Tiểu luận Xử lý tình huống Công ty TNHH Thương mại Việt Thắng khiếu nại Chi cục Hải quan AH áp mã thuế nhập khẩu Gạch lát nền bằng bột đá ép

MỤC LỤC

Trang

 

Lời nói đầu . . 2

A TÌNH HUỐNG . . . 4

I. Hoàn cảnh ra đời . . 4

II. Diễn biến tình huống . . .4

B, PHÂN TÍCH XỬ LÝ TÌNH HUỐNG . . 7

I. Xác định mục tiêu xử lý tình huống . 7

II. Cơ sở lý luận . . 9

III. Phân tích tình huống 10

IV. Phương án giải quyết . . . 12

C. KIẾN NGHỊ . . . 19

Kết luận . 22

 

 

 

 

 

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3218 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Xử lý tình huống Công ty TNHH Thương mại Việt Thắng khiếu nại Chi cục Hải quan AH áp mã thuế nhập khẩu Gạch lát nền bằng bột đá ép, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết quả thử nghiệm TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Phương pháp Kết luận 1 Kích thước + Chiều dài mm TCVN 6074 : 1995 600 + Chiều rộng mm 600 + Chiều dày mm 9,4 2 Độ hút nước % TCVN6355-3: 1995 0,078 3 Độ cứng Mohs TCVN 6415 : 1998 7 4 Độ bền hóa với dung dịch axit HCl 5% TCVN 6415 : 1998 Không bị phá hủy 5 Khả năng chịu nhiệt nung ở to = 1000oC Không bị biến dạng 6 Thành phần hóa + SiO2 % 65,92 + Al2O3 % 20,87 7 Độ mài mòn g/cm2 TCVN 6065 : 1995 0,30 å Sau khi tiến hành thử nghiệm các chỉ tiêu kỹ thuật của mẫu gạch nói trên, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật xin thông báo như sau : Qua quan sát bằng trực quan cho thấy mẫu gạch được kiểm tra là loại đá ốp lát nhân tạo qua ép tạo hình và qua nung. Kết quả các chỉ tiêu đã kiểm tra cho thấy mẫu được nung kết khối rắn chắc và không phải là đá bột ép chưa qua nung. Kết quả phân tích thành phần khoáng cho thấy thành phần chủ yếu của gạch là SiO2 và khoáng ( 3Al2O3.SiO2 ) đã hình thành trong quá trình nung tạo ra liên kết bền vững và có độ cứng bề mặt cũng như độ bền cơ học cao. ± Kết luận : Mẫu gạch đá lát nền đã được kiểm tra có kích thước (600x600)mm không phải là đá Granit tự nhiên. Đây là mẫu đá Granit nhân tạo. Thuộc nhóm mã hàng 6810.19.10 theo Quyết định số 110/2003/QĐ-BTC ban hành ngày 25 tháng 7 năm 2003. Đơn khiếu nại cùng các chứng thư trên đã được Lãnh đạo Bộ Tài chính và Lãnh đạo Tổng cục Hải quan chuyển cho Trung tâm phân tích phân loại miền Bắc kiểm tra, nghiên cứu, báo cáo và đề xuất Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Tổng cục Hải quan hướng giải quyết. B. PHÂN TÍCH XỬ LÝ TÌNH HUỐNG I/ Xác định mục tiêu xử lý tình huống Hiện nay, có 3 loại hình hoạt động cơ bản liên quan trực tiếp đến việc phân tích xác định bản chất hàng hóa XNK, đó là hoạt động giám định thương mại, hoạt động kiểm tra chất lượng nhà nước đối với hàng hóa NK, hoạt động phân tích phân loại hàng hóa của Hải quan. Ở đây có một số điểm đáng lưu ý như sau : Các tổ chức giám định thương mại chủ yếu phục vụ cho mục đích thương mại, các đơn vị sự nghiệp kỹ thuật chủ yếu phục vụ cho mục đích quản lý chuyên ngành của các Bộ, ngành. Các tổ chức giám định, đơn vị kiểm tra hàng hóa chuyên ngành đều không có chức năng phân loại áp mã số hàng hóa XK, NK theo Danh mục HS và Biểu thuế XK, NK. Một số chứng thư giám định không đáp ứng được yêu cầu phục vụ việc phân loại, áp mã số hàng hóa của cơ quan hải quan, thậm chí có cả những chứng thư không bảo đảm tính khách quan, trung thực hoặc hàng hóa bị từ chối giám định với