Luận văn Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Sựchuyển dịch cơcấu trong nội bộngành nông nghiệp

Cùng với sựchuyển dịch nông nghiệp theo nghĩa rộng, trong nội bộngành

nông nghiệp cũng có sựchuyển dịch chậm; từnăm 1995 đến năm 2006 tỉtrọng

trong ngành trồng trọt giảm từ84,8% xuống 80,9%, chăn nuôi tăng từ7,0% lên

8,3%, dịch vụtăng 8,2% lên 10,8%. Tỉtrọng của ngành chăn nuôi còn thấp 1,3%

chưa xứng với tiềm năng.

pdf149 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2711 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước để rửa phèn vào mùa khô. Gần đây do tính thất thường của khí hậu tuy diễn ra không thường xuyên nhưng có năm lũ đến sớm, năm lũ muộn, năm có nước lũ nhiều, năm ít cũng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. - Địa giới tỉnh bị chia cắt bởi sông Tiền, hệ thống kênh rạch chằng chịt nên trong việc giao lưu, phát triển kinh tế cũng gặp khó khăn, gây tốn kém cho việc đầu tư hệ thống giao thông, thủy lợi. - Tài nguyên sinh vật có nguy cơ bị thu hẹp do quá trình sản xuất nông – ngư nghiệp tạo nên các chất thải ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt tại các khu rừng ngập nước, các bãi bồi ven sông và ven các đô thị. - Trình độ dân trí thấp, chưa đáp ứng được nền kinh tế thị trường, sản xuất nông nghiệp còn manh mún nhỏ lẻ làm hạn chế sức cạnh tranh chung trên thị trường. - CSVCKT&CSHT chưa đồng bộ làm hạn chế sự phát triển nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp và ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Mật độ giao thông đường bộ chưa cân đối, vùng phía Bắc sông Tiền đặc biệt là vùng trũng Đồng Tháp Mười mật độ đường thấp, chất lượng kém nên hạn chế đến sự vận chuyển hàng hóa của vùng. - Mức thu hút đầu tư vốn trên địa bàn tỉnh còn thấp, đặc biệt là trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp nên việc phát triển sản xuất, tiến hành HĐH nông nghiệp tỉnh còn nhiều hạn chế. Đây chính là những khó khăn cơ bản mà Chính quyền và nhân dân Đồng Tháp cần phải thực hiện các giải pháp khả thi để vừa khai thác có hiệu quả tiềm năng sẵn có ở địa phương, vừa góp phần đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp với chất lượng cao, giá thành hạ, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. 2.2. Thực trạng về sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp 2.2.1. Tổng quan về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung Từ những năm đầu thập niên 90 đến nay nền kinh tế của Đồng Tháp có sự tăng trưởng không đều. Tổng GDP (theo giá hiện hành) năm 1995 là 3.360.600 triệu đồng, năm 2000 là 5.420.866 triệu đồng, năm 2005 là 9.973.132 triệu đồng, năm 2006 là 12.115.305 triệu đồng; GDP/người/năm của tỉnh tăng từ 2,3 triệu đồng năm 1995 lên 3,4 triệu đồng năm 2000; 6,0 triệu đồng năm 2005 và 7,2 triệu đồng năm 2006. Tính theo giá trị so sánh năm 1994 thì GDP năm 2000 so với năm 1995 tăng 1,4 lần, năm 2005 so với 2000 tăng 1,6 lần, năm 2006 tăng so với năm 2005 hơn 1,01 lần. