Tiểu luận Phân tích chức năng du lịch, cho ví dụ thực tế vào Việt Nam

Khí hậu là môi trường tự nhiên đối với hoạt động du lịch. Nó thu hút người tham gia và người tổ chức du lịch qua khí hậu sinh học. Do đó nó đòi hỏi khí hậu điểm du lịch phải đạt được những chỉ tiêu nhất định, chủ yếu là về nhiệt độ và độ ẩm không khí. Ngoài ra còn có một số chỉ tiêu khác nữa như gió, lượng mưa, thành phần lý hóa của không khí, áp suất khí quyển, số giờ nắng và các hiện tượng thời tiết đặc biệt. Nhìn chung, khí hậu điều hòa thường được khách du lịch ưa thích. Chẳng ai mà dại gì bỏ tiền ra để đi du lịch ở những vùng có khí hậu nóng như thiêu đốt, hay là lạnh giá như băng tuyết Nam cực. Chính vì thế mà khí hậu ảnh hưởng không nhỏ đến các chuyến đi du lịch, hoặc hoạt động dịch vụ về du lịch

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4060 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích chức năng du lịch, cho ví dụ thực tế vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạnh nên trời vẫn mát mẽ. Mưa ở Nha Trang cũng ít hơn các nơi khác, lượng mưa trung bình hàng năm dưới 1500mm. Và lượng mưa như thế là rất phù hợp đối với hoạt động du lịch (khoảng thích nghi:1250 – 1900mm). Như vậy, với khí hậu trong lành mà lại mát mẽ, khô thoáng, nhiều giờ nắng, kết hợp với địa hình đẹp, đặc trưng (địa hình bờ biển), Nha Trang là một điểm du lịch vô cùng lý tưởng cho mọi du khách. Câu 3: Phân tích đặc điểm, ý nghĩa của tài nguyên du lịch nhân văn? Cho ví dụ cụ thể để chứng minh? Thảo luận: Theo bạn Thiên An số người quan tâm đến tài nguyên du lịch nhân văn thường sẽ có văn hóa cao hơn, thu nhập và yêu cầu cao hơn. Bởi có vốn văn hóa và thu nhập nhất định thì mới thích và đến tìm hiểu về văn hóa. Họ hiểu biết và lại có thu nhập cao, chịu “bỏ tiền ra” nên yêu cầu, đòi hỏi của họ sẽ cao hơn. Nhưng cũng chính vì thế mà ta có thể đầu tư nhiều dịch vụ cao cấp để tăng doanh thu. Theo bạn Văn đại bộ phận tài nguyên du lịch nhân văn không có tính mùa do ít tổ chức ngoài trời và đối tượng tài nguyên này ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Do đó có thể khai thác quanh năm và sẽ là lựa chọn lý tưởng cho những ngày thời tiết không được tốt. Ví dụ đến Kinh thành Huế chẳng hạn. Theo bạn Xuân thì tài nguyên này có tác dụng nhận thức là nhiều, tác dụng giải trí không điển hình. Nên khai thác một số loại hình giải trí khám phá về văn hóa tại nơi này. Theo bạn Út thì thăm tài nguyên du lịch nhân văn cần rất ít thời gian, vì đa phần là nhận thức bên ngoài bằng sự quan sát. Do đó nên tổ chức hoạt động nhận thức theo lộ trình. Theo bạn Xuyên thì tài nguyên du lịch nhân văn thường tập trung ở các nơi đông dân và thành phố lớn do đó là “sản phẩm của cả một cộng đồng dân tộc”, kết tinh văn hóa lâu đời. Do đó có thể tận dụng cơ sở hạ tầng của dân cư cho du lịch luôn. Theo bạn Hạnh thì tài nguyên này thường được đánh giá bằng trực cảm, xúc cảm tùy thuộc vào tâm lý khách du lịch. Vì thế phải nghiên cứu kỹ về tâm lý của khách. Kết luận: Nhóm tài nguyên du lịch nhân văn là do con người tạo ra, hay nói cách khác, nó là đối tượng và hiện tượng được tạo ra một cách nhân tạo. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho tài nguyên du lịch nhân tạo có những đặc điểm rất khác biệt so với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên. Tài nguyên du lịch nhân tạo có tác dụng nhận thức nhiều hơn. Tác dụng giải trí không điển hình hoặc có ý nghĩa thứ yếu. Bởi vì tài nguyên nhân tạo là bao gồm những đối tượng, những hiện tượng do con người tạo ra và nó mang một nét văn hóa, một ý nghĩa đặc trưng. Bản thân nó sẽ mang đến cho du khách một sự nhận thức, những thông tin hay sự minh chứng thực tế. Ví dụ Kim tự tháp ở Ai Cập giúp con người hiện tại thấy được những thành tựu rực rỡ của nền văn minh Ai Cập cổ đại mà con người chúng ta hiện nay cũng khó có thể sánh kịp, cho đến nay chúng ta vẫn chưa khám phá hết những bí mật của Kim tự tháp ở Ai Cập vẫn đứng sừng sững thách thức cùng thời gian.. Hay những di tích lịch sử ở Việt Nam giúp thế hệ sau này có thể hiểu được truyền thống hào hùng, bất khuất của dân tộc, khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ là một chứng tích lịch sử cho truyền thống yêu nước và sự hy sinh anh dũng của thế hệ đi trước, để cho đất nước ta được độc lập như bây giờ. Ở Việt Nam có rất nhiều điểm di tích lịch sử, do đó có thể tổ chức các tour du lịch kết hợp với hoạt động về nguồn, tham lại chiến khu xưa, vừa giúp chúng ta hiểu thêm truyền thống hào hùng của dân tộc vừa giáo dục lòng yêu nước. Tuy nhiên thụ động nhận thức không thì dễ tạo sự nhàm chán. Do đó nếu được nên lồng ghép thêm một số trò chơi hay hình thức giải trí nhỏ vừa để khách hiểu, thâm nhập nhiều hơn vừa tránh sự nhàm chán. Hình 7: Cố đô Huế Nguồn: hainamtravel.com Ví dụ: như khi đến với Cố đô Huế, sau khi đi thăm và được giới thiệu về Kinh thành, Đại Nội … thì du khách còn được còn được mặc trang phục và đóng giả làm vua, hoàng hậu hay công chúa, thái tử …rất là thú vị. Và đối với bữa ăn của vua hay trong hoàng thất thì họ không chỉ được giới thiệu, được nhìn mà còn được trực tiếp thưởng thức. Việc tìm hiểu các đối tượng nhân tạo diễn ra trong thời gian rất ngắn. Nó thường kéo dài một vài giờ, cũng có thể một vài phút. Bởi vì đặc điểm của tài nguyên du lịch nhân văn là thiên về nhận thức. Mà nhận thức của khách du lịch đến đây chủ yếu là thông qua quan sát bằng mắt thường. Còn giai đoạn đi sâu vào nội dung, đánh giá, nhận xét thì chỉ có ở những du khách có trình độ văn hóa nói chung và chuyên môn cao, đó là những khách đến để nghiên cứu nhưng số lượng không nhiều. Vì thế trong khuôn khổ một chuyến du lịch người ta có thể hiểu được nhiều đối tượng nhân tạo. Do đó nó thích hợp với loại hình du lịch nhận thức theo lộ trình. Vì như thế sẽ tạo được một tour du lịch liên hoàn và khách du lịch sẽ không rơi vào những khoảng thời gian trống vô vị. Ví dụ: Như tuyến du lịch ở thành phố Nha Trang ta có thể đi thăm nhiều nơi trong cùng một ngày với các điểm du lịch nằm gần kề nhau như: Chợ Đầm, Tháp Bà Pônaga, Viện Hải Dương Học Nha Trang, cáp treo Vinpearl,… Số người quan tâm đến tài nguyên du lịch nhân tạo thường có văn hóa cao hơn, thu nhập và yêu cầu cao hơn. Bởi vì đối với những du khách có vốn văn hóa ít thì suy nghĩ của họ rất đơn giản, họ đi du lịch chủ yếu là làm sao cho bản thân được thư giãn, thoải mái. Họ thường ít đắn đo tìm hiểu nhiều về các mặt văn hóa. Và với thu nhập nhất định thì họ nghĩ là phải làm sao cho “thật đáng đồng tiền”. Ví dụ như đối với một em bé học cấp 1 mà cho em đi đến Thánh địa Mỹ Sơn thì hẳn em sẽ không đi, hay đối với một người công nhân