Tiểu luận Tìm hiểu rõ mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại theo tư tưởng Hồ Chí Minh

 Từ tính chất thời đại sâu sắc và ý nghĩa quốc tế to lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng ta xác định rõ tầm quan trọng to lớn của những nhân tố bên ngoài đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta và ta có khả nàng tranh thủ được các nhân tố đó để gia tăng sức mạnh của dân tộc lớn gấp bội. Không tận dụng được các nhân tố bên ngoài, không vận dụng được sức mạnh của các lực lương cách mạng và tiến bộ trên thế giới ủng hộ ta thì có thể nói, kháng chiến khó giành được thắng lợi, hoặc phải đấu tranh rất trầy trật và không thể thắng lợi hoàn toàn. Tất nhiên, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của ta giành được thắng lơi hay không chủ yếu là do quyết tâm của nhân dân ta, do sức mạnh của quân đội ta, của dân tộc ta, nhưng yếu tố quốc tế cũng quyết định một phần lớn. Đảng ta đã đề ra đường lối đối ngoại đúng đắn và hết sức sáng tạo, nên đã vận dụng được tối đa các nhân tố quốc tế, phát huy được sức mạnh thời đại ủng hộ nhân dân ta chống Mỹ thắng lợi.

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2077 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu rõ mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại theo tư tưởng Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n vói giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc và thuộc địa cũng tăng lên. + Sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ làm thay đổi có tính cách mạng về các lĩnh vực: năng lượng, vật liệu, giao thông vận tải, công nghệ sinh học, thông tin liên lạc…loài người tiến một bước dài trong việc trinh phục thiên nhiên Hồ Chí Minh đã nhận thức tất cả những đổi thay to lớn này. Valentina Tereshkova là nữ Thiếu tướng Không quân - Anh hùng Phi công Vũ trụ, Phó Tiến sỹ Khoa học - Kỹ thuật, Đại biểu Xô viết tối cao Liên Xô, Phó Chủ tịch Liên đoàn Phụ nữ dân chủ thế giới. Chị là người đàn bà nổi tiếng nhất Liên Xô, thế kỷ XX. II. Nhận thức của HCM về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. 1, Hồ Chí Minh nhận thức vè sức mạnh dân tộc Theo Người, sức mạnh dân tộc là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần doàn kết, ý chí đấu tranh anh dũng bất khuất cho độc lập tự do , là ý thức tự lực tự cường của nhân dân ta Hồ Chí Minh là 1 nhà yêu nước vĩ đại , Người đã rời Tổ quốc mang theo tinh thần đoàn kết , ý thức và niềm tin vào sức mạnh dân tộc : đó là chủ nghĩa yêu nước , tinh than đonà kết , ý thức về độc lập chủ quyền quốc gia.Ngay năm 1941, vừa về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam , Bác đã cổ vũ sức mạnh trong nhân dân ta: “ Xét trong lịch sử Việt Nam Dân ta vốn cũng vẻ vang anh hung Nhiều phen đánh bắc dẹp đông Oanh oanh liệt liệt con Rồng cháu Tiên Khi kháng chiến chống thực dân Pháp , Người đề cao sức mạnh của lòng yêu nước “dân ta có một long nồng nàn yêu nước .Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta.Từ xưa đến nay ,mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi , nó kết tinh thanh 1 làn song vô cùng mạnh mẽ, to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn , nó nhấn chìm tát cả bè lũ bán nước và cướp nước “ Hồ Chí MInh cũng đề cao ý thức của khối đại đoàn kết dân tộc để khắc phục dịch họa , thiên tai …Ba truyền thuyết Thánh Gióng, Trăm trứng, Sơn Tinh Thủy Tinh phản anhsys thức về chủ quyền dân tộc , chống ngoại xâm chống thiên tai . Đồng thời Người cũng lạc quan tin tưởng vào sức mạnh dân tộc : “ sự đầu độc có hệ thống của bọn thực dân không thể làm tê liệt sức sống, tư tưởng cách mạng của người Đông Dương. Đằng sau sự phục tùng, ng Đông Dương đang giáu 1 cái gì đó sôi sục , và sẽ bùng nổ ghê gớm khi thời cơ đến .Sức mạnh dan tộc còn gắn với yếu tố địa lý ,chính trị. Bác nêu 3 yếu tố thiên thời - địa lợi - nhân hòa, trg đó nhân hòa đóng vai trò quan trọng và quyết định :”Nước ta ở vào xứ nóng, khí hậu tốt, rừng vàng biển bạc, nhân dân ta dũng cảm và cần kiệm. Các nước anh em lại giúp dỡ nhiều. Thế là ta được có 3 điều kiên thiên thời, địa lợi, nhân hòa 2.Hồ Chí Minh nhận thức về sức mạnh thời đại : Nhận thức của Người hình thanh từng bước từ cảm tính đến lý tính với mục tiêu là giải phóng dân tộc , phat triển đất nước trong dòng thác chung của thời đại Thời đại Bác chứng kiến mở đầu bằng cách mạng tháng Mười Nga –quá độ từ CNTB len CNXH ,hời đại của phong trào giải phóng dân tộc ,sự sụp đổ của CNTD, thời đại độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Bác cho rawngf phải thực hiện khối liên minh chiến đấu giữa vô sản chính quốc với lao động thuộc địa nhằm một lúc tấn công CNĐQ từ cả 2 phía Sức mạnh thời đại là sức mạnh của 3 dòng thác cách mạng :cách mạng XHCN, cách mạng giải phóng dân tộc , phong trào đấu tranh cho hòa bình dân chủ .Say chiến tranh thế giới thứ 2, sự hình thành và phát triển hệ thống XHCN là nhân tố làm nên sức mạnh của thời đại .Phát huy sức mạnh thời đại là phải biết huy động các phong trào cách mang tiên tiến thế giới phục vụ cho sự nghiệp của dân tộc . Trg luận cương Lenin đã yêu cầu phải làm cho vô sản và quần chúng lao động ở tất cả các nước gần gũi nhau Sức mạnh thời đại mà HỒ Chí MInh nhận thức được là sức mạnh của tiến bộ khoa học công nghệ làm thay đổ có tính cách mạng về các lĩnh vực như năng lượng , vật liệu , công nghệ sinh học , giao thông vận tải ….loài ngguwowif đã tiens 1 bước dài trg việc chinh phục thiên nhiên : 50 năm qua thế giới đã có những chuyển biến lớn , đặc biệt là sức mạnh nguyên tử , nhiều hơn những thế kỷ trước cộng lại. Như vậy sưc mạnh thời đại mà Hồ Chí Minh nhìn nhân là sức mạnh cả về chính trị xã hội , cả về KHCN. Hồ Chí Minh nhìn nhận sức mạnh thwoif đại trong trạng thái động và biến đổi tương tác giữa các lực lượng trg nước và quốc tế. Hồ Chí Minh nhìn thấy Thái Bình Dương là trung tâm mà đế quốc nhòm ngó , tương lai là một lò lửa của chiến tranh thế giới. Từ đó Người dề ra khẩu hiệu hành dộng thích hợp nhằm thay đổi tình huống. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản III. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại 1, Nắm bắt chính xác đặc điểm và xu thế phát triển của thời đại , đặt cách mạng Viêt Nam trong sự gắn bó với cách mạng vô sản thế giới Thời đại mà Hồ Chí MInh hoạt dộng chính trị đã có nhiều thay đổi , nổi bật là 2 sự kiên quan trọng Một là CNTB từ tự do cạnh tranh bước sang độc quyền phát triển thành hệ thống và làm uất hiện hệ thống thuộc địa Hai là thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra kỷ nguyên mới , kỷ nguyên quá độ lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới . Thời đại mở ra mối quan hệ quốc tế giữa các dân tộc làm cho vận mệnh của mỗi dân tộc không tách rời vận mệnh chung của thế giới. Thời đại mà 1 nhóm nước lớn do bọn tư bản tài