Tóm tắt Luận án Quản lý bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện trong bối cảnh đổi mới

Quản lý các yếu tố quá trình bồi dưỡng

Quá trình quản lý bồi dưỡng là giai đoạn trọng tâm, tập trung vào tổ chức và

thực hiện bồi dưỡng tri thức, thực tiễn cho người học. Đòi hỏi người học phải tự giác,

tích cực, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào xử lý các yêu cầu của bài học, hội

thảo, khoá bồi dưỡng; người cán bộ quản lý (theo dõi), giảng viên lên lớp phải vận dụng

tri thức, kinh nghiệm của mình để hướng dẫn, giúp đỡ người học hoàn thành các yêu

cầu nhiệm vụ đề ra của khóa bồi dưỡng. Đây chính là giai đoạn tổ chức bồi dưỡng.

Các yếu tố của quá trình quản lý bồi dưỡng, gồm: (1) Quá trình tiếp sinh, thủ

tục nhập học. (2) Chương trình, nội dung bồi dưỡng. (3) Điều kiện cơ sở vật chất của

nhà trường. (2) Học tập của người học (trên lớp và đi thực tế). (4) Sinh hoạt, ăn, ở. của

người học. (5) Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng.

2.4.3.1.Quản lý học viên trên lớp

2.4.3.2. Quản lý tự nghiên cứu, học tập của học viên

2.4.3.3. Quản lý học viên đi nghiên cứu thực tế

Tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ thực hiện quản lý yếu tố quá

trình bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện: R = 0.7 > 0; sự tương quan giữa tính cần

thiết và mức độ thực hiện các yếu tố quá trình bồi dưỡng có tương quan thuận và rất

chặt chẽ.

Có đến, 91,27% các chuyên gia được hỏi cho rằng, quá trình bồi dưỡng cán bộ

chủ chốt cấp huyện chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố cơ bản là: chương trình, nội dung bồi

dưỡng phải được cập nhật, bổ sung, sửa đổi tốt, phù hợp, hiệu quả cao và tinh thần, thái

độ, sự tự giác, chủ động của người học trong giai đoạn tổ chức bồi dưỡng.

Với học viên tham gia khóa bồi dưỡng bí thư cấp ủy cấp huyện năm 2016, thì

93,11% cũng cho rằng, quá trình bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện để đạt được hiệu

quả tốt, ngoài tinh thần, thái độ, sự tự giác, chủ động của người học và chương trình,

nội dung bồi dưỡng phải được cập nhật, bổ sung, sửa đổi tốt, phù hợp thì công tác tổ

chức, quản lý học viên cũng rất quan trọng; giúp người học tự giác hơn, chủ động, tích

cực hơn vì được kiểm tra, giám sát sát sao, nghiêm túc.

Để có hiệu quả cao trong quá trình bồi dưỡng đòi hỏi, từng khâu phải được

thực hiện tốt; Tiếp sinh, nhập học đúng đối tượng quy định; Chương trình, nội dung bồi

dưỡng được cập nhật tốt, phù hợp. Tiếp đến, công tác tổ chức, quản lý học viên tham

gia bồi dưỡng đúng quy định; tổ chức, quản lý tốt việc kiểm tra, đánh giá kết quả bồi

dưỡng cán bộ. Nêu cao tinh thần tự giác, chủ động của học viên trong bồi dưỡng.

