Tóm tắt Luận án Lễ hội Gò Tháp trong đời sống tinh thần của người dân tỉnh Đồng Tháp

Hàng năm, tại Khu di tích Gò Tháp tổ chức nhiều kỳ lễ hội

lớn. Kỳ lễ hội diễn ra từ ngày 13 đến rạng sáng ngày 16 tháng 03

âm lịch là lễ hội tưởng niệm bà Chúa Xứ. Kỳ lễ hội diễn ra từ ngày

13 đến rạng sáng ngày 16 tháng 11 âm lịch là lễ tưởng niệm hai vị

anh hùng dân tộc Thiên hộ Dương và Đốc binh Kiều.13

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, lễ hội gồm có hai phần chính,

là phần lễ và phần hội. Nhưng theo công trình Lễ hội cổ truyền của

người Việt – Cấu trúc và thành tố thì: “cấu trúc của lễ hội truyền

thống của người Việt không chỉ có hai bộ phận là lễ và hội mà gồm

nhiều thành tố hợp thành các bộ phận. Cấu trúc lễ hội cổ truyền của

người Việt gồm ba bộ phận tạo thành: Nhân vật phụng thờ; Các

thành tố hiện hữu; Các thành tố tàng ẩn nhưng hiện hữu trong thời

gian thiêng”. Lễ hội Gò Tháp diễn ra trong năm cũng không nằm

ngoài cấu trúc đó bao gồm:

Nhân vật phụng thờ, mỗi lễ hội Gò Tháp nhằm tưởng niệm

một nhân vật: Bà Chúa Xứ Gò Tháp (vào rằm tháng ba); nhân vật

Thiên hộ Dương, Đốc binh Kiều (rằm tháng mười một, tính đến

thời điểm năm 2017). Những nhân vật này đều có công lớn trong

việc giúp dân, được nhân dân tôn sùng, thần thánh hóa, gửi gắm

niềm tin tín ngưỡng của mình vào họ.

Các thành tố hiện hữu, gồm các di tích đền thờ, miếu, là không

gian thiêng thờ tự các nhân vật được phụng thờ. Trong mỗi lễ hội

Gò Tháp diễn ra, các nghi thức chính của mỗi lễ hội được thực hiện

tại các không gian thiêng như: Lễ vía bà được thực hiện tại miếu bà

Chúa Xứ, lễ tưởng niệm ông Thiên hộ Dương, ông Đốc binh Kiều

được thực hiện tại đền thờ Thiên hộ Dương, đền thờ Đốc binh Kiều

(trước năm năm 2016, hai ông được tổ chức chung tại một đền thờ).

