Tóm tắt Luận án Đổi mới chương trình giáo dục thể chất trong đào tạo sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 theo hướng nâng cao năng lực nghề nghiệp

Nhu cầu đổi mới chƣơng trình Giáo dục Thể chất thuộc khối

kiến thức nghiệp vụ trong đào tạo sinh viên chuyên ngành Giáo dục

Mầm non

Kết quả 2 lần khảo sát đối với GVMN, cán bộ quản lý các nhà trường

Mầm non và SV chuyên ngành GDMN về nhu cầu đổi mới chương trình

GDTC thuộc khối kiến thức nghiệp vụ trong đào tạo GVMN được trình

bày tại bảng 3.21, 3.22 và 3.23 trong luận án đều có tính < bảng với sự

khác biệt không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P > 0,05 cho phép có nhận

xét sau: Cả ba đối tượng đều thống nhất về nhu cầu đổi mới đối với

chương trình GDTC thuộc khối kiến thức nghiệp vụ trong đào tạo SV

chuyên ngành GDMN.

Thống nhất đánh giá: Kiến thức và kỹ năng triển khai hoạt động

GDTC là điều kiện cần thiết cấu thành năng lực hoạt động nghề nghiệp của

GVMN; là loại hình năng lực cần được đào tạo và đào tạo có hiệu quả cho

SV chuyên ngành GDMN ngay trong quá trình học tập tại các nhà trường

Sư phạm. Đổi mới GDTC theo hướng đào tạo nghề đối với SV chuyên

ngành GDMN là nhu cầu có tính cấp thiết của thực tiễn, là một trong

những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả GDTC

trong các nhà trường Mầm non nói chung và trong đào tạo GV chuyên

ngành Mầm non nói riêng.

Bàn luận về thực trạng Giáo dục Thể chất trong đào tạo

giáo viên Mầm non

Tiểu kết phần đánh giá thực trạng

Đại đa số GV chưa đáp ứng yêu cầu về kiến thức và kỹ năng thực

hiện chương trình GDTC cho trẻ. Những hạn chế đó đã trực tiếp làm giảm

hiệu quả hoạt động nghề nghiệp của chính GV và hiệu quả giáo dục trẻ.

GDTC trong đào tạo SV chuyên ngành GDMN của các nhà trường

Sư phạm nói chung và của trường ĐHSP Hà Nội 2 nói riêng gồm 2 loại

hình: GDTC thuộc khối kiến thức chung, nhằm trực tiếp phát triển thể lực

cho SV; GDTC thuộc khối kiến thức nghiệp vụ, nhằm trang bị cho SV

năng lực triển khai hoạt động GDTC cho trẻ Mầm non.

Giữa 2 môn học hoàn toàn độc lập về mục tiêu và nội dung trong quá

trình đào tạo; kết quả và hiệu quả đào tạo của cả 2 loại hình GDTC chưa đạt

yêu cầu trong thực tiễn đào tạo của nhà trường sư phạm.

Đổi mới chương trình GDTC theo định hướng nghề nghiệp trong đào

tạo GVMN là nhu cầu cấp thiết của thực tiễn giáo dục.14

Kết quả nghiên cứu thực trạng là cơ sở thực tiễn quan trọng để tiến

hành hoạt động đổi mới chương trình GDTC trong đào tạo chuyên ngành

GDMN của trường ĐHSP Hà Nội 2.

pdf27 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đổi mới chương trình giáo dục thể chất trong đào tạo sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 theo hướng nâng cao năng lực nghề nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i vận động, trò chơi dân gian để giải quyết nhiệm vụ GDTC. 3.1.2. Thực trạng năng lực triển khai hoạt động Giáo dục Thể chất cho trẻ Mầm non của giáo viên Mầm non Năng lực triển khai các hoạt động GDTC cho trẻ của GVMN được đánh giá thông qua thực trạng về: Kiến thức và kỹ năng vận dụng phương pháp GDTC; Kiến thức và kỹ năng vận dụng các nguyên tắc về phương pháp trong GDTC; Kiến thức và kỹ năng lập kế hoạch và xây dựng tiến trình GDTC; Kiến thức và kỹ năng lựa chọn bài tập để thực hiện nội dung GDTC của GVMN. 3.1.3. Thực trạng Giáo dục Thể chất trong đào tạo sinh viên chuyên ngành Giáo dục Mầm non của trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 7 3.1.3.1. Khái quát chương trình đào tạo giáo viên Mầm non trong các trường đại học Sư phạm Khối kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ có sự đa dạng về nội dung và lĩnh vực chuyên môn; mỗi học phần, SV có trung bình 2 tín chỉ để lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng. Đó là một khó khăn không nhỏ đối với GV và nhà trường để đào tạo có hiệu quả năng lực nghề nghiệp cho SV. GDTC trong đào tạo SV chuyên ngành GDMN được cấu trúc thành 2 môn học: GDTC thuộc khối kiến thức chung nhằm phát triển thể chất cho SV trong quá trình đào tạo; phương pháp GDTC cho trẻ Mầm non thuộc khối kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ nhằm trang bị cho SV năng lực thực hành chương trình GDTC trong các cơ sở GDMN. 3.1.3.2. Thực trạng Giáo dục Thể chất theo chương trình thuộc khối kiến thức chung Thực trạng về tính tích cực của SV trong học tập môn học GDTC thuộc khối kiến thức chung Kết quả khảo sát về tính tích cực trong học tập môn học GDTC (vào thời điểm SV kết thúc môn học) được trình bày tại bảng 3.9 trong luận án có tính 0,05 cho thấy: Đại đa số SV đều nhận thức được giá trị của hoạt động thể thao đối với việc giữ gìn và nâng cao sức khỏe của bản thân; nhận thức được trách nhiệm và sự nỗ lực cần thiết trong mỗi giờ học. Số đông SV bằng lòng với điểm trung bình trong học tập môn học; chưa tích cực và thường xuyên tự rèn luyện thân thể; số đông SV chưa coi quá trình GDTC của nhà trường là cơ hội và điều kiện để vận động thân thể, tăng cường và phát triển thể lực của bản thân. Thực trạng về kết quả học tập của SV trong học tập môn học GDTC thuộc khối kiến thức chung Thống kê kết quả học tập môn học GDTC thuộc khối kiến thức chung được trình bày tại bảng 3.10. Bảng 3.10. Kết quả học tập môn học GDTC thuộc khối kiến thức chung của SV K37 và K38 chuyên ngành GDMN (n = 326) T T Khóa Kết quả học tập (điểm) Từ 9 đến 10 Từ 8 đến cận 9 Từ 7 đến cận 8 Từ 6 đến cận 7 Từ 5 đến cận 6 Điểm dƣới 5 n % n % n % n % n % n % 1 K37 (n = 147) 0 0 0 0 7 4,8 43 29,2 37 25,2 60 40,8 2 K38 (n = 179) 2 1,1 2 1,1 1 0,5 31 17,3 43 24,1 100 55,9 Cộng 2 0,6 2 0,6 8 2,5 74 22,7 80 24,5 160 49,1 8 Kết quả trình bày tại bảng 3.10 cho thấy: Chỉ có 3,7 SV đạt điểm khá và giỏi; 47,2 SV đạt điểm trung bình; còn tới 49,1 SV chưa đạt điểm trung bình trong kiểm tra lần đầu. Kết quả học tập đồng thời phản ánh nhiều yếu tố bất cập trong GDTC: SV chưa tích cực trong học tập môn học GDTC thuộc khối kiến thức chung, cho dù kết quả học tập môn học là điều kiện để xét tốt nghiệp; chương trình và tổ chức đào tạo đã được triển khai theo hướng cho SV tự chọn nội dung và thời gian học, song chưa thu hút đáng kể sự quan tâm và