Tóm tắt Luận án Vai trò của các tổ chức chính trị-Xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã

Người ta có thể tham gia hoạt động từ thiện bằng nhiều

hình thức như ủng hộ bằng tiền, hiện vật hay ngày công với cách

làm “chính thức” hoặc “phi chính thức”.

Ngoại trừ đoàn TN không có sự biến thiên ở 3 giá trị, còn

lại các tổ chức khác cho thấy đánh giá khác nhau về 3 giá trị mà

họ nhận được khi tham gia các tổ chức CT-XH. Tham gia đoàn

TN cái hội viên đánh giá cao là được giao lưu, ăn uống (cao nhất

với 33,3%). Trong khi đó hội CCB đánh giá cao lợi ích được mở

rộng các mối quan hệ xã hội hơn so với các đoàn thể khác (53,1%

chênh lệch gần 30 điểm phần trăm so với tổ chức thấp nhất là hội

PN). Thăm hỏi, động viên, chúc mừng vẫn là giá trị quan trọng

được thành viên các tổ chức đánh giá cao hơn hẳn so với các giá

trị còn lại ở tất cả các đoàn thể đặc biệt được đánh giá cao nhất.

pdf28 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Vai trò của các tổ chức chính trị-Xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c chính trị ở Việt Nam hiện nay. Hạn chế của nghiên cứu Do đây là một nghiên cứu tiến hành tại nông thôn nên tổ chức Công đoàn không nằm trong nghiên cứu này của chúng tôi. 7 Trong nghiên cứu này, tìm hiểu vể vai trò của các tổ chức CT-XH trong đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn chúng tôi chỉ tìm hiểu hai hợp phần là thị trường lao động và trợ giúp xã hội. Hợp phần bảo hiểm do đây là nghiên cứu tại nông thôn và xã nghiên cứu thuộc diện được 100% bảo hiểm miễn phí nên chúng tôi không tìm hiểu hợp phần BHXH trong nghiên cứu này. Chính sách thị trường lao động gồm nhiều chính sách tuy nhiên quan điểm của chúng tôi về hệ thống chính sách thị trường lao động có liên quan trực tiếp và tác động tới các tổ chức CT- XH chỉ bao gồm các chính sách việc làm, chính sách đào tạo nghề và chính sách tín dụng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần kiểm chứng tính phổ biển cũng như độ chính xác, hợp lý và khả năng ứng dụng của lý thuyết vai trò và lý thuyết xã hội học tổ chức. Ngoài ra, luận án cũng nhằm đóng góp thêm các luận cứ cho bộ môn xã hội học chính trị. Ý nghĩa thực tiễn: Luận án cũng cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, chính quyền địa phương và cả người dân đánh giá được hiệu quả tham gia đảm bảo an sinh xã hội của các tổ chức CT-XH. Từ đó đưa ra những chính sách và cơ chế hoạt động phù hợp đồng thời giúp cho các tổ chức CT-XH có thể nhìn lại và đánh giá hoạt động của chính tổ chức mình nhằm đem lại hiệu quả trong quá trình thực hiện của tổ chức. 8 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Chính sách xã hội, các tổ chức đoàn thể có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về an sinh xã hội bao gồm: tiếp nhận các ý kiến phản ảnh của nhân dân, trực tiếp tiếp thu các thông tin, tài liệu để xem xét, theo dõi và phát hiện hành vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.trong việc thực hiện quy định pháp luật về an sinh xã hội, kiến nghị trực tiếp tới các tổ chức có thẩm quyền để giải quyết. Từ phía người dân cho thấy, bên cạnh những ưu điểm truyền thống, cách thức hoạt động của các đoàn thể chính trị-xã hội vẫn mang tính “hành chính hóa” và