Tóm tắt Luận án Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực

 Năng lực của GV THCS còn nhiều hạn chế, chủ yếu tập trung ở các

nhóm năng lực truyền thống như năng lực GD và năng lực DH. Những năng lực mới như

năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường GD, năng lực chính trị xã hội của GV còn hạn20

chế hơn; Hoạt động bồi dưỡng GV THCS bàn nghiên cứu còn nhiều hạn chế trong việc thực

hiện các nội dung bồi dưỡng GV THCS theo tiếp cận năng lực. Về chương trình, phương

pháp, hình thức, thời gian, điều kiện thực hiện tổ chức bồi dưỡng GV THCS chủ yếu vẫn

mang tính chất truyền thống

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/02/2022 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất cá nhân và giá trị nghề nghiệp (4 tiêu chí: i) Phát triển chuyên môn; ii) Giao tiếp - ứng xử; iii) Phẩm chất chính trị, đạo đức và iv) Xây dựng cộng đồng phục vụ dạy học và giáo dục. 1.4.5 Mô hình chuẩn năng lực nghề nghiệp giáo viên THCS Chuẩn năng lực nghề nghiệp GV Trung học (THPT và THCS) được quy định tại Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT [5] bao gồm 6 tiêu chuẩn với 25 tiêu chí. Tháng 8/2018 Bộ GD &ĐT ban hành Thông tư số 20/2018/TT-BGD&ĐT về Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông [10]. Chuẩn này bao gồm 5 tiêu chuẩn với 15 tiêu chí. So sánh 2 bộ chuẩn năng lực nghề nghiệp này được thể hiện ở bảng 1.2. Bảng 1.2 So sánh chuẩn năng lực nghề nghiệp GV THCS 2009 và 2018 của Bộ GD&ĐT Tiêu chuẩn Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông trung học 2009 Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Cơ sở giáo dục Phổ thông 2018 1 Phầm chất đạo đức (5) Phẩm chất nhà giáo (2) 2 Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục (2) Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ (5) 3 Năng lực dạy học (8) Xây dựng môi trường giáo dục (3) 4 Năng lực giáo dục (6) Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội (3) 5 Năng lực hoạt động chính trị, xã hội (2) Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng CNTT, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong DH, GD (2) 6 Năng lực phát triển nghề nghiệp (2) - Tổng số 25 tiêu chí 15 tiêu chí Chú thích: Số trong ngoặc là số tiêu chí trong tiêu chuẩn 9 1.5 Hoạt động bồi dưỡng Giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực 1.5.1 Đặc điểm hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS Trong mục này tác giả trình bày tóm tắt những đặc điệm hoạt động bồi dưỡng GV nói chung, trong đó đề cập đến các tính tất yếu, tính thường xuyên, liên tục và tính đa dạn của hoạt động bồi dưỡng GV THCS. Ngoài ra còn trình bày về đặc điểm chương trình, nội dung và mối liên hệ mật thiết giữa hoạt động bồi dưỡng GV với sự nghiệp đổi mới giáo dục. 1.5.2 Sự hình thành năng lực trong quá trình HĐ bồi dưỡng theo tiếp cận năng lực Trong phần này tác giả muốn trình bày bản chất của hoạt động bồi dưỡng GV THCS theo tiếp cận năng lực. Theo Belyaeva [120]. hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho GV THCS theo tiếp cận năng lực là dựa trên nghiên cứu lý luận, làm sáng tỏ sự hình thành các năng lực nghề nghiệp cần thiết cho GV trong quá trình nâng cao trình độ đáp ứng những yêu cầu hiện nay của xã