Tiểu luận Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Mình về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong công cuộc đổi mới hiện nay

Hồ Chí Minh chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Ngưởi cũng xác định rõ vị trí và xu hướng vận động của từng thành phần kinh tế. Nước ta lấy kinh tế quốc doanh làm nền tảng. Kinh tế hợp tác xã là hình thức tổ chức tập thể của nhân dân lao động .Qua đó đáp ứng được yêu cầu khách quan là phát triển nền kinh tế sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Đồng thời đây cũng là yêu cầu nguyện vọng chính đáng của nhân dân, phát huy dân chủ trong kinh tế, khai thác và phát huy các thành phần kinh tế, đáp ứng yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất trình độ của lực lượng sản xuất.

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 18573 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Mình về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong công cuộc đổi mới hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội theo quan điểm Mác – Lênin từ lập trường của một người yêu nước đi tìm con đường giải phóng dân tộc để xây dựng một xã hội mới tốt đẹp. Người tiếp thu quan điểm của những nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học đồng thời có sự bổ sung cách tiếp cận mới về chủ nghĩa xã hội. 1.Bản chất và đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, theo Hồ Chí Minh, cũng trên cơ sở của chủ nghĩa Mác – Lênin, nghĩa là những mặt về chính trị , kinh tế, văn hóa, xã hội… a.Kinh tế Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học kĩ thuật. Đó là xã hội có một nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở năng suất lao động xã hội cao, sức sản xuất luôn luôn phát triể với nền tảng phát triển khoa học – kỹ thuật, ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học kỹ thuật của nhân loại. b.Chính trị Chủ nghĩa xã hội có chế độ chính trị dân chủ, nhân dân lao động là chủ và nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân, dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công-nông-trí thức, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Mọi quyền lực trong xã hội đều tập trung trong tay nhân dân. Nhân dân đoàn kết thành một khối thống nhất để làm chủ nước nhà. Nhân dân là người quyết định vận mệnh cũng như sự phát triển của đất nước dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh coi nhân dân có vị trí tối thượng trong mọi cấu tạo quyền lực. Chủ nghĩa xã hội chính là sự nghiệp của chính bản thân nhân dân, dựa vào sức mạnh của toàn dân để đưa lại quyền lợi cho nhân dân. c. Xã hội Trong chủ nghĩa xã hội, không còn bóc lột, áp bức bất công, thực hiện chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất và thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. Đó là một xã hội được xây dựng trên nguyên tắc công bằng, hợp lý. Đó là một xã hội có hệ thống quan hệ xã hội lành mạnh, công bằng, không có áp bức, bóc lột, bất công, không còn sự đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa thành thị và nông thôn, con người được giải phóng, có điều kiện phát triển toàn diện, có sự hài hòa trong phát triển của xã hội và tự nhiên. d.Văn hóa Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức. Chủ nghĩa xã hội Việt Nam phải xây dựng được một nền văn hóa tiên tiến, trong đó lấy tính dân tộc làm gốc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Đời sống con người vui tươi nhưng phải lành mạnh. 2.Bước đi và biện pháp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 2.1. Bước đi Hồ Chí Minh cho rằng đi lên chủ nghĩa xã hội là quy luật chung của sự vận động phát triển và là bước phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại . Quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội còn phải tùy vào điều kiện cụ thể của mỗi nước. Và từ quan điểm đó Hồ Chí Minh đã khẳng định con đường cách mạng Việt Nam là phải tiến hành giải phóng dân tộc, hình thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội. Quan điểm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là quan điểm về một hình thái quá độ gián tiếp tức là quá độ từ một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, lên một nước nông nghiệp lạc hậu, sau khi giành được độc lập dân tộc, đưa dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Qua đó Hồ Chí Minh chỉ rõ đặc điểm to lớn nhất của nước ta là từ nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Theo Hồ Chí Minh, do những đặc điểm và tính chất quy định, quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một quá trình dần dần, khó khăn, phức tạp và lâu dài. Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bao gồm hai nội dung lớn: Một là, xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, xây dựng các tiền đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội. Hai là, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng, trong đó lấy xây dựng làm trọng tâm, làm nội dung cốt yếu nhất, chủ chốt, lâu dài. Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến tính chất tuần tự, dần dần của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tính chất phức tạp và khó khăn của nó được Người lý giải trên các điểm sau: Thứ nhất, đây thực chất là cuộc cách mạng làm đảo lộn mọi mặt đời sống xã hội, cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất , cả cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Nó đặt ra và đồng thời giải quyết hàng loạt mâu thuẫn khác nhau. Thứ hai, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng và nhà nước ta chưa có kinh nghiệm, nhất là trong lĩnh vự kinh tế. Đây là công việc hết sức mới mẻ với Đảng ta, nên phải vừa làm, vừa học và có thể có vấp váp và thiếu sót. Thứ ba, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta luôn luôn bị các thế lực phản động trong và ngoài nước tìm cách chống phá. Quan điểm Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một sự nghiệp cách mạng mang tính toàn diện. Hồ Chí Minh đã xác định rõ nhiệm vụ cụ thể cho từng lĩnh vực: a.Lĩnh vực chính trị Nội dung quan trọng nhất là phải giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng. Đảng phải luôn luôn tự đổi mới và tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, có hình thức tổ chức phù hợp và đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ mới. Một nội dung chính trị quan trọng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, nòng cốt là liên minh công nông và trí thức, do Đảng cộng sản lãnh đạo, củng cố và tăng cường sức mạnh toàn hệ thống chính trị cũng như từng thành tố của nó. b.Lĩnh vực kinh tế Hồ Chí Minh chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Ngưởi cũng xác định rõ vị trí và xu hướng vận động của từng