Tóm tắt Luận án Xây dựng cơ sở khoa học môi trường cho việc quy hoạch cây xanh trên một số tuyến quốc lộ vùng đồng bằng sông Hồng

1) Đảm bảo độ phủ xanh, diện tích xanh, số cây xanh, . cho từng đoạn

đường. Đồng thời việc bố trí trồng cây xanh phải đảm bảo yêu cầu cải thiện môi

trường, chú ý đến việc ngăn chặn sự lan tỏa của các chất gây ô nhiễm, tiếng ồn,

rung từ hoạt động khai thác vận tải trên đường. 2) Đảm bảo tính liên tục và thống

nhất của hệ thống cây xanh trên toàn tuyến. 3) Hệ thống cây xanh phải liên hệ

hữu cơ, gắn bó với các yếu tố tự nhiên như địa hình, mặt nước, . dọc tuyến. 4)

Kết hợp điều kiện tự nhiên, đặc điểm khí hậu như hướng gió, tốc độ, chế độ

nhiệt, lượng mưa, thổ nhưỡng, . khi bố trí cây trồng cho từng tuyến đường, trên

cơ sở đất nào cây nấy, đặc biệt chú ý đến đất đai đã thay đổi cấu trúc bởi quá

trình xây dựng. 5) Kết hợp với các di tích lịch sử, di tích văn hóa, danh lam

thắng cảnh. 6) Cây xanh trên đường QL không nhất thiết phải bố trí đều, mà có

thể được phát triển ở những nơi đông dân cư, phương tiện qua lại nhiều nhất.

Nguyên tắc này còn là phương châm “mềm dẻo” bởi nó phù hợp với thực tiễn

của tuyến đường.

