Tóm tắt Luận án Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An - Thái Thanh Quý

Thứ nhất, luận án sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp

Các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của

chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo

bền vững vùng miền núi:

- Chủ trương của NN và của địa phương;

- Hiệu lực của bộ máy

- Sự phát triển kinh tế - xã hội của địa

phương

- Năng lực, trình độ cán bộ.

- Cơ sở vật chất

- Cơ sở vật chất.

Sự cần thiết của nghiên cứu

Nội dung vai trò của chính quyền cấp tỉnh

đối với giảm nghèo bền vững vùng miền

núi:

- Xây dựng chiến lược, KH giảm nghèo;

- Ban hành các chính sách giảm nghèo bền

vững vùng miền núi;

- Tổ chức thực hiện giảm nghèo

Thực trạng vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với

giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An:

- Xây dựng quy hoạch, KH đầu tư.

- Ban hành các chính sách giảm nghèo bền vững vùng

miền núi

- Tổ chức thực hiện giảm nghèo.

- Kiểm tra, giám sát thực hiện giảm nghèo

Giải pháp nâng cao vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng

miền núi tỉnh Nghệ An:

- Hoàn thiện xây dựng quy hoạch, kế hoạch

- Hoàn thiện các chính sách

- Hoàn thiện tổ chức thực hiện .

- Tăng cường thanh tra, giám sát;

- Nâng cao chất lượng công chức trong bộ máy chính quyền về thực hiện giảm nghèo

- Tăng cường sự phối hợp của các cấp chính quyền

- Đẩy mạnh phát triển kinh tế của địa phương.

- Tăng cường cơ sở vật chất

5

lịch sử và lôgíc, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê mô tả làm phương pháp cụ

thể để nghiên cứu, luận giải vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững

vùng miền núi tỉnh Nghệ An dưới góc độ chuyên ngành Kinh tế chính trị.

Luận án cũng kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có, bổ sung và phát triển các luận cứ

và thực tiễn mới phù hợp với mục đích nghiên cứu của luận án.

Thứ hai, phương pháp thu nhập thông tin.

Một là, các thông tin thứ cấp thu thập được từ hệ thống cơ sở dữ liệu của Cục

Thống kê, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội , Sở Kế hoạch - Đầu tư, Bảo hiểm xã

hội tỉnh Nghệ An, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An.

Hai là, các thông tin sơ cấp thu thập được thông qua:

(i) Điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi nhằm thu thập thông tin sơ cấp cần thiết để