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình giai đoạn 1996 – 2000 là 6,9% giai đoạn 2001 - 2005 là 10%; năm 2006 so với 2005 tăng 14,3%. Đặc biệt giai đoạn 1996 - 2000 do ảnh hưởng lũ lụt và những biến động về tài chính khu vực Đông Nam Á nên chỉ số tăng trưởng kinh tế của tỉnh còn thấp hơn so với các giai đoạn còn lại. Bảng 2.8. Tốc độ tăng trưởng GDP phân theo khu vực kinh tế tỉnh Đồng Tháp (giá so sánh năm 1994) Đơn vị: % Năm Tổng số Nông – lâm – ngư Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ 1995 2000 2005 2006 9,1 5,0 13,5 14,3 7,1 – 0,5 9,6 8,6 9,8 14,7 22,3 26,5 18,3 17,9 17,7 19,4 (Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Tháp 2005, 2006) Sự tăng trưởng trong từng khu vực cũng có sự khác nhau trong từng giai đoạn: - Khu vực nông - lâm - thủy sản :1996 – 2000: tốc độ tăng 3,8% do ngành trồng trọt bị ảnh hưởng lũ lớn năm 2000; 2000 - 2005 tăng 7,5%, 2006 tăng 8,6%; do sự phục hồi và tăng giá trị của ngành trồng trọt cùng với sự tăng nhanh sản lượng của ngành thủy sản. Khu vực công nghiệp – xây dựng: bước đầu sự tăng trưởng công nghiệp luôn tăng và ổn định tăng từ 9,8% năm 1995 lên 26,5% năm 2006. Ngành công nghiệp Đồng Tháp đã sản xuất nhiều sản phẩm phục vụ cho thị trường trong tỉnh, vươn ra thị trường các tỉnh, thành phố lân cận và tham gia xuất khẩu với các sản phẩm chủ lực như gạo xay xát, bánh phồng tôm, thủy sản đông lạnh, gạch nung, thuốc lá,… Dịch vụ có sự tăng trưởng khá cao do thu nhập và mức sống của người dân ngày được nâng cao. Tuy nhiên, mức tăng trưởng không đều do ảnh hưởng mạnh của cơ chế thị trường. Giai đoạn 1996 - 2000 tăng 14,4%, 2001-2005 tăng 19,4%. Như vậy, trong thời gian qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đồng Tháp khá nhanh; trong đó tốc độ tăng nhanh nhất là công nghiệp – xây dựng; kế đó là dịch vụ và thấp nhất là nông – lâm – ngư. Tốc độ tăng trưởng kinh tế như trên thể hiện tỉnh đang thực hiện quá trình CNH, HĐH nền kinh tế, phù hợp với xu hướng phát triển của ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung. 2.2.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế * Về cơ cấu kinh tế theo ngành Cùng với xu thế chung cả nước, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đồng Tháp diễn ra đúng hướng nhưng còn chậm. Từ năm 1995 đến năm 2006 tỉ trọng của ngành nông – lâm – ngư vẫn còn cao và có sự giảm tỉ trọng từ 71,6% xuống 57,0%; ngành công nghiệp – xây dựng tăng chậm từ 8,8% lên 15,9%; dịch vụ tăng từ 19,6% lên 27,1%. Biểu đồ 2.3: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh Đồng Tháp Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã thể hiện quá trình CNH, HĐH của Đồng Tháp. Hoạt động kinh tế đang hướng vào công nghiệp và dịch vụ. Thực tế tiềm năng hoạt động sản xuất phi nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp còn nhiều dựa trên cơ sở nguyên liệu phong phú từ nông –lâm – thủy sản và một số tiềm năng trong lĩnh vực dịch vụ cần được khơi dậy như thương mại, dịch vụ, du lịch. Như vậy, trong thực tế nhiều năm qua nền kinh tế tỉnh Đồng Tháp vẫn đặt trọng tâm vào khu vực nông – lâm – thủy sản với thế mạnh chính là lúa gạo, cá và cây ăn trái, công nghiệp và dịch vụ bước đầu được quan tâm đầu tư nên có sự tăng trưởng khá nhanh làm cho cơ cấu kinh tế tỉnh ngày càng giảm đi tính thuần nông. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế tỉnh có sự tăng trưởng khá nhưng chưa thật sự bền vững, nền kinh tế còn chịu nhiều biến động do tác động của thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán, hệ thống thủy lợi chưa hoàn chỉnh, sự biến động của thị trường, chưa có những mũi đột phá lớn về CSHT và công thương nghiệp. * Cơ cấu thành phần kinh tế Do chính sách phát triển nhiều thành phần kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần; trong đó thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỉ trọng cao nhất với hơn 80,0% trong cơ cấu GDP. Cụ thể trong giai đoạn 1995 – 2006 thành phần kinh tế ngoài quốc doanh giảm chút ít về tỉ trọng từ 84,2% năm 1995 xuống 83,0 % năm 2000 và giảm còn 82,0 % năm 2006. Thành phần kinh tế địa phương quản lí tăng từ 11,8% năm 1995 lên 12,9% năm 2000 và giảm còn 12,5% năm 2006; thành phần kinh tế do Trung ương quản lí tăng từ 4% năm 1995 lên 4,2% năm 2000 và 5,5% năm 2006. Biểu đồ 2.4. Sự chuyển dịch thành phần kinh tế Đồng Tháp giai đoạn 1995-2006 Trong những năm gần đây, thành phần kinh tế do Trung ương quản lí tăng trưởng rất nhanh; giai đoạn 1996 – 2000 tăng 8,1%; 2001 – 2005 tăng 16,3% chủ yếu đầu tư mạnh vào các ngành công nghiệp; điện lực, bưu chính viễn thông; kế đến là thành phần kinh tế do Nhà nước địa phương quản lí giai đoạn 1996 – 2000 tăng 8,7%, 2001 – 2005 tăng 11,4%; thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng chậm hơn từ 6,5% giai đoạn 1996 – 2000 lên 9,3% giai đoạn 2001 – 2005. Riêng năm 2006 so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng chung của ba thành phần kinh tế trên đạt 21,5%. Bảng 2.9. Tốc độ tăng trưởng GDP theo thành phần kinh tế Đồng Tháp 1995-2006. Đơn vị: % Giai đoạn 1996 – 2000 2001 – 2005 2006 Kinh tế Nhà nước trung ương quản lí Kinh tế Nhà nước do địa phương quản lí Kinh tế ngoài quốc doanh 8,1 8,7 6,5 6,3 11,4 9,3 21,5 21,5 21,5 (Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 1996 – 2006) Như vậy, trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung cần giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ xem đây là “mũi nhọn đột phá để tạo sự tăng tốc về nhịp độ tăng trưởng kinh tế”. Có như thế nền kinh tế tỉnh Đồng Tháp sẽ phát triển đúng theo hướng CNH, HĐH như mục tiêu kinh tế tỉnh đã đề ra. * Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ Đồng Tháp nằm trên hai vùng sinh thái là vùng Đồng Tháp Mười và vùng giữa sông Tiền – sông Hậu, dựa trên cơ sở điều kiện tự nhiên và KT-XH, tỉnh được phân thành ba vùng sản xuất : Vùng Cao Lãnh: gồm TP. Cao Lãnh, huyện Cao Lãnh, Thanh Bình và Tháp Mười. Vùng nằm phía Nam vùng trũng Đồng Tháp Mười với diện tích tự nhiên 1.467 km2 với tổng số dân 2006 là 647.849 người, mật độ 442 người/km2 thấp hơn so với bình quân toàn tỉnh 495 người/km2, chiếm 43,0% diện tích tự nhiên và 38,8% dân số so với toàn tỉnh. Vùng có tổng GDP năm 2005 chiếm 42,0% so với tỉnh; trong đó cơ cấu nông - lâm - ngư chiếm 53,7%, công nghiệp – xây dựng là 13,9%, dịch vụ là 32,4%. Vùng phát triển các ngành chủ lực là lúa gạo, thủy sản, rau màu, chăn nuôi lợn, trồng cây ăn trái; hoạt động công nghiệp khá phát triển với các khu công nghiệp tập trung tại TP. Cao Lãnh và huyện Thanh Bình; hoạt động thương mại – dịch vụ phát triển tại các trung tâm đô thị như TP. Cao Lãnh, TT Mỹ An, TT Thanh Bình, TT Mỹ Thọ. Vùng có hai chợ đầu mối lớn của tỉnh là chợ trái cây Mỹ Hiệp, chợ lúa gạo Thanh Bình; siêu thị khá hiện đại – Siêu thị Đồng Tháp. Vùng có nhiều thế mạnh về du