pdf24 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Xây dựng cơ sở khoa học môi trường cho việc quy hoạch cây xanh trên một số tuyến quốc lộ vùng đồng bằng sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vai trò quan trọng về mặt trang trí cảnh quan. Người Ai Cập, Brazil, Hy Lạp, Trung Hoa và La Mã xưa rất trân trọng cây xanh và có trường hợp thờ cúng cây. Ở các nước Bắc châu Mỹ, sự phát triển trong quá khứ của cây xanh dọc các tuyến đường tập trung vào việc trồng cây, bảo quản và kiến trúc cảnh quan – đặc biệt là đường trong đô thị. Đến năm 1970, cơ quan lâm nghiệp Hoa Kỳ đã đưa ra định nghĩa về lâm nghiệp môi trường. Phát triển cây xanh đô thị và giao thông ở châu Âu được quan tâm từ khá sớm, Anh là một trong những quốc gia thủa sơ khai đã có nhiều đóng góp cho nhân loại các vấn đề liên quan đến cây xanh với các tác giả như Jame Lyte (1578), William Lawson (1681), Jhon Evelyn (1662). Ở Pháp, việc trồng cây đã bắt đầu cách đây từ nhiều thế kỷ – khoảng thế kỷ 16- 17. Tại châu Á, phát triển cây xanh đô thị trong thời gian gần đây đã có những hướng phát triển khá mạnh mẽ. Năm năm gần đây, kế hoạch trồng cây xanh ở Singapore bước vào giai đoạn mới - hướng tới bảo tồn sinh học đa dạng. Nếu trước kia, quốc gia này phát triển theo mô hình “khu vườn trong thành phố”, giờ họ lại đang phấn đấu trở thành “thành phố trong khu vườn”. 1.2.2. Ở Việt Nam Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX khi các thành phố, đô thị ở nước ta được xây dựng phát triển, thì cây xanh đô thị - khu dân cư mới được hình thành một cách có hệ thống, mang tính đa dạng về loài, phong phú về sinh thái cảnh quan, về công dụng không gian xã hội đô thị. Nghiên cứu về mảng xanh đô thị bước đầu chỉ tập trung cho Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đông dân cư, khói bụi, tiếng ồn do công nghiệp và giao thông, là các vấn đề thường gặp ở các đô thị lớn Việt Nam. 1.3. Phân loại cây xanh trên đường Theo nguồn gốc; Trên cơ sở bảo vệ môi trường; Theo nhu cầu sử dụng; Theo đặc điểm thường dùng trên đường và theo thành phần thực vật học và phân loại cây xanh theo chủ thể quản lý. 1.4. Hiện trạng cây xanh trên đường Hệ thống cây xanh chưa tạo được sự đồng bộ, thống nhất trên một tuyến. Vị trí và khoảng cách cây trồng chưa hợp lí; nhiều loại cây hiện có chất lượng thấp không phù hợp với đặc điểm, tính chất của cây xanh đường bộ như: tán thấp, phân bố không đều, lá rụng nhiều khi thay lá... đang chiếm tỉ lệ khá lớn trên tuyến giao thông. Ngoài ra, đây là những loài cây gỗ thấp, thường ít chịu được gió bão, có đặc điểm sinh trưởng và phát triển chưa phù hợp với khí hậu, thời tiết của địa phương; rễ chùm, ăn nổi trên mặt đất, làm khó khăn cho công tác gây trồng nhất là khi phải trồng trên tầng đất mượn bề mặt nên dễ đổ gãy. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các loài cây thân gỗ, cây bụi và cây thân thảo đã sử dụng hoặc có tiềm năng phát triển trên các tuyến QL vùng ĐBSH và các chức năng của chúng trong cảnh quan và môi trường và môi trường đất, nước, không khí dọc theo một số tuyến QL vùng ĐBSH. Phạm vi nghiên cứu: Tác giả tập trung nghiên cứu 5 tuyến QL trọng điểm bao gồm: QL1A; QL2; tuyến Thăng Long - Nội Bài; QL18 và QL5 cũ. Được thể hiện ở hình 2.1 sau: Hình 2.1. Sơ đồ phạm vi nghiên cứu 2.2. Quan điểm và cách tiếp cận Cây xanh sinh trưởng và phát triển tốt phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố: đất – nước – không khí – khí tượng – sinh thái – thủy văn – con người – kỹ thuật – công nghệ, .... vì vậy cách tiếp cận trong nghiên cứu này sẽ dựa vào kết quả khảo sát thực tế, phân tích các chỉ tiêu môi trường kết hợp với các điều kiện sinh thái, khí hậu, thủy văn, ... và từ đó xác định được các loài cây xanh và quy hoạch cho các tuyến QL theo phương châm “đất nào cây nấy”. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Bao gồm các phương pháp: Kế thừa, thu thập các thông tin và các tài liệu liên quan; Điều tra, khảo sát thực địa; Chuyên gia; Nghiên cứu thành phần loài cây xanh và cấu trúc quần xã cây xanh trên các tuyến QL; Phân tích thành phần loài; Phân tích cấu trúc quần xã cây xanh; Nguyên tắc thu mẫu và định danh tên khoa học; Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm bao gồm: Phân tích mẫu đất; Phân tích mẫu nước và Phân tích mẫu khí; Phân tích tổng hợp. 2.4. Vị trí quan trắc và lấy mẫu đất - nước - không khí Hình 2.1. Sơ đồ lấy mẫu CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng hệ thống cây xanh trên một số tuyến đường QL vùng ĐBSH - QL2: Cây xanh xuất hiện trên đoạn này mang tính chất tự phát, không liên tục, do người dân tự trồng theo sở thích cá nhân. Một số cây xanh xuất hiện rải rác như: Cây dâu da xoan Allospondias lakonensis (Pierre) Stapf; Cây bàng Terminalia catappa L.; Cây hoa sữa Alstonia scholaris (L.) R. Br.; Cây xà cừ Khaya senegalensis Juss.; Cây bạch đàn trắng Eucalyptus alba Reinv.; Cây keo tai tượng Acacia auriculaeformis Cunnell ex Benth. - Tuyến Thăng Long - Nội Bài: Toàn tuyến đường từ cầu Thăng Long đến sân bay Nội Bài chưa có dáng dấp của việc quy hoạch. Chỉ xuất hiện thưa thớt một số mảng xanh do người dân tự trồng ngã tư Nam Hồng. Các loài cây xuất hiện chủ yếu gồm Cây cau vua Roystonea regia (H.B.K.) Cook; Cây liễu Salix babylonica L., ngoài ra còn một vài cây như Cây trứng cá Muntingia calabura L.; Cây sấu Dracontomelum duperreanum Pierre; Cây dâu da xoan Allospondias lakonensis (Pierre) Stapf; ... - QL18: Đây là tuyến đường đang được nâng cấp, ở một số chỗ có dân cư sinh sống thì không còn quỹ đất để phát triển cây xanh. Ở những đoạn không có dân cư sinh sống (đi qua các cánh đồng nông nghiệp) là tuyến đường cao có mái taluy tương đối dốc và hầu hết là chưa trồng bất cứ loại cây gì. Cây xanh dọc tuyến đường này xuất hiện thưa thớt, không liền mạch và chiếm tỷ lệ rất nhỏ như Cây bàng Terminalia catappa L.; Cây hoa sữa Alstonia scholaris (L.) R. Br.; Cây dâu da xoan Allospondias lakonensis (Pierre) Stapf; Cây trứng cá Muntingia calabura L.; ... - QL5: Hiện nay dọc tuyến QL này dân cư đã bám sát mặt đường nên không còn quỹ đất để phát triển cây xanh. Cây xanh hiện có dọc trên tuyến đường này đều là cây xanh do người dân tự trồng và phần lớn là trong diện tích đất do cá nhân sở hữu. Các loài được trồng chủ yếu trên đường là: Cây sấu Dracontomelum duperreanum Pierre; Cây hoa sữa Alstonia scholaris (L.) R. Br.; Cây dâu da xoan Allospondias lakonensis (Pierre) Stapf; Cây cau vua Roystonea regia (H.B.K.) Cook; Cây phượng Delonix regia (Bojer ex Hook.) Raf.; Cây bạch đàn trắng Eucalyptus alba Reinv.; ... và một số loài khác tồn tại rải rác, không liền tuyến, không đều. - QL1A: Đoạn này xuất hiện chủ yếu là Cây dâu da xoan Allospondias lakonensis (Pierre) Stapf; Cây bàng Terminalia catappa L.; Cây trứng cá Muntingia calabura L.; Cây hoa sữa Alstonia scholaris (L.) R. Br.; Cây lộc vừng Barringtonia acutangula (L.) Gaertn.; Cây lát hoa Chukrasia tabularis A. Juss.; ... Tuy nhiên, về cơ bản cây xanh ở đây cũng là đoạn QL cũ nên dân cư đã bám sát các mặt đường, cây xanh vẫn lác đác có nhưng không đồng đều. 3.2. Hiện trạng môi trường Kết quả quan trắc và phân tích các mẫu đất - nước – không khí