Tiểu luận Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh ở đài phát thanh - Truyền hình Hà Tĩnh

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Đối tượng nghiên cứu 3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

4. Phương pháp nghiên cứu 4

5. Ý nghĩa của đề tài 4

CHƯƠNG I 6

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 6

1. Vai trò của chương trình phát thanh trong đời sống hiện đại 6

2. Phương thức tác động của chương trình phát thanh 8

1.1. Chuyển tải thông tin qua radio 8

1.2. Để xây dựng chương trình có chất lượng 8

3. Phương thức sản xuất chương trình Phát thanh hiện đại 9

4. Đặc điểm của hai phương pháp sản xuất chương trình phát thanh ghi băng, đĩa và chương trình phát thanh trực tiếp 9

5. Qúa trình xây dựng và mục tiêu nhiệm vụ của Đài PT-TH Hà Tĩnh 11

4.1. Sự ra đời và phát triển của đài PT-TH Hà Tĩnh 11

4.2. Mục tiêu nhiệm vụ của đài PT-TH Hà Tĩnh trong thời kỳ mới 12

CHƯƠNG II 14

KHẢO SÁT CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH CỦA ĐÀI PTTH TỈNH HÀ TĨNH 14

1. Đặc điểm chung của Đài truyền hình hà Tĩnh 14

2. Thực trạng về việc sản xuất chương trình phát thanh ở Đài PTTH Hà Tĩnh 14

3. Đánh giá chất lượng các chương trình phát thanh ở Đài PTTH Hà Tĩnh

3.1. Về nội dung các bản tin và bài viết 16

3.2. Về cấu trúc chương trình của cả 2 hình thức sản xuất chương trình

3.3. Các thể loại tin bài thường dùng trong phát thanh của Đài PTTH Hà Tĩnh 17

4. Sự phối hợp để hoàn thành sản xuất chương trình phát thanh truyền thống và chương trình PTTT 20

NHẬN XÉT 24

CHƯƠNG III 25

Những kiến nghị, giải pháp nhằm để nâng cao chất lượng chương trình phát thanh ở đài PT-TH Hà Tĩnh 25

1. Cần đổi mới quan điểm nhận thức về phát thanh trong thời kỳ bùng nổ thông tin trên các loại hình báo chí 25

2. Đề ra một số cơ chế, tổ chức con người và chính sách cho hoạt động sản xuất chương trình phát thanh 25

3. Đầu tư mua sắp trang thiết bị cho phát thanh 26

KẾT LUẬN 27

 

