Tóm tắt Luận án Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa Ấn Độ trong giai đoạn 1950 - 1964

Chương 2

NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ NGHIỆP CỦNG CỐ

ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ

TRONG GIAI ĐOẠN 1950 - 1964

2.1. Tình hình thế giới và khu vực Nam Á sau Chiến tranh thế giớithứ hai

2.1.1. Chiến tranh lạnh và cuộc đối đầu hai cực Xô - Mỹ

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, những thay đổi căn bản về tương

quan lực lượng của cục diện thế giới đã dẫn tới sự hình thành nên Trật tự

hai cực với hai hệ thống chính trị - quân sự đối lập nhau trong quan hệ

quốc tế. Bối cảnh quốc tế ấy đã biến các nước thế giới thứ ba trở thành đối

tượng trực tiếp của cuộc chạy đua nhằm lắp đầy “khoảng trống quyền lực”,

chiếm giữ vị trí xung yếu và tạo ảnh hưởng giữa hai cường quốc Xô - Mỹ

nhằm lôi kéo các nước này về phía mình. Hơn nữa, Trật tự hai cực và

Chiến tranh lạnh cũng buộc các nước lớn có cách nhìn mới hơn về thuộc

địa, đặc biệt là những quốc gia có vị trí chiến lược quan trọng, hoặc những

nơi mà phong trào giải phóng dân tộc do giai cấp tư sản lãnh đạo. Cả Liên

Xô và Mỹ đều nhận thức tầm quan trọng của khu vực Nam Á, đặc biệt là

Ấn Độ đối với thế giới nên có những chính sách đặc biệt với khu vực này.

