Tóm tắt Luận án Fdi và ô nhiễm môi trường: Vai trò của chính sách công ở các quốc gia đang phát triển

Thứ nhất, chính phủ ở các quốc gia đang phát triển nên thực hiện mạnh mẽ hơn về cải cách thể chế cũng như thiết lập các chính sách công hiệu quả để tạo nên môi trường hiệu quả cho việc thu hút dòng vốn FDI có chất lượng cao, có công nghệ sản xuất và quản lý tiên tiến, thân thiện với môi trường.

Thứ hai, môi trường quản trị ổn định là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững về môi trường. Do đó, các khuôn khổ thể chế được xác định rõ ràng có liên quan đến cả tăng trưởng kinh tế và phát triển môi trường bền vững bởi vì chúng hoạt động như một ảnh hưởng trung gian, các thể chế xác định việc thực hiện và kết quả của các chính sách của chính phủ, phản ánh khả năng quản lý tăng trưởng và môi trường.

 

docx24 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Fdi và ô nhiễm môi trường: Vai trò của chính sách công ở các quốc gia đang phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôi trường phụ thuộc rất nhiều vai trò chính phủ ở mỗi quốc gia (Cole & cộng sự, 2006; Damania & cộng sự, 2003; Gani & Scrimgeour, 2014; López & Palacios, 2014; Selden & Song, 1994; D. T. Wang & Chen, 2014; D. T. Wang & cộng sự, 2013). Trong khi đó, các nghiên cứu tập trung vào vai trò của chính phủ ở khía cạnh chính sách công trong mối liên hệ giữa FDI và ÔNMT vẫn còn khiêm tốn và tập trung ở trường hợp các nên kinh tế phát triển (Halkos & Paizanos, 2016; Lopez & cộng sự, 2011; López & Palacios, 2014). Từ những nhận định trên, có thể thấy rằng, việc nghiên cứu vai trò của chính phủ ở khía cạnh chính sách công trong mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT tại các nên kinh tế đang phát triển hiện nay là rất cần thiết và cấp bách cả về bối cảnh thực tiễn lẫn khoảng trống nghiên cứu. Theo đó, tác giả lựa chọn và thực hiện đề tài “ FDI và ô nhiễm môi trường: Vai trò của chính sách công ở các quốc gia đang phát triển”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Để đánh giá được vai trò của của chính phủ (thể chế và chính sách công) trong mối quan hệ FDI – Ô nhiễm môi trường ở các nước đang phát triển trong giai đoạn 2002 – 2014, đề tài sẽ thực hiện bốn mục tiêu phân tích cụ thể như sau: Đánh giá thực nghiệm tác động của các nhân tố đến mức độ ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển. Đánh giá thực nghiệm tác động của FDI đến mức độ ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển. Đánh giá thực nghiệm vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường. Đánh giá thực nghiệm vai trò của chính sách công trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Về phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu về tác động của FDI lên phát thải CO2 và có xem xét vai trò của thể chế và chính sách công ở các nước đang phát triển trong giai đoạn 2002 – 2014. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp kiểm định chính mà đề tài sử dụng là phương pháp ước lượng GMM hai bước (Arellano & Bond, 1991; Holtz-Eakin & cộng sự, 1988) được đề xuất bởi Roodman (2006). 