Tóm tắt Luận án Kiểm soát thu nhập của người nộp thuế trong quá trình thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam

Chương 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ PHÁP LUẬT VỀ

KIỂM SOÁT THU NHẬP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

2.1. Những vấn đề lý luận về kiểm soát thu nhập của người nộp thuế thu nhập cá nhân

2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của kiểm soát thu nhập cá nhân

2.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của kiểm soát thu nhập cá nhân

Từ các tiếp cận khác nhau về khái niệm KSTN, NCS đưa ra định nghĩa khái quát về KSTNCN

của người nộp thuế như sau: “KSTNCN của người nộp thuế là việc cơ quan có thẩm quyền của nhà

nước, hoặc cơ quan, tổ chức được nhà nước ủy quyền bằng các biện pháp nghiệp vụ được giao nắm bắt

chính xác toàn bộ sự luân chuyển dòng tiền ra, vào tài khoản của mỗi cá nhân tại ngân hàng hoặc

thông qua từng hoạt động của cá nhân có thể tạo ra thu nhập, hoặc các con đường khác, mục đích là

để xác định chính xác số thuế thu nhập cá nhân phải nộp của những người có thu nhập chịu thuế, đồng

thời để hạn chế được tệ nạn tham nhũng, rửa tiền, những nguồn thu nhập bất hợp pháp khác”.

2.1.1.2. Đặc điểm của kiểm soát thu nhập cá nhân

Về phương diện lý thuyết, KSTNCN có những đặc trưng cơ bản sau đây: Một là, KSTNCN là

hoạt động có tính chất quản lý của Nhà nước; Hai là, KSTNCN có ảnh hưởng đến các quyền và nghĩa

vụ cơ bản của các cá nhân; Ba là, KSTNCN luôn gắn liền với mục đích bảo vệ lợi ích chung và trật tự

công cộng (trong đó có mục đích quản lý thuế TNCN). Bốn là, KSTNCN đòi hỏi Nhà nước phải áp dụng

phối hợp nhiều biện pháp quản lý khác nhau.

2.1.1.3. Vai trò của kiểm soát thu nhập của người nộp thuế trong thực hiện pháp luật thuế thu

nhập cá nhân

Mục đích của việc thực thi pháp luật thuế TNCN là xác định chính xác thu nhập chịu thuế của

NNT dựa vào đó cơ quan quản lý thuế có cơ sở tính đúng, tính đủ số thuế TNCN người nộp thuế phải

nộp, mà việc này chỉ có thể làm được nếu cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm soát tốt thu nhập của

NNT. KSTNCN chính là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại trong thực thi những quy định

của pháp luật thuế TNCN vào thực tiễn đời sống. Thể hiện ở những khía cạnh sau đây: Thứ nhất, nếu

việc KSTNCN được thực hiện tốt thì sẽ đảm bảo tính khách quan, minh bạch, công khai về số thu nhập

của mỗi cá nhân và do đó mới có căn cứ chính xác để xác định nghĩa vụ thuế cho NNT; Ngược lại, nếu

việc KSTN được thực hiện không có hiệu quả thì việc xác định nghĩa vụ thuế cho mỗi cá nhân sẽ không

chính xác. Thứ hai, việc KSTNCN tốt còn là cách để Nhà nước phát hiện ra những cá nhân ẩn thuế

hoặc có những nguồn thu nhập bất hợp pháp để từ đó áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời. Thứ ba,

việc KSTCN góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật và trách nhiệm công dân của mỗi cá nhân.

Khi các khoản thu nhập của cá nhân bị giám sát chặt chẽ, mỗi NNT sẽ có thái độ tích cực hơn trong

việc tuân thủ pháp luật.