hội. Trong phần này trình bày nhiều quan điểm về năng lực cần thiết của người GV trong hoạt động của mình. Liên minh Châu Âu đề cao năng lực xã hội của NLĐ, coi đó là năng lực nền tảng [120], đó là: 1) Năng lực chính trị và xã hội; 2) Năng lực sống trong xã hội đa văn hóa; 3) Năng lực giao tiếp, trong đó có năng lực ngôn ngữ ngày càng giá trị; 4) Năng lực liên quan xã hội thông tin, trong đó nắm bắt công nghệ và khả năng phê phán thông tin là quan trọng; và 5) Năng lực và khát vọng học tập suốt đời. Các nhà sư phạm Nga đề cao một số năng lực nghề nghiệp của GV THCS như: 1) Năng lực chuyên thể hiện ở môn học được dạy; 2) Năng lực phương pháp; 3) Năng lực tâm lý-xã hội; 4) Năng lực tâm lý-phân hóa trong lĩnh vực motiv, khả năng và định hướng HS; 5) Năng lực tâm lý tự động nhận thức ưu nhược điểm của hoạt động và nhân cách của bản thân và 6) Năng lực cởi mở. 1.5.3 Mục tiêu hoạt động bồi dưỡng 1.5.4 Nội dung chương trình bồi dưỡng giáo viên 1.5.5 Hình thức, tổ chức hoạt động bồi dưỡng 1.6 Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực Trong phần này tác giả làm rõ vấn đề đối tượng quản lý và chủ thể quản lý, trong đó cần làm rõ vấn đề chủ thể quản lý. Trong chuẩn năng lực 2018 đã nêu rõ trách nhiệm của từng cấp quản lý nhà nước quản lý hoạt động này bồi dưỡng, đó là: 1) Bộ Giáo dục và Đào tạo, trực tiếp là Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục; 2) Sở giáo dục và đào tạo; 3) Phòng giáo dục và đào tạo và 4) Cơ sở giáo dục phổ thông. Như vậy có 4 cấp chủ thể quản lý tác động đến đối tượng GV trong quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THCS. Trong luận án này, tác giả chủ yếu tập trung vào cấp quản lý trực tiếp nhất đó là trường THCS hoặc các trường phổ thông THCS. Quy trình quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THCS đã được tác giả trình bày trong bài đăng trên Tạp chí KHGD Việt Nam [52], bao gồm các bước như trong Sơ đồ 1.1. 10 1.6.1 Đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực Đánh giá năng lực nghề nghiệp của GV THCS hiện nay dựa trên 3 cách tiếp cận: 1) Đánh giá theo trình độ chuyên môn hay năng lực được đào tạo. Có 4 cấp độ trình độ chuyên môn được ĐT, đó là: Trung cấp, Cao đẳng, ĐH và Sau ĐH; 2) Đánh giá theo chuẩn năng lực nghề nghiệp. Ở cấp độ khái quát, đội ngũ GV THCS được phân thành các nhóm: 1) Chưa đạt chuẩn; 2) Đạt chuẩn; 3) Trên chuẩn. Cách tiếp cận thứ ba là đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp. Cần chú ý đây là đánh giá kết quả hoạt động nghề nghiệp của GV THCS (2 năm một lần theo Chuẩn GV 2018 [10]). Đó là căn cứ để thực hiện các bước tiếp theo của quy trình quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THCS của trường. Có 3 mức độ năng lực: Đạt, Khá và Tốt. Ngoài ra còn đánh giá GV ở mức “Cốt cán” với những tiêu chẩn và trách nhiệm cụ thể. 1.6.2 Xác định nhu cầu, mục tiêu bồi dưỡng giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực 1.6.2.1 Xác định nhu cầu bồi dưỡng giáo viên THCS Hàng năm, hiệu trưởng tiến hành rà soát, xác định nhu cầu BDGV trong nhà trường, nhằm xác định căn cứ để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, bổ sung các năng lực cần thiết cho GV, tránh không lặp lại những nội dung mà GV đã biết. Xác