Tiểu luận Quan điểm của triết học Mác-Lênin về con người và vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta

MỤC LỤC

 

Trang

Mục lục 1

Lời mở đầu 2

I. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người 3

1. Một số quan điểm triết học về con người trong lịch sử 3

2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người 3

II. Vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp 5

công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta

1. Khái niệm công nghiệp hóa - hiện đại hóa 5

2. Xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp 6

công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước

III. Ý kiến cá nhân 10

Kết luận 12

Tài liệu tham khảo 13

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 31980 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quan điểm của triết học Mác-Lênin về con người và vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Trang Mục lục 1 Lời mở đầu 2 I. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người 3 1. Một số quan điểm triết học về con người trong lịch sử 3 2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người 3 II. Vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp 5 công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta 1. Khái niệm công nghiệp hóa - hiện đại hóa 5 2. Xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp 6 công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước III. ý kiến cá nhân 10 Kết luận 12 Tài liệu tham khảo 13 LờI Mở ĐầU Làn sóng văn minh thứ ba đang đưa loài người tới một kỉ nguyên mới, mở ra biết bao khả năng cho con người tìm ra những con đường tối ưu đi tới tương lai. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá có thể được coi là một con đường như thế, đặc biệt là đối với những quốc gia mà trình độ phát triển còn hạn chế như Việt Nam. Việt Nam tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước từ một nền sản xuất nhỏ lẻ. Ruộng đất canh tác bình quân đầu người thấp. Tài nguyên khoáng sản tuy đa dạng, phong phú nhưng phân bố không tập trung, trữ lượng không lớn. Cơ sở vật chất - kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Hiện nay Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn về kinh tế, khoa học - kỹ thuật. Vì vậy, nền kinh tế muốn phát triển nhanh, mạnh và bền vững thì phải phát huy tốt mọi nguồn lực, mà quan trọng nhất là nguồn lực con nguời. Nghị quyết Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cũng đã khẳng định: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá”. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề con người, đặc biệt là vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước nên em chọn đề tài: “Quan điểm của triết học Mác-Lênin về con người và vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta”. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Đoàn Văn Khái đã giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận đầu tay này. Quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người Một số quan điểm triết học về con người trong lịch sử Những vấn đề triết học về con người là một nội dung lớn trong lịch sử triết học nhân loại. Tuỳ theo giác độ tiếp cận khác nhau mà các trường phái triết học trong lịch sử có những phát hiện, đóng góp khác nhau trong việc lí giải về con người. a. Theo quan niệm của triết học phương Đông Trong nền triết học Trung Hoa cổ, khi xét tới vấn đề bản tính con người, các nhà tư tưởng tiếp cận thực tiễn hoạt động chính trị, đạo đức của xã hội và đi đến kết luận về bản tính tự nhiên của con người là Thiện - theo Nho gia và Bất Thiện - theo Pháp gia. Ngược lại, các nhà tư tưởng của trường phái triết học ấn Đột lại tiếp cận từ sự suy tư về con người và đời người ở tầm sâu triết lí siêu hình đối với những vấn đề nhân sinh quan và rút ra kết luận về bản tính vô ngã, vô thường, hướng thiện của con người trên con đường truy tìm sự giác ngộ. Theo quan niệm của triết học phương Tây Các nhà triết học theo lập trường triết học duy vật đã lựa chọn giác độ khoa học tự nhiên để lí giải về bản chất con người. Họ coi con người cũng như vạn vật trong giới tự nhiên, đều được cấu tạo nên từ vật chất. Trong khi đó, các nhà triết học duy tâm lại chú trọng hoạt động lí tính của con người. Họ lí giải bản chất của con người từ giác độ siêu tự nhiên. Nhìn chung, các quan điểm trước Mác và ngoài macxit còn phiến diện trong phương pháp tiếp cận lí giải các vấn đề triết học về con người. Những hạn chế đó đã được khắc phục và vượt qua bởi quan niệm duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin về con người. 2. Quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người a. Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội Giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người. Con người là kết quả của quá trình phát triển và tiến hoá lâu dài của môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, đặc trưng quy định sự khác biệt của con người là phương diện xã hội. Tính xã hội biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất. Qua đó, con người sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, phục vụ đời sống, hình thành và phát triển ngôn ngữ và tư duy, xác lập quan hệ xã hội. ở con người, mặt tự nhiên tồn tại trong sự thống nhất với mặt xã hội. Mặt sinh học là cơ sở tất yếu tự nhiên của con người. Mặt xã hội là đặc trưng bản chất để phân biệt con người với loài vật. Nhu cầu sinh học phải mang giá trị văn minh con người. Nhu cầu xã hội cũng không thể thoát li khỏi tiền đề của nhu cầu sinh học. Hai mặt trên thống nhất với nhau để tạo thành con người viết hoa, con người tự nhiên - xã hội. b. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội” (Luận cương về Feuerbach - C.Mác). Con người luôn cụ thể, xác định, sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định. Quan niệm này giúp chúng ta nhận thức đúng đắn, tránh khỏi cách hiểu thô thiển về mặt tự nhiên, cái sinh học ở con người. Tóm lại, bản chất chung nhất, sâu sắc nhất của con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội diễn ra trong hiện tại và quá khứ. Con người không phải là cố định, bất biến mà có tính lịch sử cụ thể. Chúng ta không thể hiểu bản chất con người bên ngoài mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người. Bởi vậy, con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hoá lâu dài của giới hữu sinh. Song điều quan trọng hơn cả, con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử - xã hội. Với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tác động và cải biến giới tự nhiên, tái tạo lại một thiên nhiên thứ hai theo mục đích của mình; đồng thời thúc đẩy sự vận động phát triển của lịch sử - xã hội. Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình. Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện cho sự tồn tại của con người vừa là phương thức để làm biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội. Không có hoạt động của con người thì cũng không tồn tại quy luật xã hội, và do đó, không có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử loài người. Vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta Khái niệm công nghiệp hoá - hiện đại hoá Từ quan điểm đổi mới về công nghiệp hóa - hiện đại hoá của Đại hội Đảng lần thứ VII, có thể đưa ra định nghĩa như sau: Công nghiệp hoá - hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp, tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động cao. Trước đây, công nghiệp hóa - hiện đại hóa tiến hành ở những nước kém phát triển và trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nội dung có tính nguyên tắc là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Ngày nay, công nghiệp hóa - hiện đại hóa là ưu tiên phát triển những ngành có tiềm năng, ưu thế lớn, có khả năng sử dụng kĩ thuật - công nghệ có hiệu quả cao nhất. Với sự phát triển của cách mạng khoa học - kĩ thuật, công nghiệp hóa - hiện đại hóa vẫn đang là vấn đề phải tiếp tục ở cả những nước đã có nền công nghiệp tương đối phát triển với những nội dung mới như: điện tử, tin học, công nghệ mới, công nghệ sinh học… Chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam hiện nay: gắn công nghiệp hóa với hiện đại hóa đất nước, phát triển nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động và cải thiện đời sống nhân dân. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 là chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp. Xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước Thực trạng nguồn nhân lực ở nước ta - Nguồn lực từ nông dân Dân số cả nước hiện nay là 84,2 triệu người, trong đó nông dân chiếm 73% dân số, tương đương 61,5 triệu người, chiếm tỉ lệ cao trong lực lượng lao động. Tuy nhiên, nguồn nhân lực to lớn này vẫn chưa được khai thác, tổ chức, bị bỏ mặc, từ đó dẫn đến sản xuất tự phát, manh mún. Hiện có tới 90% lao động nông nghiệp và cán bộ quản lý nông thôn chưa được đào tạo. Điều này phản ánh chất lượng nguồn nhân lực trong nông dân còn rất yếu kém. Việc liên kết "bốn nhà" (nhà nước, nhà nụng, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp) chỉ là hình thức. - Nguồn lực từ công nhân Giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay có khoảng dưới 5 triệu người, chiếm 6% dân số cả nước. Công nhân có tay nghề cao chiếm tỷ lệ rất thấp so với đội ngũ công nhân nói chung. Trình độ công nhân còn thấp. Số công nhân có trình độ cao đẳng, đại học khoảng 150.000 người, chiếm 3,3% đội ngũ công nhân. Sự già đi và ít đi của đội ngũ công nhân Việt Nam chỉ ra rằng công nhân khó có thể đóng vai trò chủ yếu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Về chính trị, công nhân chưa có địa vị bằng trí thức, công chức, viên chức, rất khó vươn lên vị trí chủ đạo trong đời sống xã hội. - Nguồn lực từ trí thức, công chức, viên chức Đội ngũ trí thức Việt Nam trong những năm gần đây tăng rất nhanh. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực còn yếu. Khoảng 80% công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan công quyền chưa hội đủ những tiêu chuẩn của một công chức, viên chức. Ước tính có tới 63% tổng số sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa có việc làm. Không ít đơn vị nhận người vào làm phải mất 1-2 năm đào tạo lại. 37% sinh viên có việc làm cũng không đáp ứng được yêu cầu công việc. Nói tóm lại, có thể rút ra mấy điểm về thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam như sau: Nguồn nhân lực ở Việt Nam khá dồi dào nhưng chưa được sự quan tâm đúng mức, chưa được quy hoạch, khai thác. Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, dẫn đến mâu thuẫn giữa lượng và chất. Sự kết hợp nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức chưa tốt, thiếu sự cộng lực để thực hiện mục tiêu chung là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên Nhìn nhận theo góc độ đánh giá nguồn nhân lực, chất lượng con người Việt Nam thấp về nhiều mặt so với Trung Quốc và các nước ASEAN khác, có nhiều ưu thế không được nuôi dưỡng và phát huy đúng hướng. Có thể kể ra một vài lí do cơ bản sau: - Không quan tâm kế thừa, phát huy những thành tựu giáo dục. Không khai thác được lợi thế của nước đi sau, thậm chí ít nhiều hoang tưởng, nhân danh phát huy sáng tạo đi tìm một con đường riêng, nhưng thực tế lại là lạc lõng. Ví dụ: thay bảng chữ cái ABC, abc bằng bảng E, e… - Tiêu cực và chủ nghĩa cơ hội đã bóp méo những mong muốn phát triển nguồn nhân lực làm sai lệch hướng vận dụng mọi nguồn nhân lực. - Không lường được những khó khăn, mâu thuẫn gay gắt giữa một bên là khả năng cho phép của nguồn lực và một bên là đòi hỏi của phát triển cũng như những khó khăn, phức tạp của lĩnh vực thiết yếu này trong đời sống quốc gia. Không nhận thức đúng đắn những yếu kém lớn về năng lực tổ chức, quản lí của bộ máy Nhà nước. Duy ý chí và bệnh thành tích cũng góp phần đầu độc trầm trọng thêm tình trạng này. - Tri thức, tầm nhìn và đạo đức nghề nghiệp của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo, quản lí lĩnh vực phát triển giáo dục và nguồn lực con người dưới tầm so với đòi hỏi của nhiệm vụ. Một số giải pháp nhằm giải quyết hợp lí vấn đề nguồn nhân lực ở Việt Nam Nhìn rõ thực trạng nguồn nhân lực để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm và đưa ra yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực. Một mặt phải trực tiếp giải quyết vấn đề về chất lượng nguồn nhân lực, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kĩ thuật. Mặt khác phải giải quyết vấn đề nâng cao thể lực người lao động và phân phối hợp lý nguồn nhân lực. Trong trình tự giải quyết phải đi tuần tự từ tiếp tục xoá mù chữ, phổ cập tiểu học, trang bị những kiến thức cơ bản, đào tạo nghề từ sơ cấp đến các bậc cao hơn nhưng phải tạo ra một bộ phận người lao động có chất lượng cao, đặc biệt phải chú trọng đào tạo lao động kĩ thuật, nhằm đáp ứng nhu cầu của những ngành công nghệ mới, các khu công nghiệp và các khu kinh tế mở. Một là phải xác định rõ nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá của Việt Nam trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Hai là nâng cao chất lượng con người và chất lượng cuộc sống. Chất lượng con người, trước hết, phải tính đến vấn đề chất lượng sinh nở. Ngành y tế phải có những quy định cụ thể về chất lượng sinh nở như kiểm tra sức khỏe, bệnh tật, di truyền… trước khi đăng kí giá