các đoàn thể này đang làm việc do Ủy ban nhân dân phân công “sai khiến” nên đánh mất các chức năng thực sự của một hội. Vai trò các tổ chức CT-XH trong vận động dân chủ cơ sở tại địa phương, thông qua tuyên truyền, giám sát, xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở mà Mặt trận cùng các đoàn thể góp phần hạn chế những xung đột giữa các tầng lớp nhân dân cũng như giữa nhân dân với chính quyền. Một cách gián tiếp thông qua các đoàn thể người dân được giám sát hoạt động của chính quyền, đảm bảo cho nhân dân ở cơ sở được tự bàn bạc, tự quyết định hoạt động của mình trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Dù đang hoạt động cũng như được đầu tư lớn nhưng các tổ chức CT-XH có xu hướng hành chính hóa và xa dần với cách tiếp cận đi vào quần chúng – cái vốn là đặc trưng của các tổ chức này lúc mời thành lập. Các tổ chức chính trị-xã hội 9 được tổ chức và hoạt động rập khuôn theo lối “hành chính” và hầu như đã “hành chính hóa”, lệ thuộc vào chính quyền, mất khả năng kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền. Vai trò của các tổ chức CT-XH trong xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế-xã hội, kể từ khi Đổi mới, các đoàn thể chứng tỏ vai trò nhiều hơn trong phát triển kinh tế xã hội bằng việc tham gia cung cấp các dịch vụ xã hội cho Chính phủ. Các tổ chức này cho thấy chức năng kép mà họ đang đảm nhận: vừa mang tính chất xã hội và vừa mang tính chất phát triển. Các hoạt động giảm nghèo trở thành tâm điểm hoạt động của các tổ chức xã hội nói chung và các đoàn thể chính trị-xã hội nói riêng. Vai trò của các tổ chức này thực sự có ý nghĩa khi Ngân hàng Chính sách xã hội bắt đầu giao phó các chương trình tín dụng cho các đoàn thể địa phương. Các nghiên cứu hiện nay cho thấy ta thấy được vai trò của các tổ chức, các quỹ tín dụng trong việc hỗ trợ người dân với tư cách như là những tổ chức phúc lợi xã hội hỗ trợ, trợ giúp người dân đặc biệt là những nhóm yếu thế. Vai trò của các tổ chức CT-XH cũng được đặc biệt nhấn mạnh như là một trong những giải pháp tích cực góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo, giáo dục, y tế, văn hóa và đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn. 10 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Một số khái niệm nghiên cứu Vai trò theo Từ điển Xã hội học Oxford là một khái niệm then chốt trong lý thuyết xã hội học. Nó nhấn mạnh những kỳ vọng xã hội gắn với những vị thế hay vị trí nhất định trong xã hội và nó phân tích sự vận hành của những kỳ vọng ấy. Vai trò được hiểu là sự đảm nhận các hoạt động trợ giúp người dân của các tổ chức CT-XH trên hai phương diện của hệ thông an sinh xã hội quốc gia là thị trưởng lao động và trợ giúp xã hội. An sinh xã hội được hiểu là hệ thống các chính sách can thiệp của nhà nước cùng với sự hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức (trong khuôn khổ quy định của luật pháp) nhằm giảm mức độ nghèo đói và tổn thương, nâng cao năng lực tự bảo vệ của người dân và xã hội trước những rủi ro hay nguy cơ giảm hoặc mất thu nhập, bảo đảm ổn định, phát triển và công bằng xã hội, nâng cao khả năng ứng phó của người dân đối với các rủi ro, nguy cơ thông qua việc hỗ trợ, trang bị cho họ các phương thức nhằm nâng cao mức sống