pdf27 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa Ấn Độ trong giai đoạn 1950 - 1964, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Jawaharlal Nerhu and India foreign’s policy; Sarvepalli Gopal (1979) với cuốn Jawaharlal Nehru: A biograph, vol 2: 1947 - 1956 và cuốn Jawaharlal Nehru: A biograph, vol 3: 1956 - 1964 (1984); Dharma Kumar (1983) với cuốn The Cambridge economic history of India, Vol 2: 1757 - 1970; Trong các công trình này, các tác giả Tác giả đã nghiên cứu sâu về chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời Thủ tướng J. Nehru; 7xung đột Trung - Ấn năm 1962; vấn đề Kashmir; về chính sách quốc phòng trước và sau năm 1962; thành tựu phát triển kinh tế trong các kế hoạch 5 năm; cuộc đời, sự nghiệp và vai trò của Thủ tướng J. Nehru trong việc củng cố độc lập dân tộc, xây dựng Ấn Độ thành một quốc gia hiện đại trong hơn một thập kỷ của nền Cộng hòa Trên cơ sở nguồn tài liệu này, tác giả tổng hợp và lựa chọn các thông tin làm căn cứ nghiên cứu trong luận án. Tài liệu nghiên cứu trong nước Nghiên cứu con đường củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ được nhận diện qua các công trình nghiên cứu chuyên sâu của các học giả trong nước trên nhiều khía cạnh khác nhau như: kinh tế, chính trị - hành chính, ngoại giao, quốc phòng - an ninh. Tiêu biểu là một số công trình sau: Phan Văn Ban chủ biên (1993), Thông báo khoa học: đặc san kỷ niệm 43 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Ấn Độ; Đỗ Đức Định (1999) với cuốn 50 năm kinh tế Ấn Độ và Giáo trình kinh tế Ấn Độ (2010); Trần Thị Lý (2002) với cuốn Sự điều chỉnh chính sách của Cộng hòa Ấn Độ từ 1991 đến 2000 Ngoài ra, nghiên cứu về những khía cạnh cụ thể về bối cảnh lịch sử, chính sách đối ngoại, những vấn đề phức tạp trong sự nghiệp củng cố độc lập của Ấn Độ cũng được đề cập trong một số công trình tiêu biểu như: Võ Anh Tuấn (1999) với cuốn Phong trào Không liên kết; Trần Văn Đào, Phan Doãn Nam (2001) với cuốn Giáo trình Lịch sử quan hệ quốc tế 1945 - 1990; Nguyễn Công Khanh (2001) với công trình Jawaharlal Nehru, tiểu sử và sự nghiệp; Trình Mưu, Vũ Quang Vinh (đồng chủ biên) (2005) với cuốn Quan hệ quốc tế những năm đầu thế kỷ XXI - vấn đề, sự kiện và quan điểm Bên cạnh đó, tác giả còn tiếp cận nhiều công trình nghiên cứu khác liên quan đến đề tài trong các luận án, luận văn đã được bảo vệ trong nước và các bài báo khoa học được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành như: Nghiên cứu Lịch sử, Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, Nghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên cứu quốc tế Nhìn chung, những công trình nghiên cứu của các học giả trong cũng như ngoài nước đề cập đến lịch sử Ấn Độ giai đoạn 1950 - 1964 từ nhiều góc độ và quan điểm tiếp cận khác nhau, những tất cả nhằm đi đến khái 8quát hoặc làm rõ từng vấn đề cụ thể trên các lĩnh vực của đất nước Ấn Độ. Điểm qua các công trình nghiên cứu, về cơ bản, các nhà khoa học đã giải quyết những vấn đề sau: - Lịch sử hình thành và phát triển của Ấn Độ qua các thời kỳ cụ thể; những đặc trưng về văn hóa, ngôn ngữ, tộc người, tôn giáo, truyền thống, bản sắc dân tộc. - Chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với các nước ở khu vực và các nước lớn trên thế giới (Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc). - Những vấn đề trong sự phát triển về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh để củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ. - Cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của “kiến trúc sư” đất nước Ấn Độ - Thủ tướng Jawaharlal Nehru. Trên cơ sở nguồn tài liệu là thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước mà chúng tôi tiếp cận trên, tuy đa dạng và phong