Tiểu luận Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội thời Tam Quốc của vương quốc Koguryo, vương quốc PaeKche, và vương quốc Shilla

MỤC LỤC

 

MỞ ĐẦU 0

PHẦN NỘI DUNG 1

I. VƯƠNG QUỐC GOGURYO 1

II. VƯƠNG QUỐC PAEKCHE 5

III. VƯƠNG QUỐC SHILLA 7

IV. TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ XÃ HỘI THỜI TAM QUỐC 8

1. Kinh tế 8

2. Cộng đồng làng xã và cư dân 10

3. Cấu trúc chính trị và quốc gia độc lập 11

V. QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI THỜI TAM QUỐC 13

VI. VĂN HOÁ THỜI KỲ TAM QUỐC 18

KẾT LUẬN 23

 

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2368 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội thời Tam Quốc của vương quốc Koguryo, vương quốc PaeKche, và vương quốc Shilla, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riều Đường lên thay. Nhân khi nhà Đường còn lo ổn định xã hội, Koguryo cho đắp các dãy trường thành phòng vệ, và liên minh với PaeKche để tấn công Shilla. Năm 645, nhân khi Shilla đến cầu viện, nhà Đường đem 20 vạn quân với 500 chiến thuyền tấn công Koguryo, nhưng bị đại bại. Năm 660, nhà Đường mang 10 vạn quân phối hợp với quân Shilla cùng tấn công PaeKche. PaeKche bị diệt vong. Koguryo bị cô lập. Năm 666, nội bộ Koguryo lại xảy ra xung đột vũ trang làm thế nước suy yếu. Lợi dụng tình hình ấy, năm 667, nhà đường lại phối hợp với Shilla tấn công V, Năm 668, Koguryo bị chinh phục. II. VƯƠNG QUỐC PAEKCHE Vương quốc PaeKche phát sinh vào thế kỷ III, chiến cứ miền tây nam bán đảo Hàn Quốc. Một điều đáng chú ý là PaeKche đã phát triển, và vượt lên so với các vương quốc nhỏ khác (cũng gọi là PaeKche) nằm ở trong vùng Manhan (Mã Hàn), do “vua Chin” cai trị. Hiện chưa biết chắc chắn thời điểm xuất hiện của PaeKche với tư cách là một vương quốc liên minh bằng cách sát nhập các quốc gia độc lập khác trong vùng lòng chảo sông Hàn. Nhưng, ở thời điểm năm 246, theo các tài liệu lịch sử để lại, đã có nhiều cuộc tấn công lớn vào khu vực sông Hàn, nhằm mục đích phá vỡ và cản trở quá trình củng cố của thế lực mới này của các chiến binh Lo-lang và Tai-Fang (những vùng mà sau này nằm sưới sự cai trị của Wei- một trong số những quốc gia của Trung Quốc ở miền Bắc). Trong một cuộc chiến tranh, thủ lĩnh của Tai - Fang là Kung TSun bị giết và điều đó cho thấy sức mạnh của thế lực mới nổi lên này. Người có công lớn đối với quá trình hình thành của quốc gia PaeKche là vua Koi (234 - 286). Ông được coi là một trong những nhân vật lịch sử thành lập nên vương quốc. Vào năm thứ 20 của triều đại Koi, năm 260, vua tiến hành một cuộc sắp xếp lại bộ máy nhà nước. Sau vua, bộ máy quan lại gồm 6 quan đầu triều được chỉ định để điều hành quốc gia theo chức năng riêng. Tiếp đó là 16 chức vụ quan lại cũng tuỳ theo thứ bậc. Năm 262, Vua Koi ra lệnh trừng phạt những viên quan ăn hối lộ hay tham nhũng bằng cách phát gấp 3 và đổi khỏi cửa quan suốt đời. Ở triều đại vua Kun Chogo (346-375), việc kết cấu Paekche thành một quốc gia quý tộc, trung ương hoá hoàn thành. Trong thời gian trị vì, Kun Chogo đã cho quân tàn phá vùng Mã hàn, chiếm toàn vùng Iksan, Năm 371, ông cho quân tiến lên phía Bắc vào sâu trong lãnh thổ Koguryo, tới tân Pyongyang, giết chết vua V là Kogugwon... Nhờ đó, PaeKche đã nắm quyền thống trị một vùng rộng