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 13024 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh ở đài phát thanh - Truyền hình Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thập kỷ qua luôn giữ được mối liên hệ với thế giới, những biến đổi sâu sắc của cuộc sống, trong và ngoài nước công chúng luôn luôn coi chiếc radio là người bạn tri âm và không phân biệt lứa tuổi giới tình, nghề nghiệp và đẵng cấp. Bởi vì sức hấp dẫn của phát thanh không những nhận thông tin ở bất cứ điều kiện công việc nào trong cuộc sống, đồng thời thể hiện sự tiện lợi, rẻ tiền, để sử dụng, ít hạn chế về không gian, kỷ thuật đơn giản, chất lượng âm thanh hiện đại. Tóm lại: Hiện nay ở các nước công nghiệp phát triển, phát thanh vẫn là loại hình thông tin đại chúng, được đông đảo công chúng quan tâm và được đặt vào vị trí số một. Nhiều nước đã không ngại ngùng gì khi đã bỏ tiền đầu tư hàng tỷ đô la để thay đổi nâng cao thiết bị kỷ thuật, cải tiến nâng cao chất lượng chương trình phát thanh. Ở Việt Nam sau cách mạng tháng 8 thành công chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho Bộ Nội Vụ (lúc đó đồng chí Võ Nguyên Giáp làm bộ trưởng), bộ tuyên truyền do đồng chí Trần Huy Liệu làm bộ trưởng, trước xu thế này cần phải xây dựng một Đài phát thanh quốc gia để phục vụ cho cách mạng, phục vụ nhân dân và để nhân dân trên thế giới hiểu biết và ũng hộ nước Việt Nam độc lập. Chính vì lẻ đó vào ngày 7 tháng 9 năm 1945 đài tiếng nói Việt Nam ra đời và được phát sóng lần đầu tiên. Nhạc hiệu chương trình của đài là bài hát Diệt Phát Xít của nhạc sỹ Nguyễn Đình Thi sáng tác. Chương trình của đài bắt đầu bằng câu “ Đây là đài tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hoà”. Trong quá trình xây dựng phát triển, đài tiếng nói Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của dân tộc. Trong công cuộc đổi mới hôm nay, hệ thống phát thanh từ trung ương đến địa phương đã không ngừng đổi mới, phát triển lên một tầm cao mới, đóng góp vào sự nghiệp phát triển của đất nước. 2. Phương thức tác động của chương trình phát thanh 1.1. Chuyển tải thông tin qua radio Đây chính là sự chuyển tải thông tin và truyền đạt ý tưởng, cảm xúc sao cho người nghe radio có thể coi đó là cảm xúc và những ý tưởng của chính mình. Những thông tin có hiệu quả được chuyển tải trên sóng phát thanh nó còn phụ thuộc vào một số yếu tố cơ bản đó là: Nội dung của chương trình, thông tin muốn truyền đến cho người nghe một thông điệp gì? Nội dung thông điệp đó được chuyển tải như thế nào? Từ đó các đối tượng tiếp nhận thông tin coi đó là những vấn đề bức thiết cần quan tâm và là một sự đòi hỏi lớn về nhu cầu nắm bắt thông tin. Quá trình trên đã tạo nên mối quan hệ tương tác qua lại giữa người đưa ra các thông tin và người nhận thông tin, cũng chính từ đây sóng phát thanh được chuyển tải qua radio đã là thực sự là cầu nối, là những người bạn tri âm của phát thanh. Đó cũng chính là một quá trình tương tác để đi đến sự hiểu biết, chuyển tải ý tưởng, tình cảm bằng cách sử dụng các ngôn từ nâng cao kiến thức, mở rộng hiểu biết và điều chỉnh hành vi của cuộc sống. 1.2. Để xây dựng chương trình có chất lượng Muốn đạt được những yêu cầu trên chính là quá trình xây dựng nâng cao chất lượng chương trình phát thanh, thì mới thu hút được sự chú ý của người nghe, cần phải làm cho các đối tượng tiếp nhận thông tin hiểu được ý nghĩa của những thông điệp được phát ra. Mặt khác phát thanh được sử dụng kỷ thuật sóng điện tử và hệ thống truyền thanh truyền đi những âm thanh, trực tiếp tác động vào thính giác của đối tượng tiếp nhận thông tin, thường xuyên tìm tòi sáng tạo sự sinh động, kỳ diệu của âm nhạc, tiếng động, lời nói mà