cá nhân và hộ gia đình”. Hệ thống này bao gồm 3 nhóm chính sách chính: i) Chính sách thị trường lao động; ii) Bảo hiểm xã hội; iii) Trợ giúp xã hội. Thị trường lao động theo cuốn Thuật ngữ an sinh xã hội Việt Nam là thuật ngữ kinh tế học để chỉ sự trao đổi lao động trong một quốc gia, vùng, ngành nghề. Chính sách thị trường lao động bao gồm các chính sách thị trường lao động chủ động và 11 thụ động. Trong nghiên cứu này, chính sách thị trường lao động được chúng tôi quan tâm nghiên cứu ở khía cạnh là các chính sách việc làm, đào tạo (nghề) và tín dụng cho các đối tượng đang có nhu cầu (tìm việc hay được đào tạo nghề phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế). Trợ giúp xã hội là những bảo đảm và hỗ trợ của nhà nước và xã hội (các cá nhân, tổ chức) giúp cho các thành viên của cộng đồng khắc phục những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài trong cuộc sống và nâng cao mức sống hộ gia đình. Hoạt động trợ giúp này được thực hiện thông qua việc cung cấp tài chính, trợ giúp ngày công hay hỗ trợ bằng hiện vật nhằm đảm bảo an sinh cộng đồng. Tổ chức chính trị-xã hội hay còn được gọi là các tổ chức đoàn thể quần chúng được sáng lập bởi Đảng cộng sản nhằm tiếp cận và vận động quần chúng tham gia, ủng hộ các chính sách của Đảng. Vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức chính trị - xã hội được quy định cụ thể trong luật hay điều lệ của từng tổ chức. Do nghiên cứu được tiến hành ở nông thôn, nên các tổ chức CT-XH được chúng tôi đề cập đến chỉ bao gồm 5 tổ chức đó là: mặt trận tổ quốc, hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh và đoàn thanh niên. 1.2. Vận dụng một số lý thuyết trong luận án Lý thuyết vai trò: sự biến đổi về vai trò của các tổ chức, hội nhóm trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta hiện nay từ giai đoạn tập trung quan liêu bao cấp sang giai đoạn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang đặt ra vấn đề lớn. Lúc này vai trò của các tổ chức CT-XH cần phải có những biến 12 đổi để phù hợp với bối cảnh mới. Thực tế cho thấy vai trò thực nhận và kỳ vọng của các tổ chức đang có những mâu thuẫn cần phải xem xét nhằm đảm bảo sự phù hợp giúp các tổ chức này hoạt động có hiệu quả. Lý thuyết về xã hội học tổ chức: Các tổ chức này có những quy định, nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể rõ ràng. Và các thành viên tham gia tổ chức đó buộc họ cũng phải có những cách thức, hành vi, ứng xử giao tiếp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong tổ chức đó với tư cách là một thành viên. Việc xây dựng các quy định, các nghị quyết đưa ra trong các kỳ đại hội của các đoàn thể đều có một nhiệm vụ chung nhất là nhằm đảm bảo lợi ích và phục vụ quyền lợi của tổ chức. Với sự thống nhất và nguyên tắc vận hành rõ ràng giúp các tổ chức này hoạt động hiệu quả hơn. 13 Chương 3. CÁC TỔ CHỨC CT-XH THAM GIA TRIỂN KHAI CÁC CHÍNH SÁCH THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN 3.1. Hỗ trợ thông tin, tư vấn phát triển sản xuất Thời gian qua các địa phương cũng đã tích cực triển khai các chương trình, tổ chức các cuộc vận động tư vấn về việc làm, phát triển kinh tế xã hội tại Tuyên Quang và Cà Mau. Nhưng thực tế cho thấy chỉ thu hút sự quan tâm của 11,6% người