lớn của bán đảo Hàn Quốc. Hơn thế, vua Kun Chogo còn củng cố vị trí của mình bằng cách liên hệ với người Trung Quốc ở miền Đông Bắc và cả với người Wa ở Nhật. Sau Kun Chogo, người ké vị ngai vàng của PaeKche là Kun Kusu (375 - 384). Một điều đáng chú ý là, ngay sau khi Kun Kusu chết, Chimnyu lên thay, đã chấp nhận đạo Phật (384). Ở thế kỷ V, PaeKche phải đối đầu với nhiều mối đe doạ nguy hiểm. Năm 473 PaeKche phải dời đô về phía Nam, tới Ungju (Kongju hiện nay). Dưới thời trị vì của vua Muryong (501 - 523) PaeKche lại được hồi sinh. Thời này, ngoài kinh đố, quốc gia Packche có tới 22 tammo (huyện). Đến thời vua Song (523 - 554). Kinh đô PaeKche chuyển về Sabi, nằm trên vùng đồng bằng lớn Puyo. Sau khi xây dựng lại vương quốc đồng thời đã củng cố được quyền lực trong tay, vua Song cho mở các cuộc chiến tranh để lấy lại các lãnh thổ trước đây của PaeKche ở vùng lòng chảo sông Hàn. Để thực hiện mục đích này, vua Song đã ký kết một hiệp ước với vủa Chinhung của Shilla và lợi dụng sự bất hoà trong nội bộ Koguryo để tiến về phía Nam. Với việc chiếm được vùng hạ lưu sông Hàn, vua Song đã đạt được mục đích. Nhưng đến khi Shilla phản bội lại đồng minh, chiếm lấy thành quả của PaeKche thì PacKche xem Shilla như một kẻ thù truyền kiếp, cũng như Koguryo và liên minh với Koguryo, liên tục mở những cuộc tấn công chống lại Shilla. III. VƯƠNG QUỐC SHILLA Shilla là một vương quốc phát triển lên từ Saro một trong 12 quốc gia độc lập ở vùng Chinhan (Thìn Hàn) vùng Đông Nam bán đảo Hàn Quốc. Dưới triều vua Naemul (356 - 402), SHilla trở thành một vương quốc liên minh lớn ở phía đông sông Naktong. Dưới triều đại vua Naemul, nhà họ Kim là họ nắm quyền với ngôi vua ở Shilla, và tới triều vua Nulchi (417 - 458) thì mô hình cha truyền con nối đã hình thành. Việc đó đánh dấu sự ra đời của một nhà nước quân chủ quý tộc ở Shilla. Tiếp đó, 6 cộng đồng thị tộc được tổ chức lại thành 6 pu (huyện) hành chính. Để chống lại sức ép của Koguryo trên vùng biên giới của mình, Shilla liên minh với PaeKche năm 433. Dưới thời vua Chabi (458 - 479), quan hệ của Shilla với PaeKche được củng cố đã hạn chế được sự xâm nhập của Koguryo. Hơn nữa, khi PaeKche dời đô về Ungjin năm 475, địa vị của Shilla khá vững. Dưới triều đại vủa Pophung (514 - 540), Shilla đã hoàn thành việc cơ cấu một quốc gia, quý tộc hoá. Một sự kiện quan trọng là ở thời kỳ này, vua Pophung đã ban hành một bộ luật hành chính năm 520. Mặc dù các điều khoản của bộ luật không được biết một cách chắc chắn, nhưng qua những tài liệu để lại, có thể thấy nó bao gồm những quy định cơ bản về cơ cấu 16 cấp bậc trong triểu, những quy định về trang phục riêng cho chế độ quan liêu hành chính. Việc công nhận đạo Phật là quốc giáo vào khoảng thời gian từ 527 - 535, cũng là một sự kiện đáng ghi nhớ dưới triều vua Pophung. Điều đó đã tạo ra một nền tảng tư tưởng và tổ chức của nhà nước Shilla. Khi đã củng cố được địa vị, Shilla tiến hành mở rộng lãnh thổ bằng việc tấn công vào những nước láng giềng. qúa trình này diễn ra trong một thời gian khá dài. Vua Chijung đã chinh phục Ucan (một đảo phía Đông Ullung) năm 513, và sau đó vua Pophung đã xâm lược Pon Kaya năm 532, tạo bàn đạp tiến về hướng tây Bắc và vùng lòng chảo sông Naktong. Thời vua Chinhung (540 - 576) là thời