thành phần kinh tế. Nước ta lấy kinh tế quốc doanh làm nền tảng. Kinh tế hợp tác xã là hình thức tổ chức tập thể của nhân dân lao động .Qua đó đáp ứng được yêu cầu khách quan là phát triển nền kinh tế sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Đồng thời đây cũng là yêu cầu nguyện vọng chính đáng của nhân dân, phát huy dân chủ trong kinh tế, khai thác và phát huy các thành phần kinh tế, đáp ứng yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất trình độ của lực lượng sản xuất. Về mặt cơ cấu ngành kinh tế thì Người đã xác định: Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội chúng ta tập trung vào ba ngành kinh tế lớn là: nông nghiệp-công nghiêp-thương nghiệp. Trong đó phải tập trung vào phát triển và coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. c.Lĩnh vực văn hóa xã hội Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến vấn đề xây dựng con người mới, một đội ngũ vừa có đức vừa có tài, nâng cao dân trí, đạo tạo và sử dụng nhân tài. Qua đó cùng nhau xây dựng nền văn hóa tiên tiến mang bản sắc dân tộc. d.Lĩnh vực phân phối và quản lý kinh tế Về quản lý phải dựa trên cơ sở hạch toán và đem lại hiệu quả cao, sử dụng được các đòn bẩy để phát triển kinh tế. Muốn vậy cần phải đào tạo cán bộ quản lý vừa phải có phẩm chất, vừa phải có trình độ và năng lực. Người chủ trương và chỉ rõ các điều kiện thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng. 2.2 Biện pháp Để xác định bước đi và tìm cách làm phù hợp với Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đề ra hai nguyên tắc có tính chất phương pháp luận: Một là, xây dựng chủ nghĩa xã hội là một hiện tượng mang tính quốc tế, cần quán triệt các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng chế độ mới. Học tập các nước tiên tiến nhưng không được sao chép, máy móc giáo điều. Hai là, xác định bước đi và biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ yếu xuất phát từ điều kiện thực tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân. Quán triệt hai nguyên tắc phương pháp luận trên, Hồ Chí Minh đã xác định phương châm thực hiện bước đi trong xây dựng chủ nghĩa xã hội: dần dần, thận trọng, từng bước một, từ thấp đến cao, không chủ quan nôn nóng, và phải luôn căn cứ vào các điều kiện khách quan quy định, không được làm bừa,làm ẩu, chủ quan duy ý chí. Trong các bước đi lên chủ nghĩa xã hội, Người đặc biệt lưu ý đến vai trò của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, là nhiệm vụ trọng tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cùng với các bước đi, Hồ Chí Minh đã gợi ý nhiều phương thức, biện pháp tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội: Thực hiện cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo với xây dựng, lấy xây dựng làm chính. Kết hợp xây dựng và bảo vệ, đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược ở hai miền Nam-Bắc khác nhau trong phạm vi một quốc gia. Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có kế hoạch, biện pháp, quyết tâm để thực hiện thắng lợi kế hoạch. Trong điều kiện nước ta, biện pháp cơ bản, quyết định, lâu dài trong xây dựng chủ nghĩa xã hội là đem của dân, tài dân, sức dân, làm lợi cho dân dưới sự lành đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hồ Chí Minh cho rằng, phải huy động hết tiềm năng, nguồn lực có trong dân để đem lại lợi ích cho dân. Nói cách khác, phải biến sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội thành sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo. Vai trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền là tập hợp lực lượng, đề ra đường lối, chính sách để huy động và khai thác triệt để các nguồn lực của nhân dân, vì lợi ích của quần chúng lao động. 3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Mình về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong công cuộc đổi mới hiện nay Đảng ta luôn luôn kiên định với mục tiêu: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin. Độc lập dân tộc là điều kiện, là tiền đề cho chủ nghĩa xã hội. Ngược lại, chủ nghĩa xã hội đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc. Đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh hiện nay là một sự nghiệp đầy chông gai, thử thách nhưng đó là con đường hợp quy luật để có một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa mà trong đó: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh! Đảng ta đã và đang vận dụng sáng tạo, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn cách mạng mới; kiên định con đường độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội! Để đưa công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển theo chiều sâu, đòi hỏi chúng ta phải quán triệt những quan điểm của Hồ Chí Minh đã nêu ra. Đó là phải dựa vào sức mạnh toàn dân, phát huy được tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tôc, ý chí thoát nghèo nàn lạc hậu của mỗi người dân là động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng toàn dân. Phát triển kinh tế nhiều thành phần phải đi đôi với củng cố kinh tế nhà nước, đủ để kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng. Qua đó phát huy được quyền làm chủ của nhân dân lao động, khơi dậy mạnh mẽ các nguồn lực, trước hết là nguồn lực nội sinh để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Vận dụng tư tưởng trên đây của Hồ Chí Minh phù hợp với xu thế toàn cầu hoá và thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định : chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường. Xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đấu tranh chống tham nhũng , thực hiện cần kiệm để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh: sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng nước ta. Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Đảng ta thường xuyên chăm lo công tác xây dựng Đảng, làm cho Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa về kinh tế cùng quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, tham nhũng và chống tham nhũng đã trở thành vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Hậu quả về kinh tế của các vụ tham nhũng thì đã rõ, nhưng còn hậu quả về mặt tinh thần xã hội, nhất là niềm tin của nhân dân vào Đảng vào chế độ thì không thể đo đếm được. Trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng phải là một chiến sĩ cách mạng tiên phong, gương mẫu, nói đi đôi với làm, thực sự tỏ rõ vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân, nêu cao đạo đức cách mạng: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với các hành vi tham nhũng. Có như vậy, Đảng ta mới có được niềm tin từ nhân dân, qua đó tạo ra sức mạnh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25282.doc
Tài liệu liên quan