Ba di tích này nằm trong Quần thể di tích Gò Tháp, nơi có nhiều di

tích, đền thờ, chùa, miếu và nhiều di tích khảo cổ khác, có bề dày

lịch sử văn hóa lên đến hàng ngàn năm tuổi của nhiều thời xếp

chồng lên nhau như: Văn hóa Óc Eo – Vương quốc Phù Nam; Văn

hóa người Việt của thời kỳ Nam tiến, khai hoang, lập ấp, mở mang

bờ cõi

pdf27 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Lễ hội Gò Tháp trong đời sống tinh thần của người dân tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c của loại hình văn hóa dân gian này; Làm sáng tỏ vấn đề hỗn dung giữa văn hóa gốc và văn hóa của 6 những người đi khai hoang mở mang bờ cõi, chịu sự tác động và có mối quan hệ chặt chẽ với văn hóa người Việt ở Nam Bộ nói chung, tỉnh Đồng Tháp nói riêng; Thông qua đề tài, người đọc có khả năng nhận thức đầy đủ, khoa học về hệ thống lễ hội Gò Tháp, làm tư liệu tham khảo cho quá trình quy hoạch bảo tồn và khai thác văn hóa tỉnh Đồng Tháp nói chung. 7. Cấu trúc của luận án Luận án gồm hai phần, chính văn và phụ lục. Phần chính văn: Ngoài mở đầu (10 trang), kết luận (3 trang), danh mục các công trình đã công bố (1 trang), tài liệu tham khảo (14 trang), nội dung luận án được trình bày trong 3 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và cơ sở lý luận của đề tài (36 trang); Chương 2. Tính thiêng và tính thế tục của lễ hội Gò Tháp (37 trang); Chương 3. Chủ/khách thể của lễ hội Gò Tháp trong mối quan hệ với tính thiêng và tính thế tục (32 trang). Phần phụ lục: Phụ lục 1. Bản đồ hành chính huyện Tháp Mười (1 trang); Phụ lục 2. Bản đồ khu di tích Gò Tháp (3 trang); Phụ lục 3. Bảng thống kê tiền công đức lễ hội từ năm 1992 đến nay (2 trang); Phụ lục 4. Một số bài văn tế (6 trang); Phụ lục 5. Ảnh di tích và lễ hội Gò Tháp (22 trang); Phụ lục 6. Danh sách những người cung cấp thông tin cho luận án (2 trang); Phụ lục 7. Quy chế tổ chức hoạt động của BHH và BQL Khu di tích (30 trang); Phụ lục 8. Gỡ băng phỏng vấn sâu (29 trang). Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Ngày nay, trên khắp mọi miền của Tổ quốc, đi tới đâu chúng 7 ta cũng dễ dàng được trải nghiệm với cuộc sống của người dân thông qua lễ hội, được tổ chức với nhiều dạng thức, tên gọi, ý nghĩa khác nhau. Nhiều nhất là vào dịp đầu năm và thứ đến là dịp cuối năm. Mục đích của lễ hội chủ yếu nhằm tưởng niệm, tôn vinh nhân vật có thật trong lịch sử, hoặc một sự kiện nào đó, hoặc qua các truyền thuyết được nhân dân thêu dệt, hư cấu, nhằm gửi gắm niềm tin tín ngưỡng của mình vào nhân vật ấy. Có những lễ hội lên đến hàng ngàn năm tuổi như ở Bắc Bộ và ít nhất cũng trên cả trăm năm tuổi như ở Nam Bộ. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là dạng lễ hội dân gian, hay lễ hội truyền thống..., được hình thành dựa trên cơ sở tín ngưỡng của người dân. Lễ hội Gò Tháp trong đời sống tinh thần của người dân tỉnh Đồng Tháp thuộc dạng lễ hội dân gian. Để nắm rõ về lễ hội này, trước hết, luận án tiến hành nghiên cứu tổng quan tình hình như sau: 1.1.1. Tình hình nghiên cứu lễ hội của người Việt đồng bằng sông Cửu Long Các công trình: Gia Định thành thông chí; Văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ; Góp phần nghiên cứu văn hoá dân gian Việt Nam; Lễ hội cổ truyền của người Việt – Cấu trúc & thành tố; Tục thờ thần qua am miếu Nam Bộ.... viết về lễ hội Gò Tháp mới chỉ xuất hiện một số bài viết ngắn hoặc một bài tạp chí khoa học. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu lễ hội Gò Tháp Qua nghiên cứu phần tổng quan trên đây cho thấy, việc sưu tầm, nghiên cứu lễ hội truyền thống vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung, mà đặc biệt là lễ hội Gò Tháp đã trải qua một quá trình nhất định. Tuy đã có một số công trình sưu tầm nghiên cứu về lĩnh vực văn hoá tại tỉnh Đồng Tháp nhìn chung còn ít, mới chỉ xuất hiện ở dạng một số bài báo đăng trên tạp chí... Do đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài Lễ hội Gò Tháp trong đời sống tinh thần của 8 người dân tỉnh Đồng Tháp làm luận án tiến sĩ của mình là hoàn toàn mới và phù hợp với mục tiêu đề ra. 1.2. Lễ hội Gò Tháp trong diện mạo lễ hội của người Việt vùng Tây Nam Bộ Nằm trong dòng chảy lễ hội người Việt ở vùng Tây Nam Bộ, lễ hội Gò Tháp có tuổi đời tương đối ngắn, gắn liền với quá trình khai hoang, mở mang bờ cõi của người Việt. Lễ hội Gò Tháp là tên gọi chung cho nhiều lễ hội được tổ chức trong năm trên địa bàn Gò Tháp, thuộc ấp 1 xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. 1.3. Cơ sở lý luận 1.3.1. Cấu trúc lễ hội Nhằm nghiên cứu, làm rõ nội dung đề tài, luận án sử dụng khung lý thuyết từ công trình Lễ hội cổ truyền của người Việt - Cấu trúc và thành tố của GS.TS. Nguyễn Chí Bền, áp dụng vào nghiên cứu thực tế lễ hội đang diễn ra tại Gò Tháp hiện nay. 1.3.2. Sự hình thành và quá trình thiêng hóa nhân vật thờ tự 1.3.2.1. Lễ hội Gò Tháp vào rằm tháng 3 âm lịch Lễ hội Gò Tháp vào rằm tháng 3 hay còn gọi là lễ hội bà Chúa Xứ Gò Tháp diễn ra vào các ngày 13, 14, 15 và rạng sáng ngày 16 tháng 03 âl hàng năm (trước năm 2006 chỉ tổ chức từ ngày 15 đến rạng sáng 16). Đây không phải là ngày sinh, cũng không phải là ngày mất của bà, mà là dịp để người dân bày tỏ lòng biết ơn đối với bà - Người đã có công khai phá, tạo dựng và cai quản vùng đất này. Đồng thời, đây cũng là ngày lễ hạ điền – xuống giống; qua lễ hội, người dân cầu cho mưa thuận gió hòa, không có thiên tai, dịch bệnh, cầu cho vụ mùa bội thu hơn trước. Lễ hội bà Chúa Xứ thuộc tâm linh, tín ngưỡng dân gian, và có trước lễ hội Thiên hộ Dương, Đốc binh Kiều; vào khoảng thế kỷ VI sau Công nguyên, nơi đây là một ngôi đền thờ Hindu giáo. Tương truyền, đến thế kỷ 18, người 9 Việt từ Đàng Ngoài vào Gò Tháp khai hoang lập ấp, thấy nơi đây linh thiêng, ứng nghiệm nên họ thường tới thắp hương cầu khấn ơn trên phù hộ độ trì; đồng thời, tạ ơn những người đi trước đã có công khai phá tạo dựng nên vùng đất này. Với sự linh thiêng đó, năm 1914, người dân nơi đây cùng nhau cất lên một cái miếu bằng vật liệu nhẹ để thờ cúng (đã bị sụp đổ trong chiến tranh). Từ đó đến nay, qua nhiều đợt di dời và bị chiến tranh tàn phá; việc thờ cúng miếu bà còn đơn lẻ, trong phạm vi một số hộ sống xung quanh Gò Tháp thực hiện. Từ năm 1975 trở lại đây, việc thờ cúng tại miếu bà được người dân quan tâm và biết đến nhiều hơn. Cùng với lễ hội Thiên hộ Dương, Đốc binh Kiều, lễ hội bà Chúa Xứ ngày một lớn mạnh, tầm ảnh hưởng không chỉ còn là làng, xã hay huyện, mà sức lan tỏa mạnh mẽ ra cả tỉnh Đồng Tháp, cả vùng Đồng Tháp Mười rộng lớn, và cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long như hiện nay. 1.3.2.2. Lễ hội Gò Tháp vào rằm tháng 11 âm lịch Lễ hội Gò Tháp vào rằm tháng 11 hay còn gọi là lễ hội tưởng niệm hai vị anh hùng dân tộc Thiên hộ Dương, Đốc binh Kiều diễn ra vào các ngày 13, 14, 15 và rạng sáng ngày 16 tháng 11 âm lịch hàng năm. Trước năm 1954, Khu di tích Gò Tháp dưới quyền thống trị của thực dân Pháp; để thủ tiêu tinh thần chiến đấu của nhân dân ta, chúng cấm không cho bất cứ ai được thờ phụng các anh hùng đã lãnh đạo nhân dân đứng lên chống lại chúng. Do đó mà ngay cả trong ca dao Đồng Tháp mới có câu: Ai về Đồng Tháp mà coi, Mồ ông Thiên hộ trăng soi lạnh lùng. Tuy ngôi mộ trong câu ca dao là của Đốc binh Kiều