Shilla mở rộng lãnh thổ quan trọng của Shilla. Năm 551, Shilla tấn công Koguryo ở vùng lòng chảo sông Hàn, phối hợp với vua Song. Mười “hai” ở vùng thượng lưu sông Hàn đã rơi vào tay Shilla. Tiếp đó, Shilla lại đẩy lực lượng của PaeKche ra khỏi vùng hạ lưu sông Hàn, nắm toàn bộ vùng lòng chảo của con sông này. Năm 562, vủa Chinhung tàn phá Tae Kaya và Shilla chiếm được vùng lòng chảo sông Naktong màu mỡ, ở hướng Đông Bắc, Chinhung đẩy biên giới Shilla vào sâu vùng đồng bằng Hamhung. Bốn cột bia đã dựng lên ở Chang Nyong, Pukhan. Hwang cho và Maun nhằm đánh dấu chuyến đi thị sát vùng biên cương mới của nhà vua là một bằng chứng về thành quả mở rộng lãnh thổ của vua Chinhung. Liên minh Shilla - PaeKche tồn tại trong 120 năm đã tạo điều kiện cho việc củng cố địa vị của Shilla. Tuy vậy, khi Shilla quay lại phản bội đồng minh và nhất là khi PaeKche quay sang liên minh với Koguryo thì thế lực của Shilla suy yếu dần. Khi Koguryo liên minh với PaeKche để tấn công Shilla, Shilla phải cầu cứu nhà Đường ở Trung Quốc. Mục đích của Shilla là dùng thế lực của phong kiến nhà Đường đánh bại Koguryo và PaeKche, thu hồi lại đất đai và khôi phục lại địa vị của Shilla. Nhưng khi diệt xong 2 nước trên, nhà Đường lại đặt ách thống trị lên toàn bộ bán đảo Hàn Quốc, làm cho quần chúng nhân dân luôn nổi dậy phản kháng, Shilla nhân tình hình ấy đem quân phối hợp với các nhóm nghĩa binh cùng đánh đuổi kẻ xâm lược, giải phóng đất nước vào năm 675. IV. TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ XÃ HỘI THỜI TAM QUỐC 1. Kinh tế Ở thời Tam Quốc, cơ sở kinh tế của các nước là nông nghiệp. Trong nông nghiệp, cây trồng chủ yếu là lúa, ngoài ra còn có kê, lúa mì, lúa mạch. Ngoài cây lương thực, cư dân còn trồng các loại rau củ, cây ăn quả, cây lấy hạt khác. Phần lớn đất đai trong các nước thời Tma quốc thuộc quyền sở hữu của giới quý tộc. Một phần nhỏ đất đai của nhà nước được giao cho những gia đình nông dân canh tác. Đại bộ phận nông dân phải nhận ruộng phát canh của giới quý tộc để cày cấy, sau đó nộp thuế má cho bọn quý tộc. Ngoài khoản thuế thóc mà nông dân phải nộp cho giới quý tộc, người lao động còn phải nộp nhiều thứ thuế khác như thuế vải, các mặt hàng mà người dân sản xuất ra dưới dạng các cống vật. Bởi lẽ, ngoài lao động nông nghiệp, người dân còn phải sản xuất phụ thêm nhiều thứ khác để chi dùng cho đời sống như sản xuất thủ công nghiệp, chăn nuôi gia súc... Nông dân còn phải làm nghĩa vụ lao dịch cho nhà nước, cho bọn quý tộc. Lao dịch cho quý tộc và nhà nước thường thể hiện dưới hình thức xâu dịch, và thời gian ít hay nhiều phụ thuộc vào nhu cầu và ý muốn của giai cấp thống trị. Thuế má và các khoản chi phí của nhà nước trong đó phần lớn phục vụ cho cuộc sống xa xỉ của giai cấp quý tốc và các chuộc chiến tranh, xung đột giành quyền lực và lãnh thổ... đều đổ lên đầu người nông dân. Bên canh nông nghiệp, thời Tam Quốc, thương nghiệp bước đầu có nhiều thay đổi, ở kinh đô, chợ xuất hiện làm nơi trao đổi các sản phẩm địa phương. Chợ còn được lập ra ở các pu (huyện) cũng nhằm mục đích này. Trong buôn bán, phương thức chủ yếu là vật đổi vật, ngoài ra còn có một số loại “tiền” dưới dạng vỏ sò, và đôi lúc là các đồng tiền đúc của Trung Quốc. Việc buôn bán với nước ngoài đã được tiến hành, chủ yếu