Tóm tắt Luận án Đào tạo giọng Soprano Việt Nam chất lượng cao

Chương trình, giáo trình trong đào tạo giọng Colorature Soprano chất lượng cao

Muốn đào tạo chất lượng cao thì phải có chương trình dạy học thỏa mãn những yêu cầu và điều kiện để tiến hành. Theo chúng tôi nên điều chỉnh, đổi mới mô hình đào tạo cũng như hoàn thiện và phát triển giáo trình, tài liệu theo hướng sau.

Thứ nhất: Phân rõ đào tạo bậc đại học theo hai chuyên ngành. Nên có sự đổi mới từng phần để phù hợp với những đòi hỏi trong giai đoạn mới đó là từng chuyên ngành TN Thính phòng và Opera được phân định rõ ràng, thực hiện những kế hoạch, những yêu cầu riêng, không còn có một yêu cầu chung như những năm đã qua. Theo chúng tôi, bậc đào tạo đại học thời gian đào tạo vẫn tiến hành 4 năm. Riêng SV giọng Colorature Soprano trong lựa chọn đào tạo CLC chúng tôi đề xuất học 5 năm với những yêu cầu riêng.

Thứ hai: Tổ chức biên soạn, điều chỉnh giáo trình trong đào tạo CLC với các tiêu chí sau: Tác phẩm phải phù hợp với đặc điểm giọng Colorature Soprano, giàu tính nghệ thuật, nội dung đa dạng phong phú, đặc biệt là phải phù hợp với lộ trình phát triển của giọng hát.

Tiêu chí kiểm tra đánh giá trong đào tạo giọng Colorature Soprano chất lượng cao

 Như chúng tôi đã trình bày, những SV giọng Colorature Soprano khi được chọn lựa trong đào tạo chất lượng cao đã phải đạt một số tiêu chí căn bản về giọng hát, kỹ thuật hát, cảm xúc. phải là những SV đạt loại xuất sắc với điểm số từ 9,5 trở lên. Dựa trên những yếu tố này chúng tôi sẽ đánh giá sinh viên giọng Colorature Soprano trên các tiêu chí sau: Kỹ thuật hát; Sự chính xác trong tác phẩm; Khả năng biểu hiện cảm xúc; Khả năng diễn xuất Cần đánh giá kỹ thuật hát và độ chính xác trong tác phẩm là như nhau bởi có kỹ thuật điêu luyện mà không có sự học tập nghiêm túc, kiên trì thì không thể tiến xa. Tiếp đó, cần đề cao việc xử lý tác phẩm và kỹ năng diễn xuất. SV cần đạt sự toàn diện cả về mặt cảm xúc, phong cách biểu diễn và đặc biệt phải có ý trí phấn đấu và vươn lên trong học tập.

 

doc24 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đào tạo giọng Soprano Việt Nam chất lượng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cuộc thi TN chuyên nghiệp trong và ngoài nước, các giải thưởng cao nhất thường thuộc về giọng Soprano bởi loại giọng hát này thể hiện thường đạt độ tinh xảo về kỹ thuật và biểu diễn. 1.3. Đôi nét về đào tạo thanh nhạc trên thế giới và Việt Nam 1.3.1. Về đào tạo thanh nhạc trên thế giới 1.3.1.1. Một số nhà sư phạm thanh nhạc tiêu biểu thế giới có liên quan tới đào tạo giọng Soprano .E. Varlamov (1801 -1848) Là nhạc sĩ tên tuổi, nổi tiếng, giữ vai trò lớn cho nền âm nhạc Nga. Là giọng nam cao nhẹ với phương pháp tốt. Năm 1840 xuất bản cuốn sách Trường phái hát, Francesco Lamperti (1813- 1892) Là nhà sư phạm nổi tiếng thuộc trường phái Ý thế kỷ XIX. Ông nổi tiếng là một nhà sư phạm thực hành. Ông viết các cuốn sách về TN như: Những bài tập phát triển rung láy; Những bài tập tinh xảo cho giọng nữ cao; Lý luận, thực hành định hướng ban đầu để học hát và Nghệ thuật hát. Lilli Lehmann (1848-1929) Là ca sĩ trẻ giọng Colorature Soprano (nữ cao màu sắc), kết quả hoạt động nghệ thuật và sư phạm được đúc kết trong cuốn Nghệ thuật hát của tôi. Enrico Caruso (1873 - 1921) Ông là ca sĩ tiêu biểu cho trường phái mới nghệ thuật ca hát Ý. Được nhắc tới là ca sĩ nhạy cảm, nồng nhiệt, thuộc trường phái “độc nhất vô nhị. Hát rất thoải mái