pdf27 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện trong bối cảnh đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hồ Chí Minh chưa áp dụng biện pháp quản lý bồi dưỡng cán bộ theo tiếp cận CIPO, mà chủ yếu theo chức năng quản lý. Công tác quản lý bồi dưỡng bí thư cấp ủy cấp huyện, được các đơn vị chức năng của học viện, phối hợp với các cơ quan trung ương liên quan, các ban tổ chức tỉnh ủy, thành ủy một cách chặt chẽ, bài bản, thu được kết quả bước đầu tốt, khả quan. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã thực hiện một số biện pháp quản lý, như sau: Một là, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, khoảng quý 4, hằng năm, căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ năm hiện tại và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ năm tiếp theo; ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trên cơ sở cân đối với năng lực đáp ứng nhu cầu của hệ thống học viện. Hai là, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng tổ chức chiêu sinh chặt chẽ, đúng điều kiện, tiêu chuẩn Ba là, đổi mới nội dung, chương trình, chuyên đề, báo cáo trong quá trình bồi dưỡng cán bộ: Học viện chỉ đạo cho nghiên cứu, chỉnh sửa nội dung, thêm bớt chuyên đề; nhất là các báo cáo kinh nghiệm thực tiễn. Các chuyên đề phải đảm bảo cung cấp cho học viên những kiến thức mới; rèn luyện và phát triển các kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của người lãnh đạo, quản lý cấp huyện. Bốn là, tăng cường quản lý học viên: Học viên khi đến nhập học, sẽ học tập, rèn luyện, ăn, ở, sinh hoạt tập trung trong Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 3 tuần; yêu cầu học viên, lên lớp đầy đủ đúng giờ, ngồi học theo sơ đồ cố định, có biển tên từng vị trí học viên ngồi. Ngoài giờ lên lớp, học viên phải lến thư viện nghiên cứu, tra cứu tài liệu giấy và cả thư viện điện tử; ngoài đọc, nghiên cứu tài liệu, người học còn làm quen với thiết bị hiện đại, để khai thác thông tin... Năm là, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị trên giảng đường và trong ký túc xá. Học viện từng bước, theo lộ trình, sửa chữa, thay mới một số phòng học xuống cấp, lạc hậu, không phù hợp, cải tiến, chỉnh sửa lại đáp ứng nhu cầu sử dụng hiện nay. Để nghiên cứu thực trạng quản lý bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện, tác giả đã khảo sát các yếu tố bối cảnh, đầu vào, quá trình, kết quả đầu ra của quá trình bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện; mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các yếu tố trong quá trình bồi dưỡng; sự tương quan về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện. Để nghiên cứu vấn đề này, tác giả sử dụng thống kê toán học về hệ số tương quan thứ bậc Spearman 2.4.1. Điều tiết ảnh hưởng của bối cảnh đến quá trình bồi dưỡng Bối cảnh quá trình quản lý bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện bao gồm: (1) Các văn bản, quy định, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến bồi dưỡng cán bộ. (2) Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. (3) Hội nhập kinh tế quốc tế. (4) Sự phát triển của khoa học và công nghệ. (5) Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trên thế giới. 12 Có đến 82,80% số đối tượng khảo sát, đánh giá cao yếu tố (1) Các văn bản, quy định, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến bồi dưỡng cán bộ. Học viện, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan đưa, ban hành các văn bản, quy định, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến bồi dưỡng cán bộ; như điều kiện, tiêu chuẩn bắt buộc của người bí thư huyện ủy; hay quy định quy trình bồi dưỡng, đối tượng phải đi bồi dưỡng Tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ thực hiện điều tiết yếu tố bối cảnh quá trình quản lý bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện, Thay vào Công thức tính hệ số tương quan thứ bậc (Spearman):R = 0.5 > 0; Giữa mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các yếu tố bối cảnh của quá trình bồi dưỡng có tương quan với nhau. Các yếu tố: từ (2) đến (5) cơ bản là yếu tố khách quan, không thể điều tiết được, hoặc rất khó khăn, mất nhiều thời gian. Chỉ có yếu tố (1) Các văn bản, quy định, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến bồi dưỡng cán bộ; có thể điều tiết được dễ hơn, trực tiếp hơn. Có thể nói là yếu tố quyết định, trọng tâm có thể điều tiết được ảnh hưởng bối cảnh quá trình quản lý bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện. 2.4.2. Quản lý các yếu tố đầu vào của quá trình bồi dưỡng Các yếu tố đầu vào của quá trình bồi dưỡng, gồm: (1) Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng; (2) Tiêu chuẩn, điều kiện đối tượng bồi dưỡng; (3) Năng lực, trình độ giảng viên tham gia giảng dạy; (4) Năng lực, trình độ cán bộ tham gia tổ chức, quản lý bồi dưỡng. 2.4.2.1. Quản lý xây dựng kế hoạch bồi dưỡng Kế hoạch bồi dưỡng, là một phần trong Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (ngoài bồi dưỡng chức danh; học viện còn có đào tạo cao cấp lý luận chính trị; đại học văn bằng 2; sau đại học và bồi dưỡng nghiệp vụ...) có 02 nội dung cơ bản: (1) Phân bổ chỉ tiêu cho các học viện chính trị khu vực (2) Ban hành kế hoạch tuyển sinh, mở lớp, giảng dạy-học tập. 2.4.2.2. Quản lý việc xây dựng tiêu chuẩn, điều kiện đối tượng bồi dưỡng thực hiện công tác chiêu sinh bồi dưỡng bí thư cấp ủy cấp huyện, theo các nội dung chủ yếu: (1) Thực hiện quy định về đối tượng, tiêu chuẩn cử đi bồi dưỡng. (2) Lập danh sách cán bộ đi bồi dưỡng. (3) Đánh giá tiến độ, kết quả chiêu sinh theo kế hoạch. (4) Giải đáp những đề xuất, kiến nghị liên quan đến công tác chiêu sinh. Việc quản lý hoạt động giảng dạy của các cơ sở đào tạo là một khâu quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của toàn bộ quá trình đào tạo, bồi dưỡng. Tương quan giữa mực độ cần thiết và mức độ thực hiện quản lý yếu tố đầu vào của quá trình bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện: R = 0.8 > 0; sự tương quan giữa tính cần thiết và mức độ thực hiện các yếu tố đầu vào của quá trình bồi dưỡng có tương quan thuận chặt. Nội dung quản lý quan trọng nhất của giai đoạn này là quản lý năng lực, trình độ giảng viên sẽ tham gia giảng dạy (người dạy) và năng lực, trình độ của người cán bộ chuẩn bị bồi dưỡng (người học). Để có được đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, phương pháp sư phạm giỏi, áp dụng thành thạo phương pháp giảng dạy hiện đại và kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc - có như vậy kết quả đầu vào của quá trình bồi dưỡng mới đáp ứng yêu cầu đề ra. 13 2.4.3. Quản lý các yếu tố quá trình bồi dưỡng Quá trình quản lý bồi dưỡng là giai đoạn trọng tâm, tập trung vào tổ chức và thực hiện bồi dưỡng tri thức, thực tiễn cho người học. Đòi hỏi người học phải tự giác, tích cực, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào xử lý các yêu cầu của bài học, hội thảo, khoá bồi dưỡng; người cán bộ quản lý (theo dõi), giảng viên lên lớp phải vận dụng tri thức, kinh nghiệm của mình để hướng dẫn, giúp đỡ người học hoàn thành các yêu cầu nhiệm vụ đề ra của khóa bồi dưỡng. Đây chính là giai đoạn tổ chức bồi dưỡng. Các yếu tố của quá trình quản lý bồi dưỡng, gồm: (1) Quá trình tiếp sinh, thủ tục nhập học. (2) Chương trình, nội dung bồi dưỡng. (3) Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. (2) Học tập của người học (trên lớp và đi thực tế). (4) Sinh hoạt, ăn, ở... của người