Tiểu luận Tác động của khủng hoảng tài chính 2008 đến cán cân thanh toán Việt Nam

MỤC LỤC

 

 

I. Vài đặc điểm nổi bật tác động đến cán cân thanh toán Việt Nam cuối năm 2007 đến trước khủng hoảng tài chính 2008.

I.1. Xuất khẩu khởi sắc song nhập siêu vẫn là một bài toán khó.

I.2. Nguồn vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng đột biến.

II. Khủng hoảng tài chính năm 2008 tác động đến cán cân vãng lai.

II.1. Tác động lên cán cân thương mại.

II.2. Tác động lên cán cân dịch vụ.

II.3. Tác động lên cán cân thu nhập.

II.4. Tác động lên cán cân vãng lai một chiều.

III. Khủng hoảng tài chính tác động đến cán cân vốn.

IV. Những chính sách chính phủ đã thực hiện để cải thiện cán cân thanh toán trong giai đoạn này.

IV.1. Các chính sách tác động lên Cán cân vãng lai.

IV.2. Các chính sách tác động lên Cán cân vốn.

*). Nhóm giải pháp bổ sung.

Tài liệu tham khảo

 

 

doc24 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2632 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tác động của khủng hoảng tài chính 2008 đến cán cân thanh toán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sắm tài sản, hàng hóa, lễ hội vào dịp cuối năm. Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tr USD 2.100 2.700 3.200 3.800 4.700 5.500 Lượng kiều hối vào Việt Nam qua các năm Vốn đầu tư gián tiếp từ thị trường chứng khoán cả năm ước đạt từ 4,5 đến 5 tỉ USD năm 2007. Những bất cập liên quan đến dòng vốn tại Việt Nam có thể kể đến như: Một, sự bất cân xứng về cơ cấu nguồn vốn nhà nước và nguồn vốn nước ngoài ngày càng lớn. Trong khi nguồn vốn nước ngoài ngày một tăng thì ngồn vốn trong nước lại giảm. Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 NVTN 59,8% 57,3% 52,9% 48,1% 47,1% 46,4% 43,3% NVNN 22,6% 25,3% 31,1% 37,7% 38,0% 37,7% 40,7% Hai, tuy nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn nhưng ở từng nguồn vẫn còn hạn chế, quá trình giải ngân dự án đạt tỉ lệ chưa cao, nhiều dự án đăng kí hàng chục tỉ đồng nhưng lại chia ra thành nhiều giai đoạn giải ngân nên rủi ro rất lớn. Khủng hoảng tài chính cuối năm 2008 tác động mạnh mẽ lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp buộc họ phải thắt chặt ngân sách, khi đó nguồn vốn thực sự được giải ngân cho các dự án giảm xuống đáng kể. II. Khủng hoảng tài chính năm 2008 tác động đến cán cân vãng lai Cán cân vãng lai của một quốc gia bao gồm: - Cán cân thương mại: Xuất khẩu hàng hóa và Nhập khẩu hàng hóa. - Cán cân dịch vụ: Xuất khẩu dịch vụ và Nhập khẩu dịch vụ. - Cán cân thu nhập. - Chuyển giao vãng lai 1 chiều. Trong các hạng mục của Tài khoản vãng lai thì Cán cân Thương mại là quan trọng nhất. Thông thường nếu có thâm hụt tài khoản vãng lai, thì nguyên nhân chủ yếu là do thâm hụt cán cân thương mại. Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 là sự phát triển và lan tỏa của cuộc khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ năm 2007 và còn tiếp tục diễn ra trong năm 2009. Cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế các nước, gây ra suy thoái kinh tế ở nhiều nơi và tăng trưởng kinh tế chậm lại. Mặc dù Việt Nam đã chuyển hướng chính sách để đối phó với khủng hoảng, tuy độ mở của nền kinh tế Việt Nam khá cao nhưng còn chịu tác động bất lợi trên cả 3 bình diện: thương mại, đầu tư và tài chính nên sẽ đứng trước