chính cầm đầu thống trị các nước phụ thuộc và nửa phụ thuộc . Bởi vậy mà công cuộc giải phong dân tộc các nước và các dan tộc bị áp bức là bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản . Tất yếu khách quan phải liên minh chiến đấu chặt chẽ giữa các nước thuộc địa với giai cấp vô sản ở các nước dế quốc để chiến thắng kẻ thù chung “ Cách mạng An Nam là bộ phận của cách mạng thế giới . Ai làm cách mạng trong thế giới đều là đồng chí của nhân dân An Nam cả” Tại đại hội Tua 1920 Bác đã phát biểu:” Hôm nay tôi tới đay góp phần cùng các đồng chí vào cách mạng thế giới “ Nguyễn Ái Quốc tại đại hội Tua năm 1920 Bác chú ý mối quan hệ giữa cách mạng phương Tây và cách mạng phương đông , Người chỉ ra sự cách biệt của các dân tộc phương đông , do họ thiếu tin cậy lẫn nhau , thiếu sự phối hợp hành động và cr sự cổ vũ lẫn nhau”. Bác kiến nghị ban phương Đông của Quốc Tế cộng sản “ làm cho các dân tôc hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để dặt cơ sở cho 1 mối liên minh phương đông tương lai , khối liên minh này chắc chắn sẽ là một trg nhũng cánh của cách mạng vô sản”. Tại đại hội V Quốc tế cộng sản , Bác cũng đã phê bình gay gắt giai cấp công nhân và đảng cộng sản tại chính quốc thờ ơ với cách mạng thuộc địa :” Tôi rất buồn vì điều này, giai cấp tư sản tiến hơn một bước so với giai cấp vô sản . Có thể nói Đảng Cộng Sản Pháp làm rất ít cho thuộc địa”. Hồ Chí MInh cho rằng nền tảng sức mạnh là ở nhân dân thuộc địa , chủ nghĩa đế quốc tập trung nọc độc ở thuộc địa , nhân dân thuộc địa là người thủ tiêu chủ nghĩa thực dân , Hồ Chí mInh đã phát triển và vượt xa so với Mác, Nhờ nắm bắt đặc điểm và xu thế của thời đại , Nguyễn Ái Quốc đã xác đinh con đườn cách mạng đúng đắn cho sự nghiệp cứu nước , giải phóng dân tộc theo con đường vô sản. 2. Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sanr, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Để kêt hợp sức mạnh daan tộc với sức mạnh thời đại , các Đảng Cộng Sản kiên trì đầu tranh chống mọi khuynh hướng sai lầm làm suy yếu khối đại đoàn kết để thống nhất các lực lượng cách mạng thế giới ,. Các đảng cộng sản phải giáo dục chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế cộng sản cho ND laao động nước mình , làm cho tinh thần yêu nước là 1 bộ phận của tinh thần quốc tế. Nguyễn Ái Quốc đã kêu gọi : “Vì nền hòa nình thế giới m vì tiwj do và no ấm n những người bị bóc lột thuộc mọi chủng tộc cần đoàn kết lại và chống bọn áp bức” Sau Cách mạng giải phóng dân tộc giành độc lập , các dân tộc thuộc địa tất yếu đi theo cách mạng xã hội chủ nghĩa . Hồ Chí Minh viết :” Trong thời đại ngày nay, cách mạng giải phóng dân tộc là 1 bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới , cách mạng giải phóng dân tộc phải trở thành cachsm nagj XHCN thì mới thành công hoàn toàn được”. Phải biến chủ nghĩa yêu nước truyenf thống thành chủ nghĩa xã hội , nhờ đó nó mới có them sức mạnh và phát triển tahnhf chue nghĩa anh hung trong thời đại mới 3. Giữ vững độc lập tự chủ m dựa vào sức mình là chính , tranh thủ sự giúp đỡ của các nước XHCN , sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, đông thời không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình Hồ Chí Minh nêu cao tinh thần “ tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính”., “ muốn người ta giúp đỡ cho thì trước hết phải tự giupw sminhf đã”. “ một dân tộc không tự lực