nhưng có một thời gian người dân cứ nhầm tưởng đây là mộ của Thiện hộ Dương; song rất thực tế, vì trước 1954, mộ Đốc binh Kiều được đắp đất, chất đá vun thành nấm mồ và không ai dám quan tâm thắp 10 hương trông nom. Tương truyền, trước năm 1954, người dân về đây khai hoang lập ấp, với sự linh thiêng được họ nghe qua các truyền thuyết dân gian kể lại, họ cùng nhau tập trung làm cái lều mái lá, lập bàn thờ để lễ bái. Sau năm 1954, để trấn an lòng dân, chính quyền của ông Ngô Đình Diệm cho xây ngôi mộ bằng xi măng trước khi xây dựng Tháp Mười tầng. Cũng trong giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975, nhân dân quanh vùng Gò Tháp (khoảng trên - dưới 20 hộ) quyên góp tiền bạc, công sức cùng nhau đứng ra làm đám giỗ tưởng niệm ông Đốc binh Kiều. Từ năm 1993 về trước, kỳ lễ hội vào tháng 11 được tổ chức nhằm tưởng niệm vị anh hùng Đốc binh Kiều; từ năm 1993 đến năm 2005 lễ hội tổ chức tưởng niệm ông Đốc binh Kiều và đồng thời cúng ông Thiên hộ Dương. Từ năm 2006 cho tới nay, được sự cho phép của BQL Khu di tích Gò Tháp, Ban Hội hương làm lễ thỉnh hai cái cốt (hai linh tượng) của hai ông về thờ và làm lễ hội chung cho hai ông. Trong xã hội nông nghiệp, tính chu kỳ của lễ hội phụ thuộc vào vòng sản xuất cây trồng, và đây cũng là vòng thời tiết luân phiên mùa trong thời gian một năm. Vì thế, cũng rất dễ hiểu khi trong dân gian vẫn lưu truyền những câu chuyện về tính thiêng của thời gian mở hội. Đó là ngày Ngài báo mộng cho dân biết để làm đám giỗ... Từ sự tích này, trải qua nhiều lần lễ hội, dần dần trong tiềm thức của nhân dân đã hình thành một hình ảnh thiêng của thời gian mở hội. Như vậy, từ năm 1975 đến năm 2006, việc tổ chức lễ hội được thay đổi qua từng mốc thời gian nhất định. Từ năm 2006 đến nay (11/2017), lễ hội Gò Tháp vào rằm tháng 11 chính thức được tổ chức tưởng niệm hai ông Thiên hộ Dương và Đốc binh Kiều, có sự kết hợp chặt chẽ giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp, 11 Bảo tàng Đồng Tháp, Ban Quản lý Khu di tích Gò Tháp, Ban Hội hương Gò Tháp, UBND huyện Tháp Mười, UBND xã Tân Kiều dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh Đồng Tháp. Cuối tháng 5 năm 2016, UBND tỉnh Đồng Tháp trao quyền quản lý trực tiếp Khu di tích Gò Tháp cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tháng 11 năm 2016, đền thờ ông Thiên hộ Dương được khánh thành; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, kết hợp các cơ quan ban ngành trong tỉnh, cùng Ban Quản lý Khu di tích Gò Tháp, Ban Hội hương Gò Tháp, huyện Tháp Mười, xã Tân Kiều... tổ chức lễ khánh thành, rước ông Thiên hộ Dương từ đền thờ Thiên hộ Dương, Đốc binh Kiều sang làm lễ an vị tại đền thờ mới và làm lễ hội tưởng niệm chung hai ông trong dịp này. Lễ hội Gò Tháp được tổ chức nhiền đợt/năm, nhằm tưởng niệm nhiều nhân vật khác nhau, nhưng chung quy, có hai dạng chính là nhân vật lịch sử và nhân vật được nhân dân hư cấu dựa trên truyền thuyết. Quá trình hình thành trên đây cho thấy, tuổi đời của lễ hội tương đối ngắn, quá trình thiêng hóa nhân vật chưa trọn vẹn như ở Bắc Bộ. Nhân vật Thiên hộ Dương, Đốc binh Kiều đã được người dân nơi đây thiêng hóa đồng thời cả ba quá trình như: lịch sử hóa, huyền thoại hóa qua các truyền thuyết, địa phương hóa qua các câu chuyện linh thiêng về hai ông. Còn nhận vật bà Chúa Xứ được người dân thiêng hóa qua truyền thuyết về những câu chuyện linh thiêng của Bà. Điều đó cho thấy, tính thiêng của nhân vật thờ tự đã lan tỏa và dần ăn sâu vào tiềm thức của người dân. Bởi vậy, hàng nằm, cứ vào mùa lễ hội, có hàng trăm ngàn lượt khách thập phương tới đây cầu nguyện, chiêm bái. Tiểu