phú, đề cập đến hầu hết các vấn đề về lịch sử phát triển của Ấn Độ ở những giai đoạn khác nhau, nhưng nhìn chung, tại Việt Nam vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, mang tính hệ thống về sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ trong thời kỳ từ năm 1950 đến 1964 với bối cảnh phức tạp thời kỳ Chiến tranh lạnh. Hơn thế nữa, việc nghiên cứu, đánh giá về cách thức củng cố độc lập dân tộc Ấn Độ trong thời kỳ này vẫn ít được đề cập trong các công trình nêu trên. 1.2. Những vấn đề chưa được giải quyết nhìn từ phía Việt Nam Một là, mặc dù việc nghiên cứu về Ấn Độ đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước với nhiều công trình đã được công bố, đề cập đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, hoàn thiện nền chính trị - hành chính quốc gia, củng cố quốc phòng - an ninh, nền ngoại giao đặc thù của Ấn Độ... kể từ khi nước này bước vào thời kỳ xây dựng nền Cộng hòa. Tuy nhiên, qua tìm hiểu những nguồn tài liệu nêu trên, chúng tôi nhận thấy, các công trình này chủ yếu được phân tích đơn lẻ, chưa đặt chúng trong tổng thể chính sách phát triển quốc gia cũng như trong sự biến đổi bên trong và bên ngoài Ấn Độ. 9Hai là, một số công trình chỉ trình bày một cách khái quát về lịch sử phát triển của đất nước Ấn Độ nói chung, quá trình ra đời và phát triển của Ấn Độ từ năm 1947 đến nay; hoặc chỉ đi sâu tìm hiểu, phân tích, đưa ra nhận định trên một vấn đề cụ thể như: về hoạt động của Đảng Quốc đại, chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong từng thời kỳ, về tình hình chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, quốc phòng an ninh Trong khi đó, còn một số vấn đề chưa làm sáng tỏ như: những thành công và hạn chế, đánh giá về vai trò của Thủ tướng J. Nehru, đặc điểm, cách thức, bài học kinh nghiệm của sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của Ấn Độ giai đoạn 1950 - 1964 trong mối quan hệ biện chứng với xu hướng chung của tình hình thế giới thời kỳ Chiến tranh lạnh Do vậy, cần phải làm rõ hơn về những vấn đề trên, góp phần cung cấp cứ liệu khoa học, làm rõ hơn một thời kỳ lịch sử đặc biệt ở Ấn Độ - kỷ nguyên J. Nehru. Xuất phát từ yêu cầu này, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài với hy vọng nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề đặt ra trên cơ sở các công trình của các nhà khoa học đi trước. Đó là nguồn tư liệu có ý nghĩa, gợi mở để chúng tôi hình thành và là những tư liệu quý có giá trị tham khảo trong việc triển khai thực hiện đề tài. 1.3. Những vấn đề luận án tập trung làm rõ Trên cơ sở tiếp thu những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, luận án tập trung làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản sau: Một là, phân tích bối cảnh trong nước, khu vực, và thế giới tác động đến sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ giai đoạn 1950 - 1964. Hai là, làm rõ các nội dung những chính sách cơ bản và quá trình thực hiện nó trong giai đoạn 1950 - 1964 để củng cố độc lập dân tộc của Chính phủ Ấn Độ mà đứng đầu là Thủ tướng J. Nehru. Ba là, đánh giá thành công và hạn chế trong sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ giai đoạn 1950 - 1964, từ đó rút ra một số đặc điểm cũng như những kinh nghiệm của quá trình này đối với các nước đang phát triển. 