lịch so với các vùng khác với các điểm du lịch đang hoạt động như khu di tích lăng cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, Gò Tháp, Xẻo Quýt, khu du lịch sinh thái Gáo Giồng. Đây là vùng kinh tế chủ lực của tỉnh có nhiều tiềm năng và nguồn lực để phát triển KT-XH, có tỉ trọng GDP và thu nhập bình quân đầu người cao nhất tỉnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế đang có xu hướng tăng nhanh. Vùng Hồng Ngự nằm ở phía Bắc vùng Đồng Tháp Mười gồm các huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông; diện tích tự nhiên 1.117 km2, dân số 2006 là 405.139 người, mật độ 363 người/km2 thấp nhất so với các vùng khác, chiếm 33% diện tích tự nhiên là và 24,3% dân số so với toàn tỉnh. Vùng có tỉ trọng GDP chiếm 23,6% so với tỉnh, trong đó cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư chiếm tỉ trọng cao nhất 77,8%, kế đó dịch vụ 15,7%, và thấp nhất là công nghiệp – xây dựng với tỉ trọng 6,5%. Vùng có sản phẩm chủ lực là lúa gạo, thủy sản, chăn nuôi đại gia súc, lâm sản; hoạt động thương mại, du lịch và công nghiệp kém phát triển do sự yếu kém về CSVCKT&CSHT, thiếu nguồn nhân lực tại chỗ đa phần được chi viện từ các nơi khác đến. Do vùng có hai huyện Hồng Ngự và huyện Tân Hồng với đường biên giới chung Campuchia có hai cửa khẩu quan trọng là Thường Phước và Dinh Bà; vùng có khu du lịch sinh thái là vườn quốc gia Tràm Chim nên hoạt động thương mại – du lịch có nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt là trong thời gian tới TT Hồng Ngự được nâng cấp lên thị xã, hoạt động thương mại ở đây sẽ phát triển hơn và trở thành trung tâm chính của vùng. Vùng Sa Đéc nằm giữa sông Tiền – sông Hậu gồm TX Sa Đéc, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành; tổng diện tích tự nhiên là 790 km2 chiếm 23,0% diện tích tự nhiên của tỉnh; dân số 2006 là 614.816 người chiếm 36,9% so với dân số tỉnh; mật độ 779 người/km2 cao nhất so với mật độ của tỉnh. Vùng này chiếm 34,4% trong cơ cấu GDP của tỉnh; trong đó cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư chiếm 47,7%, dịch vụ 32,8%, công nghiệp – xây dựng chiếm 19,5%. So với hai vùng trên, vùng kinh tế Sa Đéc có tỉ trọng hoạt động phi nông nghiệp cao nhất. Các sản phẩm chủ lực của vùng là lúa gạo, thủy sản, hoa kiểng, rau màu, kinh tế vườn, chăn nuôi lợn. Hoạt động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp khá phát triển với khu công nghiệp Sa Đéc, tuyến công nghiệp dọc theo sông Hậu, sản xuất gạch ngói ở Châu Thành. Hoạt động thương mại – dịch vụ khá phát triển tại các trung tâm đô thị như TT Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành. Đặc biệt tại TX Sa Đéc có Siêu thị Vinatex, khu chợ gạo đầu mối, làng hoa kiểng Tân Quy Đông. Vùng được xem là địa bàn phát triển hàng đầu của tỉnh với loại hình phát triển kinh tế đa dạng nhất. Song, do mật độ dân số cao nhất và đã phát triển ở mức khá cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tương lai sẽ không tăng nếu như không có những định hướng đột phá trong việc đầu tư. 2.2.3. Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Nông nghiệp là thế mạnh chính của tỉnh với lợi thế về vị trí địa lý, nguồn lực tự nhiên và KT-XH nên tỉnh đã xác định vai trò quan trọng của nông nghiệp và tập trung đầu tư phát triển. Chính vì vậy, từ những cánh đồng nhiễm phèn và hoang hóa; chủ yếu là lúa một vụ, năng suất thấp, sản xuất bấp bênh trước đây đã trở thành vùng trồng lúa 2 – 3 vụ với năng suất cao. Bên cạnh việc trồng lúa, mô hình trồng cây ăn quả ngày một phát triển với nhiều loại cây ăn trái như xoài, cam, quýt hồng, bưởi, nhãn; mô hình trồng hoa kiểng lúc đầu chỉ tập trung một số ít hộ nông dân ở xã Tân Quy Đông (TX Sa Đéc) gần đây ngày càng được nhân rộng tại xã này và phát triển sang khu vực lân cận. Chăn nuôi tuy có sự tăng trưởng chậm nhưng gần đây cũng có sự quan tâm đầu tư của người dân thông qua chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực lai tạo giống mới, thụ tinh nhân tạo, nhập giống mới với năng suất và chất lượng cao. Ngành nuôi trồng thủy sản có nhiều bước đột phá từ khâu nuôi trồng và chế biến; góp phần đóng góp ngày càng cao trong cơ cấu GDP của tỉnh. Giai đoạn 1995 – 2006, sản xuất nông - lâm - ngư từng bước khắc phục những khó khăn như thiên tai, dịch bệnh, tạo sự tăng trưởng liên tục. Đặc biệt là từ 2001 đến nay; về mặt cơ cấu ngành cũng có sự dịch chuyển khá rõ nét là giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Về phương thức sản xuất có sự chuyển dịch từ tập quán sản xuất nhỏ lẻ, kỹ thuật lạc hậu sang sản xuất hiện đại có qui mô lớn tập trung, áp dụng tiến bộ KHKT và công nghệ mới, làm giảm chi phí sản xuất, giá thành hạ, tăng dần chất lượng sản phẩm, khai thác có hiệu quả cao các tiềm năng kinh tế nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm chủ lực của địa phương để cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước . 2.2.3.1. Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo ngành Bảng 2.10. Cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - ngư tỉnh Đồng Tháp Tiêu chí 1995 2000 2005 2006 Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư (triệu đồng, giá hiện hành) Cơ cấu (%) 2405.473 100 3373216 100 5796433 100 6907723 100  Nông nghiệp  Lâm nghiệp  Ngư nghiệp 90,7 2,7 6,6 84,2 5,8 10,0 83,9 4,0 12,1 80,6 3,5 15,9 (Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2000, 2006) Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh thu hút 77,3% lao động trong các ngành kinh tế quốc dân, là ngành giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp LTTP, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến và là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng của tỉnh. * Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp Năm 2006 so với 1995 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông - lâm - ngư (giá hiện hành) tăng 187,2%; trong cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - ngư, tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm 10,1%, lâm nghiệp tăng 0,8%, ngư nghiệp tăng 9,3%. Xu hướng chuyển dịch trên phù hợp với xu hướng chuyển dịch chung của vùng ĐBSCL và cả nước góp phần đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu thị trường. * Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp Hiện trạng sử dụng đất nông - lâm - ngư nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo xu hướng tăng lên; năm 2006 so với năm 1995 tốc độ tăng trưởng về diện tích là 10,6%. Về cơ cấu sử dụng đất nông-lâm-ngư; từ năm 1995 đến năm 2006 tỉ trọng diện tích đất nông