cánh sinh mà ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được hưởng độc lập”. Vơi stuw tưởng này, khi gửi lời kêu gọi tới an hem thuộc địa, Bác viết: “ Anh em phải làm thế nào để được giải phóng ? Vận dụng công thức của Mác ,chúng tôi xin nói với an hem rằng , công cuộc giải phóng, an hem chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em” Muốn tranh thủ sức mạnh thời đại cần phải có 1 đường lối độc lập tự chủ dung đắn . Kết hợp chặt chẽ mục tiêu đâu tranh cho độc lập dân tộc mình với 4 mục tiêu của thời dại : hòa bình,độc lập dân tộc, dân chủ, chủ nghĩa xã hội Kết hợp chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế , tranh thủ sự ủng hộ của nhân loại tiens bộ m nhân dân ta không quên nghãi vụ quóc tế cao cả . Bác thường nói “ Phải coi cuộc đâu tranh cảu bạn như cuộc đấu tranh của ta” 4. Mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị , hợp tác , sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước dân chủ Trong quá trinh tìm đường cứu nước , Bác là người đầu tiên đặt nền móng cho tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trên thé giới . Bác nói: “ Chính sách ngoại giao của chính phủ Việt Nam thì chỉ có một điều tức là thân thiện với tất cả các nước dân chủ treen thế giới để giữ gìn hòa bình “, “ Thái độ của Việt Nam đối với những nước Á châu là thái độ anh em , đối với ngũ cường là thái độ bạn bè”. Bác sớm có thưu tưởng đa phương hóa , đa dạng hóa các quan hệ đoi ngoại “ tiến bộ chung phụ thuộc vào việc phát triển chủ nghĩa quốc tế và văn minh chỉ có lợi khi các quan hệ quóc tế được mở rộng và tăng cường Đối với Pháp : Hồ Chí Minh nêu:” Việt Nam sẵn sàng cộng tác thân thiện với nhân dân Pháp. Những người Pháp , tư bản hay công nhân , thương gia hay trí thức , nếu họ muốn thật thà cộng tác với Việt Nam thì sẽ được nhân dân Việt Nam hoan nghênh họ như những người an hem bầu bạn” Hồ Chí Minh dành ưu tiên cho quan hệ với các nước láng giềng châu Á: Trung Quốc , Lào, Campuchia…. Với trí tuệ thiên tài tinh thần quốc tế trong sáng và với đức độ khiêm nhường và thái độ thiện trí , Hồ Chí Minh vượt qua mọi trở ngại , từ trong mối quan hệ chồng chéo phức tạp cua thời đại đề ra đường lối cách mạng đúng đắn . phương pháp ững xử sang tạo phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng, phát huy tối đa sưc mạnh thời đại và sức mạnh dân tộc đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi trọn vẹn B Cách vận dụng mối quan hệ giữa sức mạnh xã hội và sức mạnh thời đại của Bác và Đảng ta trong suốt tiến trình Cách mạng I. Tính tất yếu khách quan của sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại Về mặt lý luận cho thấy : + Lịch sử phát triển của nhân loại chỉ ra rằng quá trình phát triển của mình, các cộng đồng, các dân tộc, các nhóm có cùng lợi ích bao giờ cũng có sự kết hợp lại với nhau. Sự kết hợp này ngày càng tăng, + Chủ nghĩa Mác Lenin ra đời đã chỉ rõ cách mạng vô sản ra đời muốn thắng lợi thì phải tạo ra được sức mạnh của bình hành lực. Tức phải biết kết hợp các yếu tố khách quan và chủ quan m trong nước và thế giới , dân tộc và thời đại. Chính vì vậy Mác đã đề xuất vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức hãy đoàn kết lại. Trong thời đại giải phóng dân tộc , Nguyễn Ái Quốc chủ trương :” Lao động tất cả các nước đoàn kết lại” + Các nhà kinh điển Mac Lenin phân tích thời dại cho thấy CNTB nhất là nó ở trong giai đoạn