Luận án Giải pháp trong đào tạo giọng Colorature Soprano chất lượng cao tại Việt Nam 98

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN iii

DANH MỤC CÁC BẢNG iv

BẢNG CHÚ THÍCH ÂM VỰC CÁC LOẠI GIỌNG HÁT TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC OCTAVES CỦA ĐÀN PIANO v

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN vi

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Lịch sử nghiên cứu 3

3. Mục tiêu nghiên cứu 8

4. Đối tượng nghiên cứu 9

5. Phạm vi nghiên cứu 9

6. Phương pháp nghiên cứu 9

7. Đóng góp mới của luận án 10

8. Bố cục luận án 10

NỘI DUNG 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐÀO TẠO GIỌNG SOPRANO CHẤT LƯỢNG CAO 11

1.1. Vài nét về đào tạo chất lượng cao 11

1.1.1. Một số khái niệm 11

1.1.2. Mục đích đào tạo chất lượng cao 14

1.2. Khái lược về giọng Soprano 16

1.2.1. Đặc điểm chung của giọng Soprano 16

1.2.2. Các loại giọng Soprano 19

1.2.3. Vị trí, vai trò của giọng Soprano trong lịch sử phát triển nghệ thuật thanh nhạc 22

1.3. Đôi nét về đào tạo thanh nhạc trên thế giới và Việt Nam 25

1.3.1. Về đào tạo thanh nhạc trên thế giới 25

1.3.2. Lịch sử đào tạo thanh nhạc tại Việt Nam 33

1.4. Thực trạng đào tạo giọng Soprano Việt Nam chất lượng cao 46

1.4.1. Năng lực của sinh viên 47

1.4.2. Đối với giảng viên. 48

1.4.3. Về chương trình, giáo trình 52

Tiểu kết chương 1 57

CHƯƠNG 2. KỸ THUẬT THANH NHẠC TRONG ĐÀO TẠO GIỌNG COLORATURE SOPRANO CHẤT LƯỢNG CAO TẠI HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM 58

2.1. Những yêu cầu khi thực hiện các kỹ thuật của giọng Colorrature Soprano chất lượng cao 59

2.1.1. Hơi thở 59

2.1.2. Khẩu hình 62

2.1.3. Vị trí âm thanh cộng minh 65

2.2. Một số kỹ thuật hát cho giọng Colorature Soprano chất lượng cao 69

2.2.1. Kỹ thuật hát cantilena 70

2.2.2. Kỹ thuật hát staccato . 74

2.2.3. Kỹ thuật hát passage 81

2.2.4. Kỹ thuật hát trillo 85

2.2.5. Hát sắc thái to nhỏ 89

Tiểu kết chương 2 105

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TRONG ĐÀO TẠO GIỌNG COLORATURE SOPRANO CHẤT LƯỢNG CAO TẠI VIỆT NAM 98

3.1. Chất lượng đội ngũ giảng viên trong đào tạo giọng Colorature Soprano chất lượng cao 98

3.1.1. Năng lực chuyên môn 99

3.1.2. Các năng lực bổ trợ 101

3.1.3. Năng lực sư phạm 103

3.2. Những yêu cầu về năng lực của sinh viên trong đào tạo giọng Colorature Soprano chất lượng cao 111

3.2.1. Về năng lực chuyên môn 111

3.2.2. Về năng lực các môn bổ trợ 112

3.2.3. Năng lực xử lý tác phẩm và biểu diễn 113

3.3. Chương trình, giáo trình đào tạo giọng Colorature Soprano chất lượng cao 120

3.4. Tiêu chí kiểm tra đánh giá trong đào tạo giọng Colorature Soprano chất lượng cao 133

3.5. Hội nhập quốc tế trong đào tạo giọng Colorature Soprano chất lượng cao 135

3.5.1. Những mặt thuận lợi trong công tác hội nhập quốc tế 135

3.5.2. Một số hạn chế trong hội nhập quốc tế 139

3.5.3. Đề xuất một số định hướng nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo giọng Colorature Soprano trong hội nhập quốc tế 142

Tiểu kết chương 3 158

KẾT LUẬN 147

TÀI LIỆU THAM KHẢO 151

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ 171

MỤC LỤC CỦA PHỤ LỤC 159

PHỤ LỤC 160

 