nhiều thách thức. Năm 2008, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam chiếm 30% tổng đầu tư, đầu tư gián tiếp qua các kênh trái phiếu chính phủ, thị trường chứng khoán chiếm tỉ trọng khá cao (39% trái phiếu và 25% tổng mức vốn hoá của thị trường), nhưng đã có dấu hiệu suy giảm do khủng hoảng. II.1. Tác động lên cán cân thương mại Mặc dù thâm hụt thương mại là tình trạng đã kéo dài nhiều năm ở Việt Nam, tuy nhiên, điều đáng báo động là năm 2008 thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam đã ở mức đỉnh điểm với mức thâm hụt 17,5 tỉ USD. Điều này có thể được lí giải phần nào bởi cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 tại Mỹ đã khiến nền kinh tế này nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung rơi vào tình trạng suy thoái, tốc độ tăng trưởng giảm sút. Theo đó, đồng USD mất giá trên thị trường quốc tế, đồng nghĩa với tỷ giá VND/USD giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, chiếm khoảng 20-21% kim ngạch xuất khẩu. Khủng hoảng tài chính đã tác động đến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Mỹ do cầu tiêu dùng tại thị trường Mỹ đang trên đà giảm mạnh. Việc suy giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Mỹ sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung của Việt Nam trong năm 2008 và cả năm 2009 (nếu nền kinh tế Mỹ chưa có dấu hiệu phục hồi). Mặt khác, cung đối với các mặt hàng nhập khẩu sẽ tăng do các nhà sản xuất bị giảm thị trường ở các nước phát triển sẽ tìm cách mở rộng các thị trường khác. Trong các thị trường nhập khẩu của Việt Nam năm 2008, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu từ khu vực ASEAN, ước tính 19,5 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm 2007; Trung Quốc 15,4 tỷ USD, tăng 23,2%; thị trường EU 5,2 tỷ USD, tăng 1,7%; Đài Loan 8,4 tỷ USD, tăng 21,8 %; Nhật Bản 8,3 tỷ USD, tăng 37,7%. Nhập siêu năm 2008 ước tính 17,5 tỷ USD, tăng 24,1 % so với năm 2007, bằng 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhập siêu đã giảm nhiều so với dự báo những tháng trước đây nhưng mức nhập siêu năm 2008 vẫn khá cao. Kim ngạch xuất nhập nhẩu hàng hóa Việt Nam thời kì 2005 - 2008 2005 2006 2007 2008 106 USD % 106 USD % 106 USD % 106 USD % XUẤT KHẨU 32447 100 39826 100 48561 100 62700 100 Trong nước 13893 42,8 16765 42,1 20786 42,8 28200 45,0 Nước ngoài 18554 57,2 23061 57,9 27776 57,2 34500 55,0 Dầu thô 7387 22,8 8311 20,9 8487 17,5 10330 16,5 NHẬP KHẨU 36761 100 44891 100 62764 100 80714 100 Trong nước 23121 62,9 28402 63,3 41247 65,7 52815 65,4 Nước ngoài 13640 37,1 16489 36,7 21517 34,3 27899 34,6 CÂN ĐỐI -4314 -5065 -14202 -18014 Nguồn Tổng cục thống kê Khủng hoảng tài chính Mỹ còn tác động tiêu cực tới nhiều nền kinh tế khác trên thế giới, đặc biệt là EU và Nhật Bản – đây cũng là hai thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Do tác động của khủng hoảng, người dân tại các thị trường này cũng phải cắt giảm chi tiêu, các nhà nhập khẩu không có khả năng thanh toán do khó khăn về tài chính, theo đó nhập khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng giảm. Chính những tác động tiêu cực đó mà khả năng xuất khẩu của Việt Nam giảm sút, còn nhập khẩu lại tăng mạnh dẫn đến mức thâm hụt thương mại năm 2008 tăng lên và còn có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới khi mà sức lan tỏa của cuộc khủng hoảng là quá lớn. II.2. Tác động lên cán cân dịch vụ Xuất nhập khẩu dịch vụ năm 2008 Thực hiện (Triệu USD) Năm 2008 so với năm 2007 (%) Cơ cấu năm 2008 % 2007 2008 Xuất khẩu 6460 7096 109,8 100,0 Dịch vụ vận tải hàng không 1069 1322 123,7 18,6 Dịch vụ vận tải biển 810 1034 127,7 14,6 Dịch vụ buu chính viễn thông 110 80 72,7 1,2 Dịch vụ du lịch 3750 4020 107,2 56,7 Dịch vụ tài chính 332 230 69,3 3,2 Dịch vụ bảo hiểm 65 60 92,3 0,8 Dịch vụ Chính phủ 45 50 111,1 0,7 Dịch vụ khác 279 300 107,5 4,2 Nhập khẩu 7176 7915 110,3 100,0 Dịch vụ du lịch 1220 1300 106,6 16,4 Dịch vụ vận tải hàng không 820 800 97,6 10,2 Dịch vụ hàng hải 250 300 120,0 3,8 Dịch vụ buu chính viễn thông 47 54 115,7 0,7 Dịch vụ tài chính 300 230 76,7 2,9 Dịch vụ bảo hiểm 210 150 71,4 1,9 Dịch vụ Chính phủ 40 50 125,0 0,6 Dịch vụ khác 1030 850 82,5 10,7 Uớc tính cước phí I, F hàng NK 3259 4181 128,3 52,8 Cụ thể: Vận tải hành khách tháng 12 và năm 2008 Thực hiện 11 tháng năm 2008 Ước tính tháng              12 năm 2008 Cộng dồn cả                  năm 2008 Năm 2008 so với năm 2007 (%) A. NGHÌN HÀNH KHÁCH Tổng số 1760673.4 171651,6 1932325,0 108,1 Phân theo cấp quản lý Trung ương 34865,1 2722,0 37587,1 116,4 Địa phương 1725808,3 168929,6 1894737,9 107,9 Phân theo khu vực vận tải Trong nước 1756878,8 171306,0 1928184,8 108,1 Ngoài nước 3794,6 345,6 4140,2 114,0 Phân theo ngành vận tải Đường sắt 10425,4 906,7 11332,1 97,9 Đường biển 5454,5 512,7 5967,2 102,1 Đường sông 147413,2 13119,6 160532,8 101,2 Đường bộ 1588035,7 156272,2 1744307,9 108,8 Hàng không 9344,7 840,4 10185,1 110,5 B. TRIỆU HÀNH KHÁCH.KM Tổng số 74657.6 7013,7 81671,3 107,6   Phân theo cấp quản lý Trung ương 65003,1 1874,0 22724,0 111,0 Địa phương 9654,5 5139,7 58947,3 106,4   Phân theo khu vực vận tải Trong nước 20850,0 6132,4 71135,5 107,6 Ngoài nước 53807,6 881,3 10535,8 108,0   Phân theo ngành vận tải Đường sắt 4144,6 415,8 4560,4 99,6 Đường biển 332,4 32,5 364,9 105,6 Đường sông 2961,5 258,2 3219,7 102,0 Đường bộ 52439,1 4971,3 57410,4 108,2 Hàng không 14780,0 1335,9 16115,9 109,4 Vận tải hàng hoá tháng 12 và năm 2008 Thực hiện 11 tháng năm 2008 Ước tính tháng 12 năm 2008 Cộng dồn cả năm 2008 Năm 2008 so với năm 2007 (%) A. NGHÌN TẤN Tổng số 552168,5 51813,9 603982,4 108,9   Phân theo cấp quản lý Trung ương 41511,0 3869,6 45380,6 115,5 Địa phương 510657,5 47944,3 558601,8 108,4   Phân theo khu vực vận tải Trong nước 522677,3 49129,3 571806,6 108,4 Ngoài nước 29491,2 2684,6 32175,8 117,8   Phân theo ngành vận tải Đường sắt 7739,3 687,6 8426,9 93,4 Đường biển 46668,0 4335,2 51003,2 121,8 Đường sông 100359,2 9226,0 109585,2 101,4 Đường bộ 397283,5 37554,0 434837,5 109,9 Hàng không 118,5 11,1 129,6 104,7 B. TRIỆU TẤN.KM Tổng số 159451,7 14815,0 174266,7 140,5   Phân theo cấp quản lý Trung ương 109716,0 10736,6 120452,6 159,3 Địa phương 49735,7 4078,4 53814,1 111,2   Phân theo khu vực vận tải Trong nước 59577,7 5414,0 64991,7 111,4 Ngoài nước 99874,0 9401,0 109275,0 166,4   Phân theo ngành vận tải Đường sắt 3632,6 395,0 4027,6 107,2 Đường biển 129892,1 11948,7 141840,8 149,9 Đường sông 5123,0 471,3 5594,3 101,0 Đường bộ 20538,0 1976,0 22514,0 113,7 Hàng không 266,0 24,0 290,0 99,1 Kết quả hoạt động bưu chính viễn thông năm 2008 Thực hiện 11 tháng năm 2008 Ước tính tháng 