thú và vợ chồng quan hệ để sinh con. Hiện nay đang có tình trạng đẻ không tính toán cân nhắc, nhất là ở nông thôn, làm cho trẻ sinh ra còi cọc, kém phát triển. Vì vậy phải tăng cường chất lượng hoạt động của các cơ quan chức năng. Tiếp đó phải tính đến chất lượng cuộc sống, nghĩa là phải nuôi dưỡng vật chất và tinh thần cho con người sinh ra. Ba là Nhà nước cần xây dựng chiến lược nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Phải xác định thật rõ xây dựng nguồn nhân lực không chỉ là trách nhiệm của các nhà hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách mà còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Bốn là Chính phủ và các cơ quan chức năng có biện pháp giải quyết hiệu quả những vấn đề vừa cấp bách vừa lâu dài của nguồn nhân lực, đặc biệt là vấn đề khai thác, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực. Năm là Nhà nước phải có kế hoạch phối hợp tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, phù hợp với nhu cầu xã hội, đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Sáu là không ngừng nâng cao trình độ học vấn, thực hiện toàn xã hội học tập và làm việc. Vấn đề đặt ra một cách gay gắt là phải bằng mọi biện pháp đầu tư để nâng cao trình độ học vấn của cả nước lên, bằng không sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Bảy là Đảng và Nhà nước cần có chính sách đúng đắn trong việc trọng dụng nhân tài, nhất là các nhà khoa học và chuyên gia tài năng thật sự. Phải phân biệt rành mạch tài thật và tài giả, những kẻ cơ hội và những người chân chính. Không giải quyết được vấn đề này một cách rõ ràng thì nhân tài của đất nước sẽ lại “rơi lả tả như lá mùa thu”, “vàng thau lẫn lộn”, làm cho những người thật sự có tài năng không có cơ hội phát triển, còn những kẻ cơ hội xu nịnh, bợ đỡ lại tồn tại trong các cơ quan công quyền. Tám là Chính phủ cần có những quyết định đúng đắn về việc được phép đầu tư vào lĩnh vực nào trong nguồn nhân lực. Cải thiện chính sách tiền tệ và tài chính, phát triển cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa giáo dục là những vấn đề quan trọng vào thời điểm hiện nay. Chín là cải thiện thông tin về nguồn nhân lực theo hướng rộng rãi và dân chủ, giúp mọi người thấy được tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực ở nước ta và trên thế giới. Mười là hàng năm cần tổng kết lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực ở Việt Nam, đánh giá nghiêm túc ưu nhược điểm, kịp thời rút kinh nghiệm, từ đó xây dựng chính sách mới, điều chỉnh chính sách cũ. Tham khảo một số chính sách xây dựng nguồn nhân lực ở Mỹ Giáo dục đại học là một hình thức đầu tư cá nhân. Nó mở rộng cho tất cả những ai muốn học, có năng lực và trang trải được chi phí học tập. Chính quyền có các chính sách cho vay với lãi suất thấp để tạo điều kiện cho sinh viên học tập. Ưu điểm lớn nhất là phương pháp giáo dục theo hướng đáp ứng đúng trình độ, nhu cầu của từng cá nhân. Mức độ cá nhân hoá giáo dục rất cao, sinh viên có cơ hội theo đuổi những gì mình mong muốn cho dù có mới mẻ và kì quặc. Cơ hội nghề nghiệp cao hơn một cách tương đối so với các nước khác. Một tấm bằng đại học tại nước này cho phép bạn tìm được việc ở nhiều nơi, nhất là đối với những ngành công nghệ mà Mỹ là cường quốc. ý kiến cá nhân Phát triển nguồn nhân lực thực chất là ngày càng phải làm tốt hơn việc giải phóng con người. Nó đòi hỏi cùng lúc phải tập trung trí tuệ, nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực và thường xuyên cải thiện, đổi mới môi trường quốc gia về mọi mặt. Ngày nay không thể quan niệm đơn thuần nguồn nhân lực là lực lượng lao động với nghĩa đơn giản là những người làm công ăn lương, những người nông dân ít có điều kiện học hành… mà phải nhìn nhận nguồn nhân lực bao gồm tất cả mọi người thuộc mọi tầng lớp xã hội và nghề nghiệp khác nhau, mọi địa vị xã hội từ thấp nhất đến cao nhất. Nhìn nhận như vậy, quốc sách về phát triển nguồn nhân lực hiển nhiên đòi hỏi phải đổi mới triệt để toàn xã hội hướng thiện - theo những giá trị chân chính. Trong đó, đổi mới về giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng có tính chất quyết định. Trước tiên, việc mở rộng quy mô giáo dục đào tạo là rất cần thiết. Nhưng cố gắng mở rộng quy mô giáo dục đào tạo của nước ta vẫn không theo kip được tốc độ gia tăng dân số. Đảng và Nhà nước cần có chính sách khuyến khích mở rộng và hỗ trợ cho các trường dạy nghề nhằm thu hút học sinh, sinh viên, khắc phục