doc188 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải pháp trong đào tạo giọng Colorature Soprano chất lượng cao tại Việt Nam 98, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới nhảy quãng xa. Để thực hiện đoạn này đòi hỏi người học sự kiên trì tập luyện. Tập tách từng hơi, từng kỹ thuật để đạt độ chính xác về âm thanh sau đó ghép các thành câu hát, thể hiện sự tương phản giữa các kỹ thuật và thống nhất trên cùng vị trí âm thanh. Trong các tác phẩm TN, kỹ thuật cantilena chiếm một tỉ trọng lớn, đòi hỏi mức độ phức tạp khác nhau, chẳng hạn: Aria Ah! non credea mirarti trích “La sonnambula” của V. Bellini [Phụ lục 12, tr.170]; Aria “Omio babbino Caro” của Puccini... Ví dụ 21: Aria “Omio babbino Caro” - Puccini (Từ ô nhịp 1 - 3) Khi hát giai điệu trên đòi hỏi người học cần hát gắn kết giữa âm nọ với âm kia, chú ý ở ô nhịp nhảy quãng xa (A4 - A5). Cần ém hơi thở để câu hát vừa chính xác về cao độ vừa đạt sự liền tiếng, tuôn trào và nhạc cảm. Tác phẩm trên phù hợp với SV giọng Colorature Soprano trong đào tạo CLC và có thể học ở năm thứ nhất bậc đại học. Tóm lại, với kỹ thuật cantilena, khi thực hiện người học cần chú ý hơi thở sâu và chắc, cơ thể thả lỏng, những nốt đầu đặt âm thanh chuẩn xác, đẩy hơi đều đặn để chuyển âm, khẩu hình buông lỏng, ngáp và mở rộng phía trong, hàm ếch được nhấc cao vừa hát vừa nghe điều chỉnh khoảng vang của âm thanh. Yêu cầu tiếng hát tròn có sắc thái tình cảm. Theo ca sĩ Đào Tố Loan: “Hát khó nhất không phải là cao bao nhiêu, thấp bao nhiêu mà là làm thế nào để hát liền giọng từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp... Liền giọng tức là biết cách pha giọng không để lộ giọng thật, giọng giả” [PV GV Đào Tố Loan qua ghi âm, CD1, Check 2]. 2.2.2. Kỹ thuật hát staccato Hát staccato là yêu cầu kỹ thuật chung của tất cả các giọng đặc biệt giọng Colorature Soprano. Đây là một trong những kỹ thuật khó trong TN và là kỹ thuật quan trọng cần phát triển ở đào tạo CLC đối với giọng Coloratura Soprano. Kỹ thuật staccato tốt nhất để giúp người học nắm được cách bật âm thanh đúng, nhẹ nhàng, tạo điều kiện thuận lợi để củng cố các âm thanh cao bằng cách hát gọn, nhanh như lướt qua các âm cao, là cơ sở để phát triển âm khu cao của giọng. Với yêu cầu linh hoạt, nhẹ nhàng, trong sáng của staccato, âm thanh bắt buộc phải có vị trí nông và cao, do đó có thể dần dần khắc phục âm thanh sâu, tối, gằn cổ. Khởi động luyện kỹ thuật này bằng những bài tập đơn giản. Ví dụ 22 [35, tr.265]. Ví dụ 23 [35, tr.265]. Khi hát những mẫu âm trên cần chú ý buông lỏng hàm dưới, môi trên phải hơi nhếch lên để hở hàm răng trên như khi cười. Vị trí âm thanh phải nông như phát ra từ chân răng hàm trên. Hơi thở đẩy nhẹ nhàng, không nên bật hơi ra theo từng nốt nhạc mà cố gắng giữ bụng tương đối ổn định và mềm mại đàn hồi. Những mẫu âm trên có thể ứng dụng cho các loại giọng nữ khác tập luyện bởi chưa đòi hỏi độ phức tạp, tinh vi. Trong đào tạo TN đại trà hiện hành, không chỉ giọng Colorature Soprano mà những giọng nữ cao khác cũng phải luyện tập kỹ thuật Staccato. Tuy nhiên, tần xuất kỹ thuật staccato xuất hiện trong tác phẩm không nhiều. Ví dụ 24: Non posso disperar của Dcluca (từ ô nhịp 4 - 9) Có thể thấy, staccato trong trích đoạn trên chưa đòi hỏi kỹ thuật phức tạp. Sự xuất hiện staccato trong tác phẩm không nhiều đồng thời giai điệu đi liền bậc. Người hát cần có hơi thở chắc, ổn định vị trí âm thanh có thể thực hiện. Tương tự như vậy trong tác phẩm dưới đây.Thực hiện tương tự như vậy với các tác phẩm như: Già il sole dal Gange (Mặt trời trên sông Gange) của Scarlatti; Aria “Danza, danza, faciulla gentile” của Durante ... Ví