10 Chương 2 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ NGHIỆP CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TRONG GIAI ĐOẠN 1950 - 1964 2.1. Tình hình thế giới và khu vực Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai 2.1.1. Chiến tranh lạnh và cuộc đối đầu hai cực Xô - Mỹ Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, những thay đổi căn bản về tương quan lực lượng của cục diện thế giới đã dẫn tới sự hình thành nên Trật tự hai cực với hai hệ thống chính trị - quân sự đối lập nhau trong quan hệ quốc tế. Bối cảnh quốc tế ấy đã biến các nước thế giới thứ ba trở thành đối tượng trực tiếp của cuộc chạy đua nhằm lắp đầy “khoảng trống quyền lực”, chiếm giữ vị trí xung yếu và tạo ảnh hưởng giữa hai cường quốc Xô - Mỹ nhằm lôi kéo các nước này về phía mình. Hơn nữa, Trật tự hai cực và Chiến tranh lạnh cũng buộc các nước lớn có cách nhìn mới hơn về thuộc địa, đặc biệt là những quốc gia có vị trí chiến lược quan trọng, hoặc những nơi mà phong trào giải phóng dân tộc do giai cấp tư sản lãnh đạo. Cả Liên Xô và Mỹ đều nhận thức tầm quan trọng của khu vực Nam Á, đặc biệt là Ấn Độ đối với thế giới nên có những chính sách đặc biệt với khu vực này. 2.1.2. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc, độc lập dân tộc Sau năm 1945, phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ, phát triển và đạt được những thành tựu chưa từng có cả chiều rộng lẫn chiều sâu, tấn công vào chủ nghĩa thực dân cũ và mới, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa vốn đã được thiết lập từ nhiều thế kỷ, tạo ra sự thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho phong trào cách mạng, tiến bộ trên thế giới. Trong dòng chảy chung của công cuộc kiến thiết đất nước sau độc lập của các quốc gia đang phát triển, sau khi đạt được quyền tự trị và bắt tay vào công cuộc xây dựng, củng cố nền Cộng hòa, Chính phủ Ấn Độ đã nỗ lực tìm kiếm những giải pháp, chiến lược phát triển đất nước, chủ động điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn đặt ra, đưa đất nước đi tới sự ổn định và phát triển. 11 2.1.3. Tình hình khu vực Nam Á Do vị trí chiến lược quan trọng của khu vực, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình Nam Á cũng không nằm ngoài những toan tính chiến lược của các cường quốc, đặc biệt là Anh, Mỹ, Liên Xô và phần nào là Trung Quốc. Với bản chất của mình, thực dân Anh không dễ gì từ bỏ mọi quyền lợi ở khu vực Nam Á, đặc biệt là Ấn Độ. Anh thực hiện ở đây chính sách “đi mà ở”, “chia để trị”, đưa ra một phương án lập lờ, không rõ ràng về chủ quyền đối với Kashmir, kích động Ấn Độ và Pakistan tranh chấp nhau để mưu lợi ích riêng. Về phía Mỹ, Nam Á là một trong những địa bàn địa chiến lược đặc biệt quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ nhằm ngăn chặn sự mở rộng chủ nghĩa cộng sản. Về phía Liên Xô, trước những biến động to lớn của thế giới, Liên Xô đã tìm đến với các nước thuộc thế giới thứ ba, ủng hộ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc và nền dân chủ nơi đây, gia tăng ảnh hưởng chủ nghĩa cộng sản. 2.2. Tình hình Ấn Độ sau khi được tự trị 2.2.1. Kế hoạch Mountbatten và sự chia cắt Ấn Độ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, từ kết quả đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, thực dân Anh đã phải lo lắng và tự nhận thấy rằng khó có thể giữ vững được địa vị thống trị của mình ở Ấn Độ như trước. Ngày 15/8/1947, “Kế hoạch Mountbatten” với tư cách là “Đạo luật về nền độc lập của Ấn Độ” được Nghị viện Anh biểu quyết thông qua, đánh dấu sự ra đời quốc gia Ấn Độ tự trị. Kế hoạch Mountbatten không phải là một thắng lợi trọn vẹn của Ấn Độ và cũng chưa hẳn là sự thất bại hoàn toàn của người Anh ở thuộc địa béo bở này. Kế hoạch đó đã chia cắt Ấn Độ thành hai nhà nước Ấn Độ và Pakistan trên cơ sở tôn giáo. Nó không phản ánh được nguyện vọng của nhân dân Ấn Độ, chính vì thế đã để lại những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là vấn đề Kashmir đến tận ngày nay vẫn chưa tìm được lối ra. 2.2.2. Đấu tranh bước đầu trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao của quốc gia Ấn Độ tự trị (1947 - 1950) Sau khi giành độc lập về chính trị, nhiệm