đầu tư của SV. Số lượng SV có điểm môn học dưới trung bình chiếm tỷ lệ cao đã phản ánh sự hạn chế về tính tích cực và thái độ trách nhiệm của SV trong quá trình thực hiện chương trình GDTC chung. Thực trạng thể lực của SV chuyên ngành GDMN trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 Thực trạng thể lực ban đầu của SV năm thứ nhất. Để đánh giá hiệu quả GDTC nội khóa đối với sự phát triển thể lực của SV chuyên ngành GDMN, quá trình nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra thể lực ban đầu của 326 SV năm thứ nhất K37 và K38 chuyên ngành GDMN trường ĐHSP Hà Nội 2 vào thời điểm nhập học, kết quả kiểm tra được trình bày tại bảng 3.11. Bảng 3.11. Thực trạng thể lực ban đầu của SV K37 và K38 chuyên ngành GDMN trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 (n = 326) TT Test K37 (n = 147) K38 (n = 179)   1 Chiều cao đứng (cm) 157.01 3.28 158.27 6.03 2 Cân nặng (kg) 47.23 3.23 47.91 4.46 3 Nằm ngửa gập bụn (lần/30s) 15.99 2.53 15.36 1.73 4 Bật xa tại chỗ (cm) 157.32 5.74 157.74 8.15 5 Chạy 30M XPC (s) 6.28 1.69 6.41 0.82 6 Chạy tùy sức 5 phút (m) 870.07 40.87 872.87 37.89 Xếp loại thể lực ban đầu của SV năm thứ nhất theo tiêu chuẩn đánh giá của Bộ GD&ĐT. Từ kết quả đánh giá thể lực ban đầu, quá trình nghiên cứu đã xếp loại trình độ thể lực của SV chuyên ngành GDMN trường ĐHSP Hà Nội 2 theo tiêu chuẩn đánh giá của Bộ GD&ĐT. Kết quả xếp loại được trình bày tại bảng 3.12. X X 9 Bảng 3.12. Xếp loại thể lực ban đầu của SV năm thứ nhất K37, K38 chuyên ngành GDMN trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 theo tiêu chuẩn đánh giá của Bộ GD&ĐT (n = 326) TT Test Loại tốt Loại đạt Loại không đạt n % n % n % I K37 (n = 147) 1 Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) 1 0.68 60 40.82 86 58.5 2 Bật xa tại chỗ (cm) 0 0 112 76.19 35 23.81 3 Chạy 30M XPC (s) 7 4.76 101 68.71 39 26.53 4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 0 0 50 34.01 97 65.99 5 Tỷ lệ trung bình chung 2 1.36 81 55.1 64 43.54 II K38 (n = 179) 1 Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) 0 0 91 50.84 88 49.16 2 Bật xa tại chỗ (cm) 3 1.68 138 77.09 38 21.23 3 Chạy 30M XPC (s) 2 1.12 121 67.6 56 31.28 4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 2 1.12 69 38.55 108 60.34 5 Tỷ lệ trung bình chung 2 1.12 105 58.66 72 40.22 Kết quả trình bày tại bảng 3.12 cho phép nhận xét như sau: Xếp loại thể lực ban đầu của SV năm thứ nhất theo tiêu chuẩn đánh giá của Bộ GD&ĐT: Từ kết quả đánh giá thể lực ban đầu tại bảng 3.11 trong luận án, quá trình nghiên cứu đã xếp loại trình độ thể lực của SV chuyên ngành GDMN trường ĐHSP Hà Nội 2 theo tiêu chuẩn đánh giá của Bộ GD&ĐT. Kết quả xếp loại được trình bày tại bảng 3.12 trong luận án cho phép nhận xét: Ở cả hai khóa K37 và K38, số lượng SV có trình độ thể lực đạt loại tốt (ở từng chỉ tiêu) theo tiêu chuẩn đánh giá của Bộ GD&ĐT chỉ chiếm từ 0 đến 4,76 . Có từ 34,01 đến 77,09 SV thuộc loại đạt ở từng chỉ tiêu và còn từ 21,23 đến 65,99 SV có trình độ thể lực thuộc loại không đạt từ 1 đến 4 chỉ tiêu. Kết quả đánh giá cho thấy trách nhiệm GDTC của nhà trường đối với đa số SV chuyên ngành GDMN mới trúng tuyển còn rất nặng nề, cần phải có biện pháp thích hợp để khắc phục. Thực trạng trình độ thể lực của SV sau một năm học tập môn GDTC thuộc khối kiến thức chung: Đánh giá sự phát triển thể lực của SV chuyên ngành GDMN trường ĐHSP Hà Nội 2 sau một năm học tập môn GDTC được trình bày tại bảng 3.13. 