phân tích, đánh giá vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng

miền núi tỉnh Nghệ An

(ii) Phỏng vấn : Để hiểu rõ hơn tình hình nghèo vùng miền núi tỉnh Nghệ An, luận

án đã phỏng vấn các chuyên gia và các nhà quản lý về giảm nghèo ở tỉnh Nghệ An

pdf14 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An - Thái Thanh Quý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùng miền núi trong các vấn đề như hoạch định chiến lược và kế hoạch giảm nghèo bền vững; ban hành chính sách thực hiện giảm nghèo bền vững phù hợp với điều kiện cụ thể của vùng miền núi; tổ chức thực hiện giảm nghèo bền vững vùng miền núi; kiểm tra, giám sát thực hiện giảm nghèo bền vững vùng miền núi. Từ đó, xây dựng khung lý thuyết về vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi. Thứ hai, thông qua nghiên cứu thực trạng vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi Nghệ An, qua đó đánh giá vai trò này của chính quyền cấp tỉnh ở tỉnh Nghệ An, từ đó đề xuất các giải pháp khả thi nhằm nâng cao vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi thời gian tới. Thứ ba, đưa ra những kiến nghị đối với Quốc hội, với Chính phủ nhằm nâng cao vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi. Chương 2 8 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG VÙNG MIỀN NÚI 2.1. Một số vấn đề về nghèo và giảm nghèo bền vững vùng miền núi 2.1.1. Một số vấn đề về nghèo vùng miền núi Thứ nhất , quan niệm về nghèo vùng miền núi Luận án đã khái quát được các quan niệm về nghèo khác nhau. Từ đó, trên phương diện lý thuyết, luận án cho rằng, nghèo vùng miền núi là tình trạng thu nhập thấp của một bộ phận dân cư miền núi, không thõa mãn những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu của cuộc sống và thiếu hoặc không có cơ hội lựa chọn để tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng vùng miền núi. Thứ hai, đặc điểm nghèo ở vùng miền núi Luận án cho rằng, nghèo ở vùng miền núi có các đặc điểm chung của nghèo. Luận án cũng chỉ ra, ngoài các đặc điểm chung đó nghèo ở vùng miền núi còn có đặc điểm riêng. Đó là, (i) do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khó khăn và trình độ thấp, nên nỗ lực xóa đói giảm nghèo của chính bản thân nhiều khi không được như mong muốn; (ii) người nghèo ở vùng miền núi ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt và ổn định; (iii) quy mô hộ gia đình người nghèo ở vùng miền núi thường đông con, tỷ lệ sinh đẻ của các hộ nghèo thường rất cao. Thứ ba, nguyên nhân nghèo vùng miền núi. Luận án đã chỉ ra các nguyên nhân sau: (i) do nhận thức và ý thức tự vươn lên thoát nghèo của người nghèo vùng miền núi còn hạn chế;(ii) do điều kiện tự nhiên và kinh tế không thuận lợi;(iii) do thiếu kinh nghiệm làm ăn và thiếu vốn; (iv)do phong tục tập quán, ăn tiêu không hợp lý, lười lao động, gia đình có người mắc bệnh xã hội; (v) do hạn chế về kết cấu hạ tầng và ảnh hưởng bởi sự biệt lập về địa bàn cư trú. Tóm lại, qua nghiên cứu nghèo vùng miền núi, có thể khẳng định, giảm nghèo bền vững vùng miền núi rất khó khăn do cơ sở hạ tầng kém phát triển, dân trí thấp, hộ đông con, phong tục tập quan, thiếu nguồn lực.... Do vậy, để giảm nghèo bền vững ở vùng núi cần phải kiên trì làm trong thời gian dài, tốn nhiều nguồn lực. 2.1.2. Giảm nghèo bền vững vùng miền núi: quan niệm, tiêu chí và vai trò Thứ nhất, quan niệm giảm nghèo bền vững vùng miền núi. Luận án đã khái quát các quan niệm về giảm nghèo và giảm nghèo bền vững. Từ đó luận án cho rằng, giảm nghèo bền vững vùng miền núi là nâng thu nhập cao hơn chuẩn nghèo được quy định ở 9 vùng miền núi và đảm bảo cho người nghèo vùng miền núi tiếp