và không bao giờ hát phô”. Ông viết cuốn sách Phải hát như thế nào... 1.3.1.2. Một số mô hình đào tạo âm nhạc trên thế giới Tìm hiểu một số mô hình đào tạo âm nhạc ở khu vực và trên thế giới như: Singapore, Hàn Quốc, Liên Bang Nga, Italia, Mỹ Đa số các nước có hệ đào tạo cử nhân (4 năm) và hệ đào tạo thạc sỹ (hai năm). Chương trình được xây dựng dựa trên nền tảng âm nhạc phương Tây, thể hiện tính ưu việt rất cao tạo điều kiện và cơ hội cho tất cả SV có thể học và phát triển giống nhau. Nhiều môn học bổ trợ môn như: Thực hành tác phẩm thính phòng, đọc thơ kết hợp với kịch, ngẫu hứng sân khấu, nhảy múa cổ điển, hát thoại với các tác phẩm thanh nhạc, phát âm ngoại ngữ chuyên ngành... nhằm phát triển ca sĩ một cách toàn diện, rất chú trọng sự phát triển ca sĩ hát opera. Các nước đề cao hội nhập quốc tế, coi việc cử người đi học nước ngoài cũng như mở cửa cho SV nước ngoài theo học là việc làm quan trọng đối với sự phát triển chung của nền TN thế giới, hầu hết các nước đều rất chú trọng phát triển tài năng chất lượng cao, có thể nhận thấy rõ điều này thông qua những mô hình đào tạo mang tính ưu việt nhằm phát triển ca sĩ một cách toàn diện nhất. 1.3.1.3. Một số giọng Soprano tiêu biểu thế giới Giới thiệu một sô nghệ sĩ nổi tiếng trên thế giới là giọng Soprano như: Nezhdanova (1873-1950), Maria Callas (1923 –1977), Jo Sumi ( 1962), Anna Netrebko (1971), Diana Damrau (1971), Alexander Roberta (1949) người Mỹ, Amara Lusin (1927) người Mỹ; Ameling Elly (1934) người Ba Lan; Armstrong Sheila (1942) người Anh; Mirella Freni (1935) người Ý; Katia Ricciarelli (1946) người Ý... Đây là những giọng Soprano đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền TN nói chung trên thế giới. Chỉ tính những những bản thu âm của các nghệ sĩ, ca sĩ để lại đã là tài sản vô giá cho bao thế hệ ca sĩ khắp mọi nơi trên thế giới học hỏi và nối tiếp. Giọng hát của họ làm nguồn cảm hứng cho những sáng tác thanh nhạc để đời. Đặc biệt hơn, nhiều người đã tham gia đào tạo nhiều thế hệ ca sĩ tiếp nối thành công, góp công sức lớn lao cho nền TN thế giới phát triển. 1.3.2. Lịch sử đào tạo thanh nhạc tại Việt Nam Tai Việt Nam, kể từ khi thành lập Trường Âm nhạc Việt Nam đến nay cho thấy tính kế thừa và liên tục phát triển.Từ sau giải phóng Thủ đô Hà Nội, phong trào ca hát không chuyên của học sinh, sinh viên phát triển khá rầm rộ. Bộ văn hóa đã chủ trương tuyển chọn một số ca sĩ trẻ cử đi đào tạo tại một số nước xã hội chủ nghĩa. Tất cả những ca sĩ này khi trở về nước đều giữ những vai trò quan trọng trong các đơn vị biểu diễn nghệ thuật và đặc biệt tích cực đóng góp vào công tác đào tạo TN chuyên nghiệp trong nhiều năm sau. 1.3.2.1. Một số nhà sư phạm thanh nhạc tiêu biểu của Việt Nam Với sự tiếp thu những tinh hoa của nền TN thế giới, thành quả đạt được là sự xuất hiện những nhà sư phạm có đóng góp lớn cho sự phát triển của nền TN Việt Nam như: Mai Khanh, NGUT Hồ Mộ La, NGND Lô Thanh, GS. NSND Trung Kiên, NGUT Mỹ Bình, Diệu Thúy, NSND Quang Thọ, PGS.TS. Trần Ngọc Lan, NSND Quốc Hương, NSND Trần Hiếu, NSUT Thu Lan, NSUT Bích Việt, NSUT Hà Thủy, NSUT Phương Lan, Gia Khánh, Gia Hội... và một số nhà sư phạm thanh nhạc khác là giọng nữ cao. 1.3.2.2. Mô hình đạo tạo thanh nhạc Việt Nam SV đều được đào tạo 4 năm bậc đại học và 2 năm bậc thạc sĩ. Được trang bị các môn học thuộc môn kiến thức ngành (lý thuyết âm nhạc, lịch sử âm nhạc, phân tích tác phẩm, ký - xướng âm... và môn chuyên ngành chính (thanh nhạc). 