dụ 25: Trích aria “Danza, danza, faciulla gentile” của Durante, (ô nhịp 54 - 61). Ở trích đoạn trên, staccato xuất hiện đan xen giữa các ô nhịp, nhảy quãng 3, không khó để người học có thể thực hiện. Chú ý, cảm nhận cơ bụng dưới bật nhẹ, khẩu hình hơi cười và âm thanh đều đặn. Nếu các giọng nữ khác staccato không phải sở trường và thường chỉ hát ở những tác phẩm ít có xuất hiện staccato thì với giọng Colorature Soprano, những tác phẩm như trên chỉ là sự rèn luyện khởi đầu cho kỹ thuật này. Làm chủ những mẫu âm staccato thông thường, các giọng Colorature Soprano nói chung, Colorature Soprano trong đào tạo CLC nói riêng cần luyện tập những mẫu luyện thanh ở mức độ phức tạp hơn, đó là những bài tập giải quyết độ linh hoạt, tập khó dần với sự kết hợp giữa các âm hát liền tiếng với âm nảy, như ví dụ dưới đây. Ví dụ 26 [81, tr. 67]. Ví dụ 27 [45, tr. 161]. Để luyện những mẫu âm trên người hát thêm các nguyên âm, phụ âm: Mi, ma, hi, ha để giúp bật âm thanh tốt hơn. Giữ hơi thở chắc, đặt âm thanh đúng vị trí khoảng vang, thả lỏng cơ thể. Đặc biệt chú ý sự luân chuyển giữa âm liền tiếng với âm nảy để âm thanh giữ được sự đều đặn, chắc tiếng. Có thể ứng dụng cách thực hiện các mẫu trên vào tác phẩm có kiểu Stacscato sau. Ví dụ 28: Trích Aria der Maria của G. Donizetti. (ô nhịp 55 - 57) Staccato trong trích đoạn trên xuất hiện nhiều nhưng mỗi ô nhịp người hát được lấy hơi thở luân phiên bởi vậy riêng phần staccato chưa thể hiện sự phức tạp. Tuy nhiên, phải hát staccato cùng yêu cầu liền tiếng và thể hiện đồng thời sắc thái nên đòi hỏi người học phải làm chủ vị trí âm thanh và hơi thở mới có thể xử lý giai điệu theo đúng yêu cầu. Tiếp theo là các âm nảy hoàn toàn với độ khó tăng dần. Ví dụ 29 [35, tr. 256]. Ví dụ 30: [45, tr. 161]. Luyện các âm trên kết hợp với các nguyên âm, phụ âm như: Mi, ma, hi, ha để tránh âm thanh bị sâu. Luyện tập bắt đầu từ giọng trung và dịch nửa cung dần theo hướng đi lên và đi xuống, thông thường chúng tôi cho người học luyện thanh bắt đầu từ nốt D4 lên đến nốt A5 thậm chí C6, có thể cao hơn tùy vào sự thuận lợi của giọng hát, sau đó giáng dần xuống nốt D4 cùng sự kết hợp của nhiều nguyên âm khác nhau. Các mẫu luyện thanh này tương đối khó, cần bổ sung và duy trì hơi thở tốt, dây thanh đới phải mở để hít hơi vào và khép lại để thở ra cho phần luyện âm tiếp theo. Thực hiện luyện với tốc độ khởi đầu chậm sau đó tăng dần tốc độ, nên chú ý vấn đề kiểm soát hơi thở đặc biệt khi hát ở tốc độ nhanh và mở rộng âm vực giọng hát. Ngoài ra, trong đào tạo giọng Colorature Soprano CLC cần luyện tập những mẫu staccato với tốc độ nhanh và nhảy quãng liên tục như một số ví dụ sau đây. Ví dụ 31: [35, tr. 267]. Ví dụ 32: [35, tr. 267]. Luyện các mẫu âm trên kết hợp nguyên âm, phụ âm như: Mi, ma, la hoặc đọc note... Yêu cầu người học phải có cột hơi thở vững chắc, buông lỏng hàm dưới, môi trên hơi nhếch lên hở hàm trên như cười, càng lên cao càng mở rộng khẩu hình, vị trí âm thanh phải nông. đạt tiêu chí âm thanh nhẹ nhàng, gọn tiếng, linh hoạt, rõ ràng từng âm một. Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, trong các tác phẩm TN, những bài yêu cầu xử lý kỹ thuật hát staccato gặp rất nhiều và Colorature soprano là loại giọng thể hiện mang hiệu quả cao nhất bởi đặc điểm sáng, nhẹ mà giọng hát sẵn có. Nhiều tác phẩm, kỹ thuật staccato được xuất hiện ở cuối câu hát như Die Zigeunerin của G. Donizetti [PL13, tr. 338] hoặc staccato đan xen, luận phiên trong câu như aria Dinorah của tác giả G. Meyerbeer [PL13, tr. 346]. Ví dụ 33: Trích aria der Dinorah của G. Meyerbeer (ô nhịp 38 - 42) Có nhiều tác phẩm kỹ thuật staccato xuất hiện với