10 Bảng 3.13. Đánh giá sự phát triển thể lực của SV K37 và K38 chuyên ngành GDMN trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 sau một năm tập luyện (n = 326) TT Test Thể lực ban đầu Thể lực sau 1 năm t P   I K37 (n = 147) 1 Chiều cao đứng (cm) 157.01 3.28 157.35 3.05 0.92 >0.05 2 Cân nặng (kg) 47.23 3.23 48.27 31.16 0.4 >0.05 3 Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) 15.99 2.53 16.02 1.95 0.11 >0.05 4 Bật xa tại chỗ (cm) 157.32 5.74 157.73 5.85 0.61 >0.05 5 Chạy 30M XPC (s) 6.28 1.69 6.22 0.52 0.41 >0.05 6 Chạy tùy sức 5 phút (m) 870.07 40.87 880.15 42.75 2.07 <0.05 II K38 (n = 179) 1 Chiều cao đứng (cm) 158.27 6.03 158.58 3.35 0.6 >0.05 2 Cân nặng (kg) 47.91 4.46 47.51 3.96 0.9 >0.05 3 Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) 15.36 1.73 15.65 1.67 1.61 >0.05 4 Bật xa tại chỗ (cm) 157.74 8.15 159.23 6.15 1.95 >0.05 5 Chạy 30M XPC (s) 6.41 0.82 6.35 0.41 0.88 >0.05 6 Chạy tùy sức 5 phút (m) 872.87 37.89 880.78 36.12 2.02 <0.05 Đánh giá sự phát triển thể lực của SV sau một năm học tập so với thể lực ban đầu được trình bày tại bảng 3.13 cho phép có nhận xét sau: Chiều cao và cân nặng của SV sau một năm không có sự khác biệt đáng kể ở ngưỡng xác suất p > 0,05. Sau một năm học tập, chỉ tiêu nằm ngửa gập bụng, bật xa tại chỗ và chạy 30m XPC của SV K37 và K38 tuy đã có sự tăng trưởng so với kết quả kiểm tra thể lực ban đầu, song không có sự khác biệt đáng kể ở ngưỡng xác suất p > 0,05. Ở chỉ tiêu chạy tùy sức 5 phút, SV cả hai khóa đều có sự tăng trưởng đáng kể so với kết quả kiểm tra ban đầu với ngưỡng xác suất p < 0,05. Thực trạng trình độ thể lực của SV sau hai năm học tập môn GDTC thuộc khối kiến thức chung Đánh giá sự phát triển thể lực của SV chuyên ngành GDMN trường ĐHSP Hà Nội 2 sau hai năm học tập môn GDTC được trình bày tại bảng 3.14. X X 11 Bảng 3.14. Đánh giá sự phát triển thể lực của SV K37 và K38 chuyên ngành GDMN trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 sau hai năm tập luyện (n = 326) TT Test Thể lực ban đầu Thể lực sau 2 năm t P W   I K37 (n = 147) 1 Chiều cao đứng (cm) 157.01 3.28 158.06 4.77 2.2 <0.05 0.17 2 Cân nặng (kg) 47.23 3.23 48.12 31.14 0.34 >0.05 0.47 3 Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) 15.99 2.53 17.18 6.23 2.15 <0.05 1.79 4 Bật xa tại chỗ (cm) 157.32 5.74 159.46 9.35 2.36 <0.05 0.34 5 Chạy 30M XPC (s) 6.28 1.69 6.18 0.46 0.69 >0.05 0.4 6 Chạy tùy sức 5 phút (m) 870.07 40.87 881.23 39.95 2.37 <0.05 0.32 II K38 (n = 179) 1 Chiều cao đứng (cm) 158.27 6.03 159.01 3.22 1.45 >0.05 0.12 2 Cân nặng (kg) 47.91 4.46 47.28 3.39 1.5 >0.05 0.33 3 Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) 15.36 1.73 16.12 4.39 2.15 <0.05 1.21 4 Bật xa tại chỗ (cm) 157.74 8.15 160.14 13.56 2.03 <0.05 0.38 5 Chạy 30M XPC (s) 6.41 0.82 6.26 0.4 2.2 <0.05 0.59 6 Chạy tùy sức 5 phút (m) 872.87 37.89 885.26 59.67 2.35 <0.05 0.35 Đánh giá sự phát triển thể lực của SV sau hai năm học tập so với thể lực ban đầu được trình bày tại bảng 3.14 cho phép có nhận xét sau: Đối với SV K37, ở các tiêu chí về chiều cao, nằm ngửa gập bụng, bật xa tại chỗ và chạy tùy sức 5 phút đều có sự tăng trưởng với sự khác biệt ở ngưỡng xác suất P < 0,05; các chỉ số về cân nặng và chạy 30m XPC không có sự khác biệt. Đối với SV K38, các chỉ tiêu về hình thái không có sự khác biệt sau 2 năm học tập môn GDTC; 100 các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực đều có sự khác biệt ở ngưỡng xác suất P < 0,05. Mức độ phát triển thể lực của SV sau 2 năm tập luyện còn tương đối khiêm tốn, một mặt phản ánh sự tương đồng với kết quả học tập môn học còn nhiều hạn chế (tại bảng 3.10 trong luận án), mặt khác đã phản ánh sự bất cập và thiếu hiệu quả của chương trình GDTC hiện hành đối với SV chuyên ngành GDMN. 