Tiểu luận Việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của tòa án nước ngoài - Cơ sở lý luận và thực tiễn

Pháp luật trong nước quy định cụ thể Về nguyên tắc công nhận và cho thi hành. Ngay tại Điều 343 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004. Theo đó thì Toà án Việt Nam xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài và quyết định của Trọng tài nước ngoài theo 2 nguyên tắc cơ bản:

- Thứ nhất,dựa trên cơ sở điều ước quốc tế: “a) Bản án, quyết định dân sự của Toà án của nước mà Việt Nam và nước đó đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề này;” (Điểm a, Khoản 1 Điều 343 BLTTDS); “Toà án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài trong trường hợp quyết định được tuyên tại nước hoặc của Trọng tài của nước mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề này.” (Khoản 2 Điều 343 BLTTDS).

- Thứ hai, dựa trên nguyên tắc có đi có lại: “Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài cũng có thể được Toà án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trên cơ sở có đi có lại mà không đòi hỏi Việt Nam và nước đó phải ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề đó. (Khoản 3, Điều 343 BLTTDS). Đây là nguyên tắc mới đối với việc công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định của Toà án nước ngoài. Trước đây, nguyên tắc có đi có lại mới chỉ đặt ra cho việc công nhận và cho thi hành các quyết định dân sự của Trọng tài nước ngoài.

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6490 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của tòa án nước ngoài - Cơ sở lý luận và thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tế đa phương The Hague về công nhận bản án nước ngoài… II. Thực trạng của việc công nhận và cho thi hành tại VN bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài. 1. Thực trạng pháp luật: Thứ nhất, Các quy định về công nhận và thi hành tại VN bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài được ghi nhận trong cả các điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia. Những quy định này đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước nước ngoài tại việt Nam. Cụ thể: Trước hết, Việt Nam đã tham gia Công ước về công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài ngày 10/6.1958 (Công ước NewYork năm 1958) – Các quy định về Việc công nhận và thi hành các quyết định của Trọng tài nước ngoài theo công ước này hiện nay được hầu hết các nước áp dụng. Trong các Hiệp định tương trợ tư pháp mà nước ta ký thời gian gần đây (Hiệp định với Nga, Trung Quốc, Pháp) cũng quy định đối với việc công nhận và thi hành các quyết định của Trọng tài thực hiện theo các quy định của Công ước này. Nội dung Công ước New York quy định các nước thành viên phải công nhận các phán quyết Trọng tài được đưa ra ngoài lãnh thổ của họ và các phán quyết không được coi là phán quyết trong nước của các nước thành viên. Các phán quyết Trọng tài nước ngoài sẽ được thi hành như những quyết định của Toà án địa phương và hệ thống các cơ quan tư pháp của Nhà nước có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thi hành phán quyết. Tiếp theo là việc tham gia Các Hiệp định song phương về  tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước về lính vực công nhận và cho thi hành tại VN bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài. Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết với 14 nước Hiệp định song phương về tương trợ tư pháp, bao gồm: Liên bang Nga, Séc, Xlôvakia, Ba Lan, Hungari, Bungari, CuBa, CHDCND Lào, Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên, Ucraina, Belarut, Pháp, Mông Cổ. Tất cả các Hiệp định song phương này đều có quy định về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài. Ngoài ra các ĐƯQT song phương khác như lãnh sự, thương mại con nuôi cũng đóng vai trò quan trọng trg giải quyết quan hệ tố tụng nói chung và vấn đền công nhận, cho thi hành bản án quyết định dân sự của tòa án nước ngoài nói riêng. Ví dụ như trog HĐ hợp tác về nuôi con nuôi giữa VN và CH pháp được ký ngày 15/12/1999 cũng đã quy định về việc công nhận các quyết định cụ thể, như theo điều 15 của HĐ này quy định “ quyết định về nuôi con nuôi của cơ quan có thẩm quyền của mỗi nước có hiệu lực trên lãnh thổ nước ký kết kia…Việc công nhận quyết định về nuôi con nôi bao gồm cả sự công nhận đầy đủ các hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi theo pháp luật của nước ký kết ra quyết định” Tiếp theo nữa phải kể đến là việc ghi nhận việc cong nhận và cho thì hành ại VN bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài theo Pháp luật trong nước. Vấn đề công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự  của Toà án nước ngoài hiện đã được điều chỉnh trong Bộ Luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2004. Bộ luật đã luật hoá hai Pháp lệnh trước đây điều chỉnh về vấn đề này là Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 17/4/1993 và Pháp lệnh công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 14/9/1995. Bên cạnh đó Phần thứ sáu của Bộ luật tố tụng dân sự “Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài” với 31 điều (từ Điều 342 đến Điều 373) quy định một cách chi tiết không chỉ về thủ tục, trình tự xét công nhận và cho thi hành mà cả các quy định mang tính nguyên tắc cơ bản của việc công nhận và cho thi hành. Thứ hai, Nhìn chung các hiệp định tương trợ tư pháp giữa các nước với nhau đều có nội dung tương tự và không khác nhiều so với các ĐƯQT đa phương trên thế giới về vđề này. Tuy nhiên, về thể thức công nhận, trình tự thủ tục, nguyên tắc điều kiện công nhận và từ chối công nhận ở các ĐƯQT song phương được quy định một cách đầy đủ, chi tiết hơn và có tính đến mối quan hệ thân thiện giữa các nước và thông lệ quốc tế. Những nội dung cơ bản trong các hiệp định tương trợ rư pháp về vấn đề này bao gồm những ý sau: a/ Phạm vi công nhận và thi hành: các bản án, quyết định của nước ngoài được công nhận và cho thi hành bao gồm: bản án, quyết định dân sự; phần dân sự trong bản án hình sự; các quyết định của Trọng tài thương mại. Đặc biệt trong một số các Hiệp định tương trợ tư pháp ký với các nước còn phân biệt các bản án, quyết định dân sự có tính chất tài sản và bản án, quyết định không mang tính chất tài sản trong việc công nhận và cho thi hành. Điều 51 Hiệp định với Nga quy định đối với các bản án, quyết định dân sự không mang tính tài sản của Bên ký kết này được công nhận trên lãnh thổ của Bên ký kết kia mà không phải qua một thủ tục đặc biệt nào. Như vậy, ở đây có thể hiểu việc Toà án xem xét công nhận và cho thi hành chủ yếu đặt ra đối với các bản án, quyết định có tính chất tài sản và trong tương lai sẽ phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành nếu người phải thi hành án không tự nguyệnthi hành. b/ Điều kiện công nhận và thi hành: các Hiệp định đều quy định rất cụ thể các điều kiện đặt ra đối với một bản án, quyết định để có thể được công nhận và cho thi hành. Tựu chung lại có 3 điều kiện chính: Thứ nhất, bản án, quyết định phải có hiệu lực pháp luật trên lãnh thổ nước tuyên bản án, quyết định đó. Thứ hai, bản án, quyết định được cơ quan có thẩm quyền tuyên. Thứ ba, các thủ tục tố tụng (liên quan đến luật hình thức) phải được đảm bảo. c/ Đơn yêu cầu: việc công nhận và cho thi hành chỉ đặt ra khi có yêu cầu. Các nước sẽ chỉ đặt ra việc xem xét công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của nước ngoài tại nước mình nếu có yêu cầu của đương sự có liên quan hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước đã ra bản án, quyết định đó. Theo các Hiệp định tương trợ tư pháp, đơn yêu cầu có thể gửi qua