nghiệp giảm 0,3%, tỉ trọng đất lâm nghiệp giảm 0,8%; tỉ trọng đất ngư nghiệp tăng 1,1%. Nguyên nhân chính là do sự đa dạng hoá sản xuất nhằm cung cấp các sản phẩm phục vụ cho thị trường nên diện tích cây trồng, vật nuôi và diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh có sự gia tăng. Sự mở rộng diện tích này chủ yếu là từ việc khai hoang mở rộng diện tích canh tác và tận dụng diện tích mặt nước ao hồ, diện tích mặt nước sông, rạch; diện tích mặt nước vào mùa lũ để nuôi trồng thủy sản. Bảng 2.11. Hiện trạng sử dụng đất nông - lâm - ngư nghiệp tỉnh Đồng Tháp Loại đất 1995 2000 2005 2006 Đất NLN (ha) 240703 256109 266813 266294 Cơ cấu (%) 100 100 100 100 Đất nông nghiệp 94,5 95,6 94,4 94,2 Đất lâm nghiệp 4,9 3,7 4,2 4,1 Đất ngư nghiệp 0,6 0,7 1,4 1,7 (Nguồn: Niên giám Thống kê Đồng Tháp 1995, 2006) Như vậy, trong thời gian qua ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng của Đồng Tháp có những chuyển biến đáng kể, trong đó nông nghiệp và ngư nghiệp có sự phát triển đáng kể, góp phần quan trọng trong cơ cấu GDP của tỉnh; lâm nghiệp có sự gia tăng chậm và chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu GDP. Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên phù hợp với xu thế chung của khu vực ĐBSCL và cả nước. Sự phát triển nông - lâm - ngư nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến từng bước có sự chuyển biến và đem lại hiệu quả cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường đặc biệt là việc tạo ra các sản phẩm chủ lực trên cơ sở khai thác có hiệu quả các tiềm lực của tỉnh. Sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp Cùng với sự chuyển dịch nông nghiệp theo nghĩa rộng, trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch chậm; từ năm 1995 đến năm 2006 tỉ trọng trong ngành trồng trọt giảm từ 84,8% xuống 80,9%, chăn nuôi tăng từ 7,0% lên 8,3%, dịch vụ tăng 8,2% lên 10,8%. Tỉ trọng của ngành chăn nuôi còn thấp 1,3% chưa xứng với tiềm năng. Bảng 2.12. Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp Chỉ tiêu 1995 2000 2005 2006 Tổng giá trị sản xuất (Triệu đồng) 3534100 4126.738 6429.530 6709168 Cơ cấu tổng giá trị sản xuất (%) 100 100 100 100 Trồng trọt 84,8 80,9 84,0 80,9 Chăn nuôi 7,0 7,1 6,5 8,3 Dịch vụ 8,2 12,0 9,5 10,8 (Nguồn: Niên giám Thống kê Đồng Tháp 2000, 2006) Trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp qua các năm, trồng trọt luôn chiếm vị trí cao nhất trên 80%, kế đến dịch vụ và thấp nhất là chăn nuôi. Sự chuyển dịch trên nhằm khai thác tốt tiềm năng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao gồm sản xuất lúa chất lượng cao, xây dựng nhiều mô hình trồng cây ăn trái chất lượng cao, sản xuất hoa kiểng phục vụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu, chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, nuôi gà, gia cầm. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt: ngành trồng trọt giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu sử dụng đất của tỉnh chiếm 74,7% diện tích tự nhiên 94,2% diện tích nông nghiệp chung; 79,7% giá trị GDP của toàn ngành nông nghiệp (theo giá hiện hành năm 2006). Diện tích các loại cây trồng tăng chậm, giai đoạn 1995 - 2000 tăng bình quân 3.560 ha/năm, giai đoạn 2001 - 2005 tăng nhanh 16.421,2 ha/năm. Riêng năm 2006 có giảm so với năm 2005 là 13.775 ha. Nguyên nhân chủ yếu là do sự chuyển dịch diện tích trồng trọt sang nuôi trồng thủy sản hoặc sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các công trình công cộng, mở rộng các xí nghiệp. Bảng 2.13.Cơ cấu diện tích cây trồng tỉnh Đồng Tháp Đơn vị: % Cây hàng năm Cây lâu năm Năm Tổng diện tích Tổng số Cây lương thực có hạt Cây công nghiệp hàng năm Rau đậu Cây khác Tổng số Cây ăn quả Cây công nghiệp lâu năm 1995 100 95,8 91,7 2,7 1,1 0,3 4,2 3,7 0,5 2000 100 96,0 93,9 1,1 0,9 0,1 4,0 3,8 0,2 2005 100 96,0 91,0 2,8 1,5 0,7 4,9 3,8 0,1 2006 100 95,6 90,7 1,9 2,0 1,4 4,4 4,3 0,1 (Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2006) Diện tích cây hàng năm và cây lâu năm có sự thay đổi về diện tích. Từ năm 1995 đến 2006, diện tích cây hàng năm giảm nhẹ từ 95,8% xuống 95,6%, diện tích cây lâu năm tăng ít từ 4,2% đến 4,4%. Trong đó: Trong cơ cấu diện tích cây trồng, diện tích cây lương thực có hạt chiếm tỉ trọng cao nhất trên 90% so với tổng diện tích đất trồng, từ năm 1995 đến năm 2006 diện tích trồng cây lương thực có hạt giảm từ 91,7% xuống 90,7%, diện tích cây ăn quả tăng từ 3,7% lên 4,3%, rau đậu tăng từ 1,1% lên 2,0%, cây công nghiêp hàng năm giảm từ 2,7% xuống 1,9%, cây công nghiệp lâu năm giảm từ 0,6% xuống 0,1%, các loại cây khác tăng từ 0,2% lên 1,0%. Nhìn chung, về diện tích ngành trồng trọt có sự chuyển dịch chậm, cây lương thực vẫn giữ vai trò quan trọng nhất, kế đó là cây ăn quả, rau đậu và các loại cây khác, chủ yếu là hoa kiểng; còn diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm giảm về tỉ trọng. Sản lượng một số loại cây trồng chính có sự thay đổi, sản lượng cây lương thực có hạt tăng từ 1.811.706 tấn năm 1995 lên 2.642.232 tấn năm 2005 và giảm 2.440.965 tấn năm 2006; sản lượng cây công nghiệp hàng năm giảm liên tục từ 144.295 tấn năm 1995 xuống 31.201 tấn năm 2006; sản lượng cây công nghiệp lâu năm giảm từ 10.895 tấn năm 1995 xuống 2.427 tấn năm 2006. Sản lượng rau đậu và cây ăn quả tăng nhanh năm 2006 so với năm 1995 sản lượng cây ăn quả tăng nhanh nhất 6,9 lần; sản lượng rau đậu tăng 5,9 lần. Bảng 2.14. Sản lượng các loại cây trồng chính tỉnh Đồng Tháp (Đơn vị: tấn) Năm Cây lương thực có hạt (lúa, ngô) Cây công nghiệp hàng năm Rau đậu Cây ăn quả (Cam, quýt, bưởi, xoài, nhãn) Cây công nghiệp lâu năm (dừa) 1995 1811706 144295 25555 22838 10895 2000 1889887 38940 27830 55013 3506 2005 2642232 33721 123096 153722 2548 2006 2440965 31201 151682 157718 2427 (Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Tháp 1995 – 2006) Cây lương thực có sự thay đổi về diện tích, sản lượng và năng suất qua các năm, trong đó lúa là cây lương thực chính chiếm 89,7% diện tích trồng trọt; 98,5% sản lượng cây lương thực có hạt của tỉnh năm 2006. Tuy nhiên, trong xu thế chuyển dịch cơ cấu cây trồng; lúa không còn là cây trồng theo lối độc canh như trước đây. Bên cạnh việc sản xuất lúa, trong cơ cấu cây lương thực tỉnh còn chú trọng việc trồng ngô, khoai lang, các loại cây thực phẩm như rau đậu để cung cấp LTTP cho con người và còn là nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc, góp phần phát triển nông nghiệp của tỉnh theo hướng đa dạng hóa. Cây lúa có sự gia tăng liên tục về diện tích trong giai đoạn 