Tóm tắt Luận án Các tỉnh ủy ở vùng đồng bằng sông Hồng lãnh đạo chính quyền tỉnh giai đoạn hiện nay

Chương 2

CÁC TỈNH ỦY Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

LÃNH ĐẠO CHÍNH QUYỀN TỈNH HIỆN NAY -

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. TỈNH, TỈNH ỦY, CHÍNH QUYỀN TỈNH Ở ĐỒNG BẰNG

SÔNG HỒNG HIỆN NAY

2.1.1. Khái quát về đặc điểm các tỉnh ở vùng đồng bằng sông Hồng

Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, dân cư, quốc

phòng, an ninh của các tỉnh ở vùng ĐBSH (Hải Dương, Hưng Yên,

Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định,

Ninh Bình) tác động đến sự lãnh đạo của tỉnh ủy đối với CQT.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của các tỉnh ủy ở vùng

đồng bằng sông Hồng hiện nay

2.1.2.1. Chức năng

Tỉnh ủy - ban chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh do Đại hội đại

biểu đảng bộ tỉnh bầu ra, là cơ quan lãnh đạo của đảng bộ tỉnh giữa

hai kỳ đại hội. Tỉnh ủy có chức năng: lãnh đạo các tổ chức trong

HTCT, các lĩnh vực của đời sống xã hội và nhân dân thực hiện chủ

trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước;

lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng Đảng; tổng kết thực tiễn, đề

