Tóm tắt Luận án Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên

Về trình độ học vấn, so với nhóm lực lượng lao động thanh niên nói

chung, nhóm lao động thanh niên tự tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên là kém

hơn khá nhiều, tuy vậy nhóm thanh niên làm chủ cơ sở sản xuất kinh doanh

lại cao hơn một chút. Trong những năm gần đây, khoảng cách này đang có xu

hướng giảm dần khi tỷ lệ trình độ học vấn của nhóm thanh niên tự tạo đang

tăng lên. So sánh năm 2013 và 2018, tỷ lệ tốt nghiệp THPT của nhóm lực

lượng lao động chung là tương đương, nhưng đối với nhóm thanh niên tự tạo

việc làm, tỷ lệ tốt nghiệp THPT đã tăng từ 24% lên 29,7%. Mặc dù có nhiều

tiến bộ, nhưng trình độ học vấn và trình độ đào tạo của nhóm thanh niên làm

chủ sản xuất kinh doanh và tự tạo việc làm còn có thể cải thiện được nữa, để

bộ phận lao động thanh niên tỉnh Thái Nguyên thực sự trở thành động lực

phát triển khu vực kinh tế tư nhân

pdf13 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h Thái Nguyên, bao gồm cả thanh niên tự tạo việc làm và không tự tạo việc làm. 5. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án bao gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Khuyến nghị CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Các nghiên cứu về việc làm, giải quyết việc làm 1.2. Các nghiên cứu về tự tạo việc làm 1.2.1. Nghiên cứu vai trò của tự tạo việc làm đối với nền kinh tế 1.2.2. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tự tạo việc làm 1.2.3. Tổng hợp kết quả tác động của các nhân tố đến tự tạo việc làm Các nhân tố tác động đến tự tạo việc làm trong các nghiên cứu đi trước có thể được chia thành 02 nhóm nhân tố: (i) Nhóm nhân tố bên trong: Các nhân tố thuộc về đặc điểm cá nhân (Giới tính, Tuổi, Trình độ giáo dục, Tình trạng hôn nhân, Sức khỏe cá nhân), Nguồn lực tài chính cá nhân, Thái độ đối với rủi ro). (ii) Nhóm các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài (Ý kiến người xung quanh, Các tổ chức đoàn thể, Hỗ trợ từ các chính sách của nhà nước) * Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu tự tạo việc làm Các phương pháp được sử dụng chủ yếu như: phương pháp mô tả thống kê, so sánh chéo (Nadia và cộng sự (2013), Suzana (2012), Blau (1987), của Muhammad và cộng sự (2011); phương pháp hồi quy xác suất với biến phụ thuộc là biến nhị phân (Gilang Amarullah và Mohamad Fahmi (2018), M.Yasar Sattar và các cộng sự (2019), Fatima &Yousaf (2015), Nikolova và Bargar 6 (2010), Vanpraag và Van Ophem (1995), Cahill và cộng sự (2013), Giandrea và cộng sự (2008), Kerr và Amstrong Stassen (2011), Solinge (2012), IshaqueMahama và Motin Bashiru (2014), Budig (2006), Hồ Thị Diệu Ánh (2015), Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2014).); Phương pháp hồi quy đa biến (Dawson, Henley và Latreille (2009)). Như vậy, đa số các nghiên cứu đi trước đều sử dụng phương pháp hồi quy xác suất để nghiên cứu tự tạo việc làm, đây là phương pháp nghiên cứu định lượng cho độ tin cậy cao. 1.3. Khoảng trống nghiên cứu Trong khuôn khổ của luận án, NCS dự kiến kế thừa phương pháp nghiên cứu định lượng để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng tới xác suất tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên, và mô hình hồi quy xác suất probit được xem xét sử dụng trong nghiên cứu. Tuy nhiên, với mục tiêu nghiên cứu tự tạo việc làm (quyết định lựa chọn và quyết định duy trì tự tạo việc làm) trên cơ sở có ý định tự tạo việc làm, việc sử dụng mô hình hồi quy xác suất Probit thông thường, sẽ chỉ nghiên cứu được các quyết định một cách rời rạc và cung cấp các kết quả ước lượng có khả năng bị chệch, vì vậy để khắc phục nhược điểm này, luận án sử dụng mô hình hồi quy xác suất có điều kiện Bivariate Probit. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Các vấn đề cơ bản về thanh niên nông thôn 2.1.1. Khái niệm về thanh niên và thanh niên nông thôn Thanh niên là: “Lực lượng lao động xã hội trẻ tuổi, nằm trong nhóm giai đoạn riêng biệt trong vòng đời giữa thời thơ ấu và tuổi trưởng thành (từ 15 đến 30 tuổi ở Việt Nam). Là một nhóm nhân khẩu xã hội đặc thù, có sự phát triển nhanh chóng về mặt thể chất, tâm lý, trí tuệ, tham gia trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, là lực lượng quan trọng trong quá trình phát triển của các quốc gia”. Thanh niên nông thôn là một lực lượng lao động nằm trong lứa tuổi thanh niên, sinh ra, lớn lên, sinh sống và làm các công việc (nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp) chủ yếu tại khu vực nông thôn. Thanh niên nông thôn mang một số đặc điểm đặc thù do đặc điểm vùng quy định. 7 2.1.2. Đặc điểm thanh niên và thanh niên nông thôn 2.2. Các vấn đề cơ bản về tự tạo việc làm 2.2.1. Lý luận chung về tự tạo việc làm 2.2.2 Ý định, quyết định và quyết định duy trì tự tại việc làm của thanh niên Ý định tự tạo việc làm Ý định là ý muốn cụ thể làm việc gì đó trên cơ sở nhận biết các cơ hội, các nguồn lực sẵn có, và niềm tin của cá nhân về hành động đó. Ý định tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn chính là ý muốn được tự tạo ra các hoạt động tạo việc làm, tự chịu trách nhiệm với việc làm tạo ra, xuất phát từ việc phát hiện các cơ hội hoặc điều kiện bối cảnh thực tế tác động, trên cơ sở cân nhắc các nguồn lực và niềm tin của bản thân thanh niên đó. Trong khuôn khổ nghiên cứu, luận án nghiên cứu Ý định tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên ở góc độ bối cảnh thực tế hiện tại của tỉnh Thái Nguyên, với các điều kiện nguồn lực sẵn có của bản thân thanh niên khu vực nông thôn của tỉnh, các thanh niên có hay không có ý định tự tạo việc làm và những yếu tố nào ảnh hưởng tới ý định tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên. Quyết định tự tạo việc làm và quyết định duy trì tự tạo việc làm Quyết định tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn là quá trình và kết quả của hoạt động một cách có ý thức của thanh niên nông thôn về tự tạo việc làm trên cơ sở ý định có sẵn và cân nhắc các điều kiện nguồn lực, khả năng thực hiện của bản thân thanh niên để từ đó ra quyết định có hay không thực hiện hoạt động tự tạo việc làm. Quyết định duy trì tự tạo việc làm ở đây được hiểu là quyết định tiếp tục thực hiện việc làm tự tạo trong một thời gian dài hạn, đặt niềm tin và có thái độ nghiêm túc với công việc làm tự tạo, không dừng lại giữa chừng hoặc từ bỏ giữa chừng để chuyển sang các