CNĐQ đã tạo ra những mâu thuẫn và những cơ sở cho sự liên kết quốc tế Về mặt thực tiễn : + Hồ Chí Minh khảo sát thực tiễn của chế độ thuộc địa của Pháp tại Việt Nam , tại Đông Dương. Sự thống trị của chính sách tàn bạo của thực dan làm cho nhiều người nghĩ rằng “ dân Đông Dương chết rồi ”. Nhưng hiểu rõ truyền thống yeu nước , ý chí đấu tranh giành độc lập không bao giờ mất đi ở nhân dân Việt Nam mà Hồ Chí Minh có cái nhìn khác hẳn. Người cho rằng ở người dân Đông Dương tiềm ẩn 1ý chí sục sôi , đang gào thét và sẽ bùng nổ khi thời cơ đến. + Trên bình diện thế gưới , Hồ Chí Minh đã thực hiện cuộc khảo sát ở cả 4 châu lục , Người ra dù có khác nhau màu da thì trên thế giới chỉ tồn tai 2 nhóm nhười: nhóm bị bóc lột và nhom bóc lột. Vi vậy muốn giải phóng dân tộc mình thì cần phải đoàn kết các dân tộc khắc lại vì chúng ta cùng chung cảnh ngộ. + Nghiên cứu các nước nước dế quốc , Bác nhận thấy chúng liên kết chặt chẽ với nhau để đàn áp thuộc địa. Chúng thực hiên chính sách “chia để trị”.. Từ đó Hồ Chí Minh phân tích: Công nhân và lao động ở chính quốc cùng binh lính và lao động ở thuộc địa cần hiểu rằng :” họ đề là anh em cùng giai cấp và khi tới lúc phải chiến đấu thì cả 2 hai cùng đánh cho bọn chủ chung của mình, chứ không phải anh hem đánh lẫn nhau” + Sự hình thành hệ thống XHCN thé giới sau chiến tranh TG lần 2 đã thành 1 nhân tố làm nên sức mạnh của thời đại chi phối sự phát triển xã hội loài người cuối TK XX + Sau chiến ranh thế giới , cuộc cách mạng KHCN phát triển mạnh mẽ. Khoa học tụ nhiên cũng như khoa học xã hội mở ra những chân trời mới , côn người ngày càng làm chủ thiên nhien , cũng như làm chủ được vận mệnh của xã hội và bản thân . Đó là yếu tố sức mạnh thời dại cần tận dụng Từ những lý luận và thực tiễn trên , Hồ Chí mInh đã đi đến kết luận Cách mang Việt Nam cần phải kết hợp chặt chẽ với cách mạng thế giới – phải thực hiện kết hợp sức mạnh thời đại và sức mạng dân tộc . Bởi vậy tiến tới cách mạng tháng 8 18945, Hồ Chí MInh đã xác đinh: Không có sức mạng thống nhát của cả nước, không có sự giúp đỡ mạnh mẽ của nước ngoài , công cuộc giải phóng khó mà thánh công Như vậy , kết hợp sức mạnh dân tộc và sức manh thời đại trong tiến trình Cách Mạng Viêt Nam là 1 tất yếu khách quan II. Cách vận dụng mối quan hệ giữa sức mạnh xã hội và sức mạnh thời đại của Bác và Đảng ta trong suốt tiến trình Cách mạng Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo nên sức mạnh tổng thể để đánh thắng kẻ địch có tiềm lực và sức mạnh kinh tế, quân sự lớn hơn ta gấp nhiều lần, là bài học lớn, vô cùng quý báu, mà chúng ta rút ra được trong tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đó cũng chính là một quyết sách vô cùng đúng đắn của Đảng ta khi vạch ra đường lối quốc tế lúc bấy giờ, góp phần quan trọng dẫn đến thắng lợi hoàn toàn cho công cuộc giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Đảng ta đã nhận định, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta mang tính thời đại sâu sắc và ý nghĩa quốc tế to lớn. Tính chất thời đại thể hiện qua mục tiêu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của ta hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của thời đại: hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội (CNXH). Do đó, khi Đảng ta giương cao ngọn cờ hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, CNXH, chúng ta đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ từ khắp nơi trên thế giới. Đối thủ của chúng ta là một đế quốc đầu sỏ, có tiềm lực kinh tế, quân sự lớn nhất thế giới, nhưng cũng là đối thủ của tất cả những ai yêu hoà bình, dân chủ, thiết tha với độc lập dân tộc, với CNXH. Mỹ xâm lược Việt Nam nhằm ý đồ chiến lược toàn cầu, bao vây, ngăn chặn CNXH và đánh đòn phủ đầu phong trào giải phóng dân tộc đang dâng cao từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, mà Việt Nam với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là lá cờ đầu. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta mạng tính thời đại còn vì phong trào cách mạng thế giới lúc bấy giờ đang khủng hoảng về đường lối cách mạng. Giữa hai nước đồng minh chiến lược của ta có tranh luận gay gắt ngay về những vấn đề cơ bản của thời đại, mà cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam thực tế đang đề cập trực tiếp đến. Từ tính chất thời đại sâu sắc và ý nghĩa quốc tế to lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng ta xác định rõ tầm quan trọng to lớn của những nhân tố bên ngoài đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta và ta có khả nàng tranh thủ được các nhân tố đó để gia tăng sức mạnh của dân tộc lớn gấp bội. Không tận dụng được các nhân tố bên ngoài, không vận dụng được sức mạnh của các lực lương cách mạng và tiến bộ trên thế giới ủng hộ ta thì có thể nói, kháng chiến khó giành được thắng lợi, hoặc phải đấu tranh rất trầy trật và không thể thắng lợi hoàn toàn. Tất nhiên, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của ta giành được thắng lơi hay không chủ yếu là do quyết tâm của nhân dân ta, do sức mạnh của quân đội ta, của dân tộc ta, nhưng yếu tố quốc tế cũng quyết định một phần lớn. Đảng ta đã đề ra đường lối đối ngoại đúng đắn và hết sức sáng tạo, nên đã vận dụng được tối đa các nhân tố quốc tế, phát huy được sức mạnh thời đại ủng hộ nhân dân ta chống Mỹ thắng lợi. Mặc dù bối cảnh thế giới lúc bấy giờ vô cùng phức tạp, Hồ Chủ tịch và Đảng ta đã sáng suốt phân tích những nhân tố bên ngoài, bình tinh xem xét cách xử lý thích hợp những nhân tố thuận lợi cũng như những nhân tố khó khăn, phức tạp, để vạch ra đường lối quốc tế có khả năng tận dụng sức mạnh thời đại. Phương châm trong đường lối quốc tế của Đảng ta là đoàn kết quốc tế và độc lập tự chủ. Có độc lập tự chủ mới đoàn kết quốc tế được. Nếu không độc lập tự chủ, vững vàng đường lối của ta, quan điểm của ta thì sẽ thành “nhất biên đảo”, ngả theo phía này, đối lập với phía kia đoàn kết dược bộ phận này thì lại mất đoàn kết với bộ phận kia, không có được sức mạnh tổng thể để giúp ta chiến thắng. Bởi vì, trên thế giới lúc đó tồn tại những quan điểm khác nhau, thậm chí mâu thuẫn với nhau. Riêng việc đánh giá sức mạnh của đế quốc Mỹ, đối xử với đế quốc Mỹ xâm lược như thế nào cũng có xung đột về quan điểm, về cách xử lý: hoặc quá xem thường, hoặc quá đề cao, sợ hãi. Nhưng Đảng ta vẫn giữ vững quan điểm của mình. Hồ Chủ tịch trong Hội nghị Chính trị đặc biệt ngày 6-1-1966, đã nêu rõ: “Ta thấy chỗ mạnh của nó, vũ khí nó mới, tiền của nó nhiều. Nhưng ta cũng thấy những khuyết điểm của nó là khuyết điểm lớn, cơ bản. Bây giờ tất cả đều chống nó, nhân dân Mỹ cũng chống nó, mà chống mạnh. Bây giờ khác chiến tranh Triều Tiên. Phong trào phản đối chiến tranh xâm lược ở Mỹ cũng khác trước...”