kết Trong tất cả các công trình nghiên cứu về văn hóa Nam Bộ nói chung được đề cập qua phần tổng quan cho thấy, nghiên cứu về lễ 12 hội Gò Tháp hiện chưa có một công trình nào thực hiện một cách đầy đủ và chi tiết theo dạng công trình độc lập, mà mới chỉ dừng lại ở dạng bài viết ngắn hoặc bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành. Do đó, luận án chọn đề tài “Lễ hội Gò Tháp trong đời sống tinh thần của người dân tỉnh Đồng Tháp” để nghiên cứu là hoàn toàn mới, phù hợp với mục tiêu đề ra. Để làm rõ nội dung tên đề tài nghiên cứu, luận án dựa trên một số thuật ngữ như: khái niệm lễ hội, khái niệm đời sống tinh thần, khái niệm tính thiêng, khái niệm tính thế tục. Đồng thời, vận dụng khung lý thuyết từ công trình Lễ hội cổ truyền của người Việt – Cấu trúc & thành tố vào nghiên cứu để thấy được sự phong phú, đa dạng, những thành tố cấu thành lễ hội Gò Tháp. Nằm trong vùng Tây Nam Bộ, lễ hội Gò Tháp được tổ chức trên địa bàn ấp 1 xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Chính giữa gò là một quần thể di tích có lịch sử từ lâu đời như: gò Tháp Mười, chùa Tháp Linh, đền thờ Đốc binh Kiều, gò Minh Sư, đền thờ Thiên hộ Dương (được khánh thành và rước ông qua thờ tự từ tháng 11 năm năm 2016), miếu bà Chúa Xứ. Trung tâm Gò có độ cao cao hơn xung quanh, gắn liền với địa hình trong Khu di tích tồn tại các loại hình di chỉ: khu cư trú, kiến trúc, mộ táng Khí hậu hai mùa trong năm trùng với hai mùa lễ hội nên phương tiện đi lại của du khách trong hai mùa lễ hội cũng tương đối khác nhau. Chương 2 TÍNH THIÊNG VÀ TÍNH THẾ TỤC CỦA LỄ HỘI GÒ THÁP Hàng năm, tại Khu di tích Gò Tháp tổ chức nhiều kỳ lễ hội lớn. Kỳ lễ hội diễn ra từ ngày 13 đến rạng sáng ngày 16 tháng 03 âm lịch là lễ hội tưởng niệm bà Chúa Xứ. Kỳ lễ hội diễn ra từ ngày 13 đến rạng sáng ngày 16 tháng 11 âm lịch là lễ tưởng niệm hai vị anh hùng dân tộc Thiên hộ Dương và Đốc binh Kiều. 13 Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, lễ hội gồm có hai phần chính, là phần lễ và phần hội. Nhưng theo công trình Lễ hội cổ truyền của người Việt – Cấu trúc và thành tố thì: “cấu trúc của lễ hội truyền thống của người Việt không chỉ có hai bộ phận là lễ và hội mà gồm nhiều thành tố hợp thành các bộ phận. Cấu trúc lễ hội cổ truyền của người Việt gồm ba bộ phận tạo thành: Nhân vật phụng thờ; Các thành tố hiện hữu; Các thành tố tàng ẩn nhưng hiện hữu trong thời gian thiêng”. Lễ hội Gò Tháp diễn ra trong năm cũng không nằm ngoài cấu trúc đó bao gồm: Nhân vật phụng thờ, mỗi lễ hội Gò Tháp nhằm tưởng niệm một nhân vật: Bà Chúa Xứ Gò Tháp (vào rằm tháng ba); nhân vật Thiên hộ Dương, Đốc binh Kiều (rằm tháng mười một, tính đến thời điểm năm 2017). Những nhân vật này đều có công lớn trong việc giúp dân, được nhân dân tôn sùng, thần thánh hóa, gửi gắm niềm tin tín ngưỡng của mình vào họ. Các thành tố hiện hữu, gồm các di tích đền thờ, miếu, là không gian thiêng thờ tự các nhân vật được phụng thờ. Trong mỗi lễ hội Gò Tháp diễn ra, các nghi thức chính của mỗi lễ hội được thực hiện tại các không gian thiêng như: Lễ vía bà được thực hiện tại miếu bà Chúa Xứ, lễ tưởng niệm ông Thiên hộ Dương, ông Đốc binh Kiều được thực hiện tại đền thờ Thiên hộ Dương, đền thờ Đốc binh Kiều (trước năm năm 2016, hai ông được tổ chức chung tại một đền thờ). Ba di tích này nằm trong Quần thể di tích Gò Tháp, nơi có nhiều di tích, đền thờ, chùa, miếu và nhiều di tích khảo cổ khác, có bề dày lịch sử văn hóa lên đến hàng ngàn năm tuổi của nhiều thời xếp chồng lên nhau như: Văn hóa Óc Eo – Vương quốc Phù Nam; Văn hóa người Việt của thời kỳ Nam tiến, khai hoang, lập ấp, mở mang