hai kênh: - Qua kênh ngoại giao hoặc qua cơ quan tư pháp có thẩm quyền: theo đó, các cơ quan tư pháp đã tuyên bản án, quyết định có thể trực tiếp hoặc thông qua cơ quan trung ương chuyển đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành cho cơ quan  có thẩm quyền của Bên ký kết kia. (Hiệp định tương trợ tư pháp với Hungary, Bunggary…). - Các đương sự trực tiếp gửi đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành. d/ Thủ tục xem xét đơn công nhận và thi hành: tất cả các Hiệp định đều quy định Toà án là cơ quan xem xét và ra quyết định công nhận và thi hành bản án, quyết định của nước ngoài. Ở đây, Toà án không xem xét lại nội dung bản án, quyết định. Thẩm quyền tài phán của Toà án, trọng tài đã tuyên bản án, quyết định được tôn trọng và bảo đảm. Thủ tục công nhận chỉ nhằm xem xét tính khánh quan của quá trình ra bản án, quyết định đó. e/ Các vấn đề về thi hành bản án, quyết định: Các Hiệp định tương trợ tư pháp chủ yếu chỉ đề cập đến trình tự, thủ tục, điều kiện công nhận và thi hành bản án, quyết định của các Bên ký kết. Tuy vậy, một phần quan trọng không kém là khi đã được công nhận và cho thi hành thì cơ chế để thi hành như thế nào? Hầu hết các Hiệp định chỉ quy định việc chuyển tiền và tài sản thi hành bản án, quyết định ra nước ngoài. Các nội dung liên quan đến việc cưỡng chế thi hành bản án, quyết định được hiểu là do pháp luật của nước thi hành bản án, quyết định đó quy định. Thứ 3, VN tham gia các ĐƯQT về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, tuy nhiên việc tham gia này được tiến hành trên cơ sở đảm bảo phù hợp với điều kiện cũng như quy định của pháp luật VN, cụ thể khi tham gia Công ước NewYork năm 1958, Nhà nước ta đã tuyên bố 3 điểm bảo lưu: 1/ Chỉ áp dụng Công ước đối với việc công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài được tuyên tại lãnh thổ của các quốc gia thành viên của Công ước; đối với quyết định của Trọng tài nước ngoài tuyên tại lãnh thổ của quốc gia chưa ký kết hoặc tham gia Công ước, Công ước được áp dụng tại Việt Nam theo nguyên tắc có đi có lại. 2/ Chỉ áp dụng Công ước đối với tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật thương mại. 3/ Mọi sự giải thích Công ước trước Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Thứ tư, các quy định trong pháp luật quốc gia về vấn đề này được quy định trên cơ sở phù hợp với các điều ước quốc tế và hiệp đinh tương TP mà VN tham gia, nhưng cụ thể hơn, chi tiết hơn và phù hợp với điều điện thực tế của VN. Những quy định đó đã góp phần thuận lợi cho thực hiện việc công nhận và cho thì hành các bản án…tránh được các xung đột pháp luật, cũng như giải quyết được nhiều xung đột đảm bảo quyền lợi của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài. Những nội dung cơ bản về các quy định của pháp luật trong nước về vấn đề ày sẽ làm rõ điều này: *.Pháp luật trong nước quy định cụ thể Về nguyên tắc công nhận và cho thi hành. Ngay tại Điều 343 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004. Theo đó thì Toà án Việt Nam  xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự  của Toà án nước ngoài và quyết định của Trọng tài nước ngoài theo 2  nguyên tắc cơ bản: - Thứ nhất,dựa trên cơ sở điều ước quốc tế: “a) Bản án, quyết định dân sự của Toà án của nước mà Việt Nam và nước đó đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề này;” (Điểm a, Khoản 1 Điều 343 BLTTDS); “Toà án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài trong trường hợp quyết định được tuyên tại nước hoặc của Trọng tài của nước mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề này.” (Khoản 2 Điều 343 BLTTDS). - Thứ hai, dựa trên nguyên tắc có đi có lại: “Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài cũng có thể được Toà án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trên cơ sở có đi có lại