tần xuất liên tục, chẳng hạn: Aria “Volta la terrea fronte alle stelle” trong nhạc kịch Un ballo in maschera của Giuseppe Verdi [PL 12, tr. 154]; “Rezitativ und Cavatine” trích trong vở Linda di Chamounix của G. Donizetti [PL 13, tr. 324]... Ví dụ 34: Trích Aria Volta la terrea fronte alle stelle “Un ballo in maschera” của G. Verdi (ô nhịp 24 - 28). Hoặc trong tác phẩm nổi tiếng của Mozart Aria “Der Holle Rache” trích opera “Cây sáo thần” của Mozart [PL13, tr 230]. Đoạn staccato phức tạp dưới đây đòi hỏi người hát phải có kỹ thuật điêu luyện mới đủ khả năng trình bày. Ví dụ 35: Aria “Der Holle Rache” trích opera “Cây sáo thần” của Mozart (ô nhịp 25 - 30). Trong hai ví dụ 34 và 35 nêu trên, yêu cầu GV đối với SV là phải thả lỏng toàn bộ phần thân trên của cơ thể, hơi thở chắc, bụng dưới cần bật rất linh hoạt theo từng nốt nhạc, khẩu hình cười, nhấc cao hàm ếch trên, để lộ hàm răng trên. Để hát những trích đoạn trên, nếu nền tảng kỹ thuật của người học không vững chắc, không tạo được bức thành về hơi thở, ví trí âm thanh cùng sự linh hoạt trong xử lý giai điệu thì không thể xử lý được yêu cầu tác phẩm. Các tác phẩm Việt Nam có yêu cầu xử lý staccato cũng khá phổ biến, chẳng hạn: Cánh chim báo tin vui - Đàm Thanh; Cô gái vót chông - Hoàng Hiệp; Tiếng chim rừng - Nguyên Nhung; Họa mi hót trong mưa - Dương Thụ; Ở rừng nhớ anh - An Thuyên; Hoa tím cung đường - Đức Trịnh; Tiếng đàn Ta lư - Huy Thục... nhiều ca khúc trên staccato với yêu cầu mô phỏng tiếng chim hót, người hát cần cần chuẩn bị hơi thở dầy, chắc, khẩu hình mở rộng, cười và đặt vị trí âm thanh cao, mỏng với cơ thể thoải mái, như vậy mới tạo được âm thanh đạt độ vang, nảy, thánh thót... 2.2.3. Kỹ thuật hát passage Hát passage là cách hát những giai điệu một cách linh hoạt, rõ ràng và gọn với tốc độ nhanh. Đây là một trong những yêu cầu quan trọng của nghệ thuật ca hát. Mọi giọng hát đều có thể thể hát nhanh nếu chú trọng luyện tập, tuy nhiên, hợp hơn cả là những giọng cao, nhẹ nhàng như giọng Colorature Soprano. Đây là kỹ thuật cần thiết để giọng hát phát triển tốt, nhẹ nhàng, linh hoạt, hơi thở tiết kiệm, hát được các câu nhạc dài và cao, biểu hiện những yêu cầu linh hoạt trong sáng vui tươi của những bài hát thích hợp với giọng Colorature Soprano. Trong các tác phẩm opera hầu như các aria viết cho giọng Soprano, đặc biệt Colorature Soprano (nữ cao màu sắc) đều có những đoạn cần thể hiện bằng kỹ thuật hát passage. Ngay trong một số romance của Vivaldi chúng ta cũng thường gặp những đoạn hát kỹ thuật passage rất khó. Bởi vậy có thể nói, không hát được kỹ thuật passage thì không thể học những tác phẩm từ thời kỳ âm nhạc tiền cổ điển và cả đến trường phái cổ điển và lãng mạn sau này và đối với đào tạo giọng Colorature Soprano CLC, kỹ thuật chạy passage là một trong những kỹ thuật quan trọng nhất để phát triển giọng hát này. Ví dụ 36 [35, tr.264]. Ví dụ 37 [35, tr.264]. Hát những mẫu âm trên ở mức độ từ dễ tới khó, lúc đầu hát nhanh vừa phải và bắt đầu từ âm thấp quãng trung sau phát triển nhanh dần, luyện cao tới tầm nốt “sol”, “la” rồi luyện dần xuống nốt khởi điểm ban đầu. Yêu cầu hơi thở sâu, khẩu hình mở kết hợp phía trong và ngoài, hàm thả lỏng, cơ thể thoải mái. Sau khi nhuần nhuyễn sẽ tăng cường những mẫu âm khó và rất khó để phát triển giọng hát. Ví dụ 38 [35, tr.264]. Ví dụ 39 [35, tr.264]. Khi thực hiện luyện các âm trên đây người hát cần tăng cường hơi thở, phát huy tối đa tầm quan trọng của khẩu hình ngáp, cười, cơ mặt và cằm buông lỏng với cơ thể thoải mái. Luyện kết hợp với các nguyên âm, phụ âm: Mi, ma, nô, na... Các tác phẩm dành cho giọng Colorature Soprano sử dụng rất