sự mất cân đối trong cơ cấu ngành học, bậc học của giáo dục đào tạo. Giáo dục mầm non có tầm quan trọng đặc biệt đứng từ góc độ chuẩn bị nền tảng về thể lực và trí lực cho nguồn nhân lực. Giáo dục phổ thông, đặc biệt là giáo dục tiểu học, là một trong những yếu tố quyết định các cơ hội và tăng trưởng kinh tế. Giáo dục đào tạo chuyên môn nghiệp vụ kĩ thuật, ngoài ý nghĩa tăng trưởng kinh tế, còn đặc biệt quan trọng trong việc giảm nguy cơ tụt hậu. Yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng nguồn nhân lực là việc đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục đào tạo. Ngoài giáo dục đào tạo văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ về mặt lí thuyết, cần chú ý điều kiện thực hành, ứng dụng, giáo dục kỉ luật, tác phong lao động công nghiệp, rèn luyện kĩ năng và khả năng thích ứng của người lao động với những đặc điểm của nền kinh tế thị trường. Song song với vấn đề giáo dục đào tạo con người, chúng ta phải quan tâm đến vấn đề dân số, sức khoẻ để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giảm sức ép đối với quy mô và chất lượng giáo dục. Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, yêu cầu đa dạng hoá các loại hình giáo dục đào tạo là rất cần thiết để bổ sung, cải thiện hiện trạng nguồn nhân lực, nhằm khắc phục những bất hợp lí về việc phân bổ nguồn nhân lực, đồng thời nâng cao hiệu quả của đầu tư cho giáo dục đào tạo để phục vụ cho nhu cầu phát triển . Tóm lại, giáo dục đào tạo nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là một tất yếu khách quan, một nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình đổi mới, xây dựng đất nước. Mặc dù nền giáo dục đào tạo đã đạt được nhiều thành tích to lớn nhưng so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, nền giáo dục đào tạo của nước ta vẫn chưa đáp ứng được. Kết luận Con người là chủ thể lịch sử và sáng tạo ra lịch sử. Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, con người là yếu tố quyết định vừa là điểm xuất phát vừa là mục đích của một chính sách kinh tế - xã hội xây dựng xã hội chủ nghĩa là xây dựng xã hội chủ nghĩa là xây dựng một xã hội mà ở đó có đủ những điều kiện vật chất và tinh thần. Phát triển con người Việt Nam toàn diện - đó cũng chính là động lực, là mục tiêu nhân đạo của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà chúng ta đang từng béc tiến hành. Bởi lẽ, người lao động nước ta ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trong sự phát triển nền kinh tế đất nước theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì chất lượng người lao động là nhân tố quyết định. Thực tiễn đã chứng tỏ rằng không có người lao động chất lượng cao. Chúng ta không thể phát triển kinh tế, đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Nhưng cũng chính vì nghèo nàn, lạc hậu về kinh tế mà chất lượng của người lao động nước ta chưa cao. Để thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn này và tạo đà cho bước phát triển tiếp theo của sự nghiệp công nghiệp nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thì một nước đang còn ở tình trạng kém phát triển như nước ta không thể không xây dựng một chính sách phát triển lâu bền, có tầm nhìn xa trông rộng, phát triển con người, nâng cao dần chất lượng của người lao động. Việt Nam đã làm được điều đó hay chưa; cho tới nay tuy chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng đời sống vật chất tinh thần của đại đa số, người dân còn thiếu. Do vậy lý luận chủ nghĩa Mác Lênin nói chung và quan điểm chủ nghĩa Mác Lênin về con người là kim chỉ nam định hướng cho đất nước ta cần phải đi đâu, làm gì và làm như thế nào, để thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước, có như vậy chúng ta mới vượt qua được cái ngưỡng của nghèo nàn và lạc hậu... Tài liệu tham khảo Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới, số 1/1999. Đề tài cấp Nhà nước: “Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2011-2020” của PGS. TS. Đức Vượng, Viện trưởng Viện Khoa học nghiên cứu nhân tài nhân lực. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nhà xuất bản quốc gia Hà Nội, năm 1996. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội, năm 1991. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội, năm 2001.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuan điểm của triết học Mác-Lênin về con người và vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta.doc
Tài liệu liên quan