3.1.3.3. Thực trạng Giáo dục Thể chất thuộc khối kiến thức nghiệp vụ Thực trạng về tính tích cực của SV trong học tập môn GDTC thuộc khối kiến thức nghiệp vụ Kết quả 2 lần khảo sát tự đánh giá của SV về tính tích cực trong học tập môn học GDTC thuộc khối kiến thức nghiệp vụ tại bảng 3.18 trong luận án có tính < bảng với sự khác biệt không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P > 0,05 cho phép có nhận xét sau: Một tỷ lệ đáng kể SV ý thức được trách nhiệm học tập môn học vì tương lai nghề nghiệp; tích cực trong học tập và hoàn thành nhiệm vụ giao về nhà. X X 12 Thực sự coi quá trình GDTC thuộc khối kiến thức nghiệp vụ là điều kiện để trang bị năng lực hoạt động nghề nghiệp trong tương lai. Sự nỗ lực đáng kể trong học tập của SV được chứng minh bằng kết quả học tập vượt trội so với quá trình học tập môn GDTC thuộc khối kiến thức chung. Tính nghề đã có tác dụng kích thích đáng kể nhận thức và trách nhiệm của SV đối với môn học; là một trong những điều kiện để đổi mới phương thức đào tạo, đặc biệt đối với các môn thuộc khối kiến thức chung. Thực trạng về kết quả học tập của SV: Được trình bày tại bảng 3.19 Bảng 3.19. Kết quả học tập môn học GDTC thuộc khối kiến thức nghiệp vụ của SV K37 và K38 chuyên ngành GDMN trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 (n = 326) TT Khoá Kết quả học tập (điểm) Từ 9 đến 10 Từ 8 đến cận 9 Từ 7 đến cận 8 Từ 6 đến cận 7 Từ 5 đến cận 6 Điểm dƣới 5 n % n % n % n % n % n % 1 K37 (n = 147) 9 6,1 33 22,4 53 36,1 31 21,1 9 6,1 12 8,2 2 K38 (n = 179) 1 0,5 47 26,2 59 33,1 27 15,1 12 6,7 33 18,4 3 Cộng 10 3,1 80 24,5 112 34,4 58 17,8 21 6,4 45 13,8 Thống kê kết quả học tập môn GDTC thuộc khối kiến thức nghiệp vụ của SV K37 và K38 được trình bày tại bảng 3.19 cho phép có nhận xét sau: Điểm giỏi có 3,1 SV; điểm khá có 58,9 ; điểm trung bình có 24,2 SV; điểm dưới trung bình có 13,8 SV. So sánh với kết quả học tập môn GDTC thuộc khối kiến thức chung, kết quả học tập của SV có sự tăng trưởng đáng kể về tỷ lệ các loại điểm khá giỏi; tỷ lệ điểm dưới trung bình được giảm thiểu chỉ còn 13,8 so với 49,1 đối với môn học GDTC thuộc khối kiến thức chung. Sự khác biệt về kết quả học tập môn GDTC thuộc khối kiến thức chung và kiến thức nghiệp vụ của SV cho thấy sức thu hút và hiệu quả của tính nghề trong chương trình môn học. Thực trạng về năng lực thực hành chƣơng trình GDTC cho trẻ Mầm non của SV trong quá trình thực tập sƣ phạm Kết quả 2 lần khảo sát tự đánh giá của SV về năng lực thực hành chương trình GDTC cho trẻ Mầm non của SV trong quá trình thực tập sư phạm tại bảng 3.20 trong luận án có tính < bảng với sự khác biệt không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P > 0,05 cho phép có nhận xét sau: Thực tiễn hoạt động nghề nghiệp qua quá trình thực tập sư phạm cho thấy SV còn những hạn chế đáng kể về năng lực triển khai hoạt động GDTC cho trẻ Mầm non; SV chưa có những hiểu biết cần thiết và cụ thể về phương pháp và cách thức tổ chức hoạt động GDTC trong GDMN. 13 Kiến thức và kỹ năng SV được trang bị thông qua chương trình môn học chưa mang tính thực tiễn, chưa mang tính đào tạo nghề, chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn GDTC ở trường Mầm non. Những thiếu sót của nội dung chương trình và quá trình tổ chức đào tạo là cơ sở để tiến hành các hoạt động đổi mới trong GDTC theo hướng nâng cao năng lực nghề nghiệp cho SV chuyên ngành GDMN. 3.1.4. Nhu cầu đổi mới chƣơng trình Giáo dục Thể chất thuộc khối kiến thức nghiệp vụ trong đào tạo sinh viên chuyên ngành Giáo dục Mầm non Kết quả 2 lần khảo sát đối với GVMN, cán bộ quản lý các nhà trường Mầm non và SV