Tiểu luận Tình hình phát triển công cụ lao động ở Việt Nam trong thời gian qua

Theo kết quả điều tra, giá trị tài sản cố định là máy móc, thiết bị trong tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh vào thời điểm 0 giờ ngày 1.1.1990 trị giá 11914 tỷ đồng theo nguyên giá, 6485 tỷ đồng tính theo giá trị còn lại (dựa trên cơ sở giá 1989). Trong tổng số tài sản cố định trên, 78% đã được đưa vào sử dụng năm 1985 trở về trước. Nếu chỉ đổi mới riêng bộ phận tài sản cố định này, số thiết bị cùng loại đã trị giá tới 9292,9 tỷ đồng ( theo giá 1989). Nguồn vốn này không thể huy động được từ các nguồn trong nước do hiệu quả kinh doanh thấp ( Năm 1989, 1000 đồng tài sản cố định chỉ tạo ra được 1,52 đồng lợi nhuận) và mức khấu hao buộc phải thấp để các doanh nghiệp có thể tiêu thụ được sản phẩm với giá thị trường chấp nhận được. Điều này làm cho các doanh nghiệp không đủ khả năng đảm bảo vốn để đổi mới công nghệ của mình. Tỷ trọng rất thấp ( 20,7% ) của toàn bộ spó tài sản cố định được tạo rằt vốn tự có của các doanh nghiệp so với nguyên giá của các tài sản cố định đã cho thấy rõ những điều này. Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã gợi vốn bằng cách liên doanh và dành một phần vốn huy động đó để đổi mới công nghệ. Tuy vậy, lượng vốn này cũng chưa đáng kể lắm so với nhu cầu vốn để đổi mới công nghệ.

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8360 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tình hình phát triển công cụ lao động ở Việt Nam trong thời gian qua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cơ sở lý luận: Khái niệm: Quá trình sản xuất và vai trò của sản xuất: Sản xuất của cải vật chất - cơ sở của đời sống xã hội. Sản xuất xã hội là khái niệm rộng hơn khái niệm sản xuất của cải vật chất. Song, đứưng trên quan điểm duy vật, cái gốc của sản xuất xã hội là sản xuất của cải vật chất. Sản xuất của cải vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, khai thác hoặc cải tiến các dạng vật chất của tự nhiên để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Sản xuất của cải vật chất là hoạt động cơ bản của con người, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Sản xuất của cải vật chất là cơ sở hình thành và phát triển các chế độ nhà nước, các quan điểm phát luật, tôn giáo,… của con người. Nó có vai trò quan trọng trong trong sự phát triển và hoàn thiện bản thân con người, làm cho con người ngày càng phát triển toàn diện hơn về cả thể chất và trí tuệ. Sản xuất luôn luôn là sự tác động qua lại của ba yếu tố cơ bản: sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động: Sức lao động: Là tổng hợp thể lực và trí lực của con người, là khả năng lao động của con người, là điều kiện cơ bản của sản xuất ở bất cứ xã hội nào. Đối tượng lao động: là những vật mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với nhu cầu của mình. Nó chính là yếu tố vật chất của sản phẩm tương lai. Người ta phân đối tượng lao động thành hai loại: Loại có sẵn trong tự nhiên và loại đã qua chế biến. Cùng với sự phát triển của cách mạng khoa học-kỹ thuật hiện đại, vai trò của nhiều đối tượng lao động dần dần được thay đổi và nhiều đối tượng lao động mới được tạo ra. Việc nghiên cứu và ứng dụng vật liệu mới là một trong những mũi nhọn của cách mạng khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Vật liệu mới đã và đang mở