Tóm tắt Luận án Giải pháp phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam khi tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

Quan điểm và định hướng phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

3.3.1. Quan điểm phát triển xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

Thứ nhất, phát triển xuất khẩu hàng dệt may theo hướng bền vững và hiệu quả, chuyển mạnh từ phương thức gia công xuất khẩu sang sản xuất nguyên liệu, bán thành phẩm, đảm bảo nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu.

Thứ hai, tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, sản xuất nguyên phụ liệu, nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm dệt may xuất khẩu.

Thứ ba, phát triển xuất khẩu dệt may phải gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội

Thứ tư, phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam phải dựa trên cơ sở tuân thủ các cam kết hội nhập quốc tế của Việt Nam và trên cơ sở các Hiệp định thương mại tự do

Thứ năm, tạo ra nguồn lực lớn cho xuất khẩu dệt may bằng cách phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực xuất khẩu cả về số lượng và chất lượng Bên cạnh đó, thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài vào hoạt động xuất khẩu dệt may.

3.3.2. Định hướng phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam khi tham gia CPTPP

Thứ nhất, phát triển nguồn nguyên liệu thượng nguồn như xơ bông, các loại cây có xơ sợi, xơ sợi nhân tạo và phụ liệu

Thứ hai, tập trung sản xuất vải có chất lượng cao, các sản phẩm dệt kỹ thuật, chất lượng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu ngày càng cao

Thứ ba, tạo ra thương hiệu cho các mặt hàng dệt may xuất khẩu

Thứ tư, nâng cao chất lượng chuỗi cung ứng trong ngành dệt may Việt Nam

Thứ năm, đảm bảo đúng và đầy đủ các yêu cầu về môi trường và lao động

 

