Tóm tắt Luận án Tiếp nhận tiểu thuyết Thủy hử ở Trung Quốc từ đầu thế kỷ XX đến nay

Về phương diện ngôn ngữ, giọng điệu, Thủy hử được đánh giá là một tác

phẩm thành công với lời văn chau chuốt, uyển chuyển. Được suy tôn là “tài tử

thư”, Thủy hử từng được Kim Thánh Thán khen là “văn chương như nhạc trổi

chuông ngân”. Văn tả người, tả cảnh trong Thủy hử bình dị nhưng thành thật,

thiết tha và giàu tình cảm. Kim Thánh Thán đã thống kê có mười bốn phép tả

trong Thủy hử: phép kể chuyện sóng đôi; miên châm nô chính; bối diện phô

phấn; lộng dẫn; độc vĩ; chính phạm; lược phạm; cực tỉnh; cực bất tỉnh; muốn

tóm lại, muốn buông ra; hành vân đoạn sơn; loan giao tục huyền; đại lặc mặc

(nét mực to rơi xuống). Riêng về nghiên cứu nghệ thuật tả người trong Thủy

hử, có thể quy về ba phép: tả ngoại hình, tâm lí và địa vị xã hội. Cái tài của

tác giả Thủy hử là tả 108 người không ai giống ai. Đầu lĩnh Tống Giang có

hình hài đen, lùn, mặt mũi xấu xí. Lỗ Trí Thâm tai to mặt lớn, hai bên mép có

hai hàng râu xoăn xoăn, mình cao tám thước. Tưởng Môn Thần, họ Tưởng tên

Trung, mình cao vai rộng, tiếng nói như sấm, tung chân lên cây cối gẫy đổ,

Hình dáng, tướng mạo, tính cách các anh hùng thường gắn liền với biệt danh91

như Hắc Toàn Phong Lý Quỳ (trận gió đen), Tiểu Toàn Phong Sài Tiến (cơn

gió nhỏ), Thanh Diện Thú Dương Chí (thú mặt xanh), Trí Đa Tinh Ngô Dụng

(nhiều mưu trí), Cập Thời Vũ Tống Giang (mưa kịp thời) Hầu khắp các

chương người đọc đều bắt gặp hình ảnh các anh hùng hảo hán dũng mãnh,

hiên ngang: “Sử Tiến đầu quấn khăn xanh, mình mang giáp vàng, lưng thắt

dây da báo, cưỡi ngựa hồng cao, dáng điệu uy nghi”; “Trần Đạt đầu đội khăn

hồng, mình mặc áo trắng, cưỡi ngựa kim, tay vung trường thương xốc đến”, tả

Công Tôn Thắng: “người mình cao chín thước, tướng mạo đường hoàng, râu

dài tới bụng”, tả Võ Tòng: “tướng mạo khôi ngô, mi thanh mục tú, khí phách

anh hùng”, lãng tử Yến Thanh: “Yến Thanh khổ người không to lớn lắm, râu

mọc phủ mồm, da trắng như ngà, giỏi về đàn hát, lại thạo võ nghệ kiếm

cung”, Chu Đồng: “mình cao tám thước, râu dài chấm bụng, mặt mày quắc

thước trông giống dạng Quan Công thời Hán, tính tình hào hiệp” hay tả người

anh hùng trẻ tuổi Hoa Vinh: “Hoa Vinh mặc áo giáp trắng, tay cầm cung, tay

cầm dao, đứng trước thềm công sảnh ai nghiêm như dũng tướng Dưỡng Do

Cơ đời Chiến Quốc hay Mã Siêu đời Hán vậy Hoa Vinh cưỡi ngựa bạch

câu, uy dũng như anh hùng Lữ Bố đời Hán” Nghệ thuật tả người trong

Thủy hử đạt tới đỉnh cao khi khắc họa thành công tượng đài các anh hùng hảo

hán. Mỗi nhân vật một phong cách, cá tính, độc lập, không lẫn lộn mà vẫn táo

bạo, độc đáo, tạo cảm hứng sôi nổi trong lòng người đọc. Mỗi người một thứ

trang phục, vũ khí cũng khác nhau làm nên sự đa dạng, biến hóa khôn lường.

Đặc biệt hơn cả là việc miêu tả vẻ “kỳ hình dị tướng” - kỳ quái, dị hình, dị

tướng ở từng nhân vật. Tự cổ chí kim cho rằng, “đắc kỳ nhân chi thần” (người

có kỳ tài thì gọi là thần), “phi kỳ bất truyền” (không kỳ, không hay thì không

truyền) hay “thiên tài thiên lệch” (người tài thường thiên lệch), Các câu

trên chỉ chung một ý, người tài thì thường có ngoại hình và tính cách kỳ dị,

bất thường. Vẻ “bất thường, dị thường” của các nhân vật Thủy hử nên được92

hiểu theo nghĩa tích cực, cũng chính là phẩm chất phi phàm của bậc thánh

nhân, quân tử, người bình thường không thể có được.