định nhu cầu GV theo về số lượng, cơ cấu giúp cho công tác QL hoạt động bồi dưỡng GV đạt kết quả cao. Đánh giá năng lực của GV THCS theo tiếp cận năng lực Xác định nhu cầu, mục tiêu bồi dưỡng GV THCS theo cận năng lực Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng GV theo tiếp cận năng lực Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động bồi dưỡng GV theo tiếp cận năng lực Giám sát, kiểm tra, thanh tra, đánh giá thực hiện kế hoạch theo tiếp cận năng lực Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động bồi dưỡng GV theo tiếp cận năng lực Lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng GV theo tiếp cận năng lực Sơ đồ 1.1 Quy trình quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS Theo tiếp cận năng lực 11 1.6.2.2 Quản lý, xây dựng theo mục tiêu bồi dưỡng giáo viên Việc xác định nhu cầu cần được xây dựng theo mục tiêu bồi dưỡng GV trả lời câu hỏi: Bồi dưỡng để làm gì. Trước đây chủ yếu đặt ra mục tiêu bồi dưỡng gồm: i) Để đạt chuẩn và ii) Để nâng chuẩn nghề nghiệp. Quản lý xây dựng mục tiêu hoạt động bồi dưỡng GV THCS theo cách tiếp cận năng lực đòi hỏi cần xác định nhu cầu theo những mục tiêu sau: 1) Đào tạo lại, bồi dưỡng năng lực để đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm; 2) Bồi dưỡng nhằm đạt được các bằng cấp, chứng chỉ bổ sung như: các bằng cấp/chứng chỉ về Lý luận chính trị, quản lý giáo dục, quản lý hành chính... 3) Đào tạo, bồi dưỡng để đạt chuẩn nghề nghiệp; 4) Bồi dưỡng để nâng chuẩn nghề nghiệp; 5) Bồi dưỡng nhằm cập nhật kiến thức và kỹ năng chuyên môn mới, hiện đại và tiên tiến; 6) Bồi dưỡng theo các chương trình thay đổi chương trình, SGK; 7) Bồi dưỡng theo các dự án, đề án, chương trình thí điểm và triển khai; 8) Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng tự học, tự phát triển năng lực. 1.6.3. Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng giáo viên theo tiếp cận năng lực 1.6.4 Xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng GV THCS theo tiếp cận năng lực 1.6.5 Tổ chức thực hiện kế hoạch HĐ bồi dưỡng GV THCS theo tiếp cận năng lực Quản lý các nguồn lực đảm bảo việc thực hiện kế hoạch bao gồm: Điều kiện cơ sở vật chất, Quản lý đội ngũ giảng viên/hướng dẫn viên tham gia bồi dưỡng giáo viên THCS; Quản lý nguồn lực tài chính cho hoạt động bồi dưỡng. Hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng GV. 1.6.6. kiểm tra, giám sát, thanh tra,đánh giá kế hoạch hoạt động bồi dưỡng GV THCS theo tiếp cận năng lực 1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực 1.7.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với phát triển đội ngũ giáo viên thông qua hoạt động bồi dưỡng. 1.7.2. Yêu cầu đổi mới hoạt động bồi dưỡng của GV THCS. 1.7.3 Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng GV theo tiếp cận năng lực. 1.7.4. Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, tài liệu phục vụ hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS. 1.7.5 Đội ngũ giảng viên, hướng dẫn viên tham gia giảng dạy, bồi dưỡng. 