Tóm tắt Luận án Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học ở Việt Nam

Thực trạng việctuyển dụng, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng và tôn

vinhNNL nữ nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về phát triển

nguồn nhân lực nữ NCKH

Kết quả khảo sát về thực trạng việc thu hút, tuyển dụng, sử dụng và

đãi ngộ đội ngũ các nhà khoa học nữ cho thấy hầu hết những nội dung này

chưa được nhìn nhận và đánh giá cao, cụ thể:

- Nhóm chính sách thu hút và tuyển dụng NNL nữ nghiên cứu khoa

học có 26,7% khách thể CBQL cho là tốt; 30% ý kiến cho là bình thường

và 43,3% ý kiến cho là chưa tốt. Đối với nhóm khách thể là nữ cán bộ

NCKH thì có 10% ý kiến cho là tốt; 28,15% ý kiến cho là chưa tốt và

61,85% ý kiến cho là chưa tốt. Theo điều tra và thống kê của Bộ Khoa học

và Công nghệ, năm 2011 cả nước có 57.131 phụ nữ hoạt động trong lĩnh

vực nghiên cứu phát triển trong đó 43.844 người trực tiếp làm công tác

NCKH, 4.326 người làm nhiệm vụ kỹ thuật, 6.943 người làm nhiệm vụ hỗ

trợ NCKH và khác là 2.099 người.Đến năm 2014 số lượng phụ nữ tham gia

hoạt động NCKH tăng lên nhanh chóng cụ thể: Toàn bộ NNL nữ nghiên

cứu khoa học là 73.700 người, trong đó cán bộ nghiên cứu là 56.847 người,

cán bộ kỹ thuật là 5.033 người; cán bộ hỗ trợ là 8.412 người và những

người làm nhiệm vụ khác là 3.409 người.[15,tr72] Như vậy, kể từ năm 2011

đến năm 2014, số lượng NNL nữ nghiên cứu khoa học đã tăng 16.569

người, trung bình mỗi năm tăng 5.523 người, tương đương với 9,68% /

năm. Nếu tính riêng lực lượng trực tiếp tham gia NCKH thì sau 3 năm số

lượng tăng lên là 13.003 người, trung bình mỗi năm tăng 9,89%/ năm. Như

vậy có thể khẳng định, mặc dù chính sách thu hút, tuyển dụng được đánh

giá là chưa phù hợp và đảm bảo nhưng sức hút của các lĩnh vực NCKH vẫn

hấp dẫn đối với NNL lao động nữ, điều này trái ngược với kết quả khảo sát,

đánh giá.

- Nhóm chính sách sử dụng NNL nữ nghiên cứu khoa học có 23,33%

ý kiến CBQL đánh giá là tốt; 20% ý kiến cho là trung bình và 56,67% ý

kiến cho là chưa tốt. Với nhóm khách thể nữ cán bộ NCKH có 11,85% ý

kiến đánh giá là tốt; 31,11% đánh giá ở mức trung bình và 57,04% đánh giá

là ở mức độ chưa tốt.

- Nhóm chính sách đãi ngộ đội ngũ những nhà khoa học nữ được các

khách thể khảo sát đánh giá là chưa tốt ở mức rất cao, nhóm khách thể

CBQL đánh giá chính sách chưa tốt ở mức 70%, nữ cán bộ NCKH đánh giá

chính sách chia tốt ở mức 67,78%. Đây cũng là thực tế mà rất nhiều các

nhà khoa học và các nhà quản lý ở các cơ sở nghiên cứu khoa học phàn nàn

về chính sách đãi ngộ của nhà nước đối với NNL có chất lượng cao, phục

vụ cho nhu cầu phát triển đất nước. Theo nhiều ý kiến của các khách thể

khảo sát, chính sách đãi ngộ đối với NNL nghiên cứu khoa học không được14

bằng so với các viên chức thuộc ngành khác mà còn có phần thấp chính

điều này cũng là một nguyên nhân dẫn đến chưa thực sự hấp dẫn và thu hút

được NNL nữ có chất lượng cao vào hoạt động NCKH.