vụ lịch sử đặt ra cho Ấn Độ trong thời kỳ đấu tranh từ tự trị đến Cộng hòa (1947 - 1950) là phải thực 12 hiện một loạt biến đổi sâu sắc về kinh tế, chính trị - xã hội, ngoại giao nhằm xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu, thủ tiêu tàn tích xã hội cũ, bước đầu xây dựng đường lối kinh tế tự chủ và đối ngoại độc lập, đặt nền tảng cho sự phát triển của Ấn Độ trong giai đoạn đầu của nền Cộng hòa (1950 - 1964). Về kinh tế, ngày 6/4/1948, tại Quốc hội lập pháp, Chính phủ Ấn Độ chính thức công bố “Tuyên ngôn về chính sách công nghiệp”, lịch sử thường gọi theo nội dung là Tuyên ngôn về “Nền kinh tế hỗn hợp”. Điểm căn bản nhất của Tuyên ngôn là nhà nước nắm độc quyền một số ngành công nghiệp quan trọng. Bên cạnh đó, chính sách cải cách ruộng đất được Chính phủ ban hành cuối năm 1947, bắt đầu áp dụng thực tế ở một số địa phương từ năm 1948 và từng bước mở rộng quy mô trên cả nước, kết thúc vào năm 1954. Về chính trị, nét đặc trưng trong lịch sử Ấn Độ giai đoạn này là: quá trình đấu tranh thực hiện quy chế tự trị xen lẫn với cuộc đấu tranh giành độc lập. Đó là quá trình đấu tranh không khoan nhượng trên mặt trận chính trị của Chính phủ và nhân dân Ấn Độ đối với thực dân Anh và các thế lực đối lập vì một nước Ấn Độ độc lập, thống nhất, dân chủ trên một số lĩnh vực cơ bản: quá trình Ấn Độ hóa chính quyền; xây dựng Hiến pháp và thể chế chính trị Ấn Độ. Về ngoại giao, Ấn Độ vẫn tiếp tục đấu tranh trong khối Liên hiệp Anh và buộc khối này chính thức công nhận Ấn Độ là một nước Cộng hòa và tiếp tục là thành viên chính thức của khối. Mặt khác, trong giai đoạn này, Ấn Độ từng bước thiết lập quan hệ song phương với các nước trên cơ sở đường lối ngoại giao hòa bình. Tuy nhiên, quan hệ giữa Ấn Độ - Pakistan bắt đầu trở nên phức tạp khi vấn đề Kashmir đã được quốc tế hóa, tương lai cuối cùng vẫn còn bỏ ngõ, trở thành nơi nhạy cảm nhất cho đến tận ngày nay trong quan hệ với quốc gia láng giềng này. 13 Chương 3 NỘI DUNG CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TRONG GIAI ĐOẠN 1950 - 1964 Đứng trước xu thế chung của thời đại, thông qua cách thức hoạch định đường lối phát triển đất nước trên các lĩnh vực khác nhau, kế thừa quá trình xây dựng nền tảng ban đầu trong thời kỳ tự trị 1947 - 1950, trong giai đoạn 1950 - 1964, “kỷ nguyên J. Nehru”, Ấn Độ đã giải quyết cụ thể yêu cầu đặt ra của quốc gia dân tộc trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, từng bước tạo sự ổn định, củng cố độc lập thành công. 3.1. Trên lĩnh vực kinh tế 3.1.1. Chiến lược và sách lược cho nền kinh tế Ấn Độ Theo quan điểm của các nhà lãnh đạo Ấn Độ, để xây dựng Ấn Độ thành một nước công nghiệp giàu mạnh, tự lực tự cường, vấn đề then chốt là phải thực hiện một cuộc cải biến căn bản trong khoa học - kỹ thuật, phải đưa nền khoa học - kỹ thuật của Ấn Độ từ tình trạng lạc hậu lên trình độ tiên tiến. Bên cạnh đó, phải dành ưu tiên hàng đầu cho phát triển nông nghiệp nhằm giải quyết vấn đề thiếu thốn lương thực, và sau cùng là phát triển một nền công nghiệp đa dạng và vững mạnh. Tuy nhiên, không phải lúc nào các yếu tố này cũng dành được những vị trí ưu tiên như nhau, mà tùy theo tình hình và điều kiện cụ thể của mỗi thời kỳ, lĩnh vực này có thể được coi trọng hơn lĩnh vực kia. Điều này được phản ánh cụ thể trong các kế hoạch phát triển 5 năm của Ấn Độ. 3.1.2. Chú trọng phát triển kinh tế nhà nước và khoa học công nghệ Trong Nghị quyết về chính sách công nghiệp hóa ban hành năm 1956, khu vực kinh tế nhà nước được trao độc quyền nắm các ngành công nghiệp then chốt có tầm quan trọng về kinh tế và an ninh quốc phòng. Điều này nhằm củng cố sản xuất của quốc gia, kiểm soát các hoạt động của khu vực tư nhân, kích thích sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế (kể cả khu vực nhà nước và tư nhân). Mặt khác, với nhận thức tiến bộ về vai trò của 14 khoa học công nghệ đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa, Chính phủ Ấn Độ đã xây dựng đường lối chiến lược đúng đắn và hệ thống nghiên cứu, đào tạo khoa học kỹ thuật tiên tiến. Vì thế, trong giai đoạn 1950 - 1964, Ấn Độ vươn lên trở thành một thế lực thực sự cả về kinh tế lẫn quân sự. 3.1.3. Các kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế Ngoài những chính sách và hướng ưu tiên phát triển, nhiệm vụ đặt ra cho Chính phủ J. Nehru trong thời kỳ Cộng hòa là phải cải tạo sâu sắc nền kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa, xây dựng một nền kinh tế hiện đại, thịnh vượng trên cơ sở tự lực tự cường, làm nền tảng để củng cố độc lập dân tộc và bảo vệ chủ quyền. Theo đó, tháng 3/1950, Ủy ban kế hoạch được thành lập và sau đó trình bày trước Quốc hội kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm đầu tiên (1951 - 1956), lần thứ hai (1956 - 1961), lần thứ (1961 - 1965). Nhìn chung, qua mỗi kế hoạch phát triển, Chính phủ Ấn Độ căn cứ vào tình hình thực tiễn của quốc gia để hoạch định cho những mục tiêu phát triển bền vững trong từng lĩnh vực, vừa thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, vừa tạo ra biến đổi sâu sắc trong xã hội, tạo nên sức mạnh tổng hợp của quốc gia, góp phần quyết định đến nền độc lập dân tộc. 3.2. Trên lĩnh vực chính trị 3.2.1. Thực hiện cải cách lãnh thổ hành chính Căn cứ vào Hiến pháp năm 1950, nguyên tắc phân chia đơn vị hành chính rất phức tạp, không phản ánh được tính chất ngôn ngữ, tộc người vốn rất phức tạp, hình thành từ lâu đời ở Ấn Độ. Ngày 1/10/1956, đạo luật mới liên quan đến các đơn vị hành chính lãnh thổ của Ấn Độ bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, Chính phủ đã thành lập 14 bang mới trên cơ sở các công quốc cũ và 6 vùng lãnh thổ hành chính trực thuộc trung ương. Việc cải cách lãnh thổ hành chính có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nhà nước sau độc lập. Về cơ bản hình thức công quốc phong kiến lỗi thời do thực dân Anh duy trì trên đất nước Ấn Độ đã bị xóa sạch, đồng thời cũng thủ tiêu triệt để sự tồn tại của các tiểu quốc, tạo điều kiện ổn định cho sự quản lý tập trung hơn từ chính quyền nhà nước. Điều này cũng được coi là một bước quan trọng tiến tới hội nhập quốc gia. 15 3.2.2. Bầu cử Quốc hội dân chủ đầu tiên Bước vào thời kỳ xây dựng nền Cộng hòa, Chính phủ Ấn Độ phải đối mặt với nhiều khó khăn và phức tạp trong nền chính trị đa đảng. Qua 3 cuộc tổng tuyển cử đầu tiên dưới chính thể Cộng hòa (1951 - 1952, 1957, 1962), thắng lợi của Đảng Quốc đại làm cơ sở để Chính phủ Thủ tướng J. Nehru tiếp tục duy trì quyền lãnh đạo trong sự nghiệp củng cố độc lập, xây dựng đất nước, ổn định chính trị, thúc đẩy dân chủ cũng như hạn chế ảnh hưởng các lực lượng đối lập, tăng cường củng cố nền độc lập dân tộc. 3.2.3. Đấu tranh thu hồi các vùng đất thuộc Pháp và Bồ Đào Nha Quá trình đấu tranh thu hồi lãnh thổ của Pháp và Bồ Đào Nha được tiến hành tuy theo kiểu thức khác nhau nhưng kết quả cuối cùng là chấm dứt sự hiện diện của chủ nghĩa thực dân trên lãnh thổ Ấn Độ. Chính phủ Ấn Độ đã kết hợp hài hòa những nhân tố bên trong và bên ngoài, thậm chí phải hy sinh con đường hòa bình cho mục tiêu và lý tưởng chống chủ nghĩa thực dân. Bước đầu, cuộc đấu tranh toàn vẹn lãnh thổ đã giành thắng lợi. Điều đó góp phần khẳng định vững chắc chủ quyền quốc gia dân tộc trong bối cảnh sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ đang gặt hái những thành tựu to lớn. Mặt khác, nó cũng cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới, từng bước làm tan rã hoàn toàn chủ nghĩa thực dân tại các thuộc địa. 3.3. Trên