cho thấy: - Môi trường đất hầu như không bị ô nhiễm kim loại nặng; hàm lượng các chất dinh dưỡng dễ tiêu trong đất cho cây trồng ở các mẫu phân tích cho thấy hàm lượng kali thiếu nhiều nhất – được đánh giá là nghèo; đạm cho giá trị từ nghèo đến trung bình; lân có giá trị trung bình; hàm lượng CHC có giá trị giàu; pH ở ngưỡng trung tính phù hợp với nhiều loại cây trồng vùng ĐBSH. Kết quả phân tích mẫu đất được thể hiện ở bảng 3.1. - Môi trường không khí có xu hướng giảm theo mùa, mùa mưa thấp hơn mùa khô, điều này phản ánh đúng quy luật của tự nhiên. Các thông số SO2, NO2 và CO đều nằm trong ngưỡng cho phép. Tiếng ồn ở các mẫu đo được ở lề đường đều có giá trị vượt ngưỡng cho phép. Bụi tổng số (TSP) có 15 mẫu vượt ngưỡng cho phép; Bụi PM10 có 25 mẫu vượt ngưỡng; Bụi PM2,5 dao động từ 7 – 432 µg/m 3 trong đó có 30 mẫu vượt QCVN. - Môi trường nước: Đối với nhóm kim loại nặng bao gồm Asen; Cadimi; Đồng; Kẽm; Sắt; Thuỷ ngân đều nằm trong ngưỡng cho nên việc dùng nước này để tưới cho cây trồng là không có vấn đề gì đối với các thông số trên. DO, Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), COD, BOD5 (20 0 C), NH + 4 (tính theo N), NO - 3 (tính theo N), PO4 3- (tính theo P) và Tổng dầu, mỡ đều cao hơn ngưỡng cho phép nhiều lần (thể hiện bảng 3.2). Bảng 3.2. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu môi trường nước Thông số ĐVT Thời gian QL2 QL18 QL1A MN1 MN2 MN3 MN4 MN5 pH MK 7,68 7,57 7,35 7,1 7,88 MM 7,82 7,76 7,57 7,18 8,01 Ôxy hoà tan (DO) mg/l MK 2,1 2,07 2,43 3,24 1,97 MM 2,02 2 2,34 3,4 2 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l MK 164 175 153 91 187 MM 145 152 130 85 168 COD mg/l MK 98 102 87 48 131 MM 82 90 75 40 112 BOD5 (20 0 C) mg/l MK 59 65 54 26 67 MM 45 51 40 21 58 Amoni (NH + 4) (tính theo N) mg/l MK 7,06 7,4 5,84 2,86 9,4 MM 6,68 7,01 5,49 2,66 9,06 Clorua (Cl-) mg/l MK 472 480 435 264 542 MM 420 428 390 242 524 Nitrat (NO - 3) (tính theo N) mg/l MK 43 47 39 28 54 MM 32 38 27 20 42 PO4 3- (tính theo P) mg/l MK 2,62 2,73 2,31 1,42 4,41 MM 2,21 2,32 1,98 1,22 4,12 Asen (As) mg/l MK KPH KPH KPH KPH KPH MM KPH KPH KPH KPH KPH Cadimi (Cd) mg/l MK 0,003 0,005 0,004 0,005 0,014 MM 0,002 0,003 0,002 0,005 0,01 Chì (Pb) mg/l MK 0,043 0,054 0,05 0,054 0,065 MM 0,034 0,042 0,04 0,045 0,057 Đồng (Cu) mg/l MK 0,172 0,183 0,188 0,241 0,472 MM 0,128 0,139 0,135 0,212 0,421 Kẽm (Zn) mg/l MK 0,554 0,635 0,6 0,684 0,908 MM 0,485 0,571 0,544 0,648 0,864 Sắt (Fe) mg/l MK 1,2 1,32 1,24 1,32 1,65 Thông số ĐVT Thời gian QL2 QL18 QL1A MN1 MN2 MN3 MN4 MN5 MM 1,09 1,2 1,19 1,2 1,52 Thuỷ ngân (Hg) mg/l MK KPH KPH KPH KPH KPH MM KPH KPH KPH KPH KPH Tổng dầu, mỡ mg/l MK 0,987 1,098 1,09 1,208 1,926 MM 0,872 0,985 0,961 1,087 1,808 Ghi chú: MK: Mùa khô; MM: Mùa mưa 3.3. Hiệu quả của các hàng cây trong việc ngăn cản ô nhiễm Hiệu quả ngăn cản chất ô nhiễm của các hàng cây được thể hiện ở bảng 3.3 như sau: Bảng 3.3. Giá trị chênh lệch (%) giữa các hàng cây Thông số Thời gian QL2- điểm 1 QL2- điểm 2 Thăng Long - NB QL18 QL5 QL1A Bụi (TSP) (µg/m3) MK 10,4 18,3 40,98 44,82 40,19 13,59 MM 0,6 16,7 40,86 43,77 39,36 11,13 Bụi PM10 (µg/m3) MK 4,4 8,9 38,06 47,00 44,15 12,48 MM 3,3 5,9 41,22 46,38 43,33 10,86 Bụi PM2,5 (µg/m3) MK 15,7 20,6 35,71 29,35 42,63 7,93 MM 9,7 17,1 28,82 34,38 50,69 4,29 SO2 (µg/m3) MK 9,8 13,3 14,94 22,24 21,26 6,87 MM 8,9 11,7 6,07 17,36 13,07 2,90 NO2 (µg/m3) MK 19,5 9,1 10,85 8,21 20,22 10,30 MM 10,6 10,0 4,38 2,21 14,76 7,10 CO (µg/m3) MK 2,9 0,2 4,07 3,36 3,91 1,17 MM 2,5 4,9 3,34 2,77 2,54 2,01 Ồn (dBA) MK 13,9 13,0 11,67 14,77 8,20 12,06 MM 