chẳng hạn. Bởi vì nó không phù hợp với cuộc sống của họ, họ không biết đến đó để làm cái gì nữa. Điều đó chính là do đến với tài nguyên du lịch nhân văn thì hoạt động chủ yếu là nhận thức. Ví dụ như đối với Nhã nhạc cung đình Huế, phải là người có vốn văn hóa nhất định, chịu tìm hiểu, lắng nghe thì mới dễ cảm, mới thấu hiểu được các giai điệu và hiểu được ý nghĩa và cái hay trong đó và cuốn hút họ đến xem biểu diễn. Còn nếu không biết gì thì khách sẽ nghe như là nghe thôi và nếu có thì lần sau chưa chắc họ đã dám đến. Chính vì những khách đến là những người có văn hóa cao, am hiểu về đối tượng nên họ dễ dàng phát hiện và không chấp nhận có sai sót. Do đó đòi hỏi khâu tổ chức tour phải hoàn chỉnh. Tuy nhiên khách đến với loại tài nguyên này có thu nhập cao nên đây cũng là một có hội lớn để đầu tư vào các dịch vụ cao cấp, tăng doanh thu cho nghành. Họ đi du lịch với nhiều mục đích khác nhau, như nghỉ ngơi an dưỡng, nghiên cứu khoa học, tìm hiểu phong tục tập quán. Ví dụ: Tổ chức các chuyến du lịch đi ra nước ngoài, như đi thăm Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc đòi hỏi khách du lịch phải có một số hiểu biết sơ lược về công trình vĩ đại này, hay chí ít thì cũng hiểu biết sơ lược về các công trình văn hóa, nó là niềm tự hào của người dân Trung Quốc, vì đây là một trong 7 kì quan nhân tạo của thế giới. Tài nguyên du lịch nhân văn thường tập trung ở các điểm quần cư và các thành phố lớn. Thứ nhất, tài nguyên du lịch nhân văn là do con người tạo ra. Nhưng không phaỉ là sản phẩm của một số ít người mà đó là sản phẩm vật chất hay tinh thần của cả một cộng đồng dân tộc và được bảo tồn qua nhiều thế hệ. Nơi nào dân cư tập trung càng đông đúc và lâu đời thì nền văn hóa nơi đó càng phong phú và đa dạng. Thứ hai, nơi nào có tài nguyên du lịch nhân văn thì nơi đó sẽ thu hút việc đầu tư khai thác phát triển cho du lịch. Và dân số cũng sẽ tập trung ngày càng đông hơn. Dân số đông thì lại kéo theo sự phát triển của nhiều nghành kinh tế khác nữa để đáp ứng nhu cầu của dân cư. Ví dụ: như tại cố đô Huế. Từng một thời là kinh đô của nước Việt Nam (1802-1945), nơi đây tập trung rất nhiều những di tích văn hóa-lịch sử có giá trị. Đó là hàng trăm các công trình văn hóa do các đời vua triều Nguyễn xây dựng. Ví dụ như: Kinh thành Huế và Đại Nội, lăng tẩm của 7 đời vua triều Nguyễn, khu đàn Nam Giao, chùa Thiên Mụ…Đó là chưa kể những “Tài nguyên nhân văn phi vật thể” như Nhã nhạc cung đình Huế chẳng hạn-Một di sản văn hóa phi vật thể thuộc đẳng cấp thế giới Do thường tập trung tại các điểm quần cư và thành phố lớn - đầu mối giao thông nên việc tiếp cận tài nguyên này dễ dàng hơn nhiều. Và cơ sở vật chất tại các điểm quần cư có thể tận dụng được nhiều cho nghành du lịch. Đặc điểm và cũng là ưu thế to lớn của tài nguyên du lịch nhân văn đó là đại bộ phận không có tính mùa, ít bị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Bởi vì hoạt động du lịch tại đây ít được tổ chức ngoài trời. Do đi thăm tài nguyên du lịch nhân văn sẽ là một lựa chọn lý tưởng cho những thời kỳ hay những ngày mà thời tiết không được tốt. Ví dụ như Phố cổ Hội An vậy, nơi đây có thể tiếp nhận khách quanh năm. Tài nguyên du lịch nhân văn được đánh giá chủ yếu bằng trực cảm hoặc xúc cảm của khách du lịch tùy trình độ, nghề nghiệp, lứa tuổi, tôn giáo…Do đó trong