docx24 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Giải pháp phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam khi tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịnh chuyển dịch cơ cấu thị trường: t(i): Hệ số chuyển dịch cơ cấu thị trường XK HDM; Tn(i): Tỷ trọng KNXK HDM vào nước i tại năm thứ n so với tổng KNXK HDM; T0(i): Tỷ trọng KNXK HDM vào nước i tại năm gốc so với tổng KNXK HDM 1.3.3. Phát triển mặt hàng dệt may xuất khẩu Phát triển mặt hàng dệt may xuất khẩu thông qua phát triển cơ cấu mặt hàng, tốc độ tăng trưởng của mặt hàng và hệ số chuyển dịch cơ cấu mặt hàng dệt may xuất khẩu. - Cơ cấu mặt hàng thể hiện qua tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu một mặt hàng dệt may so với tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng dệt may Phương pháp xác định: H : Tỷ trọng KNXK một mặt hàng dệt may so với tổng KNXK các mặt hàng dệt may; Eh: KNXK một mặt hàng dệt may; ME: Tổng KNXK các mặt hàng dệt may - Tốc độ tăng trưởng của mặt hàng thể hiện qua tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu một mặt hàng dệt may so với tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng dệt may Phương pháp xác định: N: Chỉ số so sánh tốc độ tăng trưởng KNXK một mặt hàng dệt may với tốc độ tăng trưởng tổng KNXK HDM; kh: Tốc độ tăng trưởng KNXK một mặt hàng dệt may; f: Tốc độ tăng trưởng tổng KNXK HDM - Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng dệt may xuất khẩu phản ánh sự thay đổi tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của một mặt hàng dệt may hay một chủng loại hàng dệt may cụ thể qua một năm hay một giai đoạn nhất định. Phương pháp xác định chuyển dịch cơ cấu mặt hàng dệt may xuất khẩu: h(j): Hệ số dịch chuyển cơ cấu mặt hàng dệt may xuất khẩu; Mn(j): Tỷ trọng KNXK HDM mặt hàng j tại năm thứ n so với tổng KNXK HDM; M0(j): Tỷ trọng KNXK HDM mặt hàng j tại năm gốc so với tổng KNXK HDM 1.3.4. Lợi thế so sánh thể hiện (RCA) Chỉ số RCA đánh giá tiềm năng xuất khẩu hàng dệt may của một nước. Phương pháp xác định (theo nguồn số liệu của ITC trademap): RCAij = (xij/Xit)/(xwj/Xwt) xij và xwj là giá trị xuất khẩu hàng hóa j của nước i và xuất khẩu hàng hóa j của thế giới; Xit và Xwt là tổng xuất khẩu của quốc gia và tổng xuất khẩu của thế giới. + RCA<1: sản phẩm không có lợi thế cạnh tranh hiện hữu + 1<RCA<2,5: sản phẩm có lợi thế cạnh tranh thấp + RCA>2,5: sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao 1.3.5. Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu (ES) Chỉ số ES tương tự như RCA nhưng đề cập tới một thị trường cụ thể. Chỉ số ES giúp cho việc xác định các đối tác tiềm năng. Phương pháp xác định: ES = (xij/Xit)/(mkj/Mkt) xij và Xit là giá trị xuất khẩu mặt hàng j của nước i và tổng giá trị xuất khẩu của nước I; mkj và Mkt là giá trị nhập khẩu của mặt hàng j tại thị trường k và tổng nhập khẩu ở thị trường k 1.3.6. Chỉ số thương mại nội ngành (Intra - Industry trade IIT) Phương pháp xác định: IITjk = 1 - (Xijk - Mijk)/(Xijk + Mijk) Xijk là giá trị xuất khẩu của ngành dệt may (i) từ nước j đến nước k Mijk là giá trị nhập khẩu của ngành dệt may (i) tại nước j từ nước k Chỉ số IIT thay đổi từ 0 (không có thương mại nội ngành dệt may) tới 1 (tất cả thương mại đều là nội ngành dệt may). Giá trị IIT > 0,5 cho thấy thương mại giữa hai quốc gia chủ yếu do thương mại nội ngành dệt may. IIT< 5 chủ yếu do tác động của thương mại liên ngành. 1.4. Một số yếu tố tác động đến phát triển xuất khẩu hàng dệt may 1.4.1. Các yếu tố thuộc môi trường quốc tế 1.4.1.1. Sự cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may trên thị trường thế giới 1.4.1.2. Các yếu tố kinh tế quốc tế 1.4.1.3. Sự phát triển khoa học công nghệ trên toàn cầu 1.4.1.4. Chính sách của nước nhập khẩu và các quy định, thông lệ quốc tế 1.4.1.5. Tham gia Hiệp định thương mại tự do khu vực 1.4.1.6. Việc tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) 1.4.2. Yếu tố vĩ mô 1.4.2.1. Chính sách về hội nhập 1.4.2.2. Chính sách phát triển hạ tầng trong ngành dệt may. 1.4.2.3. Chính sách đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, môi trường và tiêu chuẩn lao động 1.4.2.4. Chính sách thị trường và xúc tiến xuất khẩu 1.4.1.4. Chính sách mặt hàng và thương nhân 1.4.3. Các yếu tố thuộc doanh nghiệp 1.4.3.1. Chủ động nguồn cung nguyên vật liệu 1.4.3.2. Chuyển đổi từ gia công sang sản xuất trực tiếp 1.4.3.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng dệt may xuất khẩu 1.4.3.4. Phát triển thị trường xuất khẩu hàng dệt may 1.4.3.5. Xây dựng và phát triển thương hiệu 1.4.3.6. Phát triển nguồn nhân lực CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM 2.1. Phát triển xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2017 2.1.1. Phát triển quy mô xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 2.1.1.1. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng đều và tương đối ổn định qua các năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2017 đạt 13,1%/năm (kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 16,5%/năm). Tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tạo cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, làm tăng kim ngạch xuất khẩu dệt may vào các thị trường trong khối CPTPP nói riêng và thị trường thế giới nói chung. Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam giai đoạn 2010-2017 Đơn vị tính: Tỷ USD; % Nội dung 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 TTBQ KN XK cả nước 72,2 96,9 114,5 132,0 150,2 162,0 176,6 211,1 16,5 KN XK dệt may 12,5 15,0 16,3 20,0 22,6 25,3 26,8 29,5 13,1 XKDM/XK cả nước 17,3 15,4 14,2 15,0 15,0 15,6 15,1 14,0 Nguồn: Tổng Cục thống kê, Tổng Cục Hải quan năm 2017 2.1.1.2. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Chỉ số tốc độ tăng trưởng KNXK dệt may so với KNXK cả nước nhiều năm lớn hơn 1, năm 2017 chỉ số là 0,5. Sự giảm đi là do có những tác động chủ quan và khách quan, trong đó có các yếu tố như đầu tư, điều chỉnh chính sách, nguyên liệu đầu vào, và những biến động của TPP, hiện nay đã thay thế bằng CPTPP. 2.1.2. Phát triển thị trường xuất khẩu hàng dệt may 2.1.2.1. Cơ cấu thị trường Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì phát triển xuất khẩu vào các thị trường chiến lược như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và mở rộng các thị trường tiềm năng như ASEAN, Canada, NgaTrong những năm tới, việc tham gia CPTPP sẽ mở rộng thị phẩn tại các thị trường trong khối cũng như thúc đẩy các thị trường xuất khẩu khác. 2.1.2.2. Tốc độ tăng trưởng các thị trường Một số các thị trường có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may khá lớn như Đài Loan, Nga, Canada, tuy nhiên các thị trường này có tốc độ phát triển còn thấp, đây là các thị trường tiềm năng mà Việt Nam cần mở rộng xuất khẩu trong những năm tới. 2.1.2.3. Dịch chuyển cơ cấu thị trường Hệ số dịch chuyển thị trường của các thị trường xuất khẩu lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản có hệ số gần bằng 1 và lớn hơn 1 chứng tỏ có sự dịch chuyển tăng lên về kim ngạch xuất khẩu tại các thị trường này, tuy nhiên mức độ tăng còn thấp. Tiếp đến hai thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc, một số các thị trường có tiềm năng để xuất khẩu hàng dệt may như ASEAN, Canada, Nga 2.1.3. Cơ cấu thị trường các nước CPTPP Sau khi Hoa Kỳ rút ra khỏi TPP và ký kết CPTPP gồm 11 nước trong đó có Việt Nam. Việt Nam đã xuất khẩu hàng dệt may sang 8 nước, còn lại 2 nước chưa xuất khẩu là Brunei và Peru, cơ cấu xuất khẩu sang thị trường các nước CPTPP chiếm tỉ trọng khoảng 14% đến 16% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang CPTPP giai đoạn 2011 - 2017 Đơn vị: Triệu USD; % Tên nước 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng KNXK gđ 2011-2017 TTBQ gđ 2011-2017 Chile 21,72 27,61 31,07 100,60 93,28 73,51 89,01 437,80 26,50 New Zealand 7,93 8,00 12,82 17,24 15,51 16,35 19,43 97,28 16,11 Singapore 29,50 33,64 41,29 50,22 67,69 73,98 87,98 384,30 19,97 Australia 52,54 68,57 90,19 132,10 142,79 170,59 173,23 830,01 21,99 Malaysia 88,69 76,87 89,91 103,33 123,22 138,12 91,65 711,79 0,55 Mexico 82,37 82,41 86,63 106,47 99,26 94,68 88,46 640,28 1,19 Canada 270,74 314,81 390,07 491,18 539,58 516,67 556,30 3.079,35 12,75 Nhật Bản 1.690,34 1.974,61 2.379,65 2.620,46 2.785,88 2.900,80 3.110,44 17.462,18 10,69 Tổng KNXK dệt may sang TPP 2.243,83 2.586,52 3.121,63 3.621,60 3.867,21 3.984.70 4.216,50 23.642,99 11,08 Tổng KNXK dệt may Việt Nam 15.034,40 16.311,30 20.041,35 22.618,81 25.341,65 26.817,87 29.505,39 155.670,77 Tỷ trọng KNXK dệt may sang TPP/Tổng KNXK dệt may VN 14,9 15,8 15,6 16,0 15,3 14,8 14,3 15,2 Nguồn: Số liệu của Tổng cục Hải quan và tính toán của tác giả 2.1.4. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường CPTPP Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam không đều, năm 2017 kim ngạch xuất khẩu dệt may tăng 10%. CPTPP đã mở ra những triển vọng mới tác động tới sự phát triển dệt may Việt Nam trong giai đoạn tới. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang CPTPP 2.1.5. So sánh cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang CPTPP trước và hiện nay Cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang khối CPTPP trước và hiện nay có sự khác biệt rất lớn kể từ khi Hoa Kỳ rút khỏi và CPTPP được thay thế cho TPP. Có sự dịch chuyển cơ cấu thị trường xuất khẩu một cách rõ rệt khi Hoa Kỳ rút ra khỏi CPTPP, khi có Hoa Kỳ xuất khẩu dệt may sang CPTPP chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam, hiện nay chỉ còn 15%. 2.1.6. Phát triển mặt hàng dệt may 2.1.6.1. Cơ cấu các mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam Các mặt hàng và nguyên liệu dệt may xuất khẩu của Việt Nam theo mã HS rất đa dạng và phong phú đáp ứng được nhiều phân khúc thị trường thế giới, trong đó quần áo, hàng may mặc, hàng phụ trợ và các mặt hàng dệt hoàn thiện (Nhóm mặt hàng mã HS 61, HS 62, HS 63) chiếm hầu hết trong tổng số các mặt hàng dệt may xuất khẩu. Cơ cấu các mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam theo mã HS 2.1.6.2. Tốc độ tăng trưởng và dịch chuyển cơ cấu mặt hàng dệt may Trong những năm vừa qua, mặt hàng may mặc có tốc độ tăng trưởng trung bình so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dệt may cả nước. Mặt hàng dệt có chỉ số tăng trưởng rất thấp. Quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu vẫn còn chậm. Với nguồn nguyên liệu vải, dệt phong phú, hàng dệt may xuất khẩu sẽ giảm dần hình thức gia công, tăng lên các sản phẩm được sản xuất và thiết kế, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng tích cực trong xuất khẩu. 2.1.4. Lợi thế so sánh thể hiện (RCA) hàng dệt may xuất khẩu 1<RCAhd<2,5 (RCAhd có chỉ số từ 1,12 đến 2,19 trong các năm 2011 đến 2015): Hàng dệt xuất khẩu của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh thể hiện nhưng còn thấp. RCAhm>2,5 (RCAhm có chỉ số từ 5,29 đến 6,17 trong các năm 2011 đến 2015): Hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh thể hiện khá cao. Từ việc phân tích RCA hàng dệt may của Việt Nam, thấy rằng mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới, đặc biệt là sản phẩm may mặc. 2.1.5. Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu (ES) hàng dệt may Chỉ số ES cho thấy khả năng xuất khẩu hàng dệt may từ Việt Nam sang các thị trường chính và thị trường các nước CPTPP có thể mang lại hiệu quả cao. ES giữa Việt Nam và các nước đều lớn hơn 1 và có chỉ số tương đối cao. Chỉ số ES giúp Việt Nam duy trì giá trị kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường xuất khẩu lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức và các thị trường trong CPTPP như Nhật Bản, Canada, Malaysia, Singapore, Mexico 2.1.6. Chỉ số thương mại nội ngành (IIT) hàng dệt may xuất khẩu Mặc dù chỉ số thương mại nội ngành (IIT) giữa Việt Nam và Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan khá cao nhưng trong xuất khẩu, mặt hàng dệt may Việt Nam cũng có sự cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm dệt may tại các nước này về giá cả hay chất lượng sản phẩm. Đây cũng là một khó khăn đối với hàng dệt may của Việt Nam trong việc giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu. Với các nước CPTPP như Nhật Bản, Canada, Australiacó chỉ số IIT thấp hơn 1, do vậy đây là những cơ hội để mở rộng xuất khẩu tới các thị trường này khi CPTPP thực thi. 2.2. Thực trạng các yếu tố tác động đến phát triển xuất khẩu dệt may 2.2.1. Các yếu tố thuộc môi trường quốc tế - Sự cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới - Chính sách của nước nhập khẩu và các quy định quốc tế đối với hàng dệt may xuất khẩu - Các yếu tố kinh tế quốc tế - Sự phát triển khoa học công nghệ - Việc tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) 2.2.2. Yếu tố vĩ mô 2.2.2.1. Chính sách hội nhập Thực hiện chính sách hội nhập giúp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng dệt may nói riêng. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ gây khó khăn cho việc thực hiện cam kết, chưa hình thành kế hoạch dài hạn và lộ trình hợp lý khi thực hiện các cam kết nên chưa tận dụng được tối đa những cơ hội mang lại từ các FTA đối với xuất khẩu hàng dệt may trong đó có CPTPP. 2.2.2.2. Chính sách phát triển hạ tầng Chính phủ Việt Nam đã đưa ra rất nhiều các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng cũng như phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành dệt may nhằm thúc đẩy sản xuất và phát triển xuất khẩu hàng dệt may. Các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ trong đó có công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may hiệu lực thực thi chưa cao, chưa đi vào thực tế. 2.2.2.3. Chính sách đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về môi trường và tiêu chuẩn lao động Chính phủ đã quản lý và điều chỉnh các quy định về môi trường và lao động qua một số chính sách đã được ban hành. Các chính sách cho thấy phát triển ngành dệt may phải gắn với bảo vệ môi trường. Phát triển các khu, cụm công nghiệp sợi dệt nhuộm tập trung để tạo điều kiện xử lý môi trường. Việc tổ chức thực hiện kỹ thuật an toàn lao động, hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trong ngành dệt may chưa có sự quy định rõ trách nhiệm của các ban, ngành có liên quan. 2.2.2.4. Chính sách thị trường và xúc tiến xuất khẩu Các chính sách đã ban hành và thực hiện nhằm mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, chính sách xúc tiến tạo điều kiện thâm nhập và tiếp cận thị trường, phát triển thị trường xuất khẩu, từ đó thúc đẩy phát triển xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng dệt may nói riêng 2.2.2.5. Chính sách mặt hàng và thương nhân Các chính sách khuyến khích mặt hàng và thương nhân kinh doanh xuất nhập khẩu trong đó có xuất khẩu hàng dệt may đã đưa ra định hướng phát triển xuất khẩu theo mô hình tăng trưởng bền vững và hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu. Các thương nhân trong đó có các thương nhân trong lĩnh vực dệt may thuộc mọi thành phần kinh tế được quyền trực tiếp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. 2.2.3. Năng lực của doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam 2.2.3.1. Nguồn cung nguyên vật liệu của các doanh nghiệp Nguồn nguyên liệu bông, xơ và sợi Hiện nay, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sử dụng khoảng 600 nghìn tấn bông tự nhiên, 400 nghìn tấn xơ các loại mỗi năm. Do việc sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất nên hàng năm phải nhập khẩu 90% tổng nhu cầu bông, xơ các loại. Dệt, nhuộm và hoàn tất Điểm bất hợp lý lớn nhất trong quy trình sản xuất hàng dệt may xuất khẩu tại các doanh nghiệp là ở khâu sợi, dệt, nhuộm bởi chủng loại, chất lượng vải của của các doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của hàng may mặc xuất khẩu. 2.2.3.2. Chuyển đổi từ gia công sang sản xuất trực tiếp Các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm may mặc của Việt Nam hiện nay vẫn đang chủ yếu sản xuất theo phương thức gia công đơn giản. Tỷ lệ xuất khẩu các sản phẩm may mặc theo phương thức OEM/FOB (phương thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm), ODM (phương thức bao gồm cả sản xuất và thiết kế), OBM (phương thức sản xuất có thương hiệu riêng) còn thấp. 2.2.3.3. Năng lực cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Sức cạnh tranh của hàng dệt may: Việt Nam có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới, mức độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt đứng thứ 26, mặt hàng may mặc đứng thứ 10 trên thị trường thế giới đáp ứng lượng lớn nhu cầutiêu dùng và thị phần xuất khẩu. Cạnh tranh về giá xuất khẩu so với một số nước: Giá của hàng dệt may luôn có sự thay đổi theo cung cầu về mặt hàng dệt may trên thị trường thế giới. 2.2.3.4. Phát triển thị trường và thương hiệu xuất khẩu hàng dệt may Hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phụ thuộc vào các các nhà sản xuất khu vực. Các doanh nghiệp chưa nắm được các khâu ở thượng nguồn để chủ động trong hoạt động sản xuất với các mẫu thiết kế và thương hiệu riêng thì các sản phẩm dệt may vẫn khó có thể xâm nhập được tới các thị trường xuất khẩu tiềm năng là các nước phát triển. 