Tóm tắt Luận án Quản lý nhóm trẻ độc lập tư thục ở thành phố Hồ Chí Minh

Thực trạng quản lý nhóm trẻ ĐLTT của chủ nhóm

2.4.1.1. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ

Qua khảo sát tại 3 quận Bình Tân, Thủ Đức, Quận 7, chúng tôi thấy việc quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tại các nhóm lớp có những điểm chung sau: Việc quản lí hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ của chủ nhóm được thực hiện với sự hỗ trợ về chuyên môn của Phòng GD&ĐT và trường MN công lập trên địa bàn tuy nhiên chủ nhóm vẫn là người chủ động quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục để phù hợp với nhóm mình. Qua kiểm tra trực tiếp sổ sách, giáo án của một số nhóm chúng tôi nhận thấy đa phần nội dung các kế hoạch còn sơ sài, nhiều bài soạn chưa đúng phương pháp của giáo dục mầm non hoặc có những giáo án đưa ra những nội dung không phù hợp với thực tế của nhóm mình đang dạy. Về tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ đã được thực hiện nhưng kết quả chưa cao và phù hợp với nhóm trẻ ĐLTT. Về việc kiểm tra, đánh gia việc thực hiện kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ còn mang tính hình thức.

2.4.1.2. Thực trạng quản lý nhân sự

Việc quản lý nhân sự của các chủ nhóm tham gia khảo sát đều có những đặc điểm chung sau:

- Tuyển dụng: Chủ yếu việc tuyển dụng nhân sự tại các nhóm trẻ ĐLTT do chủ nhóm là người tuyển dụng trực tiếp. Khó khăn trong tuyển dụng nhân sự đó là đội ngũ GV không ổn định, chủ nhóm liên tục phải thực hiện quy trình: tuyển dụng – bồi dưỡng nhân sự. Hơn nữa bản thân một số chủ nhóm còn hạn chế về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm quản lý.

- Sử dụng nhân sự: Tùy theo trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn và thâm niên công tác, kinh nghiệm thực tế mà chủ nhóm có các biện pháp sử dụng nhân sự khác nhau.

Việc quản lý về nhân sự trong nhóm trẻ ĐLTT của chủ nhóm còn gặp khó khăn, trong đó khó khăn cơ bản là do tình hình không ổn định của đội ngũ GV và trẻ. Tình hình giáo viên tại các nhóm trẻ ĐLTT thay đổi hàng năm, thậm chí hàng tháng. Bên cạnh sự không ổn định của đội ngũ GV/NV, số trẻ học trong các nhóm trẻ ĐLTT cũng trong tình trạng biến động thường xuyên. Số trẻ biến động theo năm học, theo tháng, thậm chí theo tuần. Sổ theo dõi trẻ và các hồ sơ liên quan đến trẻ phải thay đổi liên tục nguyên nhân là địa điểm học của trẻ phụ thuộc vào nơi làm việc, mức thu nhập của cha mẹ - những đối tượng là công nhân trong các khu công nghiệp, với đặc thù không có sự ổn định về thu nhập và nơi làm việc.

 Chính sách và chế độ làm việc của GV: Chế độ, chính sách đối với GV làm việc tại các nhóm trẻ ĐLTT còn nhiều bất cập, ảnh hưởng lớn đến việc duy trì sự ổn định cũng như sự gắn bó với nghề của đội ngũ giáo viên tại các nhóm lớp ĐLTT.

2.4.1.3. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất tài chính, hành chính

a. Quản lý tài chính:

- Quản lý thu của nhóm trẻ ĐLTT: Việc quản lý các khoản thu từ việc xác định mức thu, tiến hành thu, sử dụng các khoản thu ở các nhóm trẻ ĐLTT đều do chủ nhóm lớp thực hiện chính. Các khoản thu được thể hiện trên sổ sách của chủ nhóm trẻ ĐLTT.

- Quản lý các khoản chi: Việc quản lý các khoản chi do chủ nhóm thực hiện. Đa số các khoản chi không được công khai trừ chi phí mua thực phẩm hàng ngày được viết lên các bảng công khai tài chính tại các nhóm trẻ ĐLTT. Do không kiểm tra được sổ thu chi của các năm trước nên chúng tôi không kết luận chính xác được các nhóm có đầu tư mua mới, sửa chữa cơ sở vật chất thiết bị không, mặc dù chủ nhóm vẫn khẳng định hàng năm có dành một khoản để mua học liệu, thay mới hoặc sửa chữa các đồ dùng. Tuy nhiên qua quan sát và thăm các lớp, chúng tôi thấy nhiều nhóm có phép đồ dùng đồ chơi chưa đầy đủ hoặc cũ hỏng. Đa số các nhóm lớp đồ chơi của trẻ lẫn lộn nhiều loại, đồ cũ, hỏng đồ dùng, học liệu hầu như không có. Nhiều hạng mục ở một số nhóm đã xuống cấp, không đảm bảo (vòi nước hỏng, bếp nấu không hợp quy cách, cốc mất tai, khăn lau mặt của trẻ sờn, cũ )