nhiều lý do khác nhau.Chức năng của hoạt động phân tích phân loại của Hải quan là xác định tên và mã số hàng hóa theo hệ thống HS và Biểu thuế trên cơ sở kết quả phân tích hàng hóa trong phòng thí nghiệm hải quan. Tuy nhiên, trước kia các cơ quan Hải quan thường căn cứ vào chứng thư giám định về thành phần, bản chất, tính năng, thông số kỹ thuật của các cơ quan bên ngoài để tiến hành phân loại áp mã hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu. Hiện nay, tuy đã có các Trung tâm phân tích phân loại hải quan nhưng trong thực tế các Trung tâm phân tích phân loại cũng không thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu giám định phục vụ cho công tác quản lý nhà nước của ngành Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho nên trong Luật Hải quan sửa tại khoản 4 điều 27 quy định : Lấy mẫu hàng hóa với sự có mặt của người khai hải quan để cơ quan hải quan phân tích hoặc trưng cầu giám định phục vụ kiểm tra hàng hóa; sử dụng kết quả phân tích, kết quả giám định để xác định mã số và chất lượng hàng hóa. Như vậy theo Luật Hải quan cơ quan Hải quan các địa phương sẽ là người quyết định kết quả phân loại áp mã đối với hàng hóa XNK và tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình sau khi tham khảo kết quả giám định. Chính vì vậy, những bất đồng trong hoạt động phân loại áp mã đối với hàng xuất nhập khẩu giữa cơ quan Hải quan với các doanh nghiệp hoặc giữa các cơ quan hải quan trong ngành là lẽ đương nhiên, đây cung là nguồn gốc phát sinh những vụ việc khiếu kiện về phân loại áp mã hàng hóa giữa doanh nghiệp và các cơ quan Hải quan. Đối với vụ việc Gạch lát nền bằng bột đá ép trên do có các kết luận khác nhau về mã số thuế giữa các cơ quan giám định cho nên chúng ta phải xem xét đánh giá một cách khách quan trên cơ sở các căn cứ khoa học và các văn bản qui phạm pháp luật hiện hành đảm bảo tính công khai, công bằng, đúng pháp luật. II. Cơ sở lý luận Thực hiện chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa với nhiều thành phần kinh tế khác nhau, chủ động hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, Việt nam đã có quan hệ thương mại với nhiều nước trên Thế giới thông qua các Hiệp định song phương, đa phương. Có thể nói, hiện nay tại các cửa khẩu hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam từ nhiều nước, nhiều vùng khác nhau trên Thế giới, rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã, đa tính năng sử dụng trên một sản phẩm. Vì vậy, phân tích phân loại hàng hóa nhập khẩu trở nên phức tạp, khó khăn hơn nếu việc kiểm tra thực tế hàng hóa chỉ bằng phương pháp trực quan. Là lực lượng “Gác cửa nền kinh tế” với nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải, phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ( Điều 11 – Luật Hải quan ) đòi hỏi nghành Hải quan phải lỗ lực phấn đấu nâng cao năng lực, hiệu quả về phân tích phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thu đúng, thu đủ các loại thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, chống gian lận thương mại qua áp mã; ngăn chặn, phát hiện kịp thời hàng hóa cấm nhập khẩu, đồng thời đảm bảo quyền lợi chính đáng của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu. Từ yêu cầu thực tiện khách quan, chủ quan, công tác phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu đã được coi là công cụ nghiệp vụ quan trọng, có tính đột phá trong xây dựng lực lượng Hải quan hiện đại, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ của ngành và góp phần thực hiện những cam kết mà Việt Nam đã ký kết về Công ước HS của Tổ chức Hải quan Thế giới ( WCO ). Chính vì vậy, Quốc hội Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan thực sự quan tâm, tạo điều kiện cho hoạt động phân tích phân loại hàng hóa xuất khẩu với những hệ thống quy định pháp luật có tính pháp lý cao như : Điều 27, 72 Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/06/2001. Nghị định số 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001. Nghị định 06 /2003/NĐ-CP ngày 22/12//01/2003 của Chính phủ. Thông tư số 85/2003/TT-BTC ngày 29/08/2003 của Bộ Tài chính. Quyết định số 32/2003/QĐ-BTC ngày 17/03/2003 của Bộ Tài chính quy địn về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Trung tâm PTPL hàng hóa XNK. Quyết định số 710/2003/QĐ-TCHQ/PTPL ngày 03/06/2003 ban hành quy chế PTPL hàng hóa XNK trong ngành Hải quan. Quyết định số 1711/2003/QĐ-TCHQ ngày 18/12/2003 ban hành quy chế phối hợp giữa các đơn vị trong ngành Hải quan về việc thực hiện phân loại hàng hóa XK, NK. Luật Hải quan đã được sửa đổi, bổ sung năm 2005. Các văn bản hướng dẫn PTPL hàng hóa XNK của Tổng cục Hải quan. III. Phân tích tình huống Sự phát triển mạnh mẽ về khoa học công nghệ trên thế giới đã tạo ra nhiều chủng loại hàng hóa mới với nhiều tính năng, trong khi trình độ của cán bộ hải quan cũng như cơ sở vật chất phục vụ cho việc giám định hàng hóa chưa theo kịp cùng nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác khiến cho công tác phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu còn nhiều bất cập. Những bất cập chính trong công tác phân tích phân loại hàng hóa hiện nay như sau : Tình trạng một mặt hàng được phân loại vào các mã số khác nhau ở các chi cục hải quan khác nhau hoặc ở các hải quan địa phương khác nhau vẫn còn tồn tại và rơi vào nhiều mặt hàng ( chẳng hạn mặt hàng biến điện áp loại cao thế, màn hình dẹt, chất tạo hương cho thực phẩm … ). Cùng một mặt hàng nhưng kết quả giám định của các cơ quan giám định hàng hóa không thống nhất dẫn đến kết quả phân loại khác nhau, gây khiếu kiện kéo dài từ phía doanh nghiệp. Một số cơ quan giám định hàng hóa chưa làm tốt chức năng giám định, cá biệt có trường hợp có biểu hiện giám định theo “đặt hàng” của doanh nghiệp. Đối với mặt hàng khó phân biệt giữa dược phẩm và mỹ phẩm, giữa dược phẩm và chất bổ dưỡng thường phát sinh tranh chấp giữa cơ quan hải quan và đối tượng nộp thuế. Tình trạng này cũng diễn ra phổ biến đối với các mặt hàng hóa chất, giấy, sắt thép… Đối với, các mặt hàng dược phẩm, tình trạng áp mã chưa thống nhất một phần cũng do việc xác nhận của Bộ Y tế chưa nhất quán. Chẳng hạn, như trường hợp viên sủi HASS và viên PLUS có thành phần tương tự nhưng viên sủi PLUS được Cục Dược – Bộ Y tế xác nhận là dược phẩm, còn viên sủi HASS lại được Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm xác nhận là thực phẩm. Có rất nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khiến cho công tác phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu còn nhiều bất cập. Chúng ta có thể đề cập đến một số nguyên nhân cơ bản sau : Trong Biểu thuế xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay còn có nhiều mức thuế suất