Thực trạng việc đào tạo, bồi dưỡng NNL nữ nghiên cứu khoa học

Sốliệu thống kê cho thấy, trong những năm gần đây, công tác đào tạo

và bồi dưỡng NNL nữ nghiên cứu khoa học cũng được các cơ quan chức

năm khá quan tâm, thể hiện: Năm 2011, trong tổng số 43.844 người trực

tiếp NCKH, số nhà khoa học nữ có trình độ tiến sĩ là 2.890 người, thạc sỹ

là 15.649 người và đại học là 23.594 người và cao đẳng là 1.711 người. sau

3 năm, đến năm 2014, số người có trình độ tiễn sĩ là 3.637 người, số người

có trình độ thạc sỹ là 23.513 người, số người có trình độ cử nhân là 27.692

người và cao đẳng là 2004 người. Như vậy về mặt chuyên môn sau 3 năm

chúng ta đã đào tạo thêm được 747 người, thạc sỹ đào tạo thêm được 8.044

người, số đào tạo thêm đối với trình độ cử nhân là 4.098 người.

Khảo sát thực trạng việc thực hiện công tác đào tạo và bồi dưỡng

NNL nữ nghiên cứu khoa học cho thấy có 47/300 khách thể khảo sát cho là

việc đào tạo NNL nữ nghiên cứu khoa học tốt, chiếm tỷ lệ 15,67%; có

92/300 ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình, chiếm tỷ lệ 30,67%; số ý kiến

cho là thực hiện chưa tốt rất cao, 161/300 ý kiến, chiếm tỷ lệ 53,67%.

Kết quả khảo sát thực trạng việc bồi dưỡng NNL nữ nghiên cứu khoa

học cho thấy có 41/300 ý kiến cho là thực hiện tốt, chiếm tỷ lệ 13,67%;

89/300 ý kiến cho là ở mức trung bình, chiếm tỷ lệ 29,67% và 170 /300 ý

kiến cho là thực hiện chưa tốt, chiếm tỷ lệ 56,67%.