dân với một số hoạt động chính như: các chương trình phối hợp tư vấn, giới thiệu việc làm. Hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật chỉ tương đương với 11,8% và tư vấn sản xuất chỉ chiếm 8,4% tỷ lệ người biết đến các hoạt động này và không có sự khác biệt giữa Cà Mau và Tuyên Quang. Trong số 3 hình thức được các đoàn thể hỗ trợ người dân trong phát triển sản xuất thì những đánh giá tích cực về các hình thức hỗ trợ của Hội PN không có sự chênh lệch lớn (gần 3 điểm phần trăm) nhưng lại chênh lệch khá lớn ở các tổ chức khác như hội ND, hội CCB và đoàn TN (trên 10 điểm phần trăm). Trong số 3 hình thức trên thì hình thức cung cấp thông tin, lời khuyên, tư vấn cùng với chuyển giao KHKT trong hỗ trợ phát triển kinh tế được người dân đánh giá cao hơn so với hình thức còn lại. Hoạt động này đặc biệt có ý nghĩa và được đánh giá cao ở hội ND (44,4% và 47,8%) và hội PN (31,2% và 33,9%). Đoàn TN so với 14 3 tổ chức còn lại cho thấy họ không được người dân đánh giá cao vai trò trong các hình thức trợ giúp này. Bởi vì đánh giá cao vai trò của các tổ chức trong việc cung cấp thông tin, lời khuyên, tư vấn cho người dân trong hỗ trợ phát triển sản xuất mà đây trở thành lý do được người dân đánh giá cao nhất ở cả 4 tổ chức khi hỏi về những điều mà họ cho rằng sẽ nhận được khi tham gia các đoàn thể trong số 12 giá trị mà mà chúng tôi đưa ra. Hội ND và PN là 2 tổ chức được đánh giá cao nhất. Đối với những người đã được nhận hỗ trợ từ các đoàn thể đều chiếm tỷ lệ cao ở cả 5 tổ chức và chỉ xếp sau tỷ lệ đối với hoạt động thăm hỏi, động viên họ khi ốm đau. Tỷ lệ cao nhất thuộc về nhóm đầu với hội PN (36,9%) tiếp sau là hội ND (34,4%), trong khi đó nhóm sau với hội CCB là 15,3% còn MTTQ và đoàn TN chưa đến 10%. Nếu so sánh hoạt động hỗ trợ giữa những người là thành viên và không là thành viên của các tổ chức cho thấy thành viên các tổ chức đoàn thể vẫn nhận được hỗ trợ nhiều hơn so với những người không phải là thành viên của các tổ chức (đặc biệt tỷ lệ chênh lệch tới gần 50% ở hội ND, hội PN và hội CCB. 3.2. Đào tạo nghề và giới thiệu việc làm a) Đào tạo nghề Hoạt động đào tạo nghề, tập huấn, chuyển giao khoa học và kỹ thuật hiện nay chủ yếu với vai trò của các đoàn thể trong đó tập trung chính vào hội ND và hội PN. Ở 8 khâu trong hoạt động đào tạo nghề mà các tổ chức CT-XH có thể tham gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy, NTL đánh giá cao vai trò của các tổ 15 chức ở 4 khâu. Đáng chú ý là khâu tuyên truyền, vận động được NTL đánh giá cao nhất so với các hoạt động khác với (trên 90%) và chênh lệch không nhiều giữa các tổ chức (dưới 5 điểm phần trăm) trong đó cao nhất thuộc vào nhóm hội CCB. Khâu được đánh giá cao thứ hai là tập huấn và cung cấp thông tin về các chương trình đào tạo nghề tại địa phương. Theo đó, hội ND (53,8%) và hội PN (53,5%) được đánh giá cao hơn hẳn so với 2 tổ chức còn lại đặc biệt là đoàn thanh niên được ghi nhận thấp hơn các tổ chức khác trên 10 điểm phần trăm. Vai trò quản lý trong hoạt động đào tạo nghề bị đánh giá thấp nhất trong số 4 khâu ở tất cả các tổ chức (dưới 28 điểm phần trăm- thấp nhất là hội ND và đoàn TN với 23,1%). Những người tham gia các lớp đào tạo nghề chủ yếu là những người có trình độ học vấn ở mức