khác nhau trong một nhóm hàng do nhu cầu bảo hộ khác nhau, chênh lệch giữa các mức thuế trong biểu thuế còn rất lớn làm cho các doanh nghiệp luôn tìm cách gian lận trong khai báo. Một số mặt hàng vẫn được phân theo mục đích sử dụng ( chẳng hạn loại sử dụng trong gia đình hay không sử dụng trong gia đình …. ), đây cũng là một khó khăn cho công tác phân tích phân loại. Trong vụ việc Gạch lát nền bằng bột đát ép trên nguyên nhân của việc khiếu kiện cũng là do chênh lệch mức thuế của nhóm hàng gạch lát nền qua lớn như mã số thuế 681019.10 có thuế suất 30%, còn mã số thuế 6907.90.10 có thuế suất 50% ( so sánh Thái Lan là nước trong nhóm các nước ASEAN trong biểu thuế XNK chỉ còn chủ yếu 2 mức thuế là 0% và 5% ). Việc biên dịch, phát hành các tài liệu, chú giải giải thích của Danh mục HS còn chưa chính xác, đầy đủ, kịp thời gây khó khăn cho công tác phân tích phân loại hàng hóa XNK. Hệ thống thông tin nối mạng trong toàn ngành Hải quan còn chưa có dẫn đến các thông tin về kết quả phân tích phân loại chưa được trao đổi, cập nhật giữa các chi cục Hải quan các điạ phương. Việc phối hợp giữa các Bộ, ngành, giữa các Trung tâm phân tích phân loại Hải quan với các đơn vị giám định thương mại, các đơn vị sự nghiệp kỹ thuật chuyên ngành còn chưa tốt trong hoạt động phân tích phân loại hàng hóa XNK. Chưa xây dựng được phương pháp chuẩn thống nhất toàn quốc để làm cơ sở so sánh đối chiếu kết quả phân tích mẫu hàng khi có khác nhau về kết quả giám định hàng hóa XNK. Việc này cần có sự chủ trì của Bộ Khoa học công nghệ nòng cốt là Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng. Cần nâng cao trình độ về thương phẩm học, về kiến thức phân loại hàng hóa theo HS, về các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực phân tích phân loại hàng hóa cho các công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra thực tế hàng hóa XNK. IV. Phương án giải quyết Sau khi nhận được đơn khiếu nại và chứng thư giám định liên quan đến vụ Gạch lát nền bằng bột đá ép Trung tâm phân tích phân loại miền Bắc đã xem xét kiểm tra lại các kết quả phân tích mẫu, tiến hành thu nhập các mẫu gạch lát nền bằng bột đá ép sản xuất trong nước cùng các tài liệu kỹ thuật, so sánh mẫu phân tích với các mẫu thu thập được, đã kết luận kết quả phân tích phân loại của Trung tâm hoàn toàn chính xác. Thực hiện sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tài chính và Lãnh đạo Tổng cục Hải quan về việc trả lời đơn khiếu nại số 56/KN/BĐ ngày 26/12/2008 đối với mặt hàng Gạch lát nền bằng bột đát ép thuộc tờ khai hải quan số 204/NK/KH/AH của công ty TNHH Thương mại Việt Thắng, trong nội dung đơn có đề cập đến việc lấy mẫu và giám định mẫu của cơ quan Hải quan và nguyên tắc áp mã hàng hóa để tính thuế. Trung tâm phân tích miền Bắc đã tiến hành các bước giải quyết như sau : Bước 1 : Về vấn đề phân tích, phân loại cho mẫu hàng theo khai báo Gạch lát nền bằng bột đá ép thuộc tờ khai hải quan số 204/NK/KH/AH của công ty TNHH Thương mại Việt Thắng và một số sự khác biệt giữa các thông báo kết quả phân tích phân loại của các tổ chức giám định với thông báo kết quả của Trung tâm phân tích phân loại miền Bắc, Trung tâm đã có công văn số 3986/TCHQ/PTPLMB ngày 25/08/2008 trình Lãnh đạo Tổng cục Hải quan và gửi Vụ GSQL, cục Hải quan AH miền Bắc, chi cục Hải quan Ah miền