Đánh giá về chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng NNL nữ

nghiên cứu khoa học ở nước ta trong thời gian qua, nhiều khách thể được

khảo sát còn cho là chưa thực sự chất lượng, hiệu quả. Nhiều nội dung đào

tạo, bồi dưỡng còn chưa gắn với yêu cầu thực tiễn công việc. Nội dung đào

tạo còn chậm đổi mới, hình thức và phương thức đào tạo còn mang tính

hình thức, thị trường chưa thực sự chất lượng. Chương trình bồi dưỡng

NNL nghiên cứu khoa học có nhiều, nhưng nặng về lý luận chính trị,

QLNN, chưa thực sự sát với chức danh và vị trí việc làm của các nhà khoa

học

pdf27 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lao động khoa học; Đổi mới giáo dục và đào tạo toàn diện, tập trung vào việc đổi mới giáo dục đại học; Tuyển chọn và tuyển dụng nhân tài công bằng; Xây dựng chính sách sử dụng và đãi ngộ đối với tài năng khoa học; Tạo môi trường nghiên cứu khoa học hiện đại, dân chủ; Nâng cao nhận thức xã hội về vai trò của người phụ nữ; Quản lý tốt sự phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học. 9 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁTTRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ NCKH Ở VIỆT NAM 3.1. Khái quát về NNL nghiên cứu khoa học và NNL nữ NCKH 3.1.1. Thực trạng NNL nghiên cứu khoa học  Về quy mô và số lượng NNL nghiên cứu khoa học Theo số liệu của các cuộc điều tra, nghiên cứu của Bộ Khoa học và Công nghệ những năm gần đây cho thấy, năm 2015, cả nước có 164.744 người tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học (hay còn được gọi là nghiên cứu phát triển). Đây là toàn bộ số người tham gia nghiên cứu khoa học bào gồm cả tham gia nghiên cứu toàn bộ thời gian và bán thời gian.  Về chất lượng NNL nghiên cứu khoa học Kết quả điều tra cho thấy, tính đến hết năm 2015 hiện cả nước có 128.997 người trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học có trình độ từ cao đẳng trở lên. Trong đó tiến sĩ là 12.261 người; thạc sĩ có 45.223 người; đại học có 66.684 người và cao đăng có 4.827 người. 3.1.2. Thực trạng NNL nữ nghiên cứu khoa học  Về quy mô, số lượng NNL nữ nghiên cứu khoa học Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, tính đến hết năm 2014, tổng số NNL nữ nghiên cứu khoa học trên phạm vi cả nước là 73.700 người, trong đó khu vực nhà nước có 61.862 người chiếm đại đa số 83,94% tổng số NNL nữ nghiên cứu khoa học; số lượng NNL nữ nghiên cứu khoa học ngoài khu vực nhà nước có 9.772 người và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có 2.066 người. Nếu so với tổng số NNL nghiên cứu khoa học của cả nước thì NNL nữ nghiên cứu khoa học còn khá thấp chiếm tỷ lệ 44,74%. Bảng 3.4: Thống kê về quy mô, số lượng NNL nữ NCKH theo khu vực kinh tế và theo chức năng làm việc Thành phần kinh tế Tổng nhân lực nghiên cứu Chia theo chức năng làm việc Cán bộ nghiên cứu Cán bộ kỹ thuật Cán bộ hỗ trợ Khác Tổng số NNL 164.744 128.997 12.799 15.149 7.799 Nhà nước 139.531 112.191 8.898 12.829 5.613 Ngoài nhà nước 20.917 15.076 2.837 1.569 1.435 Có vốn đầu tư nước ngoài 4.296 1.730 1.064 751 751 Nhân lực NCKH nữ 73.700 56.846 5.033 8.412 3.409 Nhà nước 61.862 48.497 3.833 6.964 2.568 Ngoài nhà nước 9.772 6.972 958 1.171 671 Có vốn đầu tư nước ngoài 2.066 1.377 242 277 170 Nguồn: Tổng hợp từ Điều tra NC&PT 2014 và Điều tra doanh nghiệp 2014 Nghiên cứu NNL nữ nghiên cứu khoa học theo chức năng làm việc cho thấy tổng số NNL nữ trực tiếp làm nhiệm vụ nghiên cứu có 56.846 10 người, chiếm tỷ lệ 77,13%; NNL nữ là cán bộ kỹ thuật có 5.033 người, chiếm tỷ lệ 6,83%; NNL nữ làm nhiệm vụ hỗ trợ nghiên cứu khoa học có 8.412 người, chiếm tỷ lệ 11,41% và NNL làm những nhiệm vụ khác là 3.068 người, chiếm tỷ lệ 4,63%.  