mà không đòi hỏi Việt Nam và nước đó phải ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề đó. (Khoản 3, Điều 343 BLTTDS). Đây là nguyên tắc mới đối với việc công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định của Toà án nước ngoài. Trước đây, nguyên tắc có đi có lại mới chỉ đặt ra cho việc công nhận và cho thi hành các quyết định dân sự của Trọng tài nước ngoài. * Về thủ tục và trình tự  xem đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài cũng được quy định cụ thể tại 10 điều chương 27 BLTTDS 2004. Theo đó trình tự này gồm các bước sau: Bước 1. Xét đơn yêu cầu Theo quy định tại Điều 350 BLTTDS thì Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối trong việc tiếp nhận các hồ sơ giấy tờ yêu cầu công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài sau đó kiểm tra tính hợp pháp, hợp thức của các giấy tờ, hồ sơ, chuyển hồ sơ đến Toà án có thẩm quyền giải quyết, thông báo kết quả giải quyết đơn yêu cầu, đơn kháng cáo. Trong đơn yêu cầu phải ghi rõ họ tên, địa chỉ nơi thường trú hoặc nơi làm việc của người đc thi hành, người đại diện hợp pháp của người đó, họ tên, địa chỉ, nơi cư trú, nơi làm việc của người phải thi hành, nêu người đc thi hành là cơ quan tổ chức thì phải ghi rõ đầy đủ tên, địa chỉ trụ sở chính của cơ quan đó.Việc nhận đơn chỉ được tiến hành trong trường hợp người phải thi hành đang cư trú hoặc làm việc tại Việt Nam, hay người đó có tài sản liên quan đến việc thi hành tại Việt Nam vào thời điểm  gửi đơn. Bước 2: Chuyển Hồ sơ cho tòa án. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và các giấy tờ hợp lệ kèm theo, Bộ Tư pháp phải chuyển đơn cho Toà án có thẩm quyền. Về thẩm quyền xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, theo quy định tại Điều 352 BLTTDS là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người phải thi hành án cư trú, làm việc hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành. Bước ba, thụ lý hồ sơ: Trg 3 ngày làm việc từ ngày nhận đc hồ sơ do Bộ tư pháp chuyển đến tòa án có thẩm quyền phải thụ lý và thông báo cho VKS cùng cấp biết. Trong giai đoạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành, nếu Toà án thấy có vấn đề gì chưa rõ trong bản án, quyết định của Toà án , thì Toà án có quyền yêu cầu Toà án, trọng tài đã ra bản án, quyết định đó giải thích, Và Bộ tư pháp sẽ trả lời lại cho Tòa sau 7 ngày kể từ ngày nhận đc đơn yêu cầu giải thích. Bước 4. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu: Sau 4 tháng kể từ ngày thụ lý, Toà án phải ra quyết định mở phiên toà xét đơn yêu cầu nếu không có căn cứ tạm đình chỉ, đình chỉ. Trong giai đoạn này ngoài việc xem xét, nghiên cứu hồ sơ vụ việc, Toà án còn phải tiến hành một số công việc khác như: xác minh về nơi cư trú của người phải thi hành, tài sản liên quan đến việc thi hành. Bước 5. Phiên họp Xét đơn yêu cầu Theo quy định tại Điều 355 BLTTDS, việc xét đơn yêu cầu đc tiến hành tại phiên họp do một Hội đồng gồm ba thẩm phán tiến hành, trong đó có một thẩm phán do chánh án chỉ định làm chủ toạ. Trong phiên họp phải có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp, người có nghĩa vụ phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó.. Trường hợp kiểm sát viên vắng mặt, thì phải hoãn phiên toà. Việc xét đơn yêu cầu vẫn được tiến hành nếu người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó yêu cầu Toà án xét đơn vắng mặt không có lý do chính đáng. Sau khi xem xét đơn và các giấy tờ kèm theo, nghe ý kiến của người triệu tập, của kiểm sát viên, Hội đồng xét đơn yêu cầu thảo luận và quyết định (theo đa số) công nhận và cho thi hành hoặc quyết định không công nhận bản án, quyết định của nước ngoài. Sau phiên toà sơ thẩm, quyền kháng cáo của đương sự được đảm bảo theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các đơn kháng cáo, kháng nghị sẽ được