Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện An Biên tỉnh Kiên Giang

Kết quả từ năm 2012 – 2016 trên địa bàn huyện đã tổ chức 22 cuộc

Thanh tra, kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối với chuyển dịch cơ

cấu kinh tế nông nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước ngành nông

nghiệp và PTNT thực hiện công tác kiểm tra giám sát theo kế hoạch

về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện, qua

đó phát hiện kịp thời nhưng sai lệch trong thực hiện chiến lược, cơ

chế chính sách, quy định về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi

điều chỉnh, kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện An Biên tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Ý nghĩa thực tế: Là tài liệu tham khảo hữu ích đối với cán bộ, công chức liên quan và có thể là tài liệu tham khảo cho học viên chuyên ngành Quản lý công. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được bố cục thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học của QLNN đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Chương 2: Thực trạng QLNN đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang CHƢƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QLNN ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 1.1. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và CDCCKTNN 1.1.1. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp khái niệm về cơ cấu kinh tế nông nghiệp, như sau: “Là tổng thể các mối quan hệ theo tỷ lệ về số lượng và chất lượng tương đối ổn định của các yếu tố kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất nông nghiệp 5 trong một khoảng thời gian và không gian nhất định”[41] 1.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Như vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là “Quá trình làm biến đổi cấu trúc và các mối quan hệ tương tác trong hệ thống sản xuất nông nghiệp theo những định hướng và mục tiêu nhất định”, nghĩa là đưa hệ thống SXNN từ một trạng thái nhất định (chậm phát triển) tới phát triển tối ưu để đạt được hiệu quả mong muốn cao hơn, thông qua sự điều khiển có ý thức của con người, trên cơ sở vận dụng hợp lý các quy luật khách quan. [41] 1.1.3 Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Thứ nhất, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nhằm bố trí lại cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên, thích ứng với tình hình ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Thứ hai, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tạo cơ sở cho việc thay đổi bộ mặt nông thôn nói chung và nông nghiệp nói riêng, xây dựng một nền nông nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá.Thứ ba, Nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn, góp phần giảm nghèo. Thứ tư, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nhằm tạo ra một nền sản xuất chuyên môn hoá, thâm canh tiên tiến, là điều kiện và nhu cầu để mở rộng thị trường. 1.1.4. Yêu cầu đối với chuyển dịch CCKTNN Một là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với tăng trưởng; Hai là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phát triển nông nghiệp bền vững; Ba là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải xuất phát từ tín hiệu của thị trường; Bốn là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn với hiệu quả kinh tế và xã hội; Năm là, chuyển dịch cơ cấu 6 kinh tế phải gắn với nền kinh tế mở và hội nhập quốc tế; Sáu là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn với công bằng xã hội; Bảy là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải kết hợp giữa truyền thống và hiện đại; Tám là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn mục đích tăng trưởng kinh tế với phân công lại lao động nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ ở khu vực này;Chín là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với quy hoạch, chiến lược và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, của vùng và của cả nước; Mười là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với công nghiệp hóa, đô thị hóa và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; 1.2. QLNN đối với chuyển dịch CCKTNN cấp Huyện 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm QLNN đối với chuyển dịch CCKT nông nghiệp Như vậy, có