 Các nhóm tự chủ về tài chính, tự thu tự chi, do đó chủ nhóm là người quyết định tất cả vấn đề tài chính trong nhóm và họ chỉ công khai các khoản mức thu hàng tháng, hàng năm trên trẻ. Các nhóm không có nhân sự riêng làm kế toán/thủ quỹ, chủ nhóm là người thực hiện các nghiệp vụ này.

b. Quản lí cơ sở vật chất và quản lí hành chính

Việc quản lí cơ sở vật chất và quản lý hành chính của chủ nhóm trẻ ĐLTT mang tính chất quản lí gia đình: Ngay từ khi xây dựng đề án để xin được cấp phép chủ nhóm đã chỉ ra các hạng mục cơ sở vật chất và xây dựng hồ sơ giáo viên, nhân viên cũng như những chu kì bổ sung thay thế. hiện tạicơ sở vật chất của các nhóm trẻ ĐLTT trong diện khảo sát hầu hết đều có khuôn viên, diện tích nhỏ, phải thuê mượn nên phòng học hẹp, không có sân chơi hoặc diện tích sân chơi hẹp, đồ dùng, đồ chơi còn thiếu thốn nhiều. Hệ thống khu vệ sinh không có riêng nam nữ, và chưa đạt yêu cầu vệ sinh. Sự sửa sang của chủ nhóm cũng được dựa trên ý kiến đóng góp của phụ huynh và tư vấn của giáo viên (trường hợp chủ nhóm không có chuyên môn về mầm non) song yếu tố quyết định vẫn là bản thân chủ nhóm.

 