Bắc, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng, Havicontrrol và Viện Khoa học Vật liệu Xây dựng biết để phối hợp. Nội dung Công văn như sau : 1.Về kết quả phân tích và phân loại áp mã hàng hóa - Qua phân tích mẫu hàng nêu trên, kết quả của Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật, của Viện Vật liệu Bộ Xây dựng và của Trung tâm phân tích phân loại miền Bắc đều thống nhất kết luận : mẫu hàng là loại sản phẩm đã được nung kết khối rắn chắc và không phải là đá bột ép chưa qua nung. Tuy nhiên tịa chứng thư 245 nêu trên ; HVICONTROL lại chỉ kết luận gạch này “được làm từ bột đá ép có nhuộm màu và được qua công đoạn mài bón bề mặt” xin đề nghị Havicontrol xem xét lại kết luận này. - Về phân loại áp mã số hàng hóa, cả Havicontrol và cả Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật tuy có kết quả phân tích khác nhau; nhưng lại kết luận giống nhau về mã số hàng là 6810.19.10; Trong khi đó, Trung tâm phân tích phân loại miền Bắc lại phân lọai mặt hàng này vào mã số 6907.90.10. Việc phân loại hàng hóa phải căn cứ vào Biểu thuế xuất nhập khẩu ban hành theo Quyết định số 110/2003/QĐ-BTC của Bộ Tài chính và chú giải HS. Trong trường hợp cụ thể này, Trung tâm phân tích phân loại miền Bắc đã dựa vào các căn cứ sau : + Mẫu gạch này đã được qua nung kết khối rắn chắc và khi giám định, mẫu đã được nung tới 1000oC mà không bị phá hủy và không biến dạng. Về mặt lý thuyết, quá trình nung là quá trình gia nhiệt phải đạt tới nhiệt độ bằng hoặc lớn hơn 800oC; sau khi nung, các hạt bao lấy nhau do kết quả của quá trình khuyếch tán, biến đổi hóa học hoặc chảy lỏng một phần, tạo ra liên kết bền vững và có độ cứng, độ bền cơ học cho mẫu. + Chú giải chương 68 của HS ( bản Tiếng Anh, phiên bản 2002, trang 1112 ) và của Biểu thuế quy định : loại trừ ra khỏi chương 68 các sản phẩm từ đất đá đã qua quá trình nung sau khi tạo hình ( ví dụ như các mặt hàng gốm sứ), những sản phẩm đó phải xếp vào chương 69 ( trừ các sản phẩm được làm từ gốm dùng cho mục đích mài mòn, cắt, đánh bóng…thuộc nhóm 68.04). + Chú giải chương 69 của HS ( bản Tiếng Anh, phiên bản 2002, trang 1112 ) và của Biểu thuế quy định : chương này áp dụng đối với các sản phẩm gốm sứ đã qua quá trình nung sau khi tạo hình dạng( trừ sản phẩm thuộc nhóm 68.04). Như vậy, quá trình nung sau khi tạo hình sản phẩm là đặc trưng cơ bản để phân biệt hàng hóa thuộc chương 69 với hàng hóa thuộc chương 68. + Nhóm 69.07 là những sản phẩm được làm từ gốm sứ ( tức là các sản phẩm đã qua quá trình nung sau khi tạo hình dáng). + Nhóm 68.10 quy định đối với những mặt hàng được làm từ đá nhân tạo, giả đá tự nhiên được tạo ra bằng cách kết khối các phần đá tự nhiên dạng khối, cục hay bột đá tự nhiên ( như đá vôi, đá cẩm thạch…) bằng vôi, xi măng hoặc các chất kết dính khác như plastic; sản phẩm thuộc nhóm này được tạo ra bằng phương pháp nung, tuy nhiên nhóm này cũng bao gồm các sản phẩm gạch lát được làm từ hỗn hợp dạng vữa bao gồm cát, vôi tôi và nước, qua quá trình ép thành khuôn, sau đó được đưa qua lò sấy ở nhiệt độ khoảng 140oC việc sử dụng quá trình gia nhiệt chỉ ở nhiệt độ 140oC đối với các sản phẩm ở nhóm mặt hàng 68.10 chỉ nhằm mục đích làm bay hơi các chất lỏng, thoát các chất khí hoặc làm tăng nhanh quá trình đóng rắn, không phải là quá trình nung như đã nêu trên đây. Với những căn cứ đó, Trung tâm phân tích phân loại miền