học. (5) Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng. 2.4.3.1.Quản lý học viên trên lớp 2.4.3.2. Quản lý tự nghiên cứu, học tập của học viên 2.4.3.3. Quản lý học viên đi nghiên cứu thực tế Tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ thực hiện quản lý yếu tố quá trình bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện: R = 0.7 > 0; sự tương quan giữa tính cần thiết và mức độ thực hiện các yếu tố quá trình bồi dưỡng có tương quan thuận và rất chặt chẽ. Có đến, 91,27% các chuyên gia được hỏi cho rằng, quá trình bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố cơ bản là: chương trình, nội dung bồi dưỡng phải được cập nhật, bổ sung, sửa đổi tốt, phù hợp, hiệu quả cao và tinh thần, thái độ, sự tự giác, chủ động của người học trong giai đoạn tổ chức bồi dưỡng. Với học viên tham gia khóa bồi dưỡng bí thư cấp ủy cấp huyện năm 2016, thì 93,11% cũng cho rằng, quá trình bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện để đạt được hiệu quả tốt, ngoài tinh thần, thái độ, sự tự giác, chủ động của người học và chương trình, nội dung bồi dưỡng phải được cập nhật, bổ sung, sửa đổi tốt, phù hợp thì công tác tổ chức, quản lý học viên cũng rất quan trọng; giúp người học tự giác hơn, chủ động, tích cực hơn vì được kiểm tra, giám sát sát sao, nghiêm túc. Để có hiệu quả cao trong quá trình bồi dưỡng đòi hỏi, từng khâu phải được thực hiện tốt; Tiếp sinh, nhập học đúng đối tượng quy định; Chương trình, nội dung bồi dưỡng được cập nhật tốt, phù hợp. Tiếp đến, công tác tổ chức, quản lý học viên tham gia bồi dưỡng đúng quy định; tổ chức, quản lý tốt việc kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng cán bộ. Nêu cao tinh thần tự giác, chủ động của học viên trong bồi dưỡng. 2.4.4. Quản lý các yếu tố đầu ra của quá trình bồi dưỡng Kết quả đầu ra trong quản lý bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện là những cán bộ với những phẩm chất, năng lực cơ bản của người cán bộ trong quá trình bồi dưỡng. Do vậy, yếu tố kết quả đầu ra của quá trình bồi dưỡng cần chú ý, gồm: (1) Được trang bị những vấn đề mới về công tác xây Đảng; về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phát triển bền vững; về cục diện thế giới và đường lối đối ngoại của Việt Nam; vấn đề an ninh phi truyền thống, dân chủ cơ sở và đổi mới hệ thống chính trị; những vấn đề mới trong Văn kiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và thực tiễn đang đặt ra cần giải quyết về phát triển kinh tế-xã hội, về công tác xây dựng Đảng,... trong bối cảnh nước ta hiện nay. (2) Kỹ năng lãnh đạo, ra quyết định, giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực tiễn của người bí thư cấp ủy cấp huyện; kinh nghiệm lãnh 14 đạo xử lý các điểm nóng về giải phóng mặt bằng đất đai để phát triển kinh tế-xã hội, về xung đột xã hội và vấn đề tôn giáo Quản lý kết quả đầu ra có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện. Quản lý kết quả đầu ra không đơn thuần là để đánh giá kết quả quá trình bồi dưỡng cán bộ, điều quan trọng cần đánh giá phẩm chất, năng lực, trình độ của cán bộ; để xem họ có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ công tác trong giai đoạn mới? Tương quan giữa sự cần thiết và mức độ thực hiện quản lý các yếu tố đầu ra quá trình bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện: R = 1 > 0; sự tương quan giữa tính cần thiết và mức độ thực hiện các yếu tố đầu ra quá trình bồi dưỡng có tương quan thuận và đồng nhất. Có 95,07% học viên tham gia khóa bồi dưỡng bí thư cấp ủy cấp huyện năm 2016 khi được hỏi: theo đồng chí để bồi dưỡng bí thư cấp ủy cấp huyện đạt chất lượng thì yếu tố nào được quan tâm nhất trong đầu ra của quá trình bồi dưỡng? Đều cho rằng nội dung cần quan tâm nhất, quan trọng nhất đầu ra của quá trình bồi dưỡng là kỹ năng lãnh đạo, ra quyết định, giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực tiễn của người bí thư cấp ủy cấp huyện; kinh nghiệm lãnh đạo xử lý các vấn đề kinh tế-xã hội của địa phương. Đó là mong muốn của người học và cũng là kết quả cơ bản mà học viên đã thu nhận được sau khóa bồi dưỡng. 