hoạt động tổ chức du lịch nên nghiên cứu kỹ về các luồng khách. Ví dụ như đối với “Cải lương” ở Nam Bộ thì du khách “đứng” tuổi lại thích nhưng giới trẻ đa phần thì không. Câu 4: Phân tích một số tài nguyên du lịch nhân văn có ý nghĩa du lịch lớn. Cho ví dụ cụ thể tại Việt Nam để chứng minh? Phần thảo luận Theo bạn An thì có nhiều tài nguyên du lịch nhân văn, trong đó các di sản văn hóa thế giới là một dạng tài nguyên nhân văn hết sức ý nghĩa đối với hoạt động du lịch. Bởi vì khi được công nhận là di sản văn hóa thế giới thì di sản ấy được nâng lên tầm quốc tế. Thu hút khách trên toàn cầu và đây chính là một cơ hội vàng để phát triển di sản được công nhận là di sản văn hóa thế giới mà còn để quảng bá các tài nguyên du lịch khác nữa ở nước ta. Theo bạn Út, ở nước ta có không ít các di sản được công nhận là di sản văn hóa thế giới ví dụ như: Cồng chiên Tây Nguyên, Nhã nhạc cung đình Huế, Phố cổ Hội An, … Theo bạn Xuân thì trong những di sản ấy ta nên chọn “Nhã nhạc cung đình Huế”. Theo bạn Văn thì các lễ hội cũng là một tài nguyên du lịch nhân văn có ý nghĩa du lịch lớn. Bởi trong kho báu di sản quá khứ để lại cho hôm nay, các lễ hội dân tộc là một trong những thứ quý giá nhất. Theo bạn Xuyên thì các lễ hội không chỉ có ý nghĩa tâm linh cao qúy mà còn có phần hội rất vui nhộn. Chính vì thế các lễ hội hình thành nhiều nét thẩm mỹ trong lòng cộng đồng tham dự, bên cạnh đó còn củng cố cho du khách nhiều phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Theo bạn Hạnh thì chính vì như bạn Xuyên nói mà các lễ hội làm cho mọi người thân thiện, gần gũi nhau hơn. Đến với lễ hội, trong lòng du khách sẽ cảm thấy an lành, thanh thản. Theo bạn An thì nước ta có rất nhiều lễ hội, ví dụ như: Lễ hội Thánh Gióng, Lễ hội Chử Đồng Tử, Lễ hội đền Hùng, Lễ hội chùa Hương… Kết luận Tài nguyên du lịch nhân văn là loại tài nguyên có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch. Trong đó, các di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử - văn hóa được xem là một trong những tài nguyên quan trọng. Đây là nguồn lực để phát triển và mở rộng hoạt động du lịch. Các di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử, văn hóa gắn liền với môi trường xung quanh….bảo đảm sự sinh động của quá khứ đã nhào nặn nên chúng và bảo đảm cho khung cảnh cuộc sống sự đa dạng của xã hội. Trải qua các triều đại, các tiến trình của lịch sử các di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử văn hóa đã chứng minh cho những sáng tạo to lớn về văn hóa, tôn giáo và xã hội loài người. Việc phục hồi bảo vệ và tôn tạo các di sản, các vết tích của con người trong các thời kỳ lịch sử, những thành tựu văn hóa, văn nghệ…không chỉ là nhiệm vụ lớn của nhân loại trong thời kỳ hiện đại mà nó còn gia trị rất lớn với mục đích du lịch. DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI Một di sản văn hóa được xem là di sản văn hóa thế giới thì di sản ấy phải đạt được một trong 6 tiêu chuẩn sau: Hình 8: Biểu tượng di sản văn hóa thế giới Nguồn: vi.wikipedia.org - Là tác phẩm độc nhất vô nhị, hàng đầu do con người tạo nên. - Có ảnh hưởng đến sự phát triển đến nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật cấu tạo không gian trong một thời kỳ nhất định, trong một khung cảnh văn hóa nhất định. - Là cơ sở xác thực của một nền văn minh đã