1.5. Kết cấu luận án Luận án gồm 5 chương, cụ thể các chương được thiết kế như sau: Chương 1 Tổng quan đề tài nghiên cứu; Chương 2 Cơ sở lý thuyết đề tài nghiên cứu; Chương 3 Quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu; Chương 4 Kết quả và thảo luận; và Chương 5 Kết luận và đề xuất chính sách. CHƯƠNG 2 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết về các nhân tố tác động đến môi trường 2.1.1. Cơ sở lý thuyết về các nhân tố tác động đến môi trường Giả thuyết về đường cong Kuznets môi trường (Environment Kuznets Curve - EKC) Vào những năm 1950, Simon Kuznets giới thiệu giả thuyết về đường cong Kuznets, giải thích mối quan hệ giữa tăng trưởng và ÔNMT. Từ cơ sở này, các nghiên cứu của Grossman & Krueger (1991, 1995), ngân hàng Thế giới WorldBank (1992), Panayotou (1993) cùng các nghiên cứu khác đã phát triển giả thuyết này, luận giải mối quan hệ giữa hai mục tiêu phát triển này có dạng đường cong phi tuyến chữ U ngược (inverted U shape). Mô hình STIRPAT Mô hình STIRPAT lý giải hệ sinh thái chịu tác động của các nhân tố chính dân số, công nghệ và sự sung túc (Dietz & Rosa, 1994; Dietz & Rosa, 1997; York & cộng sự, 2003). Theo thời gian, mô hình STIRPAT đã được phát triển thông qua việc tinh chỉnh và cách thức đo lường các thành phần của mô hình. 2.1.2. Cơ sở lý thuyết về tác động FDI đến ô nhiễm môi trường Theo D. T. Wang & cộng sự (2013), tác động của FDI đến chất lượng môi trường vẫn còn nhiều tranh luận với hai giả thuyết trái chiều. Giả thuyết “cải thiện ô nhiễm” (pollution halo hypothesis) luận giải, FDI sẽ giúp cải thiện các vấn đề môi trường (Antweiler & cộng sự, 2001; G. Eskeland & Harrison, 2003; Zarsky, 1999). Trong khi đó, giả thuyết “thiên đường ô nhiễm “(pollution haven hypothesis) nhận định, các quốc gia đang phát triển, nơi thu hút nhiều dòng vốn đầu tư FDI, sẽ dần trở thành “thiên đường ô nhiễm” so với các nước phát triển bởi quá trình công nghiệp hóa (Aliyu & cộng sự, 2005; Arrow & cộng sự, 1995; Wheeler, 2001). Giả thuyết 1: FDI có tác động dương đến mức độ ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển. 2.2. Cơ sở lý thuyết về vai trò của của chính phủ đối với mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường 2.2.1. Vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường Lý thuyết kinh tế học thể chế mới nhận định thể chế đóng vai trò quan trọng đối với môi trường (Fernández Fernández & cộng sự, 2018; Ménard, 2011; Paavola, 2007). Theo Ménard (2011), bốn thành phần thể chế có ý nghĩa đặc biệt khi nói đến việc thiết lập, phân bổ và giám sát các quyền là: luật pháp, chính trị, hành chính và ý thức hệ. các lập luận đều cho thấy dù ở thành phần nào, thể chế cũng tác động đến vấn đề ÔNMT. Tuy nhiên, tác động của thể chế đến mức độ nhiễm môi trường có thể tích cực hoặc tiêu cực. Với các nước đang phát triển, tác giả ước lượng tác động của thể chế đến ÔNMT với kì vọng thể chế tốt sẽ làm giảm mức độ ÔNMT. Giả thuyết 2: Thể chế có tác động âm đến mức độ ÔNMT tại các quốc gia đang phát triển. Lược khảo nghiên cứu cho thấy, thể chế đóng một vai trò ý nghĩa trong nền kinh tế thị trường. Thể chế tốt tạo nền tảng cho các hoạt động kinh tế diễn ra, trong đó có FDI. Vì vậy, với trường hợp nghiên cứu này, tác giả kì vọng thể chế tốt cũng giúp làm giảm tác động xấu FDI đến môi trường. Giả thuyết 3: Thể chế làm giảm tác động dương của FDI đối với mức độ ÔNMT tại các quốc gia đang phát triển. 