1.7.6 Quá trình thực hiện KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trên cơ sở nghiên cứu các cơ sở lý luận, ta rút ra một số kết luận sau đây: 1) Bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng GVnói chung và GV THCS là vấn có ý nghĩa cơ sở lý luận và thực tiễn được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý trên thế giới và Việt Nam quan tâm. 2) Nghiên cứu và làm rõ được các khái niệm cơ bản liên quan. 12 3) Làm rõ và phân biệt hai năng lực chính của người GV: Năng lực được đào tạo và năng lực nghề nghiệp. Nhiều mô hình đào tạo năng lực còn nguyên giá trị lý thuyết và thực tiễn như Mô hình Năng lực (Competency), Mô hình Cấu trúc Năng lực, Mô hình Nhân cách. Hai mô hình cuối còn được áp dụng để đánh giá năng lực hoạt động của người GV khi hoạt động nghề nghiệp. 4) Mô hình năng lực hoạt động nghề nghiệp bao gồm: Mô hình nhân cách nghề nghiệp, Khung năng lưc nghề nghiệp và Chuẩn năng lực nghề nghiệp. Chuẩn năng lực là một mức năng lực nghề nghiệp động, thường được nâng lên theo yêu cầu mới của xã hội. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chuẩn đầu tiên năm 2009 [5] dành cho GV Trung học và chuẩn mới năm 2018 [10] dành cho GV Phổ thông. Các chuẩn này được áp dụng rộng rãi và có hiệu quả trong việc đánh giá năng lực của GV THCS. 5) Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác QL hoạt động bồi dưỡng GV THCS. Kết quả nghiên cứu các yếu tố này sẽ giúp cho việc quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THCS chất lượng và hiệu quả hơn. Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THCS THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CÁC TỈNH VEN HÀ NỘI 2.1 Lựa chọn địa bàn nghiên cứu Có 10 tỉnh/thành phố thuộc vùng ven Hà Nội nằm trong phạm vi nghiên cứu. Tuy nhiên, do điều kiện có hạn nên tác giả chỉ chọn mẫu gồm 3/10 tỉnh ven Hà Nội để điều tra khảo sát. Việc chọn mẫu này được thực hiện theo nguyên tắc đại diện. Ba tỉnh Hải Dương, Thái Nguyên và Vĩnh Phúc đảm bảo tính đại diện của tổng thể theo nhiều tiêu chí: vị trí địa lý (bao quanh Hà Nội ở 3 hướng: đông, bắc, tây); đại diện vùng miền (Đồng bằng, Trung du, Trung du đồi núi) và mức độ phát triển cả về kinh tế và giáo dục (Thuận lợi, trung bình, khó khăn). Các trường cũng được lựa chọn theo nguyên tắc đại diện. 2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội các tỉnh ven Hà Nội Trong phần này tác giả trình bày những thông tin khái quát mới nhất (tới năm 2018) về các mặt như: Điều kiện tự nhiên, Văn hóa – xã hội, tình hình phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh Hải Dương, Thái Nguyên và Vĩnh Phúc. 2.2. Khái quát tình hình phát triển giáo dục THCS tại các tỉnh ven Hà Nội 2.2.1. Thực trạng số lượng trường lớp THCS Thực trạng số lượng trường lớp THCS của 3 tỉnh được thể hiện ở bảng 2.1. Số lượng trường không thay đổi trong năm học 2016-2017. Năm học 2017-2018, mỗi tỉnh tăng 1 trường và là không đáng kể. Bảng 2.1 Số lượng trường lớp THCS của các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Hải Dương TT Năm học Số lượng trường học Số lượng lớp học Vĩnh Phúc Thái Nguyên Hải Dương Tổng số Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc Hải Dương Tổng số 1 2015-16 146 183 272 601 1708 2189 2805 6702 2 2016-17 146 183 272 601 1785 1857 2811 6453 3 2017-18 147 184 273 604 1793 1897 2878 6568 Nguồn: Tổng cục Thống kê 13 2.2.2 Thực trạng về học sinh THCS của các tỉnh ven Hà Nội 2.2.2.1 Số lượng học sinh các trường