Tóm tắt Luận án Khuynh hướng hiện thực – trào lộng trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại

Một số hiện tượng nổi bật của tiếng cười trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng

Hiện tượng lố bịch, kệch cỡm của nhiều giới, nhiều ngành nghề được tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng thể hiện như những trò lố bịch, kệch cỡm, tạo tiếng cười đa âm sắc. Nhà văn lột tả những mảng màu tối, những hiện tượng nhức nhối của đời sống là thể hiện cái nhìn sắc nét có tính đột phá của khuynh hướng tiểu thuyết này. Nhiều tác phẩm đề cập đến hiện tượng tha hóa về nhân cách, đạo đức của những cán bộ đảng viên đang nắm giữ những trọng trách trong bộ máy công quyền. Các ngành nghề khác cũng có lắm cái để cười: y tế, giáo dục, công an,

Hiện tượng lợi dụng văn hóa tâm linh, mê tín dị đoan không thể thoát khỏi tiếng cười nhạo báng, phê phán của tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng. Hiện tượng này xuất hiện cùng với lối sống cơ hội, thực dụng, tha hóa của con người. Nhà văn dùng tiếng cười trào lộng làm phương tiện để công phá vào hiện tượng này như một thông điệp cảnh tỉnh là nếu không đổi mới triệt để thì con người sẽ lợi dụng nó để vụ lợi và hãm hại người khác.

Hiện tượng tràn lan các giá trị rởm về khoa học, văn hóa, văn học nghệ thuật là những chất liệu mới, sống động để tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng khám phá, thể hiện. Có thể thấy, hiện tượng này được các nhà văn khám phá từ nhiều góc độ để làm bật lên tiếng cười trào lộng đa sắc thái. Khi thể hiện hiện tượng này, nhà tiểu thuyết hướng người đọc suy ngẫm về thực trạng háo danh, thực dụng, dục vọng, quyền lực của con người trong đời sống hôm nay.

Hiện tượng nổi loạn của bản năng nhục thể được tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng thể hiện rõ nét qua yếu tố bản năng tính dục. Trong nhiều tác phẩm, hiện tượng này vừa đậm chất “Liêu trai”, vừa mang tính hình sự ly kỳ như chữa bệnh bằng phép thuật và tình dục; vợ chồng làm tình với nhau trên bờ đê trong đêm mưa; nhìn trộm thân thể phụ nữ; những đôi trai gái làm tình dưới gốc bưởi thiêng; do dục vọng thấp hèn mà loạn luân; lấy chỗ linh thiêng để làm nơi thỏa mãn lạc thú. Nhà văn trào lộng cách lợi dụng triết lý truyền thống để biện minh cho lối sống phóng đãng của giới trẻ, tình yêu trở thành xa xỉ và vô nghĩa, đến với tình yêu chỉ để thỏa mãn sự khát thèm tình dục với một thế giới ngổn ngang, trần trụi, khắc khoải, hàm ẩn một triết lý nhân sinh. Cơ chế thị trường đã làm cho không ít người biến sự kì diệu, thiêng liêng của tình yêu thành hàng hóa, cơ hội để vụ lợi, thỏa mãn dục tính, làm xói mòn giá trị đạo đức, đạo lý. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng thể hiện hiện tượng nổi loạn bản năng nhục thể bằng tiếng cười chế giễu, nhạo báng đối với những con người có lối sống khác thường, nghịch dị, bản năng trong cuộc sống hôm nay.