2.2.2. Vai trò của chính sách công trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường Lopez & cộng sự (2011) và Adewuyi (2016) lập luận rằng chi tiêu công cho hàng hóa công cộng không những tạo ra tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế mà còn tạo ra hiệu ứng tăng quy mô đối với áp lực phải bảo vệ môi trường. Giả thuyết 4: Chi tiêu công có tác động âm đến mức độ ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển. Nhiều học giả ủng hộ lập luận về thuế Pigou và mức độ ÔNMT (Bluffstone, 2003; G. S. Eskeland & Jimenez, 1992). Nguyên tắc đánh thuế môi trường hiệu quả theo Pigou là mức thuế ô nhiễm đánh trên mỗi đơn vị sản phẩm đầu ra gây ÔNMT ngang bằng với các chi phí ngoại tác do đơn vị sản phẩm này gây ra đối với môi trường tại mức sản lượng tối ưu xã hội. Giả thuyết 5: Thuế có tác động âm đến mức độ ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển. De Santis & Stähler (2009) nghiên cứu sự kết nối bộ ba FDI, thuế và chất lượng môi trường giữa hai quốc gia (quốc gia đầu tư và quốc gia tiếp nhận FDI). Thay vì thiết lập chính sách thuế tối ưu để loại trừ các tác động ô nhiễm, các quốc gia đang phát triển có thể tạo ra chính sách thuế ưu đãi (giảm thuế) nhằm thu hút tối đa dòng vốn FDI vì mục tiêu tăng trưởng. Giả thuyết 6: Thuế làm giảm tác động dương của FDI đối với mức độ ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển. Giả thuyết về hiệu ứng “thúc đẩy” cho rằng tăng chi tiêu công cho hàng hóa công cộng như giáo dục, y tế và nghiên cứu và phát triển (R & D) sẽ khuyến khích khu vực tư cải tiến công nghệ, sản xuất và tiêu thụ hàng hóa trung gian và hàng hóa cuối cùng sạch hơn (Adewuyi, 2016). Giả thuyết “chèn lấn” giải thích chi đầu tư của khu vực công có thể thay thế trực tiếp cho đầu tư của khu vực tư. Ngoài ra, một sự vay nợ hay tăng thuế để tạo ngân sách cho chi tiêu công sẽ làm trở ngại hơn cho các công ty tư nhân của nền kinh tế trong việc tiếp cận nguồn vốn bởi sự hữu hạn của các nguồn lực tài chính (Devarajan & Zou, 1994; Greene & Villanueva, 1991).” Giả thuyết 7: Chi tiêu công làm giảm tác động dương của FDI đối với mức độ ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển. 2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm 2.3.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về sự đánh đổi giữa thu nhập và môi trường (giả thuyết về đường cong môi trường Kuznets -EKC) 2.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của FDI lên chất lượng môi trường 2.3.3. Các nghiên cứu thực nghiệm về vai trò của thể chế đối trong mối quan hệ giữa FDI và chất lượng môi trường 2.3.4. Các nghiên cứu thực nghiệm về vai trò của chính sách công đối trong mối quan hệ giữa FDI và chất lượng môi trường. CHƯƠNG 3 – QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mô hình thực nghiệm Mô hình (1): Đánh giá tác động của các nhân tố đến mức độ ô nhiễm môi trường Nghiên cứu triển khai mô hình của Gani & Scrimgeour (2014), Abid & cộng sự (2016) và mở rộng như sau: lnco2it=αit+β1lnco2it-1+ β2 lnrgdpit+β3Zit+ηi+ξit (3.1) Trong đó, i và t đại diện cho quốc gia i và năm thời gian t co2it là biến đại diện cho mức độ ÔNMT, lnrgdpitlà biến đại diện cho thu nhập; Zitlà tập hợp các biến kiểm soát: đầu tư trong nước; độ mở cửa giao thương, mức độ tiêu thụ năng