công việc làm công ăn lương hoặc cơ hội việc làm khác. 2.2.3. Một số lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu tự tạo việc làm 8 Lý thuyết về nhận thức xã hội Bandura 1986 Lý thuyết của Shapero và Sokol 1982 (The entrepreneurial event -SEE) Mô hình khởi sự kinh doanh Shapero (1984) Mô hình ý định Shapero - Krueger 2000 Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) 2.3. Lý thuyết cơ sở nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm Có thể nhận thấy các lý thuyết về hành vi của Bandura (1986), Ajzen và Fishbein (1975), Ajzen (1991), Shapero (1984), Shapero và Krueger (2000) có sự tương đồng nhất định. Thứ nhất, các lý thuyết Ajzen và Fishbein (1975), Ajzen (1991), Shapero (1984), Shapero và Krueger (2000) đều cho rằng, trước khi quyết định, các cá nhân phải nghĩ tới, phải có ý định (ý định), có ý định mới có quyết định. Một ý định mạnh mẽ sẽ luôn dẫn tới nỗ lực để bắt đầu khởi sự công việc mới. Như vậy, ý định tự tạo việc làm có khả năng dự báo chính xác các quyết định tự tạo việc làm trong tương lai. Khác biệt chính ở hai dòng lý thuyết là bởi cách đo lường các thang đo. Lý thuyết của Ajzen và Fishbein (1975), Ajzen (1991), các nhân tố nghiên cứu được đo lường bằng thang đo likert, trong khi Shapero (1984), Shapero và Krueger (2000) lại sử dụng thang đo nhị phân để đo lường các biến nghiên cứu. Thứ hai, Ajzen (1991) cho rằng, hành vi là kết quả của ý định, mà ý định lại phụ thuộc vào ba nhóm nhân tố: thái độ, ý kiến người xung quanh, cảm nhận về khả năng kiểm soát hành vi. Như vậy, về bản chất, ba nhóm nhân tố này có thể chia thành hai nhóm nhân tố: (i) nhân tố thuộc về cá nhân (thái độ, cảm nhận về khả năng kiểm soát hành vi), (ii) nhóm nhân tố bên ngoài (ý kiến của người xung quanh). Như vậy về khía cạnh nhóm nhân tố tác động, Ajzen (1991) có sự tương đồng với Bandura (1986), khác biệt của Ajzen (1991) so với Bandura (1986), đó là quy trình dẫn tới hành vi: ý định xuất hiện trước khi quyết định hành vi được thực hiện. Thứ ba, Ajzen (1991) và Shapero & Krueger (2000), cùng giải thích hành vi thông qua ý định, nhưng có sự khác biệt ở các nhân tố ảnh hưởng tới ý định và từ đó tác động đến hành vi. Shapero và Krueger (2000) cho rằng ý định chịu 9 ảnh hưởng bởi ba nhóm nhân tố: Cảm nhận về mong muốn tự tạo việc làm, xu hướng hành động, cảm nhận về tính khả thi, trong đó cảm nhận về tính khả thi cũng tương tự như khả năng kiểm soát hành vi trong mô hình của Ajzen (1991). Tuy nhiên, dễ nhận thấy cả ba nhóm nhân tố này đều là các nhân tố thuộc về cá nhân. Về mặt tổng thể, có thể thấy các quan điểm của ba tác giả về các nhân tố tác động đến hành vi có sự khác biệt nhưng cũng có những điểm chung nhất định. Các nhân tố tác động mà Ajzen (1991) và Bandura (1986) đều thuộc nhóm nhân tố thuộc về cá nhân (bên trong) và nhóm nhân tố môi trường (bên ngoài). Trong khi Ajzen (1991) và Shapero và Krueger (2000) lại cùng cho rằng, phải có ý định thực hiện hành vi rồi mới có hành vi. Như vậy, xét về mặt quá trình ra quyết định, lý thuyết của Ajzen (1991) đầy đủ hơn cả khi giải thích được quá trình đưa đến hành vi phải trải qua ý định (ý định) và các nhóm nhân tố tác động bao gồm cả nhân tố bên trong cá