cận được những nhu cầu cơ bản các dịch vụ xã hội về y tế, giáo dục và văn hóa... nhằm chống tái nghèo. Trên cơ sở đó luận án chỉ ra, giữa giảm nghèo, giảm nghèo đa chiều và giảm nghèo bền vững là khác nhau, nhưng có mối quan hệ với nhau. Đó là, giảm nghèo là nâng cao thu nhập đảm bảo sống cho người nghèo mức tối thiểu, còn gọi là giảm nghèo đơn chiều; giảm nghèo đa chiều là nâng cao mức sống, là tăng sự hưởng thụ về giáo dục, y tế, văn hóa, nhà ở, thông tin và tạo điều kiện cần thiết để tăng vị thế người nghèo trong cộng đồng dân cư. Như vậy, có thể nói, giảm nghèo đơn chiều là một nội dung của giảm nghèo đa chiều. Giảm nghèo đa chiều là điều kiện giảm nghèo bền vững, tức để giảm nghèo bền vững Thứ hai, các tiêu chí đánh giá giảm nghèo bền vững vùng miền núi Luận án đã chỉ ra các tiêu chí đánh giá giảm nghèo bền vững vùng miền núi: Tiêu chí 1: Gia tăng thu nhập bình quân đầu người; Tiêu chí 2: Tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm; Tiêu chí 3: Tỷ lệ tái nghèo hàng năm; Tiêu chí 4: Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, Thứ ba, vai trò của giảm nghèo bền vững vùng miền núi. Luận án luận giải vai trò của giảm nghèo bền vững vùng miền núi, Đó là : (i) giảm nghèo bền vững vùng miền núi tạo cơ hội cho người nghèo tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi; (ii) giảm nghèo bền vững vùng miền núi góp phần mở rộng cơ hội lựa chọn cho người nghèo nâng cao năng lực cá nhân để thực hiện có hiệu quả sự lựa chọn việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống; (ii) giảm nghèo bền vững góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội và là cơ sở để bảo vệ môi trường sinh thái vùng miền núi; (iv) giảm nghèo bền vững vùng miền núi có vai trò to lớn đối với lĩnh vực an ninh - quốc phòng trên địa bàn vùng biên giới. 2.2. Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi 2.2.1. Quan niệm, đặc điểm và sự cần thiết vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi Thứ nhất, về quan niệm vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi, dưới góc độ Kinh tế chinh trị học, luận án cho rằng : vai trò chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi là chính quyền cấp tỉnh sử dụng các biện pháp hành chính và kinh tế để tác động tới những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã 10 hội, các tổ chức kinh tế, xã hội và chính bản thân người nghèo để thực hiện mục đích giảm nghèo bền vững và góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội ở vùng miền núi. Thứ hai, luận án đã phân tích đặc điểm vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi. Luận án chỉ ra, vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi cũng có những đặc điểm của vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững nói chung. Tuy nhiên, vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi cũng có những đặc điểm riêng. Đó là: (i) do đặc điểm là dân trí thấp, năng lực của chính quyền cơ sở hạn chế nên chính quyền cấp tỉnh xây dựng chiến lược, kế hoạch, ban hành các chính sách về giảm nghèo bền vững phải phù hợp với điều kiện miền núi và thật rõ ràng, cụ thể;(ii) chính quyền cấp tỉnh phải chỉ đạo trực tiếp chính quyền cấp cơ sở và phải thật sự sâu sát việc thực hiện giảm nghèo; (iii) trong chỉ đạo công tác giảm nghèo vùng miền núi vừa phải hướng tới giúp các hộ nghèo cụ thể, vừa lồng ghép triển khai nhiều chương trình và nguồn lực để thực hiện giảm nghèo. Thứ ba, luận án cũng chỉ rõ sự cần thiết vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi. Đó là: (i) chính quyền cấp tỉnh đóng vai trò là chủ thể phân phối lại thu nhập giữa các giai tầng trong xã hội, giúp thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo, qua đó thực hiện giảm nghèo bền vũng trên địa bàn tỉnh, trong đó có vùng miền núi; (ii) chính quyền cấp tỉnh đóng vai trò là người cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản cho vùng miền núi trên địa bàn tỉnh, qua đó tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các dịch vụ này;(iii) chính quyền cấp tỉnh là cơ quan thực hiện các chủ trương lớn về giảm nghèo của Nhà nước và là nơi ban hành các chính sách về giảm nghèo bền vững vùng miền núi trên địa bàn tỉnh; (iv) chính quyền cấp tỉnh có vai trò điều hành sự phối hợp của các ngành trong việc tổ chức thực hiện giảm nghèo bền vững vùng miền núi trên địa bàn. 2.2.2. Nội dung vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi Luận án tập trung nghiên cứu vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi dưới góc độ kinh tế chính trị với các vai trò sau: Một là, xác định chiến lược và kế hoạch giảm nghèo bền vững vùng miền núi; Hai là, ban hành các chính sách giảm nghèo bền vững vùng miền núi; Ba là, tổ chức thực hiện giảm nghèo bền vững vùng miền núi. Nội dung này luận 11 án chỉ nghiên cứu: - Xây dựng bộ máy thực hiện giảm nghèo bền vững; - Thực hiện luật pháp, chính sách của Nhà nước Trung ương và các chính sách do tỉnh ban hành về giảm nghèo bền vững ; - Phối hợp các cấp chính quyền về thực hiện giảm nghèo bền vững. Bốn là, kiểm tra, giám sát thực hiện giảm nghèo bền vững vùng miền núi. 2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi Luận án phân tích các nhân tố sau : (i) Chủ trương, chính sách của chính quyền Trung ương về giảm nghèo bền vững vùng miền núi; (ii) hiệu lực của bộ máy chính quyền cấp tỉnh về thực hiện giảm nghèo bền vững (iii) sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; (iv) chất lượng đội ngũ công chức trong bộ máy chính quyền cấp tỉnh có liên quan đến giảm nghèo bền vững ; (v) cơ sở vật chất để thực hiện vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững. 2.3. Kinh nghiệm về vai trò của chính quyền cấp tỉnh về giảm nghèo bền vững vùng miền núi của một số địa phương và bài học rút ra cho tỉnh Nghệ An Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm của tỉnh Yên Bái, tỉnh Thừa Thiên Huế và của các tỉnh Tây Nguyên. Trên cơ sở đó rút ra các bài học cho chính quyền cấp tỉnh Nghệ An như sau: (i) tạo những điều kiện thuận lợi để người nghèo thoát nghèo ; (ii) ban hành các chính sách về giảm nghèo vùng miền núi cần căn cứ vào thực trạng nghèo của vùng miền núi và phải đồng bộ trong quá trình thực hiện.; (iii) tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo vùng miền núi tiếp cận các nguồn vốn gắn với tư vấn, hỗ trợ để phát triển sản xuất, tăng thu nhập; (iv) tăng cường sự phối hợp các cơ quan có liên quan đến giảm nghèo bền vững. CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG VÙNG MIỀN NÚI TỈNH NGHỆ AN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình nghèo, giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng miền núi tỉnh Nghệ An có ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững Miền núi tỉnh Nghệ An với diện tích tự nhiên lên tới 13.747,69 km2, chiếm tới 83,36% diện tích toàn tỉnh Nghệ An, với địa giới hành chính bao gồm 11 huyện, thị xã, trong đó có 5 huyện miền núi cao và 6 huyện, thị xã miền núi thấp. 12 Dân số vùng miền núi tỉnh nghệ An có 1.144.794 người (2017) với hơn 44 vạn đồng bào các dân tộc thiểu số, chiếm tới hơn 40% dân số của vùng, với trình độ dân trí thấp và tồn tại nhiều hủ tục (Cục thống kê tỉnh Nghệ An, 2018), tỷ lệ tăng dân số trung bình hơn 1%/năm. Bảng 3.1: Tình hình dân số và thu nhập bình quân/ người khu vực miền núi giai đoạn 2014- 2017 Nôi dung Đơn vị tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Dân số Người 1.110.052 1.128.947 1.136.383 1.144.794 Tỷ lệ tăng tự nhiên % 1,181 1,202 1,176 1,154 Lực lượng lao động Người 690.502 704.311 712.618 717.893 Thu nhập bình quân/ người Triệu đồng 20,69 21,90 23,75 25,71 Nguồn : Tổng hợp từ Cục Thống kê và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An Về cơ cấu kinh tế, tuy dịch chuyển cơ cấu kinh tế chậm nhưng vững chắc. Trên địa bàn vùng miền núi đã hình thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Các ngành công nghiệp đã phát triển, chủ yếu tập trung ở một số lĩnh vực như thủy điện, khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến nông - lâm sản Thương mại, dịch vụ được mở rộng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đời sống và sản xuất, giao lưu văn hóa - xã hội, phát triển du lịch của địa phương. Tuy vậy, nhìn chung nền kinh tế vùng miền núi tỉnh Nghệ An vẫn còn rất khó khăn, với quy mô nền kinh tế nhỏ lẻ, sản xuất manh mún, điều kiện giao thông, kết cấu hạ tầng thương mại, sản xuất còn nhiều khó khăn, hạn chế. 3.1.2. Tình hình nghèo vùng miền núi tỉnh Nghệ An. Tỷ lệ hộ nghèo của toàn bộ vùng miền núi tỉnh Nghệ An thời gian gần đây có giảm. Tuy nhiên so với mức bình quân chung của cả tỉnh vẫn còn ở mức cao. Tỷ lệ hộ nghèo của toàn bộ vùng miền núi tỉnh Nghệ An thời gian gần đây so với mức bình quân chung của cả tỉnh vẫn còn ở mức cao. Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 9.55% thì hầu hết các huyện vùng miền núi đều từ 11,06% đến 65,57% (trừ thị xã Thái Hòa ), năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo chung của toàn tỉnh là 7,54% thì tỷ lệ hộ nghèo của các huyện vùng miền núi là từ 9,21% đến 56,03% (trừ thị xã Thái Hòa, huyện Nghĩa Đàn và huyện Anh Sơn) (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An, 2018). Thu nhập của bình quân vùng miền núi tỉnh Nghệ An còn thấp. Tuy thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, năm đạt 25,71 triệu đồng triệu đồng/người/năm (2017), tăng 1,4 lần so với năm 2014, bằng 70% so với thu nhập bình quân đầu người của toàn tỉnh 13 (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An, 2018). Thu nhập bình quân người nghèo vùng miền núi tỉnh còn thấp 3.1.3. Tình hình giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An Giai đoạn 2015 - 2017, kết quả giảm nghèo vùng miền núi tỉnh Nghệ An đã có nhiều khởi sắc, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm. Năm 2016, tỷ lệ nghèo trung bình của toàn vùng giảm 12% so với năm 2015, năm 2017 tỷ lệ nghèo trung bình giảm 15% so với năm 2016. Các huyện trong vùng có tỷ lệ giảm nghèo cao gồm có Anh Sơn (32%), Thanh Chương (23%), Nghĩa Đàn (21%). Tuy vậy, một số huyện, tỷ lệ giảm nghèo thấp hơn như Kỳ Sơn (6%), Con Cuông (10%) Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo vùng miền núi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 - 2017 còn thiếu bền vững, vẫn còn tái nghèo. Bảng 3.6. Tình hình tái nghèo vùng miền núi tỉnh Nghệ An STT Huyện/thị Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số hộ tái nghèo Tỷ lệ (%) Số hộ tái nghèo Tỷ lệ (%) Số hộ tái nghèo Tỷ lệ (%) 1 Thị xã Thái Hoà 20 3,57 14 3,13 12 3,12 2 Huyện Thanh Chương 488 5,62 304 4,06 242 4,20 3 Huyện Anh Sơn 94 2,06 89 2,76 57 2,60 4 Huyện Tân Kỳ 187 3,53 124 2,61 55 1,36 5 Huyện Nghĩa Đàn 341 10,01 51 1,57 19 0,74 6 Huyện Quỳ Hợp 192 2,94 194 3,38 146 2,89 7 Huyện Quỳ Châu 49 0,68 47 0,74 73 1,35 8 Huyện Quế Phong 17 0,22 14 0,19 17 0,27 9 Huyện Con Cuông 176 3,27 182 3,85 84 1,98 10 Huyện Tương Dương 130 1,51 58 0,77 80 1,25 11 Huyện Kỳ Sơn 375 3,76 173 1,86 83 0,95 Tổng số tái nghèo và tỷ lệ bình quân tái nghèo toàn vùng 2.069 3,04% 1.250 2,08% 868 1,70% Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Nghệ An, 2018 Luận án cho rằng, nguyên nhân dẫn tới tái nghèo xuất phát từ (i) điều kiện khách quan; (ii) từ chủ trương, chính sách của Nhà nước và các các cấp chính quyền đối với những người thoát nghèo;(iii) từ chính ý thức của những người mới thoát nghèo. 