Về chất lượng NNL nữ nghiên cứu khoa học Nghiên cứu về chất lượng NNL nữ trực tiếp làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho thấy số lượng NNL nữ nghiên cứu khoa học có trình độ tiến sĩ là 3.667 người, chiếm tỷ lệ 6,46 %; số lượng NNL nữ nghiên cứu khoa học có trình độ thạc sĩ là 23.503 người, chiếm tỷ lệ 41,36 %; số lượng NNL nữ nghiên cứu khoa học có trình độ đại học chiếm đại đa số với 27.672 người, tỷ lệ là 48,71 %; còn lại là trình độ cao đẳng với 2.004 người, chiếm tỷ lệ 3,52 %. Bảng số 3.6: Thống kê chất lượng NNL nữ NCKH theo khu vực hoạt động khoa học và theo trình độ chuyên môn. Đơn vị tính: Người Khu vực hoạt động Tổng số Tỷ lệ % Chia theo trình độ chuyên môn Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng 1. Tổng số cán bộ nghiên cứu 105.230 11.501 34.618 55.116 3.995 2. Số cán bộ nghiên cứu là nữ chia theo khu vực hoạt động: 56.846 100.00 3667 23.503 27.672 2004 Các viện, trung tâm NCKH 8.439 14.85 647 3.022 4.501 269 Trường đại học 32.400 57.00 2.632 17.737 11.597 434 Đơn vị sự nghiệp 5.180 9.11 165 1.196 3.321 498 Cơ quan hành chính 3.734 6.57 62 1.002 2.514 156 Doanh nghiệp 6.544 11.51 94 455 5.438 557 Phi lợi nhuận 549 0.97 67 91 301 90 Nguồn: Tổng hợp từ Điều tra NC&PT 2014 và Điều tra doanh nghiệp 2014 Nghiên cứu Bảng 3.6 cho thấy, NNL nữ nghiên cứu khoa học có chất lượng cao tập trung chủ yếu ở khu vực đại học với 2,632 người có trình độ tiến sĩ và 17.737 người có trình độ thạc sĩ; các viện, trung tâm nghiên cứu có 647 tiến sĩ và 3.022 thạc sĩ; các đơn vị sự nghiệp khác có 165 tiến sĩ và 1.196 có trình độ thạc sĩ. Còn lại ở các khu vực khác NNL nữ nghiên cứu khoa học có chất lượng cao rất ít, chưa đến 100 người có trình độ tiến sĩ trên phạm vi cả nước. Kết quả khảo sát về quy mô số lượng và chất lượng của NNL nữ nghiên cứu khoa học cho thấy các nhóm khách thể được khảo sát đã đánh giá khá tương đồng nhau, các khách thể tham gia khảo sát đều nhận định 11 NNL nữ nghiên cứu khoa học tuy đông đảo về số lượng nhưng chưa đảm bảo về chất lượng, thể hiện có 18/30 số ý kiến CBQL khẳng định NNL nữ nghiên cứu khoa học đông đảo về số lượng, nhưng chưa đảm bảo về chất lượng, chiếm tỷ lệ 60%; trong khi đó cũng nội dung này, có 118/270 số ý kiến nữ cán bộ NCKH đồng ý, chiếm tỷ lệ 43,7%. Chung cả hai nhóm đối tượng khảo sát là 136 ý kiến, chiếm tỷ lệ 68,0%. Về thực trạng cơ cấu NNL nữ nghiên cứu khoa học, kết quả khảo sát đều khẳng định NNL nữ nghiên cứu khoa học tập trung đông ở khu vực nhà nước, số lượng nữ cán bộ NCKH ở khu vực ngoài khu vực nhà nước và ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài còn mỏng, kết quả khảo sát cũng đã phản ánh đúng thực trạng điều tra của Bộ Khoa học và Công nghệ, đây thực sự là vấn đề cần quan tâm trong việc phát triển NNL nghiên cứu khoa học nói chung và phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học nói riêng. 3.2. Thực trạng thực hiện các nội dung QLNN về phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học ở Việt Nam 3.2.1. Thực trạng việc xây dựng các kế hoạch, chiến lược, quy hoạch phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học Nghiên cứu về thực trạng số lượng và chất lượng của các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học cho thấy: phần lớn các ý kiến khảo sát đều cho rằng hiện nước ta chưa có đầy đủ các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học, thể hiện có 59% số ý kiến được hỏi cho là các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học chưa đầy đủ, và chưa đảm bảo về chất lượng, trong đó nhóm khách thể CBQL đánh giá là 53%, nhóm khách thể nữ cán bộ NCKH đánh giá là 59,63%. Kết quả khảo sát này cũng phù hợp với thực tiễn hiện này, mặc dù chúng ta có nhiều chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển NNL, nhưng hầu hết chỉ là những kế hoạch, quy hoạch mang tính tổng thể của cả nước cho phát triển NNL đất nước, NNL khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, những chiến lược, kế hoạch này mang tính chất định hướng chung cho cả phát triển NNL nghiên cứu khoa học nam và nữ. Một số bộ, ngành và một số địa phương có xây dựng chiến lược phát triển NNL nữ nhưng hầu hết là lồng ghép với những chiến lược, kế hoạch phát triển của bộ, ngành và của địa phương, kế hoạch phát triển NNL nữ đưocự đề cập trong các văn bản này còn mờ nhạt, không cụ thể, rõ ràng, không có giải pháp thực hiện cụ thể và cũng không có nguồn lực để thực hiện. Chất lượng quy hoạch, kế hoạch phát triển NNL cũng còn nhiều nội dung cần phải xem xét, đặc biệt là mục tiêu, chỉ tiêu và nguồn lực thực hiện mục tiêu của chiến lược, quy hoạch. 