Tóm tắt Luận án Quản lí hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh Trung học Phổ thông

Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục SKSS

2.4.1. Thực trạng quản lí các hoạt động nâng cao nhận

thức về tầm quan trọng của giáo dục SKSS cho học sinh THPT:

Các GV, CBQL đều đánh giá cao mức độ quan trọng của các nội

dung GD SKSS: Thông tin Giáo dục - Truyền thông và tư vấn

dịch vụ KHHGĐ, phòng tránh thai ngoài ý muốn, Giáo dục giới

tính và chăm sóc sức khỏe tình dục cho TTN

2.4.2. Thực trạng lập kế hoạch GD SKSS cho HS THPT

Khảo sát cho thấy có 29.7% HS cho rằng công tác quản lí

xây dựng chương trình kế hoạch GD SKSS hiện này là có hệ

thống, có kế hoạch dài hạn. Ý kiến này được 22.2% tỉ lệ GV đồng

ý, và chỉ 17.2% CBQL đồng ý. Có đến 52.2% GV cho rằng công

tác quản lí xây dựng chương trình kế hoạch GD SKSS còn thiếu

hệ thống; khối CBQL cũng chiếm tỉ lệ 50% với ý kiến trên và ở

HS chiếm tỉ lệ 19.8%.14

2.4.3. Thực trạng tổ chức và chỉ đạo các hoạt động GD

SKSS cho HS THPT: Khảo sát cho thấy phần lớn các CBQL

đánh giá ở mức khá, quản lí chưa có kế hoạch, Nhà trường, các

CBQL chưa phát huy thẩm quyền và tận dụng thời cơ để phát huy

trách nhiệm quản lí.

2.4.4. Thực trạng phát triển đội ngũ làm công tác GD SKSS

cho HS THPT:

Hoạt động phát triển đội ngũ làm công tác GD SKSS những

năm gần đây được đánh giá khá khách quan. Tuy nhiên, nội dung

quản lí chương trình bồi dưỡng được đánh giá chưa cao, chiếm

14.5% đánh giá tốt, trong khi đó, có đến 15.6% tỉ lệ đánh giá chưa

tốt.

2.4.5. Thực trạng quản lí các điều kiện cần thiết và tạo môi

trường thuận lợi cho hoạt động GD SKSS cho học sinh THPT:

mới đạt mức trung bình, khá.

2.4.6. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động GD SKSS

cho học sinh THPT: Còn nhiều hạn chế. Tỉ lệ không kiểm tra

đánh giá còn chiếm mức cao, tỉ lệ ở khối CBQL là 20.3%, ở khối

GV lên đến 38.7%.

