Tóm tắt Luận án Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

NƯỚC NGOÀI Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM

Mục tiêu của chương 2 là nhằm hệ thống hoá những vấn đề lý luận và

thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở VKTTĐ. Để đạt được mục tiêu

này, chương 2 đề cập tới những vấn đề sau:

2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐẦU

TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM

2.1.1. Khái niệm, hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng

kinh tế trọng điểm

2.1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài vùng kinh tế trọng điểm

* Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài

Từ những khái niệm, cách phân biệt và cách hiểu về FDI nêu trên, ở

phạm vi luận án này có thể hiểu một cách khái quát về FDI như sau: Đầu

tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn bằng tiền

hay tài sản khác vào nước nhận đầu tư để trực tiếp quản lý, điều hành

hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận.

* Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm

FDI ở VKTTĐ là hoạt động đầu tư của nhà ĐTNN vào VKTTĐ của

nước khác, đáp ứng yêu cầu của quy hoạch, định hướng phát triển vùng đó

và có tác động tích cực đến sự phát triển của không chỉ đối với VKTTĐ,

mà còn tác động lan tỏa đến các vùng khác trong cả hiện tại và tương lai.

pdf27 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m nguyên nhân của những hạn chế đó trong hoạt động FDI để làm căn cứ cho việc hoạch định chiến lược nhằm đẩy mạnh FDI ở VKTTĐMT là rất cần thiết. - Đề xuất những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh FDI ở VKTTĐMT trong thời gian tới là hết sức cần thiết và chưa được nhiều người nghiên cứu. 6 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM Mục tiêu của chương 2 là nhằm hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở VKTTĐ. Để đạt được mục tiêu này, chương 2 đề cập tới những vấn đề sau: 2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM 2.1.1. Khái niệm, hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm 2.1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài vùng kinh tế trọng điểm * Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài Từ những khái niệm, cách phân biệt và cách hiểu về FDI nêu trên, ở phạm vi luận án này có thể hiểu một cách khái quát về FDI như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn bằng tiền hay tài sản khác vào nước nhận đầu tư để trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận. * Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm FDI ở VKTTĐ là hoạt động đầu tư của nhà ĐTNN vào VKTTĐ của nước khác, đáp ứng yêu cầu của quy hoạch, định hướng phát triển vùng đó và có tác động tích cực đến sự phát triển của không chỉ đối với VKTTĐ, mà còn tác động lan tỏa đến các vùng khác trong cả hiện tại và tương lai. 2.1.1.2. Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài vùng kinh tế trọng điểm Thứ nhất, phân loại từ góc nhìn của nhà đầu tư, FDI có thể được phân ra thành hai loại cơ bản: FDI theo chiều ngang và đầu FDI theo chiều dọc. Thứ hai, phân loại đầu tư từ góc nhìn của nước nhận đầu tư, FDI có thể được phân ra thành ba loại cơ bản: FDI thay thế nhập khẩu, FDI hướng về xuất khẩu và đầu tư theo thoả thuận của chính phủ. Thứ ba, phân theo loại hình tổ chức đầu tư, FDI có thể được phân thành: DN 100% vốn nước ngoài, DN liên doanh, Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), Hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT, Đầu tư thông 7 qua công ty mẹ và con, Hình thức chi nhánh công ty nước ngoài. 2.1.2. Đặc điểm và yêu cầu đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm 2.1.2.1. Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm * Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài Thứ nhất, FDI gắn liền với việc di chuyển tiền và tài sản giữa các quốc gia Thứ hai, FDI được thực hiện dưới nhiều hình thức Thứ ba, quyền quản lý DN phụ thuộc vào mức độ góp vốn của chủ đầu tư Thứ tư, FDI chủ yếu là hoạt động đầu tư tư nhân với mục tiêu là lợi nhuận Thứ năm, FDI chủ yếu do các TNCs thực hiện Thứ sáu, FDI là đầu tư từ nước ngoài vào trong nước và từ trong nước ra nước ngoài. * Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm FDI ở VKTTĐ không chỉ mang đầy đủ những đặc điểm của FDI thông thường nêu trên mà còn có một số đặc điểm riêng sau: Thứ nhất, FDI ở VKTTĐ mang tính chủ quan của nước tiếp nhận đầu tư nói chung và VKTTĐ nói riêng. Thứ hai, FDI ở VKTTĐ bao hàm mục tiêu khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao động và KH-CN) ở VKTTĐ. Thứ ba, FDI ở VKTTĐ luôn hướng tới sự phát triển mang tính bền vững. Thứ tư, FDI ở VKTTĐ hướng đến việc chú trọng chất lượng hơn số lượng dự án FDI. Thứ năm, FDI ở VKTTĐ đảm bảo việc xem xét và đánh giá các dự án FDI không chỉ dừng lại ở giai đoạn cấp phép mà còn ở giai đoạn sau cấp phép. Thứ sáu, FDI ở VKTTĐ luôn thể hiện sự tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau giữa nhà ĐTNN và VKTTĐ. 8 2.1.2.2. Yêu cầu đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm Một là, FDI ở VKTTĐ cần thiết dựa vào sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Hai là, FDI ở VKTTĐ phải có tác động lan tỏa đến các vùng kinh tế khác. Ba là, FDI ở VKTTĐ phải phát huy được tiềm năng, lợi thế của bản thân VKTTĐ. Bốn là, FDI ở VKTTĐ phải đảm bảo sự hài hòa về lợi ích theo hướng cùng có lợi giữa nhà ĐTNN và VKTTĐ. Năm là, FDI ở VKTTĐ không phải là hoạt động tự thân mà cần phải có định hướng dẫn dắt của Nhà nước; ý thức chấp hành pháp luật của các DN FDI; sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư và các tổ chức xã hội. 2.2. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM 2.2.1. Tác động tích cực 2.2.1.1. FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bổ sung nguồn vốn phát triển KT-XH 2.2.1.2. FDI thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH 2.2.1.3. FDI góp phần phát triển công nghệ, kỹ thuật, phương thức quản lý tiên tiến 2.2.1.4. FDI góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 2.2.1.5. FDI góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước và cân đối vĩ mô 2.2.1.6. FDI thúc đẩy nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế 2.2.2. Tác động tiêu cực 2.2.1.1. Mất cân đối trong đầu tư và dễ lệ thuộc vào kinh tế nước khác 2.2.1.2. Lợi dụng biện pháp chuyển giá để trốn thuế gây thiệt hại cho ngân sách, doanh nghiệp và người tiêu dùng 9 2.2.1.3. Tác động tiêu cực đến một số vấn đề xã hội 2.2.1.4. Nguy cơ trở thành bãi thải công nghệ 2.2.1.5. Tác động đến môi trường sinh thái 2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM 2.3.1. Cơ chế, chính sách của Nhà nước về thu hút, quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.3.2. Điều kiện tự nhiên vùng kinh tế trọng điểm 2.3.3. Nguồn nhân lực vùng kinh tế trọng điểm 2.3.4. Kết cấu hạ tầng vùng kinh tế trọng điểm 2.3.5. Trình độ phát triển Khoa học - Công nghệ vùng kinh tế trọng điểm 2.4. KINH NGHIỆM VỀ ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ BÀI HỌC CHO VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG 2.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc Một là, mở rộng địa bàn thu hút FDI. Hai là, xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư. Ba là, ban hành các chính sách ưu đãi thuế tích cực. 2.4.2. Kinh nghiệm của Thái Lan Một là, thường xuyên cải thiện môi trường pháp lý cho các hoạt động đầu tư. Hai là, luôn quan tâm đến việc giảm thuế, ưu đãi tài chính tiền tệ. Ba là, tập trung nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Bốn là, thực hiện chính sách khuyến khích ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với các dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Năm là, phát triển mạnh lĩnh vực công nghiệp. 