xuất, kiến nghị với Trung ương bổ sung, hoàn thiện đường lối của

Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

pdf27 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Các tỉnh ủy ở vùng đồng bằng sông Hồng lãnh đạo chính quyền tỉnh giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đạo của đảng, nhất là đảng lãnh đạo nhà nước trong điều kiện mới, hoàn cảnh mới. Hai là, ở những mức độ nhất định, các công trình khoa học kể trên bàn đến việc phân định rõ chức năng lãnh đạo của Đảng với chức năng quản lý, điều hành xã hội của Nhà nước. Ba là, có một số công trình đề cập đến vai trò, nội dung, PTLĐ của tỉnh ủy đối với một số tổ chức trong HTCT và trên một số lĩnh vực đời sống xã hội. Cho đến nay, tuy chưa có công trình nào nghiên cứu hệ thống, chuyên sâu về các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH lãnh đạo CQT giai đoạn hiện nay nhưng các kết quả đạt được của các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án đều có giá trị định hướng về phương pháp tiếp cận, giải quyết vấn đề nghiên cứu. 1.3.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề như: đặc điểm tự nhiên, KT - XH của các tỉnh ở ĐBSH; chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của tỉnh ủy, CQT ở ĐBSH hiện nay; khái niệm, nội dung, PTLĐ của các tỉnh ủy ở ĐBSH đối với CQT. Thứ hai, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy và hoạt động của các CQT ở vùng ĐBSH và thực trạng các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH lãnh đạo CQT từ năm 2005 đến nay, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra các kinh nghiệm lãnh đạo chủ yếu của các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH đối với CQT. Thứ ba, đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH đối với CQT đến năm 2025. 7 Chương 2 CÁC TỈNH ỦY Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO CHÍNH QUYỀN TỈNH HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. TỈNH, TỈNH ỦY, CHÍNH QUYỀN TỈNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY 2.1.1. Khái quát về đặc điểm các tỉnh ở vùng đồng bằng sông Hồng Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, dân cư, quốc phòng, an ninh của các tỉnh ở vùng ĐBSH (Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình) tác động đến sự lãnh đạo của tỉnh ủy đối với CQT. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của các tỉnh ủy ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay 2.1.2.1. Chức năng Tỉnh ủy - ban chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh do Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh bầu ra, là cơ quan lãnh đạo của đảng bộ tỉnh giữa hai kỳ đại hội. Tỉnh ủy có chức năng: lãnh đạo các tổ chức trong HTCT, các lĩnh vực của đời sống xã hội và nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng Đảng; tổng kết thực tiễn, đề xuất, kiến nghị với Trung ương bổ sung, hoàn thiện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. 2.1.2.2. Nhiệm vụ Với các chức năng đã xác định ở trên, Tỉnh ủy thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau: (1) Chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quyết định chủ trương, giải pháp nhằm cụ thể hóa và thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, nghị quyết của Trung ương Đảng, nghị quyết đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh; (2) Quyết định chương trình làm việc toàn khóa của Tỉnh ủy; chương trình kiểm tra, giám sát của Tỉnh ủy; quy chế làm việc của BCH, Ban thường vụ 8 (BTV), Thường trực Tỉnh ủy và quy chế làm việc của Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy; (3) Quyết định phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu về phát triển KT - XH hằng năm; những đề án quan trọng trên các lĩnh vực KT - XH, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; quyết định những chủ trương, quan điểm chỉ đạo phát triển văn hóa, xây dựng Đảng và HTCT, chăm lo đời sống nhân dân trong tỉnh; (4) Bầu BTV, Bí thư, Phó Bí thư, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy, Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy; lãnh đạo bầu cử HĐND; quyết định nhân sự chủ chốt giới thiệu ứng cử, đề cử vào các cơ quan nhà nước; nhân sự bổ sung vào Tỉnh ủy và các chức danh do Tỉnh ủy bầu để trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư chuẩn y, quyết định; (5) Lãnh đạo chính quyền, MTTQ và các