pdf27 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lí hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh Trung học Phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục luận án gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận của quản lí hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT Chương 3: Giải pháp quản lí hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT. Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC 5 SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Qua tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về giáo dục SKSS và QL hoạt động GDSKSS cho thấy: SKSS và giáo dục SKSS VTN được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, từ nội hàm khái niệm, nội dung, phương pháp, hình thức GD, cách thức QL Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa đưa ra những giải pháp quản lí hoạt động giáo dục SKSS cho HS THPT một cách toàn diện, hệ thống trong các cấp quản lí từ trực tiếp đến gián tiếp, từ cấp độ quản lí trong nhà trường đến những cán bộ quản lí chính sách như các sở, ban, ngành liên quan, từ các chính sách, chương trình tác động trực tiếp đến HS THPT đến gia đình các em. Những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu: các vấn đề lí luận, những yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến GD SKSS và quản lí hoạt động GD SKSS cho HS THPT trong bối cảnh hiện nay; Xác lập cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp quản lí hoạt động giáo dục SKSS cho HS THPT, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Sức khỏe, sức khỏe sinh sản Luận án thống nhất với khái niệm của Tổ chức Y tế Thế giới WHO: “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế”. Từ khái niệm SK nói chung, luận án xác định: SKSS là một phần trong sức khỏe chung của con người, là trạng thái khỏe mạnh, hài hòa giữa các yếu tố sinh học (trong đó có bộ máy sinh sản) với tinh thần và xã hội. SKSS không chỉ là không có bệnh tật hay tổn thương hệ thống sinh sản mà còn cả những nhu cầu về SKSS trong suốt cuộc đời con người, không phân biệt lứa tuổi, giới tính. Có được SKSS tốt là một trong những quyền của con người trong xã hội hiện đại. 6 1.2.2. Giáo dục, giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông Từ khái niệm giáo dục, có thể hiểu: giáo dục SKSS cho HS THPT là quá trình được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm giúp HS có nhận thức đúng đắn về SKSS, từ đó có thái độ, hành vi ứng xử đúng đắn để có được trạng thái khỏe mạnh, hài hòa về thể chất, tinh thần và xã hội trong tất cả mọi khía cạnh liên quan đến hệ thống sinh sản, các chức năng và quá trình sinh sản. 1.2.3. Hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông Hoạt động GD SKSS cho HS THPT là quá trình tác động có mục đích của các chủ thể giáo dục (các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, trong đó các lực lượng giáo dục trong nhà trường là nòng cốt) đến khách thể - đối tượng giáo dục (học sinh THPT) nhằm đạt được mục đích giáo dục SKSS đã đề ra. 1.2.4. Quản lí hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông Từ khái niệm quản lí, có thể hiểu: QL hoạt động GD SKSS cho HS THPT là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể QL (các cơ quan QL cấp trên nhà trường và các chủ thể QL bên trong nhà trường đứng đầu là hiệu trưởng) đến khách thể - đối tượng QL (các lực lượng GD, HS THPT và quá trình GD SKSS) thông qua các chức năng QL nhằm đạt được mục tiêu GD SKSS cho HS. 1.3. Vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản cho HS THPT 1.3.1. Một số đặc điểm