thể hiểu QLNN về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có thể hiểu là: “Là hoạt động mang tính quyền lực của cơ quan Nhà nước trong quản lý lĩnh vực nông nghiệp, tổ chức quá trình sản xuất và làm biến đổi cấu trúc và các mối quan hệ tương tác theo những định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp đặt ra” 1.2.2. Vai trò của QLNN đối với chuyển dịch CCKT nông nghiệp Thứ nhất, Nhà nước tạo lập môi trường và điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển. Thứ hai, Nhà nước định hướng phát triển nông nghiệp phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội trong nước, phù hợp với xu thế, điều kiện kinh tế khu vực và thế giới bằng những chủ trương, chính sách, pháp luật. Thứ ba, Nhà nước tổ chức và điều tiết sự phát triển của nông nghiệp. Thứ tư, Nhà nước thực 7 hiện chức năng kiểm tra các hoạt động liên quan đến nông nghiệp nhằm đảm bảo trật tự, kỷ cương, uốn nắn những hành vi trái pháp luật; 1.2.3. Nội dung QLNN về nông nghiệp của chính quyền cấp Huyện 1.2.3.1. Tổ chức và thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 1.2.3.2. Xây dựng và thực thi các chính sách đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Chính sách phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp; Các chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp; Chính sách quản lý đất đai trong nông nghiệp; Chính sách thương mại trong nông nghiệp; Chính sách tiền tệ và tài chính, đầu tư phát triển nông nghiệp. 1.2.3.3. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý của Nhà nƣớc đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Theo Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/03/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Nội vụ về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quy định Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 1.2.3.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát của Nhà nƣớc đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Kiểm tra, giám sát trong quản lý nhà nước về nông nghiệp là đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp theo 8 các đề án, chương trình, kế hoạch đã đề ra, đồng thời phát hiện những sai lệch để có biện pháp điều chỉnh. 1.2.3.5. Tuyên truyền, giáo dục về ý thức chấp hành pháp luật và quản lý nhà nƣớc trong nông nghiệp Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể trong huyện, nhất là các địa phương có sản xuất về nông nghiệp cần tiếp thu, quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và nhận thức về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp một cách nghiêm túc; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cơ chế chính sách pháp luật. 1.3. Một số nhân tố ảnh hƣởng đến QLNN đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cấp Huyện 1.3.1. Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên là nhân tố tác động mạnh mẽ đối với tất cả các hoạt động của sản xuất nông nghiệp. 1.3.2. Tác động của điều kiện kinh tế - xã hội Điều kiện kinh tế - xã hội cũng có tác động rất lớn tới một nền nông nghiệp nhất định. Đối với các quốc gia có nền kinh tế phát triển, các điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp hiện đại sẽ dễ dàng hơn. 1.3.3. Nhận thức của các chủ thể về quản lý, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Trong quản lý, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, yếu tố nhận thức và hành động của các chủ thể có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, sản xuất, kinh doanh nông sản. 9 1.3.4. Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra một sân chơi lớn với nhiều cơ hội, thuận lợi, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế đất nước, nhưng cũng có không ít thách thức, tác động xấu. 1.4. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong QLNN đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và bài học rút ra đối với Huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang 1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Tháp Đồng Tháp đã chú trọng khuyến khích nông dân đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, ưu tiên những vùng đất mới chuyển đổi bằng giảm thuế, miễn giảm thuỷ lợi phí để chuyển dần từ độc canh sản xuất lương thực sang kinh tế nông nghiệp hàng hóa đa canh, phù hợp với đặc điểm địa phương, từng vùng đất. Nhờ đó, phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã phát triển mạnh mẽ trong toàn tỉnh. 1.4.2 Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dƣơng Thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Bình dương chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tấng đáp ứng yêu cầu chuyền dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xác định rõ thế mạnh của các sản phẩm nông nghiệp, thực hiện các chính sách khuyên khích trong trồng trọt và chăn nuôi, dịch vụ, làng nghề,. Đồng thời chỉ đạo sát sao, kiểm tra thường xuyên nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và PTNT đã đạt được các mục tiêu đề ra 10 1.4.3. Kinh nghiệm của huyện Củ Chi TP.Hồ Chí Minh Huyện Củ Chi qua chuyển đổi đã có những bước phát triển nhảy vọt, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu tổng giá trị sản xuất tăng đáng kể và đời sống bà con nông dân được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt là sự chuyển dịch ở các vùng sản xuất lúa một vụ năng suất thấp đã đạt được những kết quả đáng kể, góp phần giải quyết xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Nhìn chung, mặc dù điều kiện sản xuất nông nghiệp huyện Củ Chi không thuận lợi, đất nông nghiệp ngoại thành giảm theo tiến trình đô thị hóa nhưng sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp ngoại thành vẫn giữ được mức tăng trưởng khá, đạt và vượt mục tiêu thành phố giao. Điều đó chứng tỏ chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của Huyện Củ Chi là đi đúng hướng và đạt được kết quả khả quan. 1.4.4. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam Để thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tránh được những nguy cơ và thách thức trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo đà tăng trưởng và phát triển trong tương lai, huyện Thăng Bình cần tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp về thị trường, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào quá trình sản xuất đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển; thực hiện công tác quy hoạch; phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là những hạ tầng chiến lược. 1.4.5. Bài học rút ra cho huyện An Biên Một là, cần nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông 11 nghiệp, trong đó phải dự báo sát thực tế về thị trường, nhu cầu vốn và nguồn lao động phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói chung, phát triển ngành nông nghiệp có lợi thế và tiềm năng nói riêng; Hai là, tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp mà trước hết là đầu tư phát triển cơ sở vật chất hạ tầng; có chính sách để giảm giá xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn. Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính liên quan đến các hoạt động đầu tư theo hướng đơn giản, minh bạch, “một cửa, một dấu”; Ba là, phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, gắn với đào tạo, chuyển giao khoa học kỹ thuật; Bốn là, làm tốt công tác tuyên truyền, thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ quy định hiện hành của Nhà nước; chủ động xây dựng chương trình công tác, phân công trách nhiệm cho từng đơn vị, cá nhân; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc quá trình thực hiện; đồng thời có sự điều chỉnh kịp thời từ các chính sách cấp quốc gia và cấp tỉnh, cấp huyện; Năm là, tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành liên quan ở các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở và nhân dân trong quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát sản xuất, kinh doanh nông nghiệp; Sáu là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá cần xây dựng dự án, kế hoạch cụ thể, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN BIÊN, TỈNH KIÊN GIANG 2.