lĩnh vực ngoại giao 3.3.1. Quan hệ với các nước láng giềng Trong số các quốc gia láng giềng, Pakistan là một trường hợp đặc biệt trong quan hệ với Ấn Độ. Hậu quả từ chính sách “đi mà ở” của thực dân Anh đã dẫn đến sự ra đời của nhà nước Pakistan, đồng thời tạo nên những bất ổn, mâu thuẫn trong cộng đồng tôn giáo, dân tộc ở hai quốc gia, nhất là vấn đề Kashmir trở thành tâm điểm trong mối quan hệ này. Mặt khác, với Trung Quốc, từ quan hệ thân thiện dựa trên những nét tương đồng xuất phát từ lợi ích của cả hai nước trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, quan hệ Ấn - Trung trở nên căng thẳng thậm chí là thù địch từ chiến tranh Trung - Ấn năm 1962. 16 3.3.2. Quan hệ với các siêu cường Xô, Mỹ Trong bối cảnh phức tạp của Trật tự thế giới hai cực, việc tăng cường quan hệ với các siêu cường Xô, Mỹ vừa giúp Ấn Độ giải quyết các vấn đề trong nước, vừa khẳng định vị thế của mình trong một số vấn đề quốc tế và khu vực. Với Liên Xô, đây không chỉ đơn thuần là quan hệ giữa hai quốc gia mà còn tác động qua lại sâu rộng với tổng thể các mối quan hệ quốc tế thời kỳ Chiến tranh lạnh. Trên thực tế, Ấn Độ dường như “nghiêng” hơn về phía Liên Xô. Với Mỹ, Ấn Độ vừa tuân thủ nguyên tắc của đường lối đối ngoại không liên kết, vừa tăng cường quan hệ trên lĩnh vực kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc. 3.3.3. Tham gia sáng lập Phong trào không liên kết Với tư cách là quốc gia khởi xướng và đi tiên phong, Ấn Độ có những đóng góp quan trọng cho phong trào trong giai đoạn đầu, đặc biệt là 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình (Panch Sheel), sau này phát triển thành 10 nguyên tắc Bandung, đã trở thành cơ sở cho chính sách đối ngoại của các nước Á - Phi mới độc lập, cũng như những nguyên tắc của Phong trào Không liên kết sau này trong quan hệ giữa các quốc gia. Sự đóng góp đó gắn liền với tên tuổi của Thủ tướng J. Nehru từ ý tưởng đến sự hoàn thiện về tư tưởng, và từ tư tưởng đến hiện thực thông qua những nỗ lực hoạt động thực hiện sôi nổi. 3.3.4. Giữ vai trò trong một số vấn đề quốc tế và khu vực Mặc dù phải giải quyết nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội phức tạp, trước những biến động của Trật tự thế giới hai cực, Ấn Độ nổi lên như một nhân tố trung gian của thế giới thứ ba, đóng góp tích cực vào việc điều hòa mâu thuẫn, đảm bảo cho nền hòa bình thế giới. Sự hiện diện tại các Hội nghị quốc tế quan trọng cũng như thái độ, quan điểm và phương thức hành động của Ấn Độ đối với một số vấn đề quốc tế và khu vực như: Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Đông Dương, sự kiện Ai Cập quốc hữu hóa kênh đào Suez, Liên Xô đưa quân vào Hungari, nội chiến Congo, vừa khẳng định uy tín của mình trong thế giới thứ ba, trong Liên hợp quốc, vừa chứng minh 17 cho đường lối đối ngoại đặc trưng hòa bình, trung lập, không liên kết. Quan trọng hơn, với những động thái đó, quan điểm của các cường quốc đối với Ấn Độ có sự thay đổi rõ ràng và là thành công đáng ghi nhận của nền ngoại giao Ấn Độ trong hơn một thập niên của nền Cộng hòa. 3.4. Trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh 3.4.1. Tăng cường xây dựng và củng cố nền quốc phòng - an ninh Trước hết, việc hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng quốc phòng và thông tin liên lạc ở biên giới phía Bắc cũng như phát triển lực lượng vũ trang Ấn Độ được Chính phủ chú trọng quan tâm. Bên cạnh đó, kinh phí đầu tư cho việc trang bị quốc phòng hiện đại các lực lượng quân đội Ấn Độ ngày một tăng, nhất là sau chiến tranh Trung - Ấn năm 1962. Một mặt, vừa đảm bảo an ninh biên giới phía Bắc trước các hành động xâm lấn của Trung Quốc, mang lại sự ổn định cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp hóa, phát triển