minh các nước đế quốc vào Trung Quốc đã làm thay đổi cơ cấu giai cấp - tầng lớp xã hội. Giai cấp tư sản ra đời sớm, đánh đổ được chế độ phong kiến, thành lập được chính Đảng đại diện cho giai cấp mình (Quốc dân Đảng), nhưng cuối cùng đi ngược lại quyền lợi quần chúng nhân dân nên không được ủng hộ nhiệt tình của quần chúng nhân dân.
Thứ tư, Trung Quốc với nhiều loại thực dân xâm chiếm (mạnh có, yếu có), vì vậy có những chính sách khai thác thuộc địa khác nhau. Chính điều đó đã làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt hơn. Với phương thức khai thác bóc lột khác nhau đã làm cho xã hội có chuyển biến lớn. Cùng với giai cấp tư sản thì giai cấp vô sản cũng từng bước ra đời và phát triển ngày càng đông đảo, trưởng thành về ý thức và từng bước vào cuộc đấu tranh với tư cách là người lãnh đạo. Đến năm 1921, giai cấp vô sản đã thành lập được chính Đảng riêng của mình là Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Thứ năm, Trung Quốc là một nước có bản sắc văn hóa dân tộc lâu đời với một nền văn minh rực rỡ, trình độ phát triển cao. Do đó, nếu giai cấp nào đại diện cho quyền lợi của dân tộc sẽ trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng đi đến đích cuối cùng, và giai cấp công nhân Trung Quốc đã giành được vị trí cao nhất trong lòng nhân dân, do đó họ ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh giành độc lập ở Trung Quốc.
Thứ sáu, sự tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lênin như một luồng gió mát, một ánh sáng của con đường giải phóng dân tộc trên thế giới - con đường cách mạng vô sản đã mở ra ngoài con đường cách mạng tư sản. Cách mạng tháng Mười Nga đã có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng Trung Quốc thời kỳ này, góp phần chấm dứt sự khủng hoảng đường lối cách mạng. Chứng tỏ rằng, giai cấp vô sản Trung Quốc là người đại diện chính đáng cho dân tộc trong sự nghiệp thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc.
Với những nhân tố trên cho thấy rằng, việc lựa chọn con đường cách mạng vô sản của cách mạng Trung Quốc là phù hợp với thời đại lịch sử, phù hợp với thực tiễn khách quan trong nước. Chính việc lựa chọn đúng đắn đó đã đem lại thành công lớn trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân Trung Hoa.
2. Quá trình đấu tranh giành quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản Trung Quốc trước sự đối trọng với Quốc dân Đảng
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc là một sự kiện có ý nghĩa trọng đại trong đời sống chính trị ở Trung Quốc, đồng thời có tác dụng thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của phong trào công nhân. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn giành vị trí độc tôn lãnh đạo là vấn đề lớn, do đó Đảng Cộng sản đã từng bước tăng cường sự lãnh đạo của mình trong phong trào giải phóng dân tộc.
Nhằm tăng cường sự lãnh đạo phong trào công nhân, ngày 1-5-1922 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tổ chức Đại hội lao động toàn quốc lần I ở Quảng Châu. Đại hội đã thành lập Tổng công đoàn toàn quốc, nhằm thống nhất phong trào công nhân. Sự kiện này càng thúc đẩy hơn nữa phong trào công nhân toàn quốc. Tháng 8-1922, công nhân xuống đường đấu tranh đòi đặt luật lao động, chống bọn phong kiến quân phiệt Ngô Bội Phu. Tuy cuộc đấu tranh bị đàn áp nhưng nó đã chứng tỏ: Giai cấp công nhân Trung Quốc đã nhảy lên vũ đài chính trị thế giới”.
Trong sự phát triển của cách mạng Trung Quốc, Đảng Cộng sản vừa tiến hành lãnh đạo cuộc đấu tranh, vừa tiếp tục củng cố Đảng. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II ở Thượng Hải (7-1927), lần đầu tiên vạch ra được tính chất xã hội, chỉ rõ Trung Quốc là nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến, kẻ thù trước mắt là các nước đế quốc và bọn quân phiệt, nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là cách mạng dân tộc dân chủ chống đế quốc và phong kiến, động lực là công nhân, nông dân, tiểu tư sản và tư sản dân tộc. Tuy nhiên còn nhiều vấn đề chưa đề cập như: vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, vấn đề liên minh công nông, ruộng đất,…Những thiếu xót này là nguyên nhân dẫn đến những tổn thất của Đảng sau này.