công chúng không thể nhìn thấy bằng mắt các diễn biến của từng thông điệp, từng bản tin. Vì vậy việc xây dựng nâng cao chất lượng chương trình để thể hiện qua dọng đọc của phát thanh viên càng ngắn gọn thì sẽ giúp công chúng dễ hiểu, dễ nhớ, đặc biệt là không dùng các từ ngữ cao siêu xa thực tế, sẻ làm cho công chúng, người nghe vất vả suy luận, suy đoán khó hiểu. Những từ ngữ, âm thanh của phát thanh phải đạt tới đỉnh cao làm gợi nên vô số các loại hình ảnh vật chất cụ thể, sống động được thoát ra trong ý tưởng của người nghe về những tính cách nhân vật sự kiên rỏ ràng qua phát thanh. 3. Phương thức sản xuất chương trình Phát thanh hiện đại Chương tình Phát thanh hiện đại là được thực hiện sản xuất theo công nghệ kỷ thuật số, cho nên đòi hỏi phương thức sản xuất chương trình phát thanh phải chú trọng nâng cao chất lượng chương trình, có như vậy mới thu hút được nhiều khán thính giả nghe đài, đồng thời có nhiều khán thính giả cùng đóng góp tham gia trao đổi các nội dung sự kiện, hiện tượng đã, đang diễn ra, cho nên rất cần có ý kiến của người chứng kiến sự kiện đó. Đó cũng chính là sự gần gủi giao lưu, đối thoại tinh tế trong cuộc sống được những người sản xuất chương trình cùng vời đội ngũ phóng viên, biên tập và các nhà đạo diễn tham gia vào để xây dựng nên những chương trình phát thanh hấp dẫn. 4. Đặc điểm của hai phương pháp sản xuất chương trình phát thanh ghi băng, đĩa và chương trình phát thanh trực tiếp - Đặc điểm thứ nhất. Sản xuất chương trình phát thanh theo kỷ thuật thu thanh vào băng từ, đây là một quá trình được biên tập xây dựng bố cục chương trình được phép cắt chọn âm thanh giọng đọc của phát thanh viên, các lỗi cắt nối, lời của phỏng vấn và các lỗi nhỏ, để khi phát sóng người nghe không thể biết được các lỗi đó, trong quá trình sản xuất chương trình và chuyển giao băng từ vào để thực hiện phát sóng. - Đặc điểm thứ hai: Chương trình phát thanh trực tiếp là làm cho công chúng tiếp nhận một cách trực tiếp về sự kiện đang diễn ra. Khi làm chương trình này đòi hỏi một dây chuyền khép kín từ phát thanh viên hay người dẫn chương trình cần phải có sự nhạy cảm xử lý sự kiện và tuân thủ theo sự hướng dẫn của đạo diễn chương trình tại nơi diễn ra sự kiện hoặc trong phòng đọc được truyền âm thanh trực tiếp vào máy phát sóng và làm nổi bật sự kiện đang xẩy ra đến vời công chúng một cách sinh động và hấp dẫn. Trong chương trình phát thanh trực tiếp nó còn có đặc điểm hết sức hấp dẫn đó là: Nhằm làm cho công chúng được thưởng thức, lắng nghe chương trình và hoà nhập vào với sự kiện đó, tạo điều kiện để người nghe được tham gia vào quá trình sản xuất chương trình. Đây chính là các phản hồi để các phát thanh viên, người dẫn chương trình điều chỉnh cách nói của mình trong chương trình phát thanh trực tiếp. Chương trình phát thanh trực tiếp là làm cho công chúng có thể tham gia vào các chương trình có phạm vi rộng từ tin tức đến bình luận, chất vấn, trao đổi ý kiến, đố vui, ca nhạc theo yêu cầu và bình chọn các tác phẩm .v.v...Quá trình này là sự trao đổi một cách hết sức tự nhiên và hấp dẫn. Các loại hình công nghệ thông tin báo chí ở thế kỷ 21 đang phát triển với tốc độ lớn tạo nên một lượng thông tin khổng lồ, rộng lớn trên toàn cầu đã làm cho thế giới xích lại gần nhau, các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh- quốc phòng có thể diễn ra ở bất cứ nước nào đều được các loại hình báo chí chuyển tải một cách nhanh chóng, cập nhật có tính thời sự cao, cùng với sự phát triển ấy. Kỷ thuật công nghệ của phát thanh hiện đại đã và đang được thế giới nói chung, Việt Nam và các Tỉnh thành phố ở nước ta quan tâm đầu tư cả về thiết bị và con người để nhằm nâng cao chất lượng