 

docx25 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Khuynh hướng hiện thực – trào lộng trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p trào lộng là những phương diện chủ đạo tạo nên nên khuynh hướng hiện thực – trào lộng trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Chúng tôi nhận thấy tiếng cười trào lộng có sự kế thừa và cách tân từ tiếng cười trào phúng của văn học truyền thống, như là một phương thức sáng tác phổ biến trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Tiểu kết Từ sau 1975, đặc biệt là từ 1986, trong xu thế chung của văn học Việt Nam đương đại, tiểu thuyết là thể loại phát triển mạnh mẽ và phát triển theo nhiều khuynh hướng tư tưởng và nghệ thuật khác nhau. Vấn đề nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam đương đại và các khuynh hướng vận động, phát triển của nó được giới nghiên cứu cũng như sáng tác đặc biệt quan tâm. Việc phân loại các khuynh hướng tiểu thuyết là một vấn đề phức tạp. Có nhiều cách phân loại khác nhau tùy thuộc góc nhìn, tiêu chí và dụng ý của người nghiên cứu. Từ góc nhìn và tiêu chí bút pháp nghệ thuật, có thể thấy, hiện thực – trào lộng là một khuynh hướng nổi trội trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Các khuynh hướng vận động, phát triển của tiểu thuyết Việt Nam đương đại trên tiến trình nghiên cứu đã có một bề dày phải ghi nhận. Riêng vấn đề cảm hứng trào lộng, bút pháp trào lộng, yếu tố trào lộng trong tiểu thuyết cũng đã có một số công trình và bài viết bàn đến. Đấy là những tiền tố quan trọng giúp tác giả luận án trên cơ sở quan sát, bao quát của mình (về tiểu thuyết Việt Nam đương đại) khẳng định có một khuynh hướng hiện thực – trào lộng trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến nay. Vấn đề là cần phải làm sáng tỏ nó bằng những khảo sát, phân tích, luận giải có cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn. Về lý thuyết về mối liên hệ giữa văn học và hiện thực, văn học là sự nhận thức, phản ánh hiện thực, cũng như lý thuyết về trào lộng, trào phúng và các loại hình, thể loại của văn học trào lộng, trào phúng cũng đã có nhiều công trình, bài viết chuyên sâu luận bàn. Những ý kiến xác đáng, tin cậy mang tính “lập thuyết” trên là cơ sở giúp tác giả luận án hệ thống hóa, xác lập cơ sở lý thuyết cho mình nhằm triển khai thực thi đề tài này. Chương 2 KHUYNH HƯỚNG HIỆN THỰC - TRÀO LỘNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 2.1. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại trong bối cảnh đổi mới văn học 2.1.1. Cơ sở xã hội – thẩm mỹ của sự đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại Từ sau 1986, tiểu thuyết khúc xạ rõ nhất diện mạo đời sống tinh thần, những biến đổi xã hội và thế giới tâm hồn của con người. Từ sau đổi mới, tiểu thuyết đã có những bước tiến đột phá về tư duy nghệ thuật thể loại, quan niệm nghệ thuật về con người, nghệ thuật trần thuật, gia tăng chất văn xuôi và chuyên chở nhiều thông điệp cảnh tỉnh con người. Hướng đến chân – thiện – mỹ, nhìn chân – thiện – mỹ trong một mối liên hệ gắn bó, thống nhất (thậm chí nhiều khi là đồng nhất) là một nét nổi bật, quán xuyến trong truyền thống thẫm mỹ của người Việt và văn học Việt. Truyền thống thẩm mỹ của văn học trào phúng, trào lộng dân tộc là khát vọng hướng về cái đẹp mang tinh thần của con người thời đại, đối tượng của văn học trong tiến trình đổi mới và tinh thần dân chủ là những cơ sở thẩm mỹ để tiểu thuyết viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng phát triển mạnh mẽ. 2.1.2. Bức tranh