2.4.3. Kinh nghiệm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Một là, tăng tỷ lệ giải ngân và nghiêm túc trong hậu kiểm với dự án FDI. Hai là, nói không với bệnh thành tích. Ba là, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. 10 Bốn là, nhân lực là chìa khóa ổn định tâm lý nhà ĐTNN. Năm là, tạo chất xúc tác từ chất lượng hạ tầng. Sáu là, chú trọng thu hút các dự án FDI có chất lượng. 2.4.4. Bài học kinh nghiệm đối với VKTTĐMT Trên cơ sở kinh nghiệm của một số quốc gia châu Á và VKTTĐ phía Nam về đẩy mạnh FDI, có thể rút ra những bài học để VKTTĐMT tham khảo như sau: Thứ nhất, cải thiện môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động đầu tư. Thứ hai, ban hành chính sách ưu đãi thuế tích cực đối với các nhà ĐTNN. Thứ ba, công khai các quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế. Thứ tư, phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại. Thứ năm, phát triển công nghiệp hỗ trợ. Thứ sáu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thứ bảy, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư để thu hút FDI. Chương 3 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG Mục tiêu của chương 3 là phân tích, đánh giá thực trạng FDI ở VKTTĐMT. Qua đó chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân hạn chế nhằm luận chứng tính cần thiết và tìm ra các giải pháp đẩy mạnh FDI ở VKTTĐMT. Chương 3 tập trung giải quyết các nội dung sau: 3.1. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG 3.1.1. Khái quát sự hình thành và phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Ngày 13 tháng 8 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg về Phương hướng chủ yếu phát triển KT-XH VKTTĐMT đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 thực hiện đối với 5 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Ngày 13/10/2014, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 11 1874/2014/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH VKTTĐMT đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Vùng được thành lập nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh, từng bước trở thành vùng phát triển năng động của cả nước. 3.1.2. Thuận lợi và khó khăn đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 3.1.2.1.Thuận lợi - Vị trí địa lý thuận lợi đã tạo điều kiện cho VKTTĐMT mở rộng giao lưu kinh tế, tạo lực hấp dẫn để thu hút vốn FDI. - VKTTĐMT có nguồn khoáng sản khá phong phú và đa dạng. Đây là điều kiện thuận lợi để các nhà ĐTNN xây dựng các DN khai thác và chế biến. - Biển VKTTĐMT là vùng biển đẹp nhất của Việt Nam. Vùng có nhiều di sản văn hóa, di tích lịch sử cách mạng và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. - Ngành du lịch của vùng đã đạt được những thành tựu quan trọng và đang trở thành ngành chủ lực, có khả năng cạnh tranh khá. - Kinh tế của vùng ngày càng được cải thiện, từ 2005 - 2013, toàn vùng có tốc độ tăng trưởng trung bình là 13,2%, đây là tỷ lệ khá cao và ổn định. - Cơ cấu kinh tế vùng đang chuyển dịch tích cực, phát triển được các ngành công nghiệp chủ lực như lọc hóa dầu, năng lượng, lắp ráp ô tô... - VKTTĐMT hình thành nhiều KKT. Đây là điều kiện thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ và là cú hích cho việc “bùng nổ” các dự án FDI. - Thu nhập bình quân đầu người của vùng có sự cải thiện đáng kể. - Nhân dân trong vùng có truyền thống cách mạng, cần cù, hiếu học. Nguồn lao động ở vùng dồi dào, một bộ phận có trình độ tay nghề cao. - Đại học Đà Nẵng và Huế đang trở thành cơ sở đào tạo đa ngành, trung tâm nghiên cứu khoa học phục vụ cho sự phát triển KT-XH của VKTTĐMT. 