tâm, sinh lí lứa tuổi học sinh trung học phổ thông LA đã phân tich một số đặc điểm tâm, sinh lí lứa tuổi HS THPT về các mặt như: Sự phát triển về thể chất, sinh lí; Sự phát triển tâm lí (quá trình nhận thức, sự phát triển tự ý thức, giao tiếp và đời sống tình cảm). Từ những đặc điểm tâm sinh lí của HS THPT, có thể thấy rằng đây là lứa tuổi đối diện với rất nhiều nguy cơ liên quan đến SKSS. Vì vậy cần trang bị cho các em những kiến thức về SKSS để từ đó các em có thái độ và hành vi ứng xử phù hợp, bảo vệ SKSS của bản thân và những người xung quanh. 7 1.3.2. Sự cần thiết phải GD SKSS cho HS THPT - Đáp ứng yêu cầu trang bị cho HS kỹ năng ứng phó với những ảnh hưởng của lối sống thực dụng do mặt trái của toàn cầu hóa và kinh tế thị trường mang lại. - Giúp HS có kỹ năng tự bảo vệ, chủ động phòng tránh những tác hại trong quan hệ tình dục không an toàn - Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu đối với nguồn nhân lực tương lai của đất nước. 1.3.3. Mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục SKSS cho HS THPT 1.3.3.1. Mục tiêu: góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng cuộc sống; cung cấp cho HS kĩ năng giải quyết các vấn đề liên quan đến tình bạn, tình yêu, hôn nhân, góp phần phát triển toàn diện nhân cách. 1.3.3.2 Nhiệm vụ: Trang bị kiến thức về giới tính và SKSS để HS có thể vận dụng vào cuộc sống, có thái độ và hành vi ứng xử phù hợp. 1.3.4. Nguyên tắc giáo dục SKSS cho học sinh THPT: là một quá trình dài, liên tục, đòi hỏi sự nhất quán trong hệ thống, trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc giáo dục nói chung và giáo dục SKSS nói riêng, như: đảm bảo tính mục đích trong hoạt động giáo dục, tương tác, trình tự, theo thời gian; gắn liền thực tiễn. 1.3.5. Nội dung giáo dục SKSS cho học sinh THPT Sức khỏe VTN, Quyền sinh sản; Thụ thai và phòng tránh có thai ngoài ý muốn; Các biện pháp tránh thai, và những hậu quả do nạo phá thai; Phòng ngừa nhiễm khuẩn đường sinh dục và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, hậu quả của bệnh tình dục; Thông tin, tuyên truyền, giáo dục tình dục, tư vấn dịch vụ SKSS, SKSS và trách nhiệm của người làm cha mẹ, phòng tránh bị xâm hại 1.3.6. Phương pháp, hình thức giáo dục SKSS cho HS THPT 1.3.6.1. Phương pháp giáo dục SKSS cho HS THPT: Nhóm các phương pháp hình thành ý thức và tình cảm cá nhân: phỏng vấn, diễn giải, trò chuyện; Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động thực tiễn để hình thành kinh nghiệm ứng xử xã hội: giao 8 việc, tập luyện, rèn luyện; Nhóm các phương pháp kích thích, điều chỉnh hành vi ứng xử: thi đua, nêu gương, khen thưởng và trách phạt. 1.3.6.2.Hình thức giáo dục SKSS cho HS THPT: Thông qua các môn học chính khoá trong nhà trường; Qua việc dạy kĩ năng sống cho HS THPT; Qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong và ngoài nhà trường. Thông qua hoạt động trải nghiệm, Thông qua việc hướng dẫn HS tìm kiếm, khai thác thông tin về GD SKSS qua mạng Internet và các phương tiện thông tin truyền thông khác. 1.3.7. Đánh giá kết quả hoạt động GD SKSS cho HS THPT Việc đánh giá kết quả GD SKSS không chỉ về mặt nhận thức mà còn về thái độ, hành vi nhằm giúp HS có được nhận thức, thái độ và hành vi đúng đắn, phù hợp để có được SKSS tốt. 1.4. Vấn đề quản lí hoạt động giáo dục SKSS cho HS THPT 1.4.1. Tầm quan trọng của quản lí hoạt động GD SKSS HS THPT Làm cho hoạt động GD SKSS được tổ chức một cách có khoa học, hệ thống, có kế hoạch, đáp ứng mục tiêu chung; Cho phép cộng đồng, các nhà quản lí đưa ra sự những chính sách, chương trình phù hợp. 1.4.2. Nội