12,4 11,7 11,75 9,01 2,76 3,97 Ghi chú: MK: Mùa khô; MM: Mùa mưa Đối với những đoạn đường có hàng cây đơn và các loài có lá nhỏ, ít cành như bạch đàn, keo, ... hiệu quả là rất thấp (từ 0,6 ÷ 10,6% - QL2 điểm 1). Hình 3.1. Hiệu quả ngăn cản chất ô nhiễm không khí tại QL2-điểm 1 Hiệu quả cao nhất là đối với những hàng cây dày, nhiều chủng loại ở QL18 (từ 2,21 ÷ 44,82%), tuy nhiên hàng cây ở đây do tư nhân trồng để kinh doanh sản xuất trên đất cá nhân nên có độ dầy 6m và nhiều hàng nên khả năng giảm thiểu là rất lớn. Hình 3.4. Hiệu quả ngăn cản chất ô nhiễm không khí tại tuyến QL18 3.4. Cơ sở KHMT cho định hướng quy hoạch cây xanh 3.4.1. Cơ sở khoa học về nhu cầu quy hoạch hệ thống cây xanh dọc đường QL Trồng cây dọc các tuyến đường là một khâu quan trọng. Ở đó thường số lượng cây chiếm tỷ lệ cao so với toàn bộ cây trồng trong khu vực (trừ khu vực đi qua công viên, rừng, ...). 3.4.2. Những căn cứ, nguyên tắc và tiêu chuẩn quy hoạch hệ thống cây xanh dọc đường QL 3.4.2.1. Những căn cứ Quy hoạch cây xanh trên đường QL phải căn cứ vào: Mục tiêu phát triển KT-XH của vùng ĐBSH trong tương lai, trong đó phải gắn chặt với quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ của vùng. Tình hình thực tế về phát triển các hạ tầng kỹ thuật khác như cấp thoát nước, điện, cáp quang, kiến trúc, ... của từng đoạn QL ở từng địa phương. Sự hình thành các khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, ... dọc tuyến QL. Chỉnh trang tuyến đường, nâng cấp, cải tạo, mở rộng, ... Gia tăng dân số và mức sống của người dân dọc tuyến QL. Tiềm năng quỹ đất để xác định cây trồng. 3.4.2.2. Nguyên tắc 1) Đảm bảo độ phủ xanh, diện tích xanh, số cây xanh, ... cho từng đoạn đường. Đồng thời việc bố trí trồng cây xanh phải đảm bảo yêu cầu cải thiện môi trường, chú ý đến việc ngăn chặn sự lan tỏa của các chất gây ô nhiễm, tiếng ồn, rung từ hoạt động khai thác vận tải trên đường. 2) Đảm bảo tính liên tục và thống nhất của hệ thống cây xanh trên toàn tuyến. 3) Hệ thống cây xanh phải liên hệ hữu cơ, gắn bó với các yếu tố tự nhiên như địa hình, mặt nước, ... dọc tuyến. 4) Kết hợp điều kiện tự nhiên, đặc điểm khí hậu như hướng gió, tốc độ, chế độ nhiệt, lượng mưa, thổ nhưỡng, ... khi bố trí cây trồng cho từng tuyến đường, trên cơ sở đất nào cây nấy, đặc biệt chú ý đến đất đai đã thay đổi cấu trúc bởi quá trình xây dựng. 5) Kết hợp với các di tích lịch sử, di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh. 6) Cây xanh trên đường QL không nhất thiết phải bố trí đều, mà có thể được phát triển ở những nơi đông dân cư, phương tiện qua lại nhiều nhất. Nguyên tắc này còn là phương châm “mềm dẻo” bởi nó phù hợp với thực tiễn của tuyến đường. 3.3.2.3. Một số tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật lựa chọn cây trồng trên đường QL - Về kích thước: Đối với cây thân gỗ khi trưởng thành phải là cây phân cành cao trên 3m. Không được trồng cây cao trên 1m che khuất tầm nhìn ở chỗ các đường giao nhau. - Về yêu cầu sinh thái: Cây ưa sáng, có khả năng sống và sinh trưởng tốt trong môi trường không khí bị ô nhiễm nặng, đất đai bị biến dạng, điều kiện lập địa thấp, thoát nước kém. - Về trạng mùa: Cây lá rộng, thường xanh, có rụng lá thì chỉ rụng từng phần. - Về hình dáng: Cây có dáng đẹp, tán lá cân đối, tỉa cành cao, hoa lá có màu sắc tươi đẹp, thân thẳng tự nhiên, gỗ dai, thân thẳng tự nhiên, gỗ tốt, không giòn, dễ gãy bất thường gây tai nạn, có khả năng chống chịu gió của thân cành, tránh gãy đỗ, tét cành, có khả năng đứng vững khi gió bão. - Hệ thống rễ cây không gây ảnh hưởng đến các công trình đô thị. Rễ cái và phần lớn bộ rễ ăn sâu trong đất, giữ cây vững chắc, khó bị chúc đổ. - Cây trồng không ảnh hưởng đối với cộng đồng. - Đặc điểm tăng trưởng: Đời sống cây tương đối dài để đỡ tốn kém khi phải trồng lại (khoảng 30 - 40 năm). - Không nên trồng nhiều loại cây trên một đoạn đường. Các tiêu chuẩn cần lựa chọn linh hoạt vì khó chọn được loài cây đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn đó. 3.4.3. Cơ sở khoa học của việc đánh giá các loài cây xanh trên các tuyến quốc lộ theo phương châm “đất nào-cây ấy” Để đánh giá đất, việc tìm hiểu các đặc trưng lý học (đất sét, sét pha hay cát), hóa học (mùn, đạm lân, kali, độ chua, ) và sinh học (các loại vi sinh vật, nấm, xạ khuẩn) là điều cần thiết. Do đó, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố đất - nước - phân bón - cây trồng - khí hậu thời tiết và các yếu tố xã hội đối với các loài cây xanh dọc các tuyến QL có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây cũng là cơ sở khoa học cho việc đánh giá khả năng thích nghi của đất đai đối với những loại cây trồng cụ thể, nghĩa là mối quan hệ giữa đất và cây theo phương châm: “đất nào, cây ấy”. Đối với những loài cây bóng mát đường phố, cây được trồng dọc các tuyến đường QL thì sự thích nghi về đất đai đối với những loài cây lâu năm có vai trò quan trọng. Đất thích nghi với loài cây nào đó sẽ giúp chúng phát triển mạnh về chiều cao, đường kính và tạo bóng mát xum xuê với bộ rễ ăn sâu và chắc khỏe, ngược lại, tính thích nghi của đất đai thấp đối với loài cây nào đó, cây sẽ phát triển kém, dễ bị ngã đổ khi giông bão và tác động đến các yếu tố môi trường của chúng cũng rất hạn chế. Để phục vụ công tác cho định hướng quy hoạch cây xanh được tốt nên áp dụng một số giải pháp sau: 3.3.3.1. Đối với đất hiện có Nitơ thủy phân có giá trị ở mức nghèo đến trung bình, cần bón thêm đạm; Lân ở mức trung bình, cần bón thêm lân cho cây trồng. Kali ở mức nghèo; Do đó, nếu vẫn sử dụng đất hiện tại để trồng cây chúng ta nên bón thêm đạm, lân và đặc biệt là kali vì kali trong đất đang thiếu trầm trọng, nếu không được cung cấp kịp thời cho cây trồng có thể làm cây dễ gãy đổ, chống chịu sâu bệnh kém và phát triển chậm. 3.3.3.2. Mang đất từ nơi khác đến Trường hợp bổ sung thêm đất từ nơi khác đến để trồng cây: Trong các dự án làm đường, đất dùng để san lấp mặt bằng không phù hợp cho việc trồng cây nên phải mang lớp đất màu mỡ đắp lên trên và rải thêm lớp phân compost để trồng cây. Tuy nhiên, chỉ nên lấy đất có đặc tính tương tự với vị trí định trồng cây, không nên lấy đất ở những nơi quá xa vị trí trồng dẫn đến sau này đất không phù hợp với điều kiện khí hậu, thủy văn, sinh thái, ... của khu vực. 3.3.3.3. Làm đường và trồng cây bằng hỗn hợp đất đá Chọn đá có kích cỡ tương đối đồng đều, khi đó giữa các viên đá sẽ có lỗ hổng, tổng thể tích giữa các khe hở chiếm khoảng 40 % thể tích của khối đất và đá. Trộn hỗn hợp đất-đá với tỷ lệ 1/3 đất và 2/3 đá. Lượng đất đổ vào phải nhỏ hơn thể tích khe hở do các viên đá tạo ra, giả sử khe hở là 40% thì đất đổ vào khoảng 30%. Trải hỗn hợp đất-đá thành từng lớp. Khi trải xong mỗi lớp sẽ cho xe đầm nhẹ rồi trải tiếp lớp khác, mục đích để lớp đất-đá ổn định. Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng việc sử dụng hỗn hợp đất-đá là giải pháp áp dụng sau cùng vì tốn kém kinh phí hơn rất nhiều so với cách làm đường và trồng cây trên đất tự nhiên. 