3.2.2. Thực trạng công tác xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học Nhìn nhận và đánh giá về thực trạng thể chế pháp luật về phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học cho thấy trong những năm gần đây, đặc biệt 12 từ giai đoạn 2011 – 2015 hệ thống thể chế pháp luật về khoa học và công nghệ nói chung và chính sách phát triển NNL nghiên cứu khoa học ngày càng được hoàn thiện, đặc biệt là thể chế pháp luật về thu hút, sử dụng NNL nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, những thể chế luật pháp về phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học còn chưa được quan tâm nhiều. Kết quả khảo sát cho thấy có 143/300 khách thể khảo sát khẳng định hệ thống thể chế pháp luật về phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của yêu cầu phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học, chiếm tỷ lệ 47,67%. Số ý kiến cho là đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học là 77/300 ý kiến, chiếm tỷ lệ 25,67%; Số ý kiến cho là thể chế pháp luật đầy đủ, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học là 80/300, chiếm tỷ lệ 26,67%. 3.2.3. Thực trạng về tổ chức bộ máy QLNN về phát triển NNL nữ NCKH Theo quy định của hệ thống pháp luật hiện hành Việt Nam bộ máy QLNN về phát triển NNL nghiên cứu khoa học ở nước ta hiện nay bao gồm: Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Chính phủ có trách nhiệm thống nhất QLNN về phát triển NNL nghiên cứu khoa học trong phạm vi cả nước và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách cụ thể để bảo đảm phát triển NNL nghiên cứu khoa học. Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng QLNN về khoa học và công nghệ, bao gồm: hoạt động khoa học và công nghệ; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn đo lường chất lượng; năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân; QLNN các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật. Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2016, Luật Khoa học và Công nghệ 2013 thì UBND cấp tỉnh thực hiện QLNN về khoa học và công nghệ trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ. Ở địa phương, Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh QLNN về khoa học và công nghệ, bao gồm: hoạt động khoa học và công nghệ; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; sở hữu trí tuệ; ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ; an toàn bức xạ và hạt nhân; các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc Sở quản lý trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Do chủ trương của nhà nước là thành lập những cơ quan QLNN đa ngành, nhằm thu gận đầu mới, cải cách hành chính nên đối với cấp huyện Phòng Kinh tế hoặc Phòng Công Thương là cơ quan chuyên môn thuộc 13 UBND cấp huyện có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện QLNN về khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật. 3.2.4. Thực trạng việctuyển dụng, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng và tôn vinhNNL nữ nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về phát triển nguồn nhân lực nữ NCKH Kết quả khảo sát về thực trạng việc thu hút, tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ đội ngũ các nhà khoa học nữ cho thấy hầu hết những nội dung này chưa được nhìn nhận và đánh giá cao, cụ thể: - Nhóm chính sách thu hút và tuyển dụng NNL nữ nghiên cứu khoa học có 26,7% khách thể CBQL cho là tốt; 30% ý kiến cho là bình thường và 43,3% ý kiến cho là chưa tốt. Đối với nhóm khách thể là nữ cán bộ NCKH thì có 10% ý kiến cho là tốt; 28,15% ý kiến cho là chưa tốt và 61,85% ý kiến cho là chưa tốt. Theo điều tra và thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ, năm 2011 cả nước có 57.131 phụ nữ hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển trong đó 43.844 người trực tiếp làm công tác NCKH, 4.326 người làm nhiệm vụ kỹ thuật, 6.943 người làm nhiệm vụ hỗ trợ NCKH và khác là 2.099 người.Đến năm 2014 số lượng phụ nữ tham gia hoạt động NCKH tăng lên nhanh chóng cụ thể: Toàn bộ NNL nữ nghiên cứu khoa học là 73.700 người, trong đó cán bộ nghiên cứu là 56.847 người, cán bộ kỹ thuật là 5.033 người; cán bộ hỗ trợ là 8.412 người và những người làm nhiệm vụ khác là 3.409 người.