pdf170 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 719 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Tiếp nhận tiểu thuyết Thủy hử ở Trung Quốc từ đầu thế kỷ XX đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a những bài viết này có phần hạn chế, đơn điệu, nặng về qui kết, suy diễn chủ quan. 3.2. Các khuynh hƣớng tiếp nhận 3.2.1. Khuynh hướng giai cấp luận Khi tiếp cận một tác phẩm văn học thì chủ đề, nội dung và nghệ thuật biểu hiện là những vấn đề cần quan tâm trước tiên, được đặt ra như một xu hướng tiếp nhận căn bản, cái mà học giới thường cho là tiếp nhận theo xã hội học dung tục (đơn giản/ bình thường/ bình dân) - tiếp nhận tiểu thuyết Thủy hử giai đoạn này cũng không nằm ngoài xu thế đó. Nếu hiểu chủ đề là hạt nhân cơ bản của nội dung tác phẩm thì những đánh giá, phân tích trước nhất về chủ đề tác phẩm sẽ cho người đọc thấy rõ ràng hơn những vấn đề thuộc khía cạnh nội dung. Trong quá khứ và hiện tại, tranh luận về chủ đề Thủy hử ở Trung Quốc từng diễn ra khá sôi nổi. Đa phần các thuyết cho rằng tác phẩm phản ánh cuộc khởi nghĩa nông dân. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng Thủy hử là tác phẩm “tuyên truyền tạo phản” hoặc “đầu hàng ủng hộ”. Từ quan sát tổng thể quá trình nghiên cứu chủ đề Thủy hử, chúng tôi nhận thấy giới nghiên cứu văn học Trung Quốc chủ yếu đặt ra các luận thuyết là: “Khởi nghĩa nông dân”, “Chủ nghĩa đầu hàng”, “Thị dân”, “Du dân” cùng một số lí giải khác, Trên cơ sở những thuyết đó, các nhà nghiên cứu đã đưa ra cách diễn giải khác nhau về tư tưởng, chủ đề tác phẩm. 73 3.2.1.1. Hệ thống chủ đề và sự qui chiếu về lý thuyết phản ánh Theo sách Từ điển thuật ngữ văn học, khái niệm chủ đề được xác định: “Những vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được tác giả nêu lên, đặt ra qua nội dung cụ thể của tác phẩm văn học” [55, 61] và nội dung là: “hiện thực cuộc sống được phản ánh trong sự cảm nhận, suy ngẫm và đánh giá của nhà văn. Đó là một hệ thống gồm nhiều yếu tố khách quan và chủ quan xuyên thấm vào nhau” [55, 240]. Như vậy, chủ đề được hiểu là hạt nhân cơ bản của nội dung tác phẩm. Trên cơ sở các luận thuyết cơ bản về chủ đề Thủy hử: “Khởi nghĩa nông dân”, “Chủ nghĩa đầu hàng”, “Thị dân”, “Du dân” và một số lí giải khác, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các cách diễn giải khác nhau về tư tưởng, chủ đề tác phẩm và đây được xem là sản phẩm của mô thức vận dụng phản ánh luận. Thời gian đầu trong lịch sử nghiên cứu tiếp nhận Thủy hử ở Trung Quốc cũng như Việt Nam thường cho rằng tác phẩm này có chủ đề “khởi nghĩa nông dân”. Trong sách Trung Quốc văn học phát triển giản sử, từ lời nhận định: “Thủy hử truyện là sử thi vĩ đại của khởi nghĩa nông dân thời phong kiến Trung Quốc” [149, 335] cho đến những phân tích, bình luận về mâu thuẫn giai cấp thời Bắc Tống, quá trình phát triển khởi nghĩa, vấn đề chiêu an và trung nghĩa, đã làm nổi bật chủ đề “khởi nghĩa nông dân” của tác phẩm. Mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân là nguyên nhân căn bản, dẫn tới đấu tranh, tạo phản trong xã hội phong kiến Trung Quốc đương thời. Và Thủy hử chính là một trong những tác phẩm thành công khi khai thác, khắc họa một cách chân thực, sâu sắc chủ đề này. Về sau, nghiên cứu chủ đề Thủy hử được mở rộng, đa dạng hơn, chẳng hạn, Y Vĩnh Văn đề xướng thuyết “Diễn tả nỗi lòng thị dân”, cho rằng truyện Thủy hử chú trọng thể hiện “Tư tưởng và hành vi phản kháng của tầng lớp thị dân”, “Truyện Thủy hử là tác phẩm phản ánh lợi ích của tầng lớp thị dân”. Tác giả Trương Đồng Thắng kế thừa nghiên cứu của Y Vĩnh Văn khi mà ông dành mối quan tâm đặc biệt để viết riêng về hai chủ đề “thị dân” và “du dân” 74 trong Thủy hử (mục 3 và 5, chương 7) ở công trình Thủy hử truyện thuyên thích sử luận - 水 浒 传 诠 释 史 论. Dưới góc nhìn ở đề tài “thị dân”, các anh hùng trong Thủy hử có lối sống gần gũi, tương đồng với cách sống, cách sinh hoạt của nhân dân (rượu uống cả bát, thịt ăn cả tảng). Còn với đề tài “du dân”, Thủy hử gắn kết tư tưởng võ hiệp (hiệp sĩ đi khắp nơi giúp đỡ nhân dân: Lộ thượng bất bình, bạt đao tương trợ), rất gần gũi với thuyết “du hiệp”, đi để làm việc nghĩa, phản đối áp bức, bất công. Bàn về các chủ đề khác, những người như Âu Dương Kiện, Tiêu Tương Khải trong Thủy hử tân nghị đã xướng lên quan điểm truyện Thủy hử không viết về chiến tranh nông dân, mà là “biểu hiện lợi ích, nguyện vọng của tầng lớp thị dân, là cuốn tiểu thuyết viết về các “hào kiệt lục lâm là chính”. Các ông Lưu Liệt Mậu, Tôn Nhất Trân trở lại với thuyết “đấu tranh trung nghĩa”, cho rằng sợi chỉ xuyên suốt toàn bộ truyện Thủy hử không phải là mâu thuẫn và đấu tranh giữa giai cấp nông dân với địa chủ, mà là mâu thuẫn và đấu tranh giữa trung nghĩa với gian tà (Xin xem: Âu Dương Kiện (1987), Nhìn lại, suy nghĩ lại các nghiên cứu về chủ đề của truyện Thủy hử trong sách Trích yếu thảo luận các vấn đề về văn học cổ điển (Lư Hưng Cơ chủ biên), Tề Lỗ thư xã). Nhìn lại và so sánh thêm với các nhà nghiên cứu Thủy hử ở Việt Nam thì thấy khi bàn về chủ đề Thủy hử, Thúc Ngọc Trần Văn Giáp đã có quan điểm tương đối thống nhất với các nhà nghiên cứu Trung Quốc về chủ đề Thủy hử: “Trong truyện Thủy hử, tác giả chú trọng về hai điều: Trí và Dũng, khiến người đọc truyện thấy cực rộng rãi tâm lí. Truyện Thủy hử có một đoạn quan hệ nhất đối với tiểu thuyết đời Tống, là truyện Ngô Dụng Trí với Sinh Thìn Cương lấy ở sách Tuyên hòa di sự” [56, 14]. Dưới ngọn cờ 替天行道 - Thế thiên hành đạo (Thay trời hành đạo), các anh hùng Lương Sơn luôn đặt ra nguyên tắc “Lộ kiến bất bình, bạt đao tương trợ” (Giữa đường thấy sự bất bình chẳng ngơ). Họ thay biển 聚義堂 (Tụ nghĩa đường) thành 忠義堂 (Trung nghĩa đường) để nhấn mạnh và đưa vị trí hai chữ Trung - Nghĩa lên địa vị tối thượng. 75 Trên đây là hầu hết những phân tích, định dạng chủ đề Thủy hử của các nhà nghiên cứu Trung Quốc (và Việt Nam, trong cái nhìn so sánh). Những cách nhìn nhận này khá hợp lí vì nó được xem như là sản phẩm của mô thức vận dụng phản ánh luận trong nghiên cứu văn học. Từ mô thức giải mã kiểu đấu tranh giai cấp đã khiến các nhà nghiên cứu lý giải quá trình hành hiệp trượng nghĩa là bạo động của nông dân, coi câu chuyện Lương Sơn Bạc tiếp nhận chiêu an rồi đi đánh Phương Lạp là sự thất bại của đường lối chiến tranh cách mạng nông dân. Trong khuôn khổ của phương thức nghiên cứu này, dường như các tác giả đều có thể giải thích, minh chứng các tác phẩm văn học cổ điển Trung Quốc hàm chứa tư tưởng đấu tranh giai cấp như tác phẩm Thủy hử. Bên cạnh những kiến giải cơ bản về chủ đề Thủy hử, ở đây, chúng tôi tiếp tục chú ý đến cách lý giải chủ đề của một bộ phận các nhà nghiên cứu Thủy hử ở Trung Quốc theo ba phương diện lý thú khác nữa: chủ đề “ly hương”, chủ đề “đề vịnh danh lam thắng cảnh”, chủ đề “phản ánh thực tại”. Đây cũng là những thể nghiệm mới trong sự mở rộng, độc lập nghiên cứu tiếp nhận Thủy hử của các nhà nghiên cứu thời đổi mới. Thứ nhất, chủ đề ly hương thường được nhắc đến trong các tác phẩm văn học cổ trung đại Trung Quốc. Ly hương trong Thủy hử là một phạm trù khá đặc biệt. Các anh hùng trong Thủy hử với vô vàn những lí do, mục đích khác nhau, không hẹn nhau mà cùng “ly