chuyên ngành GDMN về nhu cầu đổi mới chương trình GDTC thuộc khối kiến thức nghiệp vụ trong đào tạo GVMN được trình bày tại bảng 3.21, 3.22 và 3.23 trong luận án đều có tính < bảng với sự khác biệt không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P > 0,05 cho phép có nhận xét sau: Cả ba đối tượng đều thống nhất về nhu cầu đổi mới đối với chương trình GDTC thuộc khối kiến thức nghiệp vụ trong đào tạo SV chuyên ngành GDMN. Thống nhất đánh giá: Kiến thức và kỹ năng triển khai hoạt động GDTC là điều kiện cần thiết cấu thành năng lực hoạt động nghề nghiệp của GVMN; là loại hình năng lực cần được đào tạo và đào tạo có hiệu quả cho SV chuyên ngành GDMN ngay trong quá trình học tập tại các nhà trường Sư phạm. Đổi mới GDTC theo hướng đào tạo nghề đối với SV chuyên ngành GDMN là nhu cầu có tính cấp thiết của thực tiễn, là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả GDTC trong các nhà trường Mầm non nói chung và trong đào tạo GV chuyên ngành Mầm non nói riêng. 3.1.5. Bàn luận về thực trạng Giáo dục Thể chất trong đào tạo giáo viên Mầm non Tiểu kết phần đánh giá thực trạng Đại đa số GV chưa đáp ứng yêu cầu về kiến thức và kỹ năng thực hiện chương trình GDTC cho trẻ. Những hạn chế đó đã trực tiếp làm giảm hiệu quả hoạt động nghề nghiệp của chính GV và hiệu quả giáo dục trẻ. GDTC trong đào tạo SV chuyên ngành GDMN của các nhà trường Sư phạm nói chung và của trường ĐHSP Hà Nội 2 nói riêng gồm 2 loại hình: GDTC thuộc khối kiến thức chung, nhằm trực tiếp phát triển thể lực cho SV; GDTC thuộc khối kiến thức nghiệp vụ, nhằm trang bị cho SV năng lực triển khai hoạt động GDTC cho trẻ Mầm non. Giữa 2 môn học hoàn toàn độc lập về mục tiêu và nội dung trong quá trình đào tạo; kết quả và hiệu quả đào tạo của cả 2 loại hình GDTC chưa đạt yêu cầu trong thực tiễn đào tạo của nhà trường sư phạm. Đổi mới chương trình GDTC theo định hướng nghề nghiệp trong đào tạo GVMN là nhu cầu cấp thiết của thực tiễn giáo dục. 14 Kết quả nghiên cứu thực trạng là cơ sở thực tiễn quan trọng để tiến hành hoạt động đổi mới chương trình GDTC trong đào tạo chuyên ngành GDMN của trường ĐHSP Hà Nội 2. 3.2. ĐỔI MỚI CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG ĐÀO TẠO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON THEO HƢỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP 3.2.1. Căn cứ và định hƣớng đổi mới chƣơng trình 3.2.1.1. Căn cứ tiến hành đổi mới chương trình: Căn cứ vào tính pháp lý và căn cứ vào thực tiễn để tiến hành đổi mới chương trình. 3.2.1.2. Định hướng đổi mới chương trình: Định hướng chung, định hướng sản phẩm đầu ra của chương trình, định hướng đổi mới mục tiêu, định hướng đổi mới nội dung, đổi mới tổ chức thực hiện chương trình và đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá. 3.2.2. Xác định nguyên tắc đổi mới chƣơng trình: Đảm bảo tính pháp lý, đảm bảo tính mục tiêu, đảm bảo tính thực tiễn, đảm bảo tính khả thi, đảm bảo tính hiệu quả. 3.2.3. Đổi mới chƣơng trình Giáo dục Thể chất trong đào tạo sinh viên chuyên ngành Giáo dục Mầm non theo hƣớng nâng cao năng lực nghề nghiệp: Đổi mới mục tiêu chương trình; Đổi mới nội dung chương trình; Đổi mới tổ chức thực hiện chương trình; Đổi mới yêu cầu kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV. 3.2.4. Chƣơng trình môn học Giáo dục Thể chất theo định hƣớng nghề nghiệp dành cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục Mầm non trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 3.2.4.1. Chương trình môn học Giáo dục Thể chất theo định hướng nghề nghiệp Chƣơng trình gồm: Mục tiêu đào tạo; Khối lượng về kiến thức và kỹ năng toàn khoá đào tạo cho SV hệ chính qui, gồm 5 tín chỉ với 120 tiết (98 tiết bắt buộc, 22 tiết tự chọn) học trong 4 học kỳ đầu tiên của SV mỗi khoá; Qui trình đào tạo và kiểm tra đánh giá; Cấu trúc nội dung chương trình; Khung chương trình môn học dành cho SV chuyên ngành GDMN trường ĐHSP Hà Nội 2. Chƣơng trình chi tiết: Được trình bày tại phụ lục số 9. 