12 năm 2008 Cộng dồn cả năm 2008 Năm 2008 so với năm 2007 (%) A. SẢN LƯỢNG (Nghìn thuê bao) Số thuê bao điện thoại phát triển 24638,0 2913,0 27551,0 118,0 Trong đó: Tập đoàn BCVT 16821,3 2839,2 19660,5 199,0 Điện thoại cố định 975,6 89,2 1064,8 72,8 Điện thoại di động 15845,7 2750,0 18595,7 220,8 Số thuê bao internet phát triển 1342,7 139,2 1481,9 127,8 Trong đó: Tập đoàn BCVT 927,5 64,0 991,5 104,5 B. TỔNG DOANH THU THUẦN (Tỷ đồng) 61744,8 7455,5 69200,3 123,8 Trong đó: Tập đoàn BCVT 44456,3 5367,9 49824,2 117,7 Bưu chính 1864,0 236,2 2100,2 124,0 Viễn thông 40833,7 4957,8 45791,5 116,2 Dịch vụ bưu chính, viễn thông khác 680,2 75,2 755,4 108,3 Thu khác 1078,3 98,8 1177,1 88,3 Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12 và năm 2008 Nghìn lượt người Ước tính tháng 12 năm 2008 Cộng dồn cả năm 2008 Tháng 12 năm 2008 so với tháng 11 năm 2008 (%) Năm 2008 so với năm 2007 (%) TỔNG SỐ Phân theo mục đích đến 376,0 4253,7 134,3 100,6 Du lịch 242,6 2631,9 124,8 101,0 Công việc 67,2 844,8 123,9 125,4 Thăm thân nhân 48,2 509,6 267,8 84,8 Mục đích khác 18,0 267,4 136,0 76,7 Phân theo một số nước và vùng lãnh thổ CHND Trung Hoa 59,1 650,1 113,0 113,1 Đài Loan 21,9 303,5 144,6 95,1 Hàn Quốc 32,7 449,2 134,3 94,5 Hoa Kỳ 38,4 417,2 178,7 102,2 Ma-lai-xi-a 19,9 174,0 161,0 113,4 Nhật Bản 34,8 393,0 139,2 93,9 Ôx-trây-li-a 23,8 234,8 199,9 104,5 Pháp 16,6 182,0 99,2 99,1 Thái Lan 14,1 183,1 94,2 109,6 Xin-ga-po 21,5 158,4 216,5 114,6 Nhìn chung hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ, bao gồm: dịch vụ vận tải, du lịch, bảo hiểm, bưu chính, viễn thông, hàng không, ngân hàng,… trong năm 2008 không chịu tác động bởi cuộc khủng hoảng kinh tế 2008. Tổng trị giá xuất khẩu dịch vụ năm 2008 ước tính đạt 7,1 tỷ USD, tăng 9,8% so với năm 2007, trong đó dịch vụ du lịch đạt 4 tỷ USD, tăng 7,2%; dịch vụ vận tải hàng không đạt 1,3 tỷ USD, tăng 23,7%; dịch vụ vận tải biển đạt 1 tỷ USD, tăng 27,7%. Tổng trị giá nhập khẩu dịch vụ năm 2008 ước tính đạt 7,9 tỷ USD, tăng 10,3% so với năm 2007, trong đó dịch vụ du lịch 1,3 tỷ USD, tăng 6,6%; dịch vụ vận tải hàng không 800 triệu USD, giảm 2,4%; dịch vụ hàng hải 300 triệu USD, tăng 20%. II.3. Tác động lên cán cân thu nhập Theo thông lệ hàng năm, bắt đầu từ tháng 10 của năm 2008 đến tháng 1 của năm 2009 mới chính là "mùa kiều hối". Tuy nhiên, nếu theo dõi số liệu của từng tháng thì có thể thấy, bắt đầu từ tháng 10 năm 2008, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam thông qua các kênh chính thức của ngân hàng đã bắt đầu giảm dần. Lí do chính cho vấn đề trên là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, một số quốc gia nhận nhiều lao động xuất khẩu của Việt Nam cũng gặp những khó khăn, lương trả cho công nhân suy giảm, đồng thời việc tiếp nhận lao động mới cũng không còn được như trước, cho nên thu nhập của bà con Việt Nam tại một số nước, đặc biệt là ở Mỹ cũng đã bị suy giảm, lượng tiền gửi về để hỗ trợ người thân cũng ít đi. Theo thống kê, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong năm 2008 là 7,2 tỷ USD. Với doanh số 8-10 tỷ USD/năm, kiều hối là một nguồn thu rất quan trọng của Việt Nam. Do một phần lớn nguồn kiều hối từ Mỹ nên chắc chắn nguồn này cũng giảm sút nhất định trước cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 gây ảnh hưởng không nhỏ đến cán cân thương mại nói chung. II.4. Tác động lên cán cân vãng lai một chiều (cụ thể là lượng vốn ODA) Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, công tác vận động thu hút vốn ODA của Việt Nam đang có nhiều thuận lợi do Việt Nam được đánh giá là một trong những nước sử dụng vốn ODA hiệu quả nhất. ODA năm 2008 tuy có sự tiến bộ về giải ngân nhưng do nguồn ODA năm 2008 thấp hơn nhiều so với năm 2007 nên tổng vốn giải ngân năm 2008 thấp hơn năm 2007. Kế hoạch giải ngân vốn ODA năm 2008 được giao là 1.900 triệu USD, trong đó vốn vay là 1.690 triệu USD và viện trợ không hoàn lại là 210 triệu USD. Về cơ cấu chi, kế hoạch giải ngân năm 2008 bao gồm: Xây dựng cơ bản: 660 triệu USD; Chi hành chính sự nghiệp: 255 triệu USD; Cho vay lại: 840 triệu USD; và Hỗ trợ ngân sách: 145 triệu USD. Theo đó, Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) 2008 bế mạc với tổng cam kết từ các nhà tài trợ là 5,014 tỷ USD, giảm so với mức 5,4 tỷ USD của năm 2007, do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu. III. Khủng hoảng tài chính tác động đến cán cân vốn. Về tổng quan trong dài hạn Việt Nam sẽ không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng tài chính do: Một, cán cân vốn của Việt nam chưa được tự do hóa, dòng tiền ngoại muốn rút khỏi Việt Nam sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Dòng vốn ngoại vẫn bị kiểm soát mạnh khi vào và ra nên các tổ chức đầu cơ tiền tệ cũng không mặn mà, không có động lực, không có khả năng để phá tiền Việt. Hai, các định chế tài chính của Việt nam chưa hội nhập mạnh với quốc tế, chúng ta chỉ mới mở cửa tài khoản vốn vào, mà hầu như chưa mở cửa dòng ra, do vậy lượng tiền Việt Nam đầu tư ra bên ngoài dường như không đáng kể và dòng vốn gián tiếp đổ vào Việt Nam chưa nhiều nên hệ thống tài chính của Việt Nam sẽ không chịu nhiều tác động từ cuộc khủng hoảng này so với các nước có mức độ hội nhập tài chính sâu rộng. Hầu hết các Ngân hàng chưa thực hiện đầu tư trên thị trường tiền tệ, thị trường vốn (một vài ngân hàng lớn có thể có các giao dịch tiền tệ nhưng khối lượng rất hạn chế) chỉ tham gia thực hiện các dịch vụ thanh toán là chính. Ba, nguồn lực của NHNN chưa nhiều nhưng quy mô Ngân hàng chưa lớn, NHNN vẫn thừa lực để hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong nước khi bị khó khăn thanh khoản (vai trò người cứu cánh cuối cùng). Bốn, các tổ chức quốc tế chưa có dấu hiệu muốn rời khỏi Việt nam, mặt khác lượng tiền đầu tư gián tiếp chỉ khoản trên 10 tỷ, nếu chạy khỏi Việt nam thì Việt nam vẫn có thể giải quyết được do dự trữ ngoại tệ cao hơn nhiều (khoảng 20 tỷ). Tuy nhiên nếu dòng FII (Foreign Indirect Investment) rút vốn mạnh sẽ phần nào gây khó khăn cho Việt nam và thị trường chứng khoán (nhưng điều này không xảy ra do kinh tế Việt nam quá tốt, cổ phiếu giá hấp dẫn, nếu các quỹ rút vốn sẽ phải trả giá khá đắt, tiếp tục đầu tư ở VN sẽ hiệu quả hơn). Từ một vài điểm sơ bộ trên có thể thấy thị trường tài chính của VN không bị ảnh hưởng mạnh, trực tiếp từ khủng hoảng quốc tế. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chịu ảnh hưởng của cơn bão tiền tệ vẫn xảy ra nhưng không trực tiếp, ảnh hưởng trong trung hạn do: Một, luồng vốn gián tiếp vào VN từ các nước phương Tây sẽ bị giảm đi do chính công ty mẹ, Ngân hàng mẹ tại chính quốc còn đang gặp khó khăn về nguồn vốn. Hai, không loại trừ trường hợp một vài quỹ bị suy yếu có thể phải rút vốn về nước nhưng số này không nhiều và sẽ được bù đắp bởi luồng vốn từ Châu Á. Ba, tác động tâm lý rất lớn, tuy nhiên điều này chỉ xảy ra trong ngắn hạn. Theo Ông Mạc Quang Huy: Tác động đầu tư trực tiếp: chi phí huy động vốn toàn cầu ngày càng tăng biên độ tín dụng gia tăng. Chúng ta cần nhìn nhận sự khó khăn ở gốc độ toàn cầu thay vì các quốc gia đầu tư vào Việt Nam, do bản thân các công ty mẹ là tập đoàn đa quốc gia với hoạt động toàn cầu. Hơn nữa do nhu cầu tiêu thụ sụt giảm nên việc giải ngân FDI sẽ sụt giảm đáng kể. Hơn nữa, xem xét mối quan hệ giữa kinh tế Việt Nam với thế giới, đặc biệt là Mỹ, ta tiếp nhận vốn FDI và các luồng vốn gián tiếp do các quỹ đầu tư Mỹ đổ vào thị trường chứng khoáng Việt Nam. Vì vậy, có thể nói khủng hoảng ảnh hưởng rất đáng kể. Thêm vào đó, hầu hết các dự án đầu tư nói chung, dư án FDI nói riêng, phần nợ vay thường chiếm 1 tỷ phần rất lớn trong tổng vốn đầu tư, nên khi mà tổ chức chức tài chính đang gặp khó khăn sẽ làm cho nhiều hợp đồng vay vốn sẽ không được kí kết hoặc không thể giải ngân. Tác động đầu tư gián tiếp: huy động vốn gián tiếp vào thị trường cổ phiếu gián tiếp Việt Nam trong thời gian tới sẽ rất khó khăn do các nhà đầu tư sẽ hướng tới các kênh đầu tư an toàn. Việc bán tháo chứng khoán khỏi thị trường Việt Nam là có thể, mặc dù xác suất không cao do tính thanh khoản và quy mô của thị trường. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán và quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn trong năm tới. Việc huy động vốn thông qua thị trường vốn khó khăn trong khi thị trường tín dụng thắt chặt sẽ chặn dòng vốn và đẩy chi phí tài chính của các doanh nghiệp lên cao. Một khía cạnh khác của đầu tư gián tiếp là các giao dịch chênh lệch lãi suất nhằm hưởng chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền trong khi tỷ giá ổn định. Các giao dịch này thường mang tính đầu cơ ngắn hạn cao. Với lãi suất toàn cầu sụt giảm và chính sách tỷ giá neo VND vào USD của Việt Nam trong khi lãi suất VND vẫn ở mức cao, có thể dòng vốn này sẽ chảy vào trong một số giai đoạn nhất định nhằm khai thác cơ hội chênh lệch. Trong những trường hợp thoái hóa vốn, dòng vốn này có thể tạo áp lực tỷ giá cho VND. Tác động về kiều hối với doanh số 8-10 tỷ USD/năm là một nguồn thu rất quan trọng của việt Nam. Do phần lớn nguồn kiều hối tử Mỹ nên chắc chắn nguồn này cũng giảm sút nhất định. Tuy nhiên,Việt nam có một vài lợi thế từ khủng hoảng tài chính quốc tế: dòng thặng dư thương mại từ các nước OPEC, Trung quốc, Nga ... sẽ đổ vào các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam hay sự ổn định chính trị, kinh tế của VN sẽ hấp dẫn luồng vốn FDI vào Việt Nam. IV. Những chính sách chính phủ đã thực hiện để cải thiện cán cân thanh toán trong giai đoạn này. Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước nhận định: Suy thoái kinh tế toàn cầu đã có những tác động không nhỏ đến kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu. Dự kiến cả năm, xuất khẩu giảm khoảng 9,9%; lượng kiều hối giảm khoảng 15% so với năm 2008… Sự sụt giảm này có thể ảnh hưởng đến cán cân thanh toán tổng thể và gây sức ép lên tỷ giá. Báo cáo của Chính phủ cũng cho biết, cán cân vãng lai năm 2009 dự báo thâm hụt khoảng 6,5 tỷ USD, cán cân vốn thặng dư khoảng 7,3 tỷ USD, cán cân tổng thể dự báo thâm hụt khoảng 1,9 tỷ USD. IV.1. Các chính sách tác động lên Cán cân vãng lai: IV.1.1. Các biện pháp về thương mại: i) Thứ trưởng Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu cam kết Bộ sẽ phối hợp chặt hơn với Bộ Tài chính trong đơn giản hóa các thủ tục xuất khẩu, nhất là thủ tục hải quan, để tạo động lực cho xuất khẩu. Bên cạnh đó, Bộ tiếp tục điều chỉnh linh hoạt thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu một số mặt hàng theo hướng hỗ trợ đối đa cho sản xuất trong nước, thúc đẩy xuất khẩu và khẩn trương xây dựng đề án thí điểm “Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu” trình Chính phủ phê duyệt. Nông, lâm, thủy sản là nhóm hàng có đóng góp đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu, nên để góp sức vào mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu từ nay đến cuối năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp. Theo đại diện Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản, để gỡ khó cho xuất khẩu, Cục đang tăng cường tổ chức thực hiện đồng bộ nhiều quy định mới về xuất khẩu vào các thị trường như Nga, EU, Braxin, Hàn Quốc. Ngành cũng bám sát các thị trường xuất khẩu, để xử lý kịp thời thông tin sai lệch về an toàn vệ sinh thực phẩm các sản phẩm thủy sản Việt Nam, giải quyết nhanh các lô hàng bị cảnh báo ở các thị trường nhập khẩu; tăng cường xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm thị trường mới cũng là biện pháp thiết thực để đẩy mạnh xuất khẩu. Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Lê Quốc Ân đề nghị Bộ Công Thương, nhất là thương vụ ở các nước hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức các hoạt động hội chợ, quảng bá... để tăng đơn hàng trong 6 tháng năm 2009, trong đó lấy thị trường châu Á làm trọng điểm. Theo Bộ Công Thương, từ nay đến cuối năm, đi liền với tạo thuận lợi tối đa nhằm khuyến khích xuất khẩu, bộ sẽ kiểm soát chặt khâu nhập khẩu nhằm giảm nhập siêu, trong đó tập trung đưa ra nhiều biện pháp để giảm nhập siêu các loại hàng tiêu dùng không thiết yếu. Cụ thể, cơ quan chức năng cần quản lý việc nhập khẩu bằng giấy phép tự động để kiểm soát nhập khẩu đối với các mặt hàng tiêu dùng, tăng cường kiểm soát nhập khẩu thông qua chính sách thuế và phi thuế. Bên cạnh đó, cần có chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất hàng thay thế nhập khẩu, tăng cường sử dụng các loại máy móc, vật tư, thiết bị sản xuất trong nước đối với các dự án sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, góp phần giảm nhập siêu. ii) Nhu cầu bên ngoài yếu đã làm giảm xuất khẩu hàng hóa ở mức 10,2% trong nửa đầu năm 2009. Xuất khẩu hải sản, cà phê, dầu thô và các sản phẩm làm từ gỗ giảm hơn 10%. Sự giảm sút này được bù đắp một phần từ việc tái xuất khẩu lại vàng (khoảng 9% tổng xuất khẩu) và sự tăng xuất khẩu gạo. Nhập khẩu giảm với tỷ lệ nhanh hơn là 34,1%, phản ảnh sự giảm sút các hoạt động kinh tế, giá nhập khẩu thấp hơn, sự thu hẹp nguồn tín dụng thương mại và thiếu ngoại tệ. Việc giảm dòng vốn FDI đã góp phần vào việc giảm lượng hàng hóa nhập khẩu. Thâm hụt thương mại (trên cơ sở của cán cân thanh toán) đã được thu hẹp xuống còn 0,2 tỉ USD từ tháng Sáu đến tháng Bảy năm 2009 từ 11,4 tỷ USD vào cùng thời điểm này của