Tiểu luận Phân tích khái niệm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

MỤC LỤC

Mở đầu 1

Nội dung

I. Khái niệm cơ bản: giai cấp công nhân, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

II.1. Khái niệm giai cấp công nhân 2

II.2. Nội dung sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân 4

II. Điều kiện khách quan và chủ quan để giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh

II.1. Điều kiện khách quan 4

II.2. Những nhân tố chủ quan 5

III. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam

III.1. Giai cấp công nhân Việt Nam 6

III.2. Sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam 7

Kết luận 9

Tài liệu tham khảo 10

 

 

 

 

 

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 23878 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích khái niệm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu Một trong những phát hiện vĩ đại của C.Mác, Ăng-ghen là đã sớm biết tách riêng giai cấp vô sản ra đời từ khối quần chúng bị áp bức, phát hiện ra vị trí đặc biệt và những xu hướng lịch sử của nó. Trong thời đại xã hội nào, những người lao động sản xuất trong các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp hay những người công nhân đều có vai trò sáng tạo chân chính ra lịch sử và là những người giữ vai trò quyết định sáng tạo công cụ sản xuất, gía trị thặng dư và chính trị xã hội. Từ đó, C.Mác và Ăng-ghen đã khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và chỉ ra những hình thức và phương pháp thực hiện sứ mệnh lịch sử đó. Lí luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là vấn đề chủ yếu nhất của chủ nghĩa xã hội khoa học. Phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một trong những cống hiến vĩ đại nhất của chủ nghĩa Mác-Lênin. Sự tác động của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không chỉ ảnh hưởng tới sự chuyển biến của lịch sử thế giới là thay đổi từ hình thái kinh tế này sang hình thái kinh tế khác, thay đổi từ chế độ kinh tế này sang chế độ kinh tế khác ... mà còn làm thay đổi tình hình kinh tế chính trị xã hội trên toàn thế giới, nó tác động tới quá trình sản xuất cụ thể, tới bộ mặt phát triển của thế giới. Khai thác đi sâu vào vấn đề này sẽ giúp em hiểu sâu sắc hơn về sứ mệnh của giai cấp công nhân trong thời đại hiện nay, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do trình độ nhận thức và sự hiểu biết của em chưa thực sự sâu rộng nên bài viết của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy, cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. NộI DUNG I. Khái niệm cơ bản: giai cấp công nhân, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân I.1. Khái niệm giai cấp công nhân C.Mác và Ăng-ghen đã dùng nhiều thuật ngữ khác nhau để nói về giai cấp công nhân như: giai cấp vô sản, lao động làm thuê ở thế kỉ XIX, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân hiện đại… để biểu thị một khái niệm: giai cấp công nhân - con đẻ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện đại. Như vậy, giai cấp công nhân là giai cấp của những người lao động trong các lĩnh vực công nghiệp, trực tiếp hoặc gián tiếp sản xuất ra của cải vật chất, có trình độ công nghệ và kĩ thuật hiện đại, có tính xã hội cao; là giai cấp của những người mà sức lao động của họ kết hợp với tư liệu sản xuất sẽ sản xuất ra giá trị thặng dư - nguồn gốc chủ yếu cho sự giàu có của xã hội. Theo C.Mác và Ăng-ghen giai cấp công nhân mang hai thuộc tính cơ bản sau đây: -Về phương thức lao động, phương thức sản xuất: đó là người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hoá cao. -Về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: đó là người lao động không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột về giá trị thặng dư. Hiện nay, thế giới đã bước vào thời đại phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật. Trong điều kiện ấy, giai cấp công nhân có trình độ văn hóa, tay nghề cao hơn, một số công nhân đã có cả tư liệu sản xuất, cổ phiếu, đời sống một bộ phận được cải thiện... Song những biểu hiện đó không làm thay đổi địa vị cơ bản của công nhân trong chủ nghĩa tư bản. Họ vẫn là lực lượng chủ yếu làm ra của cải vật chất cho xã hội và lợi nhuận cho các nhà tư bản, là lực lượng đối lập trực tiếp với giai cấp tư sản, bị bóc lột nhiều nhất và khoảng cách về thu giữa họ với giới chủ ngày càng lớn. Công nhân trong các nước tư bản phát triển được trí tuệ hóa, giảm lao động chân tay, có chút ít cổ phần trong doanh nghiệp... thì họ càng bị ràng buộc, càng bị bóc lột mạnh mẽ và tinh vi hơn. Theo cuốn "Lịch sử phát