hương” tới chốn Lương Sơn thủy bạc. Thủy hử đề từ trong bản dịch Thủy hử của Á Nam Trần Tuấn Khải có nhắc đến chuyện công danh phú quý tựa giấc mơ; bốn bể anh em hợp quần; chuyện thành bại; chuyện chinh chiến Nam, Bắc, Đông, Tây,.. Cảm thức bi thương của các anh hùng, hiệp nữ khi ly hương được biểu hiện như sau: “...Chén rượu thanh gươm thích tháng ngày, Việc đời như trở một bàn tay. Công danh phú quý cơn mơ mộng, 76 Vũ trụ thăng trầm cuộc tỉnh say. Vẫy vùng Nam, Bắc, Đông, Tây, Lưng bầu nhiệt huyết dễ ngày nào vơi...” [4, 42-43] Đoạn thơ trên cho thấy một “Đảng” Lương Sơn với những hảo hán, anh hùng coi việc đời là lẽ hư không, nhẹ như lông hồng. Chuyện thế sự, nhân vi lúc thăng lúc trầm âu cũng là lẽ tự nhiên của đất trời. Sống trong cảnh ly hương, vẫy vùng bốn bể, hình ảnh các vị anh hùng hảo hán càng trở nên sống động, kỳ vĩ. Nhiệt huyết sống vì “Nghĩa” không dễ ngày nào vơi của họ khiến độc giả vô cùng xúc động. Có hảo hán lên Lương Sơn vì bất mãn với triều đình (Tống Giang, Lâm Xung...), có người vì phạm tội giết người, phải lẩn trốn (Lỗ Trí Thâm, Võ Tòng), lại có những người chỉ nghe danh tiếng Lương Sơn mà lên núi tụ nghĩa, hành đạo (ba anh em họ Nguyễn)... Hoàn cảnh ly hương của mỗi người tuy khác nhau nhưng cùng chung mục đích mong muốn tụ nghĩa ở Lương Sơn để “kiếp phú tế bần”, “bảo cảnh an dân”, “thế thiên hành đạo”,... Thứ hai, trong cái nhìn từ chủ đề “vịnh danh lam thắng cảnh”, bạn đọc có thể thấy được năng lực sáng tạo không gian - thời gian nghệ thuật trong Thủy hử của Thi Nại Am. Là bức tranh đa dạng, sắc nét với lối miêu tả “bạch miêu” truyền thống về cảnh vật thiên nhiên, không gian trong Thủy hử mở ra hết sức rộng lớn. Tác phẩm là sự tổng hợp, liên kết một loạt các kiểu/ dạng không gian khác nhau như: không gian tư gia; không gian chùa, miếu; không gian tửu điếm; không gian núi rừng... Đây là những nơi - chốn - địa điểm mà các anh hùng hảo hán hay lui tới. Người đọc không khỏi ngạc nhiên khi không gian tửu điểm - với tần số xuất hiện dày đặc trong tác phẩm lại được miêu tả khá tỉ mỉ. Nơi tửu điếm hỗn tạp, xô bồ lại thường là chốn gặp gỡ, tri âm của các anh hùng, hảo hán. Trong truyện, khi Lỗ Trí Thâm uống rượu cùng Sử Tiến, gặp cha con Kim Thúy Liên đến ăn xin, thương cảm cho họ, Lỗ Trí Thâm đã ra tay cứu giúp; cũng tại 77 tửu điếm trên bến Tầm Dương, Tống Giang gặp Trương Thuận, rượu say, ông đề thơ tỏ chí anh hùng và bị triều đình truy bắt; Lâm Xung vô tình vào quán rượu của kẻ ngày xưa mình đã từng giúp và được người này cho biết âm mưu của Cao Nha Nội... Vậy là, không gian tửu điếm, nơi tưởng như hỗn tạp nhất lại phơi bày bộ mặt thật của cả xã hội phong kiến đương thời với những thủ đoạn, mưu kế, mâu thuẫn, loạn ly... được phản ánh vô cùng sâu sắc, chân thực. Nơi đây không những diễn ra những thay đổi bất bình thường của xã hội đương thời mà còn là nơi chứng kiến những vinh, nhục, vui, buồn của thế tục cuộc đời. Khi muốn dò la tin tức thì tửu điếm cũng là nơi tốt nhất để các anh hùng hảo hán nghe ngóng. Ngược với không gian tửu điếm, trong Thủy hử có là không gian chùa, miếu, nơi tu hành thanh tịnh. Những tưởng là nơi thanh tịnh nhưng chốn chùa miếu này hoặc là nơi ẩn giấu, che đậy, hoặc là phơi bày những ham muốn, dục vọng đê hèn nhất của con người. Trong truyện, Cao Nha Nội trêu ghẹo Lâm nương tử (vợ Lâm Xung) ngay tại Nhạc Miếu; Xảo Vân (vợ Dương Hùng) thông dâm với ác tăng tại chùa; hai tên sư dâm tà tại chùa Ngõa Quan ngang nhiên đánh đuổi các vị sư cũ và mang gái về vui đùa... Từ những phân tích về chủ đề vịnh danh lam thắng cảnh trong Thủy hử, đủ thấy tác phẩm này được tiếp nhận vô cùng đa dạng, lí thú. Ở những nơi tưởng thanh tịnh như chùa miếu lại tiềm tàng những âm mưu, dục vọng; còn những nơi ô tạp như tửu quán đôi khi lại hiện diện những tấm gương xả thân cứu người vì nghĩa lớn. Nếu phân tích, nhìn nhận câu chuyện đa diện như thế sẽ thấy Thủy hử đầy tính biện chứng, nhân văn, nhân đạo, phản ánh chân thực và sâu xa nhất bộ mặt xã hội phong kiến Trung Quốc đương thời. Đây là cái hay và cũng là một trong những giá trị nhận thức của Thủy hử mà chúng ta cần nghiên cứu tiếp nhận. Thứ ba, Thủy hử phản ánh trung thực, khách quan cuộc sống con người, đời sống xã hội và hoàn cảnh sống của các anh hùng thời loạn. Bàn về chủ đề này, có nhà nghiên cứu Trung Quốc xác định: “Những ảnh hưởng tích cực của 78 Thủy hử đối với cuộc sống hiện thực thì giai cấp phong kiến không thể nào ngăn nổi. Vài trăm năm nay, Thủy hử luôn giữ được ảnh hưởng ngày một sâu rộng của mình trong xã hội” [49, 413-414]. Ảnh hưởng của Thủy hử đến đời sống hết sức rộng lớn. Truyện không những tập trung phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp của nông dân, khởi nghĩa nông dân, chiến tranh nông dân đã tồn tại trong xã hội phong kiến, mà nó còn trực tiếp thúc đẩy phong trào phản kháng của quần chúng nhân dân. Thủy hử ảnh hưởng đến đời sống hiện thực của nhân dân, ta biết được điều này khi đọc được trong sách Ngũ thạch hồ (đời Thanh) có nói đến các cách đánh mai phục, tập kích trong các cuộc khởi nghĩa đều bắt chước từ Thủy hử, Tam quốc... Hay cuốn Tặc tình hối thoán của Trương Đức Kiên cho rằng các sách lược của quân Thái bình thiên quốc chủ yếu lấy từ Thủy hử... Vậy là, không biết từ khi nào, một cách tự nhiên nhất, Thủy hử đã đi vào đời sống người dân Trung Quốc như một thực thể hữu cơ. Tác phẩm là món ăn tinh thần phong phú cho mọi lứa tuổi. Những người già, em nhỏ, với cái nhìn, cách tiếp nhận khác nhau đều yêu thích tác phẩm này. Là một tác phẩm có chủ đề đa dạng, trong giai đoạn từ năm 1949 đến năm thời đổi mới năm 1980, Thủy hử được phân tích, lí giải trên nhiều góc độ tiếp nhận. Từ góc độ chính trị, có thể xem xét tác phẩm này thuộc chủ đề “khởi nghĩa nông dân”. Về mặt nội dung, nghệ thuật, tác phẩm lại phản ánh đa dạng các chủ đề ly hương, vịnh danh lam thắng cảnh và phản ánh thực tại. Trên bình diện tư tưởng, Thủy hử ca ngợi “trung nghĩa”, hảo hán. Tiếp nhận ảnh hưởng Thủy hử về mặt tư tưởng còn ở việc lứa tuổi nào được đọc, lứa tuổi nào không nên đọc Thủy hử. Người Tàu có câu thơ rằng: “Già chẳng đọc Tam Quốc, Trẻ không xem Thủy hử”. Tiếp nhận vấn đề này, trong bài Tiểu thuyết Tàu, nhà văn Anh Pearl Buck cũng có ý kiến tương tự: “Trẻ không nên xem Thủy hử, già chớ nên xem Tam quốc - Tại sao? Bọn thanh niên trẻ tuổi mà đọc Thủy hử thì chỉ 79 muốn đi ăn cướp, mà các ông già đọc Tam quốc thì còn sức đâu mà làm những việc kinh thiên động địa như những vai trong truyện? Nếu Thủy hử là bức tranh linh hoạt của đời sống dân Tàu thì Tam quốc là bộ truyện về chiến tranh chính trị và ngoại giao, và Hồng lâu mộng là bộ truyện gia đình và ái tình” [22, 13] 3.2.1.2. Các phương diện nội dung Thường khi nghiên cứu phương diện nội dung của một tác phẩm văn học, người viết rất dễ sa đà vào việc kể/ tường thuật/ tóm tắt cốt truyện, cũng như ít để ý tới những khía cạnh khác. Xu hướng phân tích các phương diện nội dung trên cơ sở quy chiếu từ hình thức: cốt truyện, tình tiết, thế giới nhân vật, của một số nhà nghiên cứu Thủy hử ở Trung Quốc mà chúng tôi sưu tầm được ở giai đoạn này cho phép mở rộng giới hạn, phạm vi nghiên cứu nội dung tác phẩm. Cách nghiên