kinh tế, xã hội của Ấn Độ, vừa góp phần nâng cao hơn nữa “sức mạnh cứng” trong sự nghiệp bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc, cũng như vị thế của Ấn Độ ở khu vực và quốc tế. 3.4.2. Củng cố quan hệ với các vương quốc trên dãy Himalaya Trong khi nhận thức đầy đủ tham vọng của Trung Quốc mở rộng lãnh thổ xuống vùng Tây Nam, Chính phủ Ấn Độ đã phản ứng linh hoạt với tình hình Himalaya, tránh những hành động khiêu khích từ Bắc Kinh, tiếp tục tạo sự bình yên khu vực biên giới (ít nhất đến trước xung đột biên giới Trung Quốc - Ấn Độ tháng 10/1962) bằng chính sách ngoại giao khôn khéo của Thủ tướng J. Nehru với các vương quốc trên cơ sở kế thừa mối quan hệ từ trước của người Anh. Tầm quan trọng trong quan hệ của Ấn Độ với các vương quốc Sikkim, Bhutan và Nepal có một tác động rất lớn đối với an ninh biên giới phía Bắc, tạo sự ổn định cần thiết cho sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ. Trên thực tế, chính quyền J. Nehru đã xác lập và “mặc định” kiểu thức mối quan hệ của Cộng hòa Ấn Độ với các vương quốc trong dãy Himalaya theo phương châm “bạn ổn định, mình an ninh”. 18 3.5. Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội 3.5.1. Vấn đề thống nhất ngôn ngữ quốc gia Theo Hiến pháp Ấn Độ năm 1950, tiếng Hindi là ngôn ngữ chính thức của liên bang và tiếng Anh vẫn sẽ được sử dụng như là ngôn ngữ chính thức thứ hai của đất nước trong thời gian 15 năm. Trên thực tế, tiếng Hindi vốn là ngôn ngữ của người bản địa, có bề dày lịch sử, là tiếng nói thông dụng của các tổ chức xã hội, được người dân Ấn Độ sử dụng nhiều nhất, được xem là ngôn ngữ chính. Trong khi đó, tiếng Anh và nền giáo dục Anh trong suy nghĩ của nhiều người Ấn Độ theo chủ nghĩa dân tộc là biểu tượng của “chế độ nô lệ vĩnh viễn”, nhưng được thông dụng ở các bang miền Nam. Vì vậy, mâu thuẫn ngày càng gia tăng ở hai khu vực này. Ngày 10/5/1963, Quốc hội đã ban hành Luật Ngôn ngữ chính thức, trong đó tiếp tục cho phép sử dụng tiếng Hindi và tiếng Anh vào các mục đích chính thức, ngay cả sau năm 1965, được cụ thể hóa trong đạo luật năm 1967. Việc pháp lý hóa ngôn ngữ là sự lựa chọn phù hợp trong điều kiện một quốc gia đa ngôn ngữ như Ấn Độ. Về cơ bản, ngôn ngữ quốc gia được giải quyết trên cơ sở dân chủ và theo phương thức thúc đẩy sự hợp nhất quốc gia. Tiếng Hindi và tiếng Anh vẫn sử dụng cho các hoạt động của nhà nước và ở các bang cùng với tất cả các ngôn ngữ địa phương. 3.5.2. Hội nhập các bộ lạc trong nền văn hóa dân tộc Vấn đề bảo tồn những di sản xã hội và nền văn hóa phong phú của các bộ lạc là trọng tâm trong chính sách của Chính phủ Ấn Độ về hội nhập bộ lạc. Nắm vững quan điểm “thống nhất trong đa dạng”, J. Nehru khởi xướng cuộc vận động về phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, đặc biệt là các lĩnh vực truyền thông, thiết bị y tế hiện đại, nông nghiệp và giáo dục trong khu vực của các bộ lạc. Nhiều chương trình, đề án phúc lợi cho sự phát triển các bộ lạc thuộc vùng Đông Bắc, Nagaland, Mizoram, Jharkhand được xây dựng và triển khai bởi Chính phủ Ấn Độ trong giai đoạn 1950 - 1964 thông qua các kế hoạch 5 năm, vừa đảm bảo an ninh biên giới, góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú trong nền văn hóa, vừa đảm bảo mục tiêu củng cố độc lập dân tộc. 19 Chương 4 NHẬN XÉT VỀ SỰ NGHIỆP CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TRONG GIAI ĐOẠN 1950 - 1964 VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 4.1. Đánh giá chung 4.1.1. Những thành tựu Một là, với những chính sách thực hiện của Chính phủ Thủ tướng J. Nehru đã tạo ra b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftt_su_nghiep_cung_co_doc_lap_dan_toc_cua_cong_hoa_an_do_trong_giai_doan_1950_1964_3305_1917206.pdf
Tài liệu liên quan