chung tiểu thuyết Việt Nam đương đại Từ 1975 đến 1985 là chặng đường khép lại một giai đoạn văn học và phôi thai một giai đoạn văn học mới. Trong mười năm này, tiểu thuyết còn vận động theo quán tính tư duy sử thi, đề tài chiến tranh giữ vai trò chủ yếu, mặc dù chưa tạo nên những chuyển đổi sâu rộng nhưng đang trong tâm thế khởi động cho sự đổi mới, cách tân sâu sắc ở những chặng tiếp theo. Từ sau 1986, tiểu thuyết Việt Nam đã có những bước đổi mới tư tưởng, quan điểm và tư duy nghệ thuật thể loại của chủ thể sáng tạo. Đội ngũ nhà văn viết tiểu thuyết ngày càng nhiều, số lượng tác phẩm ngày càng gia tăng, phong phú về nội dung và đa dạng về hình thức (bao hàm cả mảng sáng tác của cộng đồng người Việt ở hải ngoại). Sự góp mặt của những nhà văn ở hải ngoại đã làm giàu có thêm đời sống của thể loại, làm cho diện mạo tiểu thuyết Việt Nam đương đại thêm đa dạng, phong phú, cuộc sống và con người trong tiểu thuyết trở nên giàu sắc điệu và mang nhiều giá trị thẩm mỹ - xã hội mới. Đổi mới đã mở ra những ngả đường mới cho tiểu thuyết, một mặt kế thừa và phát huy những ưu việt của tiểu thuyết truyền thống, mặt khác tiếp thu và vận dụng linh hoạt, sáng tạo những kĩ thuật mới của tiểu thuyết hiện đại thế giới trên tinh thần dân tộc. 2.2. Nhận diện khuynh hướng hiện thực – trào lộng trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại 2.2.1. Những tiền đề cho sự xuất hiện các khuynh hướng trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại Trước hết là tính chất mở và trạng thái đang vận động, không đứng yên của tự thân thể loại tiểu thuyết là một tiền đề khiến cho tiểu thuyết có thể hình thành nhiều khuynh hướng khác nhau. Thứ hai, quá trình đổi mới quan niệm về nhà văn diễn ra trong tinh thần dân chủ, cá tính sáng tạo của nhà văn thể hiện ở việc họ có quyền viết những gì mà họ muốn và viết theo nhiều khuynh hướng nghệ thuật khác nhau. Thứ ba, tiểu thuyết đương đại chuyển từ tư duy nghệ thuật mang tính sử thi sang tư duy nghệ thuật mang tính thế sự, đời tư. Những vấn đề mang tính dự báo, dự cảm, hướng tới sự khơi mở và vun đắp những giá trị nhân bản mới về con người và cuộc sống. 2.2.2. Giới thuyết về tiếng cười trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại Tiếng cười trong văn học nói chung, tiểu thuyết nói riêng, dĩ nhiên được tạo ra từ cái hài. Cái hài xuất hiện và phổ biến trong tất cả các loại hình nghệ thuật đương đại, nó bao hàm ý nghĩa xã hội gắn liền với sự khẳng định lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp và là sự phê phán mang tính tích cực. Đặc trưng thể loại của tiểu thuyết là tính tự giễu nhại, tinh thần của tiểu thuyết là yếu tố trào tiếu. Tiếng cười trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại thể hiện cách nhìn, thái độ của nhà văn đối với hiện thực cuộc sống và con người, mang ý nghĩa phổ quát, thể hiện chiều sâu nhận thức xã hội – thẩm mỹ về các giá trị, cũng như thái độ và vị thế con người trong cuộc sống. 2.2.3. Một cái nhìn khái quát về tiếng cười trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng Tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng đề cập đến mọi tầng vỉa của cuộc sống, nhận thấy sự sai lầm của quan niệm giản đơn về con người, phản ánh cái lạc hậu trong cung cách làm ăn và lề lối quản lý kinh tế, xã hội, những nhếch nhác, những lề thói cổ hủ, những con người tha hóa. Hiện thực đời sống xã hội từ sau đổi mới là nguồn nguyên liệu quý cho tiếng cười trong tiểu thuyết phát triển, vì nó có lắm cái để cười. Tiếng cười trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng là sự phản ứng và thể hiện thái độ của nhà văn trước xã hội với những gì đang diễn ra trong đời sống sinh động bằng cái nhìn cận cảnh. 2.3. Phạm vi nhận thức, phản ánh của tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng 2.3.1. Phạm vi nhận thức, phản ánh của tiểu thuyết hiện thực – trào phúng truyền thống Tiếng cười trong tiểu thuyết hiện thực (1930 – 1945) có khả năng khái quát và phương thức tư duy tổng hợp của các cây bút hiện thực, nhiều tác phẩm đạt đến đỉnh cao nghệ thuật, bức tranh hiện thực đời sống từ nông thôn đến thành thị được khắc họa chân thực, sâu sắc, đậm nét.. Quá trình vận động, phát triển của tiểu thuyết hiện thực – trào phúng đã phản ánh sâu sắc quy luật vận động chung của cả nền văn học dân tộc. Số đỏ đã cô đúc tất cả những vấn đề thời sự nóng bỏng, một thế giới nhân vật đại diện cho nhiều loại người, một bức tranh hoành tráng với hàng loạt tình tiết, tình huống hài hước và các bức hí họa độc đáo, sinh động. 2.3.2. Sự mở rộng phạm vi nhận thức, phản ánh của tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng Tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng có cái nhìn hiện thực khác trước, sâu sắc và thú vị hơn về những phần ẩn khuất, những miền tâm linh, những ẩn ức tâm lý với những số phận con người đầy tính bi hài (khám phá những vấn đề gai góc, vùng cấm, kiêng kị trước đó như cải cách ruộng đất, bản năng tính dục, những ngộ nhận, bệnh cuồng tín, tệ quan liêu tham nhũng, sự tha hóa về nhân cách) đã tạo nên những “vùng thẩm mĩ” mới trong khuynh hướng tiểu thuyết này. Sự mở rộng phạm vi nhận thức, phản ánh của tiểu thuyết gắn với những đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người với những phức tạp và bí ẩn của nó. 2.3.3. Đường hướng vận động và diện mạo của khuynh hướng tiểu thuyết hiện thực – trào lộng Việt Nam đương đại Từ sau 1975, tiểu thuyết đã có những dấu hiệu đổi mới, tuy chưa hình thành và phát triển thành một khuynh hướng nhưng đã xuất hiện yếu tố trào lộng trong nhiều tiểu thuyết. Từ sau 1986, tiểu thuyết càng phát triển mạnh, phát triển theo hướng tiếp cận sát với hiện thực đời sống. Đường hướng vận động và phát triển của khuynh hướng hiện thực – trào lộng diễn ra trong bối cảnh ấy nên diện mạo của nó càng trở nên độc đáo, sắc nét. Tiểu thuyết hiện thực – trào lộng có đường hướng vận động ngày càng rõ nét và phát triển ngày càng mạnh mẽ, trở thành một khuynh hướng nghệ thuật nổi trội trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Từ sau đổi mới, bức tranh tiểu thuyết Việt Nam (bao hàm cả ở trong nước và hải ngoại) là sản phẩm nghệ thuật của nhiều thế hệ cầm bút viết theo nhiều khuynh hướng khác nhau. Số lượng nhà văn chú trọng lấy tiếng cười làm phương thức chủ đạo để nhận thức, khám phá hiện thực ngày càng gia tăng. Về chất lượng, tiểu thuyết là thể loại tạo nên những hiện tượng và dư chấn trên văn đàn đương đại, trong đó có sự góp mặt không nhỏ của khuynh hướng hiện thực – trào lộng. Tiểu kết Những nỗ lực cách tân, đổi mới, lạ hóa là đòi hỏi sống còn của văn học nghệ thuật. Sự đa dạng trong cách thức xử lý chất liệu hiện thực của nhà văn đã tạo nên sự phong phú về khuynh hướng sáng tác, trong đó, hiện thực – trào lộng là khuynh hướng tiểu thuyết đã tạo ra nhiều giá trị mới. Bằng tiếng cười trào lộng, nhiều nhà văn đã mạnh dạn thể hiện những mặt trái của hiện thực đời sống thời đổi mới, đi sâu khám phá bản chất bên trong con người, khơi gợi ra những hạn chế mà không phải lúc nào con người cũng đủ tỉnh táo và bản lĩnh để nhận thấy