Luận án Biện pháp và kiểm nghiệm các biện pháp quản lý hoạt động thực tập của học viên ở các trường sĩ quan quân đội theo định hướng phát triển năng lực - Phạm Văn Thuận

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

MỞ ĐẦU

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án

1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết

Ch¬ương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

2.1. Những vấn đề lý luận về hoạt động thực tập của học viên ở các trường sĩ quan quân đội theo định hướng phát triển năng lực

2.2. Những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động thực tập của học viên ở các trường sĩ quan quân đội theo định hướng phát triển năng lực

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực tập của học viên ở các trường sĩ quan quân đội theo định hướng phát triển năng lực

Chương 3 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

3.1. Khái quát tình hình giáo dục và đào tạo ở các trường sĩ quan quân đội

3.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu thực trạng

3.3. Thực trạng hoạt động thực tập của học viên ở các trường sĩ quan quân đội theo định hướng phát triển năng lực

3.4. Thực trạng quản lý hoạt động thực tập của học viên ở các trường sĩ quan quân đội theo định hướng phát triển năng lực

3.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực tập của học viên ở các trường sĩ quan quân đội theo định hướng phát triển năng lực

3.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động thực tập của học viên các trường sĩ quan quân đội theo định hướng phát triển năng lực

Chương 4 BIỆN PHÁP VÀ KIỂM NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

4.1. Hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động thực tập của học viên ở các trường sĩ quan quân đội theo định hướng phát triển năng lực