Bắc xác định mã hàng là 6907.90.10. Việc Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật, HAVICONTROL phân loại mặt hàng nêu trên vào chương 68 ( mã 6810.19.10 ) là không phù hợp với quy định HS, của Biểu thuế về phân loại đối với mặt hàng này và không đúng với bản chất của mặt hàng. 2.Về chức năng phân loại áp mã số hàng hóa : Tại Công văn số 109 /TĐC-THPC ngày 12/02/2006 của Tổng cụ Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về việc áp mã HS cho hàng hóa đã nêu rõ : “ Việc áp mã HS để tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc chức năng của các Trung tâm kỹ thuật và các chi cục TCĐLCL” và “Khi cấp kết quả kiểm tra hàng hóa, các đơn vị không xác định mã số HS hàng hóa, kể cả đề xuất ý kiến có tính chất tham khảo “ ( trích nguyên văn ). Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật đưa ra mã số nêu trên đây của mặt hàng này là không phù hợp với qui định của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng. Trung tâm phân tích phân loại miền Bắc gửi kèm theo đây các văn bản liên quan, xin đề nghị Quý cơ quan xem xét lại các vấn đề trên đây và mong tiếp tục nhận được sự công tác. Bước II : Ngày 05/01/2009 Trung tâm đã viết tờ trình xin làm rõ thêm những vấn đề được nêu tại đơn khiếu nại số 56/KN/BĐ ngày 26/12/2008 của Công ty TNHH Thương mại Việt Thắng và trình bảy quan điểm của mình xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ và Lãnh đạo Tổng cục Hải quan như sau : a. Trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi năm 2003 ban hành theo Quyết định 110/QĐ/BTC có chi tiết như sau : 6907.10 - Gạch lát, khối và các sản phẩm tương tự dạng chữ nhật hoặc dạng khác, mà diện tích bề mặt lớn nhất của nó có thể nằm gọn trong hình vuông có cạnh dưới 7cm 6907.90 - Loại khác Căn cứ vào nội dung chi tiết của nhóm 69.07 thì phân nhóm 6907.90 là các mặt hàng tương tự nhưng có diện tích bề mặt lớn nhất của nó không thể nằm gọn trong hình vuông có cạnh dưới 7cm (70mm). Như vậy, “ Gạch công ty TNHH Thương mại Việt Thắng nhập khẩu có kích cỡ 600x600mm” không thể là mặt hàng nằm gọn trong hình vuông có cạnh dưới 70mm và do đó thuộc mã số thuế 6907.90.10 ( Gạch ốp, lát tường, sàn nhà, lò sưởi ). Việc công ty cho rằng mã 6907.90.10 “là gạch mà có diện tích bề mặt lớn nhất của nó có thể nằm gọn trong hình vuông có cạnh dưới 7cm” là hiểu sai qui định của Biểu thuế nhập khẩu. b. Tên hàng “ Gạch lát nền 600x600 mm bằng đá Granit nhân tạo” do các cơ quan giám định kết luận, mà công ty TNHH Thương mại Việt Thắng dẫn trong đơn khiếu nại chưa đủ cơ sở để phân loại áp mã theo biểu thuế vì các lý do sau đây : - Các khối đá lớn được xẻ thành các tấm, lát, sau đó mài đánh bóng sử dụng để ốp lát được gọi là Gạch lát nền bằng đá Granit tự nhiên, loại này được xếp vào nhóm 6802.23 Các mảnh vụn, bột đá Granit thu được từ quá trình khai thác và chế biến được đem xay, nghiền thành bột dùng để sản xuất 2 loại sản phẩm sau : Gạch lát nền bằng bột ép từ Granit không nung : Sản phẩm này thu được bằng cách trộn bột đá Granit với một số chất kết dính như vôi, xi măng…đem đúc khuôn, ép hoặc phương pháp ly tâm. Loại gạch này được xếp vào nhóm 6810. Gạch lát nền bằng bột ép từ Granit đã nung đến nhiệt độ kết khối ( khoảng 100oC ) – Loại gạch này còn được gọi là Gạch lát nền bằng gốm Granit và được xếp vào nhóm 69.07 Như vậy, tên hàng “Gạch lát nền 600x600 mm bằng đá Granit nhân tạo” mà công ty viện dẫn chưa đủ thông tin để xác định mặt hàng này thuộc loại nào trong ba loại trên và rất khác với tên hàng do chính chủ hàng tự khai báo : “ Gạch lát nền 600x600 mm( bằng bột đá ép )”. c. Chức năng, tư cách của Trung tâm phân tích phân loại miền Bắc được qui định tại khoản 2.2, điều 2, mục III, phần B, của Thông tư số 85/2003/TT-BTC ngày 29/08/2003 Hướng dẫn thực hiện việc phân loại hàng hóa theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Biểu thuế xuất khẩu như sau : - Trường hợp có căn cứ cho rằng việc phân loại của người khai hải quan không chính xác nhưng Chi cục Hải quan cũng không có khả năng phân loại thì đề nghị Trung tâm phân tích phân loại hàng hóa trực thuộc Tổng cục Hải quan thực hiện việc phân loại hàng hóa. Thủ tục trưng cầu Trung tâm phân tích phân loại thực hiện theo Quy chế phân tích, phân loại hàng hóa do Tổng cục Hải quan ban hành”. Điểm b, c điều 9, nghị định 101/2001/NĐ-CP qui địn chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan qui định quyền của người khai hải quan như sau : Trường hợp người khai hải quan không nhất trí kết quả kiểm tra, phân tích hoặc giám định do cơ quan hải quan kết luận thì được lựa chọn một cơ quan, tổ chức giám định chuyên ngành khác giám định lại và phải trả phí giám định. Khi chưa có kết quả giám định lại, kết luận lần đầu là cơ sở để cơ quan Hải quan căn cứ, làm thủ tục hải quan, khi có kết quả giám định lại, cơ quan Hải quan căn cứ kết quả giám định lại để làm thủ tục hải quan hàng hóa. Do không đồng ý với kết quả phân tích phân loại của Trung tâm phân tích phân loại miền Bắc, theo điểm b, điều 9 nghị định 101/2001/NĐ-CP doanh nghiệp đã đi trưng cầu tái giám định ở 2 cơ quan khác nhau và 2 kết quả tái giám định này không giống nhau thậm chí còn mâu thuẫn. + Chứng thư giám định số 245/NĐ/2008E ngày 21/04/2008 của Havicontrol kết luận : Viên gạch ốp lát (20x10)cm nêu trên được làm từ bột đá ép có nhuộm màu và được qua công đoạn mài đánh bóng bề mặt. Mã số thuế 6810.18.10 + Phiếu thông báo kết quả giám định mẫu gạch lát nền số 132/KT2/K4, TBKQ ngày 04/06/2008 của Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật kết luận : Mẫu gạch kiểm tra là loại đá ốp lát nhân tạo qua ép tạo hình và qua nung. Mẫu được nung kết khối rắn chắc và không phải là đá bột ép chưa qua nung. Thành phần chủ yếu của gạch là SiO2 và khoáng Mullite ( 3Al2O32SiO2) đã hình thành trong quá trình nung tạo ra liên kết bền vững và có độ cứng bề mặt cũng như độ bền cơ học cao. Mã số thuế : 6810.19.10. Như vậy, cùng một mẫu gạch nhưng 2 kết quả phân tích khác nhau hoàn toàn nhưng lại cố ý xếp vào một mã như nhau 6810.19.10- Gạch làm từ bột đá ép chưa nung. Với kết quả tái giám định như thế cơ quan hải quan không thể sử dụng làm căn cứ để áp mã được. d. Trung tâm phân tích phân loại miền Bắc không phải là cơ quan giám định mà là đơn vị sự nghiệp vụ của ngành Hải quan tiến hành phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về hải quan. Theo điều 27 luật Hải quan : “Khi làm thủ tục Hải quan công chức hải quan có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: Lấy mẫu hàng hóa với sự có mặt của người khai hải quan để cơ quan hải quan phân tích hoặc trưng cầu giám định phục vụ kiểm tra hàng hóa, sử dụng kết quả phân tích, kết quả giám định để