[15,tr72] Như vậy, kể từ năm 2011 đến năm 2014, số lượng NNL nữ nghiên cứu khoa học đã tăng 16.569 người, trung bình mỗi năm tăng 5.523 người, tương đương với 9,68% / năm. Nếu tính riêng lực lượng trực tiếp tham gia NCKH thì sau 3 năm số lượng tăng lên là 13.003 người, trung bình mỗi năm tăng 9,89%/ năm. Như vậy có thể khẳng định, mặc dù chính sách thu hút, tuyển dụng được đánh giá là chưa phù hợp và đảm bảo nhưng sức hút của các lĩnh vực NCKH vẫn hấp dẫn đối với NNL lao động nữ, điều này trái ngược với kết quả khảo sát, đánh giá. - Nhóm chính sách sử dụng NNL nữ nghiên cứu khoa học có 23,33% ý kiến CBQL đánh giá là tốt; 20% ý kiến cho là trung bình và 56,67% ý kiến cho là chưa tốt. Với nhóm khách thể nữ cán bộ NCKH có 11,85% ý kiến đánh giá là tốt; 31,11% đánh giá ở mức trung bình và 57,04% đánh giá là ở mức độ chưa tốt. - Nhóm chính sách đãi ngộ đội ngũ những nhà khoa học nữ được các khách thể khảo sát đánh giá là chưa tốt ở mức rất cao, nhóm khách thể CBQL đánh giá chính sách chưa tốt ở mức 70%, nữ cán bộ NCKH đánh giá chính sách chia tốt ở mức 67,78%. Đây cũng là thực tế mà rất nhiều các nhà khoa học và các nhà quản lý ở các cơ sở nghiên cứu khoa học phàn nàn về chính sách đãi ngộ của nhà nước đối với NNL có chất lượng cao, phục vụ cho nhu cầu phát triển đất nước. Theo nhiều ý kiến của các khách thể khảo sát, chính sách đãi ngộ đối với NNL nghiên cứu khoa học không được 14 bằng so với các viên chức thuộc ngành khác mà còn có phần thấp chính điều này cũng là một nguyên nhân dẫn đến chưa thực sự hấp dẫn và thu hút được NNL nữ có chất lượng cao vào hoạt động NCKH. Thực trạng việc đào tạo, bồi dưỡng NNL nữ nghiên cứu khoa học Sốliệu thống kê cho thấy, trong những năm gần đây, công tác đào tạo và bồi dưỡng NNL nữ nghiên cứu khoa học cũng được các cơ quan chức năm khá quan tâm, thể hiện: Năm 2011, trong tổng số 43.844 người trực tiếp NCKH, số nhà khoa học nữ có trình độ tiến sĩ là 2.890 người, thạc sỹ là 15.649 người và đại học là 23.594 người và cao đẳng là 1.711 người. sau 3 năm, đến năm 2014, số người có trình độ tiễn sĩ là 3.637 người, số người có trình độ thạc sỹ là 23.513 người, số người có trình độ cử nhân là 27.692 người và cao đẳng là 2004 người. Như vậy về mặt chuyên môn sau 3 năm chúng ta đã đào tạo thêm được 747 người, thạc sỹ đào tạo thêm được 8.044 người, số đào tạo thêm đối với trình độ cử nhân là 4.098 người. Khảo sát thực trạng việc thực hiện công tác đào tạo và bồi dưỡng NNL nữ nghiên cứu khoa học cho thấy có 47/300 khách thể khảo sát cho là việc đào tạo NNL nữ nghiên cứu khoa học tốt, chiếm tỷ lệ 15,67%; có 92/300 ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình, chiếm tỷ lệ 30,67%; số ý kiến cho là thực hiện chưa tốt rất cao, 161/300 ý kiến, chiếm tỷ lệ 53,67%. Kết quả khảo sát thực trạng việc bồi dưỡng NNL nữ nghiên cứu khoa học cho thấy có 41/300 ý kiến cho là thực hiện tốt, chiếm tỷ lệ 13,67%; 89/300 ý kiến cho là ở mức trung bình, chiếm tỷ lệ 29,67% và 170 /300 ý kiến cho là thực hiện chưa tốt, chiếm tỷ lệ 56,67%. Đánh giá về chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng NNL nữ nghiên cứu khoa học ở nước ta trong thời gian qua, nhiều khách thể được khảo sát còn cho là chưa thực sự chất lượng, hiệu quả. Nhiều nội dung đào tạo, bồi dưỡng còn chưa gắn với yêu cầu thực tiễn công việc. Nội dung đào tạo còn chậm đổi mới, hình thức và phương thức đào tạo còn mang tính hình thức, thị trường chưa thực sự chất lượng. Chương trình bồi dưỡng NNL nghiên cứu khoa học có nhiều, nhưng nặng về lý luận chính trị, QLNN, chưa thực sự sát với chức danh và vị trí việc làm của các nhà khoa học. Thực trạng việc tôn vinh đội ngũ những nhà khoa học nữ Đánh giá về các giải thưởng tôn vinh các nhà khoa học nhiều ý kiến của các nhà khoa học cho rằng, các giải thưởng nhằm tôn vinh các nhà khoa học còn nghèo nàn, giải thưởng về khoa học và công nghệ chưa thực sự có uy tín, chưa thực sự khác biệt so với các giải thưởng, tôn vinh ở các hoạt động lĩnh vực khác. Trình tự, thủ tục và hình thức tôn vinh còn mang nặng tính hình thức, rườm rà, phức tạp, chưa thực sự nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Thực trạng việc hợp tác quốc tế về phát triển NNL nữ NCKH 15 Có thể thấy rằng việc hợp tác quốc tế trong hoạt động khoa học và công nghệ nói chung và nghiên cứu khoa học nói riêng trong những năm gần đây ở nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ và có những nhiều điểm