đoàn thể CT - XH của tỉnh; lãnh đạo các cấp ủy và tổ chức đảng trực thuộc thực hiện thắng lợi chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, phương hướng công tác của Tỉnh ủy; (6) Quyết định kỷ luật đảng đối với tỉnh ủy viên và các chức danh diện Tỉnh ủy quản lý theo quy định của Điều lệ Đảng; (7) Thực hiện việc sơ kết, tổng kết, báo cáo các hoạt động thuộc thẩm quyền, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy; (8) Xem xét, chỉ đạo công tác tài chính đảng theo quy định; (9) Chuẩn bị và tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh. 2.1.2.3. Đặc điểm của các tỉnh ủy ở vùng đồng bằng sông Hồng Một là, các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH hoạt động trong môi trường của có sự ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa lúa nước. Hai là, tổ chức bộ máy của các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH từng bước được củng cố, kiện toàn. Ba là, chất lượng đội ngũ tỉnh ủy viên của các tỉnh ở ĐBSH được nâng lên rõ rệt, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động lãnh đạo. Bốn là, các tỉnh ủy ở ĐBSH gặp nhiều khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ, nhất là lãnh đạo phát triển KT - XH bền vững. 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, đặc điểm của các chính quyền tỉnh ở vùng đồng bằng sông Hồng CQT là một cấp của chính quyền địa phương, được tổ chức ở đơn vị hành chính tỉnh, gồm HĐND tỉnh và UBND tỉnh. 9 2.1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh * Chức năng: HĐND tỉnh có chức năng: là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; quyết định những vấn đề của địa phương theo quy định của pháp luật; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham mưu cho Tỉnh ủy, cơ quan nhà nước cấp trên trong lãnh đạo chính quyền địa phương. * Nhiệm vụ, quyền hạn: Để thực hiện chức năng trên, HĐND tỉnh có nhóm nhiệm vụ như: (1) Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật; (2) Xây dựng chính quyền; (3) Quyết định biện pháp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; (4) Thực hiện quyền giám sát; (5) Tham mưu cho Tỉnh ủy, cơ quan nhà nước cấp trên về xây dựng tổ chức bộ máy và hoạt động của chính quyền địa phương. 2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh * Chức năng: UBND tỉnh thực hiện chức năng: chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Tỉnh ủy, nghị quyết của HĐND tỉnh; điều hành, quản lý hành chính nhà nước ở địa phương; tham mưu với Tỉnh ủy, cơ quan nhà nước cấp trên về về xây dựng tổ chức bộ máy và hoạt động của chính quyền địa phương. * Nhiệm vụ, quyền hạn: Nhiệm vụ của UBND tỉnh: (1) Tổ chức và bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật; (2) Tổ chức, điều hành, quản lý KT - XH, quốc phòng, an ninh; xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính; (3) Tham mưu với Tỉnh ủy, cơ quan nhà nước cấp trên về xây dựng tổ chức bộ máy và hoạt động của chính quyền địa phương. 2.1.3.3. Đặc điểm của các chính quyền tỉnh ở đồng bằng sông Hồng Một là, các CQT ở ĐBSH hoạt động trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. 10 Hai là, phần lớn cán bộ chủ chốt của CQT là người địa phương, tư duy, phong cách làm việc chịu ảnh hưởng đậm nét văn hóa làng xã vùng châu thổ sông Hồng. Ba là, cơ cấu tổ chức bộ máy của các CQT thường xuyên được củng cố, kiện toàn; đội ngũ CB,CC,VC của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh ở ĐBSH được đào tạo cơ bản, có trình độ khá cao, đang được trẻ hóa. Bốn là, trong quá trình đổi mới, CQT nỗ lực tìm kiếm, lựa chọn các mô hình tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động hiệu quả. 2.2. CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO CHÍNH QUYỀN TỈNH HIỆN NAY - KHÁI NIỆM, NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC 2.2.1. Khái niệm Tỉnh ủy lãnh đạo chính quyền tỉnh Tỉnh ủy lãnh đạo chính quyền tỉnh là tổng thể hoạt động có định hướng của Tỉnh ủy đối với chính quyền tỉnh, từ việc đề ra các chủ trương, nghị quyết về xây dựng tổ chức bộ máy, cán bộ đến các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chính quyền tỉnh thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, nhằm xây dựng chính quyền tỉnh trong sạch, vững mạnh, hiện đại, đủ năng lực quản lý và điều hành các lĩnh vực đời sống xã hội tại địa phương, được nhân dân tín nhiệm. Từ khái niệm