nhiều kỹ thuật passage, chẳng hạn: A.Scarlatti với tác phẩm Gia il sole dal Gange; Le violetle, Spesso vibra per gioco của A.Campra; Tác giả A.Vivaldi với Col piacer della mia fede, Io son quell gelsomino, La rondi nella amante; F. Handel: Aria Da tempest. Opera “Giulio Cesare”, Aria Piangero la sortemia “Giulio Cesare”, Aria Morrana “Tornami a vagheggias” opera “Alcina”, Aria Atalanta “Un cenno leggiadretlo” op “Serse”; W.A. Mozart với Liên khúc Exsultate, Jubilate gồm ba phần (Esultate, tu viginum, Alleluja; Vesperae de Dominica Kv321; Laudate Dominum KV321; Lamero Dein Bin ich KV 208); Rossini: Cô gái chăn cừu, Taratella, Cô gái bán hoa, Cavatina Semiramis “Bell raggio Lusimglier” trích opera “Semiramis”; G.Verdi: Khúc hát Osca. Op “Vũ hội giả trang; Aria Gilda trích opera “Rigoletto”... Các tác phẩm này có thể chỉ yêu cầu hát passage trong một đoạn nhỏ nhưng có khi xuyên suốt cả tác phẩm, chẳng hạn: Cavatina der Semiramis của G. Rossini [PL13, tr.244]; Aria Ah! non credea mirarti trích “La sonnambula” của V. Bellini [PL12, tr.174]. Ví dụ 40: Trích Aria Ah! non credea mirarti trích “La sonnambula” của V. Bellini (ô nhịp 73-76) Đoạn chạy trên đây âm vực lên rất cao, câu passage chạy dài và liên tục yêu cầu người hát cần chuẩn bị luồng hơi sâu, lấy hơi nhanh để không ảnh hưởng đến tốc độ, đẩy hơi phải nhẹ nhàng, không tống hơi đột ngột. Khi bật âm thanh phải nhẹ nhàng, dứt khoát. Luôn chú ý sự chuẩn xác cao độ, không hát một cách hời hợt, lướt qua, bỏ nốt, âm thanh phải rõ ràng, rõ tiếng dù đang hát ở tốc độ nhanh. Hàm dưới buông lỏng để tránh cứng hàm sẽ ảnh hưởng không tốt tới âm thanh và tốc độ. Có những tác phẩm, chạy passage còn yêu cầu xử lý sắc thái biểu cảm rất phức tạp, chẳng hạn: Ví dụ 41: Trích “Rezitativ und Cavatine” trong Linda di Chamounix của G. Donizetti (ô nhịp 97 - 100). Trích đoạn trên đây không chỉ yêu cầu chạy passage linh hoạt, âm vực rất cao và đòi hỏi xử lý sắc thái phức tạp. Để thực hiện, người học phải đạt được sự điêu luyện trong kỹ thuật hát, làm chủ được hơi thở dài, vị trí âm thanh để câu hát đạt độ bay, vang xa. Nói chung, kỹ thuật hát passage rất có lợi cho sự phát triển giọng Colorature Soprano, tuy nhiên đây là một trong những kỹ thuật khó dạy, khó học bởi như một số nguyên nhân chúng tôi đã trình bày. Trong quá trình dạy học người dạy cần chú ý nghiên cứu kỹ phương pháp rèn luyện kỹ thuật này, nên tuân thủ những yêu cầu về kỹ thuật từ đơn giản tới phức tạp, từ đó tùy theo năng lực tiếp nhận của từng đối tượng, người dạy sử dụng các mẫu âm luyện thanh, các bài vocalise cho tới các tác phẩm phù hợp để mang lại hiệu quả cao trong đào tạo. 2.2.4. Kỹ thuật hát trillo Trillo theo tiếng Ý có nghĩa là hát láy đi láy lại hai nốt liên tiếp với tốc độ rất nhanh. Đây là loại kỹ thuật khó, thông thường giọng Colorature Soprano có nhiều thuận lợi hơn các giọng khác. Trillo đôi khi được kết hợp với một nốt cao ngân dài. Trong tác phẩm luôn xuất hiện hai ký hiệu nằm ngay trên đầu của nốt nhạc đó là chữ “tr” hoặc hình lượn sóng để nhận biết về trillo. Thông thường, trước khi trillo có chùm láy hoa mỹ. Ví dụ 42 [45, tr.220]. Theo tác giả Mồ Mộ La: “Khi rèn luyện trillo, họng mở to, lưỡi gà nhấc cao, cằm ổn định và các cơ thanh quản thả lỏng, hơi thở nén tốt và đẩy hơi đều đặn liên tục, vị trí và âm sắc nhất quán. Tiếng rung láy có cao độ chuẩn xác, ngân đều và nhẹ nhàng” [45, tr.141]. Trong những tác phẩm tiền cổ điển, cổ điển viết cho các giọng Soprano thường xuyên có những chỉ định trillo làm cho câu hát sinh động và thêm màu sắc. Giọng Colorature Soprano phải rèn luyện kỹ thuật hát này, hiện nay kỹ thuật trillo chưa được