pdf27 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Kiểm soát thu nhập của người nộp thuế trong quá trình thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.2. Những vấn đề lý luận pháp luật về kiểm soát thu nhập của người nộp thuế thu nhập cá nhân và thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân 2.2.1. Những vấn đề lý luận pháp luật về kiểm soát thu nhập của người nộp thuế thu nhập cá nhân 2.2.1.1. Khái niệm và các bộ phận cấu thành của pháp luật về kiểm soát thu nhập của người nộp thuế thu nhập cá nhân Về lý thuyết, các quy định pháp luật về KSTN của người nộp thuế TNCN là một bộ phận của pháp luật quản lý thuế của các quốc gia. Xét ở khía cạnh này, pháp luật về KSTNCN của NNT có thể được hiểu là tổng hợp các QPPL do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước thực hiện quyền giám sát mọi dòng tiền của mỗi tổ chức, cá nhân NNT một cách chính xác nhất; nhằm hạn chế tình trạng trốn thuế, thất thu thuế; nhằm mục đích thu đúng thu đủ số thuế thu nhập đối với các cá nhân có thu nhập chịu thuế; đem lại sự công bằng giữa những người nộp thuế TNCN. Về phương diện hình thức, pháp luật về KSTN của người nộp thuế TNCN có thể tồn tại dưới các hình thức văn bản QPPL như: Các quy định về KSTN của người nộp thuế trong Luật thuế TNCN; Luật quản lý thuế; Các quy định pháp luật có liên quan đến KSTNCN trong các đạo luật khác cùng hệ thống các văn bản quy định hướng dẫn chi tiết thi hành Về phương diện nội dung, pháp luật về KSTNCN của NNT được cấu thành bởi các nhóm quy định cơ bản sau đây: Nhóm các quy định về chủ thể kiểm soát thu nhập cá nhân Việc xác định chủ thể KSTN, nếu nhìn nhận một cách cảm tính, có thể dễ dàng cho rằng chủ thể KSTNCN chỉ có thể là Nhà nước và chủ thể bị KSTN chính là cá nhân NNT. Trên thực tế chỉ có người nắm giữ hay trực tiếp quản lý thu nhập của cá nhân mới có khả năng KSTN đó một cách hiệu quả nhất, chính xác nhất. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, trong việc thực hiện KSTNCN của NNT ngoài chủ thể chính là cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền KSTNCN, còn có vai trò rất quan trọng của các chủ thể khác được nhà nước trao quyền hoặc ủy quyền trong KSTNCN của NNT. NCS nhận thấy, chính việc trao quyền/ủy quyền của nhà nước cho một số tổ chức trực tiếp quản lý thu nhập của NNT sẽ góp phần giúp cho việc KSTNCN của NNT đạt hiệu quả hơn. Nhóm các quy định về phạm vi kiểm soát thu nhập cá nhân Thực tế cho thấy, tùy thuộc vào quan điểm lập pháp của mỗi quốc gia mà nhà soạn luật xác 10 định phạm vi KSTNCN là khác nhau. Có quốc gia áp dụng phương pháp kiểm soát hết sức chặt chẽ bằng cách yêu cầu người có nghĩa vụ kê khai phải nêu con số chính xác về thu nhập và xác định rõ nguồn gốc của các khoản thu nhập đó. Việc xác định phạm vi KSTNCN thực chất là xác định những loại thu nhập nào của cá nhân cần phải được kiểm soát. Ở Việt Nam hiện nay, các quy định trong pháp luật thuế TNCN đã phần nào thể hiện được các hoạt động chủ yếu có thể tạo ra thu nhập cá nhân, mặc dù chưa phải là toàn bộ. Nhóm các quy định về phương thức kiểm soát thu nhập cá nhân Về lý thuyết, việc xác định những phương thức KSTNCN thực chất là Nhà nước xác định những cách thức, biện pháp nào được cho là hiệu quả nhất cần áp dụng để KSTNCN. Nhóm quy phạm này có nhiệm vụ quy định về những cách thức, phương pháp cơ bản, hiệu quả nhằm KSTNCN khi thực hiện pháp luật thuế TNCN. 2.2.2. Những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân 2.2.2.1. Thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân Đối với mỗi nhà nước vấn đề quan trọng không chỉ là ban hành thật nhiều văn bản QPPL mà còn phải tổ chức thật tốt để chúng được thực hiện trong thực tế, vì vậy thực hiện pháp luật là giai đoạn không thể thiếu và vô cùng quan trọng của cơ chế điều chỉnh pháp luật. Thực hiện pháp luật do nhiều chủ thể khác nhau tiến hành với nhiều cách thức khác nhau. Thực hiện pháp luật thuế TNCN còn cho phép làm rõ những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật thực định để từ đó có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc sửa đổi bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế TNCN hiện hành và cơ chế đưa pháp luật thuế TNCN vào thực tiễn cuộc sống. Thực hiện pháp luật thuế TNCN nghiêm minh sẽ tạo ra cơ sở cho việc KSTNCN của NNT. 2.22.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả thực thi pháp luật thuế thu nhập cá nhân Trên thực tế, tính hiệu quả của việc thực thi pháp luật thuế TNCN phụ thuộc vào những yếu tố cơ bản sau đây: Thứ nhất, mức độ minh bạch về thu nhập của cá nhân. Thứ hai, chính sách của Nhà nước và tính nghiêm minh của luật pháp. Thứ ba, vấn đề hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quản lý thuế. Thứ tư, tình trạng phát triển của nền kinh tế- xã hội. 2.2.3. Một số mô hình về điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động kiểm soát thu nhập cá nhân trên thế giới và bài học cho Việt Nam Trên thế giới, có nhiều nước đã vận dụng thành công các phương thức KSTCN, tuy nhiên trong nghiên cứu này NCS lựa chọn tham khảo kinh nghiệm của một số các quốc gia tiêu biểu có cơ chế KSTNCN rất phát triển, gồm có: Thứ nhất, kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về kiểm soát thu nhập cá nhân ở Singapore. Tại Singapore, mỗi người từ lúc sinh ra đến khi trưởng thành được cấp một MSTCN và mã số thuế này không thay đổi trong suốt cả cuộc đời, mọi khoản thanh toán, chi trả hay thu nhập nhận được đều thông qua MST này. Cục thuế Singapore đã xây dựng chế độ làm việc nội bộ có hiệu quả thể hiện qua cơ chế ràng buộc lẫn nhau. Với trình tự làm việc chặt chẽ làm tăng thêm sự giám sát, hỗ trợ lẫn nhau của nhân viên thuế, đồng thời ngăn chặn được quan hệ riêng tư, triệt để phòng ngừa hành vi sai trái của nhân viên thuế. Thứ hai, Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về kiểm soát thu nhập cá nhân ở Hoa Kỳ. Tại Hoa Kỳ, mỗi năm tất cả các cá nhân được yêu cầu phải báo cáo nguồn thu nhập cho nhà nước bằng cách nộp tờ khai thuế thu nhập. Luật thuế TNCN của Hoa Kỳ không những giới hạn mà còn quy định công dân có nghĩa vụ phải kê khai tất cả các nguồn thu nhập (cả hợp pháp và bất hợp pháp), nhằm tránh công dân “né thuế” và phát hiện sự bất hợp lý giữa việc kê khai tài sản, thu nhập và thực tế NCS nhận thấy, quy định này mang tư tưởng rất tiến bộ và hợp lý mà Việt Nam có thể tham 11 khảo trong hoàn thiện những quy định về KSTN của NNT. Luật thuế TNCN Hoa kỳ đòi hỏi đối tượng nộp thuế cần lưu giữ đầy đủ chứng từ để chứng minh thu nhập của mình. Mọi người dân ở Hoa Kỳ đều phải khai thuế, kể cả những người không có việc làm. Báo cáo hàng năm của các ngân hàng về tài khoản và các giao dịch thu chi của NNT sẽ giúp cơ quan quản lý thuế đánh giá được sự trung thực trong khai báo của NNT. Đối với cơ quan quản lý thuế, giao dịch qua các ngân hàng giúp cơ quan này kiểm soát được chi tiết các giao dịch của các cá nhân, đánh giá chính xác thu nhập, cũng như các hoạt động tài chính khác. Từ đó, cơ quan quản lý có cơ sở để tính chính xác số thuế mỗi cá nhân phải trả cho chính phủ và thu nhập thực sự của người dân. Thứ ba, Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về kiểm soát thu nhập cá nhân ở Hà Lan. Theo đánh giá của các chuyên gia, Hà Lan là một trong những quốc gia có hệ thống thuế