Tỉnh ủy lãnh đạo CQT, có thể xác định: Chủ thể lãnh đạo CQT là Tỉnh ủy, trực tiếp, thường xuyên là BTV Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy. Lực lượng tham gia hoạt động lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với CQT: các cơ quan tham mưu của Tỉnh ủy, Đảng đoàn HĐND tỉnh, BCSĐ UBND tỉnh, các tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên trong bộ máy CQT. Đối tượng lãnh đạo của Tỉnh ủy là CQT (HĐND tỉnh, UBND tỉnh). Mục tiêu lãnh đạo của các tỉnh ủy đối với CQT ở ĐBSH hiện nay nhằm xây dựng CQT trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, 11 hiệu quả, minh bạch hóa; phát huy vai trò của CQT cụ thể hóa và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Tỉnh ủy, được nhân dân tín nhiệm. 2.2.2. Nội dung lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với chính quyền tỉnh ở đồng bằng sông Hồng 2.2.2.1. Tỉnh ủy lãnh đạo chính quyền tỉnh thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật Một là, Tỉnh ủy lãnh đạo HĐND tỉnh thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của Tỉnh ủy thành nghị quyết, quyết định của HĐND tỉnh. Hai là, Tỉnh ủy lãnh đạo HĐND tỉnh thực hiện chức năng giám sát, chức năng đại diện cho nhân dân. Ba là, Tỉnh ủy lãnh đạo UBND tỉnh chấp hành nghị quyết của HĐND tỉnh, cụ thể hóa, thể chế hóa, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của Tỉnh ủy, nghị quyết của HĐND tỉnh. Bốn là, Tỉnh ủy lãnh đạo UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về các lĩnh vực đời sống xã hội ở địa phương theo quy định của pháp luật. 2.2.2.2. Tỉnh ủy lãnh đạo xây dựng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức của chính quyền tỉnh trong sạch, vững mạnh Một là, Tỉnh ủy lãnh đạo kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy CQT theo quy định của pháp luật. Hai là, Tỉnh ủy lãnh đạo kiện toàn, củng cố tổ chức đảng trong bộ máy CQT, nhất là đảng đoàn HĐND tỉnh, BCSĐ UBND tỉnh. Ba là, Tỉnh ủy lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ của bộ máy CQT. 2.2.2.3. Lãnh đạo chính quyền tỉnh phối hợp công tác với các tổ chức trong hệ thống chính trị Tỉnh ủy lãnh đạo xây dựng và thực hiện nghiêm túc các quy chế phối hợp công tác giữa HĐND tỉnh, UBND tỉnh và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các đoàn thể CT - XH để tuyên truyền, vận động các đoàn viên, hội viên thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh ủy, nghị quyết của HĐND tỉnh, chương trình, kế hoạch, quyết định của 12 UBND tỉnh; vận động các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tham gia hoạt động quản lý của Nhà nước và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Tỉnh ủy lãnh đạo CQT tạo điều kiện để Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các đoàn thể CT - XH hoạt động tham gia xây dựng bộ máy CQT, tham gia hoạt động quản lý nhà nước, đóng góp ý kiến xây dựng CQT trong sạch, vững mạnh, thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội. Tỉnh ủy lãnh đạo CQT mời chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam và người đứng đầu tổ chức CT- XH tham dự các kỳ họp của HĐND, phiên họp của UBND tỉnh khi bàn về các vấn đề có liên quan. Tỉnh ủy lãnh đạo CQT tiếp thu ý kiến đóng góp xây dựng chính quyền của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các đoàn thể CT - XH, lắng nghe, giải quyết và trả lời các kiến nghị của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các đoàn thể CT- XH về xây dựng chính quyền và phát triển KT - XH ở địa phương. 2.2.3. Phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với chính quyền tỉnh ở đồng bằng sông Hồng 2.2.3.1. Khái niệm phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với chính quyền tỉnh Phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với chính quyền tỉnh là hệ thống các cách thức, phương pháp, hình thức, quy chế, quy định, quy trình, phong cách, lề lối làm việc mà Tỉnh ủy sử dụng để tác động vào bộ máy chính quyền nhằm xây dựng chính quyền tỉnh trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả cao. 2.2.3.2. Các phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với chính quyền tỉnh ở đồng bằng sông Hồng Các tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo CQT bằng các phương thức chủ yếu: Một là, bằng nghị quyết, chủ trương, định hướng lớn, cho ý kiến chỉ đạo; Hai là, thông Đảng đoàn HĐND