docx28 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 524 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý nhóm trẻ độc lập tư thục ở thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông tác CS-GD trẻ, tham gia hoạt động quản lý, giám sát, góp phần nâng cao chất lượng CS-GD trẻ và phát triển GDMN; Đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng CS-GD trẻ Tóm lại, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí các nhóm trẻ ĐLTT từ bình diện vĩ mô đến bình diện vi mô: Chế độ xã hội và thể chế chính trị, mô hình quản lý và phân cấp quản lý, mô hình phát triển kinh tế, trình độ phát triển KT-XH, Trình độ, năng lực đội ngũ CBQL, GV, NV, nguồn lực...Tuy nhiên, yếu tố ảnh hưởng quyết định đến quản lí của các nhóm trẻ ĐLTT là năng lực, kỹ năng lãnh đạo của người chủ nhóm lớp. Kết luận chương 1 1. Quản lý nhóm trẻ ĐLTT là hệ thống những tác động có hướng đích của chủ thể quản lý đến khách thể (đối tượng quản lý) nhằm đưa nhóm trẻ ĐLTT vận hành theo nguyên tắc giáo dục để thực hiện được mục tiêu giáo dục trẻ dưới 36 tháng tuổi. Để quản lý nhóm trẻ ĐLTT hiệu quả các chủ thể quản lý cần nắm vững các yêu cầu, quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời, nắm vững lý luận về khoa học quản lý và vận dụng khoa học quản lý chung vào quản lý nhóm trẻ ĐLTT, phù hợp với điều kiện thực tiễn ở địa phương. 2.. Hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ trong nhóm trẻ ĐLTT bao gồm hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc va giáo dục trẻ theo đúng quy định trong điều lệ trường mầm non. Trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ các nhóm trẻ ĐLTT cần phải đảm bảo các điều kiện về giáo viên, về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi. 3. Quản lý nhóm trẻ ĐLTT trong bối cảnh phân cấp quản lý giáo dục được xem xét ở hai góc độ theo chiều dọc và theo chiều ngang. Chiều dọc chủ thể quản lý từ UBNND tỉnh- thành phố- quận, huyện- phường, xã; quản lý chuyên môn từ Sở- Phòng- Trường. Chiều ngang là các cơ quan, ban ngành trên địa bàn cùng cấp. Việc quản lý bên trong các nhóm trẻ ĐLTT phải làm tốt quản lý về tất cả mọi vấn đề như: quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch, Tổ chức và QL nhân sự, QL chất lượng GD và QL về tài chính. Để thực hiện tốt quản lý nhóm trẻ ĐLTT ở địa phương cần đảm bảo các yêu cầu quản lý trong bối cảnh phân cấp. 4. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhóm trẻ ĐLTT. Đó là các yếu tố nhận thức về vai trò của nhóm trẻ ĐLTT, các văn bản chỉ đạo về phân cấp quản lý nhóm trẻ ĐLTT phù hợp với đặc thù của địa phương, các điều kiện nguồn lực thực hiện yêu cầu phân cấp và phối hợp trong quản lý nhóm trẻ ĐLTT. Tuy nhiên, yếu tố ảnh hưởng quyết định đến quản lí của các nhóm trẻ ĐLTT là năng lực, kỹ năng lãnh đạo của người chủ nhóm lớp. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÓM TRẺ ĐỘC LẬP TƯ THỤC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng 2.1.1. Mục đích khảo sát thực tiễn Nhằm đánh giá khách quan thực trạng CS-GD trẻ trong nhóm trẻ ĐLTT, thực trạng quản lý nhóm trẻ ĐLTT ở Tp.Hồ Chí Minh trong bối cảnh phân cấp quản lý giáo dục, từ đó, chỉ ra những mặt thành công, hạn chế, thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân để từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhóm trẻ ĐLTT trên địa bàn. 2.1.2. Nội dung khảo sát thực trạng - Tình hình nhóm trẻ ĐLTT trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. - Thực trạng CS-GD trẻ ở các nhóm trẻ ĐLTT tại các quận, huyện được chọn khảo sát trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. - Thực trạng quản lý nhóm trẻ ĐLTT của chủ nhóm - Thực trạng thực hiện phân cấp và phối hợp trong quản lý nhóm trẻ ĐLTT giữa ngành GD&ĐT, chính quyền và cộng đồng 2.1.3. Đối tượng khảo sát Đối tượng tham gia khảo sát: CBQL GD- ĐT cấp Sở, Phòng : 20 người; CBQL UBND Quận, Phường: 24 người; Đại diện một số cơ quan quản lí nhà nước Quận, Phường có liên quan (Y tế, ..), Đại diện một số TCXH các Quận, Phường : 32 người; Hiệu trưởng Trường mầm non công lập tại địa bàn khảo sát: 45 người; Các chủ nhóm lớp ĐLTT tham gia khảo sát : 24 người; Cha mẹ HS các nhóm lớp ĐLTT tham gia khảo sát: 72 người; Một số trẻ nhóm trẻ ĐLTT tham gia khảo sát : 24 nhóm. Thời gian khảo sát: 2015-2016 2.1.4. Phương pháp khảo sát Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng phiếu hỏi; Phỏng vấn, thảo luận nhóm; Quan sát: Trong suốt quá trình khảo sát thực tế, nhóm nghiên cứu đã tiến hành quan sát một số nhóm lớp ĐLTT về môi trường, cơ sở vật chất...hồi cứu tư liệu. Đây là những căn cứ giúp nhóm nghiên cứu đánh giá khách quan và toàn diện về chất lượng của các nhóm trẻ ĐLTT. 2.1.5. Địa bàn khảo sát thực trạng Khảo sát thực địa được giới hạn ở 3 quận đặc trưng cho khu công nghiệp, khu chế xuất ở thành phố Hồ Chí Minh: Quận Thủ Đức, Quận 7, Quận Bình Tân. 2.2. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế- xã hội và GDMN tại thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở trung tâm Nam Bộ, cách thủ đô Hà Nội 1.738 km về phía Đông Nam. Là thành phố cảng lớn nhất đất nước, hội tụ đủ các điều kiện thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không, là một đầu mối giao thông kinh tế lớn nối liền với các địa phương trong nước và quốc tế. Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 0,6% diện tích và 6,6 % dân số so với cả nước, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế của cả nước, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Thành phố là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh nhất cả nước, kể từ khi Luật đầu tư được ban hành. Thành phố luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu ngân sách của nhà nước, mặc dù gặp nhiều khó khăn song thu ngân sách của thành phố vẫn không ngừng tăng. 2.2.2. Tình hình phát triển giáo dục mầm non ở Thành phố Hồ Chí Minh Năm học 2015-2016, thành phố có 969 trường mầm non (428 CL – 541 NCL); 1624 nhóm trẻ, lớp MG ĐLTT; với 343.036 trẻ ở độ tuổi mầm non, trong đó ngoài công lập là 180.200 trẻ, tỷ lệ 52.5% ; với tổng số giáo viên là 22.755 người, có trên 75% giáo viên đạt chuẩn. Ở bậc học mầm non, hiện TP đang thiếu khoảng 3.319 giáo viên, phải sử dụng nhân viên làm công việc chuyên môn của giáo viên. Hiện nay, chất lượng chăm sóc - giáo dục và quản lý của nhóm trẻ ĐLTT của TP.HCM còn nhiều hạn chế, đang là vấn đề rất đáng quan tâm. 2.3. Thực trạng nhóm trẻ ĐLTT ở Thành phố Hồ Chí Minh 2.3.1. Thực trạng quy mô nhóm trẻ độc lập tư thục ở thành phố Hồ Chí Minh Trong những năm gần đây tại TP Hồ Chí Minh có rất nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất mọc lên, kéo theo sự thay đổi mạnh về cơ cấu dân cư. Người dân, đặc biệt là những người trong độ tuổi lao động ở nhiều vùng, miền trong cả nước về các khu công nghiệp, khu chế xuất, do đó nhu cầu về nơi ăn chốn ở và chỗ để gửi con của họ cũng tăng mạnh. Các bậc cha mẹ cần có nơi gửi con, đặc biệt là trẻ độ tuổi nhà trẻ đến các cơ sở MN để họ có thể yên tâm đi làm. Công tác hoạch định kế hoạch phát triển GDMN ở các khu công nghiệp, khu chế xuất tại thành phố Hồ Chí Minh gặp nhiều khó khăn vì số trẻ dưới 5 tuổi biến đổi cơ học hàng năm phụ thuộc vào kế hoạch hoạt động kinh doanh của các công ty, xí nghiệp trong khu vực. Tuy vậy, thực tiễn cho thấy mạng lưới cơ sở GDMN phát triển đa dạng về loại hình và về số lượng, với các mức độ khác nhau theo từng quận, trong đó các cơ sở GDMN công lập có số lượng rất khiêm tốn (mỗi xã/phường chỉ có 1 trường MN công lập, chủ yếu nhận trẻ mẫu giáo có hộ khẩu trên địa bàn,hầu như không nhận trẻ dưới 24 tháng, từ 24 đến 36 tháng tuổi- với số lượng hạn chế), các cơ sở GDMN ngoài công lập, đặc biệt là các nhóm trẻ ĐLTT, đáp ứng một phần nhu cầu gửi trẻ dưới 3 tuổi với những ưu thế riêng của mình (thời gian đón/trả trẻ linh hoạt, địa điểm gần nhà gia đình trẻ, thủ tục hành chính gọn nhẹ và đơn giản (không yêu cầu hộ khẩu thường trú, mức tiền thu từ PHHS phù hợp với khả năng chi trả của người dân, quan tâm và thực hiện theo yêu cầu chăm sóc cá nhân của Cha Mẹ, cung cấp những dịch vụ chăm sóc cơ bản tối thiểu cần thiết cho trẻ như an toàn, dinh dưỡng). Số trẻ dưới 36 tháng gửi các nhóm trẻ ĐLTT ở cả 3 quận tăng nhiều. Mặc dù mạng lưới cơ sở GDMN phát triển mạnh ở thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên, vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu gửi trẻ dưới 36 tháng của Cha, Mẹ trong khu công nghiệp, khu chế xuất, do vậy, số lượng trẻ dưới 36 tháng tuổi được chăm sóc ở nhà vẫn chiếm một tỉ lệ khá lớn ở Bình Tân và quận 7. Quận Thủ Đức thực hiện chiến lược phát triển đa dạng các loại hình cơ sở GDMN đã giảm tỉ lệ trẻ dưới 3 tuổi ở nhà thấp nhất trong 3 quận. Trong khi đó, số lượng trẻ từ 3 đến 5 tuổi được nhập học ở các cơ sở GDMN chiếm một tỉ lệ áp đảo (trên 94%) ở cả 3 quận. 2.3.2. Thực trạng hoạt động chăm sóc-nuôi dưỡng trẻ ở nhóm trẻ ĐLTT Chăm sóc, nuôi dưỡng là một yếu tố quan trọng phản ánh chất lượng GDMN.Về hình thức, các nhóm trẻ ĐLTT đảm bảo chế độ sinh hoạt như các trường công lập. Theo ý kiến của GV, trẻ tại loại hình giáo dục này được chăm sóc chu đáo, cẩn thận, hàng tháng trẻ lên cân đều. Các hoạt động khác theo thực hiện đúng CĐSH một ngày của trẻ ở trường. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy, các nhóm trẻ ĐLTT có xu hướng chú trọng nhiều hơn đến hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng hơn là hoạt động giáo dục trẻ.Tuy nhiên, chất lượng nuôi dưỡng trẻ tại các nhóm trẻ ĐLTT khó kiểm soát bởi các lí do: (+) Chi phí cho bữa ăn của trẻ thường thấp và do chủ nhóm tự cân đối thu-chi trên cơ sở kinh doanh có lãi; (+) CSVC của bếp ăn chưa đảm bảo yêu cầu về an toàn vệ sinh; (+) Người nấu ăn cho trẻ đa số thiếu các chứng chỉ cần thiết để hành nghề; (+) Sự kiểm soát khẩu phần, chất lượng bữa ăn chủ yếu được cơ quan quản lý kiểm tra dựa trên sổ sách và bảng thực đơn của nhóm lớp được dán công khai, chứ không thường kiểm tra thực tế việc thực hiện thực đơn và kiểm tra mẫu thực phẩm. 2.3.3. Thực trạng họat động giáo dục trẻ ở nhóm trẻ ĐLTT Việc thực hiện Chương trình GDMN chưa được sử dụng thống nhất, đồng bộ tại các nhóm trẻ ĐLTT. Theo quy định tại điều 22 (về Chương trình giáo dục, kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục) tại Văn bản hợp nhất Số: 05/VBHN-BGDĐT- Quyết định Ban hành điều lệ trường MN ngày 13 tháng 02 năm 2014 nêu rõ “Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thực hiện chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em căn cứ vào chương trình, hướng dẫn nhiệm vụ năm học và điều kiện của từng địa phương”. Tuy nhiên, kết quả khảo sát và quan sát ở cả 3 địa bàn trên cho thấy hầu hết các nhóm trẻ ĐLTT hoạt động giáo dục không được chú trọng. Các hoạt động chăm sóc có xu hướng được quan tâm nhiều hơn là các hoạt động giáo dục. Mặc dù Ban giám hiệu trường công lập đã có sự tư vấn, hướng dẫn chuyên môn, nhưng nhiều nhóm trẻ ĐLTT thực hiện chức năng giữ trẻ là chính, việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non không thường xuyên, chủ yếu là dạy đơn giản. 2.4. Thực trạng quản lý nhóm trẻ ĐLTT ở Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh phân cấp 2.4.1. Thực trạng quản lý nhóm trẻ ĐLTT của chủ nhóm 2.4.1.1. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ Qua khảo sát tại 3 quận Bình Tân, Thủ Đức, Quận 7, chúng tôi thấy việc quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tại các nhóm lớp có những điểm chung sau: Việc quản lí hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ của chủ nhóm được thực hiện với sự hỗ trợ về chuyên môn của Phòng GD&ĐT và trường MN công lập trên địa bàn tuy nhiên chủ nhóm vẫn là người chủ động quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục để phù hợp với nhóm mình. Qua kiểm tra trực tiếp sổ sách, giáo án của một số nhóm chúng tôi nhận thấy đa phần nội dung các kế hoạch còn sơ sài, nhiều bài soạn chưa đúng phương pháp của giáo dục mầm non hoặc có những giáo án đưa ra những nội dung không phù hợp với thực tế của nhóm mình đang dạy. Về tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ đã được thực hiện nhưng kết quả chưa cao và phù hợp với nhóm trẻ ĐLTT. Về việc kiểm tra, đánh gia việc thực hiện kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ còn mang tính hình thức. 2.4.1.2. Thực trạng quản lý nhân sự Việc quản lý nhân sự của các chủ nhóm tham gia khảo sát đều có những đặc điểm chung sau: - Tuyển dụng: Chủ yếu việc tuyển dụng nhân sự tại các nhóm trẻ ĐLTT do chủ nhóm là người tuyển dụng trực tiếp. Khó khăn trong tuyển dụng nhân sự đó là đội ngũ GV không ổn định, chủ nhóm liên tục phải thực hiện quy trình: tuyển dụng – bồi dưỡng nhân sự. Hơn nữa bản thân một số chủ nhóm còn hạn chế về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm quản lý. - Sử dụng nhân sự: Tùy theo trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn và thâm niên công tác, kinh nghiệm thực tế mà chủ nhóm có các biện pháp sử dụng nhân sự khác nhau. Việc quản lý về nhân sự trong nhóm trẻ ĐLTT của chủ nhóm còn gặp khó