cứu đi từ hình thức tới nội dung cũng được cho là chìa khóa vạn năng để mở ra, làm sáng tỏ hơn các phương diện nội dung “ngầm/ chìm”, cũng như ý nghĩa “nổi/ bề mặt” trong mỗi tác phẩm văn học nói chung và Thủy hử nói riêng. Trong phân tích cốt truyện, việc tìm hiểu mối liên hệ giữa các tình tiết/ sự kiện là rất cần thiết. Thủy hử có 70 hồi, mỗi hồi lại xuất hiện những tình tiết/ sự kiện ly kỳ, hấp dẫn riêng. Về cơ bản, cốt truyện Thủy hử khá đơn giản: nói đến hoạt động của một nhóm người chống triều đình mà trở thành giặc cướp, thường gọi là 108 anh hùng Lương Sơn Bạc (cũng ghi là Lương Sơn Bạt). Tuy nhiên, nên cắt lát phân tích theo chiều dọc/ ngang của câu chuyện để thấy được kết cấu đa tầng ở các phương diện nội dung. Có thể phân tích bổ dọc với tuyến tình tiết/ sự kiện và phân tích bổ ngang cho tuyến thế giới nhân vật. Nếu như 19 hồi truyện đầu kể về thân phận, hoàn cảnh riêng biệt của mỗi vị anh hùng thì 22 hồi truyện tiếp theo (hồi truyện 19 đến hồi truyện 41) lại là sự đan xen, kết hợp các tình tiết, câu chuyện của các cặp/ nhóm anh hùng. 80 Theo giáo sư Lương Duy Thứ, có thể chia thành ba tầng bậc trong sự phát triển cốt truyện Thủy hử như sau: “Nếu từ hồi 19 trở về trước người đọc tiếp xúc với những số phận riêng lẻ, những sự dẫy dụa cá biệt, thì từ hồi 19 đến hồi 41, tác giả cho chúng ta thấy trăm suối sẽ đổ về sông,Từ hồi 41 đến hồi 70 một mặt nghĩa quân vẫn tập hợp lực lượng, mặt khác đã bắt đầu xuất quân đánh phá các châu phủ để bảo vệ căn cứ địa, để lấy lương thực, bổ sung quân số và vũ khí” [126, 48-50]. Theo đó, có thể hình dung cốt truyện Thủy hử theo trình tự mở đầu (hồi 1 đến 19)  phát triển (hồi 19 đến hồi 69)  kết thúc (hồi 70). Truyện Thủy hử mở đầu với Khúc đệm “Hồng Thái Úy lỡ sổng yêu ma”, sự kiện này như sau: “Hồng Thái Úy được lệnh đến núi Long Hổ ở Tín Châu, thuộc tỉnh Giang Tây, tuyên thỉnh Tự Hán Thiên sư Trương chân nhân gấp rút vào trào, kỳ đảo ôn dịch” [4, 57]. Lần lượt sau đó là những hồi truyện về Sử Tiến, Lỗ Trí Thâm, Lâm Xung, Dương Chí, Công Tôn Thắng, Ngô Dụng, Tiều Cái, Tống Giang, Phần phát triển cao trào của truyện phải kể từ hồi 20, sau khi Tống Giang chém Diêm Bà Tích, đi tới Thương Châu nương nhờ bậc khinh tài trọng nghĩa Sài Tiến. Lời bàn của Kim Thánh Thán về việc này rằng: “Phải tả Trương Tam để thầy dùi sọm già (chỉ Diêm Bà Tích), chủ bắt Tống Giang, để làm cốt truyện, mà tả huyện quan với mọi người trong thành, để hết sức bênh vực Tống Giang, Nếu Trương Tam không thầy dùi, thì sọm già không thưa kiện, mà sọm già không thưa kiện, thì Huyện quan chẳng bắt nữa, Huyện quan không bắt nữa thì Tống Giang không phải trốn, Tống Giang không phải trốn thì không đưa ra chuyện Võ Tòng” [4, 444]. Rõ ràng câu chuyện trở nên kịch tính từ khi Tống Giang giết Diêm Bà Tích, dần sau đó mới rẽ lối cho các chuỗi sự kiện tiếp theo xảy ra. Phần kết thúc truyện nói nhiều tới đại nghĩa giang hồ, sự đồng tâm hiệp lực và mong muốn được triều đình chiêu an của các anh hùng Lương Sơn: “Lũ anh em ta bấy lâu vào sinh ra tử, mong mỏi tìm nhau, để kết lấy giang hồ đại nghĩa, vậy 81 ngày nay đã xum họp được một trăm lẻ tám anh em, trí dũng kiêm toàn Dù trong khi gây cuộc binh đao, kể cũng thiệt hại đến nhiều dân chúng. Vậy ngày nay muốn lập đàn trai để tạ ơn trời đất quỷ thần mong triều đình sớm ra ơn sá tội để cùng nhau hết sức báo đền non nước” [5, 653]. Đoạn kết truyện Thủy hử thể hiện tinh thần đại đoàn kết của các hảo hán Lương Sơn, dựng cờ nghĩa “Thế Thiên Hành Đạo”, lập “Trung Nghĩa Đường”, Việc tìm hiểu kết cấu truyện Thủy hử đã phần nào làm sáng rõ chủ đề tư