chương trình phát thanh. Vấn đề nâng cao chất lượng chương trình phát thanh bằng cách ghi qua băng từ, kỷ thuật số, đến việc làm chương trình phát thanh trực tiếp là một giải pháp tối ưu và bí quyết tạo ra khả năng cạnh tranh với các loại hình báo chí khác. Trong đó tính thời sự và sự hấp dẫn đã tạo được sự gần gủi thân mật giữ chương trình phát thanh với công chúng, đây là hai yếu tố quan trọng để hổ trợ động viên, khích lệ,tạo ưu thế và sức mạnh của phát thanh trong đời sống bùng nổ thông tin, ở thời kỳ hiện đại đòi hỏi phải nâng cao chất lượng chương trình phát thanh, trong đó cần tăng cường đầu tư cho chương trình phát thanh trực tiếp. 5. Qúa trình xây dựng và mục tiêu nhiệm vụ của Đài PT-TH Hà Tĩnh 4.1. Sự ra đời và phát triển của đài PT-TH Hà Tĩnh Năm 1955 đến 1956 Hà Tĩnh đang khẩn trương tập trung gải quyết những khó khăn về công tác tuyên truyền và còn nhiều thiếu sót và sai lầm. Thực hiện việc sửa những sai lầm đó trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, tổ sản xuất chương trình phát thanh sau đó là phòng thông tin, truyền thanh đang trực thuộc uỷ ban hành chính và được phát đi lần đầu tiên của chương trình phát thanh “ Đây là đài truyền thanh Hà Tĩnh” được vang lên trên các loa truyền thanh thị xã Hà Tĩnh nay là thành phố Hà Tĩnh, đây cũng là một sự báo hiệu một công cụ thông tin mới ra đời, để sau đó mở rộng diện phủ sóng và xây dựng một số đài truyền thanh cấp huyện và nhiều lần tách nhập về tổ chức. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ xâm lược, những người làm công tác truyền thanh Hà Tĩnh đã cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân bất chấp mọi hiểm nguy lao vào cuộc chiến để nắm bắt thông tin chuyển tải những thông tin của chiến sự để nhân dân phòng tránh những trận càn của đế quốc Mỹ. Cũng trong cuộc kháng chiến đó có nhiều phóng viên, biên tập viên đã không sợ hy sinh lao vào các trận địa mưa bom bảo đạn, đến tận các chiến hào để nắm bắt thông tin và truyền đi những thông tin chiến đấu của quân và dân ta, truyền những thông tin chiến thắng vẻ vang của chúng ta, chiến tranh càng ác liệt bao nhiêu thì công việc giữ cho đường dây, hệ thống loa phát thanh thường xuyên hoạt động để đem đến cho người dân mọi thông tin diễn biến trong nước,quốc tế, nêu lên những gương người tốt việc tốt, gương chiến đấu hy sinh dũng cảm của các anh trong công cuộc chiến đấu chống dế quốc Mỹ.v.v... Sau khi kết thúc công cuộc khánh chiến cống Mỹ, năm 1975 đến 1991 Hà tĩnh và Nghệ An được sát nhập thành một tĩnh là Nghệ Tĩnh, lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, kỷ thuật viên Đài Phát thanh- Truyền hình Nghệ Tĩnh, lại được cấp uỷ chính quyền quan tâm đầu tư phát triển, để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ thông tin tuyên truyền. Sau khi tách tĩnh Nghệ Tĩnh thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh vào ngày 1/9/1991 Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Tĩnh bắt đầu phát sóng trở lại cả phát thanh và truyền hình. Từ đó đến nay Đài PT-TH Hà Tĩnh đã có sự quan tâm Tỉnh uỷ, UBND Tĩnh và sự phối hợp với các ngành, sự đoàn kết thống nhất trong lãnh đạo, ban giám đốc đài nên đã tạo nên tinh thần thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của đài đã làm cho ngành Phát thanh – Truyền hình Hà Tĩnh từng bước phát triển hiện đại. Hiện nay toàn ngành có 12 đài TT-TH hình huyện, thị xã trực thuộc quản lý của đài PT-TH Hà Tĩnh, còn ở tĩnh có hai cơ sở phát sóng phát thanh và truyền hình, máy phát với cong suất 5 KW, điện phủ sóng rộng đạt 95%. Hầu hết nhân dân trong Tĩnh đều được nghe, xem chương trình phát thanh-truyền tĩnh và trung ương. Chương trình PT_TH Hà Tĩnh ngày