nhân và nhân tố bên ngoài (thuộc về môi trường). Tuy nhiên, để kiểm nghiệm thêm các yếu tố khác có thể tác động đến ý định tự tạo việc làm, từ đó tác động đến quyết định tự tạo việc làm và quyết định duy trì tự tạo việc làm, thang đo likert cho “Ý định” và “Hành vi” theo lý thuyết của Ajzen bộc lộ nhiều hạn chế. Vì vậy, luận án kết hợp sử dụng mô hình lý thuyết của Ajzen (1991), và kế thừa có chọn lọc từ lý thuyết của Shapero (1984, 2000) về thang đo ý định (ý định) và hành vi để mô hình nghiên cứu được mở rộng hơn và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận án. 2.4. Khung nghiên cứu Dựa trên cơ sở thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991), lý thuyết ý định của Shapero – Krueger (2000), kế thừa các kết quả các công trình nghiên cứu đã tổng quan về tác động của các nhân tố tới tự tạo việc làm, luận án xây dựng khung nghiên cứu như sau: Đặc điểm cá nhân: Tuổi, giới tính, trình độ giáo dục, sức khỏe, tình trạng hôn nhân Thái độ Nhận thức kiểm soát hành vi của cá nhân Khả năng huy động tài 10 Hình 2.7. Các nhân tố ảnh hưởng tới tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên (i) Nhóm nhân tố bên trong bao gồm: đặc điểm của cá nhân thanh niên nông thôn (Tuổi, giới tính, trình độ giáo dục, sức khỏe, tình trạng hôn nhân), khả năng huy động tài chính cá nhân của thanh niên, nhận thức về khả năng kiểm soát hành vi. (ii) Nhóm nhân tố bên ngoài: ý kiến của người thân xung quanh (bạn bè, gia đình...), hỗ trợ từ các tổ chức đoàn thể, hỗ trợ từ các chính sách của chính phủ. 2.5. Cơ sở thực tiễn về tự tạo việc làm của thanh niên CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu 3.2. Câu hỏi nghiên cứu (i) Thực trạng tự tạo việc làm khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên như thế nào? Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên? (ii) Nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định/ quyết định lựa chọn/ quyết định duy trì tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên? Mức độ ảnh 11 hưởng của từng nhân tố tới ý định/ quyết định lựa chọn/ quyết định duy trì tự tạo việc làm? (iii) Giải pháp nào để thúc đẩy thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên lựa chọn và duy trì tự tạo việc làm 3.3. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu 3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 3.3.1.1. Nguồn số liệu thứ cấp 3.3.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 3.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu Phương pháp thống kê mô tả Phương pháp so sánh, đối chiếu Phương pháp phân tổ thống kê Phương pháp tổng hợp và phân tích Phân tích so sánh nhóm Phương pháp phân tích nhân tố khám phá Phương pháp phân tích hồi quy Nghiên cứu về tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Thanh niên nông thôn có ý định tự tạo việc làm. Giai đoạn 2: Từ ý định tự tạo việc làm dẫn đến việc lựa chọn có hay không tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn. Giai đoạn 3: Sau quyết định tự tạo việc làm, thanh niên nông thôn có quyết định tiếp tục duy trì tự tạo việc làm hay không. Hình 3.1. Mô hình tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên Nguồn: Tác giả xây dựng Xi Ý định tự tạo