hòan toàn bị biến mất - Cung cấp một ví dụ hùng hồn cho một thể loại xây dựng hoặc kiến trúc phản ánh một giai đoạn lịch sử có ý nghĩa. - Một dạng nhà ở truyền thống nói lên được một nền văn hóa có nguy cơ bị hủy hoại trước những biến động không cưỡng lại được. -Có mối quan hệ trực tiếp với những sự kiện, tín ngưỡng đáp ứng được những tiêu chuẩn xác thực về ý tưởng sáng tạo, về vật liệu, về cách tạo lập cũng như về vị trí. Việc di sản của một quốc gia được công nhận, tôn vinh là di sản thế giới mang lại nhiều ý nghĩa. Tầm vóc giá trị của di sản được nâng cao, nó được đặt trong mối quan hệ toàn cầu. Các giá trị văn hóa thẩm mỹ cũng như các ý nghĩa kinh tế, chính trị, vượt khỏi phạm vi một nước. Khả năng thu hút khách du lịch và phát triển dịch vụ sẽ to lớn hơn nhiều. Bây giờ không chỉ là trong nước nữa mà nhiều du khách quốc tế sẽ biết đến di sản văn hóa này nhiều hơn. Tạo điều kiện nâng cao chất lượng du lịch ở nơi có di sản văn hóa thế giới lên tầm quốc tế một cách mạnh mẽ. Đây cũng là một tiền đề, một cơ hội để quảng bá về Việt Nam cho du khách quốc tế. Và sau đó không chỉ là di sản văn hóa thế giới tại đó không mà cả những di sản khác, những tài nguyên du lịch khác cũng sẽ được khách quốc tế biết đến nhiều hơn. Ví dụ: Ngày 07 tháng 11 năm 2003 Nhã nhạc âm nhạc cung đình Việt Nam mà Huế gìn giữ bấy lâu đã chính thức được UNESCO xếp vào danh mục những Kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Âm nhạc cung đình Huế là sự kế thừa và phát triển lên một đỉnh cao mới những thành tựu của dòng nhạc cung đình Thăng Long đã được xây dựng từ nhều thế kỉ trước. Nhã nhạc cung đình Huế không chỉ duy trì được hình thức tổ chức dàn nhạc cung đình, sử dụng nhiều nhạc khí trong âm nhạc cung đình Thăng Long, các điệu múa cung đình có từ trước mà còn sáng tạo một thể loại ca nhạc thính phòng mới đẩy khí nhạc Việt Nam lên một bước phát triển cao hơn cả về kỹ thuật diễn tấu, hình thức hòa tấu. Bên cạnh đó Nhã nhạc cung đình Huế còn kế thừa nghệ thuật hát bội ở Đang Ngoài, kế thừa có biến hóa hệ thống âm luật năm Hồng Đức thời Lê, kế tục truyền thống học hỏi, tiếp thu và Việt hóa những yếu tố nước ngoài. Chính vì thế mà Nhã nhạc cung đình Huế mang trong mình quá trình hội nhập, tiếp biến của văn hóa Hoa, Chăm và những ảnh hưởng của Nho, Phật giáo. Có quan hệ mật thiết với nghệ thuật tuồng. Âm nhạc cung đình Huế rất đa dạng và phong phú về nhiều mặt: Về loại hình nghệ thuật, về loại nhạc, về chủng loại nhạc khí và âm sắc, về môi trường trình diễn và về nhạc điệu. Nhờ vậy mà đến với Nhã nhạc cung đình Huế người thưởng thức sẽ có nhiều “món” để thay đổi “khẩu vị” không những cho thính giác mà cả thị giác. Nó có quy mô lớn và tính chuyên nghiệp cao: Cổ xúy đại nhạc có trên 40 nhạc công, múa Bát dật huy động tới 64 vũ sinh…… Tính ứng tấu và biến hóa lòng bản cao: ngươi chơi với nhiều tâm trang, trang thái khác nhau cho một bài, nhưng không phải tùy tiện mà phải nằm trong khuôn khổ và niêm luật được quy định. Mỗi nhạc cụ chỉ sử dụng một chiếc tạo nên bản hòa tấu tri âm tri kỷ. Tính bác học: được đặc trưng bởi nhiều yếu tố, nhiều gốc độ khác nhau: Loại nhạc thành văn Âm nhạc được xây dựng theo vũ trụ quan cổ đai Đã có hệ thống lý luận âm nhạc Ca từ dùng ngôn ngữ Hán và một số thể loại thơ Trung Hoa. Nhã nhạc cung đình Huế và một di sản văn