2.5. Đánh giá chung Công tác cán bộ, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói riêng, đặc biệt là bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện được triển khai thực hiện chủ động, tích cực và đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần quan trọng vào thành tích chung của sự nghiệp xây dựng, phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng và trong cả nước. Về bồi dưỡng bí thư cấp ủy cấp huyện, từ năm 2016 đến nay, tổ chức được 5 khóa bồi dưỡng bí thư huyện cho 297 đồng chí ở 63 tỉnh, thành phố trong cả nước (năm 2016 tổ chức được 4 khóa, đầu năm 2017 đã tổ chức được 1 khóa, từ nay đến cuối năm còn 3 khóa nữa), cụ thể: Số lượng 297 người đã được bồi dưỡng, chỉ tính các học viên là bí thư huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy trực thuộc tỉnh, thành phố, không tính cấp tương đương như bí thư đảng ủy khối, tổng công ty... Trong số 297 đồng chí tham gia học tập khóa bồi dưỡng bí thư cấp ủy cấp huyện; có 21/297 đồng chí là nữ (chiếm 7,07%%). Tỷ lệ bí thư huyện ủy được bồi dưỡng là nữ rất thấp mới chỉ chiếm khoảng 8% so với tổng số học viên. Về bồi dưỡng bí thư cấp ủy cấp huyện vùng Đồng bằng sông Hồng, trong 5 khóa bồi dưỡng có 49 người đã tham gia, cụ thể: So với cả nước số lượng người học là nữ, 4/21, chiếm 19,5%; độ tuổi trung bình của nam giới là 51,31 tuổi nhiều hơn 0,56 tuổi với cả nước (cả nước 50,75 tuổi) và nữ là 43 tuổi, trẻ hơn 0,75 tuổi (cả nước 43,75 tuổi); cơ bản về độ tuổi cũng có sự tương đồng; Học viên là tỉnh ủy, thành ủy viên: 44/250/297 đồng chí (chiếm 17,60% so với cả nước); là thường vụ tỉnh ủy, thành ủy: 1/11/297, chiếm 9,07% và vẫn còn 4/36/297 đồng chí là bí thư huyện nhưng chưa tham gia ban chấp hành đảng bộ cấp tỉnh. 15 2.5.1. Những thuận lợi Chức danh bí thư cấp ủy cấp huyện, là chức danh đầu tiên trong hệ thống chính trị, tổ chức đảng của chúng ta; được tổ chức, triển khai bồi dưỡng bài bản, chính quy, công phu, khoa học, toàn diện. Quá trình bồi dưỡng, quản lý bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện, cụ thể là bồi dưỡng bí thư cấp ủy cấp huyện đã giúp cho người học có thêm kiến thức mới về lý luận, thực tiễn, bài học kinh nghiệm về lãnh đạo, xử lý những vấn đề thực tiễn đặt ra trong quá trình triển khai nhiệm vụ của người bí thư cấp huyện trong bối cảnh đối mới hiện nay. Trong quá trình triển khai bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện, luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp từ Trung ương đến địa phương từ khâu chuẩn bị, lên kế hoạch, tổ chức triển khai và kết thúc quá trình bồi dưỡng. So với cấp tỉnh, cấp huyện là cấp trực tiếp hơn, sát dân hơn khi thực thi, triển khai các hoạt động quản lý nhà nước trên phạm vi cấp huyện; là cấp ủy trực tiếp của đảng ủy, chi ủy cơ sở. 2.5.2. Khó khăn Tuy chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện có được nâng cao hơn trước, song số cán bộ chủ chốt có trình độ, kỹ năng chuyên môn, tính chuyên nghiệp cao chưa nhiều. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện nói chung và đội ngũ bí thư cấp ủy cấp huyện nói riêng chưa được đào tạo, bồi dưỡng chuẩn chức danh; chưa được đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý. Chưa xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chức danh phù hợp, chưa khoa học, chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay của cán bộ lãnh đạo, quản lý. Quy định về chế độ bồi dưỡng chức danh cho cán bộ chủ chốt cấp huyện chưa được đề ra, cụ thể, chi tiết, không rõ ràng, còn chung chung. Công tác bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện chưa thực hiện phân cấp mạnh, chưa ban hành văn bản chỉ đạo quyết liệt việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện nói chung và đội ngũ bí thư cấp ủy cấp huyện nói riêng. Công tác hướng dẫn về xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng còn đang từng bước hoàn thiện. Đối tượng, tiêu chuẩn đào tạo, bồi dưỡng còn đề cập ở các văn bản khác nhau, gây khó khăn, lúng túng trong nhận thức và thực hiện; chế độ, chính sách về đào tạo chưa được bổ sung, sửa đổi kịp thời cho phù hợp. Việc thống kê, báo cáo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các cơ quan, đơn vị chủ yếu mang tính tổng thể, chưa phân ra từng loại đối tượng học trước, đối tượng học sau, phù hợp với năng lực đào tạo của cơ sở đào tạo cũng như thực tế của cơ quan, đơn vị. Công tác bồi dưỡng, rèn luyện đạt chuẩn (những tiêu chuẩn đối với người bí thư cấp ủy cấp huyện cần phải có) đối với cán bộ chủ chốt cấp huyện chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức. Mục tiêu bồi dưỡng vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp, chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; Nội dung và cấu trúc kiến thức của từng chuyên đề trong chương trình Bồi dưỡng bí thư cấp ủy cấp huyện còn khá nhiều bất hợp lý, thiếu nhất quán, còn thiếu thực tiễn. Giữa chương trình, nội dung đào tạo và những đòi hỏi thực tiễn phát sinh trong công tác lãnh đạo, quản lý luôn có khoảng cách. Sự quan tâm, đầu tư của cơ sở đào tạo cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa tương xứng, quá chú trọng mở rộng quy mô, đa dạng hóa các chuyên ngành đào tạo sau 16 đại học với đối tượng ngày càng mở rộng; coi nhẹ việc bồi dưỡng chức danh, chuyên môn, nghiệp vụ sâu. Phương pháp giảng dạy, mặc dù đã đưa phương pháp giảng dạy tích cực vào triển khai và bước đầu thu được những thành công nhất định, nhưng kết quả mang lại chưa tương xứng với mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ đề ra. Điều kiện cơ sở vật chất, Cơ sở vật chất, kỹ thuật như nhà ở, căng tin, thư viện, phòng học, phòng thảo luận nhóm còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu. Phương pháp thực hiện đánh giá sau quá trình bồi dưỡng chức danh cán bộ chủ chốt cấp huyện chưa được triển khai, chưa có kế hoạch chi tiết, đồng bộ của nhà trường, địa phương. Những vấn đề rút ra từ thực trạng quản lý bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện Khối lượng công việc cần giải quyết hiện nay về quản lý bồi dưỡng cán bộ rất lớn, đa dạng, phức tạp, trong khi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ở một số lĩnh vực ban hành không đồng bộ, một số nội dung còn chồng chéo, mâu thuẫn, bất hợp lý chậm được sửa đổi, bổ sung. Tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, mới sắp xếp, mới tách ra, thiếu ổn định. Cần phải đẩy mạnh công tác phân cấp cán bộ, tự chủ tự chịu trách nhiệm; gắn phân cấp quản lý kinh tế-xã hội với phân cấp ngân sách và phân cấp tổ chức bộ máy, cán bộ; tránh phân cấp đại trà, bình quân chủ nghĩa; tăng cường phân cấp không tách rời trách nhiệm của các quản lý; đẩy mạnh công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện bồi dưỡng cán bộ. 2.5.3. Nguyên nhân 2.5.3.1. Nguyên nhân của những kết quả 2.5.