tích cực. Xuất phát từ vị thế là một quốc gia chủ yếu đi nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ và phụ thuộc vào quốc gia khác trên thế giới, đến nay chúng ta đã vươn lên, trở thành một quốc gia có quan hệ hợp tác bình đẳng, cùng phát triển với trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Từ hình thức hợp tác chủ yếu là nhận viện trợ đào tạo, bồi dưỡng NNL nghiên cứu khoa học, đến nay chúng ta đã đa dạng hóa nhiều loại hình hợp tác khác nhau từ đào tạo, bồi dưỡng đến, chia sẻ hợp tác NCKH, cùng tham gia hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, cùng triển khai và tổ chức nhiều công trình dự án NCKH. Gần đây chúng ta cũng tham gia đào tạo, bồi dưỡng NNL nghiên cứu khoa học cho nhiều quốc gia khác trên thế giới và khu vực như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Cu Ban, Bắc Triều Tiên, Lào, Cam phu chia. Việc hợp tác trong hoạt động phát triển NNL nghiên cứu khoa học được thực hiện đa dạng trên nhiều lĩnh vực khác nhau từ nghiên cứu cơ bản, đến nghiên cứu ứng dụng; từ lĩnh vực tự nhiên đến các lĩnh vực xã hội. 3.2.5. Thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các pháp luật, chính sách phát triển đội ngũ cán bộ nữ nghiên cứu khoa học Kết quả khảo sát về thực trạng công tác thanh tra, kiểm ra và giải quyết những khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học cho thấy nhận định chung của các khách thể khảo sát là các cơ quan chức năng và chủ thể quản lý chưa thực hiện tốt nội dung nhiệm vụ này, thể hiện: Có 186/300 ý kiến cho là chưa thực hiện tốt công tác kiểm tra, chiếm tỷ lệ 62,00%; 180/300 ý kiến được khảo sát cho là chưa thực hiện tốt nội dung thanh tra, chiếm tỷ lệ 60,00%; 211 ý kiến cho là thực hiện chưa tốt nhiệm vụ giải quyết những khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học, chiếm tỷ lệ 70,33%. So sánh ý kiến đánh giá của các nhóm khách thể cho thấy giữa hai nhóm khách thể khảo sát có ý kiến chưa tương đồng nhau: Trong khi nhóm khách thể CBQL của các tổ chức NCKH đánh giá việc thực hiện nội dung này tương đối tốt, thì nhóm khách thể nữ cán bộ NCKH đánh giá là thực hiện chưa tốt. Lý giải mâu thuẫn này ý kiến chuyên gia cho rằng: Ở nhóm khách thể thứ nhất đánh giá là thiếu khách quan, vì họ là chủ thể của hoạt động quản lý thanh tra, kiểm tra và giải quyết những khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực này nên khi đánh giá hoạt động trên, những khách thể CBQL đã mang tính chủ quan trong quá trình đánh giá. 16 3.3. Đánh giá thực trạng của QLNN về phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học ở Việt Nam 3.3.1. Ưu điểm Thứ nhất, trong những năm qua, Chính phủ và các bộ ngành, đứng đầu là Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành nhiều pháp luật, chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển khoa học và công nghệ, trong đó có những chính sách, pháp luật nhằm thu hút, tuyển dụng, đãi ngộ NNL nghiên cứu khoa học. Thứ hai, đã xây dựng được một hệ thống các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ, NNL lao động của đất nước, NNL nghiên cứu khoa khá đầy đủ và đồng bộ từ trung ương đến địa phương.Thứ ba, chúng ta đã thu hút được một số lượng lớn NNL nghiên cứu khoa học nói chung và NNL nữ nghiên cứu khoa học nói riêng, thể hiện ở quy mô, số lượng NNL nữ NCKH ngày càng gia tăng.Thứ tư, phạm vi nghiên cứu khoa học phụ nữ tham gia nghiên cứu ngày càng mở rộng, đến nay đội ngũ các nhà khoa học nữ tham gia ở mọi lĩnh vực nghiên cứu khoa học của đất.Thứ năm, chất lượng NNL nữ nghiên cứu khoa học ngày càng được nâng lên.Thứ sáu, số lượng các nhà khoa học nữ đạt các giải thưởng khoa học được các tổ chức NCKH, các cơ quan chủ quản, Bộ Khoa học và Công nghệ, các viện hàn lâm, chính phủ và các tổ chức phi chính phủ vinh danh ngày một nhiều. Thứ bảy, hoạt động đào tạo và bồi dưỡng NNL nữ nghiên cứu khoa học ngày càng được đẩy mạnh và củng cố về chất lượng.Thứ tám, Hợp tác quốc tế về phát triển NNL khoa học và công nghệ nói chung, NNL nữ nghiên cứu khoa học ngày càng được mở rộng, đa dạng hóa cả về nội dung và hình thức.Thứ chín, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý những khiếu nại, tố cáo trong phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học đã từng bước được quan tâm thực hiện hơn so với những giai đoạn trước đây. 