tỉnh, BCSĐ UBND tỉnh, cấp ủy trong bộ máy CQT; Ba là, bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động cán bộ, đảng viên trong các cơ quan thuộc CQT; Bốn là, bằng công tác tổ chức, cán bộ; Năm là, bằng việc phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên đang công tác trong tổ chức bộ máy của CQT; Sáu là, bằng công tác kiểm tra, giám sát; tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo CQT; Bảy là, bằng quy chế, phong cách, lề lối làm việc. 13 Chương 3 TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH QUYỀN TỈNH VÀ CÁC TỈNH ỦY Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO CHÍNH QUYỀN TỈNH - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 3.1. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH QUYỀN TỈNH Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 3.1.1. Ưu điểm 3.1.1.1. Về tổ chức bộ máy và hoạt động của các Hội đồng nhân dân tỉnh Một là, tổ chức bộ máy của các HĐND tỉnh ở vùng ĐBSH cơ bản gọn nhẹ, năng động, linh hoạt. Hai là, đại biểu HĐND tỉnh ở vùng ĐBSH có chất lượng tốt, thực hiện khá tốt chức trách, nhiệm vụ, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh. Ba là, chất lượng kỳ họp của các HĐND tỉnh ở vùng ĐBSH ngày càng được nâng cao. Bốn là, các HĐND tỉnh thực hiện khá tốt chức năng quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để xây dựng và phát triển địa phương. Năm là, chất lượng, hiệu quả giám sát của các HĐND tỉnh được nâng lên rõ rệt. Sáu là, hoạt động tiếp xúc cử tri của các HĐND tỉnh ở ĐBSH được thực hiện theo quy định, có nhiều đổi mới. Bảy là, các HĐND tỉnh ở vùng ĐBSH thực hiện tốt công tác tiếp công dân, nhận và xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo. 3.1.1.2. Về tổ chức bộ máy và hoạt động của các Ủy ban nhân dân tỉnh Một là, tổ chức bộ máy của các UBND tỉnh ở vùng ĐBSH cơ bản phù hợp với yêu cầu quản lý hành chính nhà nước và tình hình thực tiễn địa phương. Hai là, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CB, CC, VC) trong bộ máy CQT có sự chuyển biến tích cực. 14 Ba là, công tác chỉ đạo, điều hành của các UBND tỉnh ở vùng ĐBSH thể hiện sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả. Bốn là, các UBND tỉnh ở vùng ĐBSH tích cực đổi mới phương thức quản lý theo hướng thiết thực, hiệu quả, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành. Năm là, các UBND tỉnh ở vùng ĐBSH đạt được một số kết quả nổi bật trong thực hiện nhiệm vụ theo thẩm quyền trên một số lĩnh vực chủ yếu. - KT - XH có sự phát triển khởi sắc. - Công tác CCHCNN đạt được những kết quả khả quan. - Hoạt động phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, thực hành tiết kiệm của các CQT ở ĐBSH có sự chuyển biến tích cực. - Công tác tiếp công dân có những cải tiến, đổi mới. 3.1.1.3. Về thực hiện phối hợp công tác với các cơ quan, tổ chức hữu quan Một là, các CQT ở vùng ĐBSH chấp hành nghiêm chỉnh các quy định, sự chỉ đạo của cơ quan nhà nước ở trung ương. Hai là, các CQT ở vùng ĐBSH bám sát sự lãnh đạo của các tỉnh ủy thông qua Đảng đoàn HĐND tỉnh và BCSĐ UBND tỉnh. Ba là, nội bộ CQT có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Bốn là, CQT chỉ đạo, lãnh đạo sâu sát chính quyền cấp huyện. Năm là, CQT phối hợp chặt chẽ với Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức CT - XH. 3.1.2. Hạn chế, khuyết điểm 3.1.2.1. Về tổ chức bộ máy và hoạt động của các Hội đồng nhân dân tỉnh Một là, cơ cấu tổ chức của HĐND tỉnh ở vùng ĐBSH chưa thật phù hợp với tình hình, nhiệm vụ, vận hành chưa thông suốt, gây ảnh hưởng nhất định đến chất lượng hoạt động của HĐND tỉnh. Hai là, chất lượng đại biểu HĐND tỉnh ở vùng ĐBSH còn một số mặt chưa đáp ứng được yêu cầu. Ba là, hoạt động kỳ họp của một số HĐND ở vùng ĐBSH tỉnh còn mang tính hình thức. 15 Bốn là, một số quyết định của HĐND tỉnh ở vùng ĐBSH về vấn đề quan trọng của địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn. Năm là, chất lượng giám sát của một số HĐND ở vùng ĐBSH tỉnh chưa cao. Sáu là, hoạt động tiếp xúc cử tri của các HĐND ở vùng ĐBSH tỉnh còn mang tính hình thức. Bảy là, hoạt động tiếp công dân, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo của một số HĐND tỉnh ở vùng ĐBSH chưa thực sự đi vào nền nếp. 3.1.2.2. Về tổ chức bộ máy và hoạt động của các Ủy ban nhân dân tỉnh Một là, các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh còn tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy còn cồng kềnh. Hai là, chất lượng một bộ phận CB, CC,VC chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Ba là, công tác chỉ đạo, điều hành của một số UBND tỉnh ở vùng ĐBSH đôi khi còn bị động, chậm trễ, sai sót. Bốn là, một số UBND tỉnh có một số yếu kém trong thực hiện nhiệm vụ theo thẩm quyền trên một số lĩnh vực chủ yếu, nhất là: trong lĩnh vực điều hành, quản lý kinh tế, các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường, an ninh, trật tự, CCHCNN... 