dung quản lí hoạt động GD SKSS cho HS THPT Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về SKSS và GD SKSS cho HS THPT; Lập kế hoạch GD SKSS cho HS THPT; Tổ chức và chỉ đạo hoạt động GD SKSS cho HS THPT (thành lập bộ máy tổ chức và chỉ đạo hoạt động GD SKSS cho HS; Tổ chức và chỉ đạo việc thực hiện mục tiêu GD SKSS cho HS THPT; Tổ chức và chỉ đạo việc thực hiện nội dung GD SKSS; Tổ chức và chỉ đạo việc sử dụng các PP và hình thức tổ chức GD SKSS; Tổ chức và chỉ đạo việc phối hợp các lực lượng GD SKSS cho HS THPT); QL hoạt động phát triển đội ngũ GD SKSS cho HS; QL các điều kiện cần thiết đảm bảo hoạt động GD SKSS; QL công tác kiểm tra, đánh giá GD SKSS cho HS THPT. 1.4.3. Chủ thể quản lí hoạt động GD SKSS cho HS THPT: Giám đốc Sở GD-ĐT, Hiệu trưởng, Bí thư Đoàn trường THPT, 9 giáo viên THPT. Mỗi chủ thể giữ một vai trò khác nhau, trong đó Hiệu trưởng là chủ thể chính. 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động GD SKSS cho HS THPT 1.5.1. Các yếu tố khách quan: Xu thế toàn cầu hóa, và hội nhập quốc tế, sự bùng nổ của CNTT- truyền thông, điều kiện kinh tế - xã hội; Các chính sách của Đảng và nhà nước về sức khỏe sinh sản vị thành niên nói chung, học sinh THPT nói riêng; Ảnh hưởng văn hóa, gia đình, cộng đồng, bạn bè đối với vấn đề GD SKSS cho học sinh trung học phổ thông. 1.5.2. Các yếu tố chủ quan: Hệ thống quản lí, văn hóa nhà trường, các hoạt động giáo dục của trường THPT; Nhận thức, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí và các lực lượng tham gia giáo dục SKSS cho học sinh; Đặc điểm tâm sinh lí và nhận thức của học sinh THPT. Kết luận chương 1 1. Giáo dục SKSS cho HS THPT là vấn đề hết sức quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa và nền kinh tế thị trường hiện nay. GD SKSS cho HS THPT là quá trình được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm giúp HS có nhận thức đúng đắn về SKSS, từ đó có thái độ, hành vi ứng xử đúng đắn để có được trạng thái khỏe mạnh, hài hòa về thể chất, tinh thần và xã hội trong tất cả mọi khía cạnh liên quan đến hệ thống sinh sản, các chức năng và quá trình sinh sản. Quá trình này là một hệ thống các yếu tố bao gồm mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, GV, HS, tác động một cách đồng bộ đến các mặt nhận thức, thái độ, hành vi SKSS của HS. 2. QL hoạt động GD SKSS cho học sinh THPT bao gồm các nội dung như: Quản lí việc xây dựng kế hoạch, chương trình GD SKSS; QL việc tổ chức và thực hiện hoạt động GD SKSS, QL các điều kiện cần thiết đảm bảo hoạt động GD SKSS, phát triển đội ngũ làm công tác GD SKSS, kiểm tra, đánh giá kết quả GD SKSS, đảm bảo các điều kiện cho hoạt động GD SKSS. 3.Tham gia QL hoạt động GD SKSS cho HS THPT có nhiều chủ thể với vai trò, trách nhiệm khác nhau. GD SKSS và QL hoạt động GD SKSS cho HS THPT chịu ảnh hưởng của các 10 yếu tố khách quan và chủ quan. Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng 2.1.1. Mục đích khảo sát: khảo sát thực trạng GD SKSS và QL hoạt động GD SKSS cho HS THPT nhằm xác lập cơ sở thực tiễn của đề tài. 2.1.2. Nội dung khảo sát: Thực trạng hoạt động GD SKSS; Thực trạng QL hoạt động GD SKSS cho HS THPT; Các yếu tố ảnh hưởng đến QL hoạt động GD SKSS cho HS THPT 2.1.3. Đối tượng khảo sát: HS THPT, GV, Ban giám hiệu, cán bộ Đoàn ở các trường THPT, tổ trưởng tổ chuyên môn; Phỏng vấn sâu các đối tượng: Lãnh đạo Sở GD – ĐT; Cán bộ làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình tỉnh, Tỉnh đoàn. 2.1.4. Chọn mẫu khảo sát: Mẫu khảo sát được lựa chọn đảm bảo tính đại diện cho các vùng khác nhau của 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh như: thành thị, nông thôn, vùng thuận lợi, vùng khó khăn và đồng bằng, miền núi, với tổng số 950 phiếu, và 3 mẫu phiếu phỏng vấn sâu với tổng số phiếu là: 60 phiếu. 