càng được cải tiến nâng cao chất lượng, đưa các chuyên đề, chuyên mục vào phát sóng hàng ngày trong tuần, tăng thời lượng phát sóng chương trình Hà Tĩnh riêng một kênh. Chương trình phát thanh của đài PT-TH Hà Tĩnh được phát ngày ban buổi và thời lượng phát sóng mỡi buổi một đến hai tiêng đồng hồ, sau đó tiếp sóng chương trình phát thanh của đài tiếng nói Việt Nam. Đối với chương trình truyền hình thì mỗi ngày chỉ có hai chương trình thời sự được phát vào buởi trưa, buổi tối và các chuyên đề, chuyên mục thời lượng hai tiếng đến ba tiếng sau đó tiếp sóng chương trình truyền hình VTV2. Từ năm 2000 đến năm năm 2006 đài PT-TH Hà Tĩnh liên tục được đài tiếng nói Việt Nam và đài truyền hình Việt Nam tặng cờ, bằng khen và một số giải thưởng khác trong các kỳ liên hoan PT-TH. Năm 2001-2005 được chủ tịch nước tặng huân chương độc lập hạng 3, Đẳng bộ 5 năm liền được công nhận Đảng bộ trong sạch vững mạnh toàn diện. 4.2. Mục tiêu nhiệm vụ của đài PT-TH Hà Tĩnh trong thời kỳ mới Phát huy 60 năm của đài PT-TH Việt Nam ra đời và phát triển, 16 năm truyền hình của đài PT-TH Hà Tĩnh được thành lập và trưởng thành. Trong những năm qua đài PT-TH Hà Tĩnh luôn luôn quyết tâm phấn dấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đi lên phát triển. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tĩnh uỷ, UBND tĩnh đài PT-TH Hà Tĩnh tiếp tục phối hợp với các ngành, các huỵen tổ chức quản lý điều hành làm tốt công tác tuyên truyền trên sóng PT-TH Tĩnh, phản ánh kịp thời các đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các chủ trương của tĩnh uỷ, UBND tĩnh đến tận với mọi người dân. - Thường xuyên chăm lo giáo dục, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có tay nghề vững vàng, gắn bò say sưa với nghề nghiệp. Tập trung xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật. - Thường xuyên chú trọng xây dựng nâng cao chất lượng chương trình phát thanh và truyền hình. Phát huy tốt vai trò cầu nối trong khối tư tưởng văn hoá giữa Đảng, chính quyền với nhân dân. Đồng thời là diễn đàn tin cậy của nhân dân. - Phát huy vai trò chức năng của các phòng ban chuyên môn, chuyên đề xây dựng chương trình hành động trong từng tháng, từng quý. Hoàn thành các chỉ tiêu đề ra - Xây dựng mối đoàn kết trong nội bội - Giữ vững truyền thống đơn vị vững mạnh xuất sắc. - Hàng năm tổ chức liên hoan phát thanh truyền hình mở Hội thảo chuyên đề trong ngành thảo luận các vấn đề quan trọng đẻe nâng cao chất lượng chương trình phát thanh. Trong đó có chương trình phát thanh trực tiếp. CHƯƠNG II KHẢO SÁT CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH CỦA ĐÀI PTTH TỈNH HÀ TĨNH 1. Đặc điểm chung của Đài truyền hình hà Tĩnh Là một tỉnh được chia tác từ năm 1991 song các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội không mấy thuận lợi. Đời sống nhân dân trong tỉnh đang gặp rất nhiều khó khăn. Sự nghiệp phát thanh truyền hình của tỉnh Hà Tĩnh cũng nằm trong hoàn cảnh ấy. Mặc dầu đã được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các ngành cùng với năng lực quản lý điều hành của lãnh đạo Ban giám đốc, các phòng ban và đội ngũ cán bộ công nhân viên đã từng bước khắc phục khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Song so với yêu cầu thực tế và so với các tỉnh trong nước thì ngành phát thanh truyền hình Hà Tĩnh vẫn đang bị hạn chế về kỹ thuật công nghệ thiết bị sản xuất chương trình. Cho nên hiện nay Đài PTTH Hà Tĩnh đang sử dụng cả 2 phương pháp sản xuất chương trình th eo công nghệ truỳen thống ghi chương trình vào băng tư đưa vào phát sinh và 1 tuần làm 1 chương trình phát thanh trực tiếp và một số chuyên đề kỷ niệm ngày lễ lớn trực tiếp. 2. Thực trạng về việc sản xuất