triển giai cấp vô sản" của Mác và Ăng-ghen thì:"những người vô sản đầu tiên xuất hiện trong công nghiệp và trực tiếp do công nghiệp sản sinh ra". Như vậy, giai cấp công nhân là sản phẩm của nền công nghiệp mới. Cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp, các giai cấp khác đều dần dần bị phân hóa, suy tàn và tiêu vong. Chỉ có giai cấp công nhân là lớn lên cùng sự phát triển của công nghiệp. Vào thời kì đầu, công nhân chủ yếu là nông dân và những người bị áp bức, họ bắt buộc phải làm việc trong các nhà máy, công xưởng để kiếm sống. Tiếp theo, cùng với sự công phá của công nghiệp, giai cấp công nhân được bổ sung những tầng lớp xã hội mới: trí thức, sinh viên, tiểu chủ... Cơ cấu của giai cấp công nhân cũng rất đa dạng. Công nhân trình độ cao đã qua đào tạo,hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp tiên tiến, hiện đại. Công nhân tay nghề thấp chưa qua đào tạo hoặc chỉ được đào tạo ngắn hạn, làm các công việc phổ thông. Giai cấp công nhân hiện nay không những trong lĩnh vực công nghiệp mà trong mọi ngành nghề khác nhau: những người trực tiếp đứng máy, những chuyên gia nghiên cứu, sáng chế, những người hoạt động ở các ngành dịch vụ như bưu điện, viễn thông, giao thông vận tải, du lịch, ngân hàng, thông tin, những nhân viên thừa hành làm công ăn lương phục vụ cho hệ thống quản lý của các công ty. Trong nền đại công ngiệp, giai cấp công nhân đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, nắm toàn bộ tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất để sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Đây là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để,có ý thức tổ chức và kỷ luật cao, có tinh thần quốc tế. Những địa vị và đặc điểm ấy không thể có được ở giai cấp nào ngoài giai cấp công nhân. Bởi vì nó là sản phẩm của nền đại công nghiệp. I.2. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Khái niệm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: Là toàn bộ những chức năng cơ bản, khách quan mà giai cấp công nhân có thể và cần phải thực hiện, để lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và các tầng lớp lao động khác, nhằm thủ tiêu xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, phù hợp quy luật phát triển lịch sử với lợi ích cơ bản của mình. Nói một cách khái quát, nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh. ở nước ta, giai cấp công nhân trước hết phải làm cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là phải lãnh đạo cuộc cách mạng đó thông qua đội tiền phong của mình là Đảng cộng sản Việt Nam. II. ĐIềU KIệN KHáCH QUAN Và CHủ QUAN Để GIAI CấP CÔNG NHÂN THựC HIệN Sứ MệNH II.1. Điều kiện khách quan Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không phải xuất phát từ ý muốn chủ quan của bất kì ai, mà được dựa trên cơ sở khách quan khoa học chắc chắn., xuất phát từ chính địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân.  Giai cấp công nhân là giai cấp gắn với lực lượng sản xuất tiên tiến nhất dưới chủ nghĩa tư bản. Do đó, để giai cấp công nhân có thể lớn mạnh để thực hiện được sứ mệnh của mình thì phải có sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. Mác và Ăng-ghen từng chỉ rõ:"...cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp, chính cái nền tảng trên đó giai cấp tư sản đã sản xuất và chiếm hữu sản phẩm của nó, đã bị phá sập dưới chân giai cấp tư sản. Trước hết, giai cấp tư sản sản sinh ra những người đào huyệt chôn chính nó." Giai cấp công nhân là giai cấp mang bản chất quốc tế. Giai cấp công nhân chỉ thực hiện được sứ mệnh của mình khi có sự lớn mạnh của phong trào công nhân trên toàn thế giới. Sự thoái trào hiện nay của phong trào công nhân thế giới không có nghĩa là sứ mệnh lịch sử không hiện hữu, không có nghĩa là không thực hiện được. Lịch sử phát triển các thời kì không ổn định mà luôn phát triển đi lên. Nước Mỹ 100 năm sau "Tuyên ngôn nhân quyền", chế độ nô lệ mới được xóa bỏ trong thực tế, và phải mất thêm 50 năm nữa chế độ phân biệt chủng tộc mới được xóa bỏ trong Hiến pháp. II.2. Những nhân tố chủ quan Để thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, Đảng cộng sản là nhân tố quyết định trước tiên. Đảng cộng sản là nhân tố chủ quan đóng vai trò quyết định, trực tiếp với việc thắng lợi sứ mệnh lịch sử. Chỉ khi nào giai cấp công nhân đạt tới trình độ tự giác bằng việc tiếp thu lí luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin thì phong trào cách mạng của nó mới thực sự là một phong trào chính trị. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân được đánh dấu bằng sự ra đời của Đảng Cộng sản. Phải có chủ nghĩa Mác soi sáng, giai cấp công nhân mới đạt tới trình độ nhận thức lí luận về vai trò lịch sử của mình. Sự thâm nhập của chủ nghĩa Mác vòa phong trào công nhân dẫn đến sự hình thành chính đảng của giai cấp công nhân. Chỉ khi nào giai cấp công nhân tự tổ chức ra chính Đảng của mình để lãnh đạo thì cuộc đấu tranh mới có thể đảm bảo giành được thắng lợi trọn vẹn. Đảng phải là tổ chức trung thành nhất, giác ngộ nhất sứ mệnh lịch sử của giai cấp. Chỉ có Đảng cộng sản lãnh đạo, giai cấp công nhân mới chuyển từ đấu trnh tự phát sang đấu tranh tự giác và thực sự cách mạng. Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện đảm bảo cho giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử. Đảng là đại diện cho giai cấp, mục đích của Đảng là mục đích của giai cấp. Lợi ích của Đảng thống nhất với lợi ích giai cấp:" Họ tuyệt nhiên không có một lợi ích nào tách khỏi lợi ích của toàn thể giai cấp vô sản." Không có Đảng cộng sản – hạt nhân chính trị của phong trào công nhân, bản thân giai cấp công nhân không thể trở thành lực lượng chính trị độc lập, cũng không thể trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng. Sự ra đời, phát triển của Đảng đều là kết quả tất yếu của sự kết hợp giữa lí luận chính trị với phong trào thực tiễn. Lênin chỉ ra rằng, đảng là sự kết hợp phong trào công nhân với chủ nghĩa xã hội khoa học. Tuy nhiên, ở nhiều nước thuộc địa, nửa thuộc địa, chủ nghĩa Mác thường kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước thành lập nên đảng cộng sản. III. Sứ MệNH LịCH Sử CủA GIAI CấP CÔNG NHÂN VIệT NAM III.1. Giai cấp công nhân Việt Nam Giai cấp công nhân Việt Nam là sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Lớp công nhân Việt Nam đầu tiên xuất hiện gắn liền với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất 1897. Vì chủ nghĩa tư bản Pháp thực lợi, không quan tâm mấy đến việc phát triển công nghiệp ở nước thuộc địa, nên giai cấp công nhân Việt Nam phát triển chậm. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), giai cấp công nhân nước ta mới chỉ có 10 vạn người, trình độ còn yếu kém. Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1924-1929), số lượng công nhân đã tăng lên 22 vạn, chiếm 1,2% dân số.Tuy số lượng ít, trình độ tay nghề thấp, mang nhiều tàn dư và tập quán nông dân, nhưng vừa mới ra đời, giai cấp công nhân Việt Nam đã trở thành lực lượng tiên phong của xã hội, đảm đương vai trò lãnh đạo cách mạng. Chủ yếu xuất thân từ nông dân lao động, bị thực dân, phong kiến bóc lột, bần cùng hóa nên giai cấp công nhân Việt Nam có mối quan hệ máu thịt với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác. Liên minh giai cấp công nhân - nông dân đã trở thành cơ sở vững chắc cho khối đại doàn kết dân tộc. Sinh ra và lớn lên từ một nước vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, có truyền thống yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc, giai cấp công nhân đã sớm trở thành giai cấp duy nhất được lịch sử dân tộc thừa nhận,giao phó sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ sau thất bại của phong trào yêu nước theo lập trường phong kiến, lập trường tư sản và tiểu tư sản. Ra đời muộn, nhưng giai cấp công nhân Việt Nam đã sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân quốc tế, nhanh chóng trở thành lực lượng chính trị tự giác và thống nhất, được lãnh tụ Nguyễn ái Quốc giáo dục, rèn luyện, đã sớm giác ngộ mục tiêu, lí tưởng chân lí của thời đại là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân Việt Nam luôn luôn nêu cao tinh thần và bản chất cách mạng triệt để. III.2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam là giải phóng dân tộc và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, qua đó giải phóng giai cấp, giải phóng người lao động. Tổng kết 30 năm hoạt động của Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá:"Giai cấp phong kiến đã đầu hàng đế quốc, giai cấp tư sản non yếu thì chỉ mong thỏa hiệp với đế quốc để tìm một lối sống. Các tầng lớp tiểu tư sản tuy là sôi nổi, nhưng tư tưởng bế tắc, không có đường ra. Chỉ có giai cấp công nhân là dũng cảm nhất, cách mạng nhất, luôn luôn gan góc đương đầu với bọn đế quốc thực dân. Với lí luận cách mạng tiên phong và kinh nghiệm của phong trào vô sản quốc tế, giai cấp công nhân ta đã tỏ ra là người lãnh đạo xứng đáng nhất và đáng tin cậy nhất của nhân dân Việt Nam." Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam chỉ có thể thực hiện thắng lợi khi quyền lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân, thông qua vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, được giữ vững và không ngừng tăng cường. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp công nhân Việt Nam luôn phát huy bản chất cách mạng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, luôn luôn là lực lượng đi đầu và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới. Qua hơn 20 năm đổi mới, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giai cấp công nhân nước ta đã có những chuyển biến quan trọng, tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu, chất lượng được nâng lên, đã hình thành ngày càng đông đảo bộ phận công nhân trí thức, đang tiếp tục phát huy vai trò là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Tuy nhiên, sự phảt triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất lượng của thời kì mới. Giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị của công nhân không đồng đều, lợi ích của một bộ phận công nhân được hưởng chưa tương xứng với những thành tựu của công cuộc đổi mới. Đồng thời những hạn chế, yếu kém trong phát triển kinh tế, xã hội cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và tư tưởng, tình cảm của công nhân. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay là "Rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa". Theo đó phát triển giai cấp công nhân nước ta cả về số lượng và chất lượng, và tổ chức; nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp đổi mới. Phát triển giai cấp công nhân cũng chính là phát triển, hoàn thiện chủ thể của sứ mệnh lịch sử hiện đại - cơ sở xã hội quan trọng nhất đảm bảo cho sự lãnh đạo của Đảng, khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Kết luận Qua những nội dung đã trình bày ở trên, chúng ta khẳng định rằng giai cấp công nhân là một giai cấp tiên tiến, có vai trò to lớn trong lịch sử, vai trò ấy được thể hiện thông qua sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Đó là một sứ mệnh không bao giờ thay đổi. Chủ nghĩa Mác-Lênin là vũ khí tư tưởng soi đường cho giai cấp công nhân, Đảng cộng sản là tổ chức tiên phong, lãnh đạo giai cấp công nhân trên con đường thực hiện sứ mệnh cao cả giải phóng xã hội, giải phóng con người. Hiểu được rõ về giai cấp công nhân, về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một vấn đề hết sức quan trọng trong nhận thức, giúp ta không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm về giai cấp, về nhận thức xã hội để nâng cao tri thức của mình. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một nội dung quan trọng đối với giai cấp công nhân nên nó cần được xã hội, nhất là Đảng cộng sản chú trọng, tạo tiều kiện hoàn thành tốt nhất. Trong thời đại ngày nay, khi chủ nghĩa xã hội không còn là một hệ thống trên thế giới nữa, khi các thế lực thù địch âm mưu chống phá Đảng cộng sản, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, Đảng cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, học tập về vai trò, vị trí của giai cấp công nhân, đẩy mạnh xây dựng một giai cấp công nhân vững mạnh để thực hiện sứ mệnh lịch sử trong thời kì mới. Tài liệu tham khảo Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB Chính trị quốc gia, 2004 Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X "Chỉ có giai cấp công nhân là dũng cảm nhất, cách mạng nhất", Đào Nguyễn, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 22/02/2008 "Giai cấp công nhân lớn mạnh - điều kiện đảm bảo thành công của công cuộc đổi mới", PGS.TS Nguyễn Mạnh Hương, Viện khoa học xã hội nhân văn quân sự "Tư tưởng của Các Mác về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và thời địa ngày nay", TS Nguyễn An Ninh, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh "Về một số ý kiến "bàn lại" sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân", TS Trung Thành, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, 10/02/2006 Mục lục Mở đầu 1 Nội dung I. Khái niệm cơ bản: giai cấp công nhân, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân II.1. Khái niệm giai cấp công nhân 2 II.2. Nội dung sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân 4 II. Điều kiện khách quan và chủ quan để giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh II.1. Điều kiện khách quan 4 II.2. Những nhân tố chủ quan 5 III. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam III.1. Giai cấp công nhân Việt Nam 6 III.2. Sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam 7 Kết luận 9 Tài liệu tham khảo 10

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích khái niệm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.DOC
Tài liệu liên quan