việc làm Quyết định Tự tạo việc làm Quyết định Duy trì tự tạo việc làm 12 Trong đó: Xi là các biến độc lập, ảnh hưởng tới ý định tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên. Hình 3.2. Mối quan hệ giữa ý định TTVL, QĐ TTVL và QĐ duy trì TTVL Dựa trên 3 giai đoạn của tự tạo việc làm. Luận án thực hiện 3 mô hình nghiên cứu: Mô hình 1: Ý định tự tạo việc làm, sử dụng mô hình hồi quy xác suất Probit Mô hình 2: Quyết định tự tạo việc làm, sử dụng mô hình hồi quy xác suất Bivariate Probit Mô hình 3: Quyết định duy trì tự tạo việc làm, sử dụng mô hình quy xác suất Bivariate Probit 3.4. Biến nghiên cứu và kỳ vọng Bảng 3.1. Diễn giải thang đo, căn cứ và giả thuyết tác động của các biến Biến số Diễn giải Căn cứ chọn biến Kỳ vọng gioitinh Giới tính của người được phỏng vấn; bằng “1” nếu là lao động nam, bằng “0” Wang and Wong, 2004; Parker and Robson, + Y1: Ý định TTVL Có ý định TTVL: Y1=1 Không có ý định TTVL: Y1 = 0 Y2: Quyết định TTVL TTVL: Y2 = 1 Không TTVL: Y2 = 0 Duy trì: Y3 =1 Từ bỏ: Y3 = 0 Y3: Duy trì TTVL 13 Biến số Diễn giải Căn cứ chọn biến Kỳ vọng nếu là lao động nữ 2004; Moog and Backes- Gellner, 2009; Leoni and Falk, 2010; Tervo and Haapanen, 2010; Verheul et al., 2012; Fritsch and Sorgner, 2013; Klyver et al., 2013; Koellinger etal, 2013 tuoi Tuổi của người được phỏng vấn. Giá trị bằng “1” nếu tuổi trong khoảng 16 – 20; Giá trị bằng “2” nếu tuổi trong khoảng 21 - 25; Giá trị bằng “3” nếu tuổi trong khoảng 26 – 30. Holtz-Eakine (1994), (Hintermaier và Steinberger, 2005); IshaqueMahama and Motin Bashiru (2014) - hnhan Tình trạng hôn nhân, (bằng “1” nếu lao động đã kết hôn, bằng “0” nếu lao động chưa kết hôn) (Verbakel và de Graaf, 2008, 2009), Fairchil (2009) - skhoe Tình trạng sức khỏe (bằng “1” nếu lao động có sức khỏe không tốt, bằng “2” nếu sức khỏe bình thường, bằng “3” nếu sức khỏe tốt) (Rees và Shah, 1986; Gorgievski và cộng sự, 2010) - giaoduc Trình độ học vấn (bằng “1” nếu lao động được đào tạo nghề hoặc có bằng trung cấp trở lên, bằng “0” nếu lao động chỉ học đến THPT) IshaqueMahama và Motin Bashiru (2014); Clark và Drinkwater (2000) - TD Thái độ được đo bằng thang đo likert 5 mức độ. Ajzen (1991), Ahn (2009) + NT Nhận thức kiểm soát hành vi, được đo bằng thang đo likert 5 mức độ. Ajzen (1991) + TC Khả năng huy động tài chính của cá (Evans và Jovanovic, 14 Biến số Diễn giải Căn cứ chọn biến Kỳ vọng nhân được đo bằng thang đo likert 5 mức độ. 1989; Evans và Leighton, 1989a; Meyer, 1990) + Ý kiến Ý kiến từ người xung quanh được đo bằng thang đo likert 5 mức độ. IshaqueMahama and Motin Bashiru (2014); Blanchflower và Oswald (1998), Ajzen (1991) + tcctri Hỗ trợ từ tổ chức chính trị - xã hội, bằng “1” nếu nhận được hỗ trợ; bằng “0” nếu không nhận được hỗ trợ. Hồ Thị Diệu Ánh,( 2015 + hotro Hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước, giá trị bằng “1” nếu nhận được hỗ trợ; bằng “0” nếu không nhận được hỗ trợ; Mức độ tiếp cận, tính đầy đủ, tính hợp lý, của chính sách được đo bằng thang đo likert 5 mức độ. Ngô Quỳnh An (2012), Ngô Xuân Bá (2006) + Nguồn: Tác giả tổng hợp 3.5. Dữ liệu nghiên cứu Khảo sát được tiến hành qua hai kênh. Thứ nhất, thông qua việc kết nối với Đoàn Thanh