ra những khả năng to lớn cho nền sản xuất hiện đại, cho phép tăng nhanh khối lượng sản phẩm Tư liệu lao động: là một vật hay một hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người đến đối tượng lao động. Tư liệu lao động gồm: + Công cụ lao động: là bộ phận trực tiếp tác động vào đối tượng lao động tạo ra sản phẩm. + Những đồ dùng để chứa và bảo quản đối tượng lao động và sản phẩm của lao động như: bình, lọ chai…Bộ phận này giữ vai trò hệ thống bình chứa của sản xuất. + Hệ thống các yếu tố phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp quá trình sản xuất mà nếu thiếu chúng sẽ không thực hiện được quá trình sản xuất như: nhà xưởng, kho tàng, các phương tiện vận tải, thông tin liên lạc… Bộ phận này gọi là kết cấu hạ tầng của sản xuất. Trong các yếu tố hợp thành tư liệu lao động, công cụ lao động, công cụ lao động có ý nghĩa quyết đinh nhất. [ 8 trang 26 - 29 ] Công cụ lao động: Là một tổ hợp những vật thể dùng để dẫn truyền, dùng để tác động lực trực tiếp từ con người lên đối tượng lao động trong bất kỳ nền sản xuất nào. Thí dụ: hòn đá, cái gậy là công cụ của người nguyên thuỷ; cái cày, cái cuốc là công cụ lao động của người nông đân trong nền sản xuất nhỏ, lạc hậu; máy móc, cơ khí, máy tự động là công cụ lao động trong nền sản xuất hiện đại.Nó cũng là yếu tố độc nhất, cách mạng nhất, yếu tố luôn thay đổi theo xu hướng tiến bộ cách mạng, yếu tố độc nhất, cách mạng nhất. Vai trò và ý nghĩa: Là bộ phận tích cực nhất trong tư liệu lao động. Công cụ lao động là cái động nhất, cách mạng nhất của tư liệu lao động. Chúng là những vật được con người sử dụng để trực tiếp truyền tác động vào đối tượng lao động, sản xuất ra của cải vật chất. Chúng luôn được cải tiến, đổi mới, có ý nghĩa quan trọng quyết định năng suất lao động,là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người. Vì thế, C.Mác gọi công cụ lao động, nhất là các máy móc cơ khí là “hệ thống xương cốt và bắp thịt của sản xuất”. [ 2 trrang 269 ] Nếu không có công cụ lao động sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất, sản xuất sẽ diễn ra một cách chậm chạp, trì tuệ, hao phí nhiều thời gian và công sức, dẫn đến năng suất thấp, hiệu quả kém. Công cụ lao động có hai tác dụng cụ thể: truyền dẫn lao động, trực tiếp làm tăng khả năng hoạt động của các khí quan của con người. Thông qua hoạt động lao động sản xuất làm cho con người phát triển về mặt thể chất và trí tuệ, làm cho con người ngày càng phát triển và tiến bộ hơn. Công cụ lao động biến đổi nhanh chóng và rõ rệt so với hai bộ phận của tư liệu lao động là những đồ dùng để chứa đựng, bảo quản đối tượng lao động, sản phẩm của lao động và hệ thống các yếu tố vật chất phục vụ trực tiếphoặc gián tiếp quá trình sản xuất. Công cụ lao động là biểu hiện cụ thể và tập trung nhất của tiến bộ khoa học - kỹ thuật, những thành tựu của khoa học - kỹ thuật được thể hiện qua công cụ lao động. Cách mạng khoa học kỹ thuật đã cải tiến và thay thế dần các công cụ lao động thô sơ, cũ kỹ, lạc hậu như: trong nông nghiệp, cái cày, cái cuốc, cái liềm đã được thay thế bằng máy cày ruộng, máy cắt lúa,… Công cụ lao động là một trong những căn cứ quan trọng để phân biệt giữa các thời đại kinh tế. Trình độ phát triển của công cụ lao động phản ánh trình độ nền sản xuất xã hội, là cơ sở để phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế. Quá trình phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình phát triển và hoàn thiện tư liệu lao động, trước hết là công cụ lao động. Từ công cụ sơ khai của người nguyên thuỷ đến công cụ sản xuất thủ công trong xã hội nô lệ, phong kiến lên cơ khí hoá, tự động hoá sản xuất là những nấc thang trên con đường phát triển nền văn minh nhân loại. [ 8 trang 29 ] Trình độ phát triển của công cụ lao động là dấu hiệu đặc trưng tiêu biểu cho một thời đại sản xuất xã hội nhất định, C.Mác đã viết: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chổ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chổ chúng sản xuất bằng cách nào, với tư liệu lao động nào” Tình hình phát triển công cụ lao động ở Việt Nam trong thời gian qua. Từ 1975 đến 1986: thời kỳ bao cấp Kinh tế phát triển chập chạp, rồi đi vào trì tuệ và khủng hoảng: Knh tế nổi bật của nước ta “vẫn ở trong quá trình từ một xã hội mà nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ, tiến thẳng lên Chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển Tư bản chủ nghĩa” [ 3 trang 47 ] Trong thời kỳ này, Việt Nam tập trung vào nhiệm vụ khôi phục kinh tế, ổn đinh đời sống nhân dân, đặc biệt là các vùng bị ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh, tiến hành thống nhất đất nước trên mọi lĩnh vực. Năm 1975, Việt Nam vừa mới thống nhất đất nước và tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội với nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, cơ sở hạ tầng kém. Do đó nền kinh tế còn nhiều khó khăn: thiếu vốn, công cụ sản xuất lạc hậu, nghèo đói, năng suất lao động thấp… - Máy móc thiết bị quá hư cũ, lạc hậu. Thiếu quan tâm đầu tư khoa học kỹ thuật, đổi mới máy móc thiết bị, phát triển mặt hàng. Do hiệu quả kém trong sản xuất, làm không đủ ăn, không có tích luỹ đầu tư tái sản xuất mở rộng thoả đáng. Cho nên hiện nay nhiều xí nghiệp ở thành phố, máy móc thiết bị quá hư cũ, lạc hậu dẫn đến chổ khó tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm xấu, hiệu quả kinh tế ngày càng kém. Nếu xét thực trạng này trong bối cảnh tiến bộ kỹ thuật của thế giới hoặc trong bối cảnh của thị trường Đông Nam Á láng giềng gần đây thôi, đến đây cũng làm cho chúng ta nhạy cảm nhận thực trạng dân tộc chua xót. Đây là chỉ mới gần 15 năm sau giải phóng do làm ăn dặm chân tại chỗ (tất nhiên là còn do nhiều nghuyên nhân khách quan khác nữa). Nếu để tiếp tục kéo dài hơn nữa thì tình trạng này không bao lâu sẽ làm tồi tệ hơn nữa. Chỉ riêng gần đây hàng Thái Lan, Trung Quốc “tràn ngập thành phố, lấn át hàng nội địa. Nhưng thực tế không làm cho chúng ta không khỏi băn khoăn, lo lắng nhất là chất lượng sản phẩm , trong đó có nguyên nhân do máy, móc thiết bị quá hư cũ, lạc hậu, trình độ khoa học - kỹ thuật giảm sút kém, công nghệ lạc hậu gây nên. Tại 3 xí nghiệp cơ khí Caric, dược phẩm 2/9 và dệt số 5 đều tồn tại tình trạng nói trên một cách rõ ràng. Ở xí nghệip cơ khí Caric, tuy có một số máy cắt, nhưng nói chung gần đây tất cả máy móc ở đây đều được trang bị khá lâu, chưa được đổi mới. Ở xí nghiệp dược phẩm 2/9, căn bản chỉ có một phần xưởng tiếp thu, sau cải tạo với số lượng máy còn lại vẫn dùng đến nay, số trang bị mới không đáng kể, còn các phân xưởng khác chủ yếu là thủ công. Tính chung, các dây chuyền sản xuất thủ công vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể trong toàn bộ sản xuất xí nghiệp