1.3.2.3. Một số nghệ sĩ giọng Soprano Việt Nam tiêu biểu Mặc dù vóc dáng nhỏ bé hơn so với các nghệ sĩ, ca sĩ thuộc các nước phương Tây, xong, do được tiếp thu những tinh hoa về kỹ thuật TN trên thế giới nên giọng hát của người Việt ngày càng tiến bộ hơn và xích lại gần hơn so với nền TN chung của thế giới. chúng tôi giới thiệu một số nghệ sĩ, ca sĩ giọng Soprano tiêu biểu của Việt Nam: NSUT Minh Đỗ (1929), NSUT Ngọc Dậu (1933), NSUT Thanh Trì (1935), NSND Tường Vi (1938), NSND Thanh Huyền (1942, NSND Lê Dung (1951 - 2001), NSUT Rơ Chăm Phiang (1960), Ca sĩ Lan Anh, Ca sĩ Bích Thủy, Ca sĩ Phạm Khánh Ngọc 1.3.2.4. Những thành quả của công tác đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam. Đã xây dựng được đội ngũ các ca sĩ, nghệ sĩ phục vụ cho hầu hết các đoàn ca nhạc từ không chuyên đến chuyên nghiệp. Đạt nhều thành quả to lớn qua các kỳ thi, điển hình là cuộc thi hát thính phòng - nhạc kịch toàn quốc được Bộ Văn hóa - Thông tin nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức từ năm 1986 cho tới nay. Ngoài ra, có nhiều nghệ sĩ,ca sĩ, học sinh, sinh viên nữ đã đoạt các giải thưởng trong các cuộc thi quốc tế. 1.4. Thực trạng đào tạo giọng Soprano Việt Nam chất lượng cao 1.4.1. Năng lực của sinh viên Để đảm bảo mục đích yêu cầu về chất lượng đầu ra trong đào tạo CLC đối với SV giọng Colorature Soprano thì khâu phát hiện và lựa chọn SV được đặt lên hàng đầu. Ngoài giọng hát tốt, những yếu tố khác như: Kỹ thuật, phong cách, ngoại ngữ... cũng là những vấn đề được ưu tiên lựa chọn. Tìm hiểu kết quả tốt nghiệp trong 5 năm trở lại với bậc đào tạo đại học, mỗi khóa chỉ đạt khoảng 10% trên tổng số SV, trong đó giọng Colorature Soprano chiếm 7%. Tuy nhiên, trong số những người tốt nghiệp đại học đạt điểm cao và có năng lực trong đào tạo CLC đã dừng lại ở trình độ đại học. Với bậc đào tạo thạc sỹ, một số học viên giọng Colorature Soprano đạt điểm tốt nghiệp từ 9,5 trở lên, một số người đạt tối đa. Tuy nhiên, số lượng này còn khá khiêm tốn. Nhiều SV lại thiếu yếu tố nhạc cảm, chưa tự tin để biểu diễn và nhiều SV chưa biết diễn xuất. Thói quen học thụ động cũng là rào cản của sự phát triển , SV chưa chủ động tìm và nghe tư liệu học tập, các nguồn thông tin tham khảo hữu ích hiện có để nâng cao và phát triển chuyên môn của mình. 1.4.2. Đối với giảng viên. 1.4.2.1. Về năng lực luyện kỹ thuật thanh nhạc Nhìn chung, GV tại Khoa TN HVANQGVN khi hướng dẫn các kỹ thuật TN dành cho giọng Colorature Soprano mới đạt ở mức độ cơ bản, rất ít người luyện những mẫu âm khó bởi trình độ piano còn hạn chế, đa số GV chưa đánh được nhuần nhuyễn những bài tập passage, staccato ở tốc độ nhanh. 1.4.2.2. Năng lực nghiên cứu nội dung và lựa chọn tác phẩm Năng lực này còn nổi lên nhiều bất cập, có người chú trọng kỹ thuật trong tác phẩm nhưng chưa hiểu rõ nội dung tác phẩm và ngược lại nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển giọng hát của SV. Có những SV nữ khi tốt nghiệp trong chương trình có đầy đủ tác phẩm cho các loại giọng, thậm chí nhầm cả 4 năm đại học. 1.4.1.3. Năng lực hiểu biết ngoại ngữ chuyên ngành Hiện nay SV, học viên học tác phẩm tiếng nước ngoài chủ yếu qua sự hướng dẫn của GV giảng dạy. Thực tế chỉ một vài GV lâu năm được học tập ở nước ngoài, có nền tảng ngoại ngữ tương đối thuận lợi cho việc giảng dạy tác phẩm nước ngoài bằng ngôn ngữ gốc. GV các thế hệ sau chủ yếu được học ngoại ngữ là tiếng Anh bởi vậy năng lực sử dụng