hóa phi vật thể đặc trưng cho nền văn hóa của dân tộc Việt Nam, nó là tất cả tinh hoa của loại hình nhạc cung đình Việt trong suốt hơn một ngàn năm qua. Với những đặc tính của cung đình không phải ai cũng có thể được thưởng thức, và hiểu được cái hay cái đẹp của loại hình này, nên đây là một sự bí ẩn gây nên sự to mò, hấp dẫn của du khách đối với di sản đăc biệt này. Khi Nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, thì giá trị của di sản được nâng lên tầm quốc tế. Không chỉ mọi người trong nước biết nhiều hơn mà chủ yếu là mọi người trên thế giới cũng sẽ biết nhiều hơn về di sản này. Và thu hút ngày càng nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam, khi họ đã đến Việt Nam thì đây là cơ hội để quảng bá thêm cho những di sản khác và quảng bá về con người Việt Nam. Ví dụ: Như khi đến với Nhã nhạc cung đình Huế, tức đến với xứ Huế thì du khách quốc tế không chỉ được tìm hiểu về Nhã nhạc cung đình, về Cố đô mà còn được biết thêm về vườn quốc gia Bạch Mã chẳng hạn hay những công trình kiến trúc lân cận. Nếu biết cách thai thác và bảo tồn đúng thì đây sẽ là một trung tâm văn hóa truyền thống đặc sắc đầy tìm năng của nước ta, hàng năm thu hút rất nhiều du khách, nó còn là nơi giáo dục truyền thống tốt đối với người dân Việt Nam. Hình 9: Nhã Nhạc Cung đình Huế Nguồn: www.vietstamp.net Bên cạnh các di sản văn hóa thế giới thì các lễ hội cũng là một trong những tài nguyên nhân văn có ý nghĩa du lịch lớn. CÁC LỄ HỘI Các lễ hội tạo nên một môi trường mới, huyền diệu giúp cho người tham dự có điều kiện tiếp xúc với bí ẩn của nguồn khởi mọi sinh vật sống. Lễ hội dân tộc trở thành dịp cho con người hành hương về với cội rễ, bản thể của mình. Trong kho báu các di sản của quá khứ để lại cho hôm nay, các lễ hội dân tộc có lẽ là một trong những thứ quý giá nhất. Và vì thế các lễ hội dân tộc lành mạnh không bị mất đi, mà ngày càng được nhân rộng, phát triển cả về hình thức và nội dung. Các lễ hội có sức thu hút, hấp dẫn du khách không kém gì các di tích lịch sử - văn hóa. Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc, hoặc là một dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại: ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống, hoặc là để giải quyết những nỗi lo âu, những khao khát, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được. Đối với một lễ hội thì hai phần quan trọng nhất là phần nghi lễ và phần hội. Phần nghi lễ: các lễ hội dù lớn hay nhỏ đều có phần nghi lễ với những nghi thức nghiêm túc, trọng thể mở đầu ngày hội theo thời gian và theo không gian. Phần nghi lễ mở đầu ngày hội bao giờ cũng mang tính tưởng niệm lịch sử, hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, một vị anh hùng dân tộc lỗi lạc có ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội. Nghi thức lễ nhằm bày tỏ lòng tôn kính với các thánh hiền, thần linh, cầu mong được thiên thời địa lợi, nhân hòa và sự phồn vinh hạnh phúc. Nghi lễ tạo nền móng vững chắc, tạo một yếu tố văn hóa thiêng liêng, một giá trị thẩm mỹ đối với cả cộng đồng dân tộc người đi hội trước khi chuyển qua phần xem hội. Chính phần lễ này đã cuốn du khách vào một thế giới tâm linh huyền bí, một nét văn hóa tinh thần đặc trưng. Và chính phần nghi lễ cũng đã làm cho du khách hiểu thêm về nhiều nét văn hóa, “tâm hồn thanh thản, thành kính