khăn, trong đó khó khăn cơ bản là do tình hình không ổn định của đội ngũ GV và trẻ. Tình hình giáo viên tại các nhóm trẻ ĐLTT thay đổi hàng năm, thậm chí hàng tháng. Bên cạnh sự không ổn định của đội ngũ GV/NV, số trẻ học trong các nhóm trẻ ĐLTT cũng trong tình trạng biến động thường xuyên. Số trẻ biến động theo năm học, theo tháng, thậm chí theo tuần. Sổ theo dõi trẻ và các hồ sơ liên quan đến trẻ phải thay đổi liên tục nguyên nhân là địa điểm học của trẻ phụ thuộc vào nơi làm việc, mức thu nhập của cha mẹ - những đối tượng là công nhân trong các khu công nghiệp, với đặc thù không có sự ổn định về thu nhập và nơi làm việc. Chính sách và chế độ làm việc của GV: Chế độ, chính sách đối với GV làm việc tại các nhóm trẻ ĐLTT còn nhiều bất cập, ảnh hưởng lớn đến việc duy trì sự ổn định cũng như sự gắn bó với nghề của đội ngũ giáo viên tại các nhóm lớp ĐLTT. 2.4.1.3. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất tài chính, hành chính a. Quản lý tài chính: - Quản lý thu của nhóm trẻ ĐLTT: Việc quản lý các khoản thu từ việc xác định mức thu, tiến hành thu, sử dụng các khoản thu ở các nhóm trẻ ĐLTT đều do chủ nhóm lớp thực hiện chính. Các khoản thu được thể hiện trên sổ sách của chủ nhóm trẻ ĐLTT. - Quản lý các khoản chi: Việc quản lý các khoản chi do chủ nhóm thực hiện. Đa số các khoản chi không được công khai trừ chi phí mua thực phẩm hàng ngày được viết lên các bảng công khai tài chính tại các nhóm trẻ ĐLTT. Do không kiểm tra được sổ thu chi của các năm trước nên chúng tôi không kết luận chính xác được các nhóm có đầu tư mua mới, sửa chữa cơ sở vật chất thiết bị không, mặc dù chủ nhóm vẫn khẳng định hàng năm có dành một khoản để mua học liệu, thay mới hoặc sửa chữa các đồ dùng. Tuy nhiên qua quan sát và thăm các lớp, chúng tôi thấy nhiều nhóm có phép đồ dùng đồ chơi chưa đầy đủ hoặc cũ hỏng. Đa số các nhóm lớp đồ chơi của trẻ lẫn lộn nhiều loại, đồ cũ, hỏngđồ dùng, học liệu hầu như không có. Nhiều hạng mục ở một số nhóm đã xuống cấp, không đảm bảo (vòi nước hỏng, bếp nấu không hợp quy cách, cốc mất tai, khăn lau mặt của trẻ sờn, cũ) Các nhóm tự chủ về tài chính, tự thu tự chi, do đó chủ nhóm là người quyết định tất cả vấn đề tài chính trong nhóm và họ chỉ công khai các khoản mức thu hàng tháng, hàng năm trên trẻ. Các nhóm không có nhân sự riêng làm kế toán/thủ quỹ, chủ nhóm là người thực hiện các nghiệp vụ này. b. Quản lí cơ sở vật chất và quản lí hành chính Việc quản lí cơ sở vật chất và quản lý hành chính của chủ nhóm trẻ ĐLTT mang tính chất quản lí gia đình: Ngay từ khi xây dựng đề án để xin được cấp phép chủ nhóm đã chỉ ra các hạng mục cơ sở vật chất và xây dựng hồ sơ giáo viên, nhân viên cũng như những chu kì bổ sung thay thế. hiện tạicơ sở vật chất của các nhóm trẻ ĐLTT trong diện khảo sát hầu hết đều có khuôn viên, diện tích nhỏ, phải thuê mượn nên phòng học hẹp, không có sân chơi hoặc diện tích sân chơi hẹp, đồ dùng, đồ chơi còn thiếu thốn nhiều. Hệ thống khu vệ sinh không có riêng nam nữ, và chưa đạt yêu cầu vệ sinh. Sự sửa sang của chủ nhóm cũng được dựa trên ý kiến đóng góp của phụ huynh và tư vấn của giáo viên (trường hợp chủ nhóm không có chuyên môn về mầm non) song yếu tố quyết định vẫn là bản thân chủ nhóm. 2.4.2. Thực trạng thực hiện phân cấp quản lý nhóm trẻ ĐLTT của ngành giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện nghiêm túc việc phân cấp quản lý giáo dục tại địa phương, tăng cường các biện pháp quản lý, chỉ đạo đối với các CSGDMN ngoài công lập, trong đó có nhóm trẻ ĐLTT. - Phòng GD&ĐT các quận/huyện phối hợp với UBND xã/phường rà soát, kiểm tra điều kiện thành lập, hoạt động của các nhóm trẻ ĐLTT trên địa bàn; cấp phép hoạt động cho các nhóm có đủ điều kiện; hỗ trợ các nhóm chưa đủ các điều kiện tiếp tục hoàn thiện để được cấp quyết định thành lập và giấy phép hoạt động theo quy định; đình chỉ các nhóm không đủ điều kiện hoạt đông theo quy định. Kết quả khảo sát cho thấy một số Phòng GD&ĐT đã có những tham mưu tốt cho Sở GD&ĐT, từ đó giải quyết được phần nào những vấn đề tồn đọng trong quản lý các nhóm trẻ ĐLTT. Phòng GD&ĐT chưa tổ chức được các lớp bồi dưỡng dành riêng về quản lí cho Chủ nhóm trẻ ĐLTT, đặc biệt là quản lí về tài chính. Việc hỗ trợ, bồi dưỡng chuyên môn của Phòng GD&ĐT còn chưa được thường xuyên, chưa đạt hiệu quả cao. Nguyên nhân: Các Phòng GD&ĐT số lượng chuyên viên