. Có đường lối đúng lại phải tổ chức tốt để vận dụng, thực hiện đường lối đó một cách có hiệu quả. Từ trước đến nay, ngoại giao luôn đóng góp vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, song lần này, ngoại giao phải gánh vác một nhiệm vụ cực kỳ nặng nề là làm sao kết hợp được sức mạnh của thời đại với sức mạnh của dân tộc, thành sức mạnh tổng hợp để đánh thắng địch. Vì vậy, Đảng ta đã quyết định nâng ngoại giao lên thành nuột mặt trận có tầm quan trọng chiến lược, ngang tầm với mặt trận quân sự và chính trị; phối hợp với quân sự và chính trị trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ngoại giao đã hoàn thành được nhiệm vụ đó, đã tranh thủ được các nước ủng hộ ta, chi viện cho ta về vật chất cũng như tinh thần, tăng cường và củng cố hậu phương quốc tế của ta, đồng thời làm xói mòn hậu phương địch, cô lập địch về chính trị trên trường quốc tế. Willlam Duiker, một học giả, chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam, đã phải tự hỏi: “Làm thế nào mà người Việt Nam chiến thắng bằng cách duy trì một cuộc tiến công ngoại giao vượt trội hơn hẳn một quốc gia vốn được coi là hùng mạnh nhất thế giới”. Và, ông ta cho rằng: “Một trong những yếu tố dẫn đến chiến thắng đó là do các nhà lãnh đạo cộng sản có khả năng thao túng môi trường quốc tế theo hướng có lợi cho họ. Việc họ giành được sự hỗ trợ về ngoại giao và về quân sự đáng kể của cả Mát-xcơ-va lẫn Bắc Kinh, ngay cả trong những lúc xung đột Trung-Xô gay gắt nhất, đã góp phần ngắn không cho Hoa Kỳ sử dụng công nghệ vượt trội của mình để giành thắng lơi hoàn toàn trong chiến tranh ở Đông Dương. Đồng thời việc Hà Nội xử lý khéo léo vấn đề đàm phán hoà bình đã cô lập Hoa Kỳ trước dư luận và đạt được hậu thuẫn to lớn trên toàn thế giới đối với phong trào khởi nghĩa ở miền Nam Việt Nam”. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, Bác Hồ, hoạt động đối ngoại, đấu tranh ngoại giao đã phát huy vai trò xung kích, cùng với toàn dân hình thành một mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam, chống Mỹ xâm lược rộng lớn chưa từng có trên phạm vi toàn cầu và được kết hợp chặt chẽ với đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị, hình thành thế trận kết hợp vô cùng lợi hại tiến công quân thù. Kết hợp chặt chẽ đấu tranh ngoại giao với đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị là đường lối chiến lược của Đảng ta trong kháng chiến chống Mỹ, được đúc kết từ kinh nghiệm hàng ngàn đời đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông, từ cuộc kháng chiến chứng thực dân Pháp và nghệ thuật kết hợp đó trong kháng chiến chống Mỹ đã đạt tới trình độ đỉnh cao, đánh bại từng bước tiến tới đánh bại hoàn toàn đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai. Cuộc đàm phán Pa-ri mở ra cục diện “vừa đánh vừa đàm”, phản ánh giai đoạn chiến đấu cực kỳ gay go, quyết liệt có tính quyết định giữa ta và Mỹ và với đường lối kháng chiến đúng đắn, kết hợp tài tình trên cả ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng cuộc chiến đấu của quân và dân ta trên chiến trường với cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán và trên trường quốc tế, phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của đân tộc và thời đại, chúng ta đã giành thắng lợi trong cuộc đọ trí và lực quyết định này với quân thù. Chiến thắng của quân và dân ta đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ (l2-1972) vào miền Bắc nước ta là đòn quyết định buộc Mỹ phải ký kết Hiệp