trung bình (hết THCS – 54,5%) trong khi đó tỷ lệ học hết THPT chỉ chiếm 30,3% và từ tiểu học trở xuống 15.1%. Một tỷ lệ không nhỏ với 37,9% người được hỏi đưa ra lý do không tham gia là do họ không biết có các lớp đào tạo này. Điều này đặt ra vấn đề trong cách thức tuyên truyền, thông báo, cung cấp thông tin tới người dân của địa phương. Với hoạt động đào tạo nghề thì yếu tố là thành viên của một tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội có thể coi là một trong những lợi thế. Và điều này càng được khẳng định thông qua các cuộc PVS với lãnh đạo một số đoàn thể (hội ND, PN) khi họ coi đây như là “yếu tố đương nhiên” để xét những người tham gia các lớp đào tạo cho đoàn thể tổ chức. Và khi mà người dân còn thấy được tầm quan trọng của các lớp đào tạo nghề thì khi đó yếu 16 tố thành viên các tổ chức CT-XH sẽ còn là một giá trị quan trọng và là động lực cần thiết để thu hút người dân tham gia vào các tổ chức này. b) Giới thiệu việc làm Những người có được việc làm thông qua các đoàn thể hiện nay đa phần là những người có mức thu nhập từ trung bình trở lên (85,7%). Trong khi những người không được các đoàn thể giới thiệu việc làm tập trung ở nhóm thu nhập thấp nhất (46,6%), hai nhóm thu nhập còn lại với chênh lệch không lớn. Đối với những người có được việc làm thông qua giới thiệu của các tổ chức đoàn thể thì không có sự khác biệt quá lớn giữa những người là thành viên hay không là thành viên của tổ chức (14,2 điểm phần trăm). Trong khi đó với những người không được giới thiệu việc làm thì sự chênh lệch lên tới 25,4 điểm phần trăm với tỷ lệ lớn tập trung ở những người không phải là thành viên của đoàn thể. Những người không được giới thiệu việc làm tập trung chủ yếu ở nhóm trình độ học vấn ở mức trung bình (tiểu học – 31,2% và THCS – 45,7%). Trong khi đó ở nhóm được các đoàn thể giới thiệu việc làm cho thấy có xu hướng tập trung ở nhóm có trình độ học vấn cao hơn (THCS – 47,6% và từ THPT trở lên 38,1%). Trong số các tổ chức đoàn thể thì hội PN là tổ chức có tỷ lệ giới thiệu việc làm cao nhất (66,7%). Những người được các tổ chức CT-XH giới thiệu việc làm phần lớn là những người trẻ dưới 35 tuổi (42,9%), làm nông nghiệp (61,9%), nữ giới chiếm tỷ lệ khá cao (43,2%). 17 Những người mà thu nhập của hộ gia đình ở mức khá giả không có nhu cầu biết hay tham gia các chương trình giới thiệu việc làm (59,7%). 3.3. Hỗ trợ vay vốn thông qua hệ thống tín dụng địa phương a) Ủy thác cho vay của ngân hàng chính sách xã hội Hội ND và Hội PN là hai đoàn thể đóng vai trò quan trọng khi họ chiếm phần lớn tỷ lệ cho các hộ dân vay vốn từ NHCSXH (chiếm tới 52,8% và 42,2%). Điều này cũng được thể hiện và chứng minh một cách cụ thể trong Báo cáo Tổng kết hàng năm của các đoàn thể. Đoàn thanh niên tham gia vay vốn hoàn toàn là những hộ gia đình có mức trung bình khá. Tỷ lệ ở hộ nghèo tập trung nhiều ở nhóm người là thành viên của hội CCB (53,8%) và hội ND (42,1%). Trong khi đó tỷ lệ hộ giàu tham gia vay vốn không có sự khác biệt nhiều ở mỗi nhóm trên dưới 30% - một tỷ lệ không quá cao nhưng có ý nghĩa đối với một chương trình cho vay dành cho hộ nghèo. Người dân dường như chưa nhìn nhận vai trò của các tổ chức này như cái cách mà các tổ chức này kỳ vọng. Với người dân, họ được duyệt vay vốn là nhờ NHCSXH - chỉ đơn giản vậy, thậm chí nếu biết họ họ cũng không quan tâm mình nhận vốn ủy thác từ đoàn thể nào. Với bản thân các cán bộ đoàn thể cấp cơ sở, họ cũng chỉ nhận thấy mình đóng vai trò là cầu nối giữa ngân hàng và người dân, là người “làm thuê” cho ngân hàng. Trong khi đó các đoàn thể cơ sở kỳ vọng đây là một trong những phương thức quan trọng để phát triển thành viên – thu hút họ tham gia tổ 18 chức bằng việc đem lại cho họ mối lợi trực tiếp từ nguồn vốn vay phát triển sản xuất. b). Các quỹ/tổ/chương trình vay/hỗ trợ vốn khác Vay vốn có thể coi là một trong nhưng lợi ích chủ yếu mà hội viên các đoàn thể đánh giá khi tham gia các tổ chức này: Hội PN 18,9%, Hội ND 14,1% và Hội CCB 14,7%. Lý do được vay vốn là động lực lớn để người ta tham gia vào Hội PN (21,5%) và Hội ND (15,2%). Trong khi đó với Đoàn TN và Hội CCB, đây chưa phải là lý do thực sự quyết định tới việc tham gia hội đoàn thể của người dân (Hội CCB chỉ chiếm 8,3% và Đoàn TN là 8,2%). Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa Tuyên Quang và Cà Mau trong việc đưa ra lý do tham gia các tổ chức để được vay vốn ưu đãi Các đoàn thể bên cạnh nguồn Quỹ hội bắt buộc phải đóng nộp 60% cho quỹ cấp huyện phục vụ hoạt động thì hiện nay các tổ chức này cũng có rất nhiều các hình thức hỗ trợ nguồn vốn cho hội viên tập trung chủ yếu ở hội ND và hội PN. Thông qua hoạt động của các tổ này, người dân có thêm một nguồn hỗ trợ kinh phí quan trọng trong việc phát triển kinh tế và trang trải hoạt động của gia đình. Điều này càng thực sự có ý nghĩa đối với những hộ gia đình có thu nhập thấp và không có nhiều sự lựa chọn đối với các hình thức vay vốn. Trong bối cảnh của một địa phương với tỷ lệ người dân tộc cao và một địa phương ở cực Nam của tổ quốc phát triển còn hạn chế, đời sống cư dân nông thôn còn khó khăn thì những sự trợ giúp từ các tổ/nhóm vay vốn được các đoàn thể xây dựng, tổ chức và quản lý là hết sức cần thiết và có ý nghĩa. 19 Chương 4. CÁC TỔ CHỨC CT-XH TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP XÃ HỘI TẠI NÔNG THÔN 4.1. Trợ giúp xã hội thường xuyên Trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng đang là một hoạt động phát triển khá rộng khắp hiện nay ở các địa phương. Kết quả khảo sát cho thấy, tại địa bàn nghiên cứu đang có các hoạt động khá đa dạng: xây dựng nhà tình thương (15,2%), giúp đỡ người có hoàn cảnh đặc biệt (16,1%), các chương trình quyên góp/ủng hộ (21,7%), giúp đỡ gia đình chính sách (14,7%), thăm/nuôi mẹ Việt Nam anh hùng, người có công (11,6%). Mức độ nắm bắt các thông tin của người dân đối với các các hình thức trợ giúp tại cộng đồng cho thấy không có sự chênh lệch quá rõ. Có lẽ bởi sự phong phú về đối tượng thụ hưởng và sự đa dạng trong thành phần tham gia ủng hộ nên các chương trình quyên góp/ủng hộ vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (21,7%). Công tác truyền thông cho các hoạt động này cũng khá đa dạng và phong phú, người ta biết đến các hoạt động trợ giúp xã hội tại địa phương qua nhiều kênh khác nhau: 3 kênh thông tin chính cung cấp cho người dân đó là: qua các cuộc họp của thôn/ấp (51,3%), các tổ chức đoàn thể (50,6%), và trưởng thôn/ấp (44,1%). Các đoàn thể chủ yếu hướng đến trợ giúp cho 2 nhóm