nói chung và hệ thống KSTNCN nói riêng được coi là ưu việt nhất trong số các quốc gia phát triển. Trong đó, không thể phủ nhận được vai trò của CNTT trong kiểm soát các nguồn dữ liệu thông tin về thu nhập của các cá nhân. Hệ thống thông tin của cơ quan thuế hiện nay bao gồm nhiều kênh thông tin mà cụ thể là các hệ thống IBS, BVR, RIS và ELDO. Hệ thống thông tin của các cơ quan này có sự gắn kết với nhau, theo đó, ngân hàng phải gửi tất cả các thông tin liên quan đến tiền gửi tiết kiệm và đầu tư của các cá nhân cho cơ quan thuế trước ngày 1 tháng 3 hàng năm. Đồng thời, các chủ sử dụng lao động cũng bị buộc phải thông báo cho cơ quan thuế các thông tin như số lượng lao động, tiền lương và hợp đồng lao động của từng lao động. MSCN được sử dụng trong tất cả các tài liệu liên quan đến việc nhận diện một cá nhân. Cơ quan thuế sử dụng mã số này để tìm kiếm tất cả các thông tin có liên quan đến cá nhân trong các hệ thống thông tin trên và kiểm tra tính chính xác của tờ khai thuế. Tóm lại, qua tìm hiểu, trên thế giới có nhiều hình thức KSTNCN, có thể thấy ở các nước tiên tiến đều áp dụng chung các biện pháp KSTNCN sau: một là, KSTNCN thông qua các tài khoản mở tại ngân hàng, gắn với MSTCN; hai là, KSTNCN thông qua việc áp dụng hình thức khấu trừ tại nguồn thu nhập tại các cơ quan chi trả thu nhập; ba là, KSTNCN thông qua quản lý mã số thuế TNCN; bốn là, xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung, thống nhất, có tính đồng bộ về NNT nhằm KSTN đối với cá nhân NNT; năm là, quy định về hạn mức được thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch dân sự, kinh tế; sáu là, KSTCN thông qua thực hiện TTKDTM; bảy là, quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc lưu giữ và cung cấp minh chứng để chứng minh nguồn tài sản, thu nhập của mình là hợp pháp; tám là, luôn có sự ứng dụng những ưu việt của công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế; chín là, các chế tài áp dụng đối với những người vi phạm nghĩa vụ thuế, các hành vi trốn thuế, luôn rất nghiêm khắc và có tính răn đe cao. Bài học rút ra cho Việt Nam từ kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật đối với kiểm soát thu nhập cá nhân ở các nước[vt8] Một là, về phạm vi kiểm soát thu nhập. NCS cho rằng Luật thuế TNCN Việt Nam cần quy định, khi xác định thu nhập chịu thuế thì cần phải kiểm soát đối với tất cả các loại thu nhập chịu thuế của cá nhân; và NNT có nghĩa vụ phải kê khai tất cả các nguồn thu nhập (cả hợp pháp và bất hợp pháp), nhằm tránh việc người nộp thuế “né thuế” và phát hiện sự bất hợp lý giữa việc kê khai tài sản, thu nhập và thực tếvì bất cứ khoản thu nhập nào của cá nhân cũng rất dễ bị NNT tìm cách che dấu hoặc gian lận. Điều này giúp giảm thiểu tối đa sự mập mờ, gian lận trong kê khai thuế TN để trốn thuế. Hai là, về phương thức kiểm soát thu nhập. Kinh nghiệm các nước cho thấy, các biện pháp KSTNCN nói trên chỉ hiệu quả và phát huy tác dụng tốt nhất nếu được sử dụng phối hợp trong quá trình thực thi pháp luật thuế TNCN. Ba là, về chủ thể kiểm soát thu nhập. NCS nhận thấy, ngoài chủ thể là Nhà nước, có thể xem xét ủy quyền cho một số tổ chức trực tiếp quản lý thu nhập của cá nhân và có khả năng kiểm soát 12 các nguồn thu nhập đó một cách đầy đủ và chính xác. Kết luận chương 2 Qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về KSTN của người nộp thuế và pháp luật về KSTNCN, luận án rút ra một số kết luận sau đây: 1. Thực hiện pháp luật thuế TNCN là giai đoạn không thể thiếu và vô cùng quan trọng của cơ chế điều chỉnh pháp luật về thuế TNCN. Thông qua việc thực hiện pháp luật thuế TNCN đã góp phần làm rõ những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật thực định về thuế TNCN để từ đó có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc sửa đổi bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế TNCN nói chung, pháp luật về KSTNCN nói riêng nhằm đưa pháp luật thuế TNCN vào thực tiễn cuộc sống. 2. Việc nhận diện các vấn đề pháp lý về KSTNCN dưới góc độ khoa học luật kinh tế là một việc làm quan trọng và cần thiết tạo cơ sở để NCS đánh giá thực trạng và tính hiệu quả của những quy định pháp luật về KSTNCN của NNT ở Việt Nam trong thời gian qua. 3. Để thực hiện hiệu quả việc KSTNCN không chỉ có hệ thống pháp luật tốt mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác chi phối như nền tảng xã hội, cơ sở hạ tầng, quan điểm của tầng lớp lãnh đạo, ý thức của người dân, vì vậy vấn đề này rất khó có thể đưa ra một giải pháp trọn vẹn. 4. Việc tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về KSTNCN và vận dụng nó một cách sáng tạo, linh hoạt và phù hợp với thực tế điều kiện và hoàn cảnh của đất nước luôn là yếu tố quyết định để thực hiện thành công các biện pháp KSTNCN đối với NNT ở Việt Nam. Chương 3 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT THU NHẬP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT [vt9]VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm soát thu nhập của người nộp thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay 3.1.1. Các quy định về chủ thể kiểm soát thu nhập cá nhân Thực tế cho thấy ở Việt Nam hiện nay nhóm quy định về chủ thể KSTNCN được thể hiện khá tản mạn ở nhiều văn bản QPPL khác nhau. Mặt khác, mức độ rõ ràng, minh bạch của quy định về chủ thể KSTNCN trong các văn bản này cũng rất khác nhau. Cụ thể là: (i) Luật quản lý thuế 2006: Đây là đạo luật quy định trực tiếp về vấn đề quản lý thuế nói chung, trong đó có vấn đề KSTN của người nộp thuế TNCN nhưng thực tế cho thấy tại điểm a khoản 2 Điều 2 đạo luật này, nhà làm luật chỉ quy định về các cơ quan quản lý thuế (gồm Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế) chứ không quy định rõ các cơ quan này chính là chủ thể KSTN của người nộp thuế. Chính vì vậy, nếu muốn khẳng định chủ thể quản lý thuế đồng thời là chủ thể KSTNCN ở Việt Nam thì cũng chỉ là sự suy đoán có tính logic, chứ không phải là một quy định rõ ràng, minh bạch của pháp luật về quản lý thuế. (ii) Luật phòng chống tham nhũng 2005 và các văn bản quy định cụ thể hoặc hướng dẫn thi hành. Tương tự như Luật quản lý thuế, các văn bản QPPL này cũng chỉ quy định (tại các Điều 5, Điều 13 54, Điều 59 Luật phòng chống tham nhũng 2005 và các Điều 17, Điều 18 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP của Chính phủ) về chủ thể có thẩm quyền quản lý việc kê khai tài sản và thu nhập, chứ không quy định rõ ràng đây chính là chủ thể KSTNCN. Như vậy, ngoài các quy định có tính cách gián tiếp trong các văn bản QPPL đã dẫn trên đây, hầu như chưa có văn bản nào ở Việt Nam quy định rõ về chủ thể KSTNCN của người nộp thuế TNCN. NCS nhận thấy, đây chính là một trong những thiếu sót/lỗ hổng khá lớn của khung pháp luật hiện hành về KSTNCN. Chính điều này khiến cho quá trình KSTN của NNT TNCN trở nên khó khăn và phức tạp hơn, bởi lẽ cả Nhà nước lẫn người nộp thuế đều không rõ chủ thể KSTN là ai và thẩm quyền KSTN của các chủ thể đó như thế nào. 3.1.2. Các quy định về phạm vi kiểm soát thu nhập cá nhân Về vấn đề này, có thể nhận thấy pháp luật hiện hành ở Việt Nam đã có những quy định khá chi tiết và tương đối rõ ràng, đầy đủ. Cụ thể là: - Luật thuế TNCN 2007 và các văn bản hướng dẫn thi hành (Nghị định 65/2013/NĐ-CP; Thông tư số 111/2013/TT-BTC): Trong đó, phạm vi KSTNCN được quy định tại