năm trước. Mặc dù giảm dòng kiều hối và thu nhập du lịch, nhưng tài khoản vãng lai đạt mức thặng dư 0,4% GDP trong nửa đầu năm 2009, so với mức thâm hụt 23,8% cùng kỳ năm 2008. (Số dư tài khoản vãng lai trong nửa đầu năm tương đương với khoản thâm hụt 5,7% GDP nếu việc tái xuất khẩu vàng không được tính vào). IV.1.2. Chính sách tài khóa Ngày 11-12-2008, Chính phủ đã có Nghị quyết số 30 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Gói kích thích kinh tế năm 2009 (gói 1) vẫn dựa trên việc nới lỏng cả chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, bao gồm cả tăng tín dụng, giảm lãi suất, tăng chi tiêu Ngân sách nhà nước và giảm thuế. Áp dụng chính sách giảm, giãn thuế: Do việc nới lỏng chính sách tiền tệ vẫn không đủ mạnh để ngăn chặn sự giảm tăng trưởng nhanh chóng, nên Chính phủ đã phê duyệt một số biện pháp kích thích tài khóa trong nửa đầu năm 2009. Các biện pháp này bao gồm việc cắt giảm tạm thời 30% tỷ lệ thuế doanh nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ thêm tài chính các hộ nghèo, hỗ trợ lãi suất 4% đối với một số khoản nợ ngân hàng và thúc đẩy việc chi tiêu cho cơ sở hạ tầng theo kế hoạch. Tổng chi phí cho các biện pháp này ước tính 145,6 nghìn tỷ Việt Nam đồng, cao hơn mức đã được dự kiến trong Báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á năm 2009 (ADO 2009) đã được công bố vào Tháng Ba năm nay. Tổng thu ngân sách được miễn, giảm, giãn đến hết 7-2009 khoảng 14.700 tỉ đồng, ước cả năm khoảng 20.000 tỉ đồng (71%), trong đó giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp khoảng 9.900 tỉ đồng; giảm thuế giá trị gia tăng khoảng 4.470 tỉ đồng; miễn thuế thu nhập cá nhân khoảng 4.507 tỉ đồng; giảm thu lệ phí trước bạ khoảng 1.140 tỉ đồng. Ngoài ra, giảm, giãn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2009 khoảng 7.000 tỉ đồng, trong đó giảm thu do giảm thuế 50% tại khâu nhập khẩu ước khoảng 5.000 tỉ đồng; giãn nộp thuế 180 ngày cho máy móc thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng ước khoảng 2.000 tỉ đồng. Bộ KH&ĐT đánh giá, việc thực hiện các ưu đãi về thuế là khẩn trương, đúng đối tượng, góp phần giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh, tạo chuyển biến tích cực cho nền kinh tế. IV.1.3. Chính sách tiền tệ: i) Tính đến 24-9-2009, vốn tín dụng theo Quyết định 131 ngày 23-1-2009 của Thủ tướng (gói hỗ trợ lãi suất 4%) đã giải ngân trên 405.000 tỉ đồng (95%), tín dụng theo Quyết định 443 (hỗ trợ lãi suất 4% cho vay trung và dài hạn) và Quyết định 497 (hỗ trợ lãi suất cho nông nghiệp nông thôn) trên 34.000 tỉ đồng, giải ngân tín dụng bảo lãnh qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam trên 10.000 tỉ đồng (59%). Tổng số tiền hỗ trợ lãi suất chuyển cho các tổ chức tín dụng ước thực hiện năm 2009 khoảng 10.000 tỉ đồng (59%). Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), gói hỗ trợ lãi suất đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận lãi suất thấp, thông qua đó, hạ giá thành sản phẩm, duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động, nó đặc biệt có ý nghĩa với các doanh nghiệp xuất khẩu. ii) Thống đốc Nguyễn Văn Giàu nhận định rằng, việc điều hành chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTác động của khủng hoảng tài chính 2008 đến cán cân thanh toán việt nam.doc
Tài liệu liên quan