bờ cõi. Các thành tố tàng ẩn nhưng hiện hữu trong thời gian thiêng, là 14 các nghi thức cúng tế diễn ra trong lễ hội. Ở lễ hội Gò Tháp, ngoài phần lễ chánh tế được thực hiện trong mỗi kỳ lễ hội; Ban tế lễ còn tổ chức các lễ phụ như: lễ rước xách (chỉ thực hiện trong lễ hội tưởng niệm ông Thiên hộ Dương, Đốc binh Kiều), lễ mộc dục (thực hiện trong lễ vía bà), lễ cầu an, lễ thỉnh sinh, lễ cúng thần nông. Mỗi lễ cúng có nội dung và nghi thức hành lễ khác nhau, nhưng nhìn chung đều có văn tế do ông chánh bái đọc, diễn, kèm theo lễ nghi phụ họa như: nhạc lễ, học trò lễ dâng hương, dâng rượu, dâng trà, Để phục vụ nhân dân và khách hành hương viếng lễ và tham quan du lịch trong kỳ lễ hội, các trò chơi, trò diễn dân gian trong lễ hội Gò Tháp được tổ chức khá chu đáo. Tại đây, họ sinh hoạt hội hè, múa hát, chơi các trò chơi dân gian, thưởng thức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, giao lưu tình cảm để mỗi con người gần gũi nhau hơn. Đây cũng là dịp để phục hồi, phát huy các giá trị văn hóa dân gian đã được hình thành và tồn tại bao đời nay của người dân Đồng Tháp Mười nói chung và của nhân dân tỉnh Đồng Tháp nói riêng. Lễ hội Gò Tháp là một trong những lễ hội có quy mô tổ chức lớn nhất so với các lễ hội khác trong tỉnh Đồng Tháp. Đến nay, mỗi kỳ lễ hội đã thu hút hàng trăm ngàn lượt khách từ mọi miền đất nước hành hương về đây. Vào những ngày lễ hội chính, trên bộ, dưới sông, xuồng, ghe, xe cộ, từng đoàn nối tiếp nhau về trung tâm lễ hội, làm cho cả không gian Khu di tích Gò Tháp trở nên muôn màu, muôn sắc. Mùa lễ hội về, có hàng trăm giạ gạo, hàng chục tấn rau, quả, hàng trăm người tự nguyện làm công quả, nấu nướng vui vẻ và đầy trách nhiệm, phục vụ cho du khách ăn uống miễn phí suốt ngày đêm mà không cần sự điều hành chỉ đạo nào cả. Đó là nét đẹp, là 15 tấm lòng bác ái của người dân địa phương đối với du khác hành hương về đây. Ban Quản lý Khu di tích cho biết, trong những năm gần đây, kỳ lễ hội vào tháng 11 âl thường đông người về dự hơn, tổ chức lớn hơn so với kỳ lễ hội khác trong năm. Song, “tháng 3 là đi xin lộc đầu xuân, còn tháng 11 tuy lễ chính là hai vị anh hùng, nhưng cũng là dịp người ta đi lễ tạ ơn và xin lộc cuối năm ở miếu bà” nên cả hai kỳ lễ hội đều đông. 2.1. Tính thiêng của lễ hội Gò Tháp 2.1.1. Yếu tố tính thiêng thể hiện qua nhân vật thờ tự Lễ hội Gò Tháp tổ chức nhiều kỳ trong một năm, nhằm tưởng niệm nhiều nhân vật khác nhau. Do đó, nhân vật thờ tự trong lễ hội Gò Tháp cho đến thời gian hiện tại gồm 3 nhân vật sau: - Bà Chúa Xứ là nhân vật không có thật trong lịch sử mà được nhân dân hư cấu thờ tự qua các truyền thuyết linh thiêng về bà. Bà Chúa Xứ Gò Tháp được dân gian thể hiện qua một sự kiện của Thiên hộ Dương và Đốc binh Kiều trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Thiên hộ Dương tên thật là Võ Duy Dương, là con trai thứ ba trong một gia đình nông dân ở thôn Cù Lâm Nam, thuộc phủ Tuy Viễn, trấn Bình Định, sinh năm 1827, em ruột của anh hùng chống Pháp Võ Duy Tân, người đã cùng Mai Xuân Thưởng, Võ Trứ kháng chiến chống thực dân Pháp ở Bình Định, bị giặc bắt chém tại Gò Chàm (Bình Định) năm 1898. Tương truyền ông rất khỏe mạnh và giỏi võ nghệ, được bà con tôn là Ngũ Linh Dương. - Đốc binh Kiều (? - 1866), rất tiếc, đến nay chưa có nguồn tài liệu nào xác định năm sinh và quê quán của ông. Dân gian thường gọi ông là Lê Công Kiều, Trần Phú Kiều, hoặc Nguyễn Tấn Kiều, nhưng phổ biến nhất là Quan lớn Thượng. 