xác định đúng mã số và chất lượng hàng hóa…”. Như vậy, việc phân tích phân loại hàng hóa là quyền đương nhiên của mọi công chức hải quan chứ không phải của riêng Trung tâm phân tích phân loại miền Bắc. Việc Trung tâm ra thông báo 2960/TCHQ/PTPLMB tạm thời dừng chưa tiếp nhận một số loại mẫu do kinh phí cấp phát và biên chế chưa đủ để tiếp nhận giải quyết một số loại mẫu. e. Chứng thư giám định số 245/NĐ/2008E ngày 21/04/2004 của Havicontrol kết luận : Viên gạch ốp lát (20x10)cm nêu trên được làm từ bột đá ép có nhuộm màu và được qua công đoạn màu đánh bóng bề mặt. Mã số thuế 6810.18.10 Kết quả giám định trên của Havicontrol là không đúng với bản chất của hàng hóa vì đây là loại gạch làm từ bột đá ép được nung đến nhiệt độ tạo kết khối và trái với kết quả phân tích của Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật do chính Doanh nghiệp trưng cầu lần2. g. Việc phân loại hàng hóa căn cứ vào bản chất hàng hóa, Biểu thuế nhập khẩu, chú giải HS và các qui định khác nếu có. Chương 69 qui định cho các mặt hàng đồ gốm, sứ nên chỉ có các loại gạch được tạo hình và nung đến nhiệt độ kết khối ( còn gọi là những sản phẩm đồ gốm, sứ ). Tên hàng “ Đá Granit nhân tạo mà công ty viện dẫn trong công văn thực chất là tên gọi thương mại ( không nói lên được bản chất của hàng hóa ) dùng để chỉ loại đá Granit làm giả đá tự nhiên chứ không phải tên gọi của sản phẩm hàng hóa ở từng chương và phân chương để áp dụng theo nguyên tắc 1, phụ lục 1 trong Thông tư 85/2003/NĐ-CP ngày 22/01/2003 quy định. h. Trong Quyết định số 110/2003/QĐ-BTC ngày 25/7/2003 của Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi không hề có điểu khoản nào quy định về nung và không nung đối với gạch Granit nhân tạo. k. Thông báo kết quả phân tích phân loại số 3264/TCHQ/PTPLMB ngày 20/5/2008 của Trung tâm phân tích phân loại miền Bắc chỉ có giá trị với mẫu yêu cầu phân tích phân loại đối với lô hàng thuộc tờ khai số 204/NK/KD/AH ngày 02/03/2008 việc sử dụng kết quả thông báo này đối với lô hàng thuộc tờ khai 80/NK/KD/AH là thuộc thẩm quyền của chi cục Hải quan AH miền Bắc dựa trên kết quả kiểm tra hàng hóa thực nhập. Trung tâm trình bày quan điểm về loại mặt hàng nêu trên và xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ và Lãnh đạo Tổng cục. Bước III : Tổng cục Hải quan đã có Công văn số 790/TCHQ-GSQL ngày 03/03/2009 hướng dẫn về việc phân loại mặt hàng gạch lát nền bằng bột đá ép như sau : Kính gửi : CỤC HẢI QUAN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ Tổng cục Hải quan nhận được Công văn số 939/HQĐNg-Ttra ngày 15/09/2008 của Cục Hải quan AH miền Bắc phản ánh vướng mắc liên quan đến việc phân loại mặt hàng gạch lát nền bằng gốm Granit. Về việc này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau: Căn cứ Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi được ban hành kèm theo Quyết định số 110/2003/QĐ-BTC ngày 25/7/2003; Thông tư 85/2003/TT-BTC ngày 29/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, biểu thuế xuất khẩu. Tham khảo chú giải chi tiết chương 68, chương 69 của Tổ chức Hải quan thế giới thì : Mặt hàng gạch gốm Granit đã qua nung, không

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXử lý tình huống Công ty TNHH Thương mại Việt Thắng khiếu nại Chi cục Hải quan AH áp mã thuế nhập khẩu Gạch lát nền bằng bột đá ép.doc
Tài liệu liên quan