1995 – 2006 tăng 18,5% do khai hoang mở rộng diện tích đất canh tác chủ yếu ở các huyện thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười. Riêng năm 2006 so với năm 2005 diện tích lúa có giảm khoảng 13.700 ha chủ yếu là do việc mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả và việc đa dạng hóa các loại cây trồng khác cùng với việc xây dựng các công trình công cộng. Bảng 2.15. Tốc độ tăng trưởng một số cây lương thực chính tỉnh Đồng Tháp (Lấy năm 1995 = 100%) Chỉ tiêu 1995 2000 2005 2006 Diện tích 100 106,6 122,1 118,5 Lúa Sản lượng 100 104,2 144,6 133,4 Diện tích 100 115,4 246,3 218,9 Ngô Sản lượng 100 120,2 375,3 379,0 (Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Tháp 1995 – 2006) Sản lượng lúa tăng liên tục từ năm 1995 - 2005 tăng 44,6%; năm 2006 so với 2005 có giảm chút ít. Nguyên nhân chính là do tăng diện tích gieo trồng và tăng năng suất đặc biệt trong những năm gần đây. Việc thâm canh lúa trong thời gian qua chưa thực hiện tốt vì phần lớn sản xuất còn phụ thuộc vào thiên nhiên; việc áp dụng các tiến bộ của KHKT, giống mới chỉ bắt đầu.Trong tương lai để tăng sản lượng lúa ở Đồng Tháp cần phải đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất vì diện tích mở rộng thêm có hạn chế. Song tiềm năng để nâng cao năng suất lúa của tỉnh còn lớn đặc biệt là các huyện Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười thuộc vùng phía Bắc của tỉnh. Cơ cấu mùa vụ cũng có sự thay đổi: năm 1995 với bốn vụ chính là vụ đông xuân, vụ hè thu, vụ thu đông và vụ lúa mùa, từ 1997 trở về sau chỉ còn ba vụ chính là vụ đông xuân, vụ hè thu và vụ thu đông . Trong đó vụ đông xuân là vụ chính của tỉnh chiếm tỉ trọng cao về diện tích 45,3% và sản lượng 55,9% so với toàn tỉnh, kế đó là vụ hè thu và thấp nhất là vụ lúa thu đông. Riêng vụ thu đông từ 1995 đến 2006 có sự gia tăng về diện tích từ 9,4% lên 11,1% diện tích lúa của tỉnh, nhưng sản lượng không thay đổi nhiều. Do vụ hè thu và vụ thu đông lại thuộc vào hai mùa chính là mùa mưa và mùa khô nên năng suất thấp hơn vụ đông xuân. Gần đây, do việc sử dụng giống mới thời gian sinh trưởng và phát triển ngắn, năng suất cao nên việc canh tác vụ lúa mùa không được người dân tiếp tục canh tác. Bảng 2.16. Cơ cấu diện tích, sản lượng theo mùa vụ tỉnh Đồng Tháp Đơn vị: % Vụ lúa Tiêu chí Năm Đông xuân Hè thu Thu đông Lúa mùa Diện tích 1995 2000 2005 2006 47,2 49,9 43,5 45,3 43,1 45,5 39,8 43,6 9,4 4,6 16,7 11,1 0,3 0,0 0,0 0,0 Sản lượng 1995 2000 2005 2006 54,4 63,9 52,3 55,9 34,8 32,9 34,6 37,5 6,5 3,2 13,1 6,6 4,3 0,0 0,0 0,0 (Nguồn: Niên giám thông kế tỉnh Đồng Tháp 2006) Lúa được phân bố hầu hết các huyện thị trong tỉnh, nhưng diện tích và sản lượng tập trung cao thuộc các huyện Tháp Mười, Tam Nông, Cao Lãnh, Hồng Ngự. Ngô là cây lương thực có hạt đứng sau cây lúa; năm 1995 đến năm 2006 về cơ cấu diện tích trồng ngô có sự gia tăng liên tục từ 0,6% lên 1,1%; cơ cấu sản lượng ngô tăng từ 0,5% lên 1,5% so với cơ cấu cây lương thực có hạt của tỉnh; năng suất tăng từ 41,85 tạ/ha lên 72,44 tạ/ha. Năng suất ngô tăng liên tục do sử dụng giống ngô mới với năng suất cao, ngắn ngày, thích nghi rộng. Riêng hai huyện Hồng Ngự và Thanh Bình có nhiều n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVDLDLH011.pdf
Tài liệu liên quan