dược phẩm 2/9. Ở xí nghiệp dệt số 5, tình hình vẫn tương tự như hai xí nghiêp trên, căn bản vẫn là cải tiến số máy cũ còn lại để khai thác, một vài máy dệt kim hiện đại mới, trang bị thêm nhưng tỷ trọng không đáng kể. [ 6 trang 88 - 90 ] - Kỹ thuật thủ công là chủ yếu. Nước ta tiến lên Chủ nghĩa xã hội với nền kinh tế nhỏ bé, nông nghiệp là chủ yếu, công nghiệp nhỏ, chủ yếu là thủ công, cơ sở vật chất kém. -Công suất sử dụng rất thấp vì thiếu phụ tùng thay thế đến nguyên vật liệu. Về công nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp ở miền Bắc tiếp tục được khôi phục và ổn định sản xuất. Công nghiệp ở miền Nam bắt đầu vấp phải những khó khăn mới, nguồn nguyên liệu và thiết bị nhập khẩu không còn nữa nên các nhà máy tuy vẫn tiếp tục duy trì sản xuất nhưng với công suất và kết quả thấp hơn. Bên cạnh đó, sản xuất công nghiệp còn nhiều khó khăn và yếu kém. Tình trạng xây dựng kéo dài và chậm đưa vào sử dụng, xu hướng xây dựng lớn vẫn chưa khắc phục được. Trong sản xuất, nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, phụ tùng đều thiếu nghiêm trọng. Công suất xí nghiệp nói chung chỉ sử dụng dưới 50%, năng suất lao động giảm, chất lượng sản phẩm sút kém. [9 trang 349 ] Nhìn chung, trong thời gian này, tình hình kinh tế đất nước đã có những tiến bộ đáng kể, chúng ta đã ngăn chặn được đà giảm sút trong sản xuất công nghiệp và nông nghiệp của những năm 78 - 80, cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế được củng cố và tăng cường một bước. Tuy nhiên, tình hình kinh tế nước ta vẫn ở trong tình trạng gây gắt. Nguồn: www.cpv.org.vn. Từ 1986 đến 2000: thời kỳ đổi mới, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường. Bước sang năm 1986, nền kinh tế nước ta đang trong tình trạng khủng hoảng. Bên cạnh đó xu thế đổi mới ngày càng trở nên cấp bách và được nhân dân mong đợi. Cuộc sống đòi hỏi cấp thiết phải thay đổi mô hình cũ bằng mô hình phù hợp, để đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng. Trong thời gian này diễn ra cuộc Cách mạng kỹ thuật lần thứ 2 còn gọi là cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại đã tạo nên sự thay đổi to lớn trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội.Công cụ lao động dần chuyển sang tự động hóa: sử dụng ngày càng nhiều máy tự động quá trình, máy công cụ điều khiển bằng số, robot. Bên cạnh đó, điện tử, tin học là lĩnh vực vô cùng rộng lớn, hấp dẫn đang được loài người quan tâm nhất là lĩnh vực máy tính diễn ra theo bốn hướng: nhanh (máy siêu tính), nhỏ (vi tính), máy tính có sử lý kiến thức (trí tuệ nhân tạo), máy tính nói từ xa (viễn tin học). [ 3 trang 287 - 288 ] Với sự ra đời của máy tính điện tử từ thập niên 50 của thế kỷ XX, con người bước vào làn sóng văn minh trí tuệ “Làn sóng thứ ba”. [ 1 trang 16 ] Trước sự phát triển khoa học công nghệ của thế giới, để tránh nguy cơ tụt hậu xa so với khu vực và thế giới, đổi mới mô hình kinh tế là việc hết sức cấp bách và đổi mới công cụ lao động là việc hết sức cần thiết hiện nay. Về kinh tế: + Nước ta đã cơ bản đổi mới về tư duy kinh tế. Quyết tâm chuyển hẳn từ mô hình kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. +Sau một số diễn biến thăng trầm trong những năm đầu, bắt đầu từ những năm 1990 đã đạt những thành tựu kinh tế rất khả quan: Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao: Trong 5 năm (1991 - 1995) tốc độ tăng bình quân của GDP đạt 8,2% , đặc biệt tốc độ tăng trưởng của năm sau cao hơn năm trước: 6.1% (1991), 8.6% (1992), 8.1% (1993), 8.8% (1994), 9.5% (1995). Về công cụ lao động: + Đối với máy móc, thiết bị có sẵn nâng cao rõ rệt công suất sử dụng. bổ sung thêm nhiều máy móc, thiết bị, từ số lượng đến chất lượng. Ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là chế tạo máy, công cụ, nhu cầu đã hạn chế lại những yêu cầu quá cao đối với trình độ hiện tại, việc đổi mới công nghệ có khó khăn hơn nhiều. Tuy nhiên, cũng cần nhìn rõ tác động ngược lại của đổi mới và chuyển giao công nghệ; nhờ chúng mà các sản phẩm được cải tiến, chất lượng sản phẩm được nâng cao, giá thành của sản phẩm giảm, đáp ứng ngày càng tốt những yêu cầu kinh tế và phi kinh tế của người tiêu dùng. [ 5 trang 84 ] + Đối với công cụ thủ công cũng có điều kiện cải tiến cho tinh vi và sắt bén hơn. Từ xa xưa nước ta đã xuất hiện rất nhiều nghề thủ công như: dệt, gốm… với những công cụ lao động thô sơ bằng tay. Trong nghề dệt, khung cửi dệt bằng tay đã được cải tiến bằng khung cửi có gắn động cơ, nhờ đó năng suất cao hơn, hiệu quả hơn. + Tuy nhiên, công cụ thủ công vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn trong hệ thống máy móc, tốc độ đổi mới công cụ theo kỹ thuật tiến bộ vẫn còn chập chạp. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn ở trình độ thấp, bên cạnh một số cơ sở kinh tế đã được trang bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại, trong nhiều ngành kinh tế, máy móc cũ kỹ , công nghệ lạc hậu. Theo UNDP, Việt Nam đang ở trình độ công nghệ lạc hậu 2/7 của thế giới, thiết bị máy móc lạc hậu 2 - 3 thế hệ( có lĩnh vực 4 - 5 thế hệ ). Lao động thủ công vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động xã hội. Do đó, năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất của nước ta còn rất thấp so với khu vực và thế giới (năng suất lao động của nước ta chỉ bằng 30% mức trung bình của thế giới). [ 3 trang 340 ] Trong giai đoạn này, khả năng đảm bảo vốn cho nhu cầu đổi mới công nghệ con nhiều hạn chế. Theo kết quả điều tra, giá trị tài sản cố định là máy móc, thiết bị trong tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh vào thời điểm 0 giờ ngày 1.1.1990 trị giá 11914 tỷ đồng theo nguyên giá, 6485 tỷ đồng tính theo giá trị còn lại (dựa trên cơ sở giá 1989). Trong tổng số tài sản cố định trên, 78% đã được đưa vào sử dụng năm 1985 trở về trước. Nếu chỉ đổi mới riêng bộ phận tài sản cố định này, số thiết bị cùng loại đã trị giá tới 9292,9 tỷ đồng ( theo giá 1989). Nguồn vốn này không thể huy động được từ các nguồn trong nước do hiệu quả kinh doanh thấp ( Năm 1989, 1000 đồng tài sản cố định chỉ tạo ra được 1,52 đồng lợi nhuận) và mức khấu hao buộc phải thấp để các doanh nghiệp có thể tiêu thụ được sản phẩm với giá thị trường chấp nhận được. Điều này làm cho các doanh nghiệp không đủ khả năng đảm bảo vốn để đổi mới công nghệ của mình. Tỷ trọng rất thấp ( 20,7% ) của toàn bộ spó tài sản cố định được tạo rằt vốn tự có của các doanh nghiệp so với nguyên giá của các tài sản cố định đã cho thấy rõ những điều này. Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã gợi vốn bằng cách liên doanh và dành một phần vốn huy động đó để đổi mới công nghệ. Tuy vậy, lượng vốn này cũng chưa đáng kể lắm so với nhu cầu vốn để đổi mới công nghệ. [ 4 trang 86 - 88 ] Từ 2001 đến nay: Sau gần 15 năm thực hiện đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi cơ bản cả về chất và lượng. Từ một quốc thuộc loại nghèo nhất trên thế giới, chúng ta đã từng bước cải thiện được thứ bậc của nền kinh tế. Cách mạng khoa học công nghệ và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế vẫn đang diễn ra nhanh chóng trên thế giới và khu vực. Bước sang thế kỷ XVI, Việt Nam đã được chuẩn bị tốt hơn cả về thế và lực để chủ động tiếp nhận và hội nhập vào quá trình này. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đối mặt với những thách thức lớn. Khó khăn và thách thức lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nguy cơ tut hậu xa hơn của nền kinh tế vẫn thường trực trong khi các chỉ số về nguồn nhân lực và năng suất lao động vẫn ở mức thấp. Theo đánh giá của 24 công ty Nhật hoạt động ở ASEAN thì trình độ công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam chỉ đạt 3,8/10 điểm, chỉ hơn Myanmnar (3,6), Lào (3,0) và Campuchia (2,6). [9 trang 365] Trong những năm 2001 - 2004, Nền kinh tế Việt Nam đạt được những tiến bộ và thành tựu quan trọng: Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế (GDP) liên tục được cải thiện: 6.89% (2001), 7.08% (2002), 7.34% (2003), và 7.69% (2004). [ 9 trang 367 ] Hoạt động kinh doanh cũng mạnh dần lên, khả năng tiêu thụ của thị trường trong nước được cải thiện và tốc độ tăng trưởng được nâng cao. Về công cụ lao động: - Đây là giai đoạn bắt đầu đi vào công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước một cách trực tiếp và mạnh mẽ. Nền kinh tế nước ta bước vào hội nhập với nền kinh tế thế giới. Do đó, đổi mới công cụ lao động, tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ bức thiết. Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001 - 2010, với mục tiêu tổng quát: “Đưa nước tar a khỏi tình trạng kém phát triển nâng cao rõ rệt đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân tao nề tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản là một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Ứng dụng và tiếp thu những thành tựu của khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhiều nhà máy, xí nghiệp, chủ các lò thủ công đã cải tiến công cụ lao động của mình để giảm chi phi, tăng năng suất lao động. Như: “Từ cuối năm 2006, công ty TNHH Thực phẩm an toàn Hương Giang chính thức đưa dây chuyền giết mổ gia cầm công suất 500 con / giờ của Trường Đại Học Nông Lâm vào hoạt động. Đây là dây chuyền giết mổ gia cầm tập trung, tự động, khép kín, ứng dụng công nghệ - thiết bị hiện đại đầu tiên của thành phố Nha Trang, đảm bảo chất lượng thịt sạch đáp ứng nhu cầu thực phẩm an toàn cho người dân trong tỉnh Khánh Hoà… Dây chuyền này là chu trình khép kín tự động gồm các khâu treo gà, gây choáng, cắt tiết, trụng, đánh long, rửa, tách long, xử lý ozone, làm lạnh nhanh, đóng gói, bảo quản sau đó phân phối ra thi trường… Dây chuyền này có thể nâng cao lên 1000 con / giờ nếu cải tiến một số bộ phận. Do thời gian giết mổ ngắn, quy trình hoàn toàn khép kínnên khả năng nhiễn bệnh của thực phẩm giảm xuống. Đây là dây chuyền giết mổ gia cầm tập trung, hiện đại đầu tiên ở thành phố Nha Trang. [ 10 trang 6 ] Bên cạnh đó, ở làng đúc đồng truyền thống xứ Huế, ông Nguyễn Văn Sinh đã cải tiến khuôn đất truyền thống, ứng dụng ngay khuôn cát của các lò đúc Nam