14 3.2. Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2014 - 2017 3.2.1. Xác định chiến lược và kế hoạch giảm nghèo bền vững Thứ nhất, về xác định chiến lược giảm nghèo bền vững. “1. Mục tiêu tổng quát: Tập trung nguồn lực đầu tư tạo sự chuyển biến tích cực hơn về thu nhập, điều kiện sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người nghèo. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với mục tiêu giảm nghèo bền vững, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với giải quyết việc làm nhằm tạo cơ hội để người nghèo, hộ nghèo có việc làm và thu nhập ổn định, từng bước vươn lên thoát nghèo. Đảm bảo cho mọi người dân có điều kiện tiếp cận, hưởng thụ những thành quả về hạ tầng cơ sở, văn hoá, giáo dục, y tế, an sinh xã hội... 2. Mục tiêu cụ thể: i) Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm từ 2,5 - 3%, riêng đối với 3 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ và các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao từ 30% trở lên theo Quyết định số 59/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh giảm bình quân từ 4 - 5%/ năm. ii) Tạo việc làm ổn định và đa dạng các hoạt động mang lại thu nhập cho người nghèo; tăng thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo lên 3 lần so với năm 2010. iii) Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đảm bảo hoàn thành cơ bản trong năm 2011, năm 2012 kết thúc và tổng kết việc hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo của tỉnh. iv) Đảm bảo 100% người nghèo được cấp thẻ BHYT và khám chữa bệnh miễn phí; 70% số người cận nghèo được mua thẻ BHYT, 100% học sinh con hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, con em hộ gia đình chính sách người có công được tiếp tục miễn giảm học phí và các khoản đóng góp” (Trích Quyết định 3946/QĐ-UBND). Để thực hiện các mục tiêu đó, tỉnh chủ trương thực hiện các biện pháp : Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức các cấp, các ngành và nhân dân. Xác định rõ mục đích, ý nghĩa đối với công tác giảm nghèo, nâng cao mức sống cho nhân dân vùng miền Tây trong những năm tới; Hai là, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và phát triển kinh tế gắn với khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng địa bàn; Ba là, tăng cường thu hút các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội và có 15 chính sách đủ mạnh để thu hút các doanh nghiệp có quy mô lớn đầu tư vào vùng miền Tây; Bốn là, huy động mọi nguồn lực để từng bước đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng như điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế, nước sinh hoạt, các công trình văn hóa, thể thao và các công trình hạ tầng khác phục vụ cho sản xuất và đời sống dân sinh; Năm là, phát triển dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động cho người lao động. Thứ hai, về kế hoạch giảm nghèo bền vững Trên cơ sở chiến lược, tỉnh đã đề ra kế hoạch giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020 cho vùng miền núi Nghệ An gồm: - “Nghệ An đặt mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh bình quân từ 2 - 3%/năm theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2016 - 2020; trong đó, các huyện, xã nghèo giảm bình quân từ 4 - 5%/năm. - Đảm bảo 100% hộ dân, nhất là hộ nghèo được tiếp cận hỗ trợ hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục và văn hóa. - 100% số hộ dân cư được xem truyền hình, nghe đài phát thanh; - 100% số xã có đường ô tô vào trung tâm xã đi lại được 4 mùa - 100% số xã có điện lưới quốc gia đến trung tâm xã - Kết cấu hạ tầng các huyện, xã nghèo được hoàn thiện theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới” (UBND tỉnh Nghệ An, 2016). 