2.1.5 Địa bàn, thời gian khảo sát: Các trường THPT ở Nghệ an và Hà Tĩnh Thời gian: năm học 2016- 2017. 2.1.6. Phương pháp, công cụ khảo sát: Dùng các phiếu hỏi, phỏng vấn, nghiên cứu các sản phẩm hoạt động của CBQL và GV, phương pháp nghiên cứu điển hình. 2.1.7. Xử lí kết quả: Các phiếu điều tra, các ý kiến được tập hợp lại theo PP thống kê, quy ước sử dụng điểm số để đánh giá; Sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để xử lí số liệu thu được. 2.2. Khái quát về địa bàn khảo sát LA khái quát đặc điểm về tự nhiên, KT, XH, GD của 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, từ đó xác đinh những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động GD SKSS và QL hoạt động GD SKSS cho HS THPT. 11 2.3. Thực trạng hoạt động GD SKSS cho HS THPT 2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS về GD SKSS 2.3.1.1. Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng và sự cần thiết của GD SKSS cho HS THPT 1. Rất quan trọng 2. Quan trọng 3. Bình thường Cán bộ quản lí 81 19 0 Giáo viên 91.5 8 0.5 81 19 0 91.5 8 0.5 0 20 40 60 80 100 Hình 2.1. Mức độ nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn CBQL, GV đánh giá cao tầm quan trọng của GD SKSS cho HS THPT. Bảng 2.2. Nhận thức về mức độ cần thiết của CBQL, GV Mức độ Cán bộ quản lí Giáo viên Tần suất % Tần suất % 1. Rất cần thiết 45 69.2 184 86.4 2. Cần thiết 19 29.2 29 13.6 3. Bình thường 1 1.5 0 0.0 4. Không cần thiết 0 0 0 0.0 65 100.0 213 100.0 Trên cơ sở đánh giá cao mức độ quan trọng của công tác GD SKSS cho HS THPT, khối GV, CBQL được khảo sát cũng cho rằng cần thiết và rất cần thiết phải GD SKSS cho các em. 2.3.1.2. Thực trạng nhận thức, hiểu biết của HS về SKSS và GD SKSS Kết quả khảo sát cho thấy HS đánh giá cao tầm quan trọng và cần thiết của SKSS và GD SKSS. Tuy nhiên số liệu thu được cho 12 thấy các em hiểu biết chưa đầy đủ, còn thiếu kiến thức về SKSS. 2.3.2. Thực trạng nội dung, chương trình GD SKSS - Thực trạng mức độ giáo dục SKSS cho học sinh 15.4 84.6 22 76.6 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Cán bộ quản lí Giáo viên Biểu đồ 2.5: Mức độ thực hiện GD SKSS cho HS THPT Biểu đồ cho thấy các mức độ thực hiện GD SKSS cho HS ở trường THPT. - Thực trạng nội dung chương trình GD SKSS cho HS Khảo sát mức độ thực hiện các nội dung GD SKSS theo đánh giá của HS, chúng tôi thu nhận được số liệu thấp hơn nhiều so với khối CBQL. Điều này thể hiện sự chưa sâu sát từ khối CBQL đối với mức độ thực hiện các nội dung GD SKSS trong nhà trường hiện nay. 2.3.3. Thực trạng phương pháp, hình thức GD SKSS cho HS THPT. Kết quả khảo sát cho thấy có 3 phương pháp được sử dụng nhiều nhất là: Bằng đàm thoại, trao đổi giữa GV – HS (80.6% ở CBQL, 72.7% ở GV), Bằng các trò chơi, các CLB (54.8% ở CBQL, 61.5 % ở GV), Thuyết trình của GV (51.6% ở CBQL và 49.% ở GV). Nhìn chung các hình thức giáo dục đang sử dụng cơ bản được đánh giá là phù hợp, một số hình thức có mức độ đánh giá rất phù hợp tương đối cao, như đưa vào nội dung riêng trong môn học (Sinh học, GDCD). 13 2.3.4. Thực trạng cơ sở vật chất, các điều kiện đảm bảo cho GD SKSS Phần lớn các GV, CBQL được hỏi đều cho rằng cơ sở vật chất hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục SKSS hiện nay của GV cũng như của HS. 15.4 69.2 13.88.1 27.8 38.8 25.4 6.6 28.1 42.2 23.1 10 20 30 40 50 60 70 80 Biểu 2.7: Thực trạng CSVC và kinh phí cho GD SKSS 2.3.5 Thực trạng kết quả GD SKSS ở các trường THPT Kết quả giáo dục SKSS cho HS hiện nay là chưa hiệu quả. 2.4. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục SKSS 2.4.1. Thực trạng quản lí các hoạt động nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục SKSS cho học sinh THPT: Các GV, CBQL đều đánh giá cao mức độ quan trọng của các nội dung GD SKSS: Thông tin Giáo dục - Truyền thông và tư vấn dịch vụ KHHGĐ, phòng tránh thai ngoài ý muốn, Giáo dục giới tính và chăm sóc sức khỏe tình dục cho TTN 2.4.2. Thực trạng lập kế hoạch GD SKSS cho HS THPT Khảo sát cho thấy có 29.7% HS cho rằng công tác quản lí xây dựng chương trình kế hoạch GD SKSS hiện này là có hệ thống, có kế hoạch dài hạn. Ý kiến này được 22.2% tỉ lệ GV đồng ý, và chỉ 17.2% CBQL đồng ý. Có đến 52.2% GV cho rằng công tác quản lí xây dựng chương trình kế hoạch GD SKSS còn thiếu hệ thống; khối CBQL cũng chiếm tỉ lệ 50% với ý kiến trên và ở HS chiếm tỉ lệ 19.8%. 14 2.4.3. Thực trạng tổ chức và chỉ đạo các hoạt động GD SKSS cho HS THPT: Khảo sát cho thấy phần lớn các CBQL đánh giá ở mức khá, quản lí chưa có kế hoạch, Nhà trường, các CBQL chưa phát huy thẩm quyền và tận dụng thời cơ để phát huy trách nhiệm quản lí. 2.4.4. Thực trạng phát triển đội ngũ làm công tác GD SKSS cho HS THPT: Hoạt động phát triển đội ngũ làm công tác GD SKSS những năm gần đây được đánh giá khá khách quan. Tuy nhiên, nội dung quản lí chương trình bồi dưỡng được đánh giá chưa cao, chiếm 14.5% đánh giá tốt, trong khi đó, có đến 15.6% tỉ lệ đánh giá chưa tốt. 2.4.5. Thực trạng quản lí các điều kiện cần thiết và tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động GD SKSS cho học sinh THPT: mới đạt mức trung bình, khá. 2.4.6. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động GD SKSS cho học sinh THPT: Còn nhiều hạn chế. Tỉ lệ không kiểm tra đánh giá còn chiếm mức cao, tỉ lệ ở khối CBQL là 20.3%, ở khối GV lên đến 38.7%. 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến QL hoạt động GD SKSS Khảo sát cho thấy yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến công tác GD SKSS và quản lí hoạt động GD SKSS cho HS THPT là Môi trường kinh tế- xã hội, mạng Internet, sách báo, phim ảnh, chiếm 98.4% ở khối CBQL và 98.1% ở khối GV; yếu tố Đặc điểm tâm, sinh lí của HS THPT chiếm 92.2% ở khối CBQL và 93.3% ở khối GV. 2.6. Đánh giá chung về thực trạng Luận án đã đánh giá chung về những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động GD SKSS và QL hoạt động GD SKSS cho HS THPT và phân tích nguyên nhân của thực trạng. 15 Kết luận chương 2 1. Đa số CBQL, GV, HS ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã nhận thức đầy đủ về sự cần thiết và tầm quan trọng của SKSS và QL hoạt động GD SKSS cho HS. 2. Hoạt động GD SKSS cho HS THPT những năm qua đã có các kết quả đáng khích lệ, nhưng vẫn còn một số bất cập: Việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo chưa cụ thể, thiếu đồng bộ, kiểm tra, giám sát chưa chặt chẽ, sự phối hợp giữa các lực lượng GD chưa chặt chẽ. 3. Việc nghiên cứu thực trạng đề từ đó đề xuất các giải pháp quản lí hoạt động GD SKSS cho HS THPT là hết sức cần thiết. Chương 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp Gồm các nguyên tắc như: Đảm bảo tính mục tiêu; Đảm bảo tính hiệu quả; Đảm bảo tính thực tiễn, tính khả thi; 3.2. Một số giải pháp quản lí hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh THPT 3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS, các lực lượng giáo dục về GD và quản lí hoạt động GD SKSS cho HS THPT - Mục tiêu: tạo ra