quan tâm đúng mức, thầy cô giáo còn ít cho SV giọng Soprano luyện tập. Dưới đây chúng tôi xin đưa ra một số bài tập luyện thanh phát triển kỹ thuật rung láy. Ví dụ 43 [45, tr.160]. Yêu cầu khi hát các nốt phải lướt nhanh và nhẹ, nhấn vào nốt chính và gọn tiếng. Trong luyện thanh, không nhất thiết phải luyện bằng mẫu âm có các nốt hoa mĩ một cách trực tiếp mà có thể dùng trường độ móc kép để người học dễ dàng thực hiện. Nên luyện mẫu âm đơn giản rồi tăng cường độ khó theo tốc độ từ chậm rồi nhanh dần. Người học kết hợp luyện với âm: Mi, ma hoặc đọc note với mẫu âm trên. Ví dụ 44: [PL 9, tr.7] Với những mẫu âm khó hơn, yêu cầu tăng cường về tốc độ và mở rộng âm vực theo năng lực tiếp nhận của người học, thông thường có thể bắt đầu luyện từ khoảng trung là âm G4, A4 và lên cao dần tới nốt A5 hoặc cao hơn. Tuy nhiên, âm thanh phải đạt yêu cầu vang, xốp, sáng, nhẹ, không bỏ nốt, giữa các âm phải tạo được sự mềm mại, uyển chuyển. Muốn vậy, hơi thở phải chắc, khẩu hình mở và thả lỏng cơ hàm, cơ thể không căng cứng. Luyện tập giai điệu trên với các âm: Mi, ma, nô, na... Các tác phẩm yêu cầu kỹ thuật hát Trillo... Tác phẩm Rigoletta “Gualtier Malde...” - “Caro nom che il mio cor” của Verdi [PL12, tr. 160]; Lucia di lammermoor “Regnava nel silenzio” - “Quando rapito in estasi” của Donizetti [PL12, tr. 209]; “Fruhlingsstimmen - Walzer” Die Lerche in blaue Hob của Strauss [PL13, tr. 367]... Ví dụ 45: Trích Rigoletta “Gualtier Malde...” - “Caro nom che il mio cor” của Verdi [PL12, tr. 160]. Ví dụ 46 : Aria Les filles de Cadix của A. De Musset và L. Delibes (từ ô nhịp 94 - 98). Nhìn vào ví dụ trên cho thấy, âm láy rền thường xuất hiện ở quãng 2 thứ hoặc quãng 2 trưởng. Trong trích đoạn trên, tác giả sử dụng liên tục trong câu các âm láy rền tại các nốt C5, E5, D5, với yêu cầu thực hiện luân phiên nên có phần phức tạp, đòi hỏi người hát cần có kỹ thuật vững, thả lỏng cơ thể và hát một cách chủ động để có thể thực hiện được tốt nhất yêu cầu đặt ra. Kỹ thuật Trillo còn xuất hiện chỉ trong 1 nốt nhạc nhưng yêu cầu phải có hơi thở sâu, đầy đặn để có thể xử lý được rung láy trong một nốt kéo dài. Ví dụ 47: Trích Rigoletta “Gualtier Malde...” - “Caro nom che il mio cor” của Verdi [PL12, tr. 163]. Nốt E5 kéo dài 10 phách và yêu cầu rung láy liên tục trong cả 10 phách đó. Mặc dù chỉ có một nốt nhưng bản thân rung láy tạo ra nhiều nốt liền bậc xung quanh nốt đó, bởi vậy, trường hợp này, thanh quản nên chủ động dao động trong cả quá trình láy rền sao cho âm thanh vừa đạt độ rung được hình thành qua cộng hưởng âm thanh vừa đạt độ rung láy nhanh có chủ đích. Khi mới thử nghiệm âm láy rền ở thời gian đầu có thể SV khó kiểm soát được sự giao động của thanh quản, bởi vậy khi tập luyện cần hết sức lưu ý vấn đề thả lỏng của các cơ, (cơ hàm, ngực...). Giữa một âm láy rền và âm rung là cao độ được nâng lên trong âm láy rền, nhưng không có ở âm rung. Trong khi láy rền cần nỗ lực để biến đổi giữa nốt cuối và nốt cao hơn (hoặc nửa âm cao hoặc toàn bộ nốt được nâng lên) mà độ rung vẫn duy trì trên cùng một nốt. Có thể hướng dẫn người học luyện âm láy rền bằng cách láy một điệu huýt sáo ngân tại một cao độ sau đó ngay lập tức hát cùng một nốt bằng chuyển động thanh quản và điều chỉnh hơi thở, tạo ra nốt ở mức với dao động thanh quản trong từng vận động. Ví dụ 48: Trích Lucia di lammermoor “Regnava nel silenzio” - “Quando rapito in estasi” của Donnizetti [PL12, tr. 209]. Trích đoạn này yêu cầu rung láy nhảy quãng, liên tục. Khi đã quen với cách hát rung láy thì với trích đoạn trên người học không cần lo lắng về quãng nhảy này bởi với âm nảy ở nốt dưới F4 giúp dễ tạo độ bật âm