3.2.4.2. Thẩm định và đánh giá chương trình Kết quả thẩm định chƣơng trình của hội đồng thẩm định trƣờng ĐHSP Hà Nội 2: Kết quả thẩm định được trình bày tại phụ lục 10. Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá chƣơng trình trƣớc thực nghiệm: Kết quả 2 lần khảo sát ý kiến đánh giá về chương trình GDTC theo định hướng nghề nghiệp được trình bày từ bảng 3.28 đến 3.31 trong luận án đều có tính < bảng với sự khác biệt không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P > 0,05 cho thấy: Đa số các đối tượng được khảo sát đều thống nhất với nội dung đổi 15 mới của chương trình; chương trình đã phản ánh được định hướng đào tạo năng lực nghề nghiệp cho SV, phù hợp với yêu cầu về chất lượng đầu ra của quá trình đào tạo. Tích hợp 2 chương trình GDTC cho phép đồng thời phát huy hiệu quả của mỗi chương trình. Đủ điều kiện để đưa chương trình vào thực nghiệm trong thực tiễn đào tạo SV chuyên ngành GDMN. 3.2.5. Tổ chức thực nghiệm đánh giá hiệu quả chƣơng trình đổi mới trong thực tiễn đào tạo giáo viên Mầm non của trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 3.2.5.1. Lựa chọn cơ sở thực nghiệm và đối tượng thực nghiệm Cơ sở đƣợc lựa chọn tiến hành thực nghiệm: Khoa GDTC trường ĐHSP Hà Nội 2; Khoa GDMN trường ĐHSP Hà Nội 2. Đối tƣợng thực nghiệm: SV K39 chuyên ngành GDMN (197 SV) hệ Đại học chính quy niên khóa 2013 – 2017 của trường ĐHSP Hà Nội 2. 3.2.5.2. Xác định nội dung thực nghiệm: Thực nghiệm giảng dạy chương trình GDTC theo định hướng nghề nghiệp trong thực tiễn đào tạo SV K39 chuyên ngành GDMN. 3.2.5.3. Kế hoạch thực nghiệm Năm học 2013 - 2014 và 2014 – 2015: Tổ chức dạy và học theo chương trình đổi mới; Năm học 2015 – 2016: Đánh giá năng lực triển khai hoạt động GDTC cho trẻ Mầm non của SV thông qua thực tập lần 1; Năm học 2016 – 2017: Đánh giá năng lực triển khai hoạt động GDTC cho trẻ Mầm non của SV thông qua thực tập lần 2. Tiến trình thực nghiệm: gồm120 tiết từ học kỳ 1 đến học kỳ 4 của 2 năm học 2013 - 2014 và 2014 – 2015, mỗi học kỳ (học phần) là 30 tiết. Lựa chọn giảng viên triển khai thực nghiệm: 8 giảng viên khoa GDTC trường ĐHSP Hà Nội 2 giảng dạy theo chương trình thực nghiệm. 3.2.5.4. Nội dung và tiêu chí đánh giá chương trình đổi mới thông qua thực nghiệm: Được trình bày chi tiết trong luận án. 3.2.6. Kết quả thực nghiệm chƣơng trình đổi mới 3.2.6.1. Kết quả học tập của sinh viên Tổng hợp kết quả học tập môn GDTC theo định hướng nghề nghiệp của SV lớp thực nghiệm K39 thông qua điểm trung bình chung của 4 học phần (đã làm tròn số một lần), với các hình thức và nội dung kiểm tra trong mỗi học phần như sau: Các hình thức kiểm tra đánh giá: Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra kết thúc học phần. Nội dung kiểm tra đánh giá: Lý luận (gồm: Lý luận chung, lý luận về phương pháp, bài tập thể thao và nghiệp vụ sư phạm); kỹ năng thực hành các bài tập thể thao; kỹ năng thực hành phương pháp GDTC và tổ chức giờ học. Kết quả học tập môn học của SV được trình bày tại bảng 3.32. 