chương trình phát thanh ở Đài PTTH Hà Tĩnh Như phần 1 như đã nêu do điều kiện thiết bị chưa được đầu tư theo công nghệ mới nên Dài phát thanh truyền hình Hà Tĩnh và 12 Đài huyện, thành phố vẫn đang phải thực hiện cả 2 phương pháp sản xuất chương trình theo công nghệ truyền thống tức là đọc trước, ghi âm vào băng từ sau đó chuyển sang phát song. Với phương pháp sản xuất chương trinh fphát thanh truyền thống đã được cán bộ nhân viên kỹ thuật và phát thanh viên, các nhà đạo diễn chương trình thường xuyên chú trọng chất lượng chương trình. Vì quá trình sản xuất chương trình theo công nghệ truyền thống có ưu thế chủ động c toàn bộ chương trình, khắc phục được c ác lỗi trong quá trình đọc, trích phỏng vấn, âm nhạc.v.v... Bên cạnh đó cũng thấy được sự hạn chế của việc sản xuất chương trình theoc ông nghệ truyền thống đó là có bản tìn đưa vào không đáp ứng được tính thời sự của vấn đề, sự kiện diễn ra. Có khi sự kiện diễn ra hôm trước hôm sau mới đưa tin được. Mặc khác chất lượng âm thanh cũng bị suy giảm vì phải qua giai đoạn ghi vào băng từ. Chính vì có tính chủ động nên phương pháp sản xuất chương trình theo công nghệ truyền thống đã tạo cho đội ngũ cán bộ phóng viên, biên tập phong cách làm việc chậm rãi, đủng đỉnh không khẩn trương. Để khắc phục được hạn chế yếu điểm phương pháp sản xuất chương trình theo công nghệ truyền thống ở Đài Hà Tĩnh. Trước mắt chưa thể duy trì được ngay toàn bộ các chương trình phát thanh trực tiếp hiện đại. Đài phát thanh truyền hình hà Tĩnh đã phấn đấu đến mức tối đa khắc phục những hạn chế của phương pháp sản xuất chương trình truyền thống là tăng thời gian và thưòi lượng phát song. Tổ chức duy trì các ca trực sản xuất chương trình trong ngày kịp thời nhất. Sự kiện diễn ra buổi sáng, buổi trưa phải đưa vào phát sóng ngay, buổi chiều diễn ra sự kiện thì buỏi tối phải đưa sự kiện lên sóng ngay. Năm 2006 Đài Phát thanh truyền hình hà Tĩnh được đầu tư thiết bị sản xuất chương trình trực tiếp nhưng do nhiều yếu tố hạn chế khó khăn nên việc sản xuất chương trình theo công nghệ truyền thống vẫn được duy trì. Qua trình đó có thể được ghi chép trình tự như sau: a) Phỏng vấn đi cơ sở thu tập tư liệu thông tin. b) Phóng viên viêt tin bài phóng sự. c) Ban biên tập duyệt tin bài phóng sự của các phong viên. sau khi đã duyệt xong tin bài và gửi đến sau đó phân loại các tin bài để xây dựng cơ cấu chương trình tin nào trước, tin nào sau, bài nào trước, bài nào sau. Đoạn nào có thể đưa nhạc cát, đưa bài hát vào.v.v.. Trình tổng biên tập hoặc phó tổng biên tập duyệt bổ sung và đồng ý. d) Thực hiện chương trình giao cho phát thanh viên thể hiện giọng đọc, kết nối sữa chữa các lỗi và in đăng để chuyển phát sóng. Trình tự sản xuất chương trình truyền thống cứ được lặp đi lặp lại khá nhuần nhuyễn, trở thành thói quen của những người tác nghiệp, nhưng quá trình sản xuất chương trình và hạn chế lớn nhất trong chương trình phát thanh của Đài Hà Tĩnh là hầu hết sử dụng tin bài của truyền hình. Phong cách và phương pháp viết tin bài ở phóng viên Đài PTTH Hà Tĩnh gần như thể hiện bài đọc chứ không dùng các câu từ nguôn ngữ nói, phát thanh viên cùng dẫn chương trình theo lời đọc văn bản thường xẩy ra người nghe mất cảm hứng và khá hấp dẫn không cuốn hút được người nghè. Trước sự đòi hỏi bức thiết của đông đảo khán thính giả về nhu cầu nghe thông tin nhanh gọn, kịp thời và có tính hấp dẫn cao lãnh đạo Đài PTTH Hà Tĩnh cũng đã tập trung cao cho cả 2 hình thức sản xuất chương trình. Phát huy thế mạnh của phát thanh trực tiếp mỗi tuần 1 buổi vào trưa thứ 7, sản xuất chương trình trực tiếp các Hội nghị lớn, các ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước, các sự kiện quan