Điều 3, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18 Luật thuế TNCN; Sau đó tiếp tục được quy định cụ thể tại Điều 3 và các Mục 1, Mục 2, Mục 4, Mục 5 chương 2 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế TNCN và Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế TNCN và Điều 2 Thông tư số111/2013/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Luật thuế TNCN về thu nhập chịu thuế. - Nghị định số 78/2013/NĐ-CP của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập có hiệu lực từ ngày 5/9/2013: Tại Điều 8 của văn bản này có quy định về phạm vi các tài sản thu nhập thuộc diện phải kê khai gồm: các tài sản là BĐS, quyền tài sản, tiền mặt và tổng thu nhập trong năm của cá nhân NNT Quy định này đã gián tiếp đề cập đến phạm vi thu nhập cá nhân cần phải kiểm soát. Với nhiều quy định điều chỉnh việc kê khai, tài sản thu nhập của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước, Nghị định này cùng với Luật phòng chống tham nhũng trên thực tế đã góp phần đáng kể trong nỗ lực của Nhà nước nhằm KSTN của một bộ phận dân cư là những người làm việc trong BMNN, góp phần thực hiện có hiệu quả pháp luật thuế TNCN [110]. So sánh với các quy định tương ứng trong pháp luật của một số quốc gia trên thế giới như Singapore, Hoa Kỳ, Hà Lan, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, có thể khẳng định pháp luật hiện hành ở Việt Nam đã có những quy định khá tương đồng với pháp luật của nhiều nước trên thế giới về phạm vi TNCN cần được kiểm soát. 3.1.3. Các quy định về phương thức kiểm soát thu nhập cá nhân - Luật thuế TNCN 2007 và các văn bản hướng dẫn thi hành: (ví dụ: Nghị định số 65/2013/NĐ- CP; Thông tư số 84/2008/TT-BTC; Thông tư số 111/2013/TT-BTC); Luật quản lý thuế 2006 (được sửa đổi, bổ sung một số điều vào các năm 2012, 2016) và các văn bản hướng dẫn thi hành đều thống nhất quy định các biện pháp KSTNCN bao gồm: KSTNCN thông qua phương thức khấu trừ thuế tại nguồn bởi cơ quan, tổ chức chi trả thu nhập; KSTNCN thông qua việc cấp MST và quản lý thông tin về người nộp thuế TNCN bằng hệ thống cơ sở dữ liệu thuế; KSTNCN thông qua việc thực hiện cơ chế “tự kê khai, tự nộp thuế” của người nộp thuế; KSTNCN thông qua cơ chế thanh tra, kiểm tra, điều tra thuế TNCN; KSTNCN thông qua quản lý tài khoản cá nhân ở ngân hàng - Các văn bản dưới luật bao gồm Nghị định số 161/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định về hạn mức thanh toán bằng tiền mặt; Thông tư số 01/2007/TT-NHNN ngày 7/3/2007 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Ðiều 4 và Ðiều 7 của Nghị định số 161; Quyết định số 14 291/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam; Quyết định số 2453/QĐ–TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/12/2011 phê duyệt đề án đẩy mạnh TTKDTM giai đoạn 2011- 2015; Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN: Theo các văn bản này, mỗi cá nhân bắt buộc phải mở một tài khoản tại một ngân hàng nhất định và mọi dòng tiền tệ, giao dịch đều được thanh toán thông qua tài khoản này và phải được kiểm soát. Ngoài ra, bằng việc quy định trả lương qua tài khoản đối với NNT là người lao động trong khu vực nhà nước và đơn vị sử dụng NSNN, biện pháp này cũng giúp đơn giản hóa quy trình trả lương, tạo tiền đề thuận lợi để nhà nước áp dụng các phương thức, biện pháp quản lý thuế TNCN và quản lý xã hội một cách hiện đại hơn trong tương lai. 3.2. Các biện pháp kiểm soát thu nhập của người nộp thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay 3.2.1. Kiểm soát thu nhập của người nộp thuế thông qua công cụ kiểm soát là pháp luật thuế thu nhập cá nhân Pháp luật thuế TNCN là một công cụ quan trọng trong KSTNCN đối với NNT thông qua các quy định về KSTN trong kê khai số thuế phải nộp, khấu trừ tại nguồn tại cơ quan chi trả thu nhập, GTGC, các loại thu nhập phải chịu thuế, Pháp luật thuế TNCN đi vào thực tiễn cuộc sống đã góp phần thực hiện KSTN của dân cư. Thông qua các cá nhân, cơ quan chi trả được cấp MST ngành thuế nắm được số NNT, số người chưa phải nộp thuế đối với thu nhập từ tiền lương tiền công và từ thu nhập khác, số thuế thu được từ các loại thu nhập của cá nhân theo phương thức khấu trừ tại nguồn và theo phương thức tự kê khai, tự nộp thuế. Tuy nhiên, trong thực tiễn KSTNCN của NNT thời gian qua cũng đã nảy sinh nhiều vướng mắc, bất cập là nguyên nhân làm giảm hiệu quả của công tác KSTN, giảm số thuế TNCN. Thứ nhất, Luật thuế TNCN chưa có khả năng kiểm soát chính xác, hiệu quả đối với thu nhập ngoài tiền công, tiền lương của cá nhân. Đối với những khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công thì cơ quan thuế có thể kiểm soát qua đơn vị trực tiếp chi trả thu nhập; nhưng đối với các khoản thu nhập của các HKD cá thể, các cá nhân hành nghề độc lập thì cơ quan thuế khó có thể kiểm soát nguồn thu nhập một cách chính xác, điều này, dẫn đến bất bình đẳng trong việc đóng thuế. Đối với những khoản quà biếu bằng vàng hoặc tiền lại chưa được xác định là thu nhập chịu thuế nên với những khoản này, cá nhân không phải kê khai thu nhập với cơ quan thuế, mà chỉ phải kê khai tài sản hàng năm theo pháp luật công chức, viên chức và pháp luật về phòng chống tham nhũng là không thực sự hợp lý. Trên thực tế, NNT có thể dễ dàng “ẩn” thu nhập thực tế của mình qua dạng quà biếu bằng vàng và tiền để lách thuế thu nhập. Điều 3 Luật thuế TNCN ở Việt Nam lại ấn định thu nhập chịu thuế bao gồm 10 loại mà không quy định linh hoạt như các nước phát triển, vì vậy, luật chưa dự liệu hết các tình huống có thể phát sinh loại thu nhập mới cần điều chỉnh bằng luật trong thực tế cuộc sống. Hơn nữa, trong chuyển nhượng BĐS, do người chuyển nhượng thường không đủ hoá đơn, chứng từ chứng minh giá mua và các chi phí liên quan dẫn đến việc xác định giá chuyển nhượng làm cơ sở tính thuế TNCN gặp nhiều khó khăn do người bán, người mua thanh toán với nhau bằng tiền mặt, vàng, ngoại tệ; khi kê khai thuế thường khai giá chuyển nhượng thấp xa so với giá chuyển nhượng thực tế. Tồn tại bất cập này là do bảng khung giá đất do các địa phương quy định trên thực tế thấp hơn rất nhiều giá trị thực của giá đất ngoài thị trường tự do cũng là nguyên nhân xác định số thuế phải nộp không chính xác, gây thất thoát thuế TNCN. Thứ hai, pháp luật thuế TNCN hiện chưa có quy định về kiểm tra, đối soát các thông tin kê khai về người phụ thuộc. Một trong những nội dung liên quan đến KSTN chịu thuế là xác định đối tượng được GTGC có thu 15 nhập để trở thành NPT hay không? hiện nay, luật không hạn chế số lượng NPT nên việc đối soát xác định đối tượng GTGC còn phụ thuộc vào ý thức tự giác của NNT chính điều này đã tạo kẽ hở trong việc kê khai số NPT. Trên thực tế, việc xác định mức thu nhập để làm căn cứ coi như không có thu nhập chịu thuế hầu như không có tính khả thi vì NNT chỉ tập trung kê khai tiêu thức có NPT mà chưa chú ý đến mức có thu nhập là bao nhiêu vì chưa có văn bản hướng dẫn biện pháp kiểm tra, đối soát. Do đó, hành vi trốn thuế là không thể tránh khỏi. 3.2.2. Kiểm soát thu nhập của người nộp thuế thông qua thực hiện quy định khấu trừ tại nguồn tại cơ quan chi trả thu nhập Không chỉ ở Việt Nam mà cả những nước phát triển số thuế TNCN thu được từ khấu trừ tại nguồn tại cơ quan, đơn vị chi trả thu nhập luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu từ thuế