3.1.2.2. Khó khăn - Địa hình và khí hậu tương đối khắc nghiệt làm không ít nhà ĐTNN phải băn khoăn, e ngại. 12 - Sức mua vẫn còn thấp, thị trường nhỏ hẹp, nên các nhà ĐTNN thường có tâm lý thích đầu tư ở VKTTĐ Bắc bộ và VKTTĐ phía Nam hơn. - Nguồn ngân sách của các địa phương trong vùng còn rất hạn hẹp, có địa phương hàng năm ngân sách Trung ương còn phải hỗ trợ thêm. - Kết cấu hạ tầng xã hội ở vùng hầu như còn lạc hậu. - Phần lớn lao động của các địa phương tham gia dự án FDI hoặc là chưa qua đào tạo, hoặc là đã được đào tạo nhưng không đủ các kỹ năng cần thiết 3.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG GIAI ĐOẠN 2005- 2013 3.2.1. Tình hình hoạt động của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 3.2.1.1. Quy mô khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài * Về số dự án FDI, tính đến ngày 31/12/2013, toàn vùng có 535 dự án với số vốn đầu tư đăng ký là 16,4 tỷ USD, chiếm 65,9% về số dự án và 71,2% về tổng vốn đăng kí của cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên. * Về số lượng doanh nghiệp FDI, các DN FDI ở vùng tăng đều qua các năm, nếu năm 2005 có 73 DN hoạt động, đến năm 2010 có 148 DN, thì đến năm 2013, có 239 DN * Về quy mô vốn của các DN FDI, số DN FDI ở VKTTĐMT năm 2013 là 239 DN. Nếu phân theo quy mô vốn thì số DN FDI có vốn từ 1 đến dưới 10 tỷ đồng là có số lượng lớn nhất với 65 DN, chiếm 27,2% số DN. Ít DN hoạt động nhất là DN với quy mô vốn từ 200 đến dưới 500 tỷ đồng có 10 DN, chiếm 4,2%. * Về quy mô lao động của các DN FDI, trong 239 DN FDI đang hoạt động ở VKTTĐMT thì chiếm số lượng nhiều nhất nếu xét theo quy mô lao động là DN từ 50 đến 199 lao động, có tới 75 DN, chiếm 31,4% trong tổng số DN. Chiếm số lượng ít nhất là số DN 300 đến 499, có 11 DN, chiếm 4,6%. * Quy mô về doanh thu, nếu năm 2005, doanh thu các DN FDI là 4.463,8 tỷ đồng; năm 2010 là 19.160,3 tỷ đồng (tăng 329,2% so với 2005) thì đến 2013 tăng lên 40.535,8 tỷ đồng (tăng 808,1% so với 2005). 13 3.2.1.2. Cơ cấu FDI * Về cơ cấu vốn FDI, Năm 2013 hiện có 187 DN 100%, chiếm 78,2% số DN; 52 DN liên doanh chiếm 21,8%, không có hợp đồng hợp tác kinh doanh. * Về cơ cấu ngành đầu tư, Đến hết năm 2013, các dự án FDI thuộc ngành công nghiệp - xây dựng có 254 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 6969,06 triệu USD, chiếm 47,48% số dự án; dịch vụ - du lịch có 263 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 9378,32 triệu USD, chiếm 49,16% số dự án; nông lâm - thủy sản là 18 dự án với vốn đầu tư là 120 triệu USD, chiếm 3,36% số dự án. * Về cơ cấu đối tác đầu tư, Giai đoạn 2005 - 2013, đa số đối tác chủ yếu vẫn đến từ các nước Châu Á, như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc ..., một số đến từ Châu Âu, Châu Úc, Châu Mỹ. 3.2.1.3. Trình độ công nghệ Hiện nay, các DN FDI đang hoạt động ở VKTTĐMT thì trình độ công nghệ cũng mới chỉ dừng lại ở mức trung bình hoặc tiên tiến. Một số DN vẫn đang sử dụng công nghệ ở mức thấp như một số DN dệt may, dày da, sản xuất đồ chơi, vàng mã, đèn cầy của Đài Loan, Hồng Kông 3.2.1.4. Nguồn nhân lực Số lượng lao động làm việc trong các DN FDI ở VKTTĐMT ngày một tăng thêm, năm sau cao hơn năm trước. Nếu như năm 2005 là 28.995 lao động; năm 2010 là 65.161; năm 2011 là 75.444; thì đến năm 2013 con số này là 94.264 lao động. Bên cạnh số lượng lao động hàng năm tăng thêm thì chất lượng lao động làm việc trong các DN FDI cũng được cải thiện đáng kể. 3.2.1.5. Hiệu quả hoạt động của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài Đến hết năm 2013, doanh thu của các DN FDI đạt 40.535 tỷ đồng, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2012. Kim ngạch xuất khẩu của các DN FDI ngày càng tăng. Nếu năm 2005 là 214,6 triệu USD, đến năm 2010 là 483,7 triệu USD thì đến năm 2013 là 671,4 triệu