Trung Bộ, thay đổi quy trình nấu từ lào “chõ” sang nằm như kiểu người Hoa: thay gì trộn củi cùng nhôm đốt lên, thường làm thất thoát 30% nhôm thì ông để củi một đầu, nhôm một đàu chỉ thất thoát 5% thôi mà có thể nấu liên tục không ngắt quãng… Ông cũng chính là người cải tiến cách lấy lõi khuôn đúc được nhiều lần trong cùng một khuôn, làm tăng số lượng thành phẩm lên hàng chục lần so với trước đây. Năm 2006, ông đã được Công ty Xuân Trường (Ninh Bình) đặt làm quả chuông nặng 22 tấn, cao 4.7m, đuờng kính 3m. Sauk hi hoàn tất quả chuông này, ông được công ty này đặt làm tiếp quả chuông 30 tấn để kỷ niệm trong dịp nghìn năm Thăng Long, Hà Nội. Nguồn: www.tuoitre.com.vn Công cuộc đổi mới công cụ lao động đã tạo ra những thành công lớn, phục vụ cho nền kinh tế Việt Nam nói riêng và cho cả xã hội loài người nói chung. Các thành tựu khoa học kỹ thuật - công nghệ hiện đại đã phục vụ tích cực cho lao động. Trước đây, khi không có những thiết bị điện tử như: máy in, máy photo thì muốn lấy thông tin, dữ liệu chúng ta phải ghi chép lại, làm như thế rất tốn thời gian mà đôi khi lại không chính xác, không hiệu quả. Từ khi các thiết bị điện tử,công nghệ thông tin ra đời, quá trình lao động diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn, tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh hơn. - Tuy nhiên tốc độ và cường độ phát triển còn phụ thuộc vào tính chất chu kỳ kinh tế trong những năm tới. Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật - công nghệ hiện đại đã cung cấp cho con người những phương tiện giao thông hiện đại như: ôtô, xe lửa, máy bay, tàu điện ngầm, tàu hoả cao tốc xuyên đáy đại dương, máy bay siêu cao tốc cùng những phương tiện thông tin viễn thông tiên tiến như: thông tin liên lạc hữu tuyến, vô tuyến, mạng truyền số liệu điện tử cao tốc, dịch vụ thương mại điện tử, internet… Công nghệ hiện đại giúp con người giao lưu, trao đổi máy móc, thiết bị, thông tin, tri thức khoa học kỹ thuật - công nghệ giữa các quốc gia một cách nhanh chóng, thuận tiện và kịp thời. Nhìn chung, công cụ lao động có vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất, nhưng nó muốn phát huy vai trò thì phải cần đến yếu tố con người. Những phương tiện hùng hậu phục vụ cho nền sản xuất xã hội có trên Trái đất ngày nay như những ngôi nhà chọc trời, con đường cao tốc ngang dọc nhiều tầng , nhà ga, bến cảng, sân bay, những chiếc tàu biển trọng tải hàng ngàn tấn, máy bay, tàu hoả, những máy móc tinh vi hiện đại và tự động… tất cả đều là kết quả của đôi bàn tay và khối óc của con người. Các công cụ, phương tiện lao động của con người sẽ còn được nhân lên mãi và ngày càng hiện đại nhờ năng lực lao động và trí tuệ của con người không ngừng phát triển. Dù công cụ lao động có năng động và mạnh mẽ đến đâu, cũng không phải tự bản thân chúng có đuợc. Chúng không thể tự ra đời và tự hoạt động, kể cả máy móc tự động cũng đều do con người là ra. Máy móc, công cụ chỉ là những vật phản ánh, chỉ là thứoc đo tính năng động, trình độ chinh phục tự nhiên của con người. Yếu tố vật thể sẽ không có bất cứ tác dụng nào, không còn là một “lực lượng” của xã hội để tiến hành sản xuất vật chất nếu chúng chỉ là những đồ vật rời rạc và không có sự tác động của con người… Đùng như C.Mác đã viết: “một cái máy không dùng vào quá trình lao động là một cái máy vô ích. Ngoài ra, nó còn bị hư hỏng đi