là mua hàng của Trung Quốc. Trong các nước Tam Quốc PaeKche cũng bôn bán với nước Wa Nhật Bản nhưng ở mức độ rất hạn chế. Trên lĩnh vực kinh tế, sự ảnh hưởng của nước ngoài chủ yếu là của Trung Quốc với các nước Tam Quốc khá rõ rệt. Do sự gần gũi về địa lý với bắc Trung Quốc - nơi mà các quan hệ phong kiến đã hình thành từ lâu, kinh tế có nhiều tiến bộ, nên từ sớm, tại Hàn Quốc nhiều người di cư đến từ các tỉnh miền bắc Trung Quốc đã mang theo kỹ thuật nông nghiệp và thủ công nghiệp. Giữa PaeKche và nam Trung Quốc có mối liên hệ từ sớm, nên các nghề thủ công ở PaeKche chịu ảnh hưởng củatq. Thợ đồ gốm, thợ dệt, thợ rèn vũ khí, thợ mộc, thợ đóng tàu, thợ thêu... ở PaeKche không chỉ nổi tiếng trên phạm vi bán đảo, mà còn ảnh hưởng đến tận Nhật Bản. Trong thời Tam quốc, Nhật Bản luôn đặt mua sản phẩm thủ công của PaeKche. Trong ba nước thời Tam quốc, Shilla là nước mà các quan hệ phong kiến tiến triển chậm. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do Shilla nằm ở phần đông nam của bán đảo tình hình chính trị không ổn định, do địa thế ở xa Trung Quốc là nước phong kiến tiên tiến vào thời kỳ ở Đông Á. Gần với Shilla hơn cả là Nhật Bản. Nhưng Nhật Bản thời này đang ở vào mức tác phẩm xã hội thấp hơn Trung Quốc và thấp hơn cả các quốc gia Hàn Quốc nữa. 2. Cộng đồng làng xã và cư dân Các quốc gia thời Tam Quốc là các quốc gia lấy nông nghiệp làm hoạt động kinh tế chủ yếu. Đơn vị cơ bản để tiến hành công việc canh tác là cộng đồng các làng xã. Phần lớn cư dân nông nghiệp trong những cộng đồng làng xã là những người tự do, hay bình dân, địa vị của họ khác nhau, nhưng nhìn chung là thấp, và theo cách gọi của người Trung Quốc, họ thuộc giới “những kẻ hèn mọn”. Trong cộng đồng làng xã, đứng trên những lớp người nông dân là Trưởgn làng (homin). Trong cộng đồng làng xã, lớp người có địa vị thấp nhất là nô lệ. Sống trong cộng đồng làng xã, người nông dân phải dựa vào nhau, liên kết với nhau, nên tính chất cộng đồng khá cao. Các quốcgia thời Tam quốc đều được hình thành và phát triển trên cơ sở của sự liên kết các cộng đồng làng xã. Nhà nước sử dụng các làng xã làm đơn vị thu thuế, bắt xâu dịch đối với người lao động. Do vậy, ở Hàn Quốc tồn tại một tình trạng cũng có những nét tương tự với nhiều nước khác ở phương Đông, là mặc cho sự thay đổi triều đại, hay thậm chí cả sự thống trị của ngoại tộc nữa, cơ cấu cộng đồng làng xã và cư dân sống trong đó, có phần ít bị xáo trộn. 3. Cấu trúc chính trị và quốc gia độc lập Giai cấp thống trị trong các quốc gia độc lập ở Hàn Quốc thời Tam Quốc là giai cấp quý tộc phong kiến. Các quốc gia Tam Quốc đều phát triển lên từ các vương quốc nhỏ, và trong quá trình phát triển thu nhận thêm các vùng đất mới. Do vậy, một điều dễ thấy là cấu trúc của một quốc gia độc lập thời Tam Quốc là cấu trúc của một quốc gia liên mình. Trong quốc gia liên minh chính quyền các địa phương có một số quyền tự trị, nhưng phải phục tùng chính quyền trung ương. Trong thời kỳ đầu của Koguryo, các quốc gia nhỏ vị chinh phục hoặc bị ép vào liên minh. Các nước Piryu và Kalsa, đầu hàng Koguryo là các ví dụ về việc gia nhập vào cấu trúc của quốc gia liên minh. Những thực thể độc lập nhỏ, chấp nhận sự đầu hàng liên minh vương quốc đã bị biến thành một cái gì đó giống như các đơn