tưởng tác phẩm, qua đó cận kề hơn quá trình tiếp nhận tác phẩm đi từ nội dung tới việc phân tích các hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Về mặt thể loại, các nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc xếp Thủy hử thuộc “đoản thiên liên hoàn tiểu thuyết”. Chính tính chất “đoản thiên liên hoàn” này quy định các phương diện nội dung. Tiểu thuyết Thủy hử được ghép nối khéo léo bởi hàng nghìn tình tiết/ sự kiện khác nhau và cùng hướng tới một chủ đề “nghĩa hiệp”. Trong truyện, Lâm Xung xuất hiện liên tiếp từ hồi thứ 6 đến hồi thứ 11, cho thấy, về mặt kết cấu, mỗi hồi truyện Thủy hử là một sự kiện độc lập, riêng lẻ và như vậy tất yếu làm nên nhiều cách đọc Thủy hử khác nhau. Bạn đọc có thể đọc riêng từng hồi truyện mà cũng có thể đọc theo kiểu, gắn kết hồi truyện trước liên quan đến hồi truyện sau. Như vậy tính chất riêng rẽ, độc lập của các sự kiện không làm giảm/ chệch đi nội dung bao quát của truyện mà còn góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng trong cảm quan tiếp nhận của người đọc. Ở Việt Nam, trong luận văn thạc sĩ của mình, Nguyễn Văn Trọng có ý kiến tương đồng với các học giả Trung Quốc khi bàn tới cốt truyện Thủy hử: “Do đặc điểm cốt truyện biên niên và đồng tâm, do tính chất trường thiên và đoản thiên trong kết cấu cốt truyện, quy định đến việc xây dựng và thể hiện đặc điểm loại hình nhân vật là đặc thù của văn học thời kỳ trung đại” [131, 79], Nhận định này hoàn toàn có cơ sở, bởi lẽ, người viết đã đi từ kết cấu và đặc điểm loại hình nhân vật để soi chiếu đến nội 82 dung cốt truyện. Các tình tiết trong truyện hướng đến một sự quy tụ đại nghĩa là “Đảng Lương Sơn”, về phương diện nội dung này, người đọc thường đặt ra câu hỏi: “Lương Sơn Bạc có phải là một đảng phản phong chăng? Và “Đường lối lãnh đạo của Đảng Lương Sơn như thế nào?”. Thực ra, Đảng Lương Sơn đã có ý thức phản phong, đã phần nào có hành động phản phong nhưng chưa triệt để. Nghĩa quân Lương Sơn không phục tùng vua quan mà nổi lên như một tổ chức xã hội có ý thức chống lại cường quyền, che chở bảo vệ người dân. Ý thức đó phần lớn là vì nghĩa, chứ chưa hẳn theo một đường lối nào. Hầu hết các anh hùng hảo hán đến bãi đầm Lương Sơn là để lánh nạn, ẩn thân. Tiều Cái, Ngô Dụng, Công Tôn Thắng, Lưu Đường, Lâm Xung, Tống Giang... tất cả những nhân vật này lên Lương Sơn với mục đích trốn tránh, lánh nạn quan quân, chứ ban đầu chưa nghĩ đến việc “bảo cảnh an dân”. Hành động tụ nghĩa của Đảng Lương Sơn có thuận lợi và cả khó khăn. Thuận lợi là tướng lĩnh Lương Sơn khai thác được mâu thuẫn trong hàng ngũ quan lại, chính sự tan rã của một số tướng lĩnh trong triều đình đã vô tình khởi tạo nên một nhóm người nổi loạn để hành động vì nghĩa, đặt điều nghĩa lên trên quyền lợi cá nhân. Một lợi thế nữa là địa điểm tụ nghĩa hành đạo ở bãi đầm lau sậy, căn cứ bí mật này đã trở thành nơi trú ẩn an toàn, thực hiện những mưu đồ phản phong của quân Lương Sơn. Ba yếu tố thiên thời - địa lợi - nhân hòa hội tụ, ngọn cờ “thế thiên hành đạo” đã tung bay, từ đây đội quân của đầu lĩnh Tống Giang bắt đầu gặt hái được những chiến tích vẻ vang. Bên cạnh thuận lợi thì đường lối lãnh đạo của Đảng Lương Sơn Bạc cũng gặp không ít khó khăn khi mà hành động của họ thường bị động, lúng túng, ít có sự thống nhất. Nhân vật Lí Quì, Lỗ Trí Thâm, Võ Tòng thì hành động dứt khoát vì họ xuất phát từ tầng lớp dân thường. Còn Tống Giang đôi lúc lại phân vân, không quyết đoán. Về nhân vật này, các nhà nghiên cứu Trung Quốc thường nhận diện là kiểu nhân vật “nước đôi”, tức là thể hiện rõ nhất hai mặt tính 83 cách đối