4.2. Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

4.3. Thử nghiệm

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

doc230 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Biện pháp và kiểm nghiệm các biện pháp quản lý hoạt động thực tập của học viên ở các trường sĩ quan quân đội theo định hướng phát triển năng lực - Phạm Văn Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc CBQL, GV; CBĐV; học viên đánh giá cao lần lượt là 2.09 và 2.06, có độ lệch là 0.03. Tương tự ở năng lực (6) cũng được CBQL, GV; CBĐV và học viên đánh giá cao lần lượt là 2.13 và 2.08 và đứng thứ 1. Ở năng lực (4) và (7) giữa CBQL, GV; CBĐV và học viên đánh giá không thống nhất với nhau, ở năng lực (4) học viên đánh giá cao hơn CBQL, GV; CBĐV và ngược lại ở năng lực (7) CBQL, GV; CBĐV đánh giá cao hơn học viên, tuy nhiên độ lệch không lớn ở mức chấp nhận được. Điểm trung bình trong đánh giá của CBQL, GV; CBĐV và học viên lần lượt là: 1.97 và 1.91 chênh lệch 0.06, áp dụng công thức Spearman thì = 0.96. Điều đó, cho thấy có sự đồng thuận cao giữa đánh giá của 2 nhóm đối tượng. Đối với năng lực phương pháp, có 5 năng lực cụ thể được khảo sát thì cả 5 năng lực đều được CBQL, GV; CBĐV đánh giá cao hơn học viên, tuy nhiên kết quả đánh giá năng lực phương pháp của cả 2 nhóm khách thể trên đều thấp hơn so với năng lực chuyên môn. Nhìn vào kết quả thu được cho thấy sự chênh lệch và điểm trung bình của 2 nhóm khách thể trên từng năng lực thì sự chênh lệch chỉ dao động ở mức 0.06 đến 0.12, áp dụng công thức Spearman thì = 0.9. Điều đó, cho thấy có sự đồng thuận cao giữa đánh giá của 2 nhóm khách thể, chứng tỏ việc bồi dưỡng, rèn luyện năng lực phương pháp theo định hướng PTNL ở các TSQQĐ hiện nay chưa được quan tâm chú trọng. Đối với năng lực xã hội, có 3 năng lực cụ thể được đánh giá, cả 3 năng lực đều được các nhóm khách thể CBQL, GV; CBĐV đánh giá cao hơn học viên và độ lệch cũng tương đối cao ở năng lực (13) là 0.24, năng lực (14) là 0.20 và năng (15) là 0.10. Lý giải điều này đồng chí NVA trường Sĩ quan Chính trị cho rằng: Việc tự đánh giá về năng lực bản thân của học viên chưa được tiến hành thường xuyên, cho nên các em thường do dự, thiếu tự tin đối với sự đánh giá của mình dẫn đến kết quả đánh giá thường thấp hơn CBQL, GV; CBĐV. Đối với năng lực cá nhân, có 3 năng lực được đánh giá, nhìn chung kết quả đánh giá của cả 2 nhóm đối khách thể đều cao hơn so với năng lực phương pháp và năng lực xã hội. Trong đó năng lực (16) đều được CBQL, GV; CBĐV và học viên đánh giá cao nhất với là 2.03 điểm đối với CBQL, GV; CBĐV và đối với học viên là 2.0 điểm. Tương tự ở năng lực (17) cũng được CBQL, GV; CBĐV và học viên đánh giá cao với là 1.97 đối với CBQL, GV; CBĐV và 1.99 đối với học viên. Ở năng lực (18) tỷ lệ đánh giá với là 2.01 đối với CBQL, GV; CBĐV và 1.97 đối với học viên. Sử dụng công thức Spearman để tính hệ số tương quan thứ bậc, kết quả cho thấy: Năng lực chuyên môn = 0.96; năng lực phương pháp = 0.9; năng lực xã hội = 0.5; năng lực cá nhân r = 0.5, như vậy giữa 2 mức độ đánh giá có tính tương quan thuận và chặt chẽ. Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ đánh giá mức độ đạt mức “Trung bình” ở tất cả các năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá nhân của các nhóm khách thể là tương đối đồng đều và thống nhất. Kết quả trên, phù hợp với thực tiễn HĐTT của các TSQQĐ hiện nay. Nhưng, điều mấu chốt ở đây là phải làm rõ được mâu thuẫn tại sao kết quả thực tập của học viên thường cao hơn kết quả khảo sát thực tế, phải chăng trong đánh giá kết quả HĐTT của học viên còn có những vấn đề bất cập cần phải giải quyết một cách thấu đáo, triệt để của các lực lượng có liên quan. Có thể