THCS Số lượng HS các trường THCS của 3 tỉnh được thể hiện ở bảng 2.2, trong đó tỷ lệ HS nữ có giảm nhẹ dần từng năm và đến năm cuối chỉ chiếm 47,95% (nam: 52,05%). Tỷ lệ và xu hướng này là đáng lo ngại về giới. Bảng 2.2. Số lượng học sinh THCS 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc, Hải Dương phân theo giới tính TT Năm học Vĩnh Phúc Thái Nguyên Hải Dương Tổng (%) Giới tính Nam (%) Nữ (%) 1 2015-16 58576 63499 92037 214112 (100) 111037 (51,86) 103075 (48,14) 2 2016-17 62043 64233 92658 218934 (100) 113735 (51,95) 105199 (48,05) 3 2017-18 66289 65936 96305 228530 (100) 118956 (52,05) 109574 (47,95) Nguồn: Tổng cục Thống kê 2.2.2.2 Thực trạng về chất lượng học sinh các trường THCS ven Hà Nội Chất lượng HS các trường THCS được thể hiện ở 2 mặt: học lực (với 5 mức độ: Giỏi, Khá, TB, Yếu) và hạnh kiểm (với 4 mức độ: Tốt, Khá, TB, Yếu) - bảng 2.3. Bảng 2.3. Thực trạng về chất lượng học sinh các trường THCS TT Năm học Tổng số (%) Học lực Hạnh kiểm Giỏi (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) Kém (%) Tốt (%) Khá (%_ TB (%) Yếu (%) 1 2015-16 214112 (100) 20162 (9,42) 80568 (37,63) 81183 (37,92) 16099 7,52) 16099 (7,52) 170941 (79,84) 20257 (9,46) 16099 (7,52) 6815 (3,18) 2 2016-17 218934 (100) 26304 (12,01) 81638 (37,29) 82498 (37,68) 14146 (6,46) 14348 (6,55) 177848 (81,23) 21020 (9,60) 14146 (6,46) 5920 (2,70) 3 2017-18 228530 (100) 28502 (12,47) 85138 (38,09) 87057 (38,09) 13789 (6,03) 14044 6,15) 187730 (82,15) 21447 (9,38) 13789 (6,03) 5563 2,43) Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Sở GD&ĐT các tỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc và 2.2.3 Thực trạng đội ngũ giáo viên THCS 2.2.3.1 Số lượng giáo viên THCS Thống kê số lượng GV của 3 tỉnh phân theo giới tính và môn học: Văn hóa, Nhạc, Họa, Thể dục (bảng 2.4), thể hiện cả ở giá trị tuyệt dối và %. Bảng 2.4. Số lượng giáo viên phân theo giới tính và môn học TT Năm học Vĩnh Phúc Thái Nguyên Hải Dương Tổng Số Giới tính Phân theo môn học Nam Nữ Văn hóa Nhạc Họa Thể dục 1 2015-16 4081 4010 5821 13912 3339 (33,10) 10573 (66,90) 12990 (93,37) 303 (2,18) 318 (2,29) 301 (2,16) 14 2 2016-17 3832 3990 5687 13509 3253 (34,56) 10256 (65,44) 12485 (92,42) 297 (2,20) 429 (3,18) 297 (2,20) 3 2017-18 3754 3918 5590 13262 3172 (35,18) 10090 (64,82) 12159 (91,68) 373 (2,81) 429 (3,24) 301 (2,27) Nguồn: Tổng hợp số liệu của Tổng cục Thống kê, các báo cáo của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, Sở GD&ĐT Hải Dương các năm học trên. Chú thích: Số trong ngoặc ở cột Giới tính và Phân theo môn học là tỷ lệ %. 2.2.3.2 Chất lượng đội ngũ giáo viên THCS Bảng 2.5. Chất lượng đội ngũ giáo viên THCS ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Hải Dương TT Năm học Tổng số Phân theo chuẩn đào tạo Phân theo trình độ chuyên môn Không đạt chuẩn Đạt Trên chuân Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau ĐH 1 2015-16 17849 1083 8240 8526 - 523 16800 526 2 2016-17 18536 665 7779 10562 - 312 17576 648 3 2017-18 18782 524 7479 10779 - 268 17826 688 Nguồn: Tổng hợp số liệu của Tổng cục Thống kê, các báo cáo của Sở GD&ĐT các tỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc và Hải Dương 2.2.4. Thực trạng về cơ sở vật chất các trường THCS