lập, lúc thì chống lại triều đình, lúc lại muốn triều đình chiêu an. Hành động chống triều đình của quân Lương Sơn đôi khi không được sức dân hậu thuẫn: “Điều chúng ta thấy rõ nhất, là nhóm Lương Sơn Bạc nổi lên chống lại cường quyền, tham quan, cứu lương dân, nhưng những hoạt động của họ không vận dụng được sức dân làm hậu thuẫn” [6, 848]; đường lối lãnh đạo của Đảng Lương Sơn còn non nớt, chưa triệt đều là những vấn đề được đưa ra để lí giải cho khó khăn, rào cản và thất bại sau này của nghĩa quân Lương Sơn. Các học giả Trung Quốc cho rằng, nghiên cứu các phương diện nội dung Thủy hử còn là việc phân tích, tìm hiểu thế giới nhân vật đa dạng, đa sắc màu. Trên thế giới, hiếm có tác phẩm văn học nào lại xây dựng được hệ thống nhân vật anh hùng/ nữ anh hùng đặc sắc, tầm cỡ như trong Thủy hử. Tài năng của Thi Nại Am ở chỗ không những xây dựng được thế giới nhân vật anh hùng đa sắc thái, đa tính cách mà còn thổi hồn, tô đắp thành những tượng đài anh hùng hảo hán bất tử, sống mãi với nhân dân. Hay và lạ hơn nằm ở hệ thống nhân vật nữ anh hùng giỏi võ, thông minh, sắc sảo, thậm chí có nét quỉ quái, nghịch dị, họ là Tôn Nhị Nương, Cố Đại Tẩu, Hỗ Tam Nương. So với Tam quốc diễn nghĩa, nhân vật nữ trong Thủy hử có biểu hiện đa dạng hơn, họ có tài mưu lược, võ thuật, cầm dao kiếm chẳng kém gì các đấng nam nhi đại trượng phu; cũng có kiểu nhân vật phản diện bản tính gian dâm như vợ Tống Giang, vợ Lư Tuấn Nghĩa, Phan Kim Liên, Phan Xảo Vân, trái với kiểu phụ nữ hiền lành trong Tam quốc diễn nghĩa. Tôn Nhị Nương, vợ Trương Thanh, đầu luôn cài bông hoa, lột da người, mở cửa hàng bán rượu và bánh bao nhân thịt người rùng rợn, biệt hiệu là “Mẫu dạ xoa - Quỷ cái”. Vợ của anh hùng Tôn Tân là Cố Đại Tẩu, biệt hiệu “Mẫu đại trùng - Hổ cái”. Hồi thứ 48 tả cảnh Cố Đại Tẩu cướp ngục cứu Giải Trân, Giải Bảo: “Cố Đại Tẩu xông pha vác dao 84 giết luôn bốn năm tên lính canh ngục, rồi cùng nhau reo hò mà đánh phá trong lao ra” [4, 263]. Còn Hỗ Tam Nương được miêu tả là nhân vật nữ anh hùng xinh đẹp nhất trong truyện, nàng cao ráo, biệt danh “Nhất trượng thanh” nhưng lại có người chồng xấu xí, thấp lùn là Vương Anh. Ba cặp vợ chồng này lên Lương Sơn làm hảo hán, vợ chồng bình đẳng ngang hàng, chung sống ăn ý, kề vai chiến đấu rất hài hòa. Có hai đặc trưng trong miêu tả hình tượng người anh hùng Thủy hử dễ nhận thấy nhất là phẩm chất, khí phách anh hùng và chân dung bình dị, đời thường của các anh hùng. Phẩm chất, khí phách anh hùng thể hiện ngay ở các danh xưng Cập thời vũ Tống Giang, Trí đa tinh Ngô Dụng, Báo tử đầu Lâm Xung, Nhập long vân Công Tôn Thắng, Hành giả Võ Tòng, Mẫu đại trùng Cố Đại Tẩu, và diện mạo của các anh hùng. Trong khi Võ Tòng được miêu tả là người tráng kiện, mắt sáng như sao, mày ngài, cơ bắp cuồn cuộn, cao 8 trượng, có thần thái của bậc anh hùng quân tử, thì anh trai của chàng là Võ Đại Lang lại là “một người lùn, xấu xí nhưng hiền lành tốt bụng, bán bánh bao ở chợ” - dự báo về người có số phận éo le, cực khổ. Theo quan niệm tướng số của người Trung Hoa từ xưa đến nay, dáng vẻ kỳ hình dị tướng (rất đẹp, rất xấu hoặc rất dị thường) của con người chính là dấu hiệu ghi nhận, đoán định tài năng, số phận cuộc đời họ. Phẩm chất, khí phách của các anh hùng Thủy hử không chỉ được khắc họa ở vẻ kỳ hình dị tướng bên ngoài mà còn là vẻ đẹp của trí tuệ, lòng nhân ái trong sâu thẳm mỗi cá nhân anh hùng - vẻ đẹp của lý tưởng anh hùng. Như vậy, từ phương diện nội dung mang màu sắc ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_tiep_nhan_tieu_thuyet_thuy_hu_o_trung_quoc_t.pdf
Tài liệu liên quan