2.2.3.5. Nguồn nhân lực Ngành dệt may hiện có khoảng 2,5 triệu lao động, với số lượng tăng lên đáng kể qua các năm. Tuy nhiên chất lượng lao động tại các doanh nghiệp dệt may chưa cao, khả năng đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Đội ngũ nhân công chưa được đào tạo chuyên ngành chiếm tỉ lệ cao, chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng giao tiếp, tìm kiếm đối tác, đặc biệt đối với các vị trí quản lý. 2.3. Đánh giá thực trạng phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 2.3.1. Một số thành công đối với phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam Một là, Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tăng cao qua các năm. Hai là, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu phong phú, đa dạng. Ba là, chuyển dịch cơ cấu mặt hàng và cơ cấu thị trường theo hướng tích cực. Bốn là, nâng cao năng lực cạnh tranh về giá. Năm là, phát triển xuất khẩu dệt may cả về chiều rộng và chiều sâu. Sáu là, nguồn lao động trong ngành dệt may cũng sẽ ảnh hưởng theo chiều hướng tích cực. 2.3.2. Những hạn chế của ngành dệt may Việt Nam Thứ nhất, thiếu hụt nguyên liệu đầu vào và khâu dệt, nhuộm còn yếu Thứ hai, cơ sở hạ tầng, công nghệ kỹ thuật và công nghiệp hỗ trợ trong ngành dệt may chưa phát triển Thứ ba, xuất khẩu hàng dệt may chủ yếu là hình thức gia công Thứ tư, nguồn nhân công chưa qua đào tạo và có tay nghề thấp chiếm tỉ lệ cao Thứ năm, đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may còn thấp Thứ sáu, các chính sách, quy định liên quan đến các nước nhập khẩu Thứ bảy, sự khác biệt về văn hóa, tập quán giữa Việt Nam và các nước 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế Nguyên nhân từ phía Nhà nước: Hệ thống các chính sách thông qua các quyết định, nghị định, thông tư chưa đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ và hiệu lực thực thi chưa cao; Các chính sách ban hành chủ yếu mới chỉ tập trung phát triển xuất khẩu theo chiều rộng mà chưa chú trọng đến việc nâng cao giá trị gia tăng trong xuất khẩu Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp: Các doanh nghiệp dệt may hiện nay còn hạn chế về quy mô sản xuất, chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, năng suất chưa cao; Các doanh nghiệp chưa tìm hiểu, tiếp cận đầy đủ các chính sách của nhà nước trong sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may; Rất nhiều các doanh nghiệp dệt may chưa đáp ứng nguồn cung về nguyên vật liệu và phương thức xuất khẩu chủ yếu là gia công CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM KHI THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP) 3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 3.1.1. Bối cảnh quốc tế 3.1.1.1. Xu thế phát triển ngành dệt may trên thế giới Trong thời gian qua, xu thế toàn cầu hóa ngành dệt may thể hiện thông qua việc hình thành chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Với nhiều diễn biến chung trên thế giới, năm 2017 xuất hiện những vấn đề được cả thế giới quan tâm trong đó nổi lên là chủ nghĩa dân tộc gắn với chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Xu hướng này được bắt đầu từ khi tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nhậm chức với rất nhiều sắc lệnh không ủng hộ các Hiệp định thương mại tự do trong đó có việc rút khỏi CPTPP. 3.1.1.2. Xu hướng thay đổi nhu cầu tiêu dùng hàng dệt may thế giới Quy mô và cơ cấu tuổi tác của người dân là một trong những yếu tố cơ bản quyết định lượng chi tiêu cho nhu cầu may mặc. Đối với phân khúc thị trường theo loại hình hoạt động, tùy theo phong tục tập quán, thị hiếu của từng quốc gia mà nhu cầu về các loại trang phục sẽ khác nhau. Ngoài ra, còn theo quan niệm thời trang và phong cách sống, thu nhập của người tiêu dùng từng quốc gia. 3.1.2. Bối cảnh trong nước Hiện nay, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011-2020 nêu rõ mục tiêu tổng quát phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; Quyết định số 3218/QĐ-BCT ngày 11 tháng 4 năm 2014 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. CPTPP là một Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới động lớn tới ngành dệt may, tạo ra môi trường để phát triển xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. 