mỏng, địa bàn quản lý rộng, chưa có chuyên viên chuyên trách về nhóm trẻ ĐLTT. Ngoài ra, các cấp quản lý chưa thực sự coi trọng việc phát triển và đảm bảo chất lượng CS-GD trẻ dưới 36 tháng tuổi trong nhóm trẻ ĐLTT. - Các CSGDMN công lập tham mưu với UBND xã/phường về việc thực hiện công tác quản lý đối với các nhóm trẻ ĐLTT trên địa bàn, đồng thời thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, giúp đỡ về chuyên môn, nghiệp vụ cho các nhóm trẻ ĐLTT được phân công quản lý. Tuy nhiên, sự hỗ trợ chuyên môn của trường MNCL chưa sát thực, chưa phù hợp với nhóm trẻ ĐLTT. - Đội ngũ CBQL trường MN công lập ít trong khi số lượng nhóm trẻ ĐLTT trên địa bàn nhiều, gây khó khăn cho việc thực hiện quản lý, giám sát nhóm trẻ ĐLTT một cách thường xuyên (khu công nghiệp, khu đông dân cư). 2.4.3. Thực trạng thực hiện phân cấp quản lý nhóm trẻ ĐLTT của chính quyền địa phương Về chỉ đạo thực hiện: Chính quyền địa phương đã tiến hành rà soát, kiểm tra điều kiện hoạt động của các cơ sở GDMN NCL, chỉ đạo các cơ sở GDMN công lập làm tốt công tác tham mưu UBND xã/phường về việc thực hiện công tác quản lý đối với các nhóm trẻ ĐLTT trên địa bàn, phối hợp với các tổ chức, ban, ngành liên quan, chính quyền địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra (thường xuyên, đột xuất) hoạt động của các nhóm trẻ ĐLTT, tăng cường vai trò trách nhiệm và đẩy mạnh công tác tuyên truyềntuy nhiên công tác này vẫn còn mang tính hình thức nên hiệu quả chưa cao. 2.4.4. Những thuận lợi, khó khăn, hạn chế trong thực hiện phân cấp và phối hợp trong quản lý nhóm trẻ ĐLTT ở Tp. HCM a) Thuận lợi Việc quản lý các nhóm trẻ ĐLTT được quản lý chung theo đúng quy định; Đã có sự phối hợp quản lý các nhóm trẻ ĐLTT giữa UBND các phường, xã với phòng GD; trường MN công lập; Có sự tham gia và phối hợp quản lý nhóm trẻ ĐLTT giữa cơ quan quản lý địa phương; Đã có sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể (Ngành GD&ĐT, Y tế, phụ nữ, khuyến học, ...) trong quản lý nhóm trẻ độc lập tư thục ở các quận/ huyện b) Khó khăn Lực lượng cán bộ của UBND phường/ xã mỏng, phải kiêm nhiệm nhiều việc lại không có chuyên môn và thiếu chế tài đủ mạnh nên quản lý các nhóm trẻ ĐLTT chưa thực sự có hiệu quả; Thiếu các quy định phân công trách nhiệm và quyền lợi rõ ràng; Địa phương khó kiểm soát thông tin về chủ nhóm do thiếu cơ chế giám sát và thiếu các chế tài để xử phạt; Các phòng GD&ĐT số lượng chuyên viên mỏng, địa bàn quản lý rộng, chưa có chuyên viên chuyên trách về nhóm trẻ ĐLTT. Ngoài ra các cấp quản lý chưa thực sự coi trọng việc phát triển và đảm bảo chất lượng CS-GD trẻ dưới 36 tháng tuổi trong nhóm trẻ ĐLTT; Đội ngũ CBQL trường MN công lập ít trong khi số lượng nhóm trẻ ĐLTT trên địa bàn nhiều, gây khó khăn cho việc thực hiện quản lý, giám sát nhóm trẻ ĐLTT một cách thường xuyên 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhóm trẻ ĐLTT 2.5.1. Nhận thưc của các đối tượng về quản lý nhóm trẻ ĐLTT Các đối tượng đều chưa hiểu đúng vai trò và đóng góp to lớn của các nhóm trẻ ĐLTT, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giám sát hoạt động chăm sóc, giao dục tại các nhóm trẻ ĐLTT 2.5.2. Các văn bản chỉ đạo về phân cấp Các văn bản qui định và việc thực hiện các chính sách của Chính phủ, Bộ Ngành về quản lý nhóm trẻ ĐLTT đã được Thành phố thực hiện nghiêm túc . Tuy nhiên vẫn thiếu những văn bản hướng dẫn cụ thể các quy trình hoạt động, đặc biệt là các yêu cầu trong việc quản lý nhóm trẻ ĐLTT từ nhiều góc độ khác nhau. Hiện nay chưa có văn bản quản lý hành chính nào nêu cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong cộng đồng trong việc tham gia, phối hợp, tư vấn giám sát nhóm trẻ ĐLTT. 2.5.3. Các điều kiện nguồn lực đáp ứng yêu cầu phân cấp 2.5.1. Về trình độ, năng lực chuyên môn của chủ nhóm, giáo viên và nhân viên Qua khảo sát thực tế tại cả ba quận, nhiều chủ nhóm không có chuyên môn về GDMN, thiếu kinh nghiệm quản lí, giám sát và hỗ trợ việc thực hiện Chương trình GDMN. GV trong các nhóm trẻ ĐLTT hiện nay còn rất thiếu, đội ngũ GV không ổn định. Cả chủ nhóm, giáo viên, nhân viên đều không được tham gia các khóa tập huấn phù hợp. 2.5.2. Về sự phối kết hợp của các cơ quan quản lý Công tác phối kết hợp các cơ quan và các nhóm trẻ ĐLTT chưa hiệu quả, các cơ quan quản lý chưa phát huy được vai trò của mình trong quản lý nhóm trẻ ĐLTT 