sự thống nhất trong nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng và sự cần thiết phải quản lí hoạt động giáo dục SKSS cho HS THPT. - Ý nghĩa: làm cho CBQL, GV hiểu rõ tầm quan trọng của việc quản lí hoạt động giáo dục SKSS; sự cần thiết quản lí hoạt động giáo dục SKSS trong bối cảnh hiện nay, trách nhiệm trong công tác giáo dục và quản lí hoạt động giáo dục SKSS. - Nội dung và cách thức thực hiện: Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV; Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho HS; Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cha mẹ HS, các lực lượng GD; Xác định trách nhiệm CBQL, GV trong hoạt động GD SKSS; Khắc phục những nhận thức chưa đúng, 16 chưa đầy đủ về vai trò của CBQL trong việc quản lí hoạt động GD SKSS. - Điều kiện thực hiện: Chủ thể QL thực hiện giải pháp này là Hiệu trưởng trường THPT. Tăng cường bồi dưỡng nâng cao nhận thức về GD SKSS cho cán bộ, giáo viên; gửi cán bộ, giáo viên đi đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng; khuyến khích cán bộ, giáo viên tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ, kiến thức kỹ năng, phương pháp về giáo dục SKSS. 3.2.2. Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục SKSS cho HS THPT - Mục tiêu: đưa hoạt động giáo dục SKSS vào kế hoạch để quản lí hiệu quả. - Ý nghĩa : giúp hoạt động QL giáo dục SKSS nền nếp, khoa học và đạt hiệu quả cao; nâng cao chất lượng giáo dục SKSS, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giáo dục toàn diện đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - Nội dung và cách thức thực hiện: Phân tích, đánh giá thực trạng; Xác định mục tiêu, chỉ tiêu GD SKSS cho HS; Xác định các hoạt động GD SKSS; Xác định nguồn lực thực hiện; Xác định các chỉ số theo dõi, kiểm tra, đánh giá; Hoàn thiện, phê duyệt kế hoạch. - Điều kiện thực hiện: dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ năm học; căn cứ vào điều kiện khách quan, chủ quan, Hiệu trưởng tiến hành lập kế hoạch tổng thể, lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức liên quan. 3.2.3. Tổ chức và chỉ đạo hoạt động GD SKSS cho HS THPT - Mục tiêu: tổ chức, chỉ đạo hoạt động GD SKSS một cách tối ưu, đúng hướng - Ý nghĩa: Giúp CBQL, GV hiểu rõ ý nghĩa và bản chất của việc tổ chức hoạt động GD SKSS; tổ chức hoạt động GD SKSS chủ động, linh hoạt, sáng tạo; Phát triển cho CBQL kĩ năng tổ chức và chỉ đạo. - Nội dung và cách thức thực hiện: Tổ chức bộ máy thực hiện hoạt động GD SKSS; Tổ chức, chỉ đạo GV vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức GD SKSS; Chỉ đạo đổi mới nội dung, 17 phương pháp chủ nhiệm lớp; Tổ chức xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong hoạt động GD SKSS cho HS THPT. - Điều kiện thực hiện: Hiệu trưởng phải có năng lực tổ chức và chỉ đạo; GV phải có năng lực thực hiện hoạt động GD SKSS cho HS; có CSVC, TBDH, các điều kiện đảm bảo cho việc triển khai hoạt động GD SKSS cho HS. 3.2.4. Bồi dưỡng nâng cao năng lực GD SKSS và quản lí hoạt động GD SKSS cho GV và cán bộ quản lí trường THPT - Mục tiêu: nâng cao năng lực quản lí hoạt động GD SKSS cho CBQL trường THPT. - Ý nghĩa: Đáp ứng nhu cầu BD của CBQL trường THPT; Nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động GD SKSS. - Nội dung và cách thức thực hiện: Xác định nhu cầu bồi dưỡng của CBQL, GV: Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng; Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng; Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí; Đánh giá kết quả bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí. - Điều kiện thực