trọng của tỉnh diễn ra. Đồng thời chăm lo xây dựng hệ thống sản xuất chương trình truyền thống tốt nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân. 3. Đánh giá chất lượng các chương trình phát thanh ở Đài PTTH Hà Tĩnh Sau khi tìm hiểu khảo sát và trực tiếp xem văn bản tin bài và hình thức thể hiện qua sản xuất chương trình phát thanh truyền thống và phát thanh trực tiếp ở Đài PTTH Hà Tĩnh. Bản thân tôi xin mạnh dạn được phân tích đánh giá như sau: 3.1. Về nội dung các bản tin và bài viết Cả 2 phương pháp sản xuất chương trình truyền thống và phát thanh trực tiếp đã từng bước rút kinh nghiệm trong quá trình sản xuất và học hỏi được kinh nhgiệm của nhiều Đài trong nước nên chất lượng chương trình đã có nhiều cố gắng đổi thay phong phú đa dạng. Đặc biệt là ccs tin bài có nhiều thông tin quan trọng, tính thời sự cao. Có tác động tích cực vào đời sống kinh tế - xã hội sát thực với cuộc sống của nhân dân, nhiều chương trình đã được dư luận đồng tình khen ngợi. Tuy nhiên là 2 hình thức sản xuất chương trình còn bộc lộ một số hạn chế cần phải được chú ý khắc phục đó là: Trong một số bản tin trực tiếp lại dùng từ không trực tiếp như: "vừa qua" "trong thời gian qua".v.v.... Một số bản tin trong chương trình ghi bằng từ thì lại rập khuôn, dùng ngôn từ dàn trải tạo thành một đoạn văn, 1 bài đọc chứ không phải lf những thông tin ghi lại được của phóng viên tại thực tế hiện trường. Các tin bài đều hao ha giống nhau chỉ khác về số liệu và thời điểm đã ảnh hưởng đế chất lượng chương trình. 3.2. Về cấu trúc chương trình của cả 2 hình thức sản xuất chương trình - Phần lớn cấu trúc phần đấu gồm 7 đến 8 tin sau đó có phỏng vấn, tin phản ánh, bài gương người tốt việc tốt. Trong 1 thời lượng 30 phút. Sau đó có các chuyên đề chuyên mục được ghi băng từ phógn sóng thường nhất. Đối với chương trình phát thanh trực tiếp có thời lượng 30 phút được thực hiẹn 1 tuần 1 buổi vào trưa thứ 7 từ 11h30' đến 12h đã được Ban biên tập xây dựng cấu trúc theo một đề dẫn nghiêm ngặt cứ 5 - 10 phút đầu phải tạo được sự hấp dẫn cho phần tin qua giọng đọc sau đó dùng nhạc cắt để chuyển sang những thông tin trực tiếp khác hấp dẫn hơn như là phỏng vấn, phản ánh không khí ngày hội. Phản ánh của những người đang trực tiếp nơi sự kiện đang diễn ra. Cứ như vậy cấu trúc một chương trình phát thanh trực tiếp phải đạt tới đỉnh cao là tính lô gích liên kết các sự kiện tiếp nối dồn dập hấp dẫn từ phần này sang phần khác. Thu hút được người nghe phải chú ý lưu tâm, không muốn bỏ qua chương trình trong 1 chương trình và thường nhật đến ngày giờ phát song trở thành thói quen như cơm ăn nước uống của khán thính giả. 3.3. Các thể loại tin bài thường dùng trong phát thanh của Đài PTTH Hà Tĩnh - Căn cứ vào thực tế cấu trúc chương trình các loại hình báo chí nói chung, phát thanh nói chung ở Đài PTTH Hà Tĩnh đang sử dụng cả 2 loại hình thức sản xuất chương trình theo công nghệ truyền thông và phát thanh trực tiếp nhưng vẫn tập trunc cơ cấu sử dụng các thể loại: Tin, phóng sự, tường thục, ghi nhanh, phóng sự, gương người tốt việc tốt cùng qua khảo sát các th ể loại tôi nhận thấy như sau: - Về phần tin: ở Đài PTTH Hà Tĩnh cũng phải cần chú ý các thể loại tin phải trả lời được các câu hỏi, cái gì? ở đau? Sự kiện đó diễn ra như thế nào? Thành phần chứng kiến sự kiện. Báo phát thanh là báo nói quá trình tiếp nhận thông tin của người nghè bằng tính giác, thời lượng phát song có tạm bởi thế không nên đưa các tin dài hoặc nhiều tin vào một chương trình nhưng ở Đài PTTH Hà Tĩnh vẫn còn bộc lộ một số chương trình sử dụng tin quá dài, đưa một số tin quá nhiều số hiệu, số thập phân vừa làm người đọc khó diễn đạt, người nghe kho thu nhận - Đồng