Toà án nhân dân tối cao xem xét lại theo thủ tục phúc thẩm. Điểm đặc biệt lưu ý là theo quy định tại Khoản 4 Điều 355 BTTDS là khi xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án, quyết định của Trọng tài nước ngoài, Toà án Việt Nam không được xét xử lại vụ kiện mà chỉ xem xét xem các thủ tục về mặt tố tụng của việc tuyên bản án,quyết định đó có đảm bảo không so với quy định của PL VN và ĐƯQT mà VN ký kết hoặc gia nhập có liên quan để ra quyết định (chỉ xem xét các quy định của luật hình thức mà không xem xét các quy định của luật nội dung). Bước 6. Gửi quyết định của TA: Ngay sau khi ra quyết định công nhận hoặc ko công nhận bản án quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, Tòa án gửi cho các các đương sự và VKS cùng cấp quyết định đó, nếu đương sự ở nước ngoài thì quyết định đc gửi thông qua bộ tư pháp. Bước 7. THi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định công nhận và cho thi hành tại VN có hiệu lực pháp luật, Tòa án đã tuyên bản án, quyết định đó phải chuyển giao bản án cho cơ quan thi hành bản án cùng cấp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm để thi hành. Việc thi hành phải tuân theo PL VN về thi hành bản án, quyết định dân sự. * Về thủ tục không công nhận. Thủ tục không công nhận bản án quyết định dân sự của tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại VN đc quy định tại chương 28 với 4 điều về cơ bản là giống trình tự, thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận, thi hành bản án quyết định dân sự của TA nc ngoài như đã trình bày ở trên. Theo Điều 356. Những bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam là: 1. Bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật của nước có Toà án đã ra bản án, quyết định đó. 2. Người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đã vắng mặt tại phiên toà của Toà án nước ngoài do không được triệu tập hợp lệ. 3. Vụ án thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Toà án Việt Nam. 4. Về cùng vụ án này đã có bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của Toà án Việt Nam hoặc của Toà án nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận hoặc trước khi cơ quan xét xử của nước ngoài thụ lý vụ án, Toà án Việt Nam đã thụ lý và đang giải quyết vụ án đó. 5. Đã hết thời hiệu thi hành án theo pháp luật của nước có Toà án đã ra bản án, quyết định dân sự đó hoặc theo pháp luật Việt Nam. 6. Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài tại Việt Nam trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Thứ năm, CÁc quy định của pháp luật trong nước về vấn đề này luôn được bổ sung và sửa đổi để hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với thực tiễn và pháp luật quốc tế, góp phần quan trọng trong việc thực thi tốt hơn vấn đề này. SỰ ghi nhận nguyên tắc có đi có lại trg BLTTDS là một biểu hiện của sự không ngừng hoàn thiện pháp luật trong nước. Vì Theo Pháp lệnh 1993 và Thông tư liên ngành số 04/TTLN ngày 24/07/1993 của Bộ TƯ pháp, Toà án nhân dân tối cao về hướng dẫn thực hiện một số quy định của Pháp lệnh 1993 thì việc công nhận và thi hành bản án của Toà án nước ngoài chỉ áp dụng đối với những nước có ký Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam, trong đó có quy định vấn đề công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của mỗi nước .Nhưng thực tế các bản án, quyết định ly hôn có nhu cầu công nhận tại Việt Nam lại đến từ những nước không có hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam. Để giải quyết vấn đề này, Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch đã đưa nguyên tắc có đi có lại vào như là giải pháp cho vấn đề thực tiễn đặt ra . Theo thủ tục của Nghị định 83 thì đối với các trường hợp bản án, quyết định ly hôn của các nước chưa có hiệp định tương trợ tư pháp với nước ta, Bộ TƯ pháp sẽ quyết định