các ngôn ngữ khác phụ thuộc vào sự tự trau dồi và còn rất hạn chế dẫn tới việc dạy SV phát âm tiếng chuyên ngành gặp nhiều khó khăn. 1.4.1.4. Năng lực nghiên cứu khoa học Nghiên cứu khoa học là công việc cần thiết, nghiên cứu để tìm ra nhiều cách thức mới giải quyết vấn đề là một trong những yêu cầu của GV, đặc biệt là GV trong đào tạo TN CLC. Nghiên cứu để thấy bản thân đang đạt trình độ ở mức độ nào từ đó trau dồi, bồi đắp thêm tri thức cho bản thân. Tuy nhiên, vấn đề này đang là một trong những hạn chế rất dễ nhận thấy của GV tại Khoa TN, HVANQGVN. Do đặc thù TN là môn học thực hành nên rất nhiều GV đã không nhận thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu khoa học. 1.4.3. Về chương trình, giáo trình Chưa có sự phân chia ca sĩ hát thính phòng hay nhạc kịch và hiện đang được áp dụng với tất cả SV. Giáo trình giảng dạy tới nay Khoa vẫn dùng chung cho tất cả các giọng hát. Chưa phân chia tác phẩm dành riêng cho từng loại giọng Soprano mà vẫn sử dụng theo chương trình, giáo trình đào tạo ca sĩ chung, chưa hệ thống tài liệu đặc thù. 1.4.4. Phương pháp dạy và học 1.4.4.1. Phương pháp dạy của giảng viên Có rất nhiều phương pháp dạy học khác nhau, xong dạy TN hiện nay các GV thường sử dụng nhóm phương pháp truyền thống như: Thị phạm, thực hành, vấn đáp đàm thoại... phương pháp dạy theo kinh nghiệm bản thân và kiểu truyền nghề tồn tại rất phổ biến. Các phương pháp mới phát huy tính chủ động, sáng tạo, khơi gợi niềm đam mê từ người học ít được đưa vào các giờ dạy khiến sự sáng tạo của người học bị bó hẹp. 1.4.4.2. Phương pháp học của sinh viên Hiện nay, một số ít SV giọng Colorature Soprano rất chăm chỉ, có ý thức tự học, tự rèn luyện, cố gắng hoàn thành những yêu cầu trong các bài học mà thầy cô đã trao. Tuy nhiên, nhiều SV vẫn còn thụ động trong học tập, ít khi học nhóm và thảo luận, không thường xuyên đặt câu hỏi và thắc mắc về nội dung học tập... 1.4.5. Cơ sở vật chất Ngành TN,HVANQGVN được trang bị hệ thống phòng học tương đối khang trang, đầy đủ đàn piano phục vụ công việc giảng dạy đáp ứng nhu cầu đào tạo cơ bản đối với đào tạo âm nhạc nói chung và TN nói riêng. Tuy nhiên, còn một số vấn đề tồn đọng đó là: Hệ thống đàn piano đã cũ, có những đàn khó khắc phục, sửa chữa dẫn tới phô chênh chưa thực sự đảm bảo chất lượng dạy học; chưa có sự cập nhật bổ sung các sách và tài liệu tham khảo mới, tư liệu sách vở, tổng phổ và băng đĩa nghe nhìn còn hạn chế, nghèo nàn, có rất nhiều tài liệu, sách tham khảo là tiếng nước ngoài chưa được phiên dịch. Năng lực sử dụng các phương tiện nghe nhìn phục vụ công tác giảng dạy và biểu diễn còn ở mức độ rất hạn chế. Tiểu kết chương 1 Chúng tôi đã xây dựng cơ sở lý luận và nêu thực trạng đào tạo giọng Soprano qua một số vấn đề cụ thể sau: Trên cơ sở tìm hiểu về mô hình đào tạo chất lượng cao chúng tôi đã xây dựng khái niệm về đào tạo CLC đối với giọng Colorature Soprano và so sánh mô hình đào tạo đại trà với mô hình đào tạo giọng Colorature Soprano CLC. Đã nêu vị trí, vai trò của giọng Soprano trong sự phát triển của lịch sử TN đồng thời tìm hiểu một số giọng Soprano cũng như các nhà sư phạm TN kiệt xuất từ cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, XIX, XX, XXI trên thế giới và ở Việt Nam. Tìm hiểu một số mô hình đào tạo âm nhạc nói chung của một số Quốc gia trong khu vực, thế giới và so sánh với mô hình đào tạo TN tại HVANQGVN. Cơ sở thực tiễn: Chúng tôi tìm hiểu khái quát thực trạng đào tạo giọng