lượng, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng cũng như mức đô thị hóa. Kiểm tra hiệu ứng hình chữ U ngược của giả thuyết EKC, luận án đưa vào biến lnrgdpit2. Dựa trên các nghiên cứu Halkos (2003), Tamazian & Rao (2010), luận án đề xuất mô hình (3.2) như sau: lnco2it=αit+β1lnco2it-1+ β21 lnrgdpit+β22 lnrgdpit2+β3Zit+ηi+ξit 3.2 Mô hình (2): Tác động của FDI đến ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển lnco2it=αit+β1lnco2it-1+ β2 lnrgdpit+β3 fdiit+β4Zit+ηi+ξit (3.3) Trong đó, FDI là biến đại diện cho vốn ĐTTT nước ngoài, được đo lường bằng lượng vốn FDI đầu tư vào nước i trong năm t (% GDP). Mô hình (3): Đánh giá vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển lnco2it=αit+β1lnco2it-1+ β2 lnrgdpit+β3 fdiit+β4 insijt+β5Zit+ηi+ξit (3.4) lnco2it=αit+β1lnco2it-1+ β2 lnrgdpit+β3 fdiit+β4 insijt+ β5 ins x fdiit+β6Zit+ηi+ξit (3.5) Trong đó: insijt là biến đại diện cho thể chế, được xác định lần lượt bằng các chỉ số đo lường quản trị công j của nước i trong năm t và chỉ số quản trị công trung bình. ins x fdiit là biến tương tác giữa chỉ số quản trị công trung bình và lượng vốn FDI. Mô hình (4): Đánh giá vai trò của chính sách công trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển Dựa trên việc lược khảo các nghiên cứu trước (Abdouli & Hammami, 2017; Bakhsh & cộng sự, 2017; Fukui & Miyoshi, 2017; González & Hosoda, 2016); theo đó, các mô hình thực nghiệm sẽ có dạng sau: lnco2it=αit+β1lnco2it-1+ β2 lnrgdpit+β3 fdiit+β4 insit+β5 trevit+β6Zit+ηi+ξit (3.6) lnco2it=αit+β1lnco2it-1+ β2 lnrgdpit+β3 fdiit+β4 insijt+ β5 pubexpit+β6Zit+ηi+ξit (3.7) lnco2it=αit+β1lnco2it-1+ β2 lnrgdpit+β3 fdiit+β4 insit+β5 trevit+ β6 fdi x trevit+β7Zit+ηi+ξit (3.8) lnco2it=αit+β1lnco2it-1+ β2 lnrgdpit+β3 fdiit+β4 insit+β5 pubexpit+ β6 fdi x pubexpit+β7Zit+ηi+ξit (3.9) Trong đó: trevit là biến đại diện cho thuế; pubexpit là biến đại diện cho chi tiêu công; fdi x trevit, fdi x pubexpit lần lượt là các biến tương tác giữa FDI và thuế; FDI và chi tiêu công. 3.2 Phương pháp ước lượng GMM Arellano-Bond hệ thống hai bước (S-GMM) Tận dụng các ưu thế trong việc xử lý các vấn đề về kinh tế lượng như tương quan chuỗi, phương sai không cố định và nhất là hiện tượng nội sinh, phương pháp ước lượng chính được ứng dụng là phương pháp ước lượng GMM hai bước (Arellano & Bond, 1991; Holtz-Eakin & cộng sự, 1988) được đề xuất bởi Roodman (2006). Đề tài sử dụng S-GMM cho tất cả mô hình ước lượng; vì vậy, các thảo luận chủ yếu cũng dựa trên kết quả kiểm định từ phương pháp này. Ngoài ra, nhằm kiểm định độ tin cậy của các kết quả kiểm định từ phương pháp GMM, các kiểm định Hansen/Sargan về biến công cụ và tương quan chuỗi bậc hai AR(2) cũng được thực hiện. 3.3. Mô tả dữ liệu và lựa chọn các biến Dữ liệu nghiên cứu của đề tài là các dữ liệu thứ cấp được tổng hợp nguồn dữ liệu của ngân hàng thế giới World Bank: bộ chỉ số phát triển toàn cầu (World Development Indicators- WDI ); các chỉ số về thể chế được thu thập từ bộ chỉ số quản trị công toàn cầu (Worldwide Governance Indicators-WGI). Nghiên cứu đã trích xuất ra dữ liệu 86 quốc gia đang phát triển trên thế giới, từ năm 2002 đến năm 2014. CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đánh giá tác động của các nhân tố đến mức độ ô nhiễm môi trường 4.1.1. Đánh