do sức mạnh huỷ hoại của sức mạnh của sự trao đổi chất của tự nhiên. Sắt bị han rủ, gỗ thì bị mục. [ 2 trang 269 ] Phương hướng và giải pháp công cụ sản xuất. Phương hướng chung: Yêu cầu đổi mới công cụ sản xuất một cách mạnh mẽ thông qua quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, trong đó đổi mới công nghệ thông qua đổi mới công cụ lao động là một trong những yêu cầu căn bản nhất. Để công nghiệp hóa - hiện đại hoá một cách có hiệu quả, Hồ Chí Minh đã chỉ ra vai trò lãnh đạo của khoa học công nghệ. Là người từng bôn ba bốn bể năm châu, tận mắt chứng kiến sự phát triển của các quốc gia tiên tiến trên thế giới, Hồ Chí Minh luôn tin tưởng ở yếu tố con người Việt Nam trogn sự nghiệp phát triển Khoa học công nghệ để xây dựng đất nước. Từ năm 1945 , Người đã viết “ kiến thiết cần phải có nhân tài”. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển thêm nhiều. [ 9 trang 208 - 209 ] Tích cực đổi mới để thể hiện tính cách mạng của công cụ sản xuất và phải lấy năng suất-chất lượng-hiệu quả làm tiêu chuẩn tối cao để chọn lựa cách giải quyết, không được nóng vội. Nhà nước và doanh nghiệp phải có chiến lược và chương trình - kế hoạch phát triển và đổi mới công cụ sản xuất một cách có chủ động và sát thực tế. Sự cạnh tranh tác động tới sự đổi mới và chuyển giao công nghệ ở chỗ nó đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với sản phẩm buộc mỗi doanh nghiệp phải đáp ứng những yêu cầu đó sớm hơn mọi đối thủ cạnh tranh khác. Nó không những tạo ra động lực mà còn tạo ra sức ép buộc các doanh nghiệp phải chạy đua với nhau trong cuộc đổi mới chuyển giao công nghệ để nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ của mình. [ 5 trang 84 - 85 ] Giải pháp chủ yếu: Sử dụng có hiệu quả công cụ lao động hiện hành: Sử dụng triệt để và có hiệu quả công cụ hiện có, tránh lãng phí, tránh để thiết bị máy móc trong tình trạng “ngủ yên” không đưa vào sản xuất. Cải tiến và thay đổi công cụ lao động. Muốn cải tiến có hiệu quả công cụ lao động phải ứng dụng khoa học kỹ thuật - công nghệ hiện đại, tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Đối với một nước nông nghiệp Nhưng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải có trí tuệ cao, trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại trên tất cả các lĩnh vực khoa học quản lý, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và công nghệ. Vì vậy, cán bộ, đảng viên, công nhân, viên chức nhà nước nói chung, cán bộ lãnh đạo nói riêng, trước hết là các đồng chí Uỷ viên Trung Ương phải ra sức học tập, nâng cao trình độ mọi mặt. Có trình độ, có kiến thức mới nắm bắt được thời cơ, thực hiện được những nhiệm vụ khó khăn. phức tạp trong hoàn cảnh mới. Cán bộ lãnh đạo không có kiến thức, thiếu trình độ hiểu biết sẽ trở thành lực cản của sự phát triển. “Học, học nữa, học mãi” học trong nhà trường, học trong thực tiễn và tự học, đó là khẩu hiệu hành động để lãnh đạo thành công sự nghệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. [ 5 trang 140 ] Giải pháp hoàn và bổ sung vốn để đổi mới công cụ lao động: - Huy động nguồn vốn trong nước - Thu hút nguồn vốn nước ngoài - Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn thu được, tránh lãng phí.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVai trò của công cụ sản xuất đối với tăng năng suất lao động ở việt nam.doc
Tài liệu liên quan