hơn”, càng thấu hiểu và thấm thía hơn những giá trị lịch sử, càng năng cao những giá trị thẩm mỹ và lòng yêu nước… Phần hội diễn ra những hoạt động biểu tượng điển hình của tâm lý cộng đồng, văn hóa dân tộc, chứa đựng những quan niệm của dân tộc đó về thực tế lịch sử, xã hội và thiên nhiên. Trong hội thường có những trò vui, những đêm thi nghề, thi hát tượng trưng cho sự nhớ ơn và ghi công người xưa. Đây là một cơ hội để cho người dân nơi đó vui chơi, giải bớt căng thẳng sau một năm, một mùa hay để mừng thắng lợi…Đặc biệt đây là một cơ hội lớn để các chàng trai, cô gái có thể gặp gỡ, tìm hiểu nhau. Phần hội thường gắn liền với tình yêu, giao duyên nam nữ nên có phong vị tình. Và chính phần hội này đưa du khách đi từ những nét văn hóa thẩm mỹ, tâm linh thành kính sang sự thanh thoát trong tâm hồn, không toan tính, họ hòa nhập vào nhau vui đùa. Làm cho du khách và cộng đồng dân cư nơi đó trong giây phút đó du thế nào cũng trở nên hiền hòa, gần gũi và phấn chấn hơn hẳn. Bỏ qua mọi lo toan cuộc sống, mọi người chan hòa vào nhau như chưa bao giờ thân thiết hơn như thế. Lễ hội thường xuất hiện vào thời điểm lịnh thiêng của sự chuyển tiếp giữa hai mùa, đánh dấu sự kết thúc một chu kỳ lao động, chuẩn bị bước sang một chu kỳ mới. Đất nước Việt Nam ta có rất nhiều lễ hội truyền thống. Trong đó Lễ hội Chử Đồng Tử cũng là một trong những lễ hội điển hình. Lễ hội này được tổ chức ở hai đền: đền Đa Hòa và đền Dạ Trạch. Cũng giống như nội dung chính ở các lễ hội dân gian truyền thống khác thuộc đồng bằng sông Hồng, lễ hội ở đền Đa Hòa tôn thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung gồm có phần lễ và hội. Hình 10: Lễ hội Chữ Đồng Tử Nguồn: www.vnexplore.net Phần tế lễ trong lễ hội được cử hành theo nghi thức cổ truyền do các cụ đảm nhiệm. Khi tiếng trống lệnh dóng lên một hồi thì buổi lễ bắt đầu, liền sau đó là tiếng chuông, khánh âm vang chào đón đức Thánh. Rồi từng hồi trống thúc giục giòn giã và hòa đồng với tiếng nhạc rộn ràng do phường bát âm tấu lên. Lễ dâng hương bắt đầu được cử hành rất trọng thể. Phần nghi thức diễn ra trong vòng 30-40 phút trong bầu không khí trang trọng. Cuộc tế lễ trọng thị theo phong cách cổ truyền do ban tế và các cụ chủ trì diễn ra trong hậu cung của đền. Các vị chủ tế, bồi tế, đông xướng, tây xướng, chấp sự đều mặc đồ lễ phục gồm quần trắng, áo trắng, bên ngoài mặc áo dài bấng tím, tay thụng, đầu đội mũ tế thêu kim tuyến có dải dài phía sau gáy…Sau khi cuộc tế lễ này kết thúc thì dân chúng và du khách thay nhau vào tế lễ, dâng hương tưởng niệm đức Thánh Chử Đồng Tử và Nhị phu nhân với tấm lòng ngưỡng mộ và thành kính sâu sắc. Vào ngày hội chính, dân của tám làng trong tổng tập trung tại đền của làng mình để rước Thành hoàng làng đi dự lễ hội đền Đa Hòa. Sau những cuộc tế lễ và rước kiệu, rước nước linh đình là các trò diễn xướng và trò chơi dân gian được tổ chức với sự tham gia nhiệt tình hào hứng của đông đảo dân chúng và du khách như: trò múa sư tử, múa gậy, múa tiên, chọi gà, đánh cờ, kéo co…Ngoài ra, trong các ngày lễ hội ở đền Đa Hòa còn tổ chức sân khấu hát chèo và hát quan họ do chính dân làng tự biên, tự diễn. Chủ đề và nội dung là nhằm ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước và cuộc sống mới đang phục hưng mạnh mẽ ở làng xã của mình. Tổ chức lễ hội Chử Đồng Tử ở Đa