vị hành chính trực thuộc. Quyền lực trong cơ cấu chính trị của các quốc gia tập trung vào tay nhà vua. Dưới vua, là một hệ thống quan chức gồm 12 chức vụ ở Koguryo, 16 chức vụ ở PaeKche, và 17 chức vụ ở Shilla. Các chức vụ quan lại được phân biệt bởi màu sắc của y phục. Ví dụ ở PaeKche, chức vụ được phân biệt bởi 3 loại: loại cao nhất màu đỏ tía, loại trung bình màu đỏ tươi, loại cao nhất màu xanh... Trong hệ thống quan chức hành chính, ở bộ máy chính quyền trung ương có các quan lại nắm các bộ phận. Ở quốc gia PaeKche, có 6 Chwap ynong phụ trách về tài chính, điều khiển các nghi lễ và lễ hội, chịu trách nhiệm về an ninh và trật tự ở kinh đô, các vấn đề về thưởng phạt và chỉ huy lực lượng quân sự. Khi PaeKche chuyển đô về Sabi, cơ cấu bộ máy nhà nước phức tạp hơn, bao gồm tới 22 bộ phận, 12 trong cung điện và 10 phụ trách các vấn đề của riêng nhà nưcớ. Tại Shilla, một số bộ được thiết lập và chịu trách nhiệm về quân sự, giám sát các hoạt động của quan lại, phụ trách các việc của Hoàng gia, phụ trách tài chính... Các quan thượng thư trong bộ máy nhà nước giữa một vai trò quá trình, có quyền lực cao, chỉ dưới vua, vì thế phải được chọn lựa kỹ càng. ở Koguryo, quan thượng thư phải được một hội đồng quý tộc cao cấp bầu ra. Ở các quốc gia Tam Quốc. Hội đồng quý tộc có chức năng lớn như quyết định những vấn đề quan trọng của nhà nưcớ như việc nối ngôi, tuyên chiến và đình chiến... Việc chính thức chấp nhận đạo phật do Hội đồng Ywabae (Hội đồng quý tộc của Shilla) quyết định là một ví dụ. Quyền lực của chính quyền trung ương còn vươn tới các địa phương. Các pháo đài được xây dựng ở những khu vực nơi các cộng đồng bộ lạc trước đây sinh sống được sử dụng làm các trung tâm hành chính địa phương. Các đơn vị hành chính địa phương được gọi là “Kun” hay huyện, và ở Koguryo, người đứng đầu một huyện như vậy được gọi là Chongyo, người đứng đầu một huyện như vậy được gọi là Chongyogunji (hay tosa). Một số huyện lại được gom lại để thành lập những đơn vị hành chính lớn hơn, như ở Koguryo gọi là pu (Koguryo có tất cả 5 pu). (Bắc, Nam, Đông, Tây, và ở giữa), ở PaeKche gọi là Pauj (PaeKche có 5 Pauj), ở Shilla gọi là Chu (như cao, thấp, cũ, mới). Những người đứng đầu các đơn vị hành chính này gọi là YoKsát (ở Koguryo), Pangnyong (ở PaeKche) và Kungju (ở Shilla). Tổ chức quân sự song song với tổ chức hành chính. Cùng với sự phát triển của quốc gia là tổ chức quân sự. Tổ chức quân sự, cũng như thể chế chính trị được đặt dưới quyền lực của nhà vua. Nhà vua đồng thời là tổng tư lệnh các lực lượng quân sự của cả nước, và trên thực tế, các ông vua thường trực tiếp dẫn đầu quân và chiến đấu bên cạnh họ trong các trận đánh. Có rất ít thông tin về tổ chức của các đơn vị vũ trang trong cấu trúc tổ chức quân sự, nhưng người ta biết rằng, ở Shilla, quân đội được tổ chức thành 6 “chong” (đơn vị), được chỉ huy bằng các tướng lĩnh “truc - bone” (dòng dõi cao quý). Ngoài các đơn vị thườngtrực, nguồn bổ sung cho lực lượng vũ trang thời Tam Quốc là những thanh niên ở các địa phương. Mỗi vương quốc đều tổ chức lực lượng quân sự của mình ở các huyện hay ở các cấp địa phương, và trên thực tế, các đơn vị của cơ quan hành chính địa phương phục vụ đồng thời như những đơn vị cơ bản trong tổ chức quân sự địa phương. Tại mỗi