niên, quản lý cấp xã của 15 xã, thị trấn thuộc 3 đơn vị Thành phố Thái Nguyên, huyện Phú Bình và huyện Đại Từ để tiếp cận với các đối tượng là thanh niên từ 34 tuổi trở xuống đang kinh doanh, sinh sống, làm việc trên địa bàn. Thứ hai, phiếu online được xây dựng để điều tra các đối tượng thông qua mạng xã hội và email. Hơn 600 phiếu khảo sát được phỏng vấn trực tiếp và nhận phản hồi từ kết quả online, 470 phiếu thu về, tỷ lệ hồi đáp là khoảng 78%, trong đó khoảng 65% là khảo sát trực tiếp. Sau khi kiểm tra, đối chiếu, luận án đã loại đi các bản trả lời không hợp lệ. Cuối cùng, 398 phiếu được giữ lại, đủ điều kiện để đưa vào phân tích. CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 15 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.2. Thực trạng việc làm, tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên 4.2.1. Kết quả tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên Tỷ lệ tham gia tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên hiện nay tương đối thấp. Bảng 4.1. Kết quả tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên Đơn vị: % Các chỉ tiêu Lực lượng LĐ Thanh niên tỉnh Thái Nguyên 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Làm chủ SXKD 2,1 1,2 1,8 2,0 1,6 1,8 Tự làm cho bản thân và gia đình 4,6 5,1 5,2 4,8 4,5 4,9 Nguồn: Điều tra Báo cáo LĐVL 2013 – 2018, Tổng cục Thống kê 4.2.2. Cơ cấu việc làm của lao động thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên Lực lượng lao động thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là lao động cho gia đình, không hưởng lương (28,1%), đứng thứ hai là làm công ăn lương với tỷ lệ 21,1%. Hoạt động tự tạo việc làm cho bản thân, gia đình và làm chủ sản xuất kinh doanh chiếm 6,1%. Kết quả này cho thấy tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên còn khá thấp hay hoạt động tự tạo việc làm chưa thực sự thu hút lực lượng lao động thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên. Bảng 4.2. Cơ cấu việc làm của lao động thanh niên tỉnh Thái Nguyên Đơn vị: % Các chỉ tiêu Lực lượng LĐ Thanh niên 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Thất nghiệp 0,8 0,8 1,1 1,2 1,01 1,05 Làm chủ SXKD 2,1 1,2 1,8 2,0 1,6 1,9 Tự làm 4,6 5,1 5,2 4,8 4,5 4,7 16 Lao động gia đình 34,2 27,5 29,3 27,6 28,1 28,6 Làm công ăn lương 57,1 59,8 58,2 59,9 56,59 55,75 Khác 1,2 5,6 4,4 7,5 8,2 8,0 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Nguồn: Điều tra Báo cáo LĐVL 2013 – 2018, Tổng cục Thống kê 4.2.3. Cơ cấu về giới của lực lượng lao động thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên là tỉnh tập trung nguồn lực lượng lao động lớn của cả nước, trong đó lực lượng lao động lứa tuổi thanh niên chiếm 31,3% tổng lực lượng lao động Thái Nguyên. Hiện nay (2018), lực lượng lao động Thanh niên Thái Nguyên đạt 135,2 nghìn người và có sự dao động giảm trong những năm gần đây (2013-2018). Bảng 4.3. Lực lượng lao động thanh niên tỉnh Thái Nguyên Năm Nơi cư trú/vùng Lực lượng lao động thanh niên (Nghìn người) Tỷ trọng (%) Tổng số Nam Nữ 2013 Tổng 140,5 100 53,4 46,6 Thành thị 45,9 100 50,2 49,8 Nông thôn 94,6 100 55,3 44,7 2014 Tổng 133,2 100 55 45 Thành thị 36,8 100 51,4 48,6 Nông thôn 96,4 100 55,7 44,3 2015 