giá tác động của các nhân tố đến mức độ ô nhiễm môi trường Bảng 4.1 Tác động của thu nhập đến lượng khí thải CO2 tại các nước đang phát triển. Biến phụ thuộc: Mức độ ô nhiễm môi trường (lnco2) Biến/phương pháp Fixed Effects GMM hệ thống Mức độ ô nhiễm năm trước 0.6208*** 0.9085*** Thu nhập (lnrgdp) 0.1363*** 0.0143** Đầu tư trong nước (dinv) 0.0047*** 0.0032*** Độ mở thương mại (open) 0.0001 0.0001** Cơ sở hạ tầng (tinf) 0.0025** 0.0033*** Tiêu thụ năng lượng (energy) 0.0001*** 0.0001*** Mức độ đô thị hóa (urban) 0.0013 0.0020*** Mức độ công nghiệp hóa (industry) 0.0014 0.0009*** Kiểm định Hausman 0.000 Kiểm định Hansen 0.3464 Kiểm định Sargan 0.3765 Kiễm định AR(2) 0.8479 Số biến công cụ 71 Nguồn: do tác giả tính toán Kết quả kiểm định cho thấy: thu nhập bình quân đầu người (lnrgdp); đầu tư trong nước (dinv); độ mở thương mại (open); cơ sở hạ tầng (tinf); tiêu thụ năng lượng (energy); mức độ đô thị hóa và công nghiệp hóa có tác động dương đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia đang phát triển. 4.1.2. Kiểm định giả thuyết về đường cong môi trường Kuznets-EKC Bảng 4.2 Tác động của thu nhập đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia đang phát triển (kiểm định giả thuyết EKC). Biến phụ thuộc: Mức độ ô nhiễm môi trường (lnco2) Biến Mô hình tuyến tính (3.1) Mô hình phi tuyến (3.2) Mức độ ô nhiễm năm trước 0.9085*** 0.8896*** Thu nhập (lnrgdp) 0.0143** 0.3563*** Thu nhập bình phương (lnrgdp2) -0.0200*** Đầu tư trong nước (dinv) 0.0032*** 0.0027*** Độ mở thương mại (open) 0.0001** 0.0002*** Cơ sở hạ tầng (tinf) 0.0033*** 0.0031*** Tiêu thụ năng lượng (energy) 0.0001*** 0.0001*** Mức độ đô thị hóa (urban) 0.0020*** 0.0012** Mức độ công nghiệp hóa 0.0009*** 0.0004** Kiểm định Hansen 0.3238 0.1942 Kiểm định Sargan 0.1264 0.1161 Kiễm định AR(2) 0.2467 0.2589 Số biến công cụ 66 66 Nguồn: do tác giả tính toán Kết quả ước lượng cho thấy, khi thêm biến thu nhập bình phương vào mô hình thực nghiệm, dấu của biến thu nhập bình phương (rgdp2) thay đổi so với biến thu nhập (rgdp). Việc đảo chiều tác động này cho thấy khả năng tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa biến độc lập và biến phụ thuộc (Thanh, 2014). Vì vậy, để kiểm tra liệu có còn tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa thu nhập và ÔNMT tại trường hợp này cũng như xác định giá trị ngưỡng nếu có, người viết sử dụng phương pháp ước lược ngưỡng của Hansen (1999) với số lần bootstrap là 300 lần: Bảng 4.3 Kết quả ước lượng ngưỡng tác động của thu nhập đến mức độ ÔNMT tại các quốc gia đang phát triển Nguồn: do tác giả tính toán Như vậy, kết quả kiểm định chưa cho thấy tác động phi tuyến của thu nhập đến mức độ ÔNMT tại trường hợp nghiên cứu này bởi giá trị ngưỡng là không có ý nghĩa thống kê. 4.2. Kiểm định tác động của FDI đến ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển Bảng 4.4 Tác động của FDI đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia đang phát triển. Biến phụ thuộc: Mức độ ô nhiễm môi trường (lnco2) Biến Hệ số tác động Mức độ ô nhiễm năm trước 0.9205*** Thu nhập (lnrgdp) 0.0196*** Đầu tư trong nước (dinv) 0.0020*** Độ mở thương mại (open) 0.0001 Cơ sở hạ tầng (tinf) 0.0026*** Tiêu thụ năng lượng (energy) 0.0000*** Mức độ đô thị hóa (urban) 0.0016*** Mức