pháo đài, được coi là trung tâm của cơ quan hành chính huyện, các đơn vị quân sự được củng cố thêm sức mạnh dưới sự dẫn dắt của những người đứng đầu huyện... Tổ chức quân sự và thể chế chính trị của các quốc gia thời Tam Quốc có sự liên kết chặt chẽ với nhau tạo nên bức tranh xã hội dựa trên quyền lực. Các quốc gia Tam Quốc đã phát triển trên một cơ cấu xã hội như vậy suốt nhiều thế kỷ. V. QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI THỜI TAM QUỐC Trong các mối quan hệ của các quốc gia thời Tam Quốc với các nước láng giềng ở vùng Đông bắc Á, thì mối quan hệ với Trung Quốc là chủ yếu. Có thể khái quát chính sách mà các nước Hàn Quốc thời Tam Quốc sử dụng đối với Trung Quốc như sau: Trước hết, do luôn luôn theo đuổi chính sách xâm lược mở rộng lãnh thổ nên các nước thời Tam Quốc đã liều lĩnh mở những cuộc tấn công quân sự vào đất Trung Quốc, và tất nhiên là họ cũng phải thường xuyên chịu đựng những cuộc tấn công của Trung Quốc. Trường hợp này rất đúng với Koguryo, một nước có chung đường biên với Trung Quốc ở vùng đông bắc. Thứ hai, trong quá trình đấu tranh thôn tính nhằm mục đích thống nhất bán đảo, cả 3 vương quốc đều lợi dụng cuộc xung đột giữa hai triều đại ở Trung Quốc (giữa Bắc Triều và Nam Triều), các nước Tam Quốc còn tìm cách sử dụng những người di cư vùng miền Bắc Trung Quốc và người Wa ở Nhật Bản để phục vụ chính sách đối ngoại. Koguryo ngay trong thời gian đầu đã đáp lại những cuộc tấn công của Trung Quốc ở vùng lòng chảo sông Liao và Taedong. Dưới triều vủa Tongch’on (227-248) Koguryo tấn công cửa ải Yalu và tìm cách cắt rời mảnh đất nối liền Trung Quốc với thuộc địa Lo-lang của nó. Nước Wei - một quốc gia ở khu vực miền Bắc Trung Quốc, trả đũa bằng cách tấn công và chiếm được Kinh đô của Koguryo là Hwando - Song năm 244. Khi Wei tấn công xâm lược Koguryo lần thứ hai vào năm sau (245) vua Tongch’on của Koguryo chỉ còn kịp cứu mình bằng cách chạy sang vùng bờ biển đông bắc. Sang đầu thế kỷ IV, nhân khi nội tình Trung Quốc rối ren, Koguryo lại mở các cuộc tấn công kết quả là đã kiểm soát được toàn bộ, vùng lãnh thổ trước đây của vương quốc Choson cổ ở thung lũng sông Taedong. Vào năm 342, Koguryo rơi vào tình trạng thảm hoạ khi bị một đội quân xâm lược, trực tiếp dưới sự lãnh đạo của vua nhà Triều Yên bên Trung Quốc là Mu-Jung - Huang. Cuộc xâm nhập này đã đốt trụi cung điện của Koguryo, bắt giữ hoàng thái hậu và 15.000 người Koguryo. Năm 371, quân đội PaeKche của vua Kun Ch’ogo lại giáng cho Koguryo một đòn nặng, vủa Koguryo chết trong một trận đánh. Để vượt qua cuộc khủng hoảng sâu sắc và khôi phục lại đất nước qua những cơn binh lửa khốc liệt, Koguryo đã tiến hành một cuộc thay đổi thể chế, tiến hành một cuộc canh tân dưới thời vua SoSurim (371 - 384). Sự thay đổi là canh tân này đã đặt cơ sở cho sự lớn mạnh của Koguryo ở thời trị vì của vua Kwanggaeto (391 - 413). Đến thời vủa Kwanggaeto, Koguryo đã chinh phục toàn bộ vùng Kiao-tung, chinh phục vùng rừng núi Su-Shen ở vùng đông bắc Koguryo, đưa Koguryo trở thành một vương quốc lớn rộng bao chiếm hơn 2/3 bán đảo h1 và một phần Manchuria (Mãn châu). Từ đó, Koguryo hoạch định chính sách đối ngoại của mình theo nguyên tắc tương tự như các quốc gia phong kiến Trung Quốc tiến hành là “cân công, viễn nhu”. Đối