Colorature Soprano CLC ở HVANQGVN, nêu bật những khó khăn, tồn đọng từ kỹ thuật TN, ngoại ngữ chuyên ngành; nghiên cứu nội dung tác phẩm, phương pháp dạy và học, chương trình, giáo trình... trong đào tạo giọng Colorature Soprano CLC. Từ đây, làm cơ sở để chúng tôi nghiên cứu đưa ra những giải pháp trong đào tạo giọng Colorature Soprano CLC. CHƯƠNG 2 KỸ THUẬT THANH NHẠC TRONG ĐÀO TẠO GIỌNGCOLORATURE SOPRANO CHẤT LƯỢNG CAO TẠI HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM 2.1. Những yêu cầu khi thực hiện các kỹ thuật của giọng Colorrature Soprano chất lượng cao 2.1.1. Hơi thở Sau khi SV đạt được yêu cầu cơ bản trong việc lấy hơi, nhả hơi và giữ hơi sẽ là giai đoạn phát triển hơi thở, tập những mẫu âm luyện thanh khó để luồng hơi tích cực hơn, có khả năng ứng dụng tốt nhất vào các tác phẩm TN mang tính nghệ thuật cao. Luyện nhiều bài tập có giai điệu nhảy quãng; Luyện những bài tập thể hiện đồng thời cường độ sắc thái; Tập hơi thở cùng với mẫu âm hát nhanh. 2.1.2. Khẩu hình Những SV trong đào tạo CLC hầu hết đã hiểu tầm quan trọng của mở khẩu hình, đa phần thực hiện được những yêu cầu cơ bản về mở khẩu hình khi hát, biết kết hợp mở phía trong cổ họng và mở phía ngoài miệng. Tuy nhiên, khi ứng dụng vào những tác phẩm đòi hỏi kỹ thuật hát phức tạp, phát âm nhả chữ ở những âm khó đặc biệt nằm ở những nốt cao người học cần luyện nhiều những mẫu âm luyện thanh có sự kết hợp nhiều nguyên âm khác nhau, thể hiện sự linh hoạt, nhảy quãng thế mạnh của loại giọng Colorature Soprano. 2.1.3. Vị trí âm thanh cộng minh Yếu tố cộng minh sẽ giúp những giọng nữ cao chuyên nghiệp có một âm sắc hoàn chỉnh thông qua tất cả các quãng của giọng. Nhìn chung, những SV giọng Colorature Soprano khi được lựa chọn đào tạo CLC là những người đã hiểu và biểu hiện được năng lực này. Tuy nhiên, sự ổn định vị trí trong các tác phẩm hay giữa các đoạn chuyển giọng còn gặp nhiều khó khăn, bởi vậy, phần này chúng tôi xây dựng hệ thống bài tập nhằm thống nhất vị trí âm thanh. 2.2. Một số kỹ thuật hát cho giọng Colorature Soprano chất lượng cao Trong đào tạo giọng Colorature Soprano việc lĩnh hội kỹ thuật và luyện tập đạt đến độ tinh xảo là vô cùng quan trọng, đặc biệt với mục tiêu đào tạo CLC mà luận án đang nghiên cứu. Trong phạm vi nghiên cứu phát triển giọng Colorature Soprano CLC chúng tôi tập chung về một số kỹ thuật sau. 2.2.1. Kỹ thuật hát cantilena Trong các tác phẩm TN, kỹ thuật cantilena chiếm một tỉ trọng lớn, đòi hỏi mức độ phức tạp khác nhau, cần hát gắn kết giữa âm nọ với âm kia. Thực hiện kỹ thuât này người học cần chú ý hơi thở sâu và chắc, cơ thể thả lỏng, những nốt đầu đặt âm thanh chuẩn xác, đẩy hơi đều đặn để chuyển âm, khẩu hình buông lỏng, ngáp và mở rộng phía trong, hàm ếch được nhấc cao vừa hát vừa nghe điều chỉnh khoảng vang của âm thanh. Yêu cầu tiếng hát tròn có sắc thái tình cảm. 2.2.2. Kỹ thuật hát staccato Hát staccato là yêu cầu kỹ thuật chung của tất cả các giọng đặc biệt giọng Colorature Soprano. Đây là một trong những kỹ thuật khó trong TN và là kỹ thuật quan trọng cần phát triển ở đào tạo CLC đối với giọng Coloratura Soprano. Kỹ thuật staccato tốt nhất để giúp người học nắm được cách bật âm thanh đúng, nhẹ nhàng, tạo điều kiện thuận lợi để củng cố các âm thanh cao bằng cách hát gọn, nhanh như lướt qua các âm cao, là cơ sở để phát triển âm khu cao của giọng. Với yêu cầu linh hoạt, nhẹ nhàng, trong sáng của staccato, âm thanh phải có vị trí nông và cao, do đó có thể dần dần khắc phục âm thanh sâu, tối, gằn cổ. 2.2.3. Kỹ thuật hát passage Đây là kỹ thuật cần thiết để giọng hát phát triển tốt, nhẹ nhàng, linh hoạt, hơi thở tiết kiệm, hát được các câu nhạc dài và cao, biểu hiện những yêu cầu linh hoạt trong sáng vui tươi của những bài hát thích hợp với giọng Colorature Soprano. Đây là một trong những kỹ thuật được sử dụng rát nhiều trong những tác phẩm thanh nhạc khó mang giá trị nghệ thuật cao, phù hợp phát triển giọng Colorature Soprano. 