ven Hà Nội Thống kê được thực hiện tại thời điểm 31/12/2016 (Bảng 2.6). Bảng 2.6. Thực trạng về cơ sở vật chất các trường THCS ven Hà Nội TT Tỉnh Cơ sở vật chất Vĩnh Phúc Thái Nguyên Hải Dương Tổng SL Tỷ lệ % 1 Số phòng học 3222 3457 3712 10391 2 Số phòng thư viện 201 216 232 649 6.24 3 Số phòng bộ môn 179 192 206 577 5.55 4 Số lượng máy vi tính 214 230 247 691 6.64 5 Số lượng máy chiếu đa năng... 161 172 185 518 4.89 Nguồn: Tổng hợp kết quả báo cáo của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, Sở GD&ĐT Thái Nguyên, Sở GD&ĐT Hải Dương, 12/2016) 2.3. Tổ chức điều tra khảo sát và thu thập số liệu Các phương pháp được dưới đây đã được sử dụng: Thu thập số liệu thống kê và điều tra khảo sát, phỏng vấn sâu. Tuy nhiên tác giả chỉ đi sâu trình bày kỹ về tổ chức điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi. 2.3.1 Mục tiêu khảo sát Mục tiêu của khảo sát là đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THCS các tỉnh ven Hà Nôi; 2.3.2. Đối tượng khảo sát Mẫu khảo sát: 3 tỉnh, mỗi tỉnh 3 huyện, mỗi huyện 3 trường theo nguyên tắc lựa chọn đại diện (Khó khăn, trung bình, thuận lợi). Đối tượng KS: cấp tỉnh (3 CBQL), cấp huyện (3 CBQL). Ở cấp trường, chọn 18-20 GV trong đó có lãnh đạo trường và các tổ trưởng chuyên môn. Tổng số có 586 người được hỏi phân bố theo cơ sở quản lý và giáo 15 dục được thể hiện ở bảng 2.7. Phân bố đối tượng khảo sát theo theo: giới tính, độ tuổi, thâm niên công tác, quản lý và trình độ đào tạo (Bảng 2.8). 2.3.3 Nội dung khảo sát Nội dung khảo sát được thực hiện theo cơ sở lý luận, bộ công cụ được thiết kế dựa theo quy trình quản lý được trình bày ở chương 1 (Phụ lục 1) gồm 10 câu hỏi trong đó 8 câu hỏi hoàn toàn trùng với 8 bước của quy trình quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THCS. Câu hỏi đầu tiên tìm hiểu mức độ đánh giá nhận thức của GV và CBQL về vấn đề này; câu cuối cùng hỏi về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THCS. 2.3.4. Tổ chức thực hiện Cuộc khảo sát điều tra được tổ chức vào tháng 6-7/2017. Phiếu hỏi được phát cho các đối tượng khảo sát, trong đó họ có thể điền hoặc không điền tên của mình khi trả lời. 2.3.5 Xử lý số liệu Sử dụng phần mềm Excel và SPSS để xử lý số liệu. Tính toán các giá trị chỉ số chủ yếu: • Giá trị Trung bình (Mean) • Thang đo: Sử dụng thang đo Likert với 3 là chủ yếu. Từ các giá trị của thang đo là 1, 2 và 3. Với thang đo 3 mức thì Interval scale = (3-1)/2 = 0,67. Từ đó, tính khoảng giá trị thang đo: 1. Kém: từ 1 - <1,67; 2. Trung bình: tử 1,67 - <2,33; 3. Tốt: từ 2,33 – 3. 2.4. Thực trạng và đánh giá thực trạng hoạt động quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực tại các tỉnh ven Hà Nội 2.4.1. Quan điểm, nhận thức về tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng GV THCS Kết quả đánh giá về tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng GV được thể hiện ở Bảng 2.9. Kết quả cho thấy: về tầm quan trọng, điểm Mean – giá trị trung bình XTB = 2,87 điểm; Về sự cần thiết: XTB =2,63 điểm/3 điểm tuyệt đối. Kết quả thu được cho thấy quan điểm, nhận thức của GV và CBQL về sự cần thiết của hoạt động này thấp tương đối so với tầm quan trọng của vấn đề. 2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá năng