2.1.2. Yếu tố tính thiêng thể hiện qua nghi thức thờ cúng 16 Các nghi thức thờ cúng trong lễ hội Gò Tháp như: lễ cầu an, lễ thỉnh sinh, lễ cúng thần nông, lễ chánh tế. Các bước tiến hành nghi lễ đều có nhạc lễ và đội học trò lễ đăng điện dâng tuần hương, ba tuần rượu, tuần sớ (trong lễ chánh tế), tuần trà. Bài văn tế của giỗ ông và vía bà là một; nhưng nếu giỗ ông thì chủ nhân là chữ “Đại Dương Thần Đồng Tháp Mười”, nếu vía bà thì thay bằng chữ “bà Chúa Xứ Nguyên Nhung”. Song, vẫn có một vài nghi thức – nghi lễ khác nhau như: lễ tắm tượng chỉ thực hiện trong lễ vía bà, lễ rước xách chỉ thực hiện trong lễ giỗ ông. 2.2. Tính thế tục của lễ hội Gò Tháp 2.2.1. Yếu tố tính thế tục thể hiện qua các trò diễn Trong tất cả các kỳ lễ hội diễn ra trong năm, có nhiều trò diễn dân gian giải trí rất hấp dẫn như múa lân, ca nhạc. Nổi bật nhất trong các trò diễn phục vụ cho lễ hội là trò múa bóng rỗi, diễn võ thuật...; với những đoàn người múa bóng từ nhiều nơi đến để múa hát chung vui cho lễ hội. 2.2.2. Yếu tố tính thế tục thể hiện qua đám rước Đám rước trong lễ hội hội Gò Tháp, cho đến nay, mới được thực hiện trong kỳ lễ hội tưởng niệm Thiên hộ Dương, Đốc binh Kiều. Lễ hội vía bà Chúa Xứ không tổ chức lễ rước. Từ năm 2010, được ban tổ chức cho phép, Ban Hội hương từ đền thờ hai ông đến nhà trưởng/phó Ban Hội hương để thỉnh sắc của hai ông rước về tại đền thờ (mỗi ông có một sắc riêng). 2.3. Quan hệ giữa tính thiêng và tính thế tục của lễ hội Gò Tháp 2.3.1. Quan hệ giữa tính thiêng và tính thế tục trong lễ hội hiện nay Trong lễ hội Gò Tháp, các thành tố này có mối quan hệ mật thiết, chi phối lẫn nhau, diễn ra theo trình tự, và cũng có một số thành tố diễn ra cùng một lúc. Các yếu tố mang tính thiêng như lễ 17 cầu an, lễ thỉnh sinh, lễ chánh tế là những nghi thức - nghi lễ quan trọng nhất trong lễ hội Gò Tháp. Bên cạnh đó, đan xen với các nghi thức nghi lễ này là các hoạt động hội mang tính thế tục... Tất tả các yếu tố này tạo nên một lễ hội Gò Tháp linh thiêng và đời thường, mang đậm nét dân gian đang diễn ra tại Gò Tháp. 2.3.2. Quan hệ giữa tính thiêng và tính thế tục trong quá trình người dân về đây khai hoang, lập ấp Tương truyền, những người dân Cần Giuộc về đây khai khẩn và phát hiện có ngôi mộ đất. Ông hiển linh về nhập hồn vào người dân nói rằng: chỗ này là ngôi mộ của ông. Từ đó, họ mới phát hiện ra ngôi mộ của Tổng đốc quan Cửu thần Đồng Tháp Mười, sau này sử học mới chứng minh đây là ngôi mộ của Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều. Vào khoảng năm 1955, chính quyền Ngô Đình Diệm về xây lại ngôi mộ và phụ thờ. Đến năm 1975, bà con quanh vùng cất lại võ ca bằng tre lá. Tới năm 1992, bà con lại quyên góp, xây dựng bằng bê tông cốt thép khang trang như ngày hôm nay. 2.3.3. Quan hệ giữa tính thiêng và tính thế tục được thể hiện qua khảo cổ và lịch sử Khu di tích Gò Tháp được biết đến từ những năm cuối thế kỷ XIX do một số nhà khảo cổ học người Pháp thuộc Trường Viễn Đông Bác Cổ đã đến đây khảo sát, khai quật và công bố phát hiện quan trọng về một số dấu tích kiến trúc cổ. Sau năm 1975, Khu di tích này được các nhà khảo cổ học Việt Nam thuộc Viện Khoa học Xã hội TP Hồ Chí Minh khai quật được nhiều di vật của nền văn hóa Phù Nam. Qua đó, có thể nhận biết quy mô và tính chất của Khu di tích Gò Tháp gồm ba loại hình là di chỉ cư trú, di tích kiến trúc và di tích mộ táng. Tiểu kết Lễ hội Gò Tháp là một hoạt động sinh hoạt văn hóa dân gian 18 tổng hợp của người dân tỉnh Đồng Tháp. So với các lễ hội dân gian ở vùng Bắc Bộ, lễ hội Gò Tháp có tuổi đời muộn hơn, được hình thành cho tới nay trên – dưới 150 năm tuổi. Với nhiều lễ hội, tưởng niệm nhiều nhân vật được tổ chức nhiều đợt/năm, lễ hội Gò Tháp mang màu sắc văn hóa của người Việt từ Đàng Ngoài vào khai hoang lập