3.2.2. Các chính sách về giảm nghèo bền vững vùng miền núi trên địa bàn Thứ nhất, chính sách phát triển cơ sở hạ tầng và huy động nguồn lực. Thời gian qua, tỉnh đã ban hành và triển khai tốt các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng cho vùng miền núi thuộc diện đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 1489/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. UBND tỉnh cùng các đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp đã xây dựng nhiều văn bản triển khai, đồng thời ban hành nhiều quyết định liên quan tới phát triển cơ sở hạ tầng vùng miền núi tỉnh Nghệ An Với các chính sách đó, cơ sở hạ tầng cho vùng miền núi ngày càng phát triển Bảng 3.7. Cơ sở hạ tầng vùng miền núi tỉnh Nghệ An Đơn vị tính : % TT 2014 2015 2016 2017 16 1 Hệ thống giao thông (1) 94,1 94,1 95,8 95,8 2 Hệ thống điện (2) 98,03 100,0 100,0 100,0 3 Trường học (3) 46,5 51,1 55,10 60,20 4 Trạm và bệnh viện (4) 53,50 65,4 73,7 86,2 Ghi chú: (1):Tỷ lệ số xã có đường ô tô vào trung tâm xã cả 4 mùa (2):Tỷ lệ số xã có điện lưới quốc gia đến trung tâm xã (3):Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia (4): Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An Để phát triển cơ sở hạ tầng vùng miền núi, tỉnh Nghệ An đã chú trọng đến chính sách huy động các nguồn lực. Bên cạnh nguồn vốn của ngân sách cấp phát, tỉnh đã đẩy mạnh các hình thức huy động vốn, nhất là từ cộng đồng, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ khác như Cơ quan Phát triển quốc tế Canađa, Oxfam Hồng Kông Bảng 3.9. Vốn thực hiện giảm nghèo vùng miền núi tỉnh Nghệ An Đơn vị tính: Triệu đồng Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, 2018 Thứ hai, chính sách về giáo dục, đào tạo và việc làm Thời gian qua chính quyền cấp tỉnh đã ban hành nhiều chính sách về giáo dục, đào tạo đối với vùng miền núi. Do đó, giáo dục và đào tạo nghề vùng miền núi tỉnh Nghệ An đã có bước phát triển. Bảng 3.10. Giáo dục và đào tạo nghề vùng miền núi tỉnh Nghệ An TT Nội dung 2014 2015 2016 2017 1 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS (%) 99 98 98 98 2 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT (%) 99 94 94 94 Số TT Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Ngân sách trung ương 2.729.187 2.940.370 2.992.959 3.469.692 2 Ng©n s¸ch ®Þa ph-¬ng 10.000 10.000 0 10.000 3 X· héi hãa và doanh nghiÖp 163.019 191.755 140.266 144.722 Tổng số 2.902.206 3.142.125 3.133.225 3.624.414 17 3 Số lao động được đào tạo nghề ( Người) 40.767 39.568 38.347 36.822 4 Số lao động thuộc diện nghèo được đào tạo nghề ( Người) 1.793 1.926 2.178 2.909 Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Nghệ An Hai là, để giải quyết việc làm cho người nghèo, chính quyền tỉnh đã ban hành nhiều chính sách giúp giải quyết việc làm cho người nghèo vùng miền núi. Bảng 3.11: Kết quả giải quyết việc làm vùng miền núi tỉnh Nghệ An Đơn vị tính: Người STT Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Số người có việc làm ở trong nước 9.843 9.617 9.302 9.422 2 Xuất khẩu lao động 3.604 4.012 4.458 4.318 Tổng 13.447 13.629 13.760 13.740 