thanh hơn khi láy rung ở nốt D5, tương tự vậy với các âm còn lại. Tuy nhiên, đáng chú ý là các quãng được mô tiến cromatic đi lên cùng những yêu cầu xử lý âm nhạc trong đoạn đòi hỏi người học cần có sự tập trung và thận trọng hơn bởi sẽ dễ bị phô chênh hoặc điều tiết hơi thở bị thô kệch, cần tránh tạo ra âm láy rền quá mức. Tóm lại, khi tập những tác phẩm TN có yêu cầu kỹ thuật rung láy, điều nên thực hiện là tập tách từng phần nhỏ, lặp đi lặp lại nhiều lần, khi đã ổn mới ghép vào giai điệu cả câu hát. Cần luyện tập ở mức độ thường xuyên để luôn duy trì được cách hát này. 2.2.5. Hát sắc thái to nhỏ Đây là kỹ thuật rất cần thiết đối với đào tạo TN nói chung, đào tạo giọng Sprano Colorature nói riêng. Trong bài hát, tình cảm một phần được thể hiện bằng sắc thái, trong đó có sự thay đổi to, nhỏ, mạnh, yếu của một nốt nhạc hoặc cả câu nhạc. Những sắc thái to nhỏ này được ghi bằng những ký hiệu chữ viết tắt, thí dụ: mạnh, to (forte), yếu, nhỏ (piano), từ to tới nhỏ - nhỏ dần (diminuendo), từ nhỏ tới to, to dần (crescendo)... Yêu cầu khi hát nhỏ đi hoặc to dần trên một nốt nhạc một cách đều đặn, liên tục, không bị gẫy âm thanh, không ngắt quãng, không thay đổi vị trí cộng minh của âm thanh. Phải khẳng định, luyện tập hát to dần, nhỏ dần là một kỹ thuật khó. Với một người chưa nắm vững cơ bản mà cố gắng thể hiện sắc thái nhỏ, to, mạnh, nhẹ sẽ rất nguy hiểm cho giọng hát bởi rất dễ khiến âm thanh bị khô, gằn cổ, không mượt mà, thanh thoát, thậm chí âm thanh thường bị mờ, yếu ớt và gãy. Bởi vậy, cần có sự tập luyện một cách nghiêm túc kỹ thuật này trước khi ứng dụng vào những tác phẩm có sức biểu cảm mạnh mẽ về tính chất và cường độ âm nhạc. Ví dụ 49: [35, tr.253]. Ví dụ 50 [35, tr.253]. Ở hai ví dụ trên, yêu cầu xử lý sắc thái từ to xuống nhỏ dần, đoạn đầu yêu cầu hát to và những âm cuối hát nhỏ. Khi hát những âm như vậy cần chuẩn bị luồng hơi tốt, không tống hết hơi ở nốt ngân tự do và dành hơi để ém nhỏ dần âm thanh sao cho không bị đứt cụt hơi ở cuối câu. Khẩu hình vẫn mở ổn định với hàm dưới buông lỏng, luyện tập kết hợp với các nguyên âm, phụ âm như: Ma, mô, na, nô, la hoặc đọc note. Sau khi biết cách xử lý những yêu cầu cơ bản khi hát kỹ thuật này, khi người học kiểm soát được âm thanh với hơi thở chắc chắn và đạt được sự ổn định của âm thanh cộng minh thì tiếp đến là thời điểm để luyện tập các bài tập khó hơn để kiểm soát cường độ của giọng hát. Tất nhiên, không phải với hầu hết các giọng hát đến thời điểm này chỉ đạt một mức về sắc thái hay độ rung cộng minh, điều chúng tôi muốn nói tới là quy trình rèn luyện với mục đích trì hoãn sự phát triển cường độ cho đến khi kỹ thuật TN cơ bản của người học thực sự đã ổn định và chúng tôi chắc chắn có thể bắt đầu luyện tập sâu kỹ thuật kiểm soát cường độ. Với cách thức bắt đầu ở mức êm dịu hoặc rất êm dịu, mạnh dần tới mức rất mạnh hoặc cực kỳ mạnh, và sau đó quay trở lại êm dịu như vậy sẽ làm hạn chế sự nguy hại gây tổn thương đến âm sắc giọng ca như đã phân tích ở trên. Từ đây làm cơ sở để người học tiếp tục luyện tập những yêu cầu cao, khắt khe hơn đối với kỹ thuật hát này. Ví dụ 51 [35, tr. 264]. Với bài tập trên, thay đổi sắc thái liên tục khi to, khi nhỏ luân phiên, đây là kỹ thuật khó, người học phải đạt ở mức độ tinh xảo mới dễ dàng đạt được. Cần đặc biệt lưu ý, hơi thở sâu, đẩy hơi đều đặn, âm nọ liền với âm kia, vị trí âm thanh nông, gọn. Những âm thấp hát như nói, dành hơi thở cho những âm cao. Khẩu hình phải mở rộng bằng cách nhấc hàm ếch mềm, hàm dưới buông lỏng, khi hát nhỏ dần miệng không nên khép lại, mà vẫn giữ độ mở cần thiết đặc biệt nhấc phần lưỡi gà phía trong để âm thanh khi vuốt