3.2. Một số cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng dệt may khi tham gia CPTPP 3.2.1. Khái quát về Hiệp định CPTPP 3.2.1.1. Diễn biến của CPTPP Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có nguồn gốc từ Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương, một Hiệp định thương mại tự do được ký kết ngày 3/6/2005, có hiệu lực từ 28/5/2006 giữa 4 nước Singapore, Chile, New Zealand, Brunei (gọi tắt là P4). Tháng 8/2008, Hoa Kỳ tham gia đàm phán P4 mở rộng. Tháng 11/2010 Việt nam tham gia đàm phán, từ thời điểm này, đàm phán P4 mở rộng được đặt tên lại là đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm Donald Trump sau khi nhậm chức vào tháng 01/2017 đã quyết định về việc Hoa Kỳ rút khỏi TPP. TPP đã rơi vào tình thế khó khăn sau khi Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi thoả thuận thương mại mang tính quan trọng này. Ngày 11/11/2017, 11 nước thành viên đã thống nhất đổi tên Hiệp định TPP thành CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương). Ngày 09/3/2018, CPTPP chính thức được ký kết. CPTPP dự kiến có tính khả thi và toàn diện cao hơn, CPTPP vẫn giữ nguyên các nội dung của TPP cũ nhưng cho phép một số các nước thành viên tạm hoãn các nghĩa vụ. CPTPP là toàn diện, cân bằng lợi ích các nước thành viên. 3.2.1.2. Một số nội dung của CPTPP có liên quan đến xuất khẩu hàng dệt may Quy định về thuế quan: Theo quy định trong CPTPP, cắt giảm thuế về 0% sẽ theo lộ trình khác nhau với các nhóm mặt hàng bao gồm 03 nhóm: Nhóm loại bỏ thuế ngay sau khi CPTPP có hiệu lực; Nhóm loại bỏ thuế theo lộ trình 5 năm (giảm dần trong vòng 5 năm kể từ khi CPTPP có hiệu lực) và nhóm nhạy cảm (giảm thuế vào thời điểm CPTPP có hiệu lực, sau đó giữ nguyên mức thuế và xóa bỏ sau từ 10 đến 15 năm). Phân loại hàng dệt may theo mã HS bao gồm các chương HS 50 đến 63 sẽ cho miễn thuế đối với mặt hàng có nguồn nguyên liệu, được cắt, may hoặc lắp ráp trong nội khối CPTPP và đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan theo quy định của CPTPP. Quy định về quy tắc xuất xứ: Trong các điều khoản của CPTPP quy định 90 đến 95% các sản phẩm sẽ được cắt giảm thuế quan về 0%, để hưởng mức thuế quan ưu đãi đó, hàng dệt may buộc phải đáp ứng quy tắc xuất xứ nội khối. CPTPP có những quy định rất chặt chẽ về hàm lượng giá trị khu vực, tức là sản phẩm phải đạt tỷ lệ nội địa hóa từ 55% tổng giá trị trở lên. CPTPP đã quy định về danh mục nguồn cung thiếu hụt, danh mục tạm thời, các sản phẩm dệt may sử dụng nguyên liệu trong danh mục này sẽ được áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Quy định về biện pháp tự vệ: Với quy định này, CPTPP cho phép nước nhập khẩu áp dụng biện pháp tự vệ, bao gồm tăng thuế suất đối với các mặt hàng của các Bên xuất khẩu.Sử dụng biện pháp tự vệ là cơ chế đảm bảo cho ngành dệt may của các nước nhập khẩu.Tuy nhiên, sẽ làm giảm lợi ích rất lớn từ những ưu đãi thuế quan. Quy định về lao động: Quy định về lao động trong CPTPP chủ yếu liên quan tới các cam kết về quyền lao động cơ bản để đưa ra các tiêu chuẩn lao động. Các nước khẳng định nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế). Để đáp ứng được các điều kiện quy định trong Hiệp định, cần phải có những giải pháp về đảm bảo an toàn lao động, đảm bảo về giờ lao động, lương cho nhân công trong ngành dệt may. Quy định về môi trường: Điều kiện môi trường đã nêu rõ các thỏa thuận môi trường đa phương, bảo vệ tầng Ozone, bảo vệ môi trường biển khỏi ô nhiễm từ tàu biển, các vấn đề về thủ tục, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, các cơ chế tự nguyện để Nâng cao biểu hiện môi trường, thương mại và đa dạng sinh học 3.2.2. Đặc điểm và dự báo xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường CPTPP 3.2.2.1. Đặc điểm xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường các nước CPTPP Trong giai đoạn 2011-2017, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang các nước CPTPP tăng trường bình quân 11,08%/năm, chiếm khoảng 14% đến 16% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may cả nước. Khi CPTPP thực thi, khu vực này sẽ trở thành thị trường xuất khẩu dệt may lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ đứng sau thị trường Hoa Kỳ. Trong CPTPP, Việt Nam chưa xuất khẩu hàng dệt may sang hai nước là Brunei và Peru. Hai thị trường xuất khẩu lớn là Nhật Bản và Canada. Một số

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtom_tat_luan_an_giai_phap_phat_trien_xuat_khau_hang_det_may.docx
Tài liệu liên quan