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 3.3.2.1. Hạn chế - Chính sách phát triển NNL còn mang tính phổ quát cho tất cả mọi chủ thể NCKH chưa có những VBQPPL, chính sách riêng cho việc phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học; Chưa có chiến lược, kế hoạch phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học trên phạm vi cả nước; Chất lượng NNL nghiên cứu khoa học còn hạn chế thể hiện số công trình khoa học quốc tế, bài báo quốc tế và sản phẩm đề tài NCKH được ứng dụng vào thực tiễn có hiệu quả còn rất ít; Cơ cấu NNL nữ nghiên cứu khoa học cũng không đồng đều giữa các ngành, các lĩnh vực, tập trung đông ở khu vực nhà nước và tại các cơ quan, tổ chức nghiên cứu trung ương, mỏng ở các địa phương; Mặc dù số lượng đội ngũ các nhà khoa học nữ đông đảo, tuy nhiên những người hoạt động nghiên cứu khoa học ở các trung tâm, viện, tổ chức nghiên cứu chỉ chiếm 14,58% trong tổng số NNL nghiên cứu khoa học nữ cả nước; Tỷ lệ phụ nữ giữ các vị trí quan trọng trong các tổ chức NCKH còn tương đối thấp, rất ít phụ nữ là 17 người đứng đầu các đơn vị nghiên cứu khoa học lớn; Trong những năm qua, các chương trình, dự án, đề tài NCKH dành cho đội ngũ các nhà khoa học nữ còn ít, chỉ tập trung vào một số các vấn đề bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ, ; Tổ chức bộ máy QLNN về phát triển NNL nghiên cứu khoa học, NNL nữ nghiên cứu khoa học còn phân tán, thiếu tập trung, thống nhất; Cơ chế quản lý khoa học và công nghệ vẫn mang nặng tính hình thức, lợi ích nhóm, thiếu tính công khai, minh bạch; Quản lý hành chính trong hoạt động NCKH còn chậm được đổi mới, đặc biệt là quản lý về ngân sách, tài chính còn sơ cứng; nhiều quy định lỗi thời, lạc hậu nhưng vẫn duy trì. 3.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế Do nước ta trải qua giai đoạn chiến tranh kéo dài, hậu quả chiến tranh để lại vô cùng lớn. Chúng ta duy trì đường lối quản lý kinh tế, quản lý xã hội theo phương thức XHCN kéo dài nên nhận thức và tư duy quản lý khoa học, quản lý phát triển NNL nghiên cứu khoa học còn nặng nề tính hình thức, bao cấp, thiếu năng động hiệu quả, mang nặng tính hành chính, mệnh lệnh.Trình độ quản lý của các cơ quan chức năng chưa theo kịp, chưa thích ứng với xu thế của thời đại. Thêm vào đó, chính sách pháp luật của nhà nước chậm đổi mới, đặc biệt là chính sách đào tạo, bồi dưỡng NNL nghiên cứu khoa học; chính sách thu hút và đãi ngộ nhân tài.Tổ chức bộ máy QLNN về phát triển khoa học và công nghệ thiếu tính ổn định, sau 15 năm hình thành và phát triển nên thành tựu trong quản lý còn chưa nhiều.Cơ chế đầu tư cho phát triển NNL nghiên cứu khoa học còn chưa tương xứng so với khu vực và trên thế giới.Thiếu sự quy hoạch phát triển NNL nghiên cứu khoa học đồng bộ giữa khu vực nhà nước với các khu vực ngoài nhà nước.Thị trường khoa học và công nghệ chậm phát triển, chính sách còn thiếu tính đồng bộ và còn có những bất cập.Mô hình, tổ chức bộ máy các trung tâm nghiên cứu còn chậm đổi mới, cơ sở vật chất và các nguồn lực khác phục vụ cho hoạt động NCKH còn nghèo nàn, lạc hậu. CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆNQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ NCKH 4.1. Quan điểm và định hướng về phát triển NNL nữ NCKH Để từng bước khắc phục những tồn tại, bất cập trong phát triển khoa học và công nghệ nói chung và NNL nghiên cứu khoa học ở nước ta nói riêng, năm 2012, Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Để thực hiện mục tiêu phát triển NNL mà nghị quyết đã đặt ra, Đảng khẳng định:“Phải tiến hành đổi mới quy hoạch phát triển NNL, cơ chế, chính sách sử dụng và trọng dụng cán bộ khoa học và công nghệ”, bao gồm:Quy hoạch phát triển nhân lực khoa học và công nghệ phải gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển kinh 18 tế - xã hội; Xây dựng và thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, nhất là các chuyên gia giỏi, có nhiều đóng góp. Tạo môi trường thuận lợi, điều kiện vật chất để cán bộ khoa học và công nghệ phát triển bằng tài năng và hưởng lợi ích

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_quan_ly_nha_nuoc_ve_phat_trien_nguon_nhan_lu.pdf
Tài liệu liên quan