nói, các TSQQĐ đều quan tâm đến công tác giảng dạy và bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ và tạo điều kiện để cho học viên thực hành, thực tập để củng cố, bổ sung, hoàn thiện năng lực cho học viên đáp ứng yêu cầu thực hiện chức trách, nhiệm vụ theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Những mâu thuẫn, bất cập trên phải chăng bắt nguồn từ việc bố trí, sắp xếp nội dung, chương trình còn chưa sát với thực tiễn nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, công tác tại đơn vị cơ sở; quá trình dạy học chưa phát huy được vị trí trung tâm và định hướng PTNL cho người học. Mặt khác, việc bồi dưỡng phát triển năng lực chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện phẩm chất đạo đức lối sống của người sĩ quan theo định hướng chuẩn năng lực cũng chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. 3.3.4. Phương thức tổ chức thực tập Để xác định phương thức thực tập tối ưu, hiệu quả, luận án đưa ra 3 phương thức thực tập cơ bản và tiến hành khảo sát các đối tượng, kết quả được ghi nhận ở [Bảng 3.4]. Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả khảo sát về hiệu quả của các phương thức tổ chức hoạt động thực tập Phương thức HĐTT CBQL, GV; CBĐV Học viên 3 2 1 TB 3 2 1 TB 1) Hoạt động thực tập tốt nghiệp cuối khóa 1 đợt, sau khi đã kết thúc các học phần, môn học. 90 135 45 2.17 2 180 185 151 2.06 3 2) Hoạt động thực tập tốt nghiệp cuối khóa chia làm 2 đợt: Đợt 1 được tiến hành vào đầu năm học thứ 3; đợt 2 được tiến hành vào cuối năm học thứ 4. 97 145 28 2.26 1 185 268 63 2.24 1 3) Hoạt động thực tập tại trường, học viên vừa học ở trường vừa thực tập tại đơn vị cơ sở. 75 98 97 1.92 3 170 216 130 2.08 2 2.12 2.13 Kết quả khảo sát ở [bảng 3.4] cho thấy, phương thức thực tập chia làm 2 đợt: Đợt 1 vào đầu năm học thứ 3, đợt 2 vào cuối năm học thứ 4 (đối với TSQ Chính trị năm học thứ 4 và thứ 5) được lựa chọn là phương thức thực tập đem lại hiệu quả cao nhất được CBQL, GV; CBĐV và học viên đánh giá lần lượt là 2.26 và 2.24 độ lệch 0.02. Để tìm hiểu tương quan giữa 2 mức độ đánh giá của CBQL, GV; CBĐV và học viên, tác giả sử dụng công thức Spearmam để tính hệ số tương quan thứ bậc, kết quả tính được r = 0.5. Qua trao đổi, phỏng vấn đa phần các đối tượng đều cho rằng: Hiện nay các TSQQĐ chỉ tổ chức cho học viên thực tập 1 đợt khoảng 8 - 12 tuần vào cuối năm học thứ 4, thời gian như thế là chưa đủ, vì sau khi đi thực tập về học viên phải ôn thi tốt nghiệp và ra trường ngay, nên không còn thời gian để rút kinh nghiệm, bổ sung, hoàn thiện những kiến thức đã được quan sát, lĩnh hội từ thực tế trong thời gian học tập tại trường. Vì vậy, nếu tổ chức thực tập làm 2 đợt sẽ giúp học viên vừa được trải nghiệm qua 2 mùa huấn luyện (huấn luyện chiến sĩ mới vào đợt tháng 3 và huấn luyện chiến cũ vào đợt tháng 9 hàng năm). Đồng thời, sau khi đi thực tập đợt 1 về học viên có điều kiện để trau dồi, bổ sung kiến thức đã được quan sát học tập tại đơn vị thực tập trong quá trình đào tạo tại trường để chuẩn bị tốt hơn cho thực tập đợt 2 và ôn thi tốt nghiệp ra trường. Phương thức thực tập tốt nghiệp cuối khóa 1 đợt là phương thức thực tập truyền thống mà hiện nay các TSQQĐ đang áp dụng, phương thức này dễ làm, thuận lợi cho công tác tổ chức và không gây ảnh hưởng tới việc xắp xếp bố trí nội dung, chương trình đào tạo. Tuy nhiên, phương thức thực tập này lại không được các đối tượng khảo sát đánh giá cao với là 2.17 đối với CBQL, GV; CBĐV và 2.06 học viên đánh giá, độ lệch là 0.11. Phương thức thực tập học viên vừa học vừa làm đều được các đối tượng khảo giá đánh giá thấp hơn so với 2 phương thức thực tập trên với là 1.92 đối với CBQL, GV; CBĐV và 2.08 đối với học viên. Lý giải điều này, Đ/c NVB cán bộ Cục Nhà trường/BTTM cho rằng: “Khoảng thời gian các TSQQĐ tổ chức HĐTT theo kế hoạch chung thống nhất của Bộ và thường diễn ra vào thời điểm tháng 3, đợt tổ chức lễ ra quân huấn luyện chiến sĩ mới; mặt khác các đơn vị cơ sở nơi học viên thực tập đóng quân ở vùng sâu, vùng xa nên không có điều kiện để tổ chức cho học viên vừa học, vừa thực tập được”. 