2.2.4. Kỹ thuật hát trillo Trillo theo tiếng Ý có nghĩa là hát láy đi láy lại hai nốt liên tiếp với tốc độ rất nhanh. Đây là loại kỹ thuật khó, giọng Colorature Soprano có nhiều thuận lợi hơn các giọng khác. Khi hát yêu cầu phải có hơi thở sâu, đầy đặn để có thể xử lý được kỹ thuật rung láy này. 2.2.5. Hát sắc thái to nhỏ Đây là kỹ thuật rất cần thiết đối với đào tạo TN nói chung, đào tạo giọng Sprano Colorature nói riêng. Trong bài hát, tình cảm một phần được thể hiện bằng sắc thái, trong đó có sự thay đổi to, nhỏ, mạnh, yếu của một nốt nhạc hoặc cả câu nhạc. Yêu cầu khi hát nhỏ đi hoặc to dần trên một nốt nhạc một cách đều đặn, liên tục, không bị gẫy âm thanh, không ngắt quãng, không thay đổi vị trí cộng minh của âm thanh. Tóm lại, chúng tôi đã đưa ra một số kỹ thuật TN căn bản, phù hợp hơn cả đối với sự phát triển của giọng Colorature Soprano trong đào tạo CLC. Những kỹ thuật này cần được người học nắm vững và ứng dụng linh hoạt bởi trong một tác phẩm không chỉ đơn thuần một kỹ thuật mà đòi hỏi người học phải thực hiện nhiều kỹ thuật luân phiên, phức tạp hơn, các kỹ thuật này được thể hiện đồng thời trong một đoạn nhạc, câu nhạc. Bảng So sánh một số kỹ thuật đặc trưng của giọng Colorature Soprano trong đào tạo đại trà và đào tạo CLC Kỹ thuật Đào tạo đại trà Đào tạo CLC Cantinela Đạt tiêu chí liền hơi, liền từ, âm thanh tuôn trào ở mức độ cơ bản. Ứng dụng vào tác phẩm có độ khó trung bình, hoặc trên trung bình. Đạt tiêu chí liền hơi, liền từ, âm thanh tuôn trào với mức độ tinh xảo cao. Ứng dụng vào những tác phẩm khó và phức tạp. Passage Đạt tiêu chí liền hơi, chạy nốt linh hoạt, thống nhất âm thanh ở một vị trí từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp với tốc độ vừa phải ở quãng rộng cơ bản (A3 - A5). Ứng dụng vào những tác phẩm ở độ khó trung bình. Đạt độ tinh xảo khi chạy nốt với tốc độ nhanh, rất nhanh mà không bị dính nốt, mất nốt ở quãng rộng, có thể rất rộng (A3 -E6 hoặc cao hơn). Hơi thở chắc chắn, linh hoạt với cơ thể thả lỏng. Ứng dụng vào các tác phẩm khó, rất khó. Staccato Đạt tiêu chí bật được cơ bụng dưới, hơi thở linh hoạt. Âm thanh vang, nảy ở âm vực cơ bản (từ A3 đến A5). Ứng dụng vào các tác phẩm có độ khó vừa phải, ít nhảy quãng xa. Đạt tiêu chí bật cơ bụng dưới, âm thanh sắc, nét, nảy, làm chủ tốc độ với hơi thở linh hoạt, được hát trên quãng rộng (từ A3 đến E6, hoặc cao hơn). Ứng dụng vào các tác phẩm khó, rất khó, có khả năng hát staccato ở những quãng nhảy xa. Qua bảng so sánh trên có thể thấy sự khác biệt giữa yêu cầu về các kỹ thuật trong đào tạo đại trà và đào tạo giọng Colorature Soprano CLC. Đặc tính của giọng Colorature Soprano giống như một nhạc cụ, từ cao độ, trường độ, cường độ, và âm sắc, những yếu tố này cần khai thác, phát triển và ứng dụng vào trong các tác phẩm TN một cách hết sức tinh tế, nhạy bén và uyển chuyển, diễn đạt những giai điệu hết sức phong phú, làm nổi bật lên những đặc trưng của giọng hát này, đặc biệt