với các nước gần, có chung biên giới lãnh thổ, Koguryo mở các cuộc chiến tranh thôn tính, còn với các nước ở xa Koguryo đặt quan hệ thân thiết để tranh giành ảnh hưởng và địa vị. Do vậy, tình trạng chiến tranh giữa Koguryo với các nước Trung Quốc ở gần, có chung đường biên vẫn tiếp tục. Trong khi đó, Koguryo tranh thủ thời gian và cơ hội, tìm kiếm mối quan hệ bang giao với các vương triều phía Nam Trung Quốc, dù phải vượt biển và có rất nhiều khó khăn, Koguryo cũng thiết lập các mối quan hệ với những người du cư ở biên giới phía Bắc Trung Quốc nhằm kìm hãm thế lực Trung Quốc. Về phía mình, PaeKche - một quốc gia lớn thời Tam Quốc, lại cố gắng ngăn cản Koguryo bằng cách xúc tiến thiết lập những mối quan hệ không chỉ với các vương triều phía Nam mà cả với những vương triều phía Bắc của Trung Quốc. Hơn nữa, PaeKche còn kêu gọi lực lượng của người Wa ở Kyushu Nhật Bản. Chống lại Shilla. Sự đe doạ của PaeKche khiến Shilla phải cầu cứu Koguryo và kết quả là một đội quân của Koguryo do vua Kwanggaeto được gửi tới và đẩy được người Wa ra khỏi biên giới Shilla. Về sau, do sức ép từ chính phía Koguryo, Shilla lại phải kiếm tìm sự bảo trợ của PaeKche trong mối liên minh Shilla - PaeKche từ năm 434. Liêm minh Shilla - PaeKche tồn tại suốt trong thời gian 120 năm để chống lại Koguryo là một trong những sự kiện quan trọng trong quan hệ đối ngoại thời Tam Quốc. Và sự tan vỡ của liên minh này là một bằng chứng về điều khó có thể có mối quan hệ liên minh khi quyền lợi của hai bên khác nhau, thậm chí là đối địch nhau. Tuy tình trạng xung đột giữa các nước Tam Quốc với Trung Quốc luôn diễn ra, và bản thân các triểu đại phong kiến Trung Quốc luôn tìm kiếm cơ hội để can thiệp nhằm mục đích xâm lược và thôn tính bán đảo Hàn Quốc, ảnh hưởng của Trung Quốc đến các quốc gia Tam Quốc không vì thế mà giảm sút. Trên nhiều mặt, cả về kinh tế lẫn chính trị, nhất là văn hoá, các nước Tam Quốc tiếp thu nhiều thành tựu của Trung Quốc. Có thể kể với những bằng chứng là sự tiếp thu ảnh hưởng về việc xây dựng thể chế chính trị, chính ảnh hưởng Trung Quốc đã góp phần thúc đẩy mạnh các quan hệ phong kiến ở Hàn Quốc, lập pháp, sự tiếp thu các giáo lý của đạo Phật, tiếp thu thành tựu chữ viết Trung Quốc, đặc biệt là sự chấp nhận đạo Khổng. Trong nửa cuối của thế kỷ VI, một sự thay đổi lớn đã diễn ra trong cán cân quyền lực ảnh hưởng đến chính sách và quan hệ đối ngoại của các quốc gia Tam Quốc. Với vuộc xâm lược vùng lòng chảo sông Hàn. Shilla đã tiến sâu vào khu vực trung tâm của bán đảo. Cuộc chiến tranh xâm lược này đã đẩy Koguryo và cả Paekche vào thế đối địch với Shilla. Khối liên minh mới, liên minh Koguryo - PaeKche được thiết lập và ngay lập tức tấn công Shilla. Ở nửa cuối thế kỷ VI, những căng thẳng mới trong quan hệ đối ngoại diễn ra trên một bình diện rộng, trên cả phạm vi bán đảo. Lúc này, ở Trung Quốc, triều Tuỳ đã đánh bại các thế lực cát cứ, thống nhất đất nước dưới một vương triều (589). Tại vùng thảo nguyên Bắc Trung Á, thế lực người Tuyếc’ là một mối đe doạ thường trực với triều Tuỳ. Bằng việc mở rộng lãnh thổ vương quốc của mình trên nửa phần phía bắc của bán đảo Hàn Quốc và vào sâu miền Mãn Châu, Koguryo đã thiết lập được mối quan hệ với người tuyếc’ để chống lại Tuỳ. Trong cùng thời gian