hiện: Hiệu trưởng phải chỉ đạo xây dựng được nội dung, chương trình, kế hoạch bồi dưỡng nâng cao NL quản lí hoạt động GD SKSS cho CBQL trường THPT. Đồng thời, cần phải có nguồn lực và quy trình kiểm tra, đánh giá đảm bảo cho công tác bồi dưỡng đạt kết quả cao. 3.2.5. Xây dựng bộ tiêu chí để đánh giá chất lượng hoạt động GD SKSS cho HS THPT - Mục tiêu: đánh giá chính xác, khách quan chất lượng hoạt động GD SKSS cho HS THPT, dựa trên bộ tiêu chí được xây dựng. - Ý nghĩa: Giúp GV và CBQL nhà trường đánh giá khách quan chất lượng hoạt động; Tạo động lực cho việc nâng cao chất lượng; Khắc phục được những hạn chế, thiếu sót ảnh hưởng đến chất lượng. - Nội dung và cách thức thực hiện: Xác định các căn cứ để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng; Xây dựng bộ tiêu chí ĐG chất lượng; Sử dụng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng. - Điều kiện thực hiện: Hiệu trưởng trường THPT phải sử dung bộ tiêu chí đã xây dựng, tổ chức đánh giá theo đúng quy trình, đầu 18 tư đúng mức đến việc đảm bảo các điều kiện cho việc đánh giá chất lượng hoạt động GD SKSS cho HS THPT. 3.2.6. Thiết lập các điều kiện đảm bảo quản lí hoạt động GD SKSS cho HS THPT - Mục tiêu: nhằm đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và các nguồn lực khác, đáp ứng yêu cầu QL hoạt động GD SKSS cho HS THPT - Ý nghĩa: giúp CBQL và GV trường THPT thấy rõ vai trò quan trọng của cơ sở vật chất, tài chính và các nguồn lực; có kỹ năng tìm kiếm, khai thác các điều kiện đáp ứng yêu cầu GD SKSS; Có kỹ năng tổ chức các điều kiện triển khai hoạt động GD SKSS cho HS THPT. - Nội dung và cách thức thực hiện: Xây dựng đội ngũ CBQL, GV; Hoàn thiện CSVC; Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại; Chủ động tìm kiếm, khai thác các nguồn lực. - Điều kiện thực hiện: (Chủ thể quản lí là Giám đốc Sở GD– ĐT, hiệu trưởng) cần có chính sách đãi ngộ, thu hút đội ngũ, đảm bảo các điều kiện vật chất, môi trường giáo dục, như: phương tiện làm việc, giảm định mức hoặc có chi phí trợ cấp... 3.3. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 3.3.1. Mục đích khảo sát: thu thập thông tin đánh giá về tính cấp thiết, tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất, điều chỉnh các giải pháp chưa phù hợp và khẳng định thêm độ tin cậy của các giải pháp được đánh giá cao. 3.3.2. Nội dung khảo sát: tính cấp thiết và có khả thi của các giải pháp QL hoạt động GD SKSS cho HS THPT 3.3.3. Phương pháp khảo sát: thực hiện bằng bảng hỏi với 4 mức độ đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi. 3.3.4. Đối tượng khảo sát: Giám đốc, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT; Trưởng phòng GD trung học; Khảo thí và Kiểm định chất lượng GD; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; Tổ trưởng chuyên môn và GV THPT. 3.3.5. Kết quả khảo sát Những người được hỏi đánh giá cao về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất, có thể triển khai trong thực 19 tiễn quản lí hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh THPT. 3.4. Thử nghiệm giải pháp 3.4.1. Tổ chức thử nghiệm 3.4.1.1. Mục đích thử nghiệm Nhằm đánh giá hiệu quả, tính khả thi và điều kiện cần thiết để triển khai giải pháp đã đề xuất vào thực tiễn. 3.4.1.2. Nội dung, đối tượng thử nghiệm TN giải pháp Bồi dưỡng nâng cao năng lực GD SKSS và quản lí hoạt động GD SKSS cho GV, cán bộ quản lí trường trung học phổ thông. Do điều kiện thời gian nên chỉ chọn đối tượng thử nghiệm là CBQL t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_quan_li_hoat_dong_giao_duc_suc_khoe_sinh_san.pdf
Tài liệu liên quan