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Quá trình bồi dưỡng, quản lý bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện thu được kết quả tốt, cụ thể là bồi dưỡng bí thư cấp ủy cấp huyện đã giúp cho người học có thêm kiến thức mới về lý luận, thực tiễn, bài học kinh nghiệm về lãnh đạo, xử lý những vấn đề thực tiễn đặt ra trong quá trình triển khai nhiệm vụ của người bí thư cấp huyện trong bối cảnh đối mới hiện nay. Một số hạn chế cơ bản của quản lý bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện theo tiếp cận chức năng quản lý, chưa quản lý được toàn diện quá trình bồi dưỡng, quản lý chặt chẽ quá trình này và thiếu đồng bộ Thực trạng quản lý bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện, Một là, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ. Hai là, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng tổ chức chiêu sinh chặt chẽ, đúng điều kiện, tiêu chuẩn. Ba là, đổi mới nội dung, chương trình, chuyên đề, báo cáo trong quá trình bồi dưỡng cán bộ. Bốn là, tăng cường quản lý học viên. Năm là, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị trên giảng đường và trong ký túc xá. Công tác quản lý bồi dưỡng bí thư cấp ủy cấp huyện, được các đơn vị chức năng của học viện, phối hợp với các cơ quan trung ương liên quan, các ban tổ chức tỉnh ủy, thành ủy một cách chặt chẽ, bài bản, kết quả bước đầu thu được tốt. Chưa áp dụng biện pháp quản lý bồi dưỡng cán bộ theo mô hình CIPO, mà chủ yếu theo chức năng quản lý. Vì vậy, chưa quản lý được toàn bộ các khâu, các yếu tố trong quản lý bồi dưỡng và cải tiến toàn diện quá trình bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện. 17 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP HUYỆN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI THEO TIẾP CẬN CIPO 3.1. Định hướng giải pháp quản lý bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện 3.1.1. Những nhân tố tác động đến quản lý bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện Một là, từ những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực và âm mưu, thủ đoạn chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch. Hai là, sự phát triển vượt bậc của cách mạng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin; sự phát triển kinh tế tri thức và toàn cầu hóa v.v... Ba là, những biến đổi của tình hình kinh tế - xã hội đất nước, với những thời cơ, thuận lợi mới và những khó khăn, thách thức. 3.1.2. Tiêu chuẩn cán bộ trong bối cảnh đổi mới, Bí thư cấp ủy cấp huyện cần có những tiêu chuẩn: Thứ nhất, có năng lực đưa ra tư tưởng mới, ý tưởng mới và định ra được những chiến lược lớn, lâu dài (đã được dân chủ bàn bạc tập thể và có sự thống nhất trở thành nghị quyết, không độc đoán); hướng toàn dân trong tham gia xoay quanh ý tưởng đó; cùng Ban thường vụ và Ban Chấp hành đảng bộ huyện chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng. Thứ hai, có năng lực tổ chức, lãnh đạo việc thực hiện các tư tưởng, ý tưởng đã được đề ra, có khả năng quyết đoán, hướng toàn đảng bộ, toàn dân trong huyện đi theo định hướng tư tưởng ấy. Thứ ba, có năng lực thuyết phục, lôi cuốn quần chúng, từ Ban thường vụ, Ban chấp hành đảng bộ huyện đến quần chúng. Tư tưởng mới dù hay, đúng đắn nhưng không được người lãnh đạo cao nhất đứng trên các diễn đàn, sử dụng các phương tiện thông tin để thuyết phục mọi người tin và làm theo thì cũng không có hiệu quả. Thứ tư, có kỹ năng lãnh đạo, ra quyết định, giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực tiễn của địa phương; có kinh nghiệm lãnh đạo xử lý các điểm nóng về giải phóng mặt bằng đất đai để phát triển kinh tế-xã hội, về xung đột xã hội, vấn đề tôn giáo... Thứ năm, có khả năng trực tiếp chỉ đạo công tác cán bộ, chuẩn bị bổ sung công tác nhân sự đầy đủ, đúng đắn và kịp thời; phải chuẩn bị được những người kế cận, đặc biệt là người kế nhiệm Bí thư huyện ủy (người này phải thực sự tiêu biểu về phẩm chất và năng lực). 