định Pa-ri, chấp nhận rút quân vô điều kiện khỏi Việt Nam. Chúng ta đã thực hiện thành công quyết tâm mà Đảng, Bác Hồ đã chỉ ra là “đánh cho Mỹ cút” vào năm 1973; và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân năm 1975 đã “đánh cho nguỵ nhào”, hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên CNXH. Chiến thắng mùa xuân năm 1975 Tình hình chính trị thế giới ngày nay đã đổi thay so với thời kỳ nhân dân ta chống Mỹ, cứu nước. Tuy nhiên, bài học quý giá rút ra được từ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại vẫn giữ nguyên giá trị của nó. Sức mạnh thời đại ngày nay thể hiện qua các xu thế lớn sau: - Tất cả các nước phát triển hay đang phát triển đều dành ưu tiên cho phát triển kinh tế, coi kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia. Vị thế quốc tế của mỗi nước ngày càng tuỳ thuộc vào sức mạnh kinh tế hơn là sức mạnh quân sự. Các nước đều ý thức được rằng, muốn có điều kiện để giữ vững an ninh, ổn định thì trước hết tiềm lực kinh tế phải mạnh. Từ đó, lợi ích kinh tế trở thành động lực chính trong quan hệ đối ngoại cả về song phương và đa phương. Chính nhu cầu phát triển kinh tế vừa có động lực thúc đẩy các nước cải thiện và phát triển quan hệ hợp tác, vừa là nhân tố làm gia tăng sự cạnh tranh kinh tế giữa các nước trên thế giới. Trật tự thế giới mới và các tập hợp lực lượng trong trật tự đó sẽ được tạo dựng không phải do chiến tranh, mà trên cơ sở kinh tế-chính trị là chính. - Đẩy mạnh đa dạng hoá quan hệ quốc tế trở thành xu thế phổ biến của các quốc gia. Tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng gia tăng, đo đời sống kinh tế đã và đang được quốc tế hoá cao độ. Kinh tế thị trường trở thành phổ biến. - Xu thế liên kết khu vực và quốc tế về kinh tế ngày càng phát triển và là xu thế phổ biến, khách quan. Xu thế này mang lại những cơ hội mới cũng như những thách thức lớn cho tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển và chậm phát triển. Trước làn sóng khu vực hoá và toàn cầu hoá, các nước vừa và nhỏ một mặt nâng cao ý thức độc lập tự chủ, giữ vững bản sắc dân tộc; mặt khác, tìm cách thích ứng với tình hình mới, tạo thế thuận lợi nhất cho mình để tham gia tích cực và chủ động vào quá trình phân công lao động quốc tế và quan hệ chính trị quốc tế. - Xu thế hoà bình, hợp tác để phát triển là xu thế chủ đạo trên thế giới. Nguy cơ chiến tranh thế giới tiếp tục giảm đi, nhưng xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ do mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ, chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa bá quyền, can thiệp từ bên ngoài, đang làm mất ổn định và tiềm ẩn những hậu quả khôn lường. Những năm đầu thế kỷ 21, trên thế giới đang diễn ra quá trình toàn cầu hoá kinh tế với những tác động sâu sắc tới các lĩnh vực khác của đời sống quốc tế. Trào lưu nhất thể hoá khu vực và toàn cầu hoá kinh tế không chỉ cuốn hút các nước công nghiệp phát triển, mà cũng là mối quan tâm của các rước đang phát triển và chậm phát triển. Các nước đang phát triển và chậm phát triển đứng trước sự lựa chọn hết sức khó khăn, không hội nhập với khu vực và thế giới sẽ dẫn dện hệ quả tất yếu là bị loại ra khỏi cuộc chạy đua kinh tế toàn cầu, với tất cả hậu quả của nói mà hội nhập tức là chấp nhận cuộc cạnh tranh không cân sức. Tuy nhiên, vì lợi í

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25266.doc
Tài liệu liên quan