ấp, mở mang bờ cõi, giao thoa, tiếp biến với nhiều nền văn hóa khác nhau, tạo nên một dáng dấp văn hóa Nam Bộ tại vùng đồng bằng sông nước. Các nghi thức thờ cúng, trò diễn và đám rước trong lễ hội Gò Tháp được thực hiện một cách bài bản; song nếu so sánh với lễ hội bà Chúa Xứ Núi Sam (tỉnh An Giang), hoặc một số lễ hội lớn khác ở Nam Bộ, thì các nghi thức, trò diễn, đám rước trong lễ hội Gò Tháp còn đơn giản. Đó là nói về các nghi thức thờ cúng, đám rước và trò diễn; nhưng nếu lấy không gian tổ chức lễ hội (các thành tố hiện hữu), hay không gian xã hội (người dân tham dự lễ hội) để so sánh, thì lễ hội Gò Tháp có một bề dày lịch sử và sức lan tỏa rộng lớn trong khu vực và cả nước. Do vậy, lễ hội Gò Tháp thực sự là biểu tượng tinh thần của người dân Đồng Tháp nói riêng, của khu vực Tây Nam Bộ nói chung. Đến với lễ hội Gò Tháp là về với cội nguồn, tâm linh tín ngưỡng, không những có dịp để chiêm bái, cầu khấn, xin ơn trên phù hộ độ trì, mà còn được chiêm ngưỡng, tham quan quang cảnh huyền bí, tuyệt đẹp của khu di tích – văn hóa – khảo cổ này. Chương 3 CHỦ/KHÁCH THỂ CỦA LỄ HỘI GÒ THÁP TRONG QUAN HỆ VỚI TÍNH THIÊNG VÀ TÍNH THẾ TỤC 3.1. Thái độ của người dân với nhân vật thờ và nghi thức thờ cúng 3.1.1. Thái độ của người dân đối với nhân vật thờ tự 3.1.1.1. Thái độ của người dân được thể hiện qua truyền thuyết 19 - Truyền thuyết về bà Chúa Xứ: Không giống như truyền thuyết bà Chúa Xứ ở các địa phương khác, truyền thuyết bà Chúa Xứ Gò Tháp có giai thoại gắn liền với di tích. Tình tiết câu chuyện không kém phần ly kỳ diễn ra khi chuẩn bị thi công xây dựng ngôi nhà mái che di tích khảo cổ mới khai quật ở cạnh miếu bà Chúa Xứ hiện nay. - Truyền thuyết về Thiên hộ Dương, Đốc binh Kiều: Trong một số công trình sưu tầm và nghiên cứu về truyền thuyết của Thiên hộ Dương, Đốc binh Kiều như: Hỏi đáp về cuộc khởi nghĩa của Võ Duy Dương; Nam Kỳ cố sự; Truyền thuyết dân gian về những cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Bộ (1858 - 1918); và điều đáng lưu ý nhất là có công trình Truyền thuyết Thiên hộ Dương - Đốc binh Kiều; Trong phạm vi nghiên cứu, luận án chỉ đề cập một vài truyền thuyết tiêu biểu liên quan đến ngày giỗ của ông. 3.1.1.2. Thái độ của người dân được thể hiện qua những câu chuyện linh thiêng Vào những đợt điền dã dài ngày tại Gò Tháp trong nhiều năm, tác giả luận án rất may mắn được người dân Gò Tháp kể lại rất nhiều câu chuyện linh thiêng về các nhân vật thờ tự tại Gò Tháp. 3.1.2. Thái độ của người dân được thể hiện qua việc hành lễ Lần theo đoàn người cúng viếng lễ, thấy họ đã vào chánh điện dâng lễ vật cúng hai ông. Họ đặt mâm lễ lên bàn thờ cấp 1, rồi lùi ra cách bàn thờ khoảng vài bước, cả đoàn đứng chắp tay vái mấy cái rồi ai nấy lẩm nhẩm đọc lời cầu nguyện của mình. Trong lúc khấn vái, người Thụ từ đền thờ đánh từng tiếng chuông sau mỗi đợt vái lạy. Sau khi xong phần lễ tại nhà chánh điện, họ đi ra trước nhà Võ ca, tới bàn thờ Hội đồng và sang hai bàn thờ hai bên thắp hương khấn vái với thái đội rất trang trọng. 3.1.3. Thái độ của người dân được thể hiện qua nét ẩm thực 20 Từ sáng ngày 13 âl, ban Hậu cần đã tập trung đầy đủ, mỗi đội một công việc: tốp nhặt rau, tốp vo gạo, nấu cơm, rửa chén bát, dọn mâm, tiếp đồ ăn... Họ cho rằng, đây là dịp để tích lũy công đức cho mình, cho gia đình và cho cộng đồng. Trong tư tưởng của người dân luôn quan niệm: làm nhiều thì được hưởng lộc nhiều, làm ít thì hưởng ít, ai không làm thì người đó có tội với trời đất, với các bậc thánh hiền

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_le_hoi_go_thap_trong_doi_song_tinh_than_cua.pdf
Tài liệu liên quan