đó, Koguryo và PaeKche cũng đang đặt quan hệ với Nhật Bản. Do vậy, để chống lại liên minh Bắc - Nam của Tuyếc’ - Koguryo, PaeKche và Nhật Bản. Tuỳ và Shilla đã bắt tay với nhau và thành lập trục Đông - Tây. Sự đụng độ giữa hai khối quyền lực này đã báo trước một cơn bão lớn mà ngay sau đó sẽ bùng nổ ở vùng Đông Bắc Á và đây cũng là sự đụng độ giữa Koguryo và Tây biểu thị cuộc sung đột để phân chia quyến lực đầu tiên. Koguryo là nước đầu tiên khai chiến bằng một cuộc tấn công vượt qua sông Liao vào Liao - Shi năm 598. Đáp lại, Tuỳ mở cuộc tấn công vào lãnh thổ Koguryo, nhưng bị thất bại phải bỏ dở cuộc chiến tranh. Sau đó, năm 612, vua Tuỳ là Yang Ti (Dượng Đế) đã tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược lớn chưa từng thấy. Lực lượng quân Tuỳ tham gia cuộc tiến công lên tới trên một triệu người. Quân Tuỳ bị thất bại trong lần tấn công hạ thành Liao - Tung một địa điểm trọng yếu của Koguryo Yang-Ti liền lấy gần 1/3 lực lượng (khoảng 300.000 người), dời khỏi Kiao - Tung tấn công vào kinh đô của Koguryo là P’vongyang. Tại đây, quân Tuỳ bị rơi vào bẫy phục kích của tướng Ulchi Mundok - một người chỉ huy tài giỏi của v, và bị thất bại thảm hại ở Salsu. Chỉ có khoảng 2.700 trong số 300.000 lính Tuỳ sống sót rút chạy về yalu. Vua Tuỳ đành phải chấm dứt cuộc bao vây thành Kiao - Tung rút quân về Trung Quốc. Năm sau, Yang - Ti lại tiếp tục đưa quân sang xâm lược Koguryo một lần nữa, nhưng không thành công. Vương quốc Tuỳ bị sa lầy vào cuộc chiến tranh xâm lược với các nước ở bán đảo Hàn Quốc, lại phải thường xuyên lo chống đỡ cuộc nổi dậy của những cuộc chiến tranh nông dân ở trong nước, nên suy yếu dần rồi sụp đổ. Vương triều Đường lên thay triều Tuỳ. Đã thấy trước khả năng của những cuộc chương trình xâm lược từ phía Trung Quốc, Koguryo tăng cường phòng thủ bằng cách xây dựng một bức dài chắn biên giới Tây - Bắc. Nhưng, chính giữa lúc này, sự chia rẽ trong giới quý tộc Koguryo đã lên đến đỉnh điểm. Sau một cuộc tàn sát hàng loạt hoàng gia và những người chống đối, Yon Kaesomun nổi lên với địa vị của một người chỉ huy quân sự và thực sự nắm quyền lực chính trị (642). Yon Kaesomun định thiết lập mối quan hệ với bên ngoài trên thế mạnh nên đã đưa Koguryo vào một thời kỳ đụng độ cả với Đường và Shilla. Bác bỏ đề nghị của sứ thần Shilla là Kim Chun Chu về việc hợp tác đẩy lùi cuộc tấn công của PaeKche, thay vào đó, Yon Kaesomun đòi Shilla phải dời khỏi thung lũng sông Hàn. Yon Kaesomun còn đuổi cả sứ thần nhà Đường. Thái độ đó của Koguryo đã làm ngòi nổ cho cuộc chiến tranh mà triều Đường tiến hành đối với Koguryo vào năm 645. Vượt sông Liao, quân Đường hạ thành Liao - tung. Nhưng tại thành An - Shih, quân Đường thất bại buộc phải quay lại. Mặc dù chỉ là một mối nhỏ trong chuỗi xích phòng thủ của Koguryo, nhưng thành An - Shih đã đứng vững sau một cuộc bao vây hơn 60 ngày của quân Đường. Trong suốt thời gian đó, quân Đường dồn hết sức lực mỗi ngày mở tới 6, 7 cuộc tấn công vào thành nhưng không thành công… Nhưng chiên thắng của Koguryo đối với các cuộc chương trình xâm lược của Trung Quốc dưới triều đại nhà Tuỳ, và sau đó là nhà Đường, chiếm một vị trí đặc biệt trong lịch sử kháng chiến của nhân dân Hàn Quốc trong cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQTH009.doc