USD. Luỹ kế đến nay, số lao động có việc làm trong các DN FDI là 94.264 người, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2012. Hoạt động SX-KD của các DN FDI những năm 14 qua đã không ngừng phát triển, cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành và nội bộ ngành được thay đổi căn bản. 3.2.2. Thực trạng tác động của đầu tư trực tiếp nước đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 3.2.2.1. Tác động tích cực FDI đã có những đóng góp tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH ở VKTTĐMT. Điều này được thể hiện: Một là, FDI góp phần tăng vốn đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng và phát triển thì việc tăng nguồn vốn đầu tư là một nhu cầu cấp bách. Trong thời gian qua, vốn FDI giữ một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của VKTTĐMT. Từ năm 2005 đến nay, vốn FDI đầu tư vào VKTTĐMT tăng lên đều đặn, nếu năm 2005 là 2.286 tỷ đồng, đến năm 2010 là 5.701 tỷ đồng thì đến năm 2013 đã là 6.442 tỷ đồng. Hai là, FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu thu hút vốn FDI vào VKTTĐMT theo chiều hướng ngày càng phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của vùng. Đến năm 2013, ngành công nghiệp - xây dựng có 254 dự án và chiếm 42,32% tổng số vốn đầu tư, trong khi ngành dịch vụ - du lịch có 263 dự án, chiếm tới 56,95% tổng vốn đầu tư. Nông lâm - thủy sản có 18 dự án, chỉ chiếm 0,73%. Ba là, FDI góp phần nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu. FDI đã thực sự trở thành yếu tố có vai trò tích cực trong thúc đẩy ngành công nghiệp của vùng phát triển. Năm 2005, khu vực FDI đóng góp hơn 4.470 tỷ đồng vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng, chiếm 7,8%; năm 2010, tăng lên là 18.651 tỷ đồng, chiếm 11,4%; đến năm 2013 đạt được 305.307 tỷ đồng, chiếm 11,3%. Các DN FDI đã có nhiều đóng góp vào giá trị xuất khẩu của toàn vùng. Nếu năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của các DN FDI là 214,6 triệu USD, đến năm 2010 là 483,7 triệu USD, thì đến năm 2013 là 671,7 triệu USD. Bốn là, FDI góp phần nâng cao trình độ công nghệ của VKTTĐMT 15 Thông qua FDI, VKTTĐMT đã thu hút nhiều công nghệ mới, tiên tiến, sản xuất ra các sản phẩm mới mà trước đây ở nước ta chưa có. Chẳng hạn: Về sản xuất các linh kiện điện tử có Công ty Toàn Cầu, Công ty Việt Hoa, công ty Việt Hồng, công ty TTTI. Về lĩnh vực lắp ráp ô tô, xe máy, máy nông cụ có JRD-Việt Nam, Daeryang Việt Nam, Jangdong, công ty LD Tanda. Năm là, FDI đã góp phần tạo việc làm và thu nhập cho người lao động Qua các năm hoạt động, các DN FDI đã góp phần tạo ra việc làm ngày càng tăng cho người lao động. Lũy kế đến năm 2005, các DN FDI đã giải quyết việc làm cho 28.995 lao động, đến năm 2010 là 65.161 lao động thì đến năm 2013 đã tăng lên 94.264 lao động. Thu nhập của người lao động trong các DN FDI tăng đều qua các năm. Nếu năm 2005, thu nhập của người lao động mới đạt 482,8 tỷ đồng, chiếm 12,2% tổng thu nhập; năm 2010 là 2.008,6 tỷ đồng, chiếm 12,3%; thì đến năm 2013 đã tăng lên đến 4.665,1 tỷ đồng, chiếm 16,1%. Sáu là, FDI đóng góp nguồn thu cho ngân sách Đóng góp của các DN FDI vào thu ngân sách nhà nước trên địa bàn vùng ngày càng tăng. Nếu năm 2005, đóng góp của các DN FDI vào ngân sách Nhà nước là 762,5 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4,76%; đến năm 2010 là 2.177,5 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4,14%; thì đến năm 2013 đã đạt 2.959,6 tỷ đồng với tỷ lệ 3,53%. 