lực GV trường THCS theo tiếp cận năng lực Quy trình đánh giá xếp loại gồm 3 bước: - Bước 1: Giáo viên tự đánh giá, xếp loại; - Bước 2: Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại; - Bước 3: Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại giáo viên; Trong Chuẩn 2009, quy trình được thực hiện hàng năm. Theo Chuẩn mới 2018, GV tự đánh giá hàng năm còn Hiệu trưởng tổ chức đánh giá GV theo chu kỳ 2 năm một lần. Kểt quả KS được trình bày ở Bảng 2.10 được sắp xếp theo giá trị Mean giảm dần: 1) Đánh giá QL hoạt động tự đánh giá của GV trong nhà trường: XTB =2,53; 2) Đánh giá về QL hoạt động đánh giá của tổ bộ môn trường THCS: XTB = 2,34; 3) Đánh giá hoạt động đánh giá của hiệu trưởng: XTB = 2,41; 4) Đánh giá chung công tác QL hoạt động đánh giá năng lực GV: XTB =2,42 điểm. 2.4.3 Thực trạng quản lý xác định nhu cầu bồi dưỡng GV THCS theo tiếp cận năng lực tại các tỉnh ven Hà Nội 16 Kết quả đánh giá xác định nhu cầu, mục tiêu bồi dưỡng cho GV tiếp cận thể hiện ở bảng 2.11.Từ Bàng 2.11 ta thấy nhu cầu bồi dưỡng để cập nhật kiến thức, kỹ năng mới và hiện đại là cao nhất (2,77 điểm); tiếp đến là nhu cầu bồi dưỡng nâng chuẩn nghề nghiệp (2,73 điểm); Nhu cầu được đào tạo để có thêm bằng cấp, chứng chỉ Lý luận chính trị, quản lý giáo dục... xếp thứ ba với 2,57 điểm; Đáng chú ý là Nhu cầu bồi dưỡng giáo viên để đạt chuẩn nghề nghiệp (2,10 điểm); Nhu cầu đào tạo lại GV nhằm đáp ứng hoạt động nghề nghiệp hiện tại theo yêu cầu của công việc nhà trường giao cho (2,13 điểm) và Nhu cầu bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm hiện thời (2,26 điểm) là thấp nhất trong số 8 nội dung đánh giá và điểm số thuộc nhóm 2. Trung bình. 4 nhu cầu còn lại xếp loại nhu cầu 3. Cao. Bảng 2.11 Đánh giá quản lý của nhà trường trong việc xác định nhu cầu, mục tiêu bồi dưỡng giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực TT Nội dung Mức độ đánh giá % XTB 1 2 3 1 [3] Đào tạo, bồi dưỡng để có thêm bằng cấp, chứng chỉ khác (Lý luận chính trị trung/cao cấp, quản lý giáo dục, quản lý hành chính...) 0 43,17 56,83 2,57 2 [6] Xác định nhu cầu bồi dưỡng để bổ sung kiến thức cho GV đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm hiện thời 0 74,23 25,77 2,26 3 [1] Xác định nhu cầu bồi dưỡng nhằm giúp GV cập nhật kiến thức và kỹ năng mới, hiện đại 0 22,87 77,13 2,77 4 [8] Xác định nhu cầu bồi dưỡng giáo viên để đạt chuẩn nghề nghiệp 34,64 20,48 44,88 2,10 5 [2] Xác định nhu cầu bồi dưỡng giáo viên để nâng chuẩn nghề nghiệp 0 26,96 73,04 2,73 6 [5] Xác định nhu cầu bồi dưỡng giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu thay đổi nội dung, chương trình và SGK 0 65,02 34,98 2,35 7 [7] Xác định nhu cầu đào tạo lại GV nhằm đáp ứng hoạt động nghề nghiệp hiện tại theo yêu cầu của công việc nhà trường giao cho 9,22 68,26 22,53 2,13 8 [4] Xác định nhu cầu bồi dưỡng GV năng lực tự bồi dưỡng và kỹ năng học tập suốt đời 23,89 14,51 61,60 2,38 2.4.4 Thực trạng quản lý phát triển nội dung, chương trình đào tạo bồi dưỡng GV theo tiếp cận năng lực Bảng 2.12 Đánh giá mức độ cần thiết và phù hợp của nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng TT Nội dung chương trình đào tạo bồi dưỡng Mức độ cần thiết XTB Mức độ phù hợp XTB 1 [6] (4) Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng do Bộ, Sở, Phòng tổ chức nhằm GV có bằng cấp, chứng chỉ bổ sung (Lý luận chính trị, QL giáo dục, QL nhà nước) 2,45 2,32 17 Đánh giá nội dung, chương trình đào tạo bồi dưỡng giáo viên được thực hiện theo 2 tiêu chuẩn đánh giá: 1) Đánh giá mức độ cần thiết của nội dung chương trình và 2) Đánh giá mức độ phù hợp của nội dung chương trình đối với nhu cầu bồi dưỡng GV. Về tính Cần thiết, có 2 nội dung, 1) Nội dung chương trình hoặc tài liệu hướng dẫn hỗ trợ hoạt động tự học cho GV với XTB = 2,12 điểm (xếp hạng 10/10) và 2) Nội dung chương trình bồi dưỡng do Bộ, Sở, Phòng tổ chức theo chương trình thay đổi SGK (nếu có) cho GV với XTB = 2,19 điểm xếp hạng 9/10 là các nội dung được xếp hạng thấp nhất và giá trị XTB nằm ở nhóm 2. Trung bình về tính cần thiết. Tất cả các nội dung còn lại đều được xếp loại 3. Cần thiết khi giá trị XTB > 2,33 và nằm trong khoảng 2.40 – 2,63. Về tính Phù hợp của nội dung và chương trình. Có tới 7/10 nội dung được đánh giá ở mức 2. Trung bình, nghĩa là giá trị Mean nằm trong khoảng 1,67 - <2,33. Chứng tỏ các nội dung chương trình này có độ phù hợp thấp. Chỉ có 3 nội dung nằm trong khoảng 2,39 đến 2,57 thuộc nhóm 3. Cao. 2.4.5 Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng GV THCS theo tiếp cận năng lực Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng GV THCS được đánh giá theo 9 tiêu chí tất cả với tất cả các giá trị Mean trung bình dao động từ 2,38 đến 2,76 điểm và đều thuộc nhóm 3. Tốt. Sắp xếp kết quả đánh giá theo giá trị mean giảm dần (Bảng 2.13): 1) Công bố, phổ biến kế hoạch rộng rãi trong nhà trường (2,76 điểm); 2) Phân công trách nhiệm rõ ràng, đầy đủ và chi tiết (2,67 điểm); 3) Công tác xây dựng kế hoạch dựa vào kết quả xác định nhu cầu BDGV (2,63 điểm); 4) Kế hoạch phản ánh đầy đủ mục tiêu, nội dung chương trình BDGV (2,57 điểm); 5) Huy động sự tham gia đóng góp ý kiến của tất cả thành phần trong nhà trường (GV, tổ bộ môn, các đoàn thể) – 2,56 điểm; 2 [3] (3) Nội dung chương trình bồi dưỡng thường xuyên do Bộ, Sở, Phòng tổ chức nhằm cập nhật kiến thức cho GV 2,56 2,39 3 [5] (8) Nội dung chương trình BD do Bộ, Sở, Phòng tổ chức nhằm cấp thêm chứng chỉ đáp ứng vị trí việc làm của GV 2,47 2,18 4 [2] (6) Nội dung chương trình BD do Bộ, Sở, Phòng tổ chức nhằm cấp thêm chứng chỉ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của GV 2,59 2,26 5 [4] (10) Nội dung chương trình BD do Bộ, Sở, Phòng tổ chức nhằm cấp thêm chứng chỉ đáp ứng nâng chuẩn của GV 2,47 1,92 6 [9] (7) Nội dung chương trình bồi dưỡng do Bộ, Sở, Phòng tổ chức theo chương trình thay đổi SGK (nếu có) cho GV 2,19 2,23 7 [1] (1) Nội dung chương trình bồi dưỡng do Bộ, Sở, Phòng tổ chức theo các đề án, dự án, chương trình không TX 2,63 2,57 8 [7] (5) Nội dung các chương trình tập huấn cho GV ở cấp Bộ, Sở, Phòng 2,41 2,27 9 [8] (2) Nội dung, chương trình tập huấn do nhà trường tổ chức 2,40 2,45 10 [10] (9) Nội dung chương trình hoặc tài liệu hướng dẫn hỗ trợ hoạt động tự học cho GV 2,12 2,08 18 6) Tiến độ thực hiện kế hoạch được đề ra một cách chi tiết, hợp lý và khả thi (2,49 điể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_quan_ly_hoat_dong_boi_duong_giao_vien_trung.pdf
Tài liệu liên quan