3.3.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động thực tập Khảo sát 786 khách thể gồm (270 CBQL, GV; CBĐV và 516 học viên) về hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả HĐTT, kết quả khảo sát được thể hiện trong [Bảng 3.5]. Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả HĐTT Nội dung CBQL, GV; CBĐV Học viên 3 2 1 TB 3 2 1 TB Thực hiện các yêu cầu trong kiểm tra, đánh giá Bảo đảm tính khách quan trung thực 45 145 80 1.87 1 65 281 170 1.80 1 Bảo đảm tính khoa học hợp lý 40 150 80 1.85 2 60 277 179 1.77 3 Bảo đảm tính công khai, minh bạch 39 149 82 1.84 3 70 260 186 1.78 2 1.85 1.78 Mức độ thực hiện kiểm tra, đánh giá các nội dung HĐTT Thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực chuyên môn 37 147 86 1.82 4 68 282 166 1.81 4 Thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực phương pháp 40 148 82 1.84 3 75 277 164 1.83 3 Thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực xã hội 39 159 72 1.88 2 76 298 142 1.87 1 Thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực cá nhân 45 158 67 1.92 1 72 298 146 1.86 2 1.87 1.84 Mức độ phản ánh của kết quả HĐTT Kết quả đánh giá bảo đảm sự chính xác 35 140 95 1.78 3 77 260 179 1.80 3 Kết quả đánh giá bảo đảm sự công bằng 43 145 82 1.86 2 77 309 130 1.90 1 Kết quả đánh giá phản ánh đúng trình độ học viên 47 144 79 1.88 1 75 298 143 1.87 2 1.84 1.86 Kết quả cho thấy, việc đánh giá của các khách thể là tương đối đồng đều, khoảng cách điểm trung bình giữa các đối tượng khảo sát không quá xa nhau. Ở nội dung thực hiện các yêu cầu trong đánh giá được CBQL, GV; CBĐV và học viên đánh giá lần lượt là 1.85 và 1.78, độ lệch 0,07. Ở nội dung mức độ thực hiện kiểm tra, đánh giá được CBQL, GV; CBĐV đánh giá có sự chênh lệch nhỏ hơn, cụ thể lần lượt là 1.87 và 1.84 độ lệch 0.03. Ở nội dung mức độ phản ánh của kết quả thực tập được CBQL, GV; CBĐV và học viên đánh giá ít chênh lệch nhất với lần lượt là 1.84 và 1.86 độ lệch là 0.02. Tiến hành nghiên cứu số liệu từ báo cáo kết quả HĐTT hàng năm của một số TSQQĐ trong những năm gần đây cho thấy: Kết quả đánh giá HĐTT tốt nghiệp của học viên đều đạt trên 98% khá, giỏi, thậm chí có trường, có năm đạt 100% khá, giỏi và xuất sắc, kết quả này cao hơn thực tế rất nhiều và mâu thuẫn với kết quả phân loại tốt nghiệp ra trường (Phụ lục 10 - 14). Tổng hợp kết quả HĐTT tốt nghiệp của một số TSQQĐ giai đoạn 2015 - 2018, cho thấy: Trường Sĩ quan Lục quân 1: Có 1450 học viên tham gia thực tập tốt nghiệp, trong đó có 33/1450 học viên đạt loại xuất sắc = 2.28%; 909/1450 học viên đạt loại giỏi = 62,69%; 508/1450 học viên đạt loại khá = 35.03%. Trường Sĩ quan Chính trị: Có 1792 học viên tham gia thực tập tốt nghiệp, trong đó có 37/1792 học viên đạt loại xuất sắc = 2.00%; 660/1792 học viên đạt loại giỏi = 36.90 %; 1079/1792 học viên đạt loại khá = 60.21%; 16/1792 học viên đạt loại trung bình khá = 0.89%. Trường Sĩ quan Đặc công: Có 342 học viên tham gia thực tập tốt nghiệp, trong đó có 93/342 học viên đạt loại xuất sắc = 27.19%; 196/342 học viên đạt loại giỏi = 57.31 %; 53/342 học viên đạt loại khá = 15.5%. Như vậy, công tác kiểm tra, đánh giá kết quả HĐTT của học viên ở các TSQQĐ trong thời gian qua chưa thực sự phán ánh đúng thực chất năng lực thực hiện chức trách, nhiệm vụ của học viên trong quá trình