độ công nghiệp hóa (industry) 0.0011*** Vốn đầu tư FDI (fdi) 0.0018*** Kiểm định Hansen 0.4472 Kiểm định Sargan 0.5252 Kiễm định AR(2) 0.9049 Số biến công cụ 71 Nguồn: do tác giả tính toán Kết quả kiểm định cho thấy, chiều tác động của các biến kiểm soát đều tương đồng với các kết quả kiểm định trước cho thấy tính vững của kết quả kiểm định. Trong khi đó, FDI có tác động dương đến lượng khí thải CO2 tại trường hợp các quốc gia đang phát triển. Kết quả này cho thấy sự tồn tại giả thuyết “thiên đường ô nhiễm” của Low & Yeats (1992) tại trường hợp nghiên cứu này và tương đồng với các nghiên cứu trước đó như Abdouli & Hammami (2017), Behera & Dash (2017), Sapkota & Bastola (2017), Solarin & cộng sự (2017). 4.3. Kiểm định vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển 4.3.1. Vai trò của thể chế đối với môi trường Bảng 4.5 Tác động của các khía cạnh thể chế đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia đang phát triển. Biến phụ thuộc: Mức độ ÔNMT (lnco2) Biến MH ins1 MH ins2 MH ins3 Mức độ ô nhiễm năm trước 0.9216*** 0.9176*** 0.9334*** Thu nhập (lnrgdp) 0.0295*** 0.0383*** 0.0164* Đầu tư trong nước (dinv) 0.0021*** 0.0023*** 0.0015*** Độ mở thương mại (open) 0.0001*** 0.0001** 0.0001** Cơ sở hạ tầng (tinf) 0.0018*** 0.0021*** 0.0016*** Tiêu thụ năng lượng (energy) 0.0000*** 0.0000*** 0.0000*** Mức độ đô thị hóa (urban) 0.0007* 0.0010** 0.0004 Mức độ công nghiệp hóa 0.0005*** 0.0005** 0.0010*** Vốn đầu tư FDI (fdi) 0.0018*** 0.0018*** 0.0015*** Kiểm soát tham nhũng (ins1) -0.0214*** Hiệu quả chính phủ (ins2) -0.0228*** Ổn định chính trị (ins3) -0.0096*** Kiểm định Hansen 0.4377 0.4332 0.3561 Kiểm định Sargan 0.501 0.5182 0.4429 Kiễm định AR(2) 0.9191 0.8962 0.868 Số biến công cụ 72 72 72 Biến MH ins4 MH ins5 MH ins6 Mức độ ô nhiễm năm trước 0.9314*** 0.9220*** 0.9359*** Thu nhập (rgdp) 0.0193** 0.0386*** 0.0026 Đầu tư trong nước (dinv) 0.0013*** 0.0020*** 0.0012*** Độ mở thương mại (open) 0.0002*** 0.0001*** 0.0002*** Cơ sở hạ tầng (tinf) 0.0018*** 0.0015*** 0.0020*** Tiêu thụ năng lượng (energy) 0.0000*** 0.0000*** 0.0000*** Mức độ đô thị hóa (urban) 0.0009** 0.0005 0.0011*** Mức độ công nghiệp hóa 0.0005** 0.0003** 0.0009*** Vốn đầu tư FDI (fdi) 0.0018*** 0.0017*** 0.0017*** Chất lượng các quy định (ins4) -0.0214*** Chỉ số pháp quyền (ins5) -0.0265*** Tiếng nói và TN giải trình (ins6) -0.0056 Kiểm định Hansen 0.408 0.4071 0.4364 Kiểm định Sargan 0.5281 0.5034 0.5155 Kiễm định AR(2) 0.8854 0.8843 0.8789 Số biến công cụ 72 72 72 Nguồn: do tác giả tính toán Bảng trên cho thấy tất cả các chỉ số thể chế có tác động âm có ý nghĩa lên lượng khí thải CO2 tại các quốc gia đang phát triển, cho thấy sự nhất quán cho cả 6 biến thành phần thể chế. Phát hiện này tương đồng với các nghiên cứu của Lau & cộng sự (2014), Gani & Scrimgeour (2014), Ibrahim & Law (2015) và Solarin & cộng sự (2017). Như vậy, nâng cao chất lượng thể chế là một trong những tác nhân quan trọng giúp hạn chế mức độ ÔNMT tại các quốc này này. 4.3.2. Vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường Bảng 4.6 Vai trò của thể chế, FDI đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia đang phát triển. Biến phụ thuộc: Mức độ ô nhiễm môi trường (lnco2) Biến MH thể chế MH thể chế x FDI Mức độ ô