16 Bảng 3.32. Thống kê kết quả học tập theo chƣơng trình đổi mới của SV lớp thực nghiệm K39 (n = 197) TT Lớp Kết quả học tập (điểm) Từ 9 đến 10 Từ 8 đến cận 9 Từ 7 đến cận 8 Từ 6 đến cận 7 Từ 5 đến cận 6 Điểm dƣới 5 n % n % n % n % n % n % 1 K39 A (n = 50) 2 4,0 15 30 24 48 5 10 3 6,0 1 2,0 2 39 B (n = 48) 1 2,08 12 25 23 47,9 7 14,6 3 6,25 2 4,17 3 K39 C (n = 49) 5 10,2 18 36,73 12 24,48 9 18,37 3 6,12 2 4.1 4 K39 D (n = 50) 4 8,0 15 30 12 24 9 18 6 12 4 8,0 5 Tổng n = 197 (100%) 12 6,1 60 30,4 71 36,1 30 15,2 15 7,6 9 4,6 Kết quả tại bảng 3.32 cho thấy: Có 72,6 SV có điểm trung bình chung môn học đạt điểm khá và giỏi; có 22,8 SV đạt điểm trung bình; 4,6 có điểm dưới trung bình ở lần kiểm tra thứ nhất. Kết quả học tập của SV theo chương trình đổi mới đã phản ánh được hiệu quả của chương trình trong thực tiễn đào tạo, tuy nhiên để làm sáng tỏ hơn nữa sự tăng trưởng về kết quả học tập của SV lớp thực nghiệm, quá trình nghiên cứu đã tiến hành: So sánh kết quả học tập của SV lớp thực nghiệm K39 theo chương trình đổi mới với kết quả học tập môn GDTC thuộc khối kiến thức chung của SV K37 và K38. Kết quả trình bày tại bảng 3.33. Bảng 3.33. So sánh kết quả học tập của lớp thực nghiệm K39 với kết quả học tập môn GDTC thuộc khối kiến thức chung của SV K37, K38 TT Mức điểm Khóa K37 (n = 147) K38 (n = 179) K39 (n = 197) n % n % n % 1 Từ 9 -10 0 0 2 1.12 12 6.09 2 Từ 8 đến cận 9 0 0 2 1.12 60 30.46 3 Từ 7 đến cận 8 7 4.76 1 0.56 71 36.04 4 Từ 6 đến cận 7 43 29.25 31 17.32 30 15.23 5 Từ 5 đến cận 6 37 25.17 43 24.02 15 7.61 6 Dưới 5 60 40.82 100 55.87 9 4.57 17 So sánh kết quả học tập của SV lớp thực nghiệm K39 theo chương trình đổi mới với kết quả học tập môn GDTC thuộc khối kiến thức nghiệp vụ của SV K37 và K38. Kết quả được trình bày tại bảng 3.34. Bảng 3.34. So sánh kết quả học tập của lớp thực nghiệm K39 với kết quả học tập môn GDTC thuộc khối kiến thức nghiệp vụ của K37 và K38 T T Mức điểm Khóa K37 (n = 147) K38 (n = 179) K39 (n = 197) n % n % n % 1 Từ 9 -10 9 6.12 1 0.56 12 6.09 2 Từ 8 đến cận 9 33 22.45 47 26.26 60 30.46 3 Từ 7 đến cận 8 53 36.05 59 32.96 71 36.04 4 Từ 6 đến cận 7 31 21.09 27 15.08 30 15.23 5 Từ 5 đến cận 6 9 6.12 12 6.7 15 7.61 6 Dưới 5 12 8.16 33 18.44 9 4.57 Kết quả tại bảng 3.33, bảng 3.34: Đổi mới chương trình GDTC theo hướng kết hợp đào năng lực nghề nghiệp cho SV chuyên ngành GDMN đã tạo ra sự tăng trưởng vượt bậc về kết quả học tập của SV lớp thực nghiệm so với kết quả học tập môn GDTC thuộc khối kiến thức chung của SV K37 và K38; với tỷ lệ 72 điểm khá và giỏi của SV K39 so với 4,7 của SV K37 và K38 cho thấy sự khác biệt lớn về mức tăng trưởng điểm khá và giỏi, giảm thiểu số lượng điểm trung bình và dưới trung bình của SV lớp thực nghiệm. Sự tương đồng về tỷ lệ điểm khá và giỏi trong kết quả học tập môn GDTC thuộc khối kiến thức nghiệp vụ của SV K37 và K38 với kết quả học tập theo chương trình thực nghiệm của SV K39, đã khẳng định tính hơn hẳn về hiệu quả đào tạo của chương trình được thiết kế theo hướng tích hợp giữa GDTC chung với GDTC nghiệp vụ. 3.2.6.2. Hiệu quả của đổi mới chương trình đối với sự phát triển năng lực tự học của sinh viên Kết quả 2 lần khảo sát ý kiến đánh giá về sự phát triển năng lực tự học của SV lớp thực nghiệm trình bày tại bảng 3.35, 3.36 trong luận án đều có tính < bảng với sự khác biệt không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P > 0,05 cho thấy: Mục tiêu chương trình và tổ chức đào tạo theo hướng phát triển năng lực tự học cho SV đã tác động tích cực đến nhận thức của SV, định hướng và thúc đẩy họ chủ động tự đổi mới hoạt động học tập. Đổi mới phương thức tổ chức giờ học và các yêu cầu của chương trình đổi mới vừa là động lực, vừa là sự dẫn dắt để SV phát tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftsom_tat_luan_an_doi_moi_chuong_trinh_giao_duc_the_chat_tron.pdf
Tài liệu liên quan