3.1.2.3. Về thực hiện phối hợp công tác với các cơ quan, tổ chức hữu quan Nhìn chung, ở những thời điểm nhất định, trong các hoạt động cụ thể, một số CQT ở vùng ĐBSH chưa giải quyết tốt mối quan hệ công tác với các cơ quan, tổ chức hữu quan. 3.2. CÁC TỈNH ỦY Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO CHÍNH QUYỀN TỈNH HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 3.2.1. Thực trạng các tỉnh ủy ở vùng đồng bằng sông Hồng lãnh đạo chính quyền tỉnh 3.2.1.1. Ưu điểm * Trong thực hiện nội dung lãnh đạo Một là, các tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo CQT thực hiện khá tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. 16 - Lãnh đạo HĐND tỉnh thể chế hóa kịp thời quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của Tỉnh ủy thành nghị quyết, quyết định của HĐND tỉnh. - Lãnh đạo HĐND tỉnh thực hiện khá tốt chức năng giám sát, chức năng đại diện cho nhân dân. - Lãnh đạo UBND tỉnh chấp hành nghiêm nghị quyết của HĐND tỉnh về phát triển KT - XH, củng cố quốc phòng, an ninh địa phương. - Lãnh đạo UBND tỉnh thực hiện khá đầy đủ nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước về các lĩnh vực đời sống xã hội ở địa phương theo pháp luật. Hai là, các tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo xây dựng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức của CQT trong sạch, vững mạnh. - Lãnh đạo xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy CQT ngày càng hoàn thiện, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. - Lãnh đạo kiện toàn, củng cố tổ chức đảng trong bộ máy CQT, nhất là đảng đoàn HĐND tỉnh, BCSĐ UBND tỉnh. - Lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ CQT có chất lượng ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Ba là, các tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo CQT thực hiện tốt hoạt động phối hợp công tác với các tổ chức trong HTCT. * Trong thực hiện phương thức lãnh đạo Một là, các tỉnh ủy chú trọng lãnh đạo CQT bằng các nghị quyết, chủ trương, định hướng lớn và cho ý kiến chỉ đạo. Hai là, các tỉnh ủy thường xuyên lãnh đạo CQT thông đảng đoàn HĐND tỉnh, BCSĐ UBND tỉnh, cấp ủy trong bộ máy CQT. Ba là, các tỉnh ủy coi trọng lãnh đạo CQT bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động cán bộ, đảng viên trong các cơ quan thuộc CQT. Bốn là, các tỉnh ủy ở ĐBSH tích cực đổi mới sự lãnh đạo CQT bằng công tác tổ chức, cán bộ. Năm là, các tỉnh ủy chú trọng lãnh đạo CQT bằng việc phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên đang công tác trong tổ chức bộ máy của CQT. 17 Sáu là, các tỉnh ủy tích cực lãnh đạo CQT bằng các hoạt động kiểm tra, giám sát; tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo CQT. Bảy là, các tỉnh ủy coi trọng lãnh đạo CQT bằng quy chế, lề lối, phong cách làm việc. 3.2.1.2. Hạn chế, khuyết điểm * Trong thực hiện nội dung lãnh đạo Một là, các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH chưa sâu sát trong lãnh đạo CQT thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Các biểu hiện cụ thể của hạn chế này là: chưa kịp thời, chưa sâu sát trong lãnh đạo HĐND tỉnh thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của Tỉnh ủy thành nghị quyết, quyết định của HĐND tỉnh; chưa coi trọng lãnh đạo HĐND tỉnh thực hiện chức năng giám sát, chức năng đại diện cho nhân dân; trong lãnh đạo UBND tỉnh chấp hành nghị quyết của HĐND tỉnh về phát triển KT - XH, củng cố quốc phòng, an ninh còn một số hạn chế, yếu kém; có khuyết điểm, hạn chế trong lãnh đạo UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về các lĩnh vực đời sống xã hội ở địa phương theo quy định của pháp luật. Hai là, một số tỉnh ủy ở ĐBSH chưa quan tâm đúng mức đến lãnh đạo xây dựng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức của CQT trong sạch, vững mạnh. Hạn chế này