nhiễm năm trước 0.9332*** 0.9451*** Thu nhập (lnrgdp) 0.014 0.0398*** Đầu tư trong nước (dinv) 0.0015*** 0.0001 Độ mở thương mại (open) 0.0002*** 0.0001 Cơ sở hạ tầng (tinf) 0.0017*** 0.0007*** Tiêu thụ năng lượng (energy) 0.0000*** 0.0000** Mức độ đô thị hóa (urban) 0.0007* 0.0003 Mức độ công nghiệp hóa 0.0007*** 0.0021*** Vốn đầu tư FDI (fdi) 0.0017*** 0.0030*** Chất lượng thể chế (ins) -0.0156*** -0.0173** Tương tác fdi x ins -0.0008* Kiểm định Hansen 0.4093 0.5441 Kiểm định Sargan 0.4988 0.541 Kiễm định AR(2) 0.8785 0.7594 Số biến công cụ 72 72 Nguồn: do tác giả tính toán Bảng trên cho thấy biến thể chế trung bình cũng có tác động âm đến lượng khí thải CO2, hàm ý vai trò quan trọng của việc nâng cao chất lượng thể chế trong việc hoạch định các chính sách bảo vệ môi trường. Hơn nữa, biến tương tác giữa FDI và thể chế (fdi x ins) cũng mang dấu âm, hàm ý: nâng cao chất lượng thể chế sẽ làm giảm đi tác động tiêu cực của FDI đối với môi trường (Bissoon, 2011). 4.4. Kiểm định vai trò của chính sách công trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển 4.4.1. Vai trò của chính sách công đối với môi trường Bảng 4.7 Vai trò của chính sách công đối với lượng khí thải CO2 tại các quốc gia đang phát triển. Biến phụ thuộc: Mức độ ô nhiễm môi trường (lnco2) Biến MH thuế MH chi tiêu công Mức độ ô nhiễm năm trước 0.9117*** 0.9455*** Thu nhập (lnrgdp) 0.0668*** 0.0167 Đầu tư trong nước (dinv) 0.0027*** 0.0010** Độ mở thương mại (open) 0.0004*** 0.0004*** Cơ sở hạ tầng (tinf) 0.0012*** 0.0011* Tiêu thụ năng lượng (energy) 0.0001 0.0001 Mức độ đô thị hóa (urban) 0.0002 0.0003 Mức độ công nghiệp hóa (industry) 0.0023*** 0.0015*** Vốn đầu tư FDI (fdi) 0.0009*** 0.0021*** Chất lượng thể chế (ins) -0.0173** -0.0121* Thuế (trev) -0.0027*** Chi tiêu công (pubexp) -0.0010* Kiểm định Hansen 0.4954 0.3699 Kiểm định Sargan 0.2857 0.5062 Kiễm định AR(2) 0.9749 0.9585 Số biến công cụ 72 68 Nguồn: do tác giả tính toán Kết quả ước lượng cho thấy, thuế và chi tiêu công đều có tác động âm đến mức độ ÔNMT. Hay nói cách khác, việc gia tăng thuế và chi tiêu công lại tạo ra tích cực, giúp cải thiện môi trường. 4.4.2. Vai trò của chính sách công trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường Bảng 4.8 Vai trò của chính sách công, FDI đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia đang phát triển. Biến phụ thuộc: Mức độ ô nhiễm môi trường (CO2) Biến MH thuế MH chi tiêu công Mức độ ô nhiễm năm trước 0.9111*** 0.9359*** Thu nhập (lnrgdp) 0.0695*** 0.0483*** Đầu tư trong nước (dinv) 0.0028*** 0.0015*** Độ mở thương mại (open) 0.0004*** 0.0002*** Cơ sở hạ tầng (tinf) 0.0011*** 0.0011** Tiêu thụ năng lượng (energy) 0.0001 0.0001** Mức độ đô thị hóa (urban) 0.0001 0.0003 Mức độ công nghiệp hóa (industry) 0.0024*** 0.0019*** Vốn đầu tư FDI (fdi) 0.0023*** 0.0104*** Chất lượng thể chế (ins) -0.0149* -0.0205** Thuế (trev) -0.0018*** fdi x trev -0.0001*** Chi tiêu công (pubexp) -0.0012 fdi x pubexp -0.0005*** Kiểm định Hansen 0.4564 0.3722 Kiểm định Sargan 0.2161 0.4298 Kiễm định AR(2) 0.7641 0.906 Số biến công cụ 72 70 Nguồn: do tác giả tính toán Kết quả kiểm định cho thấy biến tương tác giữa FDI và chi tiêu công có ý nghĩa thống kê cho thấy chính sách chi tiêu công phù hợp như chi vào giáo dục, nghiên