3.3.4. Môi trường nước và khí - Hiện nay nguồn cung cấp nước chính cho cây xanh dọc các tuyến đường là nước ngầm, nước mưa, tại các đoạn đi qua đô thị có thêm nước tưới cây (chủ yếu cho cây hoa, cây bụi, cây trang trí, ....), nước rửa đường và được người dân tưới nếu cây gần khu dân cư. Do đó nhu cầu nước cho cây xanh dọc các đường QL là rất cao, việc bổ sung nước cho cây xanh là rất cần thiết. Đặc biệt là vào mùa hè và lúc cây còn nhỏ. - Đối với môi trường không khí, các biện pháp nhằm hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đối với cây xanh là: nâng cấp mặt đường, cơ sở hạ tầng; kiểm soát chặt chẽ các phương tiện cơ giới lưu thông trên đường xem có đảm bảo yêu cầu hiện hành không, khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện thân thiện môi trường nhằm thải ra ít nhất cho môi trường xung quanh. 3.5. Định hướng phát triển và thiết kế cảnh quan hệ thống cây xanh trên đường quốc lộ phù hợp vùng ĐBSH 3.5.1. Những yếu tố chính ảnh hưởng đến việc quy hoạch cây xanh trên đường QL Quá trình chọn loài cây có thể thực hiện theo mô hình tuyển chọn loài, trong đó có 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến việc chọn loài: địa điểm, xã hội và kinh tế. 3.5.2. Quan điểm về tính thích ứng sinh thái hệ thực vật và cây trồng trên đường QL Việc lựa chọn chủng loại cây xanh trên đường QL ngoài mục đích hạn chế ô nhiễm trên dọc tuyến đường còn một mục đích khác là tạo kiến trúc cảnh quan, thẩm mỹ cho tuyến đường. Một số nguyên tắc cơ bản khi chọn chủng loại cây xanh trên đường như sau: Nguyên tắc sinh thái; Nguyên tắc tương tác quần xã; Nguyên tắc di truyền; Nguyên tắc cấu tạo ngoài và Nguyên tắc phối kết. 3.5.3. Yêu cầu sinh thái và hình thái cây trồng trên đường Nhóm cây trồng, sẽ được lựa chọn theo thành phần và vị trí của nó trong tổng thể toàn bộ tuyến đường, mà luận án chỉ đề cập đến những cây xanh thân gỗ là chính và cây bụi, cây cỏ. 3.5.4. Định hướng phát triển bền vững hệ thống cây xanh trên đường QL Một là, phát triển QL trước hết phải từ các quy hoạch, kế hoạch. Hai là, cần đưa quan điểm phát triển xanh và tiêu chí xanh vào công tác quy hoạch, thiết kế, xây dựng đường QL ở các hình thức như: xây mới, nâng cấp, sửa chữa, cải tạo, .... Ba là, ưu tiên phát triển hệ thống giao thông xanh, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải; sử dụng năng lượng tái tạo, đổi mới và sử dụng công nghệ, kỹ thuật, nhiên liệu sạch. Bốn là, tiếp cận, ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học – công nghệ trong phát triển cây xanh. Năm là, tuyên truyền, vận động khuyến khích cộng đồng xã hội tham gia phát triển cây xanh, xây dựng nếp sống văn minh tuyến đường, bảo vệ môi trường. 3.5.5. Định hướng thiết kế cảnh quan cây xanh 3.5.5.1. Nguyên tắc thiết kế cây xanh trên đường QL Bao gồm các nguyên tắc: Đơn giản; Thay đổi; Nhấn mạnh; Cân bằng; Liên tục và Cân đối hài hòa. 3.5.5.2. Định hướng thiết kế, lựa chọn cây xanh trên đường QL đi qua một số địa điểm khác nhau Bao gồm: Trong đô thị (cây xanh đường phố); Vùng ven đô thị; Vùng nông nghiệp; Trồng cây ở bến xe, bến cảng, chợ; Đối với đoạn đường đi qua khu công nghiệp, kho tàng, khu nhà ở; Đối với đường chính, cao tốc. 3.5.5.3. Định hướng thiết kế, lựa chọn cây xanh trồng làm dải phân cách Đối với đường QL đoạn qua đô thị, do diện tích đất bị hạn chế, nhiều nơi dải phân cách khá hẹp (chỉ từ 1-2m); tuy nhiên xu hướng thiết kế đường hiện đại đòi hỏi đường phố chính đô thị, cao tốc đô thị cần có dải phân cách đủ rộng để bố trí cây xanh bóng mát, cây xanh trang trí. Dải phân cách có thể rộng từ 5 đến 10m thậm chí có nơi đền 15-20m. Trên các đường QL hoặc đường trục chính nên trồng cây xanh nhiều tầng gồm các dạng thức: thảm cỏ, hoa theo mùa; cao hơn có cây bụi, chùm tạo dáng mỹ thuật và tầng cao là