3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp 3.2.1. Đảm bảo tính khả thi 3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 3.2.3. Đảm bảo tính thực tiễn 3.2.4. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển 3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 3.3. Các giải pháp chủ yếu quản lý bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện trong bối cảnh đổi mới 3.3.1. Giải pháp 01 - Xây dựng quy định về chế độ bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện 3.3.1.1. Mục tiêu giải pháp Xây dựng quy định về chế độ bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện nhằm điều tiết ảnh hưởng của bối cảnh đến quá trình bồi dưỡng (Context). 18 Văn bản về chế độ quy định bắt buộc về bồi dưỡng chức danh cán bộ chủ chốt cấp huyện trong đó có bí thư cấp ủy cấp huyện được ban hành, muốn có được hiệu quả cao, chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu kinh tế, xã hội và nhu cầu của cán bộ 3.3.1.2. Nội dung giải pháp Văn bản quy định về chế độ bắt buộc bồi dưỡng chức danh nói chung, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện nói riêng trong đó có bí thư cấp ủy cấp huyện; phải được thể hiện rõ ở các mục: (1) Yêu cầu, đòi hỏi khách quan, từ thực tiễn xã hội tạo lên; (2) Từ yêu cầu của người học; cụ thể bao gồm nội dung sau: (1) Quy định chung: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; Mục tiêu, yêu cầu; Thời gian bồi dưỡng chức danh; Mục tiêu: Bồi dưỡng, bổ sung kiến thức mới và kỹ năng nghiệp vụ nhằm nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng trong tình hình mới. Yêu cầu: Nội dung chương trình bồi dưỡng bảo đảm cập nhật kiến thức mới và kỹ năng nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn chức danh đối với từng loại đối tượng ở từng vị trí công tác. (2)- Nội dung bồi dưỡng chức danh, trên cơ sở định hưỡng nội dung trên, cần xây dựng các chương trình bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong từng thời điểm. (3) Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và cán bộ trong công tác bồi dưỡng chức danh. Đối với từng ban đảng trung ương: tổng hợp nhu cầu, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hằng năm; xác định đối tượng, yêu cầu của chương trình bồi dưỡng; Hướng dẫn, kiểm tra các cấp ủy đảng trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chức danh: Tham gia quản lý công tác bồi dưỡng chức danh. 3.3.1.3. Tổ chức thực hiện Để triển khai giải pháp này, thực hiện theo các bước sau: Một là, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phải phối hợp các cấp, các ngành tham mưu thành lập ban chỉ đạo, tổ biên tập xây dựng đề án trình trung ương Đề án về quy định chế độ bồi dưỡng chức danh. Hai là, triển khai xây dựng đề án, tổ biên tập xây dựng dự thảo đề án (phải thu thập số liệu, nhu cầu, yêu cầu, năng lực bồi dưỡng của tất cả các bộ, ban, ngành trung ương, các địa phương...), Ba là, tổ chức các cuộc hội thảo sâu, rộng để lấy ý kiến đóng góp vào đề án. Bốn là, sau khi thu thập thông tin, chỉnh sửa theo góp ý; hoàn chỉnh đề án trình Trung ương cho ý kiến để ban hành và triển khai thực hiện. Năm là, triển khai, tổ chức thực hiện, các cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện nghiêm chế độ bồi dưỡng chức danh theo Quy định. Kết quả thực hiện chế độ này là một nội dung đánh giá kết quả công tác hằng năm của cấp ủy, cơ quan, đơn vị và cán bộ. 3.3.2. Giải pháp 02 - Chỉ đạo đổi mới xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện 3.3.2.1. Mục tiêu giải pháp Chỉ đạo đổi mới xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện tác động vào Quản lý các yếu tố đầu vào quá trình bồi dưỡng. 19 Bảo đảm cho kế hoạch bồi d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_quan_ly_boi_duong_can_bo_chu_chot_cap_huyen.pdf
Tài liệu liên quan