cứu và phát triển sẽ giúp đẩy mạnh các hoạt động cải tiến công nghệ, qua đó, giúp giảm bớt tác động âm của FDI đến ÔNMT. Tương tự, biến tương tác giữa thuế và FDI có ý nghĩa thống kê lần nữa nhấn mạnh hơn tác động hạn chế các hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của của thuế đối với doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp FDI. CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1. Kết luận và đóng góp của đề tài nghiên cứu 5.1.1 Kết luận Số liệu thực tế cho thấy, ÔNMT đã đang trở thành vấn đề lớn tại các quốc gia đang phát triển. Bối cảnh thực tiễn chỉ ra, vấn đề ÔNMT hiện hay là rất đáng báo động. Trong khi đó, về bối cảnh lý thuyết, vai trò của các nhân tố tác động đối với mức độ ÔNMT vẫn còn nhiều khoảng trống cần được giải quyết. Tuy nhiên, chiều hướng, mức độ tác động cũng như kênh truyền dẫn của các nhân tố này vẫn chưa sáng tỏ và đạt được sự thống nhất, cả về lý thuyết lẫn minh chứng thực nghiệm. Theo đó, từ khái lược lý thuyết và bối cảnh thực tiễn, luận án tập trung làm rõ mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT cũng như đánh giá vai trò của chính phủ ở cả hai khía cạnh thể chế và chính sách công trong mối quan hệ giữa hai yếu tố này. 5.1.2 Các đóng góp về lý thuyết Đề tài nghiên cứu này đã tiếp cận theo hướng tương đối khác biệt so với các nghiên cứu trước đó, cụ thể: nghiên cứu khám phá tác động của các nhân tố đến mức độ ÔNMT cũng như kiểm định giả thuyết EKC. Trong đó, luận án tập trung làm rõ hơn ảnh hưởng của FDI đến mức độ ô nhiễm tại các quốc gia đang phát triển với hai điểm nổi bật: thứ nhất, luận án sử dụng phương pháp ước lượng phù hợp cho việc xử lý hiện tượng nội sinh và tương quan chuỗi (GMM hệ thống hai bước) và dữ liệu cập nhật mới giai đọan từ 2002-2014; thứ hai, luận án đánh giá vai trò của chính phủ trong mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT ở cả hai khía cạnh: thể chế và chính sách công. 5.2 Hàm ý chính sách 5.2.1 Chính sách đối với các quốc gia đang phát triển Thứ nhất, chính phủ ở các quốc gia đang phát triển nên thực hiện mạnh mẽ hơn về cải cách thể chế cũng như thiết lập các chính sách công hiệu quả để tạo nên môi trường hiệu quả cho việc thu hút dòng vốn FDI có chất lượng cao, có công nghệ sản xuất và quản lý tiên tiến, thân thiện với môi trường. Thứ hai, môi trường quản trị ổn định là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững về môi trường. Do đó, các khuôn khổ thể chế được xác định rõ ràng có liên quan đến cả tăng trưởng kinh tế và phát triển môi trường bền vững bởi vì chúng hoạt động như một ảnh hưởng trung gian, các thể chế xác định việc thực hiện và kết quả của các chính sách của chính phủ, phản ánh khả năng quản lý tăng trưởng và môi trường. Thứ ba, con người và doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về môi trường và nâng cao nhận thức của họ về bảo vệ môi trường thông qua chấp hành các thể chế môi trường. Thứ tư, mỗi quốc gia phải tuân theo các thỏa thuận môi trường quốc tế để tăng cường tính bền vững môi trường và giảm ô nhiễm không khí . 5.2.2 Hàm ý chính sách đối với Việt Nam Các chính sách về thu hút và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtom_tat_luan_an_fdi_va_o_nhiem_moi_truong_vai_tro_cua_chinh.docx
Tài liệu liên quan