áp dụng nguyên tắc có đi có lại đối với từng trường hợp cụ thể Thứ sáu.các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề công nhận và cho thi hành tại VN bản án, quyết định dân sự của toà án nứoc vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục, đó là: Về việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại, mặc dù đã đựơc bổ sung, quy định cụ thể trong BLTTDS, Tuy nhiên, trên thực tiễn còn vướng mắc do pháp luật chưa định ra được thẩm quyền, trình tự cũng như thủ tục cho việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại. Một điểm Điểm đặc biệt lưu ý nữa là theo quy định tại Khoản 4 Điều 355 BTTDS là khi xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án, quyết định của Trọng tài nước ngoài, Toà án Việt Nam không được xét xử lại vụ kiện mà chỉ xem xét xem các thủ tục về mặt tố tụng của việc tuyên bản án,quyết định đó có đảm bảo không so với quy định của PL VN và ĐƯQT mà VN ký kết hoặc gia nhập có liên quan để ra quyết định (chỉ xem xét các quy định của luật hình thức mà không xem xét các quy định của luật nội dung). Tuy nhiên, Hiện nay, khi xét đơn yêu cầu ở một số vụ việc xem xét công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự  của Toà án nước ngoài và quyết định của Trọng tài nước ngoài, một số Hội đồng xét đơn yêu cầu đã  xem xét luôn lại nội dung vụ kiện đó. Lỗi thường hay gặp phải là Hội đồng xét đơn yêu cầu so sánh việc áp dụng luật của nước ngoài với pháp luật trong nước, để xem lại nội dung vụ kiện có đúng với pháp luật của Việt Nam hay không, sau đó mới ra quyết định công nhận và cho thi hành hay không công nhận. Bên cạnh đó Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của nước ngoài theo pháp luật hiện này cũng còn lỏng lẻo. Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối, trực tiếp tiếp nhận hồ sơ từ đương sự, thu lệ phí và có trách nhiệm như là “cầu nối” giữa các cơ quan có thẩm quyền trong nước với cá nhân, tổ chức yêu cầu thi hành án (phần lớn là ở nước ngoài). Tuy vậy, khi các Toà án tiến hành thụ lý đơn cũng như trong quá trình xét xử, có một thực tế là các Toà án hoàn toàn không có thông báo cũng như báo cáo Bộ Tư pháp về các hoạt động của mình, dẫn đến việc Bộ Tư pháp hoàn toàn bị động trước các vấn đề mà cá nhân, tổ chức nước ngoài hỏi hoặc yêu cầu. Về hướng dẫn giải quyết các vụ việc này, Toà án nhân dân tối cao hiện nay cũng chưa quan tâm đúng mức, dẫn đến tình trạng mỗi toà án giải quyết theo một kiểu, không nhất quán và gây tâm lý không tốt cho các cá nhân, tổ chức nước ngoài. Mặc dù như phân tích ở trên, việc ghi nhận nguyên tắc có đi có lại là một sự đổi mới, hoàn thiện của PL VN, tuy nhiên, trong một số trường hợp việc ghi nhận nguyên tắc có đi có lại này dường như không phải là một giải pháp hữu hiệu. Bởi đối với bản án, quyết định dân sự của Toà án của nước được áp dụng nguyên tắc có đi có lại, thì bất kể Toà án những nước này dựa trên cơ sở quyền tài phán gì miễn không thuộc những vụ việc thuộc quyền tài phán riêng biệt của Việt Nam nói trên đều có thể được công nhận.Như vậy, có trường hợp Toà án những nước này dựa trên những quyền tài phán “cắt cổ” (exorbitant jurisdiction) thì những bản án đó vẫn có thể được công nhận. Những quyền tài phán được cho là “cắt cổ” là những quyền tài phán được pháp luật quốc gia quy định cho Toà án nước đó những quyền xét xử “rộng rãi”, dẫn đến có những vụ việc được thụ lý xét xử nhưng có rất ít hoặc không có liên quan gì đến nước có Toà án xét xử (chursthich1). điều đó dẫn tới khả năng là Khi có sự việc pháp lý xảy ra đối với quan hệ có yếu tố nước ngoài, nguyên đơn thường tận dụng các quy định trong luật quốc gia của các nước về các quyền tài phán rộng rãi đó để lựa chọn Toà án có lợi cho mình nhất (đó là những thuận lợi về mặt địa lý, sự quen thuộc và những ưu thế đối với luật tố tụng và cả luật nội