cây lưu niên, bóng mát. 3.6. Đề xuất tập đoàn cây xanh trên một số tuyến QL vùng ĐBSH 3.6.1. Cây xanh thân gỗ trồng vỉa hè, lề đường, dải phân cách cố định (cây bóng mát) Cây me Tamarindus indica L., Cây dáng hương ấn Pterocarpus indicus Willd, Cây nhội Bischofia javanica Bl., Cây gội đỏ Aglaia simplicifolia (Bedd.) Jain & Bennet., Cây xà cừ Khaya senegalensis (Desr.) Juss., Cây sấu Dracontomelon duperreanum Piere, Cây hoa sữa Alstonia scholaris R. Br. (trồng khoảng cách thưa để tránh gây mùi độc), Cây long não Cinnamomum camphora (L.) Presl, Cây sao đen Hopea odorata Roxb., Cây phượng Delonix regia (Bojer ex Hook) Raf.; ... 3.6.2. Cây xanh thân thảo và cây bụi trồng làm dải phân cách Cây cau vàng (Chrysalidocarpus lutescens); Cây tai tượng đỏ Acalypha wilkesiana Muell., Cây bỏng nẻ Serissa foetida L.f., Cây ngâu Aglaia odorata Lour.; Cây huyết dụ Cordyline fruticosa L.; Cây râm bụt Hibiscus rosa-sinensis L.; Cây cau Areca catechu L.; Cây cau kiểng đỏ Cyrtostachys renda Blume; Cây trúc vàng Phyllostachys aurea Carr.; ... 3.6.3. Cây thân thảo trồng phủ đất, cỏ phủ taluy Cây dệu cảnh Alternanthera bettzickianq N.; Cây trầu bà vàng Scindapsus aureus (Linden ex André) Engl.; Cây dền tía Amaranthus tricolor L.; Cây cỏ lá gừng Axonopus compressus (Sw.) Beauv.; Cây cỏ lông lợn Zoysia tenuifolia Trin., ... 3.7. Đề xuất giải pháp chính trồng cây xanh dọc các tuyến QL 3.7.1. Giải pháp tổng thể về quản lý cây xanh trên đường QL 3.7.1.1. Sự đa dạng và ổn định của quần thể cây trên đường Bên cạnh loài, sự đa dạng về quần thể còn phải xét theo độ tuổi. Sự đa dạng về tuổi được tạo ra từ hai nguồn: thể hiện trong kế hoạch trồng cây và thông qua thay thế cải tạo cây già cỗi. 3.7.1.2. Khoảng cách trồng cây trên đường Không có một qui định khoảng cách chung cho tất cả các loài. Tuy vậy, khi thiết lập kế hoạch tổng thể, cần thiết kế khoảng cách trồng cây cho từng đoàn đường với một sự xem xét dự đoán những tác động trong tương lai một cách thận trọng. 3.7.2. Giải pháp khoa học kỹ thuật Đến nay ở Việt Nam chưa có quy trình trồng và chăm sóc cây dẫn tới công tác trồng và chăm sóc cây rất tùy tiện. Những tuyến đường nào được phân cấp quản lý thì cây phát triển tốt, còn những tuyến đường nào không được phân cấp quản lý thì cây trồng phát triển lệch lạc, có thể chết cũng không được trồng thay thế, cây không được cắt tỉa, xử lý sâu bệnh. Nên cần chú ý đến các giai đoạn vườn ươm; Các kỹ thuật trồng cây (bứng cây, đào hố, trồng cây); Chăm sóc, bảo vệ và quản lý cây (chăm sóc cây mới trồng trong thời kỳ đầu, Cắt sửa tỉa cành cây, chặt hạ cây) và chú trọng tới công tác phòng và trừ sâu bệnh phá hại cây. 3.7.3. Giải pháp về cơ chế quản lý và chính sách 3.7.3.1. Cơ chế chính sách Quản lý Nhà nước về rừng và cây xanh còn do nhiều đơn vị, tổ chức cá nhân khác nhau quản lý. Chính vì vậy khó có thể tạo ra sự thống nhất trong việc phát triển và quản lý cây xanh trên đường QL. Vấn đề này cần sớm được khắc phục. Cần phải giao cho một cơ quan chuyên trách đảm nhận trọng trách công tác quản lý và phát triển cây xanh cho tuyến đường trong những năm tới. 3.7.3.2. Cơ chế quản lý Cần nhanh chóng phổ biến và đưa các văn bản quy phạm có liên quan vào thực tiễn; Công bố quy hoạch cây xanh của các địa phương. Song song với việc tuyên truyền bảo vệ cây xanh trên đường, các địa phương cần quy định mức phạt nghiêm khắc đối với những hành vi chặt phá, hủy hoại

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftt_xay_dung_co_so_khoa_hoc_moi_truong_cho_viec_quy_hoach_cay_xanh_tren_mot_so_tuyen_quoc_lo_vung_don.pdf
Tài liệu liên quan