2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý nhóm trẻ ĐLTT ở Thành phố Hồ Chí Minh 2.6.1.Những thành công chủ yếu và nguyên nhân Các nhóm trẻ ĐLTT tại khu công nghiệp, khu chế xuất gia tăng với tốc độ rất nhanh. Trên thực tế, các nhóm trẻ này đã góp phần san sẻ gánh nặng áp lực về việc đáp ứng nhu cầu của phụ huynh gửi con vào các cơ sở GDMN, từ đó hỗ trợ nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Số lượng các nhóm trẻ ĐLTT tăng nhanh tạo được tính cạnh tranh cao trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc GD trẻ. Các nhóm trẻ ĐLTT đã chú trọng đến hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, đã thực hiện một phần Chương trình giáo dục theo quy định. Đội ngũ GV nhóm trẻ ĐLTT đa số được đào tạo chuyên môn bài bản, được hưởng mức lương cao hơn các GV trường công lập (3,1 -3,5 tr/tháng), được tham gia đóng BHXH. Đây thực sự là điểm khác biệt cuả GVMN ngoài công lập ở thành phố Hồ Chí Minh so với nhiều địa hương khác trong cả nước. 2.6.2.Những hạn chế cơ bản và nguyên nhân Do nằm ở khu công nghiệp có tốc độ phát triển nhanh, các nhóm trẻ ĐLTT thành lập/giải thể quá nhiều và quá nhanh, gây khó khăn trong công tác quản lý. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ còn nhiều vấn đề bất cập.Việc quản lý hồ sơ sổ sách ở các nhóm trẻ ĐLTT còn chưa thực sự khoa học. Nhiều chủ nhóm không có chuyên môn mầm non nên gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng, quản lý các hồ sơ sổ sách chuyên môn. Đội ngũ nhân sự (chủ nhóm, GV/nhân viên) chưa thực sự đảm bảo về chất lượng (tuổi đời và tuổi nghề đều non trẻ, ít kinh nghiệm chuyên môn) và số lượng. Cơ sở vật chất trong nhóm trẻ ĐLTT còn trong tình trạng thiếu thốn. Đồ dùng đồ chơi thiếu so với quy định; hầu hết thiếu sân chơi, trẻ ít được vận động, ít được tiếp xúc với không khí tự nhiên. Nhiều nhóm trẻ ĐLTT hoạt động chưa có tính ổn định và không có kế hoạch phát triển lâu dài, bền vững. Các nhóm trẻ ĐLTT chủ yếu thực hiện chức năng “giữ trẻ”, khó có thể đảm bảo thực hiện các mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non. Điều đó thực sự chưa tạo được sự công bằng trong giáo dục cho trẻ. Thủ tục hành chính để được cấp phép lên loại hình “trường MN” còn phức tạp, khó khăn (đòi hỏi giấy tờ nhà đất). Ý thức, trách nhiệm thực hiện qui định pháp luật của một số chủ nhóm các nhóm trẻ ĐLTT còn hạn chế. Số nhóm trẻ ĐLTT phát triển nhanh, không có quy hoạch, nhỏ lẻ, manh mún, nằm xen kẽ trong khu dân cư, cơ sở vật chất của nhóm, lớp chưa đảm bảo theo yêu cầu quy định. Đa số là mô hình cơ sở vật chất của gia đình dùng làm nhóm trẻ ĐLTT nên chưa phù hợp với việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, đội ngũ giáo viên không ổn định... Nhóm trẻ ĐLTT thường không ổn định, hoạt động theo thời vụ dựa trên nhu cầu của phụ huynh, khó phát hiện do vậy việc cấp phép có nhiều khó khăn. Kết luận chương 2 1. Mặc dù mạng lưới cơ sở GDMN phát triển mạnh ở thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên, vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu gửi trẻ dưới 36 tháng của Cha, Mẹ trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Các cơ sở GDMN ngoài công lập, đặc biệt là các nhóm trẻ ĐLTT, đáp ứng một phần nhu cầu gửi trẻ dưới 3 tuổi. 2. Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục là một yếu tố quan trọng phản ánh chất lượng GDMN. Về hình thức, các nhóm trẻ ĐLTT đảm bảo chế độ sinh hoạt như các trường công lập. Tuy nhiên trên thực tế hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế về chất lượng chăm sóc, giáo dục chưa thực sự đảm bảo như: Việc thực hiện chương trình GDMN chưa được sử dụng hiệu quả tại các nhóm trẻ ĐLTT; Các điều kiện phục vụ cho hoạt động chăm sóc, giáo dục như trang thiết bị đồ dùng học tập, sân chơi, nhà vệ sinh, nhà bếp... trẻ còn thiếu thốn, chưa đảm bảo. Đội ngũ nhân sự (chủ nhóm, GV/NV) chưa thực sự đảm bảo về chất lượng (tuổi đời và tuổi nghề đều non trẻ , ít kinh nghiệm chuyên môn) và số lượng. Đội ngũ GV/NV luôn trong tình trạng thiếu sự ổn định. 3. Việc quản lý nhóm trẻ ĐLTT còn nhiều hạn chế. Việc quản lí hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ của chủ nhóm được thực hiện với sự hỗ trợ về chuyên môn củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtom_tat_luan_an_quan_ly_nhom_tre_doc_lap_tu_thuc_o_thanh_pho.docx
Tài liệu liên quan