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của Huyện An Biên tác động đến QLNN đối với CDCCKTNN 12 2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Huyện An Biên nằm trong vùng U Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang, cách trung tâm Thành phố Rạch Giá 28 km về phía Nam, có tọa độ địa lý từ 9040’- 9058’ vĩ độ Bắc và từ 104057’-105013’ kinh độ Đông. Huyện An Biên thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc tính chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long, nóng ẩm quanh năm. 2.1.2 Điều kiện kinh tế - văn hóa xã hội An Biên thuộc vùng khí hậu khá ổn định, ít thiên tai, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Huyện nằm trong vùng U Minh Thượng, có tổng diện tích tự nhiên 40.029 ha, dân số năm 2014 có 125.196 người, mật độ dân số 313 người/km2, đơn vị hành chính gồm 8 xã và 1 thị trấn. Huyện có nhiều lợi thế phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nông nghiệp nông thôn nói riêng. “Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm đạt 13,37%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 216 là 32,211 triệu đồng/người/năm. 2.1.3 Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến quản lý nhà nƣớc đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện An Biên Vì nông nghiệp là ngành kinh tế sinh học nên quá trình phát triển của nó không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố khách quan mà cả các yếu tố chủ quan, không chỉ chịu sự chi phối bởi các yếu tố kinh tế mà còn chịu tác động mạnh mẽ bởi các yếu tố tự nhiên, sinh học của đối tượng sản xuất. 2.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa 13 bàn Huyện An Biên 2.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành 2.2.1.1 Chuyển dịch ngành sản xuất nông nghiệp (lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi): a. Đối với lĩnh vực Trồng trọt: So với năm 2012, sản lượng lúa năm 2016 của huyện giảm 120.632 tấn. Năm 2016, diện tích lúa cả năm là 32.116 ha, năng suất 4.28 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 137.592 tấn. Diện tích, năng xuất và sản lượng lúa đều giảm, do năm 2015 – 2016 ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mặn xâm nhập sâu vào nội đồng đã làm ảnh hưởng và thiệt hại nghiêm trọng trên địa bàn huyện, huyện đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, điều chỉnh từ lúa 02 vụ sang mô hình tôm – lúa nên diện tích đất trồng lúa ngày một giảm. Năm 2012: 45.877 ha, đến năm 2016: 32.116ha. b. Đối với lĩnh vực chăn nuôi. Tổng đàn trâu, heo gà vịt có xu hướng giảm dần, năm 2012 trâu 174 con, heo 22.165 con, gà vịt 317.277 con, đến năm 2016 trâu chỉ còn 90 con, heo còn 20.127 con và gà vịt chỉ còn 189.051 con. 2.2.1.2. Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản phát triển tăng lên hàng năm, đặc biệt là diện tích nuôi tôm là đối tượng có giá trị kinh tế cao, thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đúng hướng. Năm 2016, diện tích nuôi trồng thuỷ sản của huyện là 20.008 ha, tăng so với năm 2012 là 6.102 ha. Diện tích nuôi tôm 15.604 ha, tăng so với năm 2012 là 5.887 ha, sản lượng tôm nuôi năm 2016 tăng hơn so với năm 2012 là 3.687 ha. 14 2.2.1.3. Thực trạng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Giống cây trồng, vật nuôi; kỹ thuật canh tác và nuôi trồng; Cơ giới hóa nông nghiệp; Mô hình tổ chức và quản lý sản xuất luôn được quan tâm 2.3. Đánh giá thực trạng QLNN đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang 2.3.1. Tổ chức và thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và CDCCKT nông nghiệp trên địa bàn huyện Công tác tổ chức và thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện mặc dù được triển khai chặt chẽ và được hoàn thiện qua từng năm nhưng hiệu quả vẫn chưa cao, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn như: ảnh hưởng của tình hình biến đổi khí hậu, mặn xâm nhập, không thể lường trước, vẫn còn tình trạng người dân tự ý chuyển đổi cây trồng vật nuôi mà không làm đúng quy trình, nuôi tôm tự phát tranh chấp giữa nuôi tôm với trồng lúa xảy ra ở một vài nơi, quản lý còn thiếu kiểm tra đôn đốc 2.3.2. Xây dựng và thực thi các chính sách đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại Huyện An Biên Thông qua nhiều chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, Nhà nước ta đã thể hiện được vai trò quản lý nông nghiệp của mình trên cả ba phương diện: định hướng sự phát triển, phân bổ nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong nông nghiệp và điều tiết sự phát triển của nông nghiệp. 15 Với các chính sách tác động của quản lý của nhà nước tại huyện An Biên thì cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện chuyển dịch đúng hướng 2.3.3. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý của Nhà nƣớc đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Bộ máy quản lý nhà nước về nông nghiệp nông thôn trong đó có hoạt động chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được thống nhất quản lý từ trung ương đến địa phương. Hệ thống QLNN về nông nghiệp và PTNT cấp huyện bao gồm Phòng nông nghiệp và các cơ quan QLNN chuyên ngành như: Trạm Trồng trọt và BVTV, Trạm Chăn nuôi và Thú y, Trạm khuyến nông. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện gồm 07 biên chế, trong đó 01 Trưởng phòng, 02 Phó Trưởng phòng và 04 cán bộ công chức. Trưởng phòng: Lãnh đạo và điều hành chung hoạt động của đơn vị theo Quyết định của UBND huyện về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện. Quản lý và điều hành hoạt động của ngành theo chế độ thủ trưởng chịu trách nhiệm chung trước Chủ tịch UBND huyện và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh về toàn bộ hoạt động của ngành theo quy định của pháp luật Phó trƣởng phòng (chuyên môn thủy sản): Phụ trách lĩnh vực: chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm, thủy sản, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; dịch vụ hậu cần nghề cá tại địa 16 phương; CDCCKTNN; bãi bồi ven biển; thẩm định, đăng ký, đăng kiểm tàu cá; chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ... Phó trƣởng phòng (chuyên môn trồng trọt): Phụ trách lĩnh vực: trồng trọt, giống cây trồng, phòng trừ dịch hại trên cây trồng, thuốc BVTV; CDCCKTNN; Phối hợp với các cơ quan liên quan chuyên môn cấp trên thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra; xây dựng xã Nông thôn mới; phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hộ, trang trại; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; trồng cây phân tán... Công chức: chuyên môn Trồng trọt: Phụ trách lĩnh vực trồng trọt, giống; BVTV; phát triển sản xuất nông nghiệp; CDCCKTNN; lâm nghiệp trên địa bàn huyện; cải tạo vườn tạp... Công chức: Chăn nuôi thú y: Phụ trách lĩnh vực chăn nuôi – thú y; quản lý, phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thuỷ sản; vệ sinh an toàn thực phẩm; công tác tiêm phòng, vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường; giết mổ, vận chuyển gia súc, gia cầm, giống thuỷ sản trên địa bàn huyện; phòng chống thiên tai tìm kiếm cưu nạn. Công chức Chuyên môn Thủy sản: Phụ trách lĩnh vực: thủy sản; thủy lợi, cống đập, trạm bơm, đê điều;đăng ký, đăng kiểm tàu cá Công chức Chuyên môn Phát triển nông thôn: Phụ trách lĩnh vực phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hộ, trang trại; xây dựng Nông thôn mới; đào tạo nghề lao động nông thôn... Ngoài những nhiệm vụ được giao trên, khi có công việc phát sinh Ban lãnh đạo phòng sẽ phân công nhiệm vụ cụ thể. 2.3.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát của Nhà nƣớc đối với 17 chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Kết quả từ năm 2012 – 2016 trên địa bàn huyện đã tổ chức 22 cuộc Thanh tra, kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước ngành nông nghiệp và PTNT thực hiện công tác kiểm tra giám sát theo kế hoạch về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện, qua đó phát hiện kịp thời nhưng sai lệch trong thực hiện chiến lược, cơ chế chính sách, quy định về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi điều chỉnh, kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết. 2.3.5. Tuyên truyền, giáo dục về ý thức chấp hành pháp luật và quản lý nhà nƣớc trong nông nghiệp Huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo tổ chức quán triệt, tuyên truyền chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tới các cấp lãnh đạo huyện xã, nhân dân , bằng nhiều hình thức, cách tổ chức tuyên truyền hướng dẫn nông dân thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tới từng nông hộ, biến nghị quyết, chính sách thành ý chí của toàn dân 2.4. Đánh giá chung về QLNN đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang 2.4.1. Kết quả đạt đƣợc Thứ nhất, Sự tác động của Nhà nước ta đối với nông nghiệp, nông thôn từ khi tiến hành đổi mới đến nay ngày càng có hiệu quả rõ rệt. Thứ hai, Có sự lãnh đạo chặt chẽ của huyện ủy và UBND huyện, sự chỉ đạo và kiểm tra đôn đốc kịp thời của ngành chức năng và lãnh 18 đạo các địa phương. Thứ ba, Công tác Khuyến nông – Khuyến ngư, BVTV được tập trung quan tâm chỉ đạo tốt hơn, lực lượng cán bộ kỹ thuật các trạm đã chủ động triển khai thực hiện công tác tập huấn, hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên lúa cho nông dân. Thứ tư, Có sự phối hợp khá đồng bộ giữa Phòng Nông nghiệp, các trạm Khuyến nông, Chăn nuôi & thú y, Trồng trọt & BVTV và UBND các xã, thị trấn trong chỉ đạo thực hiện các hoạt động phục vụ cho yêu cầu sản xuất. 