dung được áp dụng…) và bất lợi cho bị đơn nhất (đó là sự khó khăn khi phải hầu kiện ở nơI xa xôi và đôi khi không thể hầu kiện được, xa lạ và bất lợi về luật tố tụng, khó khăn trong việc thu thập chứng minh chứng cứ…). Việc công nhận những bản án được xét xử như vậy có thể gây thiệt hại cho lợi ích của bị đơn hoặc đương sự. Bởi vậy nếu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là một trong những mục tiêu của tư pháp quốc tế thì rõ ràng nguyên tắc có đi có lại chưa phảI là giải pháp. Ngoài ra, trong thủ tục Thủ tục không công nhân mặc dù đã thích hợp với các bản án không có yêu cầu thi hành của các nước có ký kết hiệp định tương trợ tư pháp có quy định về công nhận và cho thi hành bản án quyết định của trg tài nc ngoài. Nhưng sẽ ko phù hợp với các nước ko ký hiệp định với VN về vđề này. Thể hiện: + Trường hợp một chủ thể nộp đơn yêu cầu không công nhận bản án nước ngoài tại VN, mà nước đó lại ko ký hiệp định với VN. Khi đó PLVN có công nhận với bản án đó ko 2. Thực tiễn hoạt động công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài: * Chế định về việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài được đề cập trong các hiệp định tương trợ tư pháp từ năm 1980 (hiệp định tương trợ tư pháp được kýkết với CHDC Đức năm 1980) và ghi nhận trong pháp luật trong nước từ năm 1993 (với pháp lệnh công nhận và cho thi hành các bản án quyết định dân sự của tòa án nước ngoài năm 1993). Tuy nhiên qua hơn 20 năm tồn tại chế định đó, do những điều kiện khách quan và chủ quan nhất định việc thực hiện vấn đề đó chỉ mới phát sinh vào những năm gần đây. * Xuất phát từ bản chất của quan hệ do bản án, quyết định dân sự điều chỉnh có thể phân ra thành hai loại: Việc công nhận và cho thi hành các bản án quyết định của toà án nước ngoài không mang tính chất tài sản. và Việc công nhận và cho thi hành các bản án quyết định của toà án nước ngoài mang tính chất tài sản. Mỗi lĩnh vực lại có thực tiễn thực hiện khác nhau. Cụ thể. * Với con số 200 nước và cũng lãnh thổ, VN khó mà ký được hết ký hiệp định tương trợ tư pháp về vấn đề công nhận và cho thi hành với tất cả các nước, Điều đó dẫn tới trường hợp trong cùng một bản án, quyết định dân sự được tòa án của hai nước đều có thẩm quyền xét xử.hay còn gọi là hiện tượng đa phán quyết. Vụ diễn viên Lý Hương giành quyền nuôi con là một trường hợp như vậy, trong vụ việc này, do giữa VN và Mỹ chưa ký kết bất cứ hiệp định tương trợ tư pháp nào về vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài nên tòa án của hai nước đều…đúng, : Theo án sơ thẩm của TAND TPHCM, luật sư của ông Tony Lam cũng lưu ý việc ông có xuất trình cho tòa một án lệnh của tòa án gia đình tại tiểu bang New York với nội dung tạm thời giao quyền giám hộ cháu Princess Lam cho ông Tony Lam. Về án lệnh của tòa án gia đình ở Mỹ, do chưa được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, lại được ban hành sau khi TAND TPHCM thụ lý đơn xin ly hôn của cô Hương nên không được chấp nhận. Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Đoàn luật sư TPHCM, cho biết căn cứ khoản 2 Điều 405, 410 Bộ luật Tố tụng dân sự, khi có đơn xin ly hôn của cô Hương là công dân Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc TAND TPHCM. Như vậy Bản án tòa tuyên giao cháu Princess Lam cho mẹ nuôi cũng hoàn toàn phù hợp với pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, nếu đứng trên khía cạnh khác, thì do cháu Princess Lam mang quốc tịch Mỹ nên bản án của tòa án gia đình tiểu bang New York ra lệnh giao tạm thời cho cha cháu là đúng theo pháp luật của Mỹ. Như vậy, có thể thấy Đã có hai phán quyết với nội dung trái ngược nhau – một của tòa á

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI Cơ sở lý luận cho việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của tòa án nước ngoài.doc
Tài liệu liên quan