đối tượng chính đó là: giúp đỡ người nghèo nói chung (96,2%) và giúp đỡ các nhóm đối tượng khác nhau trong khuôn khổ các hoạt động ủng hộ do Nhà nước, MTTQ VN kêu gọi với các chương trình quyên góp/ủng hộ (98,6%). Bên cạnh đó các hoạt 20 động xây dựng các quỹ đóng góp ủng hội hội viên của được các đoàn thể triển khai tích cực (thông qua báo cáo tổng kết của các tổ chức đoàn thể địa phương). Người ta có thể tham gia hoạt động từ thiện bằng nhiều hình thức như ủng hộ bằng tiền, hiện vật hay ngày công với cách làm “chính thức” hoặc “phi chính thức”. Ngoại trừ đoàn TN không có sự biến thiên ở 3 giá trị, còn lại các tổ chức khác cho thấy đánh giá khác nhau về 3 giá trị mà họ nhận được khi tham gia các tổ chức CT-XH. Tham gia đoàn TN cái hội viên đánh giá cao là được giao lưu, ăn uống (cao nhất với 33,3%). Trong khi đó hội CCB đánh giá cao lợi ích được mở rộng các mối quan hệ xã hội hơn so với các đoàn thể khác (53,1% chênh lệch gần 30 điểm phần trăm so với tổ chức thấp nhất là hội PN). Thăm hỏi, động viên, chúc mừng vẫn là giá trị quan trọng được thành viên các tổ chức đánh giá cao hơn hẳn so với các giá trị còn lại ở tất cả các đoàn thể đặc biệt được đánh giá cao nhất. Xét về đối tượng, chủ thể của hoạt động quyên góp từ thiện này gồm chính quyền và các đoàn thể: đánh giá người dân về vai trò chính quyền là khá quan trọng trong hoạt động này (40,2%) trong khi các tổ chức đoàn thể chiếm tỷ lệ thấp và chênh lệch khá lớn (dưới 25% ). Nếu so sánh giữa các tổ chức thì vai trò của hội PN (38,7%) và hội ND (37,6%) được đánh giá cao nhất trong khi đoàn TN thấp nhất (dưới 15%). Người dân ở Tuyên Quang có xu hướng gắn hoạt động từ thiện với vai trò của các tổ chức đoàn thể (trên 70%) thì người dân ở Cà Mau có xu hướng đánh giá cao vai trò này đối với nhóm các cá nhân, tổ chức khác (nhóm khác chiếm tới 57,1%). 21 Xét về phương thức hoạt động, hoạt động đóng góp từ thiện của MTTQ, hội CCB và đoàn TN là 3 tổ chức ít được người dân biết đến nhất (tỷ lệ không biết là trên dưới 70%), trong khi tỷ lệ người dân biết hoạt động từ thiện của Hội Phụ nữ cũng như Hội ND đều cao hơn đáng kể. Trong khi đó, tỷ lệ người dân biết đến hoạt động từ thiện của Hội ND và Hội PN thông qua các cuộc họp của đoàn thể chiếm tới 66% và 55,8%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ biết qua loa truyền thanh (21,8% và 21,4%) cũng như các hình thức khác. Điều đó cho thấy, cách thức truyền thông qua các cuộc họp vẫn đạt được hiệu quả tốt nhất. Hình thức người dân tham gia các hoạt động từ thiện hiện nay do các đoàn thể phát động không đa dạng. Trong số 4 hình thức gồm tiền măt, hiện vât, ngày công và tư vấn thì người dân tại địa phương khảo sát chỉ sử dụng hai hình thức đó là tiền mặt và ngày công trong đó tiền mặt chiếm tỷ lệ chủ yếu (66%) do nhanh gọn, tiện lợi và không mất nhiều thời gian. Về cơ bản thì tỷ lệ đóng góp ở Cà Mau thấp hơn nhiều so với Tuyên Quang. Mặc dù hình thức ủng hộ bằng tiền mặt ở Cà Mau là cao nhất so với các hình thức khác (33,2% trong khi tỷ lệ không ủng hộ chiếm tới 66,3%) nhưng nếu so sánh tương quan hình thức này ở hai tỉnh thì tỷ lệ ở Cà Mau kém Tuyên Quang tới 49,6 điểm phần trăm). Tuyên Quang có xu hướng ủng hộ tiền mặt (74,8%) trong khi đó Cà Mau xu hướng