trong yêu cầu đào tạo CLC. Các kỹ thuật: Cantilena, staccato, hát trillo, hát sắc thái to nhỏ... là phương tiện thiết yếu để biểu hiện những hình thức, nội dung của các tác phẩm và biểu đạt những cảm xúc. Luyện tập những yêu cầu kỹ thuật này đồng thời cũng là luyện tập phát triển giọng hát để thực hiện được mọi yêu cầu của nghệ thuật ca hát một cách chủ động và vững vàng, thực hiện tác phẩm ở yêu cầu đào tạo CLC. Tiểu kết chương 2 Chương hai nghiên cứu những kỹ thuật thanh nhạc dành cho đào tạo giọng Colorature Soprano CLC, là một trong những nội dung trọng tâm quyết định tới chất lượng đào tạo. Chúng tôi nghiên cứu nội dung này làm hai phần. Phần 1: Những yêu cầu khi thực hiện các kỹ thuật của giọng Colorature Soprano CLC: Bao gồm hơi thở, khẩu hình, vị trí âm thanh cộng minh, là ba yếu tố nền móng cho mọi loại ca hát. Chúng tôi đã nghiên cứu, lựa chọn những bài tập phù hợp với lộ trình phát triển của giọng Colorature Soprano CLC như: Tập chung phát triển sự linh hoạt của giọng hát, lựa chọn nhiều mẫu âm nhảy quãng xa, những bài tập kết hợp cùng lúc nhiều kỹ thuật TN khác nhau... nhằm phát triển những yêu cầu này ở mức độ cao, phù hợp với đòi hỏi trong đào tạo giọng Colorature Soprano CLC. Phần 2: Do tính chất đặc trưng của loại giọng Colorature Soprano là bay, vang xa và có âm vực cao nhất trong tất cả các loại giọng, phù hợp nhất với sự linh hoạt. Chúng tôi đã lựa chọn các kỹ thuật: Cantilena, Staccato, Passage, Trillo, Crescendo - Diminuendo để phát triển loại giọng Colorature Soprano trong đào tạo CLC. Mỗi kỹ thuật, chúng tôi nghiên cứu, lựa chọn những mẫu luyện thanh, những bài vocalise, ứng với đó là những minh họa bằng một số trích đoạn cụ thể trong tác phẩm phù hợp dành cho loại giọng Coloratue Soprano trong đào tạo CLC. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TRONG ĐÀO TẠO GIỌNG COLORATURE SOPRANO CHẤT LƯỢNG CAO TẠI VIỆT NAM Trong công tác đào tạo CLC đối với giọng Colorature Soprano chúng tôi xác định rõ chương trình, giáo trình cần xây dựng như thế nào? Năng lực của người GV dạy thanh nhạc cần chuẩn hóa và bồi dưỡng ra sao? Phương pháp dạy và học cần phải điều chỉnh như thế nào? và định hướng hội nhập quốc tế trong đào tạo giọng Colorature Soprano CLC?... Những câu hỏi này chúng tôi nghiên cứu tìm câu trả lời cụ thể ở phần nghiên cứu dưới đây. 3.1. Chất lượng đội ngũ giảng viên trong đào tạo giọng Colorature Soprano chất lượng cao Đào tạo SV, học viên chất lượng cao, người thầy chuyên ngành đóng vai trò rất quan trọng mang tính quyết định kết quả của quá trình đào tạo. Để nâng cao năng lực của GV dạy TN đáp ứng đòi hỏi trong đào tạo giọng Colorature Soprano CLC cần chú trọng những yếu tố sau đây. 3.1.1. Năng lực chuyên môn Ngoài những kiến thức cơ bản về kỹ thuật TN đáp ứng yêu cầu đào tạo ca sĩ với mục tiêu chung đặt ra trong chương trình đào tạo thanh nhạc hiện nay, với SV, học viên đào tạo CLC người thầy phải có kiến thức chuyên môn giỏi, có thành tích trong đào tạo, là những GV dạy lâu năm, am hiểu sâu và tường tận hơn những kỹ thuật ở mức độ cao nhằm hướng dẫn người học giải quyết được những vấn đề phức tạp trong các tác phẩm dành cho giọng Colorature Soprano. Để đáp ứng yêu cầu cao như phân tích trên đây thì GV, đặc biệt ở những người trẻ cần không ngừng học tập, rèn luyện như: Tham gia lớp học ngắn hạn, giao lưu học tập chuyên gia nước ngoài; Nghe, học, nghiên cứu nhiều tác phẩm kinh điển dành cho giọng Soprano Colorature; Nghiên