nhỏ đi không bị nghẹt, không bị gẫy, kéo dài được liên tục, nhỏ dần dần âm thanh. Ứng dụng cách xử lý âm thanh như trên vào tác phẩm TN, chẳng hạn: Ví dụ 52: Trích Die Nachtigall của Alabieff [PL13, tr.362]. Trích đoạn trên xử lý sắc thái không quá khó bởi nó đễn ra ở hai ô nhịp và ít có sự phức tạp trong giai điệu, có thể dùng để luyện kỹ thuật này ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, rất nhiều tác phẩm đòi hỏi xử lý sắc thái phức tạp, xử lý sắc thái to, nhỏ ngay trong 1 ô nhịp và liên tục trong cả câu hát. Ví dụ 53: Trích Ave Maria của Caccini (ô nhịp 18 - 24) Ngay ô nhịp đầu tiên đòi hỏi xử lý sắc thái từ nhỏ tới to dần rồi lại trở về êm dịu, kết hợp đồng thời với kỹ thuật hát liền giọng. Để thể hiện được những biểu cảm như vậy người hát phải kết hợp chắc chắn các yêu cầu về kỹ thuật từ hơi thở sâu, chắc, khẩu hình mở linh hoạt, vị trí âm thanh mỏng phía chân răng cùng sự buông lỏng cơ thể... những yếu tố trên đóng vai trò làm nền móng vững chắc, người hát chỉ tập chung tới tính chất âm nhạc, tới sự diễn tả cảm xúc để đạt đúng yêu cầu mà tác phẩm hướng tới. Như vậy, để phát triển kỹ thuật hát sắc thái biểu cảm đối với giọng Colorature Soprano nói riêng, trước tiên phải nắm được những yêu cầu cơ bản là yếu tố nền, sau mới chuyển sang luyện để phát triển đầy đủ hơn khả năng kiểm soát cường độ và độ vang rền giọng hát. Trên đây chúng tôi đã đưa ra một số kỹ thuật TN căn bản, phù hợp hơn cả đối với sự phát triển của giọng Colorature Soprano trong đào tạo CLC. Những kỹ thuật này cần được người học nắm vững và ứng dụng linh hoạt bởi trong một tác phẩm không chỉ đơn thuần một kỹ thuật mà đòi hỏi người học phải thực hiện nhiều kỹ thuật luân phiên, phức tạp hơn, các kỹ thuật này được thể hiện đồng thời trong một đoạn nhạc, câu nhạc. Có thể thấy ở một số ví dụ sau: Ví dụ 53: Trích Thema und Variatine của Heinrich Proch (Variatine III, ô nhịp 14 - 28) Đây là trích đoạn rất phức tạp, gồm sự luân phiên nhiều kỹ thuật hát khác nhau ở âm vực rất cao và rộng. Người hát phải thể hiện các kỹ thuật staccato lên tới âm Es6 cùng nhảy quãng xa đồng thời thể hiện kỹ thuật nhấn nhá. Tiếp theo đó là kỹ thuật trillo, mặc dù chỉ trillo trong nốt As5 nhưng khi phải thực hiện đồng thời xử lý sắc thái (từ nhỏ tới “f” rồi ngay lập tức xử lý nhỏ xuống “ppp”) với tốc độ nhanh và nhảy quãng thì thực sự rất khó thực hiện. Chỉ những giọng Colorature Soprano trong lựa chọn đào tạo CLC, khi đã có những kiến thức vững chắc về hơi thở, vị trí âm thanh và sự linh hoạt của khẩu hình và cơ thể, có sự khỏe tốt, cùng đó là sự tập luyện một cách nghiêm túc với sự hướng dẫn của người thầy giỏi và kinh nghiệm mới mong đạt được những yêu cầu mà tác phẩm hướng tới. Tương tự như vậy với ví dụ dưới đây. Ví dụ 54: Trích Fruhlingsstimmen - Walzer của Johann Strauss ( từ ô nhịp 240- 246) Để thực hiện trích đoạn trên, người hát phải đạt được sự điêu luyện trong kỹ thuật và giọng hát lúc này đóng vai trò như một nhạc cụ sống, có khả năng hát một cách uyển chuyển với giai điệu. Từ kỹ thuật chạy passage linh hoạt, nhảy quãng kết hợp trillo, thay đổi sắc thái biểu cảm... Nếu không có nền tảng kỹ thuật vững chắc thì không thể thực hiện được những kỹ thuật ở mức độ phức tạp như trên. Ngoài ra, còn rất nhiều tác phẩm khó và phức tạp khác phù hợp với đặc điểm giọng Colorature Soprano. Phù hợp là một lợi thế, tuy nhiên, chỉ khi loại giọng này được đào tạo với một lộ trình phát triển đặc biệt mới có khả năng hát được những kỹ thuật mà những tác phẩm này hướ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_giai_phap_trong_dao_tao_giong_colorature_soprano_cha.doc
Tài liệu liên quan