này là không đáng kể, tình hình tương tự đối với hình thức ủng hộ bằng ngày công. Những người có thu nhập thấp có xu hướng ủng hộ tiền mặt hơn người có thu nhập cao, trong khi nhóm thu nhập cao có xu hướng ủng hộ ngày công (42,9% ở nhóm thu nhập cao nhất 22 và 0% ở nhóm thu nhập thấp nhất). Nhóm thành viên đoàn thể có tỷ lệ ủng hộ bằng ngày công cao hơn 85,7%, trong khi tỷ lệ ủng hộ bằng tiền mặt không có sự khác biệt. Có tới 31,8% người được hỏi không ủng hộ dưới bất cứ hình thức nào, có nhiều lý do dẫn tới tỷ lệ này: thu nhập; nghề nghiệp; không phải là thành viên đoàn thể; địa phương sinh sống. Phần lớn trong số họ là người thuộc nhóm nghèo (64,7%), đang làm nông nghiệp (74,7%), không là thành viên đoàn thể (85,8%). Người dân không ủng hộ thông qua kênh đoàn thể bởi phần lớn họ ủng hộ thông qua chính quyền (51,2%), do họ không được huy động đóng góp ủng hộ (25,6%), hay không biết có hoạt động ủng hộ (18,6%). Người dân Cà Mau có tỷ lệ không ủng hộ cao hơn hẳn so với Tuyên Quang (98,5%) bởi ở Cà Mau tỷ lệ người dân tham gia các đoàn thể không cao so với địa phương khảo sát còn lại. Ở quy mô các tổ chức cho thấy, các đoàn thể hiện nay khá tích cực trong hoạt động xây dựng các quỹ đóng góp để ủng hộ hội viên, thành viên và các gia đình gặp khó khăn tại địa phương. Ngoài ra, cùng với nguồn hỗ trợ từ các đoàn thể cấp huyện, tỉnh phối hợp cùng với nhân lực các tổ chức địa phương tiến hành nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên trong các tổ chức như: xây dựng nhà tình thương, giúp đỡ hộ nghèo làm mới và sửa chữa nhà ở; phong trào “Nuôi lợn nhựa tiết kiệm”, “Ống tre tiết kiệm”; thành lập các quỹ/tổ như: quỹ hùn vốn, quỹ hỗ trợ nông dân v.v Bên cạnh hỗ trợ về kinh phí, các tổ chức đoàn thể cho thấy sự đa dạng trong cách thức trợ giúp của mình có thể bằng ngày công, bằng hiện vật, v.v. Với các hình thức hỗ trợ này thì đối 23 tượng được thụ hưởng phong phú hơn, có thể là thành viên tổ chức nhưng cũng có thể không phải là thành viên. 4.2. Trợ giúp xã hội đột xuất Nếu như tiền là hình thức lựa chọn chính trong các hoạt động trợ giúp thường xuyên (đóng góp ủng hộ các quỹ từ trung ương đến địa phương và tổ chức) thì với các hoạt động trợ giúp mang tính chất thời điểm đòi hỏi sự nhanh chóng và hiệu quả lại thu hút các hình thức ủng hộ bằng tiền (95%) và ngày công (92,8%). Ngày công chiếm tỷ lệ khá lớn tại các tổ chức nổi bật lên là đoàn TN (85,4%) và hội ND (82,4%) và không có sự khác biệt giữa Tuyên Quang và Cà Mau trong hoạt động này. Tuy vậy nếu xét về tổng thể thì người dân đóng góp thông qua các đoàn thể ở Tuyên Quang chủ yếu bằng tiền mặt trong khi ở Cà Mau có xu hướng ủng hộ thông qua ngày công. Phần lớn người dân chủ yếu chỉ thấy được vai trò của hội PN (38,7%) và hội ND (37,6%) tham gia trong vai trò là tổ chức kêu gọi đóng góp từ thiện trong khi các đoàn thể khác chiếm tỷ lệ thấp (dưới 10%). Sự chênh lệch đáng kể giữa 2 địa phương trong đánh giá vai trò của các tổ chức đoàn thể ở hoạt động tổ chức quyên góp, ủng hộ chưa hẳn thể hiện chất lượng hoạt động của các đoàn thể ở Tuyên Quang tốt hơn so với Cà Mau. Nó chỉ cho thấy dấu ấn của các đo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_vai_tro_cua_cac_to_chuc_chinh_tri_xa_hoi_cap.pdf