Cuộc nội chiến cách mạng lần thứ nhất ở Trung Quốc (thời kỳ Quốc-Cộng hợp tác) từ năm 1924 đến năm 1927. Hai thế lực hợp tác với nhau để thực hiện cuộc chiến tranh Bắc phạt chống lại bọn phong kiến quân phiệt. Cuộc cách mạng đang trên đà phát triển thì Tưởng Giới Thạch phản bội (vụ chiến hạm Trung Sơn và Đề án sửa đổi Đảng vụ trong năm 1926). Lúc bấy giờ, Đảng Cộng sản do Trần Độc Tú đứng đầu rơi vào tư tưởng hữu khuynh, nhượng bộ, thỏa hiệp. Cuối cùng chính quyền đất nước đã rơi vào tay bọn phản động Tưởng Giới Thạch. Đây là bước sai lầm của Đảng.
Trước sự phản bội của tập đoàn Tưởng, những người Cộng sản đã đứng lên đấu tranh chống lại sự khủng bố của chúng. Tháng 7-1928, Đại hội lần VI của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cách chức Trần Độc Tú, bầu cơ quan Trung ương mới (do Lý Lập Tam đứng đầu). Tại Đại hội đã bổ sung thêm những vấn đề thiếu xót từ trước như: xác định cách mạng Trung Quốc là một bộ phận của cách mạng thế giới, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo tuyệt đối,…
Trong những năm 1928-1930 phong trào đấu tranh vũ trang và xây dựng căn cứ địa cách mạng phát triển mạnh mẽ. Năm 1930, khu căn cứ địa trung ương được thành lập, 19 khu căn cứ khác cũng ra đời (Hồ Nam, Phúc Kiến, An Huy, Quảng Đông,…). Tại các khu căn cứ, cuộc cách mạng ruộng đất được tiến hành, nhờ vậy uy tín của Đảng càng lên cao và được nhân dân ủng hộ mạnh mẽ và dâng cao trong cả nước. Trong các khu căn cứ địa, Đảng Cộng sản còn tiến hành lập chính quyền công nông, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng (Hồng quân nông) phát triển đến 6 vạn người. Cùng với lực lượng xích vệ, Hồng quân công nông đã tiến hành chiến tranh du kích chống lại quân đội Tưởng.
Trong suốt 10 năm (1927-1937) cuộc đấu tranh củng cố và bảo vệ các vùng giải phóng diễn ra quyết liệt giữa hai lực lượng, một bên là tập đoàn Tưởng, một bên là Hồng quân công nông cùng với nhân dân khu giải phóng. Có thể nói quá trình 10 năm nội chiến lần thứ hai ở Trung Quốc là quá trình diễn ra đến 5 lần giữa “vây quét” của Tưởng và “chống vây quét” của cách mạng. Trong 4 trận chống vây quét đầu quân cách mạng đã giành được những thắng lợi vẻ vang, khu giải phóng được mở rộng, quân số Hồng quân tăng lên nhanh chóng.
Sau 4 lần tấn công thất bại, Tưởng Giới Thạch rút kinh nghiệm và tiến hành tấn công quân cách mạng với lực lượng hơn 1 triệu quân, được sự giúp đỡ của cố vấn Đức. Lúc này trong nội bộ Đảng Cộng sản không đoàn kết, thống nhất, phương án tác chiến sai lầm, nặng về phòng thủ, Hồng quân bị tổn thất nghiêm trọng. Đến tháng 10-1934, Hồng quân phá vây rút lên phía Bắc. Trên đường hành quân thực hiện cuộc “Vạn lý trường chinh”, một hội nghị mở rộng của Trung ương Đảng đã được triệu tập tại Tuân Nghĩa (Quý Châu). Tại hội nghị này, Mao Trạch Đông đã vươn lên nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản, quyết định hành quân lên phía Bắc.
Đến ngày 15-7-1937, dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông, Đảng Cộng sản Trung Quốc ra Tuyên ngôn Quốc-Cộng hợp tác chống Nhật. Ngày 22-9, do áp lực của quần chúng, Quốc dân Đảng buộc phải chấp nhận Tuyên ngôn này. Chính trên việc biết điều hòa mâu thuẫn nội bộ và gắn liền với quyền lợi dân tộc, đưa vấn đề dân tộc lên hàng đầu trong sự nghiệp cách mạng. Vì vậy, Đảng Cộng sản đã
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Con đường giai phóng dân tộc tiêu biểu ở Trung Quốc từ thế kỷ XIX đến năm 1949.doc