3.2.2.2. Tác động tiêu cực Bên cạnh những tác động tích cực, FDI cũng đã gây ra một số tác động tiêu cực đối với sự phát triển KT-XH ở VKTTĐMT. Một là, vấn đề chuyển giá và hạch toán lỗ của một số doanh nghiệp FDI Ở VKTTĐMT, bên cạnh các DN FDI chấp hành tốt chính sách, pháp luật và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển KT-XH của vùng, còn có nhiều DN cố tình thực hiện hành vi chuyển giá. Đó là tình trạng nâng giá hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào cao, hạ giá xuất khẩu xuống thấp để từ đó báo lỗ hoặc giảm lợi nhuận trên sổ sách nhằm trốn nộp thuế của một số DN FDI tại VKTTĐMT. Hai là, FDI tạo sự cạnh tranh không bình đẳng với một số DN trong nước 16 Những DN FDI có ưu thế về vốn, trình độ công nghệ và quản lý sản xuất đã gây sức ép cạnh tranh đối với hoạt động SX-KD của những DN trong nước. Nhiều trường hợp, hàng hóa và dịch vụ của nó lấn át, dẫn đến DN trong nước mất dần thị trường, dễ lâm vào tình trạng phá sản. Ba là, một số dự án FDI trong lĩnh vựcsản xuất đã gây ô nhiễm môi trường Hoạt động FDI chủ yếu được tiến hành trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Chất thải trong lĩnh vực này có nhiều thành phần độc hại, nếu không được xử lý và kiểm soát chặt chẽ sẽ gây ô nhiễm môi trường và chi phí xã hội hiện tại cũng như trong tương lai sẽ vô cùng lớn, làm giảm khả năng đạt tới mục tiêu phát triển bền vững. Bốn là, FDI tạo nên một số vấn đề XH phức tạp, đặc biệt là vấn đề lao động Trong VKTTĐMT thì vẫn còn nhiều DN FDI, nhất là các DN sử dụng nhiều lao động vi phạm các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, một số chủ DN FDI đã đối xử bất công, xúc phạm nhân phẩm đối với người lao động, làm phát sinh những mâu thuẫn, hành động phản kháng của công nhân như xô xát, đình công, lãn công, ảnh hưởng xấu đến sản xuất và quan hệ giữa nhà đầu tư và tập thể lao động trong DN. 3.2.3. Tình hình thực hiện các biện pháp thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 3.2.3.1. Một số biện pháp cơ bản Một là, xây dựng quy hoạch, kế hoạch. Hai là, cải thiện môi trường đầu tư. Ba là, khuyến khích đầu tư. Bốn là, cải tiến thủ tục hành chính. Năm là, xúc tiến đầu tư. Sáu là, đổi mới quản lý nhà nước. 3.2.3.2. Thành công và hạn chế của các biện pháp 17 3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG 3.3.1. Những kết quả đạt được Thứ nhất, FDI đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thứ ba, FDI góp phần nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu. Thứ tư, FDI góp phần nâng cao trình độ công nghệ của VKTTĐMT. Thứ năm, FDI đã góp phần tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. Thứ sáu, FDI đã đóng góp nguồn thu cho ngân sách các địa phương VKTTĐMT. Thứ bảy, các DN FDI giúp người lao động trong VKTTĐMT tiếp thu kinh nghiệm quản lí, điều hành. Thứ tám, FDI đã mở rộng quy mô thị trường trong nước, thúc đẩy sự hình thành và phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực dịch vụ cũng như sản phẩm mới. 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 3.3.2.1. Hạn chế Có thể khẳng định, hoạt động của khu vực FDI ở VKTTĐMT đã đạt được những kết quả nhất định, đóng góp đáng kể vào sự phát triển KT-XH nhưng cũng đang bộc lộ những hạn chế: Thứ nhất, đóng góp của FDI vào tăng trưởng kinh tế ở VKTTĐMT còn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của vùng. Thứ hai, cơ cấu đầu tư theo ngành của khu vực FDI còn mất cân đối, chưa phù hợp chủ trương khuyến khích và ưu đãi phát triển ngành, lĩnh vực. Thứ ba, một số DN FDI ở VKTTĐMT đã cố tình thực hiện hành vi chuyển giá, trốn thuế. Thứ tư, FDI đã tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng đối với các DN địa phương cùng sản xuất một mặt hàng. 18 Thứ năm, công nghệ sử dụng trong các DN FDI ở VKTTĐMT còn ở mức trung bình và thấp, cá biệt có trường hợp còn sử dụng công nghệ lạc hậu. Số DN FDI có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ nguồn ở Vùng còn ít. Thứ sáu, việc làm tạo ra của khu vực FDI ở VKTTĐMT còn chưa tương xứng và thiếu tính ổn định. Thứ bảy, tranh chấp lao động và đình công trong các DN FDI ở vùng có xu