được. Đường hướng vận động và diện mạo của tiểu thuyết đã tạo được niềm tin cho người đọc bởi những giá trị xã hội – thẩm mỹ sâu rộng của tiếng cười. Với ưu thế riêng của mình, tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng có khả năng nhận thức, phản ánh hiện thực đầy đủ và sâu sắc nhất, đưa người đọc đứng trên những tầng bậc cao nhất để có cái nhìn khái quát về cuộc sống hôm nay. Chương 3 CON NGƯỜI VÀ THẾ GIỚI HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI VIẾT THEO KHUYNH HƯỚNG HIỆN THỰC - TRÀO LỘNG 3.1. Con người trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực - trào lộng 3.1.1. Nhìn chung về con người trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực - trào lộng Từ sau đổi mới, hành trình nhận thức về cái tôi và kiếm tìm bản thể của con người là một khám phá mới của tiểu thuyết hiện thực – trào lộng. Con người trong tiểu thuyết hôm nay đang thoát khỏi kiếp “manơcanh” trước đây và đang tự làm một cuộc tìm kiếm chính mình, tự soi tỏ và tự khám phá cái bản ngã, tâm linh của mình. Tiểu thuyết không hề hạ thấp nhân phẩm người, mà đây là những thử thách trong quá trình đổi mới và đặt ra một vấn đề nghiêm túc là nếu không có một lối tư duy mới phù hợp với sự phát triển của thời đại. Cơ chế thị trường đưa đến một lối sống cạnh tranh vô chính phủ, lối sống chụp giật hoặc thực dụng, lấy đồng tiền làm thước đo mọi giá trị. Những vấn đề này được tiểu thuyết hiện thực – trào lộng thể hiện rõ nét qua nhiều tác phẩm. Tấn bi hài kịch của việc kiếm tiền bằng thủ đoạn, bất chấp luật pháp và đạo lý là mù quáng, tiếp tay cho cái xấu hoành hành, là đồng lõa với tội ác. 3.1.2. Các dạng thái con người và đặc điểm Con người nổi loạn bản năng, dục vọng trong tiểu thuyết xuất hiện không biết bao nhiêu mâu thuẫn về ý thức, hành vi và lối sống của con người. Bằng nghệ thuật trần thuật đa điểm nhìn, tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng thể hiện sự đa dạng và phức tạp về con người, dung nạp và chuyển hóa lẫn nhau giữa cái cao cả với cái thấp hèn, cái thiện với cái ác, cái bi với cái hài... Con người “tâm linh” cuồng tín, huyễn hoặc trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng được thể hiện với những tọa độ ứng xử và chiều kích khác nhau trong đời sống (lợi dụng tâm linh để trục lợi như dùng phép thuật, ngoại cảm, lễ bái) một cách cuồng tín. Cơ chế thị trường đã biến thiên nhiên, thần thánh, hoa thơm bướm đẹp, phong tục, tập quán thành hàng hóa và tất cả đều quy đổi bằng tiền, người có chức càng to thì niềm tin vào “tâm linh” càng lớn, cần cù lễ tế cúng bái, có những kẻ cướp trước khi đi hành sự cũng lên chùa thành tâm xin Phật phù hộ Con người giáo điều, ngộ nhận được tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng thể hiện sâu sắc, làm bật lên tiếng cười trào lộng đa âm sắc. Nó có tác dụng mở rộng khái niệm hiện thực, và là một cách để nhà văn đối thoại với cuộc sống hôm nay. Con người tha hóa, trác táng hồi sinh trở lại và xuất hiện ngày càng nhiều trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng. Nhà văn đặt nó ở trạng thái đối diện với cuộc sống và khám phá nó từ nhiều chiều kích khác nhau. Việc phản ánh con người tha hóa, trác táng là thể hiện quan niệm đa chiều về con người và cuộc sống hôm nay. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng nhìn con người không trùng khít với lịch sử và các bình diện xã hội. Nhà văn đặt nó ở trạng thái đối diện với cuộc sống và khám phá nó từ nhiều chiều kích khác nhau. Việc phản ánh con người tha hóa, trác táng là thể hiện quan niệm đa chiều về con người của tiểu thuyết viết theo khuynh hướng này. 3.2. Thế giới hiện tượng đời sống trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng 3.2.1. Cái nhìn khái quát về thế giới hiện tượng trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng Thế giới hiện tượng trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng thể hiện sự đa dạng và phức tạp của cuộc sống từ sau đổi mới. Trong tiểu thuyết, nhiều giá trị của con người trước đây được thay thế bằng những hệ giá trị mới, từ đó, sản sinh ra những con người khác trước và được tiểu thuyết thể hiện ở những phương diện mới. Thế giới hiện tượng đời sống trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng đã xuất hiện những hệ giá trị nhân bản mới với con người như nó vốn có (đời thường, trần tục, không hoàn hảo, khát vọng kiếm tìm bản thể và số phận cá nhân trong cõi nhân sinh). 3.2.2. Một số hiện tượng nổi bật của tiếng cười trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng Hiện tượng lố bịch, kệch cỡm của nhiều giới, nhiều ngành nghề được tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng thể hiện như những trò lố bịch, kệch cỡm, tạo tiếng cười đa âm sắc. Nhà văn lột tả những mảng màu tối, những hiện tượng nhức nhối của đời sống là thể hiện cái nhìn sắc nét có tính đột phá của khuynh hướng tiểu thuyết này. Nhiều tác phẩm đề cập đến hiện tượng tha hóa về nhân cách, đạo đức của những cán bộ đảng viên đang nắm giữ những trọng trách trong bộ máy công quyền. Các ngành nghề khác cũng có lắm cái để cười: y tế, giáo dục, công an, Hiện tượng lợi dụng văn hóa tâm linh, mê tín dị đoan không thể thoát khỏi tiếng cười nhạo báng, phê phán của tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng. Hiện tượng này xuất hiện cùng với lối sống cơ hội, thực dụng, tha hóa của con người. Nhà văn dùng tiếng cười trào lộng làm phương tiện để công phá vào hiện tượng này như một thông điệp cảnh tỉnh là nếu không đổi mới triệt để thì con người sẽ lợi dụng nó để vụ lợi và hãm hại người khác. Hiện tượng tràn lan các giá trị rởm về khoa học, văn hóa, văn học nghệ thuật là những chất liệu mới, sống động để tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng khám phá, thể hiện. Có thể thấy, hiện tượng này được các nhà văn khám phá từ nhiều góc độ để làm bật lên tiếng cười trào lộng đa sắc thái. Khi thể hiện hiện tượng này, nhà tiểu thuyết hướng người đọc suy ngẫm về thực trạng háo danh, thực dụng, dục vọng, quyền lực của con người trong đời sống hôm nay. Hiện tượng nổi loạn của bản năng nhục thể được tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng thể hiện rõ nét qua yếu tố bản năng tính dục. Trong nhiều tác phẩm, hiện tượng này vừa đậm chất “Liêu trai”, vừa mang tính hình sự ly kỳ như chữa bệnh bằng phép thuật và tình dục; vợ chồng làm tình với nhau trên bờ đê trong đêm mưa; nhìn trộm thân thể phụ nữ; những đôi trai gái làm tình dưới gốc bưởi thiêng; do dục vọng thấp hèn mà loạn luân; lấy chỗ linh thiêng để làm nơi thỏa mãn lạc thú. Nhà văn trào lộng cách lợi dụng triết lý truyền thống để biện minh cho lối sống phóng đãng của giới trẻ, tình yêu trở thành xa xỉ và vô nghĩa, đến với tình yêu chỉ để thỏa mãn sự khát thèm tình dục với một thế giới ngổn ngang, trần trụi, khắc khoải, hàm ẩn một triết lý nhân sinh. Cơ chế thị trường đã làm cho không ít người biến sự kì diệu, thiêng liêng của tình yêu thành hàng hóa, cơ hội để vụ lợi, thỏa mãn dục tính, làm xói mòn giá trị đạo đức, đạo lý. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng thể hiện hiện tượng nổi loạn bản năng nhục thể bằng tiếng cười chế giễu, nhạo báng đối với những con người có lối sống khác thường, nghịch dị, bản năng trong cuộc sống hôm nay. 3.2.2.5. Hiện tượng bành trướng của tư tưởng họ hàng, dòng tộc Hiện tượng bành trướng của tư tưởng họ hàng, dòng tộc trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng đem đến cho người đọc những nhận thức mới về cuộc sống nông thôn hôm nay. Không ít tác phẩm khám phá những xung đột gay gắt, chồng chéo giữa các dòng họ với đủ cảnh bon chen, thủ đoạn để tranh giành một chỗ ngồi, một chỗ đứng dù nhỏ nhoi nhất; có xúi bẩy, kích động, ném đá giấu tay; cũng cười xả lả chạm cốc nhưng trong bụng thầm rủa mày chết đi cho đỡ vướng mắt tao. Nhiều tác phẩm thể hiện những phần tử tiêu cực, bảo thủ, liên kết nắm giữ quyền lực trong bộ máy công quyền. Những con người này không từ bất kỳ một thủ đoạn nào để chiếm đoạt quyền lợi, thao túng quyền lực và đưa người của dòng họ vào bộ máy nhà nước. Chất liệu trong tác phẩm ngồn ngộn chất sống, ta có thể bắt gặp nó ở mọi vùng miền của đất nước với những cảnh vật và con người vẫn còn nguyên sơ ở ngoài đời. Hiện tượng bành trướng của tư tưởng họ hàng, dòng tộc được tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng thể hiện dưới cái nhìn đa chiều, đa tầng về đời sống và con người ở nông thôn trong những năm đầu đổi mới. Tiếng cười trào lộng đa âm sắc được thể hiện trong không ít tiểu thuyết viết theo khuynh hướng này với nghệ thuật trần thuật đa điểm nhìn, những cách nhận thức và xử lý chất liệu hiện thực khác nhau về nông thôn sâu sắc, không trùng lắp. Bức tranh nông thôn Việt Nam từ sau đổi mới, vì thế, trở nên ngổn ngang, chân thực, sống động với những đường nét phức điệu, những gam màu sáng, tối phối kết với nhau trong từng tác phẩm. Tiểu kết Từ sau 1986, tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng thể hiện rõ nét bức tranh đời sống xã hội đang diễn ra đầy biến động và phức tạp. Nhà tiểu thuyết nhận thức và phản ánh cuộc sống qua những trạng thái tinh thần của con người trong hành trình đi tìm ý nghĩa đích thực của cuộc sống bằng tiếng cười đa âm sắc với nhiều giá trị thẩm mỹ mới. Tiếng cười làm cho người ta ý thức rõ hơn về đời sống, không phải là sự hòa giải với đời sống mà để rồi từ đó quyết tâm cải thiện nó. Khi chọn giọng điệu trào lộng, hài hước, giễu nhại nhà tiểu thuyết có điều kiện hơn trong lựa việc chọn điểm nhìn trần thuật, trong cách nhận thức và xử lý chất liệu hiện thực. Với ưu thế là thể loại quy mô, có khả năng lớn trong việc phản ánh hiện thực, tiểu thuyết đã mở rộng phạm vi nhận thức, thể hiện cuộc sống. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng dường như không bỏ sót bất cứ đối tượng nào hàm chứa trong mình nó mâu thuẫn của cái hài từ con người cho đến các hiện tượng trong đời sống lịch sử – văn hóa – xã hội. Con người hôm nay không chỉ có những nỗi đau ẩn giấu, những biến đổi khó lường, mà còn bất khả tri, khó phân định. Nguyên nhân của nó không chỉ do tác động và chi phối bởi hoàn cảnh sống mà còn do chính sự biến đổi ngay trong mầm móng ý thức của mỗi cá nhân con người. Đây là một trong những yếu tố làm cho tiếng cười trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng phong phú có giọng điệu đa thanh, đa âm sắc và mang những ý nghĩa xã hội – thẩm mỹ mới. Chương 4 THI PHÁP THỂ LOẠI CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI VIẾT THEO KHUYNH HƯỚNG HIỆN THỰC - TRÀO LỘNG 4.1. Những nét chính về thi pháp thể loại của tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng 4.1.1. Mở rộng khả năng công phá của tiếng cười, dùng tiếng cười như phương thức chủ đạo để nhận thức đời sống Trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng, tiếng cười trở thành phương tiện chủ đạo để phản ánh hiện thực. Nhà văn “dám hướng tiếng cười nhạo báng, “đưa ma”, làm “trúc nhào thần tượng” nhiều đối tượng, nhiều vùng khác nhau. Nhiều tác phẩm đạt đến quái kiệt về việc thể hiện những mặt trái, góc khuất của cuộc sống hôm nay, làm bật lên tiếng cười trào lộng từ những cao trào. Có khi nhà văn đem cái khuyết điểm của mình ra để tự giễu với bạn đọc, giễu cảnh đời trớ trêu, giễu con người háo danh, cơ hội, trong đó có bản thân mình. Nhiều tiểu thuyết sử dụng chất giễu nhại hiện đại phối kết với chất trào tiếu dân gian, tạo nên sự va đập giữa một thế giới văn hóa với một thế giới lố bịch... Tiểu thuyết hiện thực – trào lộng dĩ nhiên phải lấy tiếng cười làm phương tiện chủ đạo để nhận thức và phản ánh hiện thực, đem những trị biểu cảm và ý nghĩa xã hội – thẩm mỹ mới. 4.1.2. Gia tăng chất văn xuôi dị hợm, quái đản Tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng có nhiều đổi mới về hình thái và giọng điệu trần thuật. Sự gia tăng chất văn xuôi dị hợm, quái đản nhằm sử dụng tiếng cười làm phương tiện phản ánh chủ đạo là một bước tiến đột phá trong tiến trình đổi mới thể loại. Chất văn xuôi trong tiểu thuyết viết theo khuynh hướng này thể hiện qua việc mô tả hành vi, lời ăn tiếng nói tạo ra cái hài. Nhân vật luôn đặt trong những mâu thuẫn tạo ra tiếng cười trào lộng, người đọc liên tưởng để liên kết chúng lại và đoán định ra các ý nghĩa xã hội – thẩm mỹ. Trong tác phẩm, tư tưởng và tình cảm, nhận thức và xúc cảm luôn vận động cùng với sự vận động của mâu thuẫn tạo ra cái hài. Sự gia tăng chất văn xuôi dị hợm, quái đản trong tiểu thuyết là dấu hiệu về sự phát triển một loại cảm giác mới của con người trước cuộc sống mới. 4.1.3. Sự pha trộn thể loại nhằm tạo tiếng cười trào lộng Tiểu thuyết là thể loại có khả năng lưu giữ hình ảnh lịch sử và dung nạp nhiều thể loại văn học nghệ thuật khác vào mình nó. Nhiều nhà văn đã sử dụng kỹ thuật điện ảnh để tạo nên một cấu trúc với những thủ pháp lắp ghép, đồng hiện, phối cảnh, nó hấp dẫn người xem bằng trực giác. Nhà tiểu thuyết khi viết rất chú ý đến nhịp điệu văn xuôi, vì nó có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức tác phẩm. Sự hỗn dung thể loại làm cho tác phẩm có cấu trúc đa tuyến linh hoạt, làm cho hình tượng đạt tới khái quát cao nhất trong một cấu trúc hợp lý. Nhiều tác phẩm vận dụng nhiều loại nghệ thuật khác nhau như chuyện tiếu lâm dân gian, thơ dân gian, âm nhạc, bức thư, các bài báo mang tính thông tấn, thời sự như là một hình thức chuyển kênh nhằm đa dạng hóa phương thức trần thuật, mở ra một lối đi mới cho tiểu thuyết trên nhiều phương diện, trong đó có sự dung nạp nhiều thể loại văn học nghệ thuật khác vào mình. 4.2. Một số kiểu nhân vật và thủ pháp xây dựng nhân vật của tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng 4.2.1. Một số kiểu nhân vật nổi bật Kiểu nhân vật phản tỉnh, tự trào trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại viết theo khuynh hướng hiện thực – trào lộng tạo tiếng cười tự ý thức về bản thân mình, nó giúp con người nhận ra chính mình với một thái độ tỉnh táo. Tiếng cười phản tỉnh, tự trào biểu lộ một tự sự nhận thức cao, nó hướng đến những thói tật của co

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtom_tat_luan_an_khuynh_huong_hien_thuc_trao_long_trong_tieu.docx
Tài liệu liên quan