thực hiện các nội dung HĐTT tại đơn vị cơ sở, kết quả thực tập của học viên cao hơn so với năng lực thực tế của họ. So với đánh giá của các nhà trường, sự đánh giá của cán bộ đơn vị cơ sở có phần “nương nhẹ”, hay nói cách khác là có sự quan tâm, tạo điều kiện để cho điểm học viên thực tập tại đơn vị mình cao hơn so với kết quả thực tập của họ. Qua nghiên cứu quy chế thực tập tốt nghiệp của BQP và các văn bản hướng dẫn HĐTT, chưa có tài liệu nào đề cập đến các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá các HĐTT. Tuy nhiên, qua nghiên cứu tác giả tiếp cận được một số hướng dẫn chấm điểm thực tập của học viên ở một số TSQQĐ bằng một số tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể, nhưng vẫn còn chung chung định tính, nghĩa là chưa phải là hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí; trong từng tiêu chí chưa có các mô tả về chỉ báo, minh chứng để hình thành một thang đo định lượng. Từ kết quả khảo sát và phân tích trên, có thể rút ra nhận định: Công tác kiểm tra, đánh giá HĐTT của các TSQQĐ hiện nay còn chưa khách quan, chung chung, định tính phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm cảm tính của người đánh giá. Kết quả HĐTT thường cao hơn kết quả khảo sát thực tế và kết quả học tập tại trường. Để khắc phục được những hạn chế, bất cập trên, cần xây dựng những tiêu chuẩn, tiêu chí về kiểm tra, đánh giá phù hợp với thực tiễn và xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay, đó là việc đo lường, kiểm tra, đánh giá HĐTT của học viên cần khoa học hơn, định lượng hơn, cụ thể hơn và chuẩn hóa hơn. 3.4. Thực trạng quản lý hoạt động thực tập của học viên ở các trường sĩ quan quân đội theo định hướng phát triển năng lực 3.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch và ban hành các văn bản hướng dẫn hoạt động thực tập Khảo sát 170 CBQL, GV và 100 CBĐV đánh giá về thực trạng xây dựng kế hoạch HĐTT, kết quả được thể hiện trong [Bảng 3.6]. Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả điều tra về thực trạng xây dựng kế hoạch HĐTT của CBQL, GV; CBĐV và học viên Nội dung công việc CBQL, GV CBĐV 3 2 1 TB 3 2 1 TB 1) Xây dựng mục tiêu HĐTT 41 100 29 2.07 9 11 49 40 1.71 10 2) Xây dựng nội dung HĐTT 42 101 27 2.08 8 15 48 37 1.78 9 3) Xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung HĐTT. 30 100 40 1.94 10 19 47 34 1.85 8 4) Lập kế hoạch công tác chuẩn bị HĐTT. 42 106 22 2.12 7 24 46 30 1.94 6 5) Xây dựng lịch công tác HĐTT. 45 106 19 2.15 6 22 47 31 1.91 7 6) Xây dựng quy định về nhiệm vụ của BCĐTT các TSQQĐ. 48 104 18 2.17 5 33 46 21 2.12 4 7) Xây dựng quy định về nhiệm vụ của BCĐTT các đơn vị. 50 105 15 2.21 4 28 47 25 2.03 5 8) Xây dựng quy định về nhiệm vụ của trưởng đoàn thực tập 52 105 13 2.23 3 33 51 16 2.17 3 9. Xây dựng quy định về nhiệm vụ của cán bộ hướng dẫn học viên thực tập 55 103 12 2.25 2 36 54 10 2.26 1 10. Xây dựng quy định về nhiệm vụ của học viên thực tập 58 102 10 2.28 1 34 53 13 2.21 2 2.15 2.00 Nhìn chung, ở cả hai nhóm khách thể khảo sát mức độ tương đối đồng đều, khoảng cách giữa các giá trị điểm trung bình không quá xa nhau, điểm trung bình chung của nhóm khách thể CBQL, GV là 2.15 và CBĐV là 1.94. Để tìm hiểu tương quan giữa 2 mức độ đánh giá của CBQL, GV và học viên, tác giả sử dụng công thức Spearman để tính hệ số tương quan thứ bậc. kết quả tính được = 0.92 cho thấy giữa 2 mức độ đánh giá có tính tương quan thuận và chặt chẽ nghĩa là có sự đồng thuận cao giữa đánh giá của CBQL, GV; và CBĐV. Kết quả cụ thể cho thấy, 3 nội dung công việc đầu chưa được thực hiện tốt, tỷ lệ đánh giá chưa cao. Đối với nội dung công việc: “Xây dựng mục tiêu hoạt động thực thực tập” là 2.07 đối với CBQL, GV và 1.71 đối với CBĐV; nội dung công việc: “Xây dựng nội dung hoạt động thực tập” là 2.08 đối với CBQL, GV và 1.78 đối với CBĐV; nội dung công việc: “Xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung thực tập” là 1.94 đối với CBQL, GV và 1.85 đối với CBĐV. Trong đó, xây dựng mục tiêu HĐTT và xây nội dung HĐTT là 2 nội dung công việc cốt lõi trong việc xây dựng kế hoạch HĐTT theo định hướng PTNL. Tuy nhiên, kết quả khảo sát 2 nội dung công việc trên không được cao như mong đợi, chưa đáp ứng được mục đích, yêu cầu đặt ra. Kết quả trên cũng phù hợp với kết quả khảo sát thực trạng về mục tiêu thực tập và nội dung thực tập. Điều này cho thấy, mặc dù trong những năm qua các TSQQĐ đã xây dựng được chuẩn đầu ra theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo và mục tiêu, yêu cầu các môn học nhưng thực tế trong quá trình đào tạo chưa thực sự đổi mới mạnh mẽ theo định hướng PTNL. Mặt khác, kết quả khảo sát cũng cho thấy kết quả đánh giá của nhóm CBĐV đều thấp hơn nhóm CBQL, GV ở các TSQQĐ. Điều đó chứng tỏ, việc xây dựng mục tiêu và nội dung HĐTT của các nhà trường và học viên chưa thực sự bám sát chức trách, nhiệm vụ được giao của cán bộ ở đơn vị cơ sở. Các nội dung công việc 4, 5, 6,7, 8 được đánh giá cao hơn với mức điểm trung bình của CBQL, GV ở các TSQQĐ dao động từ là 2.12 đến 2.23. Còn nhóm CBĐV có mức điểm trung bình dao động từ là 1.94 đến 2.17. Đáng chú ý là trong 5 nội dung công việc trên nhóm CBQL, GV ở các TSQQĐ đánh giá tỷ lệ trung bình dao động từ 61.17% đến 62.35%; tỷ lệ đánh giá ở mức yếu chỉ từ 7.6% đến 12.9%. Trong khi nhóm CBĐV đánh giá mức trung bình dao động từ 46% đến 51%; mức yếu từ 16 đến 30%. Điều đó cho thấy, cách đánh giá của 2 nhóm khách thể về các nội dung công việc 4,5,6,7,8 còn có sự khác nhau. Lý giải về điều này, một số đồng chí cán bộ chủ trì ở các đơn vị có học viên về thực tập cho rằng: Khâu khảo sát tình hình ở đơn vị của các TSQQĐ trước khi xây dựng kế hoạch HĐTT chưa thực sự chi tiết, cụ thể. Do đó, khi xây dựng lịch công tác, quy định về nhiệm vụ của Ban chỉ đạo HĐTT, của trưởng đoàn chưa thực sự phù hợp với yêu cầu thực tiễn đang diễn ra ở các đơn vị cơ sở. Các nội dung công việc 9, 10 được đánh giá mức độ cao nhất. Nội dung công việc “Xây dựng quy định về nhiệm vụ của cán bộ hướng dẫn học viên thực tập” là 2.25 đối với CBQL, GV và 2.26 đối với CBĐV; nội dung công việc “Xây dựng quy định về nhiệm vụ của học viên thực tập” là 2.28 đối với CBQL, GV và 2.21 đối với CBĐV. Nhìn chung, các ý kiến được khảo sát chấp nhận mức độ thực hiện các nội dung công việc này. Quá trình trao đổi với học viên thực tập, nhiều ý kiến đều có mong muốn lãnh đạo, chỉ huy các cấp quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa về kinh phí, cơ vật chất để học viên có điều kiện chuẩn bị giáo án, bài giảng, mô hình, học cụ và tổ chức các hoạt động phong trào. Về ban hành các văn bản hướng dẫn HĐTT của học viên ở các TSQQĐ. Qua số liệu khảo sát và phỏng vấn sâu cho thấy, các ý kiến cơ bản đều đánh giá việc ban hành các văn bản hướng dẫn HĐTT của học viên ở các TSQQĐ hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ thực tập. Tuy nhiên, BQP cần ban hành sửa đổi, bổ sung quy chế thực tập hiện nay không còn phù hợp với sự phát triển của thực tiễn, đặc biệt là xây dựng bộ tiêu chí kiểm tra, đánh giá HĐTT của học viên ở các TSQQĐ để phù hợp với xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay, làm căn cứ để các trường xây dựng quy chế thực tập của trường mình. 3.