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.4.2.1 Hạn chế Một là, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành liên quan tới nông nghiệp còn thiếu kịp thời, chặt chẽ; hệ thống QLNN lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT từ cấp tỉnh tới cấp xã còn nhiều hạn chế, do thông tin thiếu, năng lực cán bộ yếu, thiếu kinh phí,Hai là, việc bố trí nguồn vốn đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của SXNN, chưa tương xứng với sự đóng góp và tiềm năng phát triển của ngành nông nghiệp; việc nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phát triển nông nghiệp còn hạn chế. Ba là, năng lực của công chức, viên chức tại nhiều cơ quan, đơn vị QLNN còn yếu, thiếu kinh nghiệm tham mưu quản lý; Bốn là, công tác xây dựng văn bản pháp luật, chương trình, đề án, tiêu chuẩn, quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về QLNN ngành Nông nghiệp và PTNT còn chậm, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng theo yêu cầu phát triển nông nghiệp; Năm là, vai trò “Nhạc trưởng” của Nhà nước chưa phát huy hiệu quả, việc xây dựng cơ chế, chính sách triển khai trên thực tiễn còn hạn chế, vướng mắc; dẫn tới việc quản lý, tổ chức gắn kết các “Nhà” liên kết trong SXNN và tiêu thụ sản phẩm nông sản còn nhiều bất cập. 19 2.4.2.2 Nguyên nhân những tồn tại hạn chế Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, Biến đổi khí hậu bất thường, thiên tai ngày càng khắc nghiệt, mức độ ảnh hưởng lớn tác động mạnh đến quá trình thực hiện CDCCKTNN; Thứ hai, Sự chuyển biến về nhận thức còn chưa theo kịp thực tiễn, thậm chí còn lúng túng trong CDCCKTNN; Thứ ba, nguồn vốn đầu tư còn hạn chế;Thứ tư, Giá cả những nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệpcó nhiều biến động. Nguyên nhân chủ quan Một là, Nông nghiệp An Biên chưa có được một chiến lược lâu dài phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội của huyện để có thể nâng cao vị thế của ngành trong phát triển kinh tế - xã hội, cũng như nâng cao giá trị sản xuất, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phép. Hai là, Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, sự quản lý điều hành của một số chính quyền cơ sở chưa quyết liệt, thiếu chủ động và linh hoạt. Ba là, Một số chính sách chưa phù hợp với thực tế như. Bốn là, Công tác đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện ở một số cơ quan, địa phương chưa thường xuyên;.Năm là, Nhận thức của một bộ phận cán bộ ở một số xã, ban, ngành và địa phương về việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nội dung quản lý nhà nước về nông nghiệp chưa đầy đủ dẫn đến thiếu sự quan tâm chỉ đạo mạnh mẽ và còn lúng túng. Sáu là, Một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn thiếu đồng bộ. Bảy là, Chưa huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp cũng như chưa tìm ra được giải pháp phù hợp, tích cực nhằm khai thác những thế mạnh trong nông nghiệp của địa phương. Tám là, Điều kiện về cơ sở vật chất hạ tầng và kỹ thuật 20 cho quản lý nhà nước về nông nghiệp ở An Biên còn thiếu đồng bộ. CHƢƠNG 3 ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN BIÊN, TỈNH KIÊN GIANG 3.1. Định hƣớng hoàn thiện QLNN đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Huyện An Biên 3.1.1. Cơ hội và thách thức đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện An Biên thời gian tới 3.1.1.1. Những cơ hội là những tác động từ bên ngoài vào Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến phát triển nông nghiệp và khẳng định đây là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3.1.1.2. Những thách thức Tác động tiềm ẩn của biến đổi khí hậu đang trở thành một vấn đề rất đáng quan ngại, đe dọa sự phát triển nông nghiệp trên phạm vi cả nước. 3.1.2. Phƣơng hƣớng chủ yếu hoàn thiện quản lý nhà nƣớc trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện An Biên Thứ nhất, tăng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_chuyen_dich_co_cau.pdf
Tài liệu liên quan