thời có nhiều câu quá dài lời văn cao siêu, rắc rối. Vì vậy việc sản xuất chương trình cả 2 hình thức cần chú trọng việc diễn đạt thông tin ngắn gọn. Các mệnh đề, các câu, động từ mạnh, viết phải rõ ràng dễ đọc, dễ nhớ. Có như vậy mới tạo co bản tin thực sự gần gũi với người nghe luôn tạo cho người nghe luôn tạo cho người nghe sự bất ngờ, ngạc hiên thú vị khí bắt đầu bản tin cho đến khi kết thúc bản tin. Ví dụ: Đến tháng 11 năm 2006 toàn tỉnh thu ngân sách từ kinh tế trên địa bàn 228,09 tỷ đạt 187,88 tỷ đồng, bằng86,8% kế hoạch năm. Một số khoản thu chủ yếu đạt sự tăng trưởng kinh tế cao so với kế hoạch năm và so với cùng kỳ năm 2005 như: Thu từ các doanh nghiệp Nhà nước hơn 65,8 tỷ đồng, thu thuế công thương nghiệp ngoài Quốc doanh gần 50 tỷ đồng, thu lệ phí, trực bạ, phí, lệ phí, phí xăng dầu 50 tỷ đồng. Tuy nhiên vẫn còn các khoản thu, sắc thuế nợ đọng. Đến hết tháng 10 số thuế nợ đọng còn trên 17,7 tỷ đồng. Trong đó các doanh nghiệp Nhà nước 6,4 tỷ đồng và một số daonh nghiệp khác hơn 1,4 tỷ đồng, các khoản liên quan đến đất đai hơn 6 tỷ đồng. Số nợ không có khả năng thu hồi là 5,1 tỷ đồng. Đảm bảo thu đạt và vượt kế hoạch các khoản thu thuế , phí, lệ phí năm 2006 trong đó có 1 khoản nợ đọng trên. Qua ví dụ trên ta thấy một bản tin quá nhiều số liệu, quá tỷ mx, ngôn ngữ lũng cũng, câu quá dài - Giống như trích lại một đoạn trong báo cáo. Do vậy muốn đạt tới một bản tin hoàn hoả cần nắm chắc các dạng tin phát thanh bao gồm: * Tin vắn: Đây là dạng tin có dung lượng ngắn nhất về sự kiện độ dài chỉ khoảng 30 - 60 chữ thời lượng khoang 10 - 20 giây. * Tin ngắn: Là dạng tin có thành phần kết cấu tương đối đầy đủ trong đo phản ánh được những thông điệp đặc trng về nội dung hình thức của sự kiện thời sự. Tin ngắn có lượng lớn hơn tin vắn có thể giao động từ 60 - 100 chữ ở mỗi tin ngắn có thể sử dụng 1 lời bình ngắn gọn sắc sảo. * Tin tường thuật: Được sử dụng để phản ánh những sự kiện quan trọng nổi bật như các cuộc giã hội, mít tinh, Đại hội, các chuyến thăm của lãnh đạo, các buổi lễ kỷ niệm long trọng.v.v... Tin tường thuật có thời lượng lớn hơn tin ngắn nó có thể có thời lượng tới 60 giây hoặc có khi dài hơn và nó có thể diễn tả nổi bật những tiến trình diễn biến có thật của sự kiện. * Tin tổng hơp: Được dùng trong trường hợp khi phải đồng thời thông báo về hàng loạt sự kiện, sự việc có tầm quan trọng như nhau: Theo thứ tự: Trên ® dưới ® ngang ® dọc ® nhiều ® ít hoặc thế tự địa lý.v.v... Dạng tin này có thể kéo dài dung lượng nhưng trong khoảng 60 giây. Bên cạnh phần tin thì trong một chương trình đều có phỏng vấn những câu nhận biết cạng dạng phỏng vấn để đưa vào nội dung thôn tin phù hợp hấp dẫn. Có nhiêu cách phân dạng thể loại phỏng ván nhưng tập trung 2 dạng phỏng vấn đó là phỏng vấn 1 người và phỏng vấn nhiều người. Yêu cầu phỏng vấn câu ngắn gọn, vấn đề đặt ra phải được 2 bên trao đổi giải quyết một cách thoả đáng sinh động, hấp dẫn đạt hiệu quả cao. Trong phỏng vấn có thể tuỳ điều kiện và sự kiện diễn ra có thể phỏng vấn trực tiếp tại phòng, qua điện thoại, phỏng vấn tại hiện trường nơi đang diễn ra sự kiện. Thực tế trong các cuộc phỏng vấn ở Đài PTTH Hà Tĩnh phần lớn là đưa câu hỏi trước đó ít ngày hoặc trước 1 buổi cho vị khác được hỏi về vấn đề phòng ngừa lũ ltj, hạn hán, cháy rừn, dịch bệnh.v.v... Thường là các vị khách được mời đến hoặc phóng viên trực tiếp đến cơ quan của vị khách để phỏng vấn. Đã nhận được câu hỏi chuẩn bị thành 1 bài phát biểu - Khi được hỏi thi đưa ra đọc. Kết thúc cuộc phỏng vbấn không tạo được sự giao lưu trao đổi thấu đáo làm cho người nghe nhàm chán. Phỏng vấn phải giống như mộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTBC 99.doc