có các biểu hiện cụ thể như: việc lãnh đạo kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy CQT theo quy định của pháp luật còn chậm; còn lúng túng trong lãnh đạo kiện toàn, củng cố đảng đoàn HĐND tỉnh, BCSĐ UBND tỉnh, các cấp ủy trong bộ máy CQT; lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ CQT còn nhiều hạn chế, yếu kém. Ba là, các tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo CQT phối hợp công tác với các tổ chức trong HTCT trong một số hoạt động chưa kịp thời và hiệu quả chưa cao. * Trong thực hiện phương thức lãnh đạo Một là, lãnh đạo CQT bằng các nghị quyết, chủ trương, kế hoạch chưa được một số tỉnh ủy ở ĐBSH thực sự coi trọng. Hai là, lãnh đạo CQT thông đảng đoàn HĐND tỉnh, BCSĐ UBND tỉnh, cấp ủy trong bộ máy CQT chưa được thực hiện tốt. 18 Ba là, nội dung và phương pháp công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động cán bộ, đảng viên công tác trong bộ máy CQT chưa được đổi mới. Bốn là, trong lãnh đạo CQT bằng công tác tổ chức, cán bộ chưa thể hiện rõ tầm nhìn xa, thậm chí có biểu hiện lúng túng. Năm là, việc phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của đảng viên công tác trong bộ máy của CQT chưa được coi trọng đúng mức. Sáu là, lãnh đạo CQT bằng các hoạt động kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao; chỉ đạo tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo CQT chưa nghiêm túc. Bảy là, lãnh đạo CQT bằng quy chế, lề lối, phong cách làm việc chưa được coi trọng. 3.2.2. Nguyên nhân và kinh nghiệm 3.2.2.1. Nguyên nhân của những ưu điểm, khuyết điểm * Nguyên nhân của những ưu điểm - Nguyên nhân chủ quan: Một là, các tỉnh ủy ở ĐBSH nhận thức đúng đắn, quán triệt và vận dụng sáng tạo các quan điểm, đường lối của Đảng. Hai là, chất lượng đội ngũ tỉnh ủy viên, đội ngũ cán bộ, đảng viên của các tỉnh ở ĐBSH tương đối cao. Ba là, các tỉnh ủy ở ĐBSH xác định đúng nội dung lãnh đạo CQT, bước đầu sử dụng các PTLĐ phù hợp. - Nguyên nhân khách quan: Một là, các CQT ở ĐBSH tích cực, chủ động, sáng tạo và thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định lãnh đạo của các tỉnh ủy. Hai là, các tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo CQT trong môi trường có nhiều thuận lợi. * Nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm - Nguyên nhân chủ quan: Một là, năng lực nhận thức về sự lãnh đạo CQT của một số tỉnh ủy viên và cán bộ, đảng viên còn hạn chế. Hai là, vai trò của các cơ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh ủy chưa được chú trọng phát huy trong quá trình Tỉnh ủy lãnh đạo CQT. 19 Ba là, việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đảng đoàn HĐND tỉnh, BCSĐ UBND tỉnh, các cấp ủy trong bộ máy CQT chưa đúng và chưa đầy đủ. - Nguyên nhân khách quan: Một là, năng lực công tác của một bộ phận CB,CC,VC của CQT còn hạn chế, yếu kém. Hai là, vai trò giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền của MTTQ Việt Nam, các đoàn thể CT - XH và của nhân dân địa phương chưa được phát huy tốt. Ba là, sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH ngày càng diễn biến phức tạp đặt ra nhiều vấn đề đối với các tỉnh ủy ở ĐBSH trong lãnh đạo CQT. 3.2.2.2. Những kinh nghiệm chủ yếu Nghiên cứu thực tiễn lãnh đạo của các tỉnh ủy ở ĐBSH đối với CQT thời gian qua, có thể rút ra các kinh nghiệm có giá trị chỉ đạo thực tiễn như: Một là, coi trọng lãnh đạo đẩy mạnh CCHCNN, hiện đại hóa điều kiện hoạt động của CQT. Hai là, chú trọng lãnh đạo công tác phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí nhằm xây dựng CQT trong sạch, vững mạnh. Ba là, lãnh đạo CQT thực hiện tốt phối hợp công tác với MTTQ Việt Nam và các đoàn thể CT - XH. Bốn là, xây dựng và thực hiện nghiêm quy chế làm việc của Tỉnh ủy, quy định chặt chẽ về thẩm quyền, trách nhiệm lãnh đạo CQT. Năm là, phát huy vai trò của tổ chức đảng trong bộ máy CQT, nhất là đảng đoàn HĐND tỉnh, BCSĐ UBND tỉnh; vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên công tác trong các cơ quan CQT. Sáu là, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Tỉnh ủy đối với tổ chức đảng, đảng viên hoạt động trong CQT. 20 Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦY

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftt_cac_tinh_uy_o_vung_dong_bang_song_hong_lanh_dao_chinh_quyen_tinh_giai_doan_hien_nay_3407_1916275.pdf
Tài liệu liên quan