Tổng 140,6 100 52,8 47,2 Thành thị 38,5 100 50,6 49,4 Nông thôn 102,1 100 56,2 43,8 2016 Tổng 136,8 100 52 48 Thành thị 38,4 100 50,8 49,2 Nông thôn 98,4 100 55,5 44,5 17 Năm Nơi cư trú/vùng Lực lượng lao động thanh niên (Nghìn người) Tỷ trọng (%) Tổng số Nam Nữ 2017 Tổng 133,9 100 52,3 47,7 Thành thị 38 100 51,2 48,8 Nông thôn 95,9 100 56,6 43,4 2018 Tổng 135,2 100 52,4 47,6 Thành thị 38,7 100 51,1 48,9 Nông thôn 96,5 100 54,6 45,4 Nguồn: Điều tra Báo cáo LĐVL 2013 – 2018, Tổng cục Thống kê 4.2.4. Cơ cấu về trình độ đào tạo, học vấn Về trình độ học vấn, so với nhóm lực lượng lao động thanh niên nói chung, nhóm lao động thanh niên tự tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên là kém hơn khá nhiều, tuy vậy nhóm thanh niên làm chủ cơ sở sản xuất kinh doanh lại cao hơn một chút. Trong những năm gần đây, khoảng cách này đang có xu hướng giảm dần khi tỷ lệ trình độ học vấn của nhóm thanh niên tự tạo đang tăng lên. So sánh năm 2013 và 2018, tỷ lệ tốt nghiệp THPT của nhóm lực lượng lao động chung là tương đương, nhưng đối với nhóm thanh niên tự tạo việc làm, tỷ lệ tốt nghiệp THPT đã tăng từ 24% lên 29,7%. Mặc dù có nhiều tiến bộ, nhưng trình độ học vấn và trình độ đào tạo của nhóm thanh niên làm chủ sản xuất kinh doanh và tự tạo việc làm còn có thể cải thiện được nữa, để bộ phận lao động thanh niên tỉnh Thái Nguyên thực sự trở thành động lực phát triển khu vực kinh tế tư nhân. 4.2.5. Cơ cấu ngành Về cơ cấu ngành được phân chia làm 3 lĩnh vực: Nông nghiệp, công nghiệp xây dựng và lĩnh vực thương mại dịch vụ (bao gồm cả vận tải, nhà hàng khách sạn). Trong tổng lực lượng lao động thanh niên của tỉnh Thái Nguyên, cơ cấu ngành có sự biến động không đáng kể. Lao động thanh niên lĩnh vực nông nghiệp có xu hướng giảm giải đoạn năm 2013 đến 2017, từ 43,4% năm 2014 xuống còn 39,2 năm 2017. Với lĩnh vực công nghiệp xây dựng, lao động thanh niên tham gia có xu hướng tăng, năm 2014 chỉ có 21,2 đến năm 2017 tăng lên 18 25,6%. Riêng lĩnh vực dịch vụ thương mại, giai đoạn 2014 – 2017, số lao động thanh niên tham gia lúc tăng, lúc giảm, nhưng biên độ dao động không nhiều, chỉ dưới 1,5%. Với đối tượng thanh niên làm chủ sản xuất kinh doanh, cơ cấu ngành giữ được sự ổn định trong cả giai đoạn 2013 – 2018, mặc dù có sự biến động nhưng rất nhỏ, chênh lệch giữa năm 2013 và 2017 chỉ 0,1%. 4.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên 4.3.1. Đặc điểm cá nhân với tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên Đặc điểm giới tính, trình độ học vấn, tuổi, dân tộc, tham gia các tổ chức đoàn thể ở địa phương, hôn nhân, sức khỏe. 4.3.2. Thái độ đối với quyết định tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên Kết qủa từ khảo sát 398 thanh niên khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên cho thấy, thái độ của thanh niên lựa chọn tự tạo việc làm đều cao hơn thái độ tự tạo việc làm của các thanh niên không chọn tự tạo việc làm. 4.3.3. Nhận thức kiểm soát hành vi với quyết định tự tạo việc làm Nhận thức cá nhân có thể tự tạo việc làm và thành công khi tự tạo việc làm cho bản thân mình nhận được mức đồng ý khá cao, ở nhóm quyết định tự tạo việc làm là 4,16 và 4,26 điểm, nhóm không tự tạo việc làm