Hòa đã trở thành nhu cầu cần thiết của đông đảo nhân dân lao động. Sau một năm hoặc một chu kỳ thời gian lao động vất vả, lo toan cuộc sống, họ cần có một chút nghỉ ngơi, giải trí, đi hội, đi lễ và hướng thiện cho lòng mình thảnh thơi ít nhiều. Để rồi khi trở về cuộc sống đời thường con người sẽ có một niềm tin vào sức mạnh, vào khí thế mới. Mỗi khi lễ hội được tổ chức là một dịp ôn lại những kỷ niệm tôt đẹp về cha ông, giáo dục con cháu biết yêu quý và giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước mình. Trong lễ hội đền Dạ Trạch, phần tế lễ diễn ra rất trọng thể, trang nghiêm theo phong tục cổ truyền. Sau khi tế lễ xong thì cuộc rước kiệu Thánh diễn ra rất linh đình và hoành tráng. Tất cả đều là kiệu bát cống sơn son thiếp vàng, có lọng và quạt che Thánh vị. Đan xen giữa các cổ kiệu là tốp người vát đồ bát bửu và chấp kính cùng với cờ quạt, tàn tán và nghi trượng với đủ màu sắc rợp cả góc trời. Trông xa đám rước kiệu Thánh giống như con rồng lớn uốn lượn thật hoành tráng. Xen kẽ cuộc tế lễ trong đền thì ở ngoài sân quanh khu đền cũng tổ chức nhiều trò diễn và trò chơi dân gian cổ truyền như múa sư tử, múa gậy, múa điệu “con đi đánh bồng”…Đặc biệt là có điệu múa tiên do các cô gái độ tuổi 14-15 với những dải lụa màu hồng, áo dài trắng khi múa quay tròn tạo cho dải lụa ở hai bên cánh tay xòe như hai cánh tiên. Như vậy, lễ hội đền Dạ Trạch diễn ra trong bầu không khí vừa linh thiêng cao đạo, lại vừa sôi nổi vui vẻ và đầm ấm, chan hòa tình người. Lễ hội đã nhắc lại thiên tình sử giữa Chử Đồng Tử và nhị phu nhân với bao kỳ niệm đẹp đẽ, trữ tình, nên thơ. Đó là những người sẽ mãi mãi sống trong tâm thức dân gian và tâm linh dân tộc. Câu 5: Phân tích sơ đồ hệ thống lãnh thổ du lịch - từ đó đưa ra các tình huống giả thiết? Phần thảo luận nhóm: Với câu hỏi này nhóm đã có những ý kiến thảo luận như sau: Theo ý kiến của Văn hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống thống nhất có tính chất hoàn chỉnh về chức năng và lãnh thổ. Theo Xuân về mặt cấu trúc hệ thống lãnh thổ du lịch có các phân hệ là phân hệ khách du lịch, phân hệ tự nhiên, lịch sử - văn hóa, phân hệ công trình phục vụ, phân hệ cán bộ phục vụ và phân hệ cơ quan điều khiển. Các phân hệ này có mối quan hệ với nhau rất chặt chẽ. Theo Hạnh nếu có một phân hệ nào đó không hoàn chỉnh thì du lịch vẫn hình thành tuy nhiên sẽ không phát triển được. Theo An nếu các phân hệ đầy đủ và hoàn chỉnh thì du lịch tất yếu sẽ phát triển tốt. Theo Xuyên và Út có một phân hệ trong hệ thống bị khuyết thì du lịch vẫn phát triển nhưng sẽ không mạnh được. Kết luận nhóm đã quyết định trả lời câu hỏi này như sau: Hệ thống lãnh thổ du lịch như một thành tạo toàn vẹn về hoạt động và lãnh thổ có sự lựa chọn các chức năng xã hội nhất định. Một trong những chức năng quan trọng được chọn lựa là hồi phục và tái sản xuất sức khỏe, khả năng lao động, thể lực và tinh thần của con người. Vì vậy, hệ thống lãnh thổ du lịch thường được coi là hệ thống xã hội được tạo thành bởi các yếu tố có quan hệ qua lại mật thiết với nhau như nhóm người du lịch; các tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử, các công trình kỹ thuật; đội ngũ cán bộ công nhân viên và bộ phận tổ chức quản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2727882A Lamp221 DU L7882CH 1.doc
Tài liệu liên quan