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động thực tập Khảo sát 170 CBQL, GV và 100 CBĐV mức độ thực hiện các khâu HĐTT, kết quả được tổng hợp ở [Bảng 3.7]. Bảng 3.7. Mức độ thực hiện các khâu HĐTT Các khâu tổ chức HĐTT CBQL, GV CBĐV 3 2 1 TB 3 2 1 TB 1. Chuẩn bị địa bàn, liên hệ với đơn vị thực tập. 50 110 10 2.24 1 38 55 7 2.31 1 2. Chuẩn bị tài liệu, quy định, quy chế, hướng dẫn HĐTT. 49 108 13 2.21 2 37 53 10 2.27 2 3. Tập huấn, phổ biến quy chế, quy định HĐTT cho CBQL, GV, CBHD, HV. 49 106 15 2.18 3 35 52 13 2.22 4 4. Quyết định thành lập ban chỉ đạo HĐTT. 45 107 18 2.16 5 38 50 12 2.26 3 5. Phân công, giao nhiệm vụ cho các đoàn thực tập và CB, GV, HV đi thực tập. 44 107 19 2.15 6 30 51 19 2.11 6 6. Chuẩn bị bàn giao hồ sơ và đưa học viên đi thực tập. 47 106 17 2.18 4 34 53 13 2.21 5 7. Tổ chức buổi ra mắt đoàn thực tập tại các đơn vị học viên thực tập. 44 104 22 2.13 7 29 49 22 2.07 7 8. Thực hiện các nội dung thực tập. 35 90 45 1.94 9 17 45 38 1.79 9 9. Đánh giá kết quả HĐTT của học viên. 37 89 44 1.96 8 16 45 39 1.77 10 10. Tổng kết rút kinh nghiệm HĐTT. 36 85 49 1.92 10 22 43 35 1.87 8 2.11 2.08 Kết quả khảo sát ở cả hai nhóm khách thể, mức độ tương đối đồng đều, khoảng cách giữa các giá trị điểm trung bình không quá xa nhau, điểm trung bình chung của nhóm đối tượng CBQL, GV là 2.11 và CBĐV là 2.08. Để tìm hiểu tương quan giữa 2 mức độ đánh giá của CBQL, GV và CBĐV, tác giả sử dụng công thức Spearman để tính hệ số tương quan thứ bậc. Kết quả tính được = 0.96 cho thấy, mức độ đánh giá giữa 2 nhóm khách thể có tính tương quan thuận và chặt chẽ nghĩa là có sự đồng thuận cao giữa đánh giá của CBQL, GV và CBĐV. Bốn khâu trong quy trình tổ chức thực hiện HĐTT được đánh giá đạt cao là: “Chuẩn bị địa bàn, liên hệ với đơn vị thực tập” với của nhóm khách thể CBQL, GV là 2.24 và nhóm CBĐV là 2.31; “Chuẩn bị tài liệu, quy định, quy chế, hướng dẫn hoạt động thực tập” với của nhóm khách thể CBQL, GV là 2.21 và nhóm CBĐV là 2.27; “Tập huấn, phổ biến quy định, quy chế, hướng dẫn hoạt động thực tập” với của nhóm khách thể CBQL, GV là 2.20 và nhóm CBĐV là 2.22; " Chuẩn bị bàn giao hồ và đưa học viên đi thực tập” là 2.18 với nhóm khách thể CBQL, GV và nhóm CBĐV là 2.21. Lý giải điều này, đồng chí Trưởng phòng đào tạo trường sĩ quan X, cho rằng: “Kết quả trên là phù hợp với hoạt động thực tế, bởi vì theo kế hoạch chung của Bộ, hàng năm các TSQQĐ đều tổ chức cho học viên đi thực tập tại đơn vị cơ sở nên những công việc đó đã trở nên thành nền nếp, được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả”. Ba khâu trong quy trình tổ chức thực hiện HĐTT không được đánh giá cao là “Thực hiện các nội dung hoạt động thực tập” với CBQL, GV là 1.94 và CBĐV là 1.79; “Đánh giá kết quả hoạt động thực tập” với CBQL, GV là 1.96 và CBĐV là 1.77; “Tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động thực tập” với 1.92 và CBĐV là 1.87. Trao đổi về vấn đề này, một giảng viên có nhiều kinh nghiệm hướng dẫn học viên đi thực tập ở TSQQĐ thuộc khối binh chủng cho rằng: “Việc thực hiện nội dung hoạt động thực tập của học viên còn hạn chế là lẽ đương nhiên vì lần đầu tiên trên cương vị chức trách, nhiệm vụ trung đội trưởng, chính trị viên, chính trị viên phó đại đội nên khó có thể tránh khỏi lúng túng, bỡ ngỡ; công tác kiểm tra, đánh giá nhìn chung là còn dễ dãi, cảm tính, thiên về cho điểm cao hơn một chút để động viên; công tác tổng kết rút kinh nghiệm có biểu hiện hình thức, qua loa, chiếu lệ. 3.4.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động thực tập Khảo sát 170 CBQL, GV và 100 CBĐV về thực trạng chỉ đạo HĐTT của học viên, kết quả thu được thể hiện trong [Bảng 3.8]. Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả điều tra thực trạng chỉ đạo HĐTT Nội dung chỉ đạo CBQL, GV CBĐV 3 2 1 TB 3 2 1 TB 1) Xác định phương thức tổ chức HĐTT 12 95 63 1.70 6 7 63 30 1.77 6 2) Xây dựng quy trình tổ chức HĐTT 17 96 57 1.76 3 11 65 24 1.87 4 3) Ban hành các chỉ thị, quy định, hướng dẫn tổ chức HĐTT 31 98 41 1.94 2 12 69 19 1.93 3 4) Quán triệt, phổ biến, triển khai nhiệm vụ thực tập đến các lực lượng có liên quan. 13 96 61 1.72 5 9 64 27 1.82 5 5) Thực hiện các quyết định, quy định, tài liệu hướng dẫn HĐTT 33 98 39 1.96 1 15 70 15 2.00 1 6) Chỉ đạo HĐTT theo tiến trình, kế hoạch 18 98 54 1.75 4 13 68 19 1.94 2 1.81 1.89 Ở cả hai nhóm khách thể khảo sát mức độ tương đối đồng đều, khoảng cách giữa các giá trị điểm trung bình không quá xa nhau, điểm trung bình chung của nhóm đối tượng CBQL, GV là 1.81 và CBĐV là 1.89. Để tìm hiểu tương quan giữa 2 mức độ đánh giá của CBQL, GV và CBĐV, tác giả sử dụng công thức Spearman để tính hệ số tương quan thứ bậc. Kết quả tính được = 0.83 cho thấy, mức độ đánh giá của 2 nhóm khách thể có tính tương quan thuận và chặt chẽ nghĩa là có sự đồng thuận cao giữa đánh giá của CBQL, GV và CBĐV, cụ thể là: Nội dung: “Xác định phương thức tổ chức hoạt động thực tập” được cả hai nhóm khách thể đánh giá có mức độ thực hiện “Yếu” nhất với 1.70 đối với CBQL, GV và 1.77 đối với CBQL. Điều này cho thấy phải chăng đội ngũ CBQL, GV các TSQQĐ và CBĐV các đơn vị cơ sở đã bắt đầu nhận thức được sự cần thiết phải thay đổi, đột phá trong lựa chọn phương thức tổ chức HĐTT cho học viên. Bởi vì, phương thức HĐTT của học viên ở các TSQQĐ được áp dụng thống nhất trong toàn quân từ trước đến nay đã không còn phù hợp với thực tiễn tại đơn vị cở sở một năm có 2 giai đoạn huấn luyện: Giai đoạn 1 vào tháng 3 (huấn luyện tân binh) và giai đoạn 2 vào tháng 9 (huấn luyện chiến sĩ cũ). Cho nên, nếu chỉ thực tập 1 đợt vào tháng 3 (giai đoạn 1) như hiện nay thì học viên sẽ không được tham gia thực tập ở giai đoạn 2 vào tháng 9, như vậy HĐTT của học viên thiếu toàn diện dẫn đến lúng túng bỡ ngỡ sau khi tốt nghiệp ra trường. Nội dung:“Quán triệt, phổ biến, triển khai nhiệm vụ thực tập đến các lực lượng có liên quan” cũng được các nhóm đối tượng đánh giá có mức độ thực hiện chưa tốt là 1.72 đối với CBQL, GV và 1.82 đối với CBĐV. Điều này mâu thuẫn, bởi các khâu, các bước quán triệt, phổ biến, triển khai nhiệm vụ đều được tiến hành có bài bản, đúng quy trình, nhưng hiệu quả lại chưa cao, chưa đi vào thực chất, chưa chuyển nhận thức thành hành động của các lực lượng tham gia HĐTT. Theo đồng chí Phó trưởng phòng đào tạo của trường sĩ quan Y cho rằng: “Thực tế vẫn còn tồn tại một số tư tưởng như: học viên quan niệm đi thực tập là một kỳ nghỉ ngơi, thư dãn sau những ngày dài học tập, rèn luyện vất vả tại trường; CBQL, GV cho rằng, học viên biết đến đâu làm đến đó; CBĐV thì thấy việc hướng dẫn học viên thực tập là tạo điều kiện giúp đỡ các TSQQĐ chứ không thấy rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong đó”. Các nội dung còn lại cũng được đánh giá thực hiện chưa tốt, với mức độ đánh giá đạt mức trung bình thấp. Lý giải điều này, đồng chí Trưởng Phòng đào tạo trường sĩ quan Z cho rằng: Việc tổ chức cho học viên đi thực tập là hoạt động thường niên diễn ra hàng năm của các TSQQĐ, nên các trường sĩ quan thực hiện theo kinh nghiệm, thói quen mà ít chú ý đến xây dựng một quy trình thực tập khoa học, hiệu quả. 3.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động thực tập Khảo sát 170 CBQL, GV và 100 CBĐV về mức độ thực hiện các nội dung trong kiểm tra, đánh giá kết quả HĐTT của học viên, kết quả được thể hiện trong [Bảng 3. 9]. Bảng 3.9. Mức độ thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá HĐTT Nội dung kiểm tra, đánh giá CBQL, GV CBĐV 3 2 1 TB

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_bien_phap_va_kiem_nghiem_cac_bien_phap_quan_ly_hoat.doc
Tài liệu liên quan