cứu sách chuyên ngành 3.1.2. Các năng lực bổ trợ Đào tạo SV chất lượng cao đồng nghĩa với việc người dạy luôn không ngừng học tập, trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ bao gồm: Ngoại ngữ chuyên ngành, năng lực sử dụng đàn piano cũng như hiểu biết về kiến thức âm nhạc...Người GV cần không ngừng cố gắng học tập mọi lúc, mọi nơi, kết hợp nhiều cách thức khác nhau để ngày càng nâng cao năng lực chuyên môn sâu, đáp ứng yêu cầu cao trong đào tạo. 3.1.3. Năng lực sư phạm Để đưa ra giải pháp nâng cao năng lực sư phạm đối với GV đào tạo giọng Colorature Soprano CLC, người GV cần có những năng lực sư phạm sau: Năng lực xác định giọng hát của SV để có sự nhìn nhận, phát hiện khả năng của người học trước khi hướng tới đào tạo đỉnh cao; Năng lực lựa chọn nội dung dạy học để có thể lựa chọn chính xác nội dung giảng dạy sao cho người học được phát triển tốt nhất. Đặc biệt, cần ứng dụng phương pháp dạy học tích cực phát huy tính chủ động, tư duy sáng tạo của người học. 3.1.4. Năng lực nghiên cứu khoa học Trong giảng dạy giọng Colorature Soprano CLC, để mang tới hiệu quả cao, người GV nên nghiên cứu đặc điểm của loại giọng này, những kỹ thuật phù hợp để phát triển giọng hát, dạy bằng phương pháp, phương tiện nào... Thông qua nghiên cứu các công trình chuyên khảo, qua khảo sát tìm hiểu thực trạng đào tạo, tìm hiểu nguyên nhân... người dạy sẽ đề ra phương hướng giải quyết vấn đề. Tóm lại, để đào tạo CLC, hướng tới đào tạo tài năng đỉnh cao thì việc bồi dưỡng năng lực của GV về mọi mặt là yếu tố cần được coi trọng hàng đầu. Không ai khác, người GV nên hiểu tầm quan trọng của việc này để không chỉ dừng lại ở một, hai năng lực mà là sự tổng hòa của nhiều năng lực với nhau, như vậy mới đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong đào tạo. 3.2. Những yêu cầu về năng lực của sinh viên trong đào tạo giọng Colorature Soprano chất lượng cao Trong đào tạo giọng Colorature Soprano CLC, năng lực của SV thường phải thể hiện rõ sự vượt trội sau đây. 3.2.1. Về năng lực chuyên môn Đòi hỏi đối với SV giọng Colorature Soprano trong đào tạo CLC ngoài kỹ thuật TN cơ bản cần nắm vững là sự phát triển để hoàn thiện nhiều mặt của giọng hát, từ các tiêu chí về âm vực, âm sắc đặc trưng cho tới nhạc cảm tốt, biết thể hiện năng lực biểu diễn, giọng hát có nội lực và người hát phải có thể lực tốt... Ngoài ra, SV cũng phải đạt được yêu cầu cao trong cách xử lý, biểu cảm và biểu diễn tác phẩm... 3.2.2. Về năng lực các môn bổ trợ Học tập nghiêm túc để nắm vững kiến thức âm nhạc tổng hợp. Vấn đề này cần được GV nghiêm khắc và thường xuyên nhắc nhở người học. Học phát âm tiếng Ý, Đức, Nga, Pháp. Không học cách phát âm các ngôn ngữ này sẽ rất khó trưởng thành về mặt chuyên môn cũng như khó hội nhập quốc tế thành công. 3.2.3. Về năng lực xử lý tác phẩm và biểu diễn Ngoài hoàn thiện kỹ thuật, kỹ xảo ca hát, SV giọng Colorature Soprano CLC cần nghiên cứu kỹ nội dung tác phẩm, đặc biệt các tác phẩm nước ngoài, trau dồi hiểu biết về lịch sử, văn hóa để có thể hóa thân vào nhân vật dễ dàng hơn... Tham gia các lớp học về nhảy múa cổ điển, giải phóng hình thể, dạy về cách biểu cảm... giúp người học phát huy năng lực xử lý và biểu diễn tác phẩm. 3.2.4. Về năng lực tự học Để phát huy năng lực tự học cho SV, học viên giọng Colorature Soprano

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctom_tat_luan_an_dao_tao_giong_soprano_viet_nam_chat_luong_ca.doc
Tài liệu liên quan