hướng gia tăng. Thứ tám, công tác bảo vệ môi trường chưa được các DN FDI ở VKTTĐMT quan tâm một cách thỏa đáng. 3.3.2.2. Nguyên nhân Hiệu quả hoạt động của khu vực FDI ở VKTTĐMT đến nay vẫn còn hạn chế là do một số nguyên nhân sau: Một là, hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến FDI chưa đồng bộ và thiếu nhất quán. Hai là, công tác quy hoạch của VKTTĐMT còn nhiều hạn chế, chưa thật sự hiệu quả. Ba là, công tác quản lý Nhà nước về FDI còn bất cập. Bốn là, chất lượng nguồn nhân lực của VKTTĐMT còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của các DN FDI, đặc biệt là các DN FDI muốn sử dụng công nghệ cao. Năm là, hạ tầng cơ sở thiếu đồng bộ và chưa đáp ứng nhu cầu của các dự án đầu tư ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Sáu là, sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ cho các DN FDI tại VKTTĐMT còn hạn chế. Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG Mục tiêu của chương 4 là trên cơ sở những hạn chế và nguyên nhân hạn chế mà luận án nêu ra, dựa vào dự báo những thay đổi trong thời gian tới ảnh hưởng đến FDI ở VKTTĐMT. Luận án đã nêu ra các phương 19 hướng, đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh FDI ở VKTTĐMT. 4.1. PHƯƠNG HƯỚNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG 4.1.1. Dự báo những thay đổi trong thời gian tới ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 4.1.1.1. Những thay đổi trên thế giới 4.1.1.2. Những thay đổi trong nước 4.1.1.3. Những thay đổi ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 4.1.2. Phương hướng về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020 4.1.2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020 4.1.2.2. Phương hướng về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Một là, cần đổi mới tư duy về thu hút và sử dụng vốn FDI vào VKTTĐMT theo hướng tạo thuận lợi tối đa và tự do hóa hơn nữa đối với dòng vốn này chứ không phải đưa ra các hạn chế, các điều kiện dễ quản lý hơn. Hai là, tăng cường thu hút các dự án FDI có quy mô lớn, công nghệ nguồn, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường. Ba là, điều chỉnh cơ cấu và nâng cao hiệu quả đầu tư FDI, khuyến khích đầu tư vào các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, các ngành công nghiệp hỗ trợ, sử dụng công nghệ sạch. Bốn là, các địa phương trong VKTTĐMT cần phối hợp xây dựng chiến lược thu hút và sử dụng có hiệu quả dòng vốn FDI, lồng ghép chiến lược này vào chiến lược phát triển KT-XH của vùng và của cả nước. Năm là, cùng với việc thu hút dòng vốn FDI từ các nước truyền thống, cần định hướng thu hút vốn FDI từ những nước có công nghệ nguồn như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản vào VKTTĐMT. Sáu là, các DN trong vùng cần tận dụng những lợi ích lan tỏa từ việc thu hút đầu tư của các TNCs và các tập đoàn kinh tế lớn, bằng cách xây dựng chiến lược phát triển để từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. 20 Bảy là, hướng dòng vốn FDI trong vùng vào các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Tám là, phối kết hợp một cách chặt chẽ và nhịp nhàng hơn giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch của Chính phủ với các tổ chức của địa phương trong vùng. 4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2020 4.2.1. Nhóm giải pháp từ phía Nhà nước trung ương 4.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài * Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài - Tiến hành rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về FDI để nó thật sự hấp dẫn, thông thoáng, rõ ràng, ổn định và mang tính cạnh tranh. - Tiếp tục c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftt_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_o_vung_kinh_te_trong_diem_mien_trung_3965_1917158.pdf
Tài liệu liên quan