TNCN. Thực hiện quy định này, cơ quan chi trả thu nhập khấu trừ thuế trước khi chi trả thu nhập đối với nhiều khoản thu nhập chịu thuế như: Thu nhập tiền lương, tiền công, đầu tư vốn... Tuy nhiên, việc kiểm tra kiểm soát việc khấu trừ thuế chưa chặt chẽ cùng với việc sử dụng tiền mặt khá phổ biến nên dẫn đến tình trạng chưa bình đẳng trong thu thuế. Hơn nữa, để đảm bảo việc thu thuế được đơn giản hóa, pháp luật thuế TNCN quy định tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập và nộp vào NSNN trước khi chi trả. Đối với những khoản chi phí mua ngoài như thù lao tư vấn, tiền công sửa chữa. ., việc khấu trừ được xác định là 10% trên khoản thu nhập từ hai triệu đồng trở lên. Quy định như vậy tránh được việc trốn thuế; tuy nhiên, do việc cá nhân không trực tiếp kê khai nộp thuế TNCN nên sẽ khó khăn trong việc xác định chính xác thu nhập chịu thuế khi cá nhân có thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau. Khoản 6, Điều 1 của Luật thuế TNCN sửa đổi 2012 cũng đã sửa đổi quy định về trách nhiệm kê khai, khấu trừ thuế của các tổ chức chi trả thu nhập, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc cung cấp thông tin, khai thu nhập và NPT. Thông tư số 111/2013/TT-BTC và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính Phủ hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật thuế TNCN 2012 đã có những quy định rất rõ ràng về vấn đề khấu trừ tại nguồn đối với các tổ chức cá nhân là người có thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, trong điều kiện KT-XH ở Việt Nam, vẫn còn những khoản thu nhập không thể thực hiện khấu trừ tại nguồn như thu nhập từ chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản giữa các cá nhân, đặc biệt là thu nhập tự doanh cơ quan chức năng rất khó có khả năng kiểm soát và áp thuế TNCN. Nguyên nhân được chỉ ra là do thiếu vắng quy định pháp lý và cơ chế phối hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan liên quan và các tổ chức chi trả thu nhập thường không hiểu rõ nghĩa vụ nộp thuế và không tự giác hợp tác với cơ quan thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. 3.2.3. Kiểm soát thu nhập của người nộp thuế thông qua quản lý mã số thuế và xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế tập trung, thống nhất, đồng bộ 3.2.3.1. Kiểm soát thu nhập của người nộp thuế thông qua quản lý MSTCN Để triển khai Luật Thuế TNCN, việc cấp MST cho người nộp thuế TNCN và những NPT luôn được đánh giá là biện pháp quản lý thuế rất hiệu quả, vì chỉ có cấp MST đầy đủ thì mới quản lý được các đối tượng nộp thuế và từ đó KSTN chịu thuế của họ. Với quy định này, cá nhân NNT tự giác kê khai thu nhập chịu thuế và cơ quan thuế cũng có thể giám sát được việc khai đó có trung thực hay không thông qua kiểm tra thông tin tại MST của người nộp thuế. Tổ chức quản lý thu thuế TNCN những năm qua đã giúp Nhà nước từng bước KSTNCN thông qua biện pháp quản lý và sử dụng MSTCN. Theo quy định hiện hành tại Thông tư số 80/2012/TT-BTC thì cá nhân thuộc diện nộp thuế TNCN thực hiện các thủ tục và hồ sơ đăng ký thuế được cấp “Thẻ MSTCN” duy nhất để sử dụng suốt 16 cuộc đời NNT.Với quy định trên,Thông tư 80/2012/TT-BTC đã giúp cơ quan thuế quản lý tốt hơn việc đăng ký thuế và KSTN của NNT. Trong những năm gần đây, công tác quản lý đối tượng nộp thuế TNCN ngày càng được thực hiện hiệu quả và kết quả thể hiện qua việc cấp MST không ngừng tăng lên 3.2.3.2. Kiểm soát thu nhập của người nộp thuế thông qua xây dựng cơ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftt_kiem_soat_thu_nhap_cua_nguoi_nop_thue_trong_qua_trinh_thuc_hien_phap_luat_thue_thu_nhap_ca_nhan_o.pdf
Tài liệu liên quan