ở mức 4,188 đến 4,238 tương ứng cho hai nhận định trên. Ở hai nhận định này, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm thanh niên được khảo sát. Ở nhận định có thể kiểm soát được quá trình tự tạo việc làm, nhóm tham gia tự tạo việc làm có mức điểm đồng ý cao hơn so với nhóm còn lại là 0,188 điểm với mức ý nghĩa thống kê 90%. Tuy nhiên, mức điểm là 3,89 cho thấy nhóm quyết định tự tạo việc làm chưa thực sự tự tin về khả năng kiểm soát của bản thân trong quá trình tự tạo việc làm. 4.3.4. Khả năng huy động tài chính cá nhân với quyết định tự tạo việc làm Khả năng huy động tài chính cá nhân ở nhóm thanh niên quyết định tự tạo việc làm lớn hơn khả năng huy động tài chính cá nhân ở nhóm quyết định không tự tạo việc làm. Sự khác biệt ở các nhận định dao động trong khoảng từ 0,226-0,428 điểm và có ý nghĩa thống kê. Trong đó khác biệt lớn nhất ở khả 19 năng tích lũy vốn từ khoản tiền tiết kiệm hoặc làm thêm, và khác biệt nhỏ nhất ở khả năng thế chấp tài sản để tự tạo việc làm. 4.3.5. Ý kiến người xung quanh với quyết định tự tạo việc làm Quyết định tự tạo việc làm của thanh niên nhận được sự ủng hộ từ những người thân xung quanh với mức điểm khá, 4,059 với nhóm tự tạo việc làm và 3,922 với nhóm không tự tạo việc làm. Tuy nhiên hỗ trợ từ phía gia đình bạn bè cho hoạt động tự tạo việc làm chưa thực sự tích cực với mức điểm xấp xỉ 3,7 ở nhóm tự tạo việc làm và thấp hơn ở ngưỡng 3,377 đến 3,616 ở nhóm không tự tạo việc làm. Như vậy, có thể thấy khi quyết định tự tạo việc làm, thanh niên nông thôn khu vực tỉnh Thái Nguyên xác định phải dựa chủ yếu vào khả năng, sự nỗ lực của cá nhân thanh niên đó. 4.3.6. Hỗ trợ tự tạo việc làm của các tổ chức đoàn thể tới quyết định tự tạo việc làm 50,43% thanh niên trong nhóm quyết định tự tạo việc làm nhận được hỗ trợ và 49,57% không nhận được hỗ trợ là kết quả khảo sát tìm thấy. Tỷ lệ nhận hỗ trợ cao hơn được tìm thấy ở nhóm không tự tạo việc làm (60,71%). Hỗ trợ đối với nhóm quyết định tự tạo việc làm chưa thực sự được quan tâm. 4.3.7. Chính sách hỗ trợ của nhà nước với quyết định tự tạo việc làm Kết quả khảo sát cho thấy, có sự khác biệt về ý kiến giữa hai nhóm thanh niên quyết định tự tạo việc làm với thanh niên không quyết định tự tạo việc làm. Với nhóm thanh niên quyết định tự tạo việc làm, đối tượng trực tiếp tiếp xúc với chính sách, được hưởng lợi từ chính sách, nhận định rằng: chính sách hỗ trợ tự tạo việc làm chưa thực sự hợp lý (3,255 điểm). Nhóm cũng không thực sự đồng ý với các nhận định như: chính sách nhà nước là dễ tiếp cận, là đầy đủ và hiệu quả. 4.4. Đánh giá chung về tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên Đánh giá chung Từ kết quả thực trạng tự tạo việc làm của tỉnh Thái Nguyên cho thấy, lực lượng lao động thanh niên tự tạo việc làm là khá thấp, tỷ lệ tự tạo việc làm của thanh niên tỉnh Thái Nguyên chỉ đạt mức xấp xỉ 6%. Nguyên nhân lựa chọn tự tạo việc làm. Kết quả khảo sát cho thấy lý do thanh niên lựa chọn tự tạo việc làm có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do không tìm được việc làm được (64,67 %) buộc h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_tu_tao_viec_lam_cua_thanh_nien_nong_thon_tin.pdf
Tài liệu liên quan