Nguồn: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Nghệ An Thứ ba, chính sách về hỗ trợ và tiếp cận vốn phát triển sản xuất cho người nghèo Chính quyền cấp tỉnh đã ban hành nhiều chính sách tạo điều kiện cho người nghèo vùng miền núi tiếp cận nguồn vốn và vay vốn được thuận lợi . Kết quả vốn cho hộ nghèo vay không ngừng tăng. Cụ thể, năm 2014 vốn cho hộ nghèo vay là 462.121 triệu đồng, năm 2015 là 589.837 triệu đồng, năm 2016 là 675.788 triệu đồng, năm 2017 là 804.896 triệu đồng ( Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An, 2018) Thứ tư, chính sách về hỗ trợ khoa học và công nghệ cho người nghèo Chính sách này thời gian qua đã tập trung vào hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn. Chính quyền cấp tỉnh đã xây dựng chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư phù hợp với từng địa bàn miền núi ; triển khai hệ thống phần mềm quản lý, theo dõi thông tin chi tiết về hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn; tăng cường đào tạo kỹ thuật, công nghệ cho cán bộ khuyến nông, khuyến lâm vùng miền núi Thứ năm, chính sách về y tế cho người nghèo 18 Chính quyền cấp tỉnh đã ban hành nhiều chính sách tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ y tế và tham gia bảo hiểm hiểm y tế được thuận lợi Bảng 3.13. Số người nghèo tham gia BHYT và số tiền chi BHYT cho người nghèo tại vùng miền núi tỉnh Nghệ An TT Huyện/thị Số người nghèo tham gia BHYT (người) Số tiền chi BHYT cho người nghèo (triệu đồng) 2014 2015 2016 2017 2014 2015 2016 2017 1 Huyện Anh Sơn 10.118 7.238 9.407 7.444 6.256 4.460 5.945 5.005 2 Huyện Con Cuông 47.861 1.445 1.054 994 29.447 892 739 672 3 Huyện Kỳ Sơn 57.801 39.375 42.292 40.485 3.579 24.374 25.913 27.665 4 Huyện Nghĩa Đàn 35.253 12.985 10.097 7.772 20.986 8.042 7.141 5.218 5 Huyện Quế Phong 54.548 21.469 24.218 28.010 33.641 13.200 14.850 18.869 6 Huyện Quỳ Châu 40.833 18.107 18.849 17.914 25.082 11.258 12.288 12.117 7 Huyện Quỳ Hợp 55.125 20.531 18.206 18.017 32.656 12.692 12.149 12.139 8 Huyện Tân Kỳ 32.014 6.706 7.476 6.793 19.375 4.166 4.825 4.608 9 Thị xã Thái Hòa 1.618 1.218 1.072 826 990 745 743 560 10 Huyện Thanh Chương 29.102 14.611 12.094 12.459 17.920 8.980 7.705 8.369 11 Huyện Tương Dương 56.659 31.548 32.081 25.004 34.376 19.605 20.690 17085 Chú ý: Năm 2014 bao gồm đối tượng dân tộc thiểu số và vùng đặc biệt khó khăn Nguồn: Bảo hiểm Xã hội Nghệ An, 2018 Thứ sáu, chính sách an sinh xã hội cho người nghèo. Về vấn đề này, thời gian qua, chính quyền cấp tỉnh đã ban hành các chính sách về hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ nghèo, hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và thúc đẩy truyền thông thông tin ở vùng miền núi 3.2.3. Tổ chức thực hiện giảm nghèo bền vững vùng miền núi trên địa bàn Thứ nhất, xây dựng bộ máy thực hiện giảm nghèo bền vững. Chính quyền cấp tỉnh đã tổ chức bộ máy và phân công phối hợp thực hiện chính sách giảm nghèo vùng miền núi. Việc phân công, phối hợp trong bộ máy thực hiện giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An được thực hiện theo ngành dọc và theo địa giới hành chính. Chính quyền cấp tỉnh đã kiện toàn và thường xuyên củng cố Ban Chỉ đạo giảm nghèo từ tỉnh đến xã. Tỉnh cũng thường xuyên thành lập các tổ công